CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẬN DỤNG PHƯƠNG
PHÁPKỂ CHUYỆN TRONG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO QUẦN CHÚNG ƯU TÚ TẠI
TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ
1
- Cơ sở lý luận
Một số thuật ngữ, khái niệm về phương pháp dạy học,
phương pháp dạy học Tư tưởng Hồ Chí Minh
Phương pháp dạy học
Thuật ngữ phương pháp dạy học (teaching method and
learning method) có một lịch sử nghiên cứu lâu dài, xuất phát
từ nguyên gốc khái niệm Methodos trong nền văn hoá Hy-La
cổ đại, ngầm chỉ con đường, cách thức đi đến một cái đích
nhất định. Hoạt động dạy học là quá trình bao gồm hoạt động
dạy (teaching activities) của người dạy (giảng viên, giáo viên,
báo cáo viên, chuyên gia) và hoạt động học (learning
activities). Trong quá trình ấy, nhất thiết phải được thực hiện
thông qua các phương pháp đặc thù, gọi là PPDH. Như vây,
bản chất của QTDH là sử dụng hệ thống các PPDH và
phương pháp học tập nhằm thực hiện mục đích và yêu cầu đặt
ra về trang bị, cung cấp, tiếp thu, lĩnh hội và ứng dụng kiến
thức, kỹ năng của GV và SV. Để đạt được hiệu quả cao trong
quá trình đó phải xuất phát từ phương pháp dạy của người dạy
vì PPDH quyết định cũng như tác động đến phương pháp học
2
của người học.Cho đến nay, trên thế giới và ở Việt Nam có
nhiều quan niệm, cách hiểu, cách tiếp cận đa dạng về PPDH:
Ở nước ngoài, nhà giáo dục I. K. Babanxki cho rằng
“Phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa thầy và trò
nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát
triển trong quá trình dạy học” [1; tr.44], tức là PPDH là quá
trình tương tác giữa người dạy và người học nhằm hoàn thành 3
mục tiêu dạy học theo định hướng nội dung trước đây: giáo
dưỡng, giáo dục và phát triển.
Ở Việt Nam, quan niệm về phương pháp dạy học trong
nhà trường cũng gắn với quá trình thay đổi nhận thức của các
nhà nghiên cứu trong quá trình đổi mới PPDH từ định hướng
nội dung sang định hướng phát triển năng lực và phẩm chất
người học.Năm 1989 trong công trình Lý luận dạy học đại
cương, tác giả Nguyễn Ngọc Quang đưa ra một quan niệm
khá tiến bộ cho rằng “Phương pháp dạy học là cách thức làm
việc của thầy và của trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới
sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực
đạt tới mục đích dạy học” [33; tr.23], tức là bản chất của
PPDH xét đến cùng là quá trình thống nhất “cách thức làm
việc” của người dạy (thầy) với người học (trò) nhằm phát huy
3
tính tích cực một cách tự thân của người học, hoàn thành mục
tiêu của quá trình dạy học. Tác giả Phan Thị Hồng Vinh cho
rằng “Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động phối
hợpthống nhất của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học
được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực
hiện tối ưu mục tiêu và nhiệm vụ dạy học.” [48;tr.204]. Tác giả
Phan Trọng Ngọ cho rằng: “Định nghĩa chung nhất về phương
pháp dạy học là những con đường, cách thức để tiến hành dạy
học.”[31; tr.145].
Một số nhà nghiên cứu khác khi tiếp cận về vấn đề
PPDH theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất thì
nhấn mạnh “PPDH theo quan điểm phát triển năng lực không
chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn
chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình
huống của cuộc sống và nghề nghiệp; đồng thời gắn hoạt
động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường
học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh
theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển
năng lực xã hội” [45; tr.67]
Như vậy, cho đến nay, có ba cách tiếp cận về khái niệm
PPDH: Cách tiếp cận thứ nhất (quan niệm cũ), đó là sự phản
4
ánh quan niệm cụ về vai trò của người dạy trong QTDH: GV
là nhân vật trung tâm và giữ vai trò chủ đạo, hoạt động tích
cực, còn SV thì thụ động thực hiện, tiếp thu và lĩnh hội kiến
thức do người dạy truyền đạt. Quan niệm này dẫn đến chỗ coi
các PPDH đều là phương pháp của GV (đã lạc hậu). Cách tiếp
cận thứ hai, cách hiểu này phù hợp hơn, coi phương pháp dạy
học là sự phối hợp của hai hoạt động, hoạt động dạy và học.
Nhiệm vụ truyền đạt tri thức của người dạy cũng quan trọng
như việc lĩnh hội tri thức của SV.Cách tiếp cận thứ ba, đây là
cách tiếp cận dạy học tích cực và nhấn mạnh vai trò của SV
trong quá trình học tập, GV được coi là người hỗ trợ và hướng
dẫn. Người dạy tự mình xây dựng việc học tập của bản thân,
còn người dạy có nhiệm vụ là tạo môi trường học tập thuận
lợi và thường xuyên khuyến khích tư duy. Tuy nhiên, cần có
sự cân bằng giữa nội dung truyền đạt của GV và nội dung tự
học của SV.
Như vậy, có thể thống nhất một quan niệm về PPDH một
cách tương đối như sau: “Phương pháp dạy học là những hình
thức và cách thức hoạt động của giáo viên/giảng viên và học
sinh/sinh viên/học viên trong những điều kiện dạy học xác
định nhằm đạt được mục tiêu môn học” [7; tr.69].
5
Phương pháp dạy học Tư tưởng Hồ Chí Minh
Dạy học môn/chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các
trường học viện chính trị, các trường chính trị, trung tâm
Bồi dưỡng chính trị và Đại học và Cao đẳng ở Việt Nam
là một quá trình phức tạp, đa dạng. Trong thực tiễn cũng
như trong lý luận, phương pháp dạy học họcdạy học Tư
tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các hoạt động phức tạp đòi
hỏi sự sáng tạo, cải tiến không ngừng của cả người dạy và
người học. Bởi vậy phương pháp dạy họccác dạy học môn
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một khoa học và cũng là nghệ
thuật với những yêu cầu cao về thủ pháp sư phạm. Hay
nói cách khác đó là một khoa học về nghệ thuật dạy và
học, vừa giúp học viên, sinh viên lĩnh hội tri thức, vừa đạt
được mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất.
Dựa trên sự kế thừa quan điểm của các nhà giáo dục
học, nhà sư phạm, có thể hiểu phương pháp dạy học môn
Tư tưởng Hồ Chí Minh là con đường, cách thức hoạt động
trên cơ sở phối hợp, thống nhất hoạt động của giảng viên,
báo cáo viên, chuyên gia và hoạt động của học viên, sinh
viên nhằm thực hiện tốt các mục tiêu của môn học.
Phương pháp dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minhcũnglà
6
một khoa học, thuộc nhóm ngành KHGD (khác với khoa
học Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc nhóm ngành
KHXHNV) bởi vì nó nghiên cứu và phát hiện quy luật
của quá trình dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, xác định nội
dung, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học phù hợp
với đặc trưng bộ môn, đặc điểm đối tượng học viên, sinh
viên và mục tiêu giáo dục đào tạo của hệ thống các trường
học viện chính trị, các trường chính trị, trung tâm Bồi
dưỡng chính trị và Đại học và Cao đẳng ở Việt Nam.
Trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, có rất nhiều
phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống và hiện đại có ưu
thế trong việc gây hứng thú cho người học và mang lại hiệu
quả giáo dục tư tưởng, đạo đức cao như phương pháp thảo
luận nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, các kĩ thuật “công
não”, “trạm”, lý thuyết đa trí thông minh…Phương pháp kể
chuyện (một số quan niệm khác thì cho kể chuyện là kĩ thuật,
phương tiện) cũng được coi là một phương pháp khả thi,
mang lại hiệu quả cao trong dạy học chuyên đề Tư tưởng
Hồ Chí Minh cho đối tượng quần chúng ưu tú tham gia
các lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng trong nhà trường
hoặc các trung tâm bồi dưỡng chính trị hiện nay.
7
Lý luận về phương pháp kể chuyện và ưu, nhược điểm
của phương pháp kể chuyện trong dạy học chuyên đề Tư
tưởng Hồ Chí Minh cho quần chúng ưu tú
Lý luận về kể chuyện và phương pháp kể chuyện
Cho đến nay, có hai trường phái quan điểm nghiên cứu
về kể chuyện trong dạy học: trường phái coi kể chuyện là một
phương pháp sử dụng trong quá trình dạy học và trường phái
coi kể chuyện là một phương tiện, một kĩ thuật dạy học. Ở
trường phái quan điểm thứ hai, nhiều nhà giáo dục cho rằng
kể chuyện (tellingstory) là một hình thức thuộc về phương
pháp thuyết trình trong dạy học. Tuy nhiên, giả thuyết này
thiên về việc sử dụng truyện kể trong dạy học ở các bậc học,
môn học trong nhà trường, “truyện kể đã trở thành một trong
những phương tiện dùng để giáo dục và truyền tải thế giới
quan và nhân sinh quan của thế hệ trước cho thế hệ sau. Đặc
biệt, với những bài học nhân sinh vô cùng sâu sắc được ẩn
chứa qua lớp vỏ ngôn từ mang tính nghệ thuật và hình tượng,
truyện kể trở thành con đường hữu hiệu trong việc giáo dục
con người trong xã hội cũng như nội dung đạo đức trong nhà
trường” [13;tr.141]. Tuy nhiên, khi nhắc đến việc coi truyện
kể như con đường thì vô hình chung quan điểm lại ít nhiều có
8
những mối liên hệ đến phương pháp (con đường, cách thức)
trong quá trình dạy học.
Trường phái thứ nhất nghiêng về quan điểm của một số
nhà nghiên cứu trên thế giới và quan điểm của một số nhà
nghiên cứu về khoa hoc giáo dục lịch sử ở Việt Nam. Theo
quan niệm của các nhà nghiên cứu nước ngoài “Kể chuyện là
cách thức diễn đạt những hiểu biết của con người về sự thăng
trầm của quá khứ và dự đoán được những khả năng xảy ra của
tương lai. Trong khi đến với nhau để trao đổi các câu chuyện
là một truyền thống cổ xưa được thực hiện thông qua các kỹ
thuật tường thuật khác nhau để có được thông tin về sự phát
triển của con người” [34].Tác giả Field trong tựa đề bài
nghiên cứu “Evaluation through storytelling” bổ sung thêm
các cách tiếp cận, tình huống, môi trường cụ thể để sử dụng
kể chuyện trong đó nhấn mạnh kể chuyện trong môi trường
sư phạm dựa trên sự tương tác, chia sẻ giữa giảng viên với
sinh viên có vai trò quan trọng và chiếm vị trí hàng đầu so với
các môi trường kể chuyện khác [16].“Kể chuyện là phương
pháp dạy học truyền thống và có ý nghĩa trong việc bồi dưỡng
trí thông minh cảm xúc và giúp trẻ đạt được cái nhìn sâu sắc
về hành vi của con người” [28;tr.75]
9
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “kể chuyện là một
hành động diễn ra giữa một chủ thể là người kể với đối tượng
là người nghe về một chủ đề nào đó. Những câu chuyện thuộc
về thể loại khác nhau như truyền thuyết, cổ tích hay thần
thoại…Nội dung câu chuyện nhằm giải thích về một địa danh,
một khái niệm hay giới thiệu về một nhân vật lịch sử” [43;
tr.223].Tác giả Nguyễn Văn Đằng“kể chuyện là một phương
pháp dùng lời nói để miêu tả một cách sinh động, hấp dẫn, có
hình ảnh về một câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ” [12;
tr21].
Dựa trên quan điểm tiếp cận coi kể chuyện dưới góc độ
là một phương pháp dạy học truyền thống diễn ra trong quá
trình dạy học, tác giả đưa ra khái niệm như sau: Phương pháp
kể chuyện là con đường, cách thức tương tác giữa chủ thể là
người dạy với đối tượng là người học diễn ra trong quá trình
tổ chức các hoạt động giáo dục ở trên lớp hoặc ngoài giờ lên
lớp, thông qua sự phối hợp các hình thức, kĩ thuật, biện pháp
kể chuyện phong phú, đa dạng nhằm đạt được mục tiêu môn
học, bài học.
*Về đặc điểm của phương pháp kể chuyện trong dạy học
chuyên đề TTHCM.
10
Một là, phương pháp kể chuyện có mối quan hệ chặt chẽ
với mục tiêu, nội dung và đặc thù tri thức của chuyên đề dạy
học. “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn
diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng
xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát
triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta,
đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại
nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng
con người”[19; tr.9]. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống
bao gồm nhiều lĩnh vực, là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ
môn khoa học khác nhau. Song chủ yếu bao gồm những luận
điểm sau: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng
giải phóng dân tộc; Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã
hội và con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam;
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam; Tư
tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết
quốc tế; Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và xây dựng nhà
nước của dân, do dân, vì dân; Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo
đức,vănhoá và xây dựng con người mới, về chủ quyền lãnh
thổ đất nước trên mặt đất, trên bầu trời, trên biển...Tư tưởng
11
Hồ Chí Minh phản ánh nội dung cơ bản, cốt lõi, xuyên suốt
tiến trình cách mạng Việt Nam, đó là tư tưởng về độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp
và giải phóng con người. Sức sống mãnh liệt của Tư tưởng Hồ
Chí Minh được biểu đạt rõ nét qua các nguồn tư liệu, công
trình nghiên cứu và cả những câu chuyện kể của các nguyên
thủ quốc gia, các nhà nghiên cứu, các giai cấp, tầng lớp nhân
dân trong nước và quốc tế về cuộc đời, sự nghiệp và tấm
gương vĩ đại của Người.
Hai là, phương pháp kể chuyện là phương pháp được
lồng ghép vào phương pháp thuyết trình trong giảng dạy học
chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh cho quần chúng ưu tú tại
Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận.
Trong chương trình bồi dưỡng quần chúng ưu tú ở các
trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp quận, huyện, chuyên đề Tư
tưởng Hồ Chí Minh được giảng dạy hướng đến hai nhóm đối
tượng:
Thứ nhất là những quần chúng ưu tú đã là đảng viên
tham gia bồi dưỡng chương trình sơ cấp lý luận chính trị hoặc
12
tham gia các lớp học tập các chuyên đề liên quan tới thực hiện
Nghị quyết của Đảng và Ban Tuyên giáo Trung ương về đẩy
mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, do đặc thù ngay trên địa bàn thành phố Cần Thơ
đã có cả trường Chính trị thành phố và cao hơn và Học viện
Chính trị khu vực IV nên việc duy trì dưới dạng tập trung lớp
theo cụm hoặc toàn thành phố.
Thứ hai, nhóm quần chúng ưu tú là các quần chúng đã
hoàn thành lớp Đoàn viên ưu tú và đủ các điều kiện tham gia
lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng. Đây là đối tượng chiếm số
lượng đông đảo được Quận uỷ cũng như Ban lãnh đạo Trung
tâm BDCT quận Ninh Kiều chú ý giáo dục, tuyên truyền
thường xuyên, định kỳ hàng năm. Chương trình dành cho đối
tượng này bao gồm 5 bài trong đó có 1 chuyên đề về Tư
tưởng Hồ Chí Minh với nội dung thiên về (1)khái niệm, hệ
thống nội dung cơ bản, cơ sở hình thành và ý nghĩa Tư tưởng
Hồ Chí Minh; các vấn đề về vị trí, vai trò; (2)các chuẩn mực
đạo đức, nguyên tắc xây dựng đạo đức theo Tư tưởng Hồ Chí
Minh; (3)sự cần thiết và vấn đề học tập và làm theo tấm
gương đạo đức, nhân cách, lối sống Hồ Chí Minh trong quần
chúng ưu tú trong giai đoạn hiện nay. Hồ Chí Minh là một
13
tấm gương sáng về một đạo đức lớn, nhân cách vĩ đại của dân
tộc Việt Nam. Do đó, với quan điểm gắn lý luận với thực tiễn
của môn học, học đi đôi với hành nên đặc thù tri thức của
chuyên đề khi truyền tải cho đối tượng là quần chúng ưu tú sẽ
đạt hiệu quả, mục tiêu cao nhất thông qua các phương pháp
dạy học có tính hàm súc cao như phương pháp kể chuyện.
Mỗi một câu chuyện về Hồ Chí Minh trong công việc, cuộc
sống, học tập của bản thân hay cách hành xử, ứng đối nếu
được tổ chức kể chuyện bài bản, đúng quy trình sẽ có thể
”chạm” đến tất cả trái tim của những học viên ưu tú, trở thành
bài học cho thế hệ sau suy ngẫm, học tập và làm theo.
Ba là, phương pháp kể chuyện là một trong những phương
pháp mang lại tính hiệu quả và giáo dục cao trong dạy học các
chuyên đề về Tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là chuyên đề về
đạo đức, phong cách, nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho
đối tượng quần chúng ưu tú. Đạo đức, nhân cách Hồ Chí Minh
là sự kết tinh hài hoà giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc
Việt Nam với giá trị, chuẩn mực đạo đức phương Đông,
phương Tây, đồng thời lại rất gần gũi với nếp sống, văn hoá của
cộng đồng dân tộc, có giá trị nêu gương cao. Do đó, phương
pháp kể chuyện là một trong những cách thức, con đường hiệu
14
quả trong giáo dục đạo đức thế hệ sau, trong đó có lực lượng
quần chúng ưu tú theo tinh thần “một trăm bài diễn văn hay
không bằng một tấm gương sáng”.
*Về ưu điểm và nhược điểm của phương pháp kể chuyện
trong dạy học Tư tưởng Hồ Chí Minh:
Về ưu điểm, thứ nhất, vận dụng phương pháp kể chuyện
có tác dụng tạo hứng thú cho học viên là quần chúng ưu tú khi
tham gia học chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh. Ví dụ khi
phân tích ảnh hưởng của yếu tố gia đình đến sự hình thành
đạo đức Hồ Chí Minh, người dạy có thể mời quần chúng ưu
tú là học viên của lớp tham gia kể hoặc chính người dạy kể
những câu chuyện có liên quan để thông qua kết hợp với câu
hỏi nêu vấn đề như “Các đồng chí có biết, gia đình ảnh hưởng
đến đạo đức, cốt cách con người Hồ Chí Minh như thế nào
không?”, “Hãy nêu một vài ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của
Bác từ yếu tố gia đình”. Sau đó, giáo viên/ báo cáo viên giới
thiệu một số câu chuyện về cụ Hoàng Xuân Đường, Nguyễn
Thị Kép (là ông bà ngoại của Bác), câu chuyện về đạo đức
của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan (cha mẹ của
Bác) hay phẩm cách đạo đức của những người anh chị của
Bác. Cuối cùng gọi các thành viên cùng phân tích, tranh luận
15
để tìm ra mối liên hệ giữa đạo đức gia đình truyền thống với
sự hình thành đạo đức Hồ Chí Minh.
Thứ hai, vận dụng phương pháp kể chuyện được thực
hiện thông qua lời kể sinh động, cuốn hút, kết hợp với đồ
dùng trực quan hoặc các phương pháp, kĩ thuật dạy học đạng
sẽ mang lại hiệu quả cao, giúp học viên phát huy được khả
năng sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú, khắc sâu hơn
những tri thức về Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, đạo đức
Hồ Chí Minh nói riêng. Chẳng hạn khi nói về bản lĩnh của Hồ
Chí Minh trong việc khổ công học tập, bản lĩnh Hồ Chí Minh
trong những lần bị bắt giam, bị tuyên án rồi lại vượt qua
những sóng gió. Bản lĩnh của Người còn thể hiện cả trong
cách ứng đối sắc sảo của Người với kẻ thù, với bọn quan lại
nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp. Nếu vận dụng đúng
quy trình của phương pháp kể chuyện, cộng với một nghệ
thuật tổ chức, dẫn dắt, ngôn ngữ sinh động, đảm bảo người
nghe luôn cảm thấy hình ảnh tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh luôn vừa vĩ đại, vừa đời thường, có sức lay động và
mong muốn được học tập theo tấm gương của Người trong
đội ngũ quần chúng ưu tú nói riêng, nhân dân cả nước nói
chung.
16
Tuy nhiên, phương pháp kể chuyện cũng có nhược điểm:
Nếu câu chuyện không được chuẩn bị kĩ lưỡng, không có
cách thức, thủ pháp kể chuyện tốt, trong khi lớp bồi dưỡng
quần chúng ưu tú kết nạp Đảng thường có số lượng đông, sẽ
dẫn đến người nghe khó cảm nhận được cái hồn cốt câu
chuyện, mối quan hệ giữa nội dung câu chuyện với nội dung
chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh mà báo cáo viên, người
giáo viên muốn truyền đạt tới người học. Bên cạnh đó, mặc
dù các quy trình của phương pháp kể chuyện đã được tuân thủ
theo các bước, song sự chuẩn bị nội dung và xác minh độ tin
cậy của câu chuyện khi vận dụng trong quá trình tổ chức thực
nghiệm phương pháp kể chuyện là vô cùng quan trọng, đòi
hỏi người dạy phải nghiêm túc đầu tư, chọn lọc những nguồn
tư liệu chính thống, nghiên cứu và tìm hiểu bản chất và ý
nghĩa của câu chuyện, sau đó lập ra bản dự kiến kế hoạch vận
dụng vào nội dung của chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh cho
các lớp quần chúng ưu tú, làm cho họ không chỉ hiểu mà còn
có “độ ngấm”, “độ thấm” và định hướng vào thực tiễn công
việc, cuộc sống của họ ở nơi làm việc và nơi cư trú.
Về yêu cầu đối với vấn đề vận dụng phương pháp kể
chuyện, đặc biệt trong dạy học chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí
17
Minh cho quần chúng ưu tú đòi hỏi người kể (có thể là GV, có
thể là học viên) phải có năng lực tổ chức trình bày câu chuyện
một cách sinh động, lôi cuốn, xúc cảm, có kết cấu mở đầu,
diễn biến, kết thúc câu chuyện; giọng nói phải có ngữ điệu,
phù hợp với từng nội dung chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh
và con người, sự nghiệp, đạo đức Hồ Chí Minh; thời gian để
vận dụng phương pháp kể chuyện cho một đơn vị kiến thức
nhỏ không nên quá 20 phút bao gồm cả thảo luận, đàm thoại,
trả lời các câu hỏi nêu vấn đề xoay quanh chủ đề câu chuyện.
Cơ sở thực tiễn
Khái quát chung về Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị,
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Trung tâm bồi dưỡng Chính trị quận Ninh Kiều, Thành
phố Cần Thơ tọa lạc tại 96/11/3 Đường Nguyễn Thần Hiến
quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ được thành lập năm
2004. Về vị trí, chức năng, Trung tâm BDCT quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của
Ban Bí thư trung ương. Năm 2008 Quyết định số 185
-QĐ/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng(Khóa X) về “Chức
năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trung tâm huyện, quận,
18
thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh” bồi dưỡng các chương trình
lý luận chính trị cho các đối tượng theo quy định gồm có Nghị
quyết, Chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước,
bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới về chuyên môn, nghiệp vụ,
công tác xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, mặt trận và các
đoàn thể chính trị xã hội, tổ chức thông tin về tình hình thời
sự cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở góp
phần nâng cao nhận thức, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của đội ngũ cán bộ Đảng viên, công chức, viên chức trên địa
bàn quận.
Tổ chức bộ máy, biên chế từ năm 2004 đến nay đã qua
nhiều thời kỳ của Ban giám đốc, hiện nay: 4 đồng chí, 1 Giám
Đốc, 1 Phó Giám Đốc, 1 Kế Toán, 1 Giáo Vụ. Từ khi thực
hiện Nghị quyết số 06 của Đảng, biên chế của Trung tâm.
Tháng 9/2018 đến nay, bộ máy Trung tâm Bồi dưỡng Chính
trị gồm (Ủy viên Thường vụ quận ủy, Trưởng ban tuyên giáo
đồng thời là Giám đốc trung tâm, 1 Phó Giám Đốc, 1 Kế
Toán, 1 Giáo Vụ).
Về cơ sở vật chất: Diện tích, tổng diện tích là 3.992 m 2
gồm 2 hội trường, 1 phòng học và nơi làm việc của viên chức,
trang thiết bị gồm 7 máy vi tính, 3 máy chiếu, 2 dàn máy âm
19
ly. Nhìn chung, hệ thống cơ sở vật chất để đáp ứng chuẩn còn
nhiều khó khăn và chưa đáp ứng được yêu cầu cho đổi mới
phương pháp dạy học.
Về đội ngũ giảng viên: có 3 giảng viên, 1 Giám Đốc, 1
Phó Giám Đốc và 1 Giáo Vụ.Giảng viên giảng Tư tưởng Hồ
Chí Minh tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị quận Ninh Kiều
có 2 giảng viên (Trình độ: Đại học, Chính trị: cao cấp). Bên
cạnh đó, do khó khăn về nguồn cán bộ giảng dạy nên trung
tâm còn mời thêm một số cán bộ giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí
Minh từ trường Chính trị thành phố Cần Thơ hoặc các báo cáo
viên, giảng viên từ Học viện Chính trị khu vực IV nhằm nâng
cao hơn nữa chất lượng giảng dạy các chuyên đề Tư tưởng Hồ
Chí Minh trong các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị ở chương
trình sơ cấp lý luận chính trị, lớp học tập Nghị quyết hoặc lớp
bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho quần chúng ưu tú đang
phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Về hoạt động tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, do
thường xuyên nhận được sự quan tâm của Đảng uỷ, lãnh đạo
các cấp và nằm trên địa bàn trung tâm của thành phố nên có
nhiều chuyển biến tích cực. Báo cáo số liệu cho thấy có
những năm (năm 2015), trung tâm mở được 57 lớp đào tạo,
20
bồi dưỡng với hàng nghìn học viên theo học, trong đó “hệ
Đảng mở 6 lớp trung cấp lý luận chính trị- hành chính, sơ cấp
lý luận chính trị, bồi dưỡng quần chúng ưu tú kết nạp Đảng,
bồi dưỡng Đảng viên mới”[49]. Trong hơn một năm gần đây,
do một số nguyên nhân, hoạt động của Trung tâm chủ yếu
hướng vào mở các lớp bồi dưỡng chính trị- hành chính, các
lớp học Nghị quyết Trung ương Đảng và lớp bồi dưỡng lý
luận chính trị cho các quần chúng ưu tú có nguyện vọng phấn
đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đặc điểm đối tượng quần chúng ưu tú tại Trung tâm
Bồi dưỡng Chính trị, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Trong chương trình bồi dưỡng quần chúng ưu tú ở các
trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp quận, huyện, chuyên đề Tư
tưởng Hồ Chí Minh được giảng dạy hướng đến hai nhóm đối
tượng:
Thứ nhất là những quần chúng ưu tú đã là đảng viên
tham gia bồi dưỡng chương trình sơ cấp lý luận chính trị hoặc
tham gia các lớp học tập các chuyên đề liên quan tới thực hiện
Nghị quyết của Đảng và Ban Tuyên giáo Trung ương về đẩy
mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
21
Tuy nhiên, do đặc thù ngay trên địa bàn thành phố Cần Thơ
đã có cả trường Chính trị thành phố và cao hơn và Học viện
Chính trị khu vực IV nên việc duy trì dưới dạng tập trung lớp
theo cụm hoặc toàn thành phố.
Thứ hai, hàng năm căn cứ theo nghị quyết của Quận Ủy
Ninh Kiều, trung tâm bồi dưỡng chính trị mở bốn lớp bồi
dưỡng, nhận thức về Đảng cho khoảng 240 đến 300 người với
chương trình do ban tuyên giáo trung ương biên soạn trong đó
có một chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh với các nội dung
chính: (1) khái niệm hệ thống nội dung cơ bản, cơ sở hình
thành và ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh; các vấn đề về vị trí,
vai trò; (2) các chuẩn mực đạo đức, nguyên tắc xây dựng đạo
đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh; (3) sự cần thiết và vấn đề
học tập và làm theo tấm gương đạo đức, nhân cách, lối sống
Hồ Chí Minh cho mọi tầng lớp trong xã hội. Do đó với quan
điểm bồi dưỡng lí luận gắn với thực tiễn của môn học, học đi
đôi với hành để người học tiếp thu và đạt hiệu quả cao. Việc
vận dụng mỗi câu chuyện về Hồ Chí Minh trong công việc,
cuộc sống, học tập của bản thân hay cách ứng xử, nếu được tổ
chức kể chuyện bài bản, sát nội dung, đúng qui trình sẽ
”chạm” tất cả trái tim của những người ưu tú đang quyết tâm
22
phấn đấu để được đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng Sản
Việt Nam.
Dạy học bài “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong
cách Hồ Chí Minh.” Là một trong bài học bắt buộc nằm trong
chương trình học tập do Ban tuyên giáo Trung ương biên soạn
do quần chúng ưu tú ở cơ sở học tập trước khi kết nạp vào Đảng.
Sau khi học xong bài này của chương trình, đa số học viên tiếp
thu và hưởng ứng cuộc vận động lớn để giáo dục rèn luyện cán
bộ Đảng viên và mọi người trong xã hội đạo đức cách mạng,
đạo đức của con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa trong giai
đoạn cách mạng hiện nay. Qua đó giúp cho Đảng viên và quần
chúng thấy rõ nguyên nhân của tình trạng suy thoái về đạo đức,
tìm ra nguyên nhân để khắc phục mà thực trạng đó tìm ẩn nhiều
nguy cơ cùng với nhiều nguy cơ khác, có thể dẫn đến mất ổn
định chính trị - xã hội, sự “sống còn của Đảng và chế độ.” Để
nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, giải quyết các vấn
đề cấp bách nêu trên thì việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư
tưởng phong cách Hồ Chí Minh là một giải pháp quan trọng vừa
mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài. Qua đó người học
cũng thấy được về mặt nội dung lần đầu tiên trong văn kiện đại
hội XII của Đảng khẳng định xây dựng Đảng trong sạch vững
23
mạnh, không chỉ về chính trị tư rưởng, tổ chức mà còn nhấn
mạnh xây dựng Đảng về đạo đức. Đại hội cũng đã đưa việc học
tập phong cách Hồ Chí Minh vào văn kiện chính thức của Đại
hội.
Thực trạng việc vận dụng phương pháp kể chuyện
trong dạy học chương trình sơ cấp lý luận chính trị
Ưu điểm: trong thời gian qua, chúng tôi vận dụng phương
pháp kể chuyện đưa vào phương pháp giảng dạy chuyên đề tư
tưởng Hồ Chí Minh. Báo cáo viên nghiên cứu những mẫu
chuyện lồng ghép vào trong nội dung giảng dạy, chủ yếu về
cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh qua đó báo cáo viên
phân tích ý nghĩa của mẫu chuyện để tạo được sự chú ý, quan
sát, lắng nghe cuả học viên để kích thích hoạt động của học
viên. Trước khi bước vào bài học của chuyên đề báo cáo viên
yêu cầu học viên nghiên cứu chuyên đề trước và phân công các
tổ chuẩn bị những mẫu chuyện. Khi vào giờ học các tổ tổ chức
thực hiện các bước theo phân công của báo cáo viên. Vì thế
khuyến khích được các học viên tích cực nghiên cứu đọc các
mẫu chuyện của Bác nhiều hơn.
24
Nhược điểm: thời gian học chuyên đề ngắn (1 buổi) nên
có nhiều mẫu chuyện hay và hấp dẫn được các học viên chuẩn
bị tỉ mỉ công phu nhưng không được trình bày trên lớp ( rút
kinh nghiệm sẽ phân bổ thời gian phù hợp).
Đề tài được tiến hành trên cơ sở khảo sát bằng phiếu và
phỏng vấn trên 5 GV giảng dạy (bao gồm cả GV cơ hữu và
báo cáo viên mời) và 100 học viên là quần chúng ưu tú tham
dự lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng dựa trên các nội dung
khảo sát: nhận thức về mức độ, tầm quan trọng, tần suất thực
hiện, hình thức, biện pháp, mức độ hứng thú…đối với phương
pháp kể chuyện trong quá trình giảng dạy và học tập chuyên
đề Tư tưởng Hồ Chí Minh tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Về mức độ nhận thức của quần chúng ưu tú về sự cần thiết
của PP kể chuyện trong dạy học chuyên đề TTHCM được thể
hiện qua bảng 1.1. dưới đây:
-Sự cần thiết của PP kể chuyệntrong dạy học chuyên
đề TTHCM
S
TT
Tiêu chí
Khảo sát học
viên
25
Khảo sát
GV