Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện ân thi, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.85 KB, 90 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI
KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
***

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ÂN THI, TỈNH HƯNG YÊN

Giảng viên hướng dẫn
Họ và tên sinh viên
Lớp tín chỉ
Lớp niên chế

Hà Nội 2019

:
:
:
:

Th.S Đào Phương Hiền
Lê Thị Hồng Ngân
D11QL14
D11QL02


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài: “Đào tạo, bồi
dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên” là


kết quả nghiên cứu của riêng em. Các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo là
trung thực và chưa được công bố trong các kết quả nghiên cứu khác. Nội
dung bài báo cáo có tham khảo và sử dụng các tài liệu, các trang web theo
danh mục tài liệu tham khảo. Nếu không đúng như đã nêu trên, em xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình.
Sinh viên thực hiện

LÊ THỊ HỒNG NGÂN


LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và thực hiện đề tài báo cáo tốt nghiệp, đến
nay em đã hoàn thành bài báo cáo chuyên ngành với đề tài: “Đào tạo, bồi
dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên”
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Đào Phương Hiền người đã định hướng, chỉ bảo và hết lòng tận tụy, dìu dắt em trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Em xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Ân Thi, phòng Nội vụ
huyện đã tạo điều kiện về thời gian, đồng ý cho em được thực tập, đồng
thời cung cấp những dữ liệu cần thiết để em hoàn thành báo cáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ân Thi, ngày 22 tháng 2 năm
2019
Người cảm ơn

LÊ THỊ HỒNG NGÂN


MỤC LỤC


4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
UBND: Ủy ban nhân dân
HĐND: Hội đồng nhân dân
GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo
THCS: Trung học cơ sở
KHCN&TNMT: Khoa học công nghệ và tài nguyên môi trường
QĐ: Quyết định
PCLB: Phòng chống bão lụt
BTC: Bộ Tài chính
BNV: Bộ Nội vụ
CP: Chính phủ
TCVN: Tổ chức Việt Nam
TT: Thông tư
TTLT: Thông tư liên tịch
VTLTNN: Văn thư lưu trữ nhà nước
Phòng LĐTB&XH: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội
Phòng TN&MT: Phòng Tài nguyên và Môi trường
VH, TT & DL: Văn hóa, thể thao và du lịch
PTNT: Phát triển nông thôn
VB: Văn bản

5


DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

Hình 4.1: Sơ đồ phân cấp tổ chức hành chính ở Việt Nam


6


LỜI MỞ ĐẦU
Huyện Ân Thi là huyện nông nghiệp và là huyện lớn của tỉnh Hưng
Yên, tổng diện tích tự nhiên 12.498 ha, dân số 131.904 người, với 128
thôn, ấp, khu phố trực thuộc 21 xã, thị trấn. Giao thông có quốc lộ 38 và
tỉnh lộ 200 chạy qua.
Huyện đang trên đà phát triển, cùng với cải cách, đổi mới về kinh tế
xã hội, hoạt động của bộ máy hành chính của huyện Ân Thi có nhiều đổi
mới để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo tổ chức điều hành thống nhất từ Trung
ương đến các cấp cơ sở. Tuy nhiên, bên cạnh đó bộ máy hành chính nói
chung và bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương nói riêng, hiện nay
còn một số bất cập, tồn tại như: bộ máy cồng kềnh, chồng chép, sự phân
công, phân cấp chưa rõ ràng, sự phối hợp giữa các đơn vị với nhau chưa
thật chặt chẽ, còn xảy ra lãng phí, kém hiệu quả, năng lực trình độ của một
bộ phận công chức chưa đáp ứng được yêu cầu mới của nhà nước.
Với mục tiêu nắm bắt những vấn đề về quản lý nhà nước trong thực
tế, giúp nâng cao khả năng vận dụng những kiến thức đã được học tại Đại
học Lao động – Xã hội vào thực tiễn đơn vị thực tập, vì vậy tôi chọn đề tài
“Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Ân Thi, tỉnh
Hưng Yên” làm đề tài thực tập cuối khóa.
Nội dung chính của bài báo cáo gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về Ủy ban Nhân dân huyện Ân Thi
Chương 2: Tổ chức bộ máy chuyên trách công tác Quản trị nhân lực
Chương 3: Nội dung của Quản trị nhân lực tại phòng Nội vụ huyện
Ân Thi
Chương 4: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện

Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
7


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN ÂN THI
1.1.

Thông tin chung về Ủy ban Nhân dân huyện Ân Thi
Tên: Ủy ban Nhân dân huyện Ân Thi.
Địa điểm: Đường 3/2, Thị trấn Ân Thi, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng

Yên.
Ủy ban Nhân dân thuộc huyện Ân Thi, huyện nằm ở phía Đông của
tỉnh Hưng Yên; phía Đông Nam giáp huyện Phù Cừ, phía Nam giáp huyện
Tiên Lữ, phía Tây, Tây Nam giáp huyện Kim Động, phía Tây Bắc giáp
huyện Khoái Châu, phía Bắc giáp huyện yên Mỹ, Mỹ Hào, phía Đông giáp
huyện Thanh Miện của tỉnh Hải Dương. Huyện có 21 đơn vị hành chính
gồm 20 xã và 1 thị trấn. (xem thêm bản đồ hành chính huyện Ân Thi tại
phụ lục 1).
1.2.
Tổ chức bộ máy của Ủy ban Nhân dân huyện Ân Thi
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của UBND huyện Ân Thi
1.2.1.1. Chức năng của UBND huyện

UBND huyện Ân Thi là cơ quan chấp hành của Hội đồng Nhân dân
huyện là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở địa phương, về kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, dự toán và quyết toán ngân sách cũ như chủ
trương, biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội & an ninh chính trị, quốc
phòng của huyện đều được HĐND thông qua và chỉ có thể được thực hiện

thông qua UBND huyện.
UBND huyện là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thực
hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước là chủ yếu và mang tính toàn
diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh –
quốc phòng.

8


Do đó, UBND huyện có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong việc
thực hiện, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
cũng như việc đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội ở địa phương.
1.2.1.2. Nhiệm vụ của UBND huyện

Trong lĩnh vực kinh tế: xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
hàng năm trình HĐND huyện thông qua để trình UBND tỉnh phê duyệt; lập
dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện; tổ chức thực hiện ngân
sách địa phương hướng dẫn, kiểm tra UBND xã, thị trấn xây dựng thực
hiện ngân sách và kiểm tra Nghị quyết của HĐND xã, thị trấn về thực hiện
ngân sách địa phương.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và đất đai: xây
dựng trình HĐND huyện thông qua các chương trình khuyến khích phát
triển nông nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương; chỉ đạo UBND xã, thị trấn
thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp;
thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, thu hồi đất với các cá nhân và
hộ gia đình; xét, duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của UBND xã,
thị trấn.
Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: xây dựng và phát
triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở các xã, thị trấn;
tổ chức thực hiện xây dựng các làng nghề truyền thống, sản xuất các sản

phẩm có giá trị tiêu thụ và xuất khẩu, phát hiện cơ sở chế biến nông sản,
các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh.
Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ: tổ
chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xây dựng
thị trấn, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện; quản lý, khai thác sử
dụng các công trình giao thông; quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh
doanh vật liệu xây dựng theo phân cấp ủy quyền của UBND tỉnh; xây dựng
mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm tra việc chấp hành quy
9


định của nhà nước; kiểm tra việc thực hiện các quy trình về an toàn vệ sinh
trong hoạt động thương mai, dịch vụ, du lịch.
Trong lĩnh vực y tế, giáo dục,văn hóa, xã hội, thông tin văn hóa: xây
dựng các chương trình đề án phát triển văn hóa, giáo dục, thông tin thể dục,
thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện khi cấp
trên phê duyệt; tổ chức, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật
về phổ cập giáo dục quản lý các trường tiểu học, THCS, trường dạy nghề,
tổ chức các trường Mầm non, chỉ đạo việc xóa mù chữ, các quy định, tiêu
chuẩn giáo viên quy chế thi cử; thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế
quản lý các trung tâm y tế chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ và chăm sóc
người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, chăm sóc bà
mẹ, trẻ em, thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
Trong lĩnh vực KHCN & TNMT: thực hiện biện pháp ứng dụng tiến
bộ khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân; tổ chức
thực hiện bảo vệ môi trường, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai,
bão lụt.
Trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng và trật tự xã hội: tổ chức phong
trào quần chúng, tham gia xây dựng lực lượng vũ trang nhan dân; tổ chức
đăng ký khám tuyển nghĩa vụ quân sự, quyết định việc nhập ngũ, giao

quân, việc hoãn, việc miễn thi hành nghĩa vụ quân sự; tổ chức thực hiện
nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội, xây dựng lực lượng công an
nhân dân vững mạnh, bảo vệ bí mật Nhà nước; chỉ đạo việc kiểm tra các
quy định của pháp luật về quản lý hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại; chính
sách dân tộc, chính sách tôn giáo; tuyên truyền giáo dục, phổ biến chính
sách, pháp luật về dân tộc và tôn giáo; chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện
các chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng.
Trong lĩnh vực pháp luật: chỉ đạo tổ chức công tác tuyên truyền, giáo
dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành hiến pháp, pháp luật; tổ chức thực
10


hiện và chỉ đạo UBND xã, thị trấn thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản
của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xây dựng nghề nghiệp; chỉ
đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn.
Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền và quản lý địa chính: tổ chức
thực hiện bầu cử Quốc hội, đại biểu HĐND theo quy định của pháp luật;
quy định tổ chức bộ máy, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của cơ quan
chuyên môn; quản lý các tổ chức biên chế lao động, tiền lương, tiền công
theo phân cấp; quản lý hồ sơ mốc, chỉ giới bản đồ thế giới.
1.2.2. Sơ đồ cấu trúc bộ máy

Sơ đồ cấu trúc bộ máy Ủy ban nhân dân huyện Ân Thi được vẽ theo
sơ đồ cơ cấu trực tuyến - một mô hình tổ chức quản lý, trong đó Chủ tịch
và Phó Chủ tịch ra quyết định và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới và
ngược lại, mỗi người cấp dưới chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm
trước một người lãnh đạo trực tiếp cấp trên. Đặc điểm cơ bản của loại hình
này là: Mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức bộ máy được thực
hiện theo trực tuyến. Người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh từ một người
phụ trách trực tiếp. Là một mắt xích trong dây chuyền chỉ huy, mỗi lãnh

đạo với quyền hạn trực tuyến có quyền ra quyết định cho cấp dưới trực tiếp
và nhận sự báo cáo của họ .
Cơ cấu trực tuyến có ưu điểm là tạo thuận lợi cho việc áp dụng chế
độ thủ trưởng, tập trung, thống nhất, làm cho tổ chức nhanh nhạy linh hoạt
với sự thay đổi của môi trường. Mặt khác, người lãnh đạo phải có kiến thức
toàn diện để chỉ đạo tất cả các bộ phận quản lý chuyên môn.những người
chịu sự lãnh đạo rất dễ thực hiện mệnh lệnh vì có sự thống nhất trong mệnh
lệnh phát ra. Do đó, cơ cấu này thường được áp dụng cho các đơn vị có quy
mô nhỏ và việc quản lý không quá phức tạp chẳng hạn như Ủy ban nhân
dân huyện Ân Thi.

11


CHỦ TỊCH UBND HUYỆN

PHÓ CHỦ TỊCH
THƯỜNG TRỰC

PHÓ CHỦ TỊCH
KINH TẾ

CÁC ỦY VIÊN ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN

VĂN PHÒNG HĐND & UBND
PHÒNG NỘI VỤ

PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

PHÒNG


TƯ PHÁP

PHÒNG Y TẾ
PHÒNG KINH TẾ HẠ TẦNG

PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH

PHÒNG
LĐTB&XH
(Nguồn:
Phòng
Nội Vụ.)

PHÒNG
GD & ĐT
1.2.3. Hệ thống vị trí việc làm
PHÒNG THANH TRA
PHÒNG
TN & MT
1.2.3.1. Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành: 10

vị trí
PHÒNG VĂN HÓA & THÔNG TIN

Thường trực HĐND, lãnh

Vị trí cấp trưởng

Vị trí cấp phó đơn


đạo UBND huyện: 03 vị

đơn vị: 03 vị trí

vị: 04 vị trí

trí
-Chủ tịch UBND huyện

-Trưởng phòng

-Phó Trưởng Ban

-Phó Chủ tịch HĐND huyện -Chánh Văn phòng HĐND huyện
-Phó Chủ tịch UBND huyện -Chánh Thanh tra

-Phó Chánh Văn
phòng
12


-Phó Trưởng phòng

Vị trí việc làm gắn với công việc chuyên môn nghiệp vụ: 51 vị trí

1.2.3.2.
-

Quản lý tổ chức – biên chế


-

xã hội
Quản lý đội ngũ cán bộ

-

công chức viên chức
Quản lý công tác chính

-

Kiểm soát văn bản và thủ

-

tục hành chính
Phổ biến và theo dõi thi

-

hành pháp luật
Quản lý tài chính – ngân

-

sách
Quản lý kế hoạch và đầu tư
Quản lý kinh tế tập thể và


-

tư nhân
Quản lý đất đai
Quản lý tài nguyên nước,

-

khoáng sản
Quản lý môi trường
Quản lý về trồng trọt (Bảo

quyền địa phương và công
-

tác thanh niên
Quản lý công tác tôn giáo
Quản lý văn thư – lưu trữ
Quản lý thi đua – khen

-

thưởng
Cải cách hành chính
Trợ giúp pháp lý và hòa giải

-

cơ sở

Hành chính tư pháp

vệ thực vật)

13


-

Quản lý về chăn nuôi
Quản lý về thủy lợi
Quản lý về an toàn nông

-

sản, lâm sản, thủy sản
Quản lý về khoa học công

-

nghệ
Theo dõi xây dựng nông

-

thôn mới
Quản lý giao thông vận tải
Quản lý xây dựng
Quản lý công nghiệp, tiểu


-

thủ công nghiệp
Quản lý thương mại
Bảo vệ và chăm sóc trẻ em
Theo dõi bình đẳng giới và

-

giảm nghèo bền vững
Phòng, chống tệ nạn xã hội
Quản lý về lao động, việc

-

làm và dạy nghề
Thực hiện chính sách người

-

có công
Tiền lương và bảo hiểm
Quản lý văn hóa thông tin

-

cơ sở
Quản lý văn hóa và gia đình
Quản lý thể dực, thể thao và


-

du lịch
Quản lý thông tin – truyền

-

thông
Quản lý giáo dục trung học

-

cơ sở
Quản lý giáo dục tiểu học
Quản lý giáo dục mầm non
Quản lý kế hoạch và cơ sở
vật chất giáo dục

Theo dõi phổ cập, giáo dục

-

thường xuyên và hướng
-

nghiệp
Quản lý nghiệp vụ y tế
Quản lý dược và mỹ phẩm
Quản lý vệ sinh an toàn


-

thực phẩm
Quản lý y tế cơ sở và y tế

-

dự phòng
Quản lý dân số, kế hoạch

-

hóa gia đình
Quản lý bảo hiểm y tế
Thanh tra giải quyết khiếu

-

nại, tố cáo
Tiếp công dân

1.2.3.3.

Vị trí việc làm gắn với
công việc hỗ trợ, phục
vụ: 12 vị trí


-


Hành chính tổng hợp
Chuyên trách giúp HĐND
huyện

-

Hành chính 1 cửa
Công nghệ thông tin

Kế toán


-

Thủ quỹ
Văn thư
Lưu trữ
Nhân viên kỹ thuật
Lái xe
Phục vụ
Bảo vệ cơ quan

16


1.2.4. Cơ chế hoạt động của UBND huyện

Cơ chế hoạt động của cơ quan, đơn vị: Theo phân cấp, ủy quyền và
theo quy định Pháp luật. Tổ chức của UBND làm việc theo chế độ lãnh đạo
tập thể và có phân công cá nhân chịu trách nhiệm.

Chủ tịch UBND huyện là người đứng đầu cơ quan huyện, có trách
nhiệm lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, thực hiện phần việc
được phân công, phân công công việc cho các thành viên của UBND; phụ
trách công tác tổ chức bộ máy cán bộ, nội chính, công tác quy hoạch, thi
đua khen thưởng, chỉ đạo và quản lý các thành viên UBND, thủ trưởng các
phòng, ban, ngành thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước và Chủ tịch UBND các
xã, thị trấn; chịu trách nhiệm về hoạt động của UBND trước HĐND huyện
và trước cơ quan nhà nước cấp trên. Chủ tịch UBND thay mặt UBND giữ
mối quan hệ với các cơ quan của Đảng, các đoàn thể quần chúng, HĐND,
Viện kiểm sát nhân dân. Tòa án nhân dân theo quy định để đảm bảo sự lãnh
đạo của Huyện ủy, quyền làm chủ của nhân dân, quyền lực Nhà nước ở địa
phương, tôn trọng và chấp hành pháp luật, thực hiện các chủ trương chính
sách ở địa phương.
Các phó chủ tịch là người giúp Chủ tịch trực tiếp công việc thuộc
lĩnh vực công tác được Chủ tịch phân công. Phó chủ tịch có trách nhiệm
chỉ đạo các ngành, UBND xã, thị trấn thực hiện công tác thuộc lĩnh vực
được phân công phụ trách, trình bày trực tiếp hoặc bảo vệ phương án trước
UBND hoặc Chủ tịch xem xét quyết định Phó chủ tịch được ủy nhiệm thay
mặt Chủ tịch vắng mặt, tiếp chỉ đạo một số công việc được ủy quyền và chỉ
đạo hoạt động văn phòng UBND huyện. Khi giải quyết công việc có liên

17


quan đến công việc thuộc phó Chủ tịch khác phụ trách thì phối hợp bàn bạc
thống nhất, trường hợp chưa thống nhất thì báo cáo với Chủ tịch, khi giải
quyết công việc cần nói rõ ý kiến và trách nhiệm thuộc chủ trương của
tập thể, hay thuộc phạm vi mình phụ trách, trường hợp có ý kiến khác cũng
phải nói rõ.
Các ủy viên UBND chịu trách nhiệm cá nhân về phần việc được

phân công trước HĐND – UBND và các thành viên khác chịu trách nhiệm
tập thể về hoạt động của UBND trước HĐND cùng cấp và cơ quan Nhà
nước cấp trên.
1.3.

Nguồn nhân lực trong UBND huyện Ân Thi
Nhân lực trong UBND, trước hết là đội ngũ cán bộ, công chức, viên

chức - là sản phẩm, cũng đồng thời là chủ thể của nền hành chính nhà
nước. Mọi yếu tố của nền hành chính nhà nước, tác động đến mọi mặt đời
sống xã hội, đến quyền và lợi ích của công dân, tổ chức, cộng đồng, như:
thể chế, cơ cấu tổ chức, tài chính công và tiến trình quản lý đều do đội ngũ
cán bộ, công chức nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện. Trong những
năm qua, UBND huyện Ân Thi đã xây dựng một đội ngũ có trình độ, gắn
bó với công việc.
1.3.1. Số lượng công chức, viên chức theo độ tuổi
Bảng 1.1. Số lượng công chức, viên chức theo độ tuổi
(ĐVT : Người)
Độ tuổi

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

< 30 tuổi

8


13

16

Từ 30 đến < 50 tuổi

73

72

70

Từ 50 đến 60 tuổi

8

14

13

Tổng

89

99
99
(Nguồn: Phòng Nội vụ)

Nhận xét:
18



Qua bảng 1.1, ta thấy rằng UBND huyện Ân Thi có tổng lực lượng
lao động giữ ở mức khá ổn định trong giai đoạn 2016- 2018.
Chiếm số lượng lớn nhất vẫn là lao động trong độ tuổi trung niên từ
30 đến < 50 tuổi và có sự giảm nhẹ, không đáng kể số lao động trong 3
năm qua, chỉ giảm 3 biên chế.
Trong khi lớp lao động trẻ trong độ tuổi dưới 30 tăng 8 người (do
năm 2017 và 2018, huyện có tổ chức thi tuyển công chức, viên chức).
Từ 50 đến 60 tuổi: 2016-2017 tăng 6 người (từ 8 người lên 14
người), 2017-2018 giảm 1 người (14 giảm xuống 13 người), do đến tuổi
nghỉ hưu.
Với tiêu chí duy trì sự ổn định về số lượng biên chế công chức, viên
chức trong những năm qua, UBND huyện tuyển dụng thêm khá ít, trọng
dụng những người có khả năng làm việc, có kinh nghiệm và tay nghề.
Nhưng không vì thế mà thiếu đi những cán bộ, công chức, viên chức lớn
tuổi bởi vì họ là những người có kinh nghiệm làm việc dày dặn, thường giữ
các chức vụ quản lý quan trọng.
1.3.2. Cơ cấu công chức, viên chức theo giới tính
Bảng 1.2. Cơ cấu công chức, viên chức theo giới tính
Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Số lượng

Tỉ lệ


Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

(người)

(%)

(người)

(%)

(người)

(%)

Nam

58

65,17

69

69,7


65

65,66

Nữ

31

34,83

30

30,3

34

34,34

Tổng

89

100

99

100

99


100

Chỉ tiêu

(Nguồn: Phòng Nội vụ)

19


Nhận xét:
Từ bảng 1.2 với các số liệu ở trên ta thấy trong giai đoạn 2016-2018
tỷ lệ giữa công chức, viên chức 2 giới có sự biến động nhẹ và mức chênh
lệch về số lượng khá rõ ràng. Cụ thể tỉ lệ nam tăng 4,53% trong năm 2017
(69,7%) so với năm 2016 (65,17%) và đến năm 2018 lại giảm 4,04% so với
năm 2017; tỉ lệ nữ năm 2017 giảm 4,53% so với năm 2016 và đến năm
2018 (34,34%) tăng hơn năm 2017 ở mức 4,04%.
Số công chức, viên chức nam thường cao hơn số công chức, viên
chức nữ trung bình gấp khoảng 2 lần. Nguyên nhân có thể do UBND là cơ
quan hành chính nhà nước, các công việc liên quan phần nhiều đến chính
trị, quản lý nhà nước, cán bộ nữ là vừa phải thực hiện thiên chức người mẹ,
người vợ trong gia đình, vừa tham gia vào quá trình công tác, họ phải tốn
sức lực, thời gian nhiều hơn nam giới. Thực tế nhiều phụ nữ lựa chọn gia
đình mà ít phấn đấu cho sự nghiệp, công danh cho nên số lượng nam tham
gia vào công việc này sẽ nhiều hơn.
1.3.3. Cơ cấu công chức, viên chức theo trình độ
Bảng 1.3. Cơ cấu công chức, viên chức theo trình độ

Chỉ tiêu

Năm 2016


Năm 2017

Năm 2018

Số

Số

Số

lượng
(người)

Đại học

76

Cao đẳng

2

Trung cấp

(%)

(người)

Tỉ lệ
(%)


10

10,1

82

82,83

85

85,86

2,25

2

2,02

2

2,02

2

2,25

2

2,02


1

1,01

Còn lại

3

3,37

3

3,03

1

1,01

Lý luận

Cao cấp

17

19,1

28

28,28


23

23,23

chính trị

Cử nhân

1

1,01

22

22,22

Trung cấp

19

6,74

(người)

lượng

10,1

môn


6

(%)

lượng

Tỉ lệ

10

Chuyên

Thạc sĩ

Tỉ lệ

85,3
9

21,3

29

29,29

20


4


Tin học
Ngoại ngữ

Sơ cấp

6

Chứng chỉ

52

Anh văn
(chứng chỉ)

52

6,74
58,4
3
58,4
3

1
56
61

1,01
56,5
7

61,62

6

6,06

63

63,64

66

66,67

(Nguồn: Phòng Nội vụ)
Nhận xét:
Qua bảng 1.3 ta thấy được phần lớn công chức, viên chức huyện đều
có trình độ chuyên môn cao, ví dụ như năm 2018, số người có trình độ đại
học chiếm 85,86% tổng số CCVC, trình độ thạc sĩ là 10,1; trình độ cao
đẳng, trung cấp và số còn lại chiếm tỉ lệ rất thấp.
Trình độ lý luận chính trị chủ yếu là lý luận cao cấp và trung cấp lý
luận. Năm 2016, có 17 người đạt trình độ lý luận cao cấp tương đương với
tỉ lệ 19,1% đến năm 2017 là 28,28% (tăng 9,18%), năm 2018 tỉ lệ này còn
23,23% tức là giảm 5,05% so với năm 2017. Nguyên nhân có thể do một
bộ phận cán bộ về hưu hoặc chuyển công tác.
Hơn nửa số công chức, viên chức huyện đều đã có chứng chỉ tin học,
ngoại ngữ (Anh văn) và con số này vẫn đang tiếp tục tăng qua các năm.
Giai đoạn năm 2016-2018, tỉ lệ người có chứng chỉ tin học tăng 5,21%
(tăng từ 58,43% lên 63,64%), còn tỉ lệ có chứng chỉ Anh văn tăng 8,24%
(từ 58,43% lên 66,67%).


21


CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY CHUYÊN TRÁCH QUẢN TRỊ
NHÂN LỰC
2.1.
Tổ chức bộ máy chuyên trách
2.1.1. Tên gọi, chức năng của bộ máy chuyên trách
2.1.1.1.
Tên gọi: Phòng Nội vụ

Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân huyện.
Chức năng của Phòng Nội vụ

2.1.1.2.

Phòng Nội vụ chấp hành sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc
làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban
Nhân dân huyện, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về
chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nội vụ.
Phòng Nội vụ huyện có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban Nhân dân
huyện quản lý Nhà nước về:
-

Tổ chức bộ máy;
Vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong

-


các cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước;
Vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số

-

lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập;
Tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng

-

trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập;
Cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính;
Chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề công tác cán bộ, công chức,
viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động
không chuyên trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư,
lưu trữ Nhà nước; tôn giáo; thi đua – khen thưởng; công tác thanh
niên.

Sơ đồ cấu trúc bộ máy
22


Trưởng phòng

Phó phòng

Phó phòng

Cán bộ QTNL


Cán bộ QTNL

Phó phòng

(Nguồn: Phòng Nội vụ)

Cán bộ QTNL

2.1.2. Công việc chuyên trách Nhân sự

Về quản lý vị trí việc làm, cơ cấu chức danh công chức, viên chức:
Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn
các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện quản lý xây
dựng Đề án vị trí việc làm, cơ cấu chức danh công chức, viên chức hoặc Đề
án điều chỉnh vị trí việc làm, cơ cấu chức danh công chức, viên chức theo
quy định của pháp luật và theo chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân
tỉnh;
Giúp Ủy ban nhân dân huyện đôn đốc, theo dõi, thẩm định,tổng hợp
việc xây dựng Đề án vị trí việc làm, cơ cấu chức danh công chức, viên chức
hoặc Đề án điều chỉnh vị trí việc làm, cơ cấu chức danh công chức, viên
chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy
ban nhân dân huyện để trình Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm định; giúp Ủy ban
nhân dân huyện tổng hợp danh mục vị trí việc làm, cơ cấu chức danh công
chức, viên chức của huyện để trình Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định;
Trình Ủy ban nhân dân huyện thực hiện việc sử dụng, quản lý vị trí
việc làm và cơ cấu chức danh công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ
chức, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện theo quy định, theo phân cấp
hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
23



Về cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và
những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã:
Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định việc tuyển dụng,
sử dụng, quản lý vị trí việc làm, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho từ
chức, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, thôi việc, nghỉ
hưu, thực hiện chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ và các chế độ, chính sách
khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của
Ủy ban nhân dân huyện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy
ban nhân dân tỉnh;
Thực hiện công tác quản lý hồ sơ, công tác đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý đối với cán bộ, công chức, viên
chức, cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của pháp luật, theo phân cấp
quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của Sở Nội vụ;
Giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện việc tuyển dụng, quản lý
công chức cấp xã; thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức
cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo quy
định.
2.1.3. Mối quan hệ công việc trong bộ máy chuyên trách

Đối với Sở Nội vụ:
Phòng Nội vụ chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn,
nghiệp vụ của Sở Nội vụ; Trưởng phòng báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân
huyện biết các chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Nội vụ và tổ chức thực hiện các
nội dung công tác do Sở Nội vụ chỉ đạo.
Thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu
cầu của Sở Nội vụ.
Đối với Ủy ban nhân dân huyện:

24



Phòng Nội vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Ủy ban
nhân dân huyện về toàn bộ công tác theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng;
Trưởng phòng trực tiếp nhận chỉ đạo và nội dung công tác từ Chủ tịch hoặc
Phó Chủ tịch phụ trách khối và phải thường xuyên báo cáo với Chủ tịch,
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về những mặt công tác đã được phân
công.
Theo định kỳ báo cáo với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
huyện về nội dung công tác của Phòng và đề xuất các biện pháp giải quyết
công tác chuyên môn trong quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực liên quan.
Đối với Ban Tổ chức Huyện ủy:
Phòng Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Huyện ủy trong việc giải
quyết những vấn đề về tổ chức, cán bộ thuộc diện Huyện ủy quản lý, đồng
thời thường xuyên liên hệ với Ban Tổ chức Huyện ủy để nắm chủ trương,
chính sách của cấp ủy về công tác tổ chức và cán bộ, qua đó có kế hoạch
thực hiện tốt nhiệm vụ.
Đối với các Phòng chuyên môn khác:
Thực hiện tốt mối quan hệ hợp tác bình đẳng trên cơ sở chức năng,
nhiệm vụ được quy định.
Khi phối hợp giải quyết công việc thuộc lĩnh vực Phòng phụ trách
nếu chưa nhất trí với ý kiến của Phòng chuyên môn khác; Trưởng Phòng
Nội vụ chủ động tập hợp các ý kiến và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
huyện quyết định.
Đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp,
các ban, ngành, đoàn thể và tổ chức xã hội huyện:
Khi các tổ chức có yêu cầu, kiến nghị những vấn đề thuộc chức năng,
nhiệm vụ của Phòng, Trưởng phòng có trách nhiệm trình bày, giải quyết
hoặc trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giải quyết theo thẩm quyền.
25



×