Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

đề xuất giải pháp kiểm soát chất lượng thi công kênh chính nam, nha trinh lâm cấm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 92 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH......................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của Đề tài ..............................................................................................1
2. Mục đích của Đề tài .....................................................................................................3
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..................................................................3
4. Kết quả dự kiến đạt được.............................................................................................4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG BÊ TÔNG CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI .........................................................................................................5
1.1

Chất lượng công trình thủy lợi ...........................................................................5

1.1.1

Quan niệm về chất lượng ............................................................................5

1.1.2

Các thuộc tính của chất lượng .....................................................................5

1.1.3

Các yêu cầu và đặc điểm của chất lượng ....................................................7

1.1.4

Vai trò của chất lượng .................................................................................8



1.2

Công tác thi công hệ thống kênh tại khu vực Nam Trung Bộ và Việt Nam ......8

1.2.1

Công tác thi công hệ thống kênh tại khu vực Nam Trung Bộ ....................8

1.2.2

Công tác thi công hệ thống kênh tại Việt Nam .........................................11

1.3

Đặc điểm công tác thi công kênh bê tông và những hư hỏng thường gặp ......16

1.3.1

Đặc điểm công tác thi công bê tông ..........................................................16

1.3.2 Một số sự cố trong thi công kênh có nguyên nhân từ chất lượng bê tông
và nền kênh ............................................................................................................20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..............................................................................................22
CHƯƠNG 2
BÊ TÔNG
2.1

CƠ SỞ KHOA HỌC, CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CHẤT LƯỢNG KÊNH
............................................................................................................23


Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu công tác đất đá nền và mái kênh ....23

2.1.1

Kỹ thuật cơ bản đào và đắp đất công trình thủy lợi ..................................23

2.1.2 Tiêu chuẩn về thi công và nghiệm thu công tác đất đá hiện hành và những
vấn đề chính tác động đến chất lượng thi công nền kênh. ....................................34

iii


2.2 Yêu cầu kỹ thuật thi công, quản lý chất lượng trong thi công và nghiệm thu bê
tông công trình thủy lợi .............................................................................................37
2.2.1

Yêu cầu kỹ thuật thi công bê tông .............................................................37

2.2.2

Yêu cầu quản lý chất lượng trong thi công và nghiệm thu bê tông ..........39

2.2.3

Đối với chủ đầu tư và ban quản lý dự án ..................................................43

2.2.4

Đối với nhà thầu thi công ..........................................................................44


2.3 Một số yếu tố quan trọng về kỹ thuật và quản lý ảnh hưởng đến chất lượng thi
công bê tông...............................................................................................................44
2.3.1

Những quy định hiện hành về quản lý chất lượng công trình thủy lợi. ....44

2.3.2 Một số yếu tố quan trọng về kỹ thuật và quản lý ảnh hưởng đến chất
lượng thi công bê tông ...........................................................................................46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..............................................................................................61
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG KÊNH
CHÍNH NAM, NHA TRINH – LÂM CẤM .................................................................62
3.1

Tổng quan về dự án kênh Chính Nam .............................................................62

3.1.1

Tổng quan về dự án ...................................................................................62

3.1.2

Nội dung phương án xây dựng của dự án .................................................63

3.2 Thực trạng quản lý chất lượng thi công của nhà thầu thi công và giám sát chất
lượng của chủ đầu tư .................................................................................................68
3.2.1

Quản lý chất lượng của chủ đầu tư ...........................................................68


3.2.2

Quản lý chất lượng của nhà thầu ...............................................................69

3.2.3
thầu

Đánh giá công tác quản lý chất lượng công trình của Chủ đầu tư và Nhà
...................................................................................................................72

3.3

Đề xuất giải pháp kiểm soát chất lượng thi công kênh Chính Nam ................74

3.3.1

Giải pháp chính về thi công bê tông .........................................................74

3.3.2

Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thi công của Chủ Đầu tư ...........78

3.3.3

Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thi công của nhà thầu ................80

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..............................................................................................83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................84


iv


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1-1: Công nhân đang xây kênh bê tông bằng gạch.................................................9
Hình 1-2: Kênh bê tông đúc sẵn ....................................................................................10
Hình 1-3: Công nhân đang đúc các đan bê tông............................................................11
Hình 1-4: Mái kênh được lát bằng các tấm đan bê tông đúc sẵn. .................................12
Hình 1-5: Mái kênh bị sụt lún........................................................................................12
Hình 1-6: Đổ bê tông trực tiếp lên mái kênh .................................................................13
Hình 1-7: Mái kênh và nền kênh BTCT bị gãy do đất nền yếu. ...................................13
Hình 1-8: Đổ bê tông mái kênh Ngàn Trươi bằng ván khuôn trượt ..............................15
Hình 1-9: Thi công Neoweb tại Dự án WB7 Quảng Nam ............................................16
Hình 1-10: Bờ kênh BTCT bị hư hỏng do nền đất yếu .................................................21
Hình 1-11: Kênh bị hư hỏng do chất lượng bê tông (rỗ tổ ong) ...................................21
Hình 2-1: Kênh bị sạt lở do nước chảy xuyên lòng đất, do mưa lũ chảy trên vùng đồi
núi gây ra. ......................................................................................................................36
Hình 2-2: Bê tông bị nứt mặt sau khi đổ (nứt do co dẻo) ..............................................56
Hình 2-3: Bê tông bị trắng mặt (bụi trắng) ....................................................................57
Hình 2-4: Bê tông bị phồng rộp .....................................................................................58
Hình 2-5: Bê tông bị biến màu ......................................................................................59
Hình 2-6: Bê tông bị “nở hoa”.......................................................................................60

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2-1: Chiều dày lớp đất ướt nằm trên mực nước ngầm .........................................27
Bảng 3-1: Các chỉ tiêu cơ lý của đất nền và mái bờ kênh chính Nam ..........................65


vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
(Xếp theo thứ tự A,B,C của chữ cái đầu viết tắt)
ĐHTL Đại học Thủy lợi
IEEE Institute of Electrical and Electronics Engineers
LVThS Luận văn Thạc sĩ
CĐT Chủ Đầu tư
TVGS Tư vấn Giám sát
XDCB Xây dựng cơ bản
QLDA Quản lý dự án

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Ninh Thuận là một tỉnh nằm ở phía trung nam Việt Nam. Đây là một trong những tỉnh
khô hạn nhất trong cả nước, với điều kiện khí hậu thường được so sánh giống như khí
hậu vùng Địa Trung Hải. Ở đây nông nghiệp vẫn là hoạt động chính (chiếm 52% GDP
tỉnh với 76% dân số trong độ tuổi lao động). Ngoài hai lưu vực tưới chính hiện có
(khoảng 15000ha), nông nghiệp của tỉnh còn nhiều khó khăn lớn về điều kiện tự nhiên
(hạn hán, lũ lụt, nhiều địa hình núi cao với đất đai cằn cỗi nằm ngoài vùng đồng bằng)
lẫn điều kiện kinh tế xã hội (thị trường địa phương yếu kém, giao thông trong tỉnh khó
khăn, nông nghiệp phần lớn chỉ làm được một vụ/năm, ít sử dụng sức kéo bằng
phương tiện cơ giới và tập quán canh tác nương rẫy trên sườn núi, nhiều đồng bào dân
tộc thiểu số sống trong vùng). Những hạn chế trên làm cho nông nghiệp của tỉnh
không có được lợi thế và hiện đang xếp thứ tư trong số các tỉnh nghèo nhất nước.
Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, phát triển thủy lợi là một trong những giải pháp

có thể giảm được các nguy cơ thiên tai như lũ lụt, hạn hán. Dựa trên các chương trình
cho vay và trợ giúp hiện có của các nước phát triển và tổ chức quốc tế để giúp các tỉnh
nghèo phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế, năm 2000, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư cho chủ trương tỉnh Ninh Thuận lập dự án quy hoạch thủy lợi vừa
và nhỏ và đường giao thông của tỉnh.
Dự án cải tạo, nâng cấp đoạn đầu và đoạn cuối Kênh chính Nam thuộc hệ thống thủy
lợi Nha Trinh – Lâm Cấm , huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận là một trong số những
dự án hệ thống thủy lợi vừa và nhỏ tỉnh Ninh Thuận do cơ quan phát triển Pháp (AFD)
tài trợ. Mục tiêu của dự án là đảm bảo tưới chủ động và ổn định cho 6.800ha đất canh
tác lúa 3 vụ của khu hưởng lợi thuộc huyện Ninh Phước, tạo nguồn nước sinh hoạt cho
100.000 người, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khai thác, quản lý vận hành hệ
thống nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
Nội dung và quy mô đầu tư:

1


Gia cố đoạn đầu từ K0+00 đến K4+626 (theo tuyến kênh cũ)
Tổng chiều dài kênh: 3.891m. Trong đó đoạn đầu kênh cũ từ K0 đến K1+873 thay
bằng đoạn kênh đào mới 1.140m (Theo tuyến kênh được phê duyệt).
Tôn cao bờ, đắp áp trúc mái, nạo vét lòng kênh theo mặt cắt thiết kế.
Hình thức gia cố kênh: Bê tông cốt thép.
Sửa chữa và bổ sung 14 công trình trên kênh trong đó: 04 công trình sửa chữa và 10
công trình bổ sung.
Nâng cấp đường quản lý dọc kênh với bề rộng nền đường là 5,0m; bề rộng mặt đường
là 4,0m.
Gia cố đoạn giữa kênh từ K20+880 đến K21+280 dài 400m.
Đắp áp trúc mái, nạo vét lòng kênh theo mặt cắt thiết kế.
Hình thức gia cố kênh: Bê tông cốt thép.
Nâng cấp đường quản lý dọc kênh với bề rộng nền đường là 3,0m bờ tả; 2m bờ hữu.

Gia cố đoạn cuối kênh nam từ K24+155 đến K29+001 (cuối tuyến) dài 4.846m.
Đắp áp trúc mái, nạo vét lòng kênh theo mặt cắt thiết kế.
Hình thức gia cố kênh: Bê tông cốt thép.
Sửa chữa và bổ sung 33 công trình trên kênh, trong đó làm mới 29 công trình và tu sửa
04 công trình.
Nâng cấp đường quản lý dọc kênh với bề rộng nền đường 0,4m; bề rộng đường 3,0m.
Để đảm bảo an toàn cho công trình, đưa công trình vào sử dụng đạt được hiệu quả như
mong muốn thì công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công cần phải được
thực hiện tốt. Với mong muốn đóng góp kiến thức đã tích lũy được trong quá trình học
tập trong việc giúp chủ đầu tư quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công, tác giả chọn

2


đề tài “Đề xuất giải pháp kiểm soát chất lượng thi công Kênh Chính Nam - Nha Trinh
- Lâm Cấm” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

2. Mục đích của Đề tài
Vận dụng kết quả nghiên cứu đề xuất giải pháp kiểm soát chất lượng thi công kênh
chính nam của hệ thông thủy lợi Nha Trinh - Lâm Cấm, tỉnh Ninh Thuận.

3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cách tiếp cận
Cách tiếp cận của đề tài chủ yếu là tiếp cận thực tế tại địa phương; tiếp cận hệ thống
tiêu chuẩn qui phạm cũng như văn bản qui phạm pháp luật hiện hành.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả dự kiến sử dụng một số phương pháp sau:
- Nghiên cứu tổng quan;
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết chung về công tác quản lý chất lượng công trình xây
dựng, nghiên cứu các tài liệu, văn bản quy phạm cũng như pháp luật liên quan đến

công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi trong phạm vi nghiên cứu của để tài;
- Điều tra và tổng hợp các tài liệu đã nghiên cứu liên quan đến đề tài;
- Các phương pháp thu thập thông tin: các văn bản pháp quy, tài liệu liên quan đến
công tác triển khai thực hiện dự án;
- Phương pháp chuyên gia: trao đổi với thầy hướng dẫn và các chuyên gia quản lý dự
án nhằm thu được những kinh nghiệm, có được các nhận xét và ý kiến góp ý về các
vấn đề liên quan đến công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi và mối liên hệ với
các bên tham gia vào tiến trình thực hiện dự án…trong những tình huống cụ thể.
3.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu các giải pháp quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công các công trình
thủy lợi.

3


Đối tượng nghiên cứu là công tác thi công bê tông trong các công trình thủy lợi, áp
dụng cho Tiểu dự án cải tạo, nâng cấp đoạn đầu và đoạn cuối Kênh chính Nam thuộc
Hệ thống thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm, huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận.

4. Kết quả dự kiến đạt được
Trên cơ sở đi sâu nghiên cứu về chất lượng thi công và bảo đảm chất lượng thi công hệ
thống kênh, đề xuất giải pháp kiểm soát chất lượng thi công kênh chính Nam của hệ
thống thủy lợi Nha Trinh - Lâm Cấm cho phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Ninh
Thuận.

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG BÊ

TÔNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1

Chất lượng công trình thủy lợi

1.1.1 Quan niệm về chất lượng
Quan niệm về chất lượng được nhìn nhận trên nhiều góc độ khác nhau.
Nếu xuất phát từ bản thân sản phẩm: chất lượng là tập hợp những tính chất của bản
thân sản phẩm để chế định tính thich hợp của nó nhằm thỏa mãn những nhu cầu xác
định phù hợp với công dụng của nó.
Xuất phát từ phía nhà sản xuất : chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản
phẩm với một tập hợp các yêu cầu tiêu chuẩn hay các quy cách đã được xác định
trước.
Xuất phát từ phía thị trường:
- Từ phía khách hàng: Chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng.
- Về mặt giá trị: Chất lượng được hiểu là đại lượng đo bằng tỷ số giữa lợi ích thu được
từ việc tiêu dùng sản phẩm với chi phí bỏ ra để đạt được lợi ích đó.
- Về mặt cạnh tranh: Chất lượng có nghĩa là cung cấp những thuộc tính mà mang lại
lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt sản phẩm đó với sản phẩm khác cùng loại trên thị
trường.
Theo tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO): Chất lượng là mức độ thỏa mãn của một
tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu đã nêu ra hay tiềm ẩn.
1.1.2 Các thuộc tính của chất lượng
Chất lượng bao gồm 8 thuộc tính:
Thuộc tính kỹ thuật: Nó phản ánh công dụng chức năng của sản phẩm hàng hóa dịch
vụ. Các thuộc tính này xác định chức năng tác dụng chủ yếu và nó được quy định bởi
các chỉ tiêu như kết cấu vật chất, thành phần cấu tạo, các đặc tính về cơ lý hóa.
5



Thuộc tính về tuổi thọ: đây là yếu tố đặc trưng cho tính chất của sản phẩm có giữ được
khả năng làm việc bình thường hay không trong một điều kiện thực hiện nghiêm túc
chế độ bảo hành, bảo dưỡng theo qui định thiết kế. Tuổi thọ của sản phẩm là cơ sở
quan trọng giúp cho khách hàng quyết định lựa chonnj mua hàng, làm tăng uy tín của
sản phẩm và làm cho sản phẩm đó có khả năng cạnh tranh cao hơn.
Độ tin cậy: Đây được coi là một yếu tố quan trọng nhất phản ánh chất lượng của sản
phẩm hàng hóa dịch vụ. Đây chính là cơ sở cho các doanh nghiệp có khả năng duy trì
và phát triển sản phẩm của mình.
Độ an toàn: Những chỉ tiêu an toàn trong khai thác vận hành sản phẩm hàng hóa là
những chỉ tiêu cực kỳ quan trọng, đậc biệt là những chỉ tiêu an toàn tới sức khỏe của
khách hàng là yếu tố bắt buộc phải có trong mỗi sản phẩm với điều kiện tiêu dùng hiện
nay.
Mức độ gây ô nhiễm: cũng giống như độ an toàn và nó được coi như là một yêu cầu
bắt buộc mà các nhà sản xuất phải tuân thủ khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường.
Tính tiện dụng: Phản ánh những đòi hỏi về tính sẵn có, dễ vận chuyển, bảo quản và sử
dụng, đồng thời có khả năng thay theerskhi những bộ phận bị hỏng hóc.
Tính kinh tế: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những sản phẩm mà khi sử dụng có
tiêu hao nhiên liệu và năng lượng. Tiết kiệm nhiên liệu và năng lượng ngày nay đã trở
thành một trong những yếu tố phản ánh chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản
phẩm trên thị trường.
Tính thẩm mỹ: Nó là đặc trưng cho sự truyền cảm, sự hợp lý về hình thức , kiểu dáng.
Hay nói cách khác những sản phẩm ngày nay phải đảm bảo sự hoàn thiện về kích
thước, kiểu dáng và tính cân đối.
Tính vô hình: Ngoài những thuộc tính hữu hình ra, thì chất lượng còn có những thuộc
tinh vô hình khác và những thuộc tính này lại có ý nghĩa quan trọng đối với khách
hàng khi đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Đây là căn cứ tạo ra sự khác
biệt, thể hiện tính chuyên nghiệp.

6



1.1.3 Các yêu cầu và đặc điểm của chất lượng
1.1.3.1 Các yêu cầu:
Chất lượng phải chính là kết quả của sự phối hợp thống nhất giữa lao động với các yếu
tố kỹ thuật, kinh tế và các yếu tố văn hóa xã hội (bởi chất lượng là sự kết hợp nhuần
nhuyễn của bốn yếu tố).
Chất lượng phải phản ánh được khả năng đáp ứng được các yêu cầu về chức năng kỹ
thuật , phải phản ánh giá trị sử dụng mà sản phẩm có thể đạt được.
Các thuộc tính chất lượng phải là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, nhiều bộ phận
hợp thành. Chất lượng không chỉ phản ánh trình độ kỹ thuật của sản phẩm , mà còn
phản ánh trình độ, điều kiện phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước, mỗi khu vực trong
từng thời kỳ.
Chất lượng được hình thành trong tất cả mọi hoạt động, mọi quá trình. Vì vậy, phải
xem xét nó một cách chặt chẽ giữa các quá trình trước trong và sau sản xuất.
Chất lượng cần phải được xem xét chặt chẽ giữa các yếu tố tác động trực tiếp, gián
tiếp, bên trong và bên ngoài.
1.1.3.2 Đặc điểm của chất lượng:
Chất lượng ở đây là một phạm trù kinh tế kỹ thuật và xã hội.
Chất lượng có tính tương đối và thay đổi theo thời gian, không gian.
Chất lượng sản phẩm tùy thuộc vào từng loại thị trường cụ thể. Nó có thể được đánh
giá cao ở thị trường này, nhưng không được đánh giá cao ở thị trường khác, có thể phù
hợp với đối tượng này, nhưng không phù hợp với đối tượng khác.
Chất lượng có thể được đo lường và đánh giá thông qua các tiêu chuẩn cụ thể.
Chất lượng phải được đánh giá và đo lường thông qua các tiêu chuẩn cụ thể.
Chất lượng phải được đánh giá trên cả hai mặt khách quan và chủ quan. Tính chủ quan
thể hiện thông qua chất lượng trong sự phù hợp hay còn gọi là chất lượng thiết kế.
Tính khách quan thể hiện thông qua chất lượng trong sự tuân thủ thiết kế.

7



Chất lượng chỉ thể hiện đúng trong những điều kiện tiêu dùng cụ thể, không có chất
lượng cho mọi đối tượng khách hàng trong mọi điều kiện tiêu dùng cụ thể.
1.1.4 Vai trò của chất lượng
Chất lượng sẽ tạo ra sức hấp dẫn, thu hút khách hàng và tạo nên lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Chất lượng giúp cho doanh nghiệp tăng uy tín, hình ảnh và danh tiếng của mình nhờ
đó nó có tác động rất lớn tới quyết định lựa chọn mua hàng của khách hàng.
Chất lượng là cơ sở cho việc duy trì và mở rộng thị trường, tạo sự phát triển lâu dài và
bền vững cho các doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng có nghĩa tương đương với việc nâng cao năng suất lao động,
giảm thiểu chi phí, đồng thời làm giảm thiểu mức độ gây ô nhiễm môi trường.
Trong điều kiện ngày nay, nâng cao chất lượng là cơ sở quan trọng cho việc giao lưu
trao đổi thương mại và hội nhập quốc tế.
1.2

Công tác thi công hệ thống kênh tại khu vực Nam Trung Bộ và Việt Nam

1.2.1 Công tác thi công hệ thống kênh tại khu vực Nam Trung Bộ
Trong những năm gần đây, tại khu vực Nam Trung Bộ công tác kiên cố hóa hệ thống
kênh mương, nâng cao hiệu quả tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp đã được triển
khai từng bước thực hiện trong phạm vi cả nước.
Kiên cố hóa kênh mương (đặc biệt là hệ thống kênh tưới) đã mang lại hiệu quả to lớn:
- Tiết kiệm nguồn nước tưới, giảm chi phí tiền điện bơm tưới,tận dụng triệt để nguồn
nước của các hồ chứa nước, bai đập dâng; giảm thiểu thiệt hại do hạn hán, thiếu nguồn
nước tưới với những rủi ro do tình trạng biến đổi khi hậu đã và đang gây ra.
- Giảm chi phí đầu tư sủa chữa nâng cấp hàng năm vì các tuyến kênh đất được thay
bằng kênh kiên cố.
- Tăng thêm diện tích đất để sản xuât nông nghiệp từ nguồn đất được dôi ra khi chuyển
từ kênh đất sang kênh kiên cố.


8


Những biện pháp phổ thông đang được sử dụng rộng rãi hiện nay là:
+ Kênh bọc đất sét (Mặt cắt hình thang): Loại kênh này có khả năng chống thấm tốt,
hạn chế sạt lở bờ kênh, hay áp dụng cho vùng đất pha cát.
+ Kênh xây đá (Mặt cắt hình thang hoặc chữ nhật): Có khả năng chống sạt lở bờ kênh,
hầu như không tổn thất nước, thường áp dụng cho vùng núi có nguồn cung cấp đá.
+ Kênh xây gạch (Mặt cắt chữ nhật): Đây là loại kênh sử dụng vật liệu địa phương,
xây dựng đơn giản, các địa phương có thể đảm nhận thi công quản lý. [1]

Hình 1-1: Công nhân đang xây kênh bê tông bằng gạch
+ Kênh lát mái bằng các tấm bê tông lắp ghép (Mặt cắt hình thang): Loại hình kênh
này thi công nhanh nhưng khả năng chống mất nước bị hạn chế, dễ bị sạt mái nếu
không có biện pháp liên kết chắc chắn các tấm với nhau. Để hạn chế sự sụt lở phát
triển người ta tạo thành các khung bao cho một vùng diện tích nhất định và trên đỉnh
mái cần có giằng khoá dọc bờ kênh. Kích thước tấm lát cần chọn hợp lý về mặt chịu
lực, lắp ghép và chuyên chở.

9


+ Kênh đổ bê tông tại chỗ (Mặt cắt hình thang hoặc chữ nhật): Loại kênh này hiện
nay thường áp dụng, vốn đầu tư lớn, việc tính toán thiết kế và thi công phức tạp. Khả
năng chống mất nước cao.
+ Kênh bê tông đúc sẵn: Đây là loại kênh thường được đúc sẵn, lắp ghép khối, áp
dụng cho mọi điều kiện địa hình, tạo cảnh quan môi trường đẹp, khả năng chống sạt
lở cao, có thể di chuyển khi cần thiết.
Ưu điểm: Tiến độ thi công nhanh, biện pháp thi công đơn giản, không đòi hỏi năng lực

và kỹ thuật thi công cao, người dân cũng có thể tự thi công; giá thành cũng như diện
tích đất kênh chiếm chỗ nhỏ hơn kênh xây cùng cấp lưu lượng; khi quy hoạch đồng
ruộng thay đổi có thể tháo lắp sang vị trí khác thuận lợi; phù hợp với chủ trương xây
dựng nông thôn mới.
Nhược điểm: Khi hiện trường chật hẹp khó thi công; xây dựng gần đường giao thông
hay nơi có trâu bò đi qua cần có biện pháp bảo vệ kênh. Hiện tại chưa có tiêu chuẩn
quốc gia về thiết kế, thi công kênh bê tông đúc sẵn. [1]

Hình 1-2: Kênh bê tông đúc sẵn

10


1.2.2 Công tác thi công hệ thống kênh tại Việt Nam
1.2.2.1 Kênh lát mái bằng các tấm đan đúc sẵn
Hệ thống kênh mương hoặc các công trình bê tông mái dốc vẫn được thi công bằng
phương pháp thủ công như xây bằng đá hộc hoặc xây bằng các tấm đan đúc sẵn. Đây
là phương pháp cần khá nhiều lao động và tốn thời gian từ chuẩn bị mặt bằng, đúc sẵn
tấm đan đến việc lắp đặt các tấm đan và cuối cung là hoàn thiện bề mặt kênh.
Phương pháp này mất nhiều công sức và thời gian nhưng phương pháp này lại không
đem lại chất lượng cho công trình. Các kênh mương được lát mái bằng tấm bê tông
thường bị sụt mái, lõm vào hoặc phình ra làm hỏng hệ thống kênh mương gây thất
thoát nước và công trình xuống cấp nhanh chóng. Loại hư hỏng này chúng ta thường
thấy rất nhiều trên các kênh sử dụng tầng lọc là vải địa kỹ thuật và lát các tấm bê tông
bên ngoài, như kênh Liễn sơn – Vĩnh Phúc, kênh chính Đồng Cam – Phú yên v.v…
Một vài hình ảnh dưới đây mô tả khá rõ các nhýợc ðiểm của phýõng pháp này. Giữa
các tấm ðan có khe hở lớn làm cho nýớc dẽ dàng thấm quá gây mềm hóa lớp nền phía
dýới, lâu ngày dẫn ðến mái kênh bị lún sụt theo từng mảng nhý trong hình. Việc nước
thấm dễ dàng qua bề mặt kênh còn làm thất thoát một lượng nước đáng kể, làm giảm
hiệu quả của công trình. [2]


Hình 1-3: Công nhân đang đúc các đan bê tông.

11


Hình 1-4: Mái kênh được lát bằng các tấm đan bê tông đúc sẵn.

Hình 1-5: Mái kênh bị sụt lún.
1.2.2.2 Mái kênh bằng bê tông đổ tại chỗ
Một biện pháp mà các nhà thầu hay sử dụng nữa là đổ bê tông trực tiếp lên mái kênh
bằng thủ công hay kết hợp với các thiết bị thi công tự chế cho năng suất lao động
không cao, sử dụng lao động nhiều, tốn vật liệu và chi phí nhân công. Một nhược điểm
thấy rõ của phương pháp này là chất lượng công trình không được đảm bảo, công trình
12


nhanh chóng xuống cấp do bê tông trộn thủ công không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, quá
trình đầm nén, hoàn thiện bề mặt không đạt yêu cầu. [3]

Hình 1-6: Đổ bê tông trực tiếp lên mái kênh

Hình 1-7: Mái kênh và nền kênh BTCT bị gãy do đất nền yếu.

13


1.2.2.3 Đổ bê tông mái kênh bằng thiết bị:
Theo mô hình công nghệ của Hãng GOMACO: tại công trình thủy lợi Phước Hòa đã
ứng dụng thiết bị này để thi công đổ bê tông trực tiếp lên mái kênh. Thiết bị khi thi

công di chuyển theo 02 đường ray (dọc theo bờ và đáy kênh), có thiết bị rải, san và
đầm chặt bê tông theo yêu cầu của thiết kế.
Ưu điểm: Bê tông được đầm bằng trống quay, lu, rung nên khối bê tông đặc chắc, mặt
bê tông phẳng, đẹp do giàn máy luôn di chuyển trên ray với cao trình đã được định
chuẩn theo chiều dày thiết kế; rút ngắn thời gian xây dựng (nếu dùng tấm lát đúc sẵn
phải có thời gian đúc, vận chuyển, tập kết, công lát thủ công, chít mạch …); thiết bị,
công nghệ có tính tự động hóa cao, cần ít người vận hành.
Nhược điểm: Thiết bị hiện tại mới phù hợp với kênh có kích thước mặt cắt và khối
lượng lớn; thiết bị chưa được chế tạo phổ thông để sử dụng với mọi kích thước của
kênh. Đơn giá xây dựng chưa có cho thiết bị (nêu trên) và cũng chưa có tiêu chuẩn
quốc gia cho việc ứng dụng thiết bị công nghệ này trong thiết kế, thi công công trình
thủy lợi; thiết bị còn quá mới nên cũng cần phải có thêm thời gian để đánh giá độ bền,
độ ổn định.
1.2.2.4 Đổ bê tông mái kênh bằng ván khuôn trượt:
Khi thi công kênh Ngàn Trươi, tỉnh Hà Tĩnh, người ta đã sử dụng ván khuôn trượt
bằng thép.
Ván khuôn được chế tạo dài 5 m, rộng 0,7m, nặng từ 1,0 tấn đến 1,2 tấn. Sau khi phần
đất mái kênh, bộ phận lọc, thép (nếu có) hoàn thành theo yêu cầu thiết kế; bê tông mái
kênh được đổ từ đáy, sử dụng đầm dùi, ván khuôn được kéo trượt theo 02 thanh kê có
chiều dày bằng độ dày thiết kế của bê tông từ dưới lên bờ kênh bằng Pa lăng xich kéo
tay.
Ưu điểm: Bê tông bảo vệ mái được đầm chặt, phẳng, đẹp; đổ bê tông mái kênh được
thực hiện liên tục (không phải tháo lắp ván khuôn).

14


Nhược điểm: Đối với hiện trường hẹp việc vận chuyển ván khuôn trượt khó khăn; hiện
tại mới áp dụng đối với mặt cắt kênh kích thước lớn. Chưa có định mức, đơn giá phù
hợp.


Hình 1-8: Đổ bê tông mái kênh Ngàn Trươi bằng ván khuôn trượt
1.2.2.5 Gia cố kênh bằng vật liệu công nghệ ô ngăn hình mạng (neoweb):
Thời gian gần đây, để cứng hóa mái kênh, người ta dùng vật liệu công nghệ neoweb.
Neoweb là các dải bằng vật liệu nhựa Novel Polymeric Alloy tổng hợp được đục lỗ,
tạo nhám và liên kết với nhau thành mạng lưới dạng tổ ong. Khi chèn lấp vật liệu (đối
với mái kênh là bê tông) tạo ra một kết cấu liên hợp bền vững. Đã được ứng dụng tại
hệ thống kênh công trình Phú Ninh ở Quảng Nam trong Dự án Cải thiện nông nghiệp
có tưới do WB tài trợ (WB7).
Ưu điểm: Đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật của công trình, độ bền vật liệu neoweb cao,
chịu được xâm thực của nước mặn. Kỹ thuật thi công đơn giản, tốc độ thi công nhanh,
không đòi hỏi nhiều thiết bị máy móc phức tạp. Có tính thẩm mỹ cao và thân thiện với
môi trường.
Nhược điểm: Trong thi công gặp khó khăn, nhất là neo định vị ổn định ô lưới neoweb;
chưa có định mức xây dựng, một số tư vấn tính giá thành còn cao, so với đổ bê tông tại
chỗ.
15


Hình 1-9: Thi công Neoweb tại Dự án WB7 Quảng Nam
1.3

Đặc điểm công tác thi công kênh bê tông và những hư hỏng thường gặp

1.3.1 Đặc điểm công tác thi công bê tông
Thi công bê tông gồm các quá trình thành phần: chuẩn bị vật liệu, xác dịnh thành phần
cấp phối bê tông, trộn, vận chuyển, đổ, đầm, bảo dưỡng bê tông và tháo cốp pha. Các
quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau và chúng quyết định chất lượng của bê tông.
1.3.1.1 Chuẩn bị vật liệu (TCVN 4453:1995)
Các vật liệu để sản xuất bê tông phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo các tiêu chuẩn

hiện hành, đồng thời đáp ứng các yêu cầu bổ sung của thiết kế.
Trong quá trình lưu kho, vận chuyển và chế tạo bê tông, vật liệu phải được bảo quản,
tránh nhiễm bân hoặc bị lẫn lộn cỡ hạt và chủng loại. Khi gặp các trường hợp trên, cần
có ngay biện pháp khắc phục để đảm bảo sự ổn định về chất lượng.
1.3.1.2 Chọn thành phần bê tông, trộn và vận chuyên hỗn hợp bê tông
Chọn thành phần bê tông (bắt buộc áp dụng), (TCVN 4453:1995-6.1)
Để đảm bảo chất lượng của bê tông, tùy theo tầm quan trọng của từng loại công trình
hoặc từng bộ phận công trình, trên cơ sở quy định mác bê tông của thiết kế thành phần
bê tông được chọn như sau:

16


Đối với bê tông mác 100 có thể sử dụng bảng tính sẵn.
Đối với bê tông mác 150 trò lên thì thành phần vật liệu tmng bê tông phải được thiết
kế thông qua phòng thí nghiệm (tính toán và đúc mẫu thí nghiệm).
Thiết kế thành phần bê tông là lựa chọn ti lệ hợp lý các nguyên vật liệu thành phần
(nước, xi măng, cát, đá hoặc sỏi) cho 1m3 bê tông sao cho đảm bảo các yêu cầu kỹ
thuật và kinh tế.
Công tác thiết kế thành phần bê tông do các cơ sơ thí nghiệm có tư cách pháp nhân
thực hiện.
1.3.1.3 Trộn bê tông
Trước khi trộn bê tông phải tính vật liệu cho một cối trộn. Khối lượng này phải phù
hợp với dung tích quy định cửa máy. khối lượng chênh lệch không nên vượt quá
±10%.
Có thể Trộn bằng thủ công(TCVN 4453:1995) hoặc Trộn bằng cơ giới (TCVN
4453:1995)
1.3.1.4 Vận chuyển hỗn hợp bê tông
Hỗn hợp bê tông sau khi ra khỏi máy Tron phải duoc vận chuyển ngay đến nơi đổ. Có
thể vận chuyển bằng thủ công, nửa cơ giới hoác cơ giới.

Việc chọn phương tiện vận chuyển phải dua vào đặc thú của cộng trình, tổng khối
lượng bê tông yêu cầu và khỏi lượng bê tông yêu cầu hàng ngày.
Ngoài ra cần quan tâm đến khoàng cách, địa hinh nơi đổ bd tộng.
Yêu cầu kỹ thuật (TCVN 4453:1995-6.3)
Việc vận chuyển hỗn hợp bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ cần đảm bảo các yêu cầu:
Sử dụg phương tiện vận chuyển hợp lý, tránh để hỗn hợp bê tông bị phân tầng, bị chảy
nước xi măng và bị mất nước do gió nắng;
Sử dụng thiết bị, nhân lực và phương tiện vận chuyển phải phù hợp với khối lượng, tốc
độ trộn, đổ và đầm bê tông;

17


Thời gian cho phép lưu hỗn hợp bê tông trong quá trình vân chuyển cần được xác định
bằng thí nghiệm trên cơ sở điều kiện thời tiết, loại xi măng và loại phụ gia sử dụng.
Thời gian lưu hỗn hợp bê tông không có phụ gia
Nhiệt độ (°C)

Thời gian vận chuyển cho phép (phút)

Lớn hơn 30

30

20-30

45

10-20


60

5- 10

90

Vận chuyển hỗn hợp bê tông bằng thủ công chi áp dụng với cự li không xa quá 200m.
Nếu hỗn hợp bê tông bị phân tầng cần trộn lại trước khi đổ bê tông vào cốp pha.
Khi dùng thùng treo để vận chuyển hỗn hợp bê tông thì hỗn hợp bê tông đổ vào thùng
treo không vượt quá 90-95% dung tích của thùng.
Khi dùng máy bơm bê tông để vận chuyển phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thành phần và đồ sụt của hỗn hợp bê tông cần được thử nghiệm và bơm thử nhằm
đảm bảo chất lượng bê tông và điều kiện thi công, đồng thời phù hợp với tính năng kỹ
thuật của thiết bị bơm;
Khi thi công trong thời tiết nóng, mặt ngoài ống cần che phủ hoặc sơn ưắng để hạn chế
bức xạ mặt trời làm nóng bê tông.
Phương tiện vận chuyển bê tông: Có hai hình thức vận chuyển là vận chuyển ngang và
vận chuyển lên cao.
1.3.1.5 Đổ bê tông
Chỉ tiến hành đổ bê tông khi đã có các biên bản nghiệm thu chất lượng công tác cốp
pha và đà giáo, công tác cốt thép đổ Hội đồng nghiệm thu kư cho phép đổ bê tông.
Công tác chuẩn bị phải được tiến hành chu đáo: chuẩn bị mặt bằng; các loại vật liệu
cần thiết; các máy móc thiết bị phải được vận hành kiểm tra thử; bảo đảm cấp nước
đầy đủ cho thi công; bố trí đủ nhân lực trong các khâu của quá trình công tác; làm vệ

18


sinh và tưới ẩm cốp pha. đà giáo; chuẩn bị dụng cụ và đồ nghề và các phương tiện để
che mưa. nắng khi cần thiết; chú ý công tác an toàn lao động.

1.3.1.6 Đầm bê tông
Yêu cầu kỹ thuật (TCVN 4453:6.4.14)
Việc đầm bê tông phải đảm bảo các yêu cẩu sau:
Có thể dùng các loại đầm khác nhau, nhưng phải đảm bảo sao cho sau khi đầm. Bê
tông được đầm chật và không bị rổ:
Thời gian dầm tại mỗi vị tri phải đảm bảo cho bê tông được đầm k1. Dấu hiệu để nhận
biết bê tông đã được đầm k1 là vữa xi măng nổi lên bề mặt và bọt khí không còn nữa;
Khi sử dụng đầm dùi, bước di chuyển của dầm không vượt quá 1,5 bán kính tác đụng
của đầm và phải cắm sâu vào lớp bê tông đã đổ trước 10cm;
Khi cần đầm lại bê tông thì thời điểm đầm thích hợp là 1,5-2 giờ sau khi đầm lần thứ
nhất. Đầm lại bê tông chỉ thích hợp với các kết cấu có diện tích bề mặt lớn như sàn
mái, sàn bãi. mặt đường ô tô..., không đầm lại cho bê tông khối lớn.
Để cho hổn hợp bê tông đậc chắc, không còn lỗ rỗng cần dùng loại đầm thích hợp,
dầm đúng thời gian, không bỏ sót. Đầm không đủ thời gian bê tông sẽ rỗng, xốp. rỗ.
Đầm quá lâu và không đều bê tông sẽ nhão ra, đá, sỏi lắng xuống đưới làm hỗn hợp bê
lông không đồng nhất. Có hai phương pháp đầm đó là đầm thủ công và đầm bằng cơ
giới.
1.3.1.7 Bảo dưỡng bê tông
Là bảo đảm cho bê tông có đủ nước cho quá trình thủy hóa xi măng, bảo đảm nhiệt độ
và độ ẩm cần thiết để bê tông tăng dần cường độ theo tốc độ quy định, bảo vệ cho bê
tông khỏi những tác động của gió và những va chạm rung động khác làm ảnh hưởng
đến chất lượng của bê tông trong quá trình đông cứng, giúp cho bê tông hình thành tốt
cấu trúc ban đầu, làm cơ sở cho quá trình đóng rắn và phát triển cường độ tiếp theo.
Yêu cầu kỹ thuật (TCVN 4453:1995-6.5)

19


Sau khi đổ, bê tông phải được bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm và nhiệt độ cần
thiết đê dóng lắn và ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại trong quá trình đóng rắn của bê

tông.
1.3.1.8 Tháo dỡ cốp pha, đà giáo
Thời điểm tháo dỡ cốp pha, đà giáo có ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ
thi công và hiệu quả kinh tế.
Thời gian tháo dỡ cốp pha. Đà giáo phụ thuộc vào loại, nhịp, cũng như tình hình chịu
tải trọng của kết cấu, mác bê lông, nhiệt độ, độ ẩm,... và chất phụ gia sử dụng nếu có.
Tháo dỡ cốp pha, đà giáo cấn tuãn theo các quy phạm (TCVN 4453:1995)
1.3.2 Một số sự cố trong thi công kênh có nguyên nhân từ chất lượng bê tông và
nền kênh
Hiện nay, công tác quản lý chất lượng thi công bê tông của nước ta còn tồn tại rất
nhiều điểm hạn chế.
- Công tác thẩm tra, thẩm định thiết kế của dự án còn lỏng lẻo. Việc lập dự án, lập
biện pháp thi công chưa hoàn toàn sát so với thực tế công trình. Nhiều công trình biện
pháp thi công được lập ra chỉ mang tính chất hình thức, do đó, việc kiểm soát chất
lượng thi công ngay từ bước đầu không được thực hiện. Điều này dẫn đến chất lượng
của công tác thi công không được đảm bảo. Trong thực tế xây dựng, có rất nhiều công
trình bị lún, sập khi xây dựng trên nền đất yếu do không có những biện pháp xử lý
hiệu quả, không đánh giá chính xác được các tính chất cơ lý của nền đất để làm cơ sở
và đề ra các giải pháp xử lý nền móng phù hợp. Khối lượng đất khá lớn, trong khi lại
đầm nén không chặt khiến nền đất yếu, dễ dẫn đến việc hư hỏng công trình.

20


×