Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

phân tích thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa hợp lực thanh hóa năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 69 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN THÀNH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
KÊ ĐƠN THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ
NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA HỢP LỰC THANH HÓA
NĂM 2017
LUẬN VĂN DƢỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2019


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN THÀNH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
KÊ ĐƠN THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ
NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA HỢP LỰC THANH HÓA
NĂM 2017
LUẬN VĂN DƢỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược
MÃ SỐ: CK 6720412
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà
Thời gian thực hiện: 15/06/2018 – 15/10/2018


HÀ NỘI 2019


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên với tất cả sự kính trọng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và
sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà - Trưởng phòng Sau đại học,
giảng viên Trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, phòng Sau đại
học, các thầy, các cô trong bộ môn Quản Lý Kinh Tế Dược trường đại học
Dược Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực
tỉnh Thanh Hóa, anh (chị), cô (chú) trong khoa Dược bệnh viện. Đặc biệt, tôi
xin gửi lời cảm ơn tới Dược sỹ CKI, Lê Huy Dương – Trưởng Khoa Dược,
anh đã tạo điều kiện giúp tôi thu thập số liệu trong quá trình thực hiện đề tài
tại bệnh viện.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp
đã luôn bên cạnh động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Nguyễn Văn Thành


MỤC LỤC
Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Một số khái niệm ...................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm đơn thuốc .............................................................................. 3
1.1.2. Quy trình kê đơn thuốc .......................................................................... 3
1.1.3. Nguyên tắc kê đơn thuốc ....................................................................... 4
1.2. Quy định kê đơn thuốc ngoại trú............................................................ 5

1.2.1. Một vài nét về quá trình hình thành Quy định kê đơn thuốc. ............. 5
1.2.2. Nội dung chính của Thông tư 05/2016/TT-BYT .................................. 5
1.2.3. Điều kiện của người kê đơn thuốc ........................................................ 6
1.2.4. Nội dung của một đơn thuốc ................................................................. 6
1.2.5. Hình thức kê đơn ................................................................................... 7
1.2.6. Một số nguyên tắc kê đơn ...................................................................... 8
1.2.7. Kê đơn đối với đơn vị có ứng dụng công nghệ thông tin ..................... 8
1.3. Các tiêu chí đánh giá kê đơn thuốc ........................................................ 9
1.4. Thực trạng kê đơn thuốc ......................................................................... 9
1.4.1. Thực trạng kê đơn thuốc trên thế giới .................................................. 9
1.4.2. Thực trạng kê đơn thuốc tại Việt Nam trong thời gian gần đây ....... 10
1.5. Vài nét về bệnh viện Đa khoa Hợp Lực Thanh Hóa........................... 14
1.5.1. Khái quát về bệnh viện Đa khoa Hợp Lực Thanh Hóa ..................... 14
1.5.2. Vài nét về khoa Dược bệnh viện Đa khoa Hợp Lực .......................... 15
1.5.3. Một vài nét về thực trạng kê đơn thuốc tại bệnh viện Đa khoa Hợp
Lực Thanh Hóa .............................................................................................. 16
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 17
2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................... 17
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 17
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu....................................................... 17


2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 17
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................. 17
2.2.2. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ........................................................ 19
2.2.3.

m u nghiên cứu và phương pháp thu th p................................... 25

2.2.4. Xử lý và phân tích số liệu..................................................................... 28

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 29
3.1. Thực trạng thực hiện Quy định kê đơn tại Bệnh viện Đa khoa Hợp
Lực Thanh Hóa năm 2017 ............................................................................ 29
3.1.1. Ghi thông tin liên quan đến thủ tục hành chính của bệnh nhân...... 29
3.1.2. Ghi chẩn đoán, số chẩn đoán và số chẩn đoán trung bình ............... 30
3.1.3. Quy định ghi thông tin liên quan đến bác sỹ kê đơn .......................... 31
3.1.4. Quy định về ghi thông tin thuốc, cách sử dụng.................................. 31
3.1.5. Quy định về việc kê thực phẩm chức năng và mỹ phẩm .................... 34
3.2. Khảo sát một số chỉ sổ kê đơn bảo hiểm y tế ngoại trú tại Bệnh viện
Đa khoa Hợp Lực Thanh Hóa...................................................................... 35
3.2.1. Các chỉ số sử dụng thuốc ..................................................................... 35
3.2.2. Các chỉ số kê đơn cơ bản ..................................................................... 41
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 45
4.1. Về việc thực hiện Quy định kê đơn ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa
Hợp Lực Thanh Hóa ..................................................................................... 45
4.1.1. Thông tin liên quan đến thủ tục hành chính bệnh nhân................... 45
4.1.2. Chẩn đoán và việc thực hiện ghi chẩn đoán ...................................... 46
4.1.3. Thông tin liên quan đến bác sỹ kê đơn ............................................... 47
4.1.4. Thông tin thuốc và cách sử dụng ........................................................ 47
4.1.5. Về kê thực phẩm chức năng và mỹ phẩm ........................................... 48
4.2. Về các chỉ số kê đơn thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú tại bệnh viện Đa
khoa Hợp Lực Thanh Hóa ........................................................................... 49
4.2.1. Về phân bố nhóm bệnh lý trong đơn thuốc ........................................ 49
4.2.2. Về số thuốc trong đơn .......................................................................... 49
4.2.3. Về các chi phí của đơn thuốc .............................................................. 50


4.2.4. Về tỉ lệ kê thuốc tiêm ............................................................................ 51
4.2.5. Về tương tác thuốc trong đơn .............................................................. 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 52

KẾT LUẬN .................................................................................................... 52
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ICD 10
INN
VNĐ

International Classification of
Diseases 10

Phân loại mã bệnh quốc tế 10

International Nonproprietary Name

Tên chung quốc tế không
được đăng ký bản quyền
Việt Nam đồng


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả nghiên cứu về kháng kháng sinh của vi khuẩn
Acinetobacter baumannii ................................................................................ 12
Bảng 2.2. Các biến số của thực hiện quy định kê đơn .................................... 19
Bảng 2.3. Các biến số về chỉ số kê đơn .......................................................... 23
Bảng 2.4. Phân bố nhóm bệnh tật theo ICD-10 .............................................. 27
Bảng 3.5. Ghi thông tin bệnh nhân ................................................................. 29

Bảng 3.6. Ghi chẩn đoán trên đơn................................................................... 30
Bảng 3.7. Số chẩn đoán trong đơn .................................................................. 30
Bảng 3.8. Ghi thông tin liên quan đến bác sỹ kê đơn ..................................... 31
Bảng 3.9. Tỷ lệ kê tên thuốc đúng theo lượt kê .............................................. 32
Bảng 3.10. Tỷ lệ đơn kê tên thuốc đúng ......................................................... 32
Bảng 3.11. Kết quả về hướng dẫn sử dụng thuốc ........................................... 33
Bảng 3.12. Kết quả về ghi thông tin thuốc ..................................................... 34
Bảng 3.13. Tỷ lệ đơn kê thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.......................... 34
Bảng 3.14. Phân bố thuốc theo nhóm dược lý ................................................ 35
Bảng 3.15. Một số chỉ số đơn kê kháng sinh .................................................. 36
Bảng 3.16. Chỉ số về đơn kê vitamin .............................................................. 37
Bảng 3.17. Phân bố lượt thuốc kê theo đường dùng ....................................... 38
Bảng 3.18. Phân bố lượt thuốc kê theo dạng bào chế ..................................... 39


Bảng 3.19. Nguồn gốc thuốc được kê ............................................................. 39
Bảng 3.20. Các chỉ số về kê thuốc nội/ngoại .................................................. 40
Bảng 3.21. Các chỉ số về danh mục thuốc được kê tại bệnh viện .................. 41
Bảng 3.22. Kết quả về số thuốc kê trong đơn ................................................. 42
Bảng 3.23. Kết quả về giá trị đơn thuốc ......................................................... 43
Bảng 3.24. Số lượng và mức độ tương tác thuốc trong đơn ........................... 44


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức của khoa Dược ......................................................... 16
Hình 2.2. Sơ đồ tóm tắt nghiên cứu ................................................................ 19
Hình 3.3. Sự phân bố giá trị các đơn thuốc..................................................... 43


Đặt vấn đề

Thuốc có vai trò đặc biệt trong phòng và điều trị bệnh. Dùng đúng, hợp
lý mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh, giúp giảm chi phí, gánh nặng cho
bệnh nhân cũng như xã hội. Đối với điều trị ngoại trú, đơn thuốc có ý nghĩa
vô cùng quan trọng. Nó là căn cứ để sử dụng thuốc, là căn cứ để tính toán chi
phí điều trị, là căn cứ pháp lý trong hoạt động khám chữa bệnh và hành nghề
dược. Một đơn thuốc được ghi nội dung đúng theo quy định, các thuốc được
kê hợp lý, ghi tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic), hàm lượng,
cách dùng, liều dùng... sẽ giúp giảm thiểu sự nhầm lẫn, sai sót trong cấp phát,
sử dụng, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị cho bệnh nhân. Đơn thuốc, có
vài quan trọng như vậy nên để quản lý việc kê đơn thuốc, Bộ Y tế đã ban
hành Quy định kê đơn thuốc kèm theo quyết định số 04/2008-QĐBTY ngày
01/02/2008 có hiệu lực từ 15/02/2008 đến 15/4/2016. Để phù hợp với yêu cầu
thực tiễn, Bộ Y tế tiếp tục ban hành Thông tư 05/2016/TT-BYT ngày
29/02/2016 có hiệu lực từ 01/5/2016 đến 01/3/2018.
Tại Việt Nam có nhiều bất cập về việc kê đơn thuốc ngoại trú, theo một
số điều tra của Ban tư vấn sử dụng kháng sinh Bộ Y tế thì việc kê đơn sử
dụng thuốc không hợp lý xảy ra ở nhiều bệnh viện trên cả nước. Việc kê đơn
không đúng quy định, kê quá nhiều thuốc trong 1 đơn, kê đơn với nhiều biệt
dược, kê đơn thuốc không phải là thuốc thiết yếu mà là thuốc có tính thương
mại cao đang có nguy cơ phát triển và khó kiểm soát tại nhiều cơ sở điều trị.
Bên cạnh đó, khía cạnh tiêu cực của nền kinh tế thị trường cũng tác động rất
lớn đến việc kê đơn của bác sỹ. Việc kê đơn không đúng dẫn đến việc điều trị
không hiệu quả và không an toàn, làm bệnh không khỏi hoặc kéo dài, làm cho
bệnh nhân lo lắng, chưa kể đến chi phí điều trị cao.
Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực Thanh Hóa, dưới sự quản lý của Sở Y tế
Thanh Hóa, với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
Hằng năm, bệnh viện tiếp đón hàng chục nghìn lượt người khám chữa bệnh
bằng bảo hiểm y tế kể cả nội và ngoại trú. Để đảm bảo hoạt động sử dụng

1



thuốc đạt hiệu quả cao Hội đồng thuốc và điều trị, khoa Dược luôn bám sát
các thông tư, hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh và công tác sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Nhưng, hiện nay chưa có
nghiên cứu nào để đánh giá việc thực hiện quy định kê đơn thuốc trong điều
trị ngoại trú tại bệnh viện trong năm 2017. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Phân tích thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại
bệnh viện đa khoa Hợp Lực Thanh Hóa năm 2017” với 2 mục tiêu như
sau:
1. Phân tích trạng thực hiện quy định kê đơn đối với bệnh nhân ngoại
trú tại bệnh viện đa khoa Hợp Lực năm 2017.
2. Phân tích một số chỉ số kê đơn trong đơn thuốc ngoại trú tại bệnh
viện đa khoa Hợp Lực năm 2017.
Kết quả nghiên cứu phản ánh được thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú
của bệnh viện từ đó đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao chất
lượng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú hướng tới sử dụng thuốc hợp lý,
an toàn và hiệu quả tại bệnh viện.

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm đơn thuốc
Theo Điều 74 Luật Dược năm 2016 thì:
- Đơn thuốc là căn cứ để bán thuốc, cấp phát thuốc, pha chế thuốc, cân
(bốc) thuốc, sử dụng thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc.
- Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết về đơn thuốc, việc kê đơn thuốc
[14].

1.1.2. Quy trình kê đơn thuốc
Tổ chức y tế thế giới đã ban hành và khuyến cáo áp dụng “Hướng dẫn
thực hành kê đơn tốt”. Theo đó, quá trình thực hiện kê đơn, chỉ định thuốc
hợp lý gồm 6 bước [24].
Bước 1: Xác định vấn đề bệnh lý của bệnh nhân
Đây là bước tương ứng với chẩn đoán trong chu trình sử dụng thuốc.
Thầy thuốc cần thu thập nhiều thông tin khác nhau: Các kết quả lâm sàng, cận
lâm sàng, tiền sử bệnh và điều trị của bệnh nhân,…
Bước 2: Xác định mục tiêu điều trị cần đạt được
Xác định mục tiêu điều trị cho phép thầy thuốc tập trung vào vấn đề
thật sự cần giải quyết, giúp hạn chế được việc sử dụng nhiều thuốc không cần
thiết. Trong trường hợp lý tưởng, bác sỹ nên trao đổi, thảo luận với bệnh nhân
mục tiêu điều trị để bệnh nhân hiểu mình là một phần của liệu trình điều trị và
tăng tuân thủ điều trị.
Bước 3: Xác định tính phù hợp của phương pháp điều trị - kiểm tra tính
hiệu quả và an toàn
Đây là bước thầy thuốc cần xác định thuốc phù hợp với từng bệnh
nhân. Đồng thời cân nhắc các vấn đề về hiệu quả và nguy cơ, các yếu tố kinh
tế cho bệnh nhân. Cụ thể như các yếu tố về hoạt chất và dạng bào chế, sự
thuận tiện của việc sử dụng cũng như khả năng tuân thủ điều trị của từng bệnh
nhân…
Bước 4: Chỉ định thuốc

3


Không có một tiêu chuẩn chung trên thế giới về đơn thuốc và mỗi quốc
gia đều có quy định riêng về vấn đề này. Tuy nhiên, tronng một đơn thuốc các
nội dung cơ bản phải có bao gồm:
- Thông tin của bệnh nhân;

- Chẩn đoán bệnh;
- Ngày tháng kê đơn;
- Tên thuốc, nồng độ hàm lượng, dạng bào chế;
- Số lượng thuốc;
- Thời điểm sử dụng;
- Hướng dẫn sử dụng và thận trọng, lưu ý;
- Thông tin và chữ ký của người kê đơn.
Bước 5: Cung cấp thông tin, hướng dẫn sử dụng và các cảnh báo lưu ý
trong sử dụng thuốc
Bước 6: Giám sát điều trị
Trong bước này, thầy thuốc cần quyết định hình thức theo dõi, giám sát
hiệu quả điều trị cũng như các phản ứng bất lợi có thể xảy ra, từ đó đưa ra
hướng điều trị tiếp theo cho bệnh nhân.
1.1.3. Nguyên tắc kê đơn thuốc
Những nguyên tắc chung về kê đơn thuốc:
- Khi thật cần thiết phải dùng đến thuốc.
- Đúng mẫu đơn quy định.
- Thuốc phải ghi theo tên gốc với thuốc đơn chất
- Kê những thuốc tối thiểu cần thiết và phải có đầy đủ thông tin về
thuốc
- Chọn thuốc hợp lý cho người bệnh cụ thể, hợp lý về giá và hiệu quả.
- Chú ý thận trọng với từng cơ địa, trạng thái bệnh lý của người bệnh.
- Liều hợp lý.
- Chỉ định dùng thuốc đúng: Thời gian, khoảng cách giữa các lần dùng
thuốc.
- Hạn chế, thận trọng trong các phối hợp nhiều thuốc hoặc dùng thuốc
hỗn hợp nhiều thành phần.

4



- Thận trọng với các phản ứng có hại của thuốc [3], [6].
Dựa trên nguyên tắc chung này, mỗi quốc gia lại có những quy định cụ
thể về nguyên tắc kê đơn thuốc.
1.1.4. Thuốc Generic
Theo điều 2 Luật Dược 2016: “Thuốc generic là thuốc có cùng dược
chất, hàm lượng, dạng bào chế với biệt dược gốc và thường được sử dụng
thay thế biệt dược gốc" [14].
1.2. Quy định kê đơn thuốc ngoại trú
1.2.1. Một vài nét về quá trình hình thành Quy định kê đơn thuốc.
Thực trạng bệnh nhân sử dụng thuốc tùy ý, tự mua thuốc điều trị, dùng
thuốc không đúng liều, không theo hướng dẫn của thầy thuốc, đặc biệt là sử
dụng thuốc kháng sinh, corticoid, vitamin... Đã gây ra tình trạng lạm dụng
thuốc, gây kháng thuốc, lãng phí dẫn đến những tác hại cho sức khỏe của
nhân dân, gây khó khăn cho công tác điều trị. Chính vì lý do đó, việc kê đơn
thuốc an toàn, hợp lý trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn ngành y tế nói
chung và công tác dược bệnh viện nói riêng.
Để giải quyết nhiệm vụ trên năm 2008 Bộ Y tế đã ra Quyết định số
04/2008/QĐ-BYT ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban
hành Quy định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú. Để phù hợp với thực
tiễn, ngày 29/02/2016 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra Thông tư 05/2016/TT-BYT
quy định về kê đơn thuốc ngoại trú thay thế cho Quyết định số 04/2008/QĐBYT.
1.2.2. Nội dung chính của Thông tư 05/2016/TT-BYT
Đơn thuốc là chỉ định của người thầy thuốc đối với bệnh nhân nhằm
giúp họ có được những thuốc theo đúng phác đồ điều trị ( Điều 6, quy định kê
đơn thuốc trong điều trị ngoại trú ban hành kèm theo Thông tư số
05/2016/TT-BYT) [6].

5



1.2.3. Điều kiện của người kê đơn thuốc
Theo điều 3 của Thông tư số 05/2016/TT-BYT ngày 29 tháng 02 năm
2016 Quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, quy định đối với
người kê đơn như sau [6]:
1. Bác sỹ.
2. Y sỹ được kê đơn thuốc khi đáp ứng đầy đủ các Điều kiện sau đây:
Có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và đang làm việc tại cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện của Nhà nước hoặc trạm y tế xã, phường,
thị trấn, y tế cơ quan, trường học (sau đây gọi tắt là trạm y tế xã);
Phải có văn bản phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
tuyến huyện phân công khám bệnh, chữa bệnh theo phân cấp quản lý y tế của
địa phương.
3. Bác sỹ, y sỹ tại trạm y tế xã được phép kê đơn thuốc đối với các
bệnh ở các chuyên khoa tương ứng với phạm vi khám bệnh, chữa bệnh đa
khoa được quyết định trong phạm vi chuyên môn của trạm y tế xã và của bác
sỹ, y sỹ.
4. Trong trường hợp cấp cứu người bệnh mà chưa kịp làm thủ tục nhập
viện, người kê đơn thuốc của bất cứ chuyên khoa nào (kể cả y học cổ truyền)
đều được kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu phù hợp với tình trạng của bệnh cấp
cứu.
1.2.4. Nội dung của một đơn thuốc
Theo điều 6 của Thông tư số 05/2016/TT-BYT ngày 29 tháng 02 năm
2016 Quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, quy định về nội dung
đơn thuốc như sau [6]:
1. Ghi đủ, rõ ràng và chính xác trong Sổ khám bệnh hoặc Sổ Điều trị
bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh.
2. Ghi chính xác địa chỉ nơi người bệnh đang thường trú hoặc tạm trú:
số nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn, ấp, bản, xã, phường, thị trấn.
3. Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi và ghi tên bố

hoặc mẹ của trẻ.
4. Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic) trừ trường hợp
thuốc có nhiều hoạt chất. Trường hợp ghi thêm tên thuốc theo tên thương mại
phải ghi tên thương mại trong ngoặc đơn sau tên chung quốc tế.

6


5. Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng, liều dùng, đường dùng,
thời điểm dùng của mỗi loại thuốc.
6. Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
7. Số lượng thuốc: viết thêm số 0 phía trước nếu số lượng chỉ có một
chữ số (nhỏ hơn 10).
8. Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên
cạnh nội dung sửa.
9. Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến
phía trên chữ ký của người kê đơn; ký, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê
đơn.
1.2.5. Hình thức kê đơn
Theo điều 5 của Thông tư số 05/2016/TT-BYT ngày 29 tháng 02 năm
2016 Quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, quy định về hình thức
kê đơn như sau [6]:
1. Người kê đơn thuốc thực hiện kê đơn thuốc cho người bệnh vào Đơn
thuốc theo mẫu quy định hoặc Sổ khám bệnh theo mẫu quy định và ghi tên
thuốc, hàm lượng, số lượng, số ngày sử dụng vào Sổ khám bệnh của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh.
2. Người kê đơn thuốc ra chỉ định Điều trị bằng thuốc vào bệnh án
Điều trị ngoại trú của người bệnh đồng thời kê đơn (sao chỉ định Điều trị) vào
Sổ khám bệnh của người bệnh theo mẫu quy định hoặc Sổ Điều trị bệnh cần
chữa trị dài ngày của người bệnh theo mẫu quy định.

3. Kê đơn thuốc đối với người bệnh tiếp tục phải Điều trị ngoại trú
ngay sau khi kết thúc việc Điều trị nội trú:
- Trường hợp người kê đơn thuốc tiên lượng người bệnh chỉ cần tiếp
tục sử dụng thuốc từ 01 (một) đến 07 (bảy) ngày thì kê đơn thuốc (chỉ định
Điều trị) tiếp vào Bệnh án Điều trị nội trú đồng thời kê đơn (sao chỉ định Điều
trị) vào Sổ khám bệnh hoặc Sổ Điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người
bệnh.
- Trường hợp người kê đơn thuốc tiên lượng người bệnh cần tiếp tục
Điều trị trên 07 (bảy) ngày thì phải chuyển sang Điều trị ngoại trú (làm bệnh
án Điều trị ngoại trú) ngay sau ngày kết thúc Điều trị nội trú, việc kê đơn
thuốc thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất theo
thực hiện theo quy định tại các Điều 7, 8 và 9 Thông tư này.

7


1.2.6. Một số nguyên tắc kê đơn
Theo điều 4, Quy định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú ban hành
kèm theo Thông tư số 05/2016/TT-BYT ban hành ngày 29 tháng 02 năm
2016. Quy định nguyên tắc kê đơn như sau [6]:
1. Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán
bệnh.
2. Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.
3. Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị của Bộ Y tế hoặc đủ sử dụng tối đa 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp
quy định tại các Điều 7, 8 và 9 Thông tư này.
4. Y sỹ không được kê đơn thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa
hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất
hướng tâm thần và thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất không

thuộc danh Mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
5. Không được kê vào đơn thuốc:
a. Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;
b. Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam;
c. Thực phẩm chức năng;
d. Mỹ phẩm.
1.2.7. Kê đơn đối với đơn vị có ứng dụng công nghệ thông tin
Theo điều 10, Quy định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú ban hành
kèm theo Thông tư số 05/2016/TT-BYT ban hành ngày 29 tháng 02 năm
2016 quy định như sau [6]:
1. Đơn thuốc kê trên máy tính 01 lần, sau đó in ra và người kê đơn ký
tên, trả cho người bệnh 01 bản để lưu trong Sổ khám bệnh hoặc trong Sổ Điều
trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh.
2. Đơn thuốc “N” thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư
này và Đơn thuốc “H” thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư
này: Đơn thuốc được in ra 03 bản tương ứng để lưu đơn.
3. Đơn thuốc “N” theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư này: Đơn
thuốc được in ra 06 bản tương ứng cho 03 đợt Điều trị cho một lần khám
bệnh, trong đó: 03 bản tương ứng 03 đợt Điều trị lưu tại Bệnh án Điều trị
ngoại trú của người bệnh; 03 bản tương ứng 03 đợt Điều trị giao cho người
bệnh hoặc người nhà người bệnh.

8


4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ứng dụng công nghệ thông tin phải
bảo đảm việc lưu đơn để triết xuất dữ liệu khi cần thiết.
1.3. Các tiêu chí đánh giá kê đơn thuốc
Các chỉ số sử dụng thuốc được ban hành kèm theo Thông tư số 21/TTBYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ Y tế bao gồm các chỉ số liên quan
đến kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú.

Các chỉ số kê đơn theo thông tư 21/2013/TT-BYT [5]:
- Số thuốc kê trung bình trong một đơn;
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên generic hoặc tên chung quốc tế
(INN);
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh;
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm;
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin;
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết yếu
do Bộ Y tế ban hành.
Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị không dùng thuốc
- Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe
- Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận được với các thông tin thuốc
khách quan.
1.4. Thực trạng kê đơn thuốc
1.4.1. Thực trạng kê đơn thuốc trên thế giới
Thuốc đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, duy trì và phục
hồi sức khỏe của người dân. Do đó việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý là một
vấn đề vô cùng quan trọng không phải của một quốc gia nào mà nó là vấn đề
của toàn thế giới. Theo Tổ chức y tế thế giới cho thấy các sai sót thường gặp
phải khi sử dụng thuốc không hợp lý thường là kê quá nhiều loại thuốc cho
một bệnh nhân, lạm dụng thuốc tiêm trong khi nếu sử dụng các công thức
thuốc uống sẽ hợp lý và tránh được nhiều tai biến hơn, sử dụng thuốc kháng

9



sinh không hợp lý như kê đơn không đủ liều dùng, không đủ thời gian hay sử
dụng thuốc kháng sinh khi không bị nhiễm khuẩn gây hiện tượng kháng
thuốc, kê đơn không theo hướng dẫn điều trị, bệnh nhân tự điều trị hay điều
trị không theo hướng dẫn là những trường hợp không hợp lý thường gặp khi
sử dụng thuốc[27].
Nghiên cứu của Sanchez năm 2013 ở Tây Ban Nha cho thấy có tới
1.127 lỗi kê đơn đã xảy ra trong tổng số 42.000 đơn thuốc, trong đó phổ biến
nhất là lỗi đơn không đọc được (26,2%) [29].
Một nhiên cứu cắt ngang ở Peshawar, Parkisan năm 2014 trên 1.097 toa
thuốc với 3.640 loại thuốc cho thấy: Không có đơn thuốc nào đủ các phần
thiết yếu của một đơn thuốc, 58,5% đơn thuốc khó đọc, 89% đơn thuốc không
có tên, 98,2% đơn thuốc không có số đăng ký của bác sỹ. Ngoài ra 78% đơn
thuốc không có chẩn đoán hoặc chỉ đề cập đến triệu chứng [30].
1.4.2. Thực trạng kê đơn thuốc tại Việt Nam trong thời gian gần đây
Kê đơn thuốc là một khâu trong quá trình sử dụng thuốc. Đây là một
khâu vô cùng quan trọng, nó quyết định phần lớn tỉ lệ thành công trong điều
trị bằng thuốc. Do tầm quan trọng của việc kê đơn như vậy, Bộ Y tế yêu cầu
rất nghiêm ngặt về việc kê đơn. Tuy nhiên, trong quá trình kê đơn người kê
đơn đang còn mắc sai sót.
Các thủ tục hành chính liên quan đến bệnh nhân dù không trực tiếp ảnh
hưởng đến việc sử dụng trong đơn, nhưng là yếu tố quan trọng giúp thầy
thuốc định hướng đến việc lựa chọn thuốc, liều dùng, cách dùng, có định
hướng theo dõi và quản lý sử dụng thuốc.
Chỉ có một số bệnh viện thực hiện được đầy đủ quy định này. Theo
nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 100%
đơn thuốc ghi đầy đủ thông tin người bệnh theo quy định [15].
Tuy nhiên, nhiều bệnh viện không thực hiện đầy đủ quy định này. Theo
nghiên cứu tại bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên năm
2017; bệnh viện Đa khoa Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình năm 2015;

bệnh viện Đa khoa huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp năm 2016 100% đơn
thuốc không ghi đầy đủ thông tin người bệnh theo quy định [9], [16], [22].
Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An, tỉnh
Nghệ An năm 2016 thì tỉ lệ này có thấp hơn, có 79,75% số đơn không ghi đầy

10


đủ thông tin theo quy định [10]. Theo nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa khu
vực Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa năm 2015 thì tỉ lệ đơn thuốc không ghi đúng
quy định là 68,7% [19]. Theo nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa huyện Yên
Thế, tỉnh Bắc Giang năm 2016 thì tỉ lệ đơn ghi không đúng quy định là 61,5%
[20]. Theo nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
năm 2015 thì tỷ lệ đơn thuốc ghi không đúng quy định là 53% [11].
Việc ghi tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, Genegic), giúp cho
người bệnh có nhiều lựa chọn trong việc mua thuốc, góp phần giảm chi phí
trong điều trị. Tuy nhiên, việc ghi tên thuốc theo tên chung quốc tế tại nước ta
còn nhiều hạn chế. Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên năm 2017 thì chỉ có 17,2% số đơn thuốc ghi tên thuốc
theo tên chung quốc tế [15]. Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa Thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An năm 2015 tỷ lệ này là 21,5% [21]. Tại bệnh viện Hữu
Nghị đa khoa Nghệ An năm 2016, tỉ lệ này là 14,666% [10]. Tại bệnh viện Đa
khoa huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh năm 2015 tỉ lệ này là 37,2% [12]. Tại bệnh
viện Đa khoa huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hà Tĩnh năm 2015 tỉ lệ này là 6,3%[11].
Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa huyện khu vực Hậu Nghĩa, tỉnh
Long An năm 2017 thì tỉ lệ này là 29% [8]. Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện
Đa khoa huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp năm 2016, tỉ lệ này là 75,3% [16].
Một số bệnh viện là điểm sáng trong việc ghi tên thuốc theo đúng quy định
của Bộ Y tế. Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Gang thép Thái Nguyên năm
2017, tỉ lệ này là 97,33% [22].

Vitamin là nhóm thuốc mà bác sỹ thường kê như một thuốc bổ trợ.
Khảo sát tại bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh năm 2015 có tới
87,8% số đơn thuốc có kê vitamin [12]. Tại bệnh viện Đa khoa huyện Kỳ
Sơn, tỉnh Hà Tĩnh năm 2015 thì tỉ lệ này là 77% [11]. Kết quả nghiên cứu tại
bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An năm 2015 thì tỉ lệ này là
56,5% [21]. Sang năm 2016, việc kê vitamin đã có nhiều chuyển biến. Theo
khảo sát tại bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An, tỉ lệ đơn kê vitamin là
10,25% [10]. Cũng trong thời gian này, tại bệnh viện Đa khoa huyện Tân
Hồng, tỉnh đông tháp thì tỉ lệ này là 11,9% [16]. Kết quả nghiên cứu tại bệnh
viện Đa khoa huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang năm 2016, tỉ lệ này là 17,3%
[20].

11


Theo nghiên cứu của Birgitta Olsen và các cộng sự năm 2013, tại Việt
Nam vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae kháng ciprofloxacin 98%, tetracyclin
82%, penicilin G 48% [26].
Theo nghiên cứu của Phan Trung Nam và các cộng sự năm 2015, tại
Việt Nam vi khuẩn H.pylori đã kháng với clarythromycin là 73,7%; với
levofloxacin là 63,2% [28]
Theo số liệu nghiên cứu Nguyễn Tuấn Anh và các cộng sự công bố
năm 2017. Nhóm tác giả thu thập 250 mẫu vi khuẩn Acinetobacter baumannii
từ 3 bệnh viện phía Nam để nghiên cứu tính kháng kháng sinh của vi khuẩn
này. Trong 250 mẫu này làm được với 160 mẫu (bệnh viện A 38 mẫu, bệnh
viện B 44 mẫu, bệnh viện C 78 mẫu). Kết quả thu được như sau [23]:
Bảng 1.1. Kết quả nghiên cứu về kháng kháng sinh của vi khuẩn
Acinetobacter baumannii

STT


Loại
kháng
sinh

Tỷ lệ kháng tại
bệnh viện A
(%)

Tỷ lệ kháng tại
bệnh viện B
(%)

1

CPD

NT

NT

2

CTX

NT

100

98.0


3

CRO

100

97.5

98.3

4

CAZ

92.1

90.0

98.0

5

TCC

84.2

NT

92.0


6

PIP

NT

88.6

NT

7

IMP

NT

86.4)

86.9

8

FEP

NT

87.8

84.8


9

MEM

86.8

86.4

83.3

10

TZP

86.8

88.6

81.3

12

Tỷ lệ kháng tại
bệnh viện C
(%)


11


SAM

NT

86.4

50.0

12

CES

65.8

NT

53.8

13

GM

NT

84.1

78.0

14


AMK

NT

NT

77.6

15

AK

71.1

77.3

NT

16

NEL

73.7

NT

70.1

17


CIP

84.2

88.6

85.5

18

LEV

84.2

90.0

NT

19

CO

31.6

NT

1.3

20


SXT

NT

77.3

76.2

Chú giải: CPD: cefpodoxime; CTX: cefotaxime; CRO: ceftriaxone; CAZ:
ceftazidime; TCC: ticarcillin/clavulanic acid; PIP: piperacillin; IMP: imipenem;
FEP: cefepime; MEM: meropenem; TZP: piperacillin/tazobactam; SAM:
ampicillin/sulbactam; CES: cefoperazon/sulbactam; GM, gentamicin; AMK,
ankamycin; AK, amikacin; NEL, neltimicin; CIP: ciprofloxacin; LEV:
levofloxacin; CO: colistin; SXT: trimethoprim/sulfamethoxazole; NT: not
tested.
Kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng
nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy nhận thức về kháng sinh và
kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp đặc biệt ở vùng
nông thôn. Có đến 88% nhà thuốc thành thị và 91% nhà thuốc ở nông thôn
bán thuốc kháng sinh không có đơn. Kháng sinh đóng góp 13,4% (ở thành
thị) và 18,7% (ở nông thôn) trong tổng số doanh thu của hiệu thuốc, qua đó có
thể thấy rằng tình trạng tự mua thuốc, tự điều trị không cần đơn đang diễn ra
khá phổ biến ở nước ta, đó là một trong những nguyên nhân gây nên tình
trạng kháng thuốc. Bên cạnh đó, trong phòng và điều trị lao, theo đánh giá của

13


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở Việt Nam, dịch tễ lao còn diễn biến phức
tạp. Việt Nam vẫn đứng thứ 12 trong 22 nước có số người bệnh lao cao và

đứng thứ 14 trong số 27 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc. Tỷ lệ
lao kháng đa thuốc là 2,7% trong số bệnh nhân lao mới (khoảng 4800 bệnh
nhân) và chiếm 19% trong số bệnh nhân lao điều trị lại (khoảng 3400 bệnh
nhân). Đáng báo động ở Việt Nam đã xuất hiện vi khuẩn kháng đa thuốc, mức
độ kháng ngày càng gia tăng đặc biệt ở nhóm vi khuẩn gram âm, thường xuất
hiện trong các bệnh viện đã có vi khuẩn đa kháng với carbapenem thế hệ mới
[4], [13].
Theo số liệu báo cáo của 15 bệnh viện trực thuộc Bộ, các bệnh viện đa
khoa tỉnh ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh,… về sử dụng
kháng sinh và kháng kháng sinh giai đoạn 2008 - 2009 cho thấy: năm 2009,
30 - 70% vi khuẩn Gram(-) đã kháng với cephalosporin thế hệ 3 và thế hệ 4,
gần 40 - 60% kháng với aminoglycosid và fluoroquinolon. Gần 40% chủng vi
khuẩn Acinetobacter giảm nhạy cảm với imipenem [2], [13].
Tương tác thuốc trong đơn cũng là một trong những vẫn đề quan trọng
bác sỹ cần phải biết để sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Kết quả nghiên cứu tại
bệnh viện Đa khoa huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên năm 2017 có tới
33,5% số đơn thuốc có tương tác trong đó 61,5% số đơn có tương tác là tương
tác trung bình, 38,5% số đơn có tương tác là tương tác nhẹ [15]. Kết quả
nghiên cứu tại bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An, tỉnh Nghệ An năm
2016 33,5% số đơn có tương tác thuốc ; trong đó 9,76% là tương tác nghiêm
trọng, 54,47% là tương tác trung bình và 35,77% là tương tác nhẹ [10].
1.5. Vài nét về bệnh viện Đa khoa Hợp Lực Thanh Hóa
1.5.1. Khái quát về bệnh viện Đa khoa Hợp Lực Thanh Hóa
Bệnh viện đa khoa Hợp lực tỉnh Thanh Hóa là bệnh viện ngoài công lập
đầu tiên tại Thanh Hóa, được thành lập năm 2005 với quy mô ban đầu 200
giường bệnh. Trải qua 4 lần tăng giường, hiện nay bệnh viện ổn định với 800
giường bệnh. Công suất sử dụng đạt 120 – 150%. Thông tư 40/2015/TT-BYT
(Thông tư 40) có hiệu lực từ 1/1/2016 (thay thế Thông tư số 37/2014), quy
định rõ về các cơ sở KCB BHYT ban đầu của 4 tuyến y tế thì Bệnh viện đa
khoa Hợp Lực được công nhận là bệnh viện đa khoa hạng II tuyến tỉnh, là cơ

sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến cuối của tỉnh.

14


Bệnh viện đa khoa Hợp lực tỉnh Thanh Hóa gồm 14 khoa lâm sàng
gồm: Khoa khám bệnh; Hồi sức cấp cứu; Thận lọc máu; Nội 1- nội tiết, cơ,
thận, khớp; Nội 2 - hô hấp, tiêu hóa, truyền nhiễm; Ngoại chấn thương sọ não;
Ngoại ổ bụng tổng hợp; Sản phụ khoa; Gây mê – phẫu thuật; Mắt; Răng hàm
mặt; Tai mũi họng; Thần kinh - phục hồi chức năng; Đông y. Cùng với 5 khoa
cận lâm sàng và 4 phòng chức năng. Năm 2017 bệnh viện Hợp Lực đã trở
thành bệnh viện vệ tinh trong lĩnh vực ngoại khoa của bệnh viện Việt Đức.
Cuối năm 2018 khoa ung bướu của bệnh viện sẽ chính thức khánh
thành và đi vào hoạt động với chỉ tiêu quy mô giường bệnh được giao giai
đoạn một là 100 giường. Bệnh viện Hợp Lực hiện là bệnh viện tư nhân lớn
nhất khu vực bắc miền trung, là cơ sở khám chữa bệnh uy tín cho nhân dân
trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
1.5.2. Vài nét về khoa Dược bệnh viện Đa khoa Hợp Lực
 Cơ cấu nhân lự
Khoa Dược có 28 cán bộ nhân viên, trong đó có 2 dược sỹ chuyên khoa
I, 5 dược sỹ đại học, 19 dược sỹ cao đẳng, 1 dược sỹ trung cấp và 1 cử nhân
kinh tế.
 Mô hình tổ chức khoa Dược BVĐK Hợp Lực
Khoa Dược BVĐK Hợp Lực gồm 28 cán bộ làm việc theo 7 bộ phận
công tác chính như sau:
Trưởng khoa Dược

Phó trưởng khoa Dược

Tổ pha

chế

Tổ kho

Tổ
dược
chính

Đơn vị
thông
tin
thuốc,
dược
lâm
sàng

15

Tổ cấp
phát

Nhà
thuốc
bệnh
viện

Tổ
thống




×