Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

(Khóa luận tốt nghiệp) Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp tại phòng nông nghiệp huyện Trạm Tấu – tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.5 KB, 58 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN MẠNH HÙNG
Tên đề tài:
TÌM HIỂU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ PHỤ
TRÁCH NÔNG NGHIỆP TẠI PHÒNG NÔNG NGHIỆP
HUYỆN TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2014 – 2018


Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN MẠNH HÙNG
Tên đề tài:
TÌM HIỂU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ PHỤ
TRÁCH NÔNG NGHIỆP TẠI PHÒNG NÔNG NGHIỆP
HUYỆN TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế & PTNT


Khóa học

: 2014 – 2018

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Quốc Huy

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là nội dung vô cùng quan trọng trong khung
chương trình đào tạo của tất cả các trường đại học nói chung và trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói riêng. Đây là thời gian quý báu để em
có thể học hỏi và rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, hệ thống lại
những kiến thức, lý thuyết đã học và làm quen với các công việc thực tế
tại các cơ quan, đơn vị cũng như vận dụng những kiến thức đó vào thực
tiễn, rèn luyện nâng cao kĩ năng làm việc, tác phong làm việc đúng đắn.
Để hoàn thành khóa luận này, em xin trân thành cảm ơn Ban Giám
hiệu, cùng các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn
Trường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện cho em
trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Có được kết quả này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự chỉ
bảo và giúp đỡ tận tình của thầy giáo ThS. Nguyễn Quốc Huy người đã
trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin trân thành cảm ơn lãnh đạo Huyện uỷ, HĐND, UBND
huyện Trạm Tấu - Tỉnh Yên Bái; Lãnh đạo và cán bộ chuyên viên Phòng

Nông nghiệp & PTNT Huyện Trạm Tấu đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ
trong việc hướng dẫn những công việc cụ thể, cung cấp thông tin, số liệu
giúp em hoàn thành khóa luận này.
Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù em đã cố gắng nhưng do thời
gian thực tập và kinh nghiệm cũng như trình độ của bản thân còn hạn chế.
Vì vậy bài khóa luận này không thể tránh khỏi những khiếm khuyết và
thiếu sót. Vậy em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô
giáo và toàn thể các bạn để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, Tháng năm 2018
Tác giả
Trần Mạnh Hùng


ii

MỤC LỤC

PHẦN 1 MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1 Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập .................................................. 1
1.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................... 3
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ..................................................... 3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................... 3
1.4 Nội dung và phương pháp thực hiện ......................................................... 4
1.4.1 Nội dung thực tập .................................................................................. 4
1.4.2 Phương pháp thực hiện .......................................................................... 4
1.5 Thời gian và địa điểm thực tập ................................................................ 5
PHẦN 2 TỔNG QUAN ................................................................................. 6
2.1 Về cơ sở lý luận........................................................................................ 6

2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập ................................. 6
2.1.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ........................... 8
2.2 Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 10
2.2.1 Thực trạng đội ngũ cán bộ nông nghiệp, khuyến nông ở một số địa
phương ......................................................................................................... 10
2.2.2 Thực trạng đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ nông nghiệp ở nước ta ....... 17
2.2.3 Bài học kinh nghiệm từ các địa phương .............................................. 18
PHẦN 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP ................................................................. 21
3.1 Khái quát về cơ sở thực tập .................................................................... 21
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 21
3.1.2 Kinh tế - xã hội ................................................................................... 24
3.1.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ tại phòng Nông nghiệp huyện Trạm Tấu .. 30
3.1.5 Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập............ 30
3.2 Kết quả thực tập ..................................................................................... 31


iii

3.2.1 Khái quát chung về cơ sở thực tập ....................................................... 31
3.2.2 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp huyện
Trạm Tấu: .................................................................................................... 32
3.2.3 Tóm tắt kết quả thực tập tại cơ sở ........................................................ 35
3.2.4: Đánh giá cán bộ phụ trách nông nghiệp từ người dân ......................... 39
3.2.5 Mức độ toàn thành nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp tại Phòng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn huyện Trạm Tấu .......................................... 40
3.2.5 Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế................................................... 43
3.2.6 Thuận lợi và khó khăn trong công tác của cán bộ phụ trách nông nghiệp
huyện Trạm Tấu ........................................................................................... 43
3.2.7 Đề xuất giải pháp................................................................................. 45
PHẦN 4 KẾT LUẬN ................................................................................... 46

4.1. Kết luận ................................................................................................. 46
4.2. Kiến nghị ............................................................................................... 47
4.2.1. Đối với UBND huyện Trạm Tấu ........................................................ 47
4.2.2 Đối với Phòng NN & PTNT huyện Trạm Tấu ..................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 49


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Trạm Tấu ...................................... 23
tỉnh Yên Bái 2016-2017 ............................................................................... 23
Bảng 3.2:Tình hình biến động dân số và lao động ........................................ 25
của huyện năm 2016-2017............................................................................ 25
Bảng 3.3:Thực trạng đội ngũ cán bộ huyện Trạm Tấu năm 2017 ................. 30
Bảng 3.4 : Mức độ hài lòng của người dân về cán bộ phụ trách nông nghiệp
tại Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Trạm Tấu .................. 39


v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Trạm Tấu ... 31


vi

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT


NGUYÊN NGHĨA

BNN

Bộ Nông nghiệp

CBNN

Cán bộ nông nghiệp

CBKN

Cán bộ khuyến nông

CP

Chính phủ

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

MTQG

Mục tiêu quốc gia




Nghị định

PTNT

Phát triển nông thôn



Quyết định

TT

Thông tư

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất sớm nhất trong lịch sử loài
người. Sản xuất ra lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết thực của con
người mà không ngành nào có thể thay thế được.
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp là chính, với cơ cấu của
ngành nông nghiệp chiếm 20,23%, khoảng 70% dân số sống ở nông thôn,
khoảng 60% dân số làm nghề nông. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp chiếm một vị
trí rất quan trọng cần được chú trọng, quan tâm để phát triển kinh tế nước nhà.
Trước tình hình đó, được sự quan tâm kịp thời của Đảng và Nhà nước,
hệ thống khuyến nông Nhà nước của Việt Nam chính thức được thành lập
theo Nghị định 13/CP ngày 02/03/1993 của Thủ tướng Chính phủ.
Khuyến nông là một quá trình, một hệ thống các hoạt động nhằm
truyền bá kiến thức và huấn luyện tay nghề cho nông dân, đưa đến cho họ
những hiểu biết để họ có khả năng tự giải quyết những vấn đề gặp phải nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống, nâng cao
dân trí trong cộng đồng nông thôn.
Qua 23 năm xây dựng và phát triển, khuyến nông đã và đang khẳng
định vị thế quan trọng của mình trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông
thôn ở nước ta.
Trước đây, sản xuất nông nghiệp không đủ cung cấp lương thực, thực
phẩm cho nhu cầu của nhân dân cả nước. Từ khi hệ thống khuyến nông nhà
nước được thành lập, đến nay ngành nông nghiệp đã đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia và đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu
lương thực hàng đầu thế giới.
Hiện nay, khoa học kỹ thuật ngày một phát triển trong khi điều kiện và
trình độ sản xuất của một bộ phận không nhỏ nhân dân còn yếu, các kênh



2

thông tin đến được với người dân còn ít, và thiếu đồng bộ, bà con nông dân
còn đang thiếu kiến thức sản xuất trên chính thửa ruộng, mảnh vườn của
mình. Vì thế, họ cần và thực sự có nhu cầu được đào tạo tay nghề, nâng cao
kiến thức về cả trồng trọt, chăn nuôi và vấn đề chuyển giao công nghệ, kỹ
thuật tiến bộ, kiến thức nông nghiệp và các chính sách cho người dân là một
yêu cầu cấp thiết trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.
Để thực hiện những điều đó cần sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ,
các cơ quan và tổ chức khuyến nông, cùng sự nỗ lực của hàng chục triệu nông
dân và đóng góp to lớn của tất cả các đội ngũ cán bộ khuyến nông trên cả
nước. Trong đó, điều kiện quan trọng và không thể thiếu được trong bất cứ
hoạt động khuyến nông nào chính là nguồn nhân lực. Để hiểu rõ được tầm
quan trọng của người cán bộ khuyến nông, cụ thể là cán bộ phụ trách nông
nghiệp, tôi tiến hành thực hiện đề tài:“Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ
của cán bộ phụ trách nông nghiệp tại phòng nông nghiệp huyện Trạm Tấu
– tỉnh Yên Bái”.
1.2 Mục tiêu cụ thể
- Về thời gian và chuyên môn
* Thời gian:
+ Tuân thủ đúng thời gian theo kế hoạch thực tập của nhà trường.
+ Thực hiện nghiêm túc thời gian làm việc tại cơ sở thực tập.
* Chuyên môn:
+ Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông
nghiệp tại địa bàn huyện Trạm Tấu.
+ Tìm hiểu thực trạng sản xuất nông nghiệp tại huyện Trạm Tấu
+ Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông
nghiệp huyện Trạm Tấu.

+ Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công tác của cán bộ phụ
trách nông nghiệp huyện Trạm Tấu.


3

+ Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của
cán bộ phụ trách nông nghiệp trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
- Về thái độ
+ Làm việc như một cán bộ thực thụ.
+ Không được tự ý bỏ thực tập.
+ Không được tự ý thay đổi địa điểm thực tập khi chưa có sự đồng ý
của nhà trường và nơi tiếp nhận thực tập.
+ Hòa nhã với mọi người tại nơi thực tập.
+ Phong cách, trang phục luôn chỉnh tề, phù hợp, lịch sự.
+ Thực hiện nghiêm túc nội quy nơi thực tập.
- Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
+ Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ cán bộ hướng dẫn để
có thể hoàn thành các công việc, tự khẳng định năng lực của bản thân.
+ Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người tại cơ sở thực tập, không
can thiệp vào những việc nội bộ của cơ sở thực tập.
+ Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người hướng dẫn tại cơ sở thực tập.
+ Viết nhật ký thực tập đầy đủ.
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc với thực tế, làm quen với thực tiễn
sản xuất, nâng cao kiến thức học tập được từ nhà trường, và rút ra những bài
học kinh nghiệm phục vụ công tác sau này.
- Đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên các khóa tiếp theo.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu là cơ sở để tham khảo cho việc hoàn thiện hệ
thống khuyến nông và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác khuyến
nông trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác khuyến nông.


4

- Cho thấy vai trò, chức năng, nhiệm vụ, những thuận lợi, khó khăn
trong quá trình công tác của cán bộ nông nghiệp từ đó xác định được phương
hướng phát triển phù hợp.
1.4 Nội dung và phương pháp thực hiện
1.4.1 Nội dung thực tập
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội của địa phương.
- Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp.
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình công tác của
cán bộ nông nghiệp.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt
động của cán bộ nông nghiệp tại địa bàn.
1.4.2 Phương pháp thực hiện
1.4.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Các thông tin được thu thập thông qua các văn bản, chỉ thị, nghị quyết
liên quan đến vấn đề khuyến nông (nông nghiệp), các tài liệu thống kê, báo
cáo tổng kết của văn phòng UBND huyện Trạm Tấu, các số liệu thứ cấp được
thu thập bao gồm: Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Trạm
Tấu, các thông tin về khuyến nông, các hoạt động và kết quả hoạt động nông
nghiệp.
Ngoài ra thông tin thứ cấp còn được thu thập từ mạng internet, sách,
báo...về các vấn đề liên quan đến khuyến nông, nông nghiệp.
1.4.2.2 Phương pháp thảo luận
Thảo luận là hình thức trao đổi ý kiến về một vấn đề, có phân tích lý lẽ.

Nghĩa là, có sự trao đổi ý kiến giữa các bên với nhau, tất cả mọi người đều
tham gia, khi tham gia thảo luận thì phải phân tích có lý lẽ, có quan điểm rõ
ràng, thuyết phục những người cùng tham gia thảo luận.


5

1.4.2.3 Phương pháp quan sát
Quan sát là phương pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch một sự kiện,
hiện tượng, quá trình (hay hành vi, cử chỉ của con người) trong những hoàn
cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập những số liệu, sự kiện cụ thể đặc
trưng cho quá trình diễn biến của sự kiện, hiện tượng đó.
1.4.2.4 Phương pháp thống kê
Các số liệu sau khi đã thu thập được tiến hành tổng hợp và được thể hiện
bằng các bảng biểu, sơ đồ...
1.5 Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian:
Đề tài được tiến hành từ ngày: 15/01/2018 đến 30/05/2018

.

- Địa điểm:
Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Trạm Tấu – Tỉnh
Yên Bái


6

PHẦN 2
TỔNG QUAN

2.1 Về cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
2.1.1.1 Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số
nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao
gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa
rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.[10]
Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính:
- Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho
chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông
nghiệp sinh nhai.
- Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được
chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử
dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản
phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn,
bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo
giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra
chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị
trường hay xuất khẩu.[10]
2.1.1.2 Khái niệm khuyến nông
Khuyến nông là khái niệm chung để chỉ tất cả những hoạt động hỗ trợ
sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn, là cách đào tạo và rèn luyện tay
nghề cho nông dân, đồng thời giúp họ hiểu được những chủ trương, chính


7


sách về nông nghiệp những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý
kinh tế, những thông tin về thị trường để họ có đủ khả năng tự giải quyết
được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện
đời sống, nâng cao dân trí góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới.[1]
2.1.1.3 Cán bộ nông nghiệp cấp xã
- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã: là công dân Việt Nam trong
biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp
luật, làm việc tại Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân do được bầu để giữ
chức vụ, hoặc được tuyển dụng giao giữ chức danh chuyên môn nghiệp vụ
thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.[9]
- Cán bộ phụ trách nông nghiệp là những người làm công tác nhiệm vụ
chuyên môn trong một cơ quan hay một tổ chức quan hệ trực tiếp đến sản
xuất và các ngành kỹ thuật trong nông nghiệp.
- Cán bộ nông nghiệp cấp xã là người trực tiếp chỉ đạo hay trực tiếp
làm công tác trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn cấp xã.Đây là người trực
tiếp tiếp cận với nông dân và tổ chức chỉ đạo hoặc triển khai các hoạt động
nông nghiệp của nông dân.[9]
Cán bộ phụ trách nông nghiệp xã chia là 2 loại: cán bộ lãnh đạo, quản
lý; cán bộ chuyên môn nông nghiệp xã ( địa chính xã, cán bộ khuyến nông xã,
cán bộ thú y xã).[9]
2.1.1.4 Khái niệm nông dân
Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản
xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các
ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai.
Nông dân có chức năng quan trọng là sản xuất và cung ứng nông sản
cho xã hội. Phát triển nông thôn là một vấn đề phức tạp vì nó sẽ liên quan đến
nhiều ngành nghề, nhiều chính sách và hoạt động trực tiếp và gián tiếp đến
khu vực nông thôn và đời sống của người dân nông thôn.[8]



8

2.1.1.5 Khái niệm nông thôn
Khái niệm nông thôn được thống nhất với quy định theo Thông tư số
54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị
các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy
ban nhân dân xã".
2.1.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
* Nghị định số 56/NĐ- CP ra đời ngày 26/4/2005 của Chính phủ về
khuyến nông – khuyến ngư.[12]
* Nghị định số 02/2010NĐ-CP ban hành ngày 8/1/2010 của chính phủ
về khuyến nông.[13]
* Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội Vụ. [14]
* Theo thông tư số 04/2009/TT-BNN ra đời ngày 21 tháng 01 năm
2009, hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật
nghành nông, kiểm lâm địa bàn cấp xã. [15]
* Theo thông tư số 04/2009 TT-BNN nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên
chuyên môn, kỹ thuật nghành nông nghiệp và phát triển nông thôn công tác
trên địa bàn cấp xã có nội dung như sau:
- Trực tiếp triển khai nhiệm vụ chương trình khuyến nông theo sự chỉ
đạo của Phòng Nông nghiệp & PTNT thành phố Thái Nguyên.
- Tham gia xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích
phát triển cây trồng nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa
vụ;
- Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách và chuyên môn nghiệp vụ
về trồng trọt, bảo vệ thực vật;



9

- Tổng hợp, hướng dẫn kế hoạch phát triển cây trồng hàng năm; hướng
dẫn nông dân về quy trình sản xuất, thực hiện các biện pháp kỹ thuật về trồng
trọt, bảo vệ thực vật và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông
nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt;
- Tổng hợp, báo cáo kịp thời tình hình trồng trọt và dịch hại cây trồng;
đề xuất, hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng, trừ dịch bệnh cây trồng theo kế
hoạch, hướng dẫn của Trạm khuyến nông thành phố;
- Xây dựng kế hoạch, biện pháp huy động lực lượng và thực hiện hoặc
phối hợp thực hiện nội dung được duyệt hướng dẫn của Trạm khuyến nông
thành phố;
- Giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã hướng dẫn hoạt động đối với hệ
thống cung cấp dịch vụ công về trồng trọt, bảo vệ thực vật và cá nhân kinh
doanh thuốc bảo vệ thực vật. Thực hiện công tác khuyến nông về bảo vệ thực
vật theo kế hoạch được duyệt và các dịch vụ về bảo vệ thực vật trên địa bàn
xã theo quy định;
- Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình sản xuất trồng trọt, dịch bệnh
cây trồng và công tác phòng, chống dịch bệnh cây trồng trên địa bàn;
- Hướng dẫn, cung cấp thông tin đến người sản xuất, tuyên truyền chủ
trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tiến bộ khoa học và
công nghệ, thông tin thị trường, giá cả, phổ biến điển hình trong sản xuất
nông lâm ngư nghiệp;
- Bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo truyền nghề cho người sản xuất để nâng
cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế; tổ chức tham quan, khảo sát,
học tập cho người sản xuất;
- Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học công nghệ phù
hợp với địa phương, nhu cầu của người sản xuất và chuyển giao kết quả từ mô
hình trình diễn ra diện rộng;



10

- Tiếp thu và phản ánh lên cấp có thẩm quyền nguyện vọng của nông
dân về khoa học công nghiệp, cơ chế chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp
và phát triển nông thôn;
- Tư vấn và dịch vụ trong các lĩnh vực:
+ Tư vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật về thị trường, khoa học công
nghệ, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh, phát triển
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát trỉên
nông thôn;
+ Tư vấn phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông
lâm sản, thuỷ sản;
+ Tư vấn quản lý, sử dụng nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường
nông thôn;
+ Tư vấn, hỗ trợ cải tiến, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sản phẩm
của tổ chức kinh tế tập thể và tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn cấp xã;
+ Dịch vụ trong các lĩnh vực pháp luật, tập huấn, cung cấp thông tin,
chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường giá cả, xây dựng dự
án, cung cấp vật tư kỹ thuật, thiết bị và các hoạt động khác có liên quan đến
nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Thực trạng đội ngũ cán bộ nông nghiệp, khuyến nông ở một số địa phương
Theo kết quả điều tra, trong 3 năm qua có 77,78% CBNN xã được tham
gia đào tạo, bồi dưỡng với nội dung chủ yếu về chuyên môn kỹ thuật nhằm
mục đích cán bộ đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ được giao. Cũng theo kết
quả điều tra cho thấy 94,4% cán bộ cấp xã có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao kỹ năng thực hành chuyên môn, tiến bộ khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh

vực công tác; 35,3% cán bộ có nhu cầu tập huấn kỹ năng giao tiếp với bà con
nông dân và 5,9% cán bộ có nhu cầu học đại học. [6]


11

Năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2005/NĐ-CP về
Khuyến nông, Khuyến ngư. Ở trung ương, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
được thành lập (tách từ Cục Khuyến nông và Khuyến lâm) trực thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Khuyến ngư thuộc Bộ Thủy
sản. Đến năm 2008, khi hợp nhất Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Thủy sản,
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia được
hợp nhất thành Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia.
Ngày 08/01/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2010/NĐ-CP
về Khuyến nông thay Nghị định số 56/2005/NĐ-CP, cơ quan Khuyến nông
trung ương chính thức là Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thuộc Bộ Nông
nghiệp và PTNT.
Ở địa phương, các tổ chức khuyến nông, khuyến ngư cũng từng bước
được phát triển và hoàn thiện từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã và thôn, bản. Hiện
nay, ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều có Trung tâm Khuyến
nông (hoặc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư) thuộc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn. Có 596 huyện, thị xã có sản xuất nông nghiệp (chiếm
95,5% số huyện, thị xã trong toàn quốc) đã có Trạm khuyến nông (hoặc Trạm
khuyến nông - khuyến ngư). [15]
Ở cấp xã: hiện có 51 tỉnh, thành phố có mạng lưới khuyến nông viên cơ
sở, trong đó: Khuyến nông viên cơ sở chuyên trách từ 1-2 người/ xã, mỗi
thôn, bản có 01 cộng tác viên khuyến nông ( bán chuyên trách); hiện có gần
700 Câu lạc bộ khuyến nông cấp xã với gần 20.000 người tham gia.
Cùng với phát triển về tổ chức thì lực lượng cán bộ khuyến nông cũng
được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, hệ thống khuyến

nông chuyên trách có gần 17.200 người, trong đó: Trung tâm Khuyến nông
Quốc gia có 90 người; Cấp tỉnh: khoảng 1.900 người; Cấp huyện: xấp xỉ
4.000 người; Cấp xã, lực lượng khuyến nông viên cơ sở: xấp xỉ 11.200 người;
Cộng tác viên khuyến nông cấp thôn, bản: xấp xỉ 18.000 người. Phần lớn lực


12

lượng cán bộ khuyến nông các cấp đã được đào tạo về chuyên môn, bồi
dưỡng về kỹ năng hoạt động khuyến nông, có kinh nghiệm thực tiễn và rất
tâm huyết với nghề nghề, thường xuyên gắn bó với sản xuất, với nông dân.
Để góp phần nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với
nông sản, nâng cao giá trị, thu nhập cho người sản xuất và đảm bảo phát triển
nền nông nghiệp bền vững, hoạt động khuyến nông cũng chú trọng xây dựng
và nhân rộng các mô hình sản xuất nông lâm thuỷ sản theo hướng thực hành
nông nghiệp tốt (GAP), áp dụng kỹ thuật canh tác "3 giảm 3 tăng", "1 phải 5
giảm", “cơ giới hóa đồng bộ", ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, liên
kết chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ theo mô hình “cánh đồng mẫu”,
“trang trại mẫu”… Trong những năm gần đây, hệ thống khuyến nông cả
nước đang tích cực tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh
vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như: Chương trình đào tạo nghề
cho lao động nông thôn, Chương trình xây dựng nông thôn mới, chương
trình vệ sinh an toàn thực phẩm, Chương trình phòng tránh và thích ứng
với biến đổi khí hậu….
* Thái Nguyên:
Thực trạng đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh Thái Nguyên, khuyến
nông Thái Nguyên hiện nay chỉ có ở 2 cấp: Cấp tỉnh và cấp huyện (thị xã,
thành phố), không có mạng lưới cán bộ, cộng tác viên khuyến nông cơ sở
chính thức trên toàn tỉnh. Tổng số cán bộ, công nhân viên trong hệ thống
khuyến nông toàn tỉnh Thái Nguyên năm 2008 là 135 người, giảm 26 người

so với năm 2003. Số CBKN cấp huyện có 114 người (chiếm 88,1%), cấp tỉnh
có 19 người (chiếm 11,9%). Từ tháng 07/2004 cơ cấu hệ thống khuyến nông
Thái Nguyên đã được tổ chức lại theo Quyết định số 1570/QĐ-UB của
UBND tỉnh: Thành lập chính thức các trạm khuyến nông huyện, đổi mới tổ
chức trung tâm khuyến nông tỉnh, giảm cán bộ cấp tỉnh tăng cường cán bộ cấp
huyện. Mặt khác trong thời gian qua, nhiều cán bộ khuyến nông có kinh


13

nghiệm và năng lực được điều chuyển công tác sang những vị trí mới ở cả cấp
tỉnh và huyện. Chính vì vậy từ năm 2003 đến năm 2008 cán bộ khuyến nông
tỉnh giảm 14 người (46,7%), cán bộ khuyến nông huyện giảm 12 người
(9,2%). Trong 2 năm 2006 và 2007 số cán bộ khuyến nông được tuyển dụng
và tăng cường thêm nên số cán bộ diện hợp đồng tăng lên nhiều hơn trước.
Với lực lượng cán bộ khuyến nông như hiện nay thì có thể nói nguồn nhân
lực khuyến nông Thái Nguyên còn thiếu về số lượng và yếu về mặt kinh
nghiệm. Mỗi cán bộ khuyến nông huyện phải phụ trách trên một địa bàn rộng
lớn (2-3 xã, thị trấn), thực hiện cả chức năng, nhiệm vụ của khuyến nông cơ
sở. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động và có ít
thời gian để tiếp xúc với người dân cũng như đổi mới phương pháp khuyến
nông, tự nâng cao kỹ năng, kiến thức cho bản thân. Kết quả điều tra, phỏng
vấn hộ nông dân cho thấy: 100% số ý kiến nói rằng họ được gặp và tiếp xúc
với các cán bộ phụ trách nông nghiệp, khuyến nông của xã trong năm; 62% ý
kiến cho biết họ không được gặp gỡ cán bộ khuyến nông tỉnh; 49% ý kiến cho
biết họ được gặp cán bộ khuyến nông huyện (1-3 lần/năm). Như vậy, cán bộ
khuyến nông huyện không thể gánh vác nhiệm vụ thay thế cho đội ngũ cán bộ
khuyến nông cơ sở bởi họ không thể thu hẹp địa bàn được phân công, càng
không thể thực hiện việc tiếp xúc, thúc đẩy, hỗ trợ cho một số lượng nông dân
quá lớn (trên 2500 người với khoảng 1300 hộ). Điều này một lần nữa cho

thấy việc xây dựng đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở mà trước hết là CBKN
xã thực sự cấp thiết.
Kết quả tổng hợp về đặc điểm của lực lượng cán bộ, công nhân viên
khuyến nông toàn tỉnh Thái Nguyên cho thấy:
Về giới tính: Nam giới chiếm đa số 57,1%, nữ chiếm 42,9%. Đây là
dấu hiệu tốt cho việc triển khai các hoạt động khuyến nông tại Thái Nguyên.
Về dân tộc: Dân tộc Kinh chiếm (54,1%), các dân tộc Tày, Nùng chiếm
36,8%, dân tộc khác (Dao, Sán Chỉ, Sán Dìu, Cao Lan..) chiếm 9,1%.


14

Điều này phù hợp với định hướng khuyến nông trong thời gian tiếp
theo đó là ưu tiên các hoạt động tại các vùng dân tộc, vùng sâu vùng xa của
Đảng, Nhà nước. Về thời gian công tác trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tại địa
phương: Đa số cán bộ thời gian công tác trong lĩnh vực nông lâm nghiệp từ
11- 20 năm chiếm 38,5%. Đây là một ưu thế tạo điều kiện thuận lợi để đào tạo
bồi dưỡng lực lượng cán bộ khuyến nông thế hệ sau. [6]
* Hòa Bình
Những năm gần đây, năng lực làm việc của cán bộ nông nghiệp cấp xã
(gồm Khuyến nông viên và Thú y viên) ở tỉnh Hòa Bình đã có sự tiến bộ
nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Kết quả khảo sát về các
kỹ năng làm việc của cán bộ nông nghiệp cấp xã cho thấy, trình độ lý thuyết
cơ bản và năng lực thực hành chuyên môn đạt 2,72 điểm thuộc cấp độ 3 (cấp
độ trung bình khá), khả năng nghiên cứu khoa học đạt 3,50 điểm thuộc cấp độ
4 (cấp độ trung bình yếu), các kỹ năng khác như khả năng đề xuất phương án
giải quyết, kỹ năng kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất, kỹ năng truyền đạt
phổ biến kỹ thuật cho nông dân ở cấp độ trung bình yếu; 17,5% cán bộ
khuyến nông viên có chuyên môn đào tạo không phù hợp với công việc. Tỉnh
Hoà Bình có 210 xã, phường và thị trấn (sau đây gọi chung là xã). Mỗi xã có

1 cán bộ thú y và 1 khuyến nông viên, riêng 8 phường thuộc thành phố Hòa
Bình không có cán bộ thú y. Như vậy, toàn Tỉnh có 202 thú y viên cấp xã và
210 khuyến nông viên cấp xã. Qua phỏng vấn cán bộ lãnh đạo Chi cục Thú y
cho thấy các phường thuộc thành phố Hòa Bình vẫn có hộ chăn nuôi; do vậy,
việc không có cán bộ thú y ở các phường này gây khó khăn trong quá trình
triển khai các hoạt động chuyên môn của tỉnh và huyện xuống các xã.
- Đối với thú y viên cấp xã 100% thú y viên cấp xã có trình độ chuyên
môn về chăn nuôi thú y, đúng với lĩnh vực công tác đảm nhiệm. Hầu hết cán
bộ thú y đạt trình độ từ trung cấp trở lên; chỉ có 01 cán bộ có trình độ sơ cấp ở
thành phố Hoà Bình, được tuyển dụng từ thời gian trước đây. Có thể nói, việc


15

tuyển dụng cán bộ thú y do Chi cục Thú y đảm nhiệm đã bảo đảm tốt được
yêu cầu về chuyên môn. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của thú y viên huyện
Lạc Sơn thấp nhất, do là huyện miền núi, xa trung tâm thành phố nên tuyển
cán bộ có trình độ đại học gặp khó khăn.
- Đối với khuyến nông viên Phần lớn cán bộ khuyến nông có chuyên môn
phù hợp với nhiệm vụ được giao ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm
nghiệp..., tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ có chuyên môn đào tạo không phù hợp với
lĩnh vực công tác khá cao tới 17,5%. Như vậy, có thể đánh giá công tác tuyển
dụng khuyến nông viên cấp xã là chưa tốt. Khác với tuyển dụng thú y viên do
một đơn vị đảm nhiệm là Chi cục Thú y, việc tuyển dụng cán bộ khuyến nông
cấp xã do UBND xã phối hợp với Trạm Khuyến nông
- Khuyến lâm huyện tuyển dụng. Mặc dù 3 huyện đều có nuôi trồng thuỷ
sản nhưng không có khuyến nông viên có chuyên môn ở lĩnh vực thuỷ sản.
Đây cũng là tình trạng chung của ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình, đó là rất
thiếu cán bộ có chuyên môn thuỷ sản. Trình độ chuyên môn của cán bộ ở
huyện Lạc Sơn đạt thấp nhất, không có một cán bộ nào có trình độ đại học, tỷ

lệ cán bộ có chuyên môn không phù hợp với lĩnh vực công tác cao tới 17,2% .
Nguyên nhân do huyện Lạc Sơn là huyện xa trung tâm thành phố, sức hút đối
với lực lượng lao động có trình độ kém nên không tuyển dụng được đủ cán bộ
đúng chuyên ngành.
- CBNN xã tự đánh giá Cán bộ của cả 3 huyện đều có chung ý kiến đó là
trình độ chuyên môn của bản thân còn hạn chế, thiếu trang thiết bị công tác là
nguyên nhân làm cho năng lực làm việc của cán bộ còn chưa tốt thể hiện qua
điểm đánh giá bình quân của các chỉ tiêu còn ở mức trung bình. Yếu tố lớn
nhất tác động đến tinh thần trách nhiệm đối với công việc của CBNN xã ở cả
3 huyện đều không cao là do phụ cấp cho cán bộ xã rất thấp, không khuyến
khích được tinh thần làm việc của cán bộ. CBNN xã huyện Lạc Sơn tự đánh
giá thiếu kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn hạn chế, thiếu trang thiết


16

bị làm việc, địa bàn rộng, dân số đông đã ảnh hưởng đến kết quả công tác của
cán bộ. CBNN thành phố Hoà Bình cho rằng nhận thức người dân hạn chế,
tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, địa bàn rộng, phụ cấp thấp, đi lại nhiều, cơ sở vật
chất thiếu, áp dụng công nghệ thông tin còn hạnc hế CBNN xã Cao Phong tự
đánh giá trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác còn hạn chế đã ảnh
hưởng đến năng lực làm việc. Ngoài ra, nhận thức của bà con yếu nên không
nghe cán bộ hướng dẫn, trang thiết bị phục vụ chuyên môn thiếu, tuyên truyền
của xóm đến hộ về sản xuất chưa tốt đã làm giảm hiệu quả công tác của cán
bộ khuyến nông.
Theo kết quả điều tra, trong 3 năm qua có 77,78% CBNN xã được tham
gia đào tạo, bồi dưỡng với nội dung chủ yếu về chuyên môn kỹ thuật nhằm
mục đích cán bộ đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ được giao. Cũng theo kết
quả điều tra cho thấy 94,4% cán bộ cấp xã có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao kỹ năng thực hành chuyên môn, tiến bộ khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh

vực công tác; 35,3% cán bộ có nhu cầu tập huấn kỹ năng giao tiếp với bà con
nông dân và 5,9% cán bộ có nhu cầu học đại học. Cán bộ nông nghiệp đều
mong muốn được tập huấn những kiến thức mới thuộc chuyên môn công tác,
vì họ cho rằng nội dung tập huấn bị trùng lặp giữa các lần tập huấn. Ngoài ra,
cán bộ cũng cho rằng để nâng cao năng lực thực hành cần tăng cường thực
hành, hội thảo, kết hợp học tập và tham quan thực tế.[6]
* Nam Định
Toàn tỉnh Nam Định có 211 ban nông nghiệp xã, thị trấn và 2 ban
nông nghiệp phường Trần Tế Xương và phường Cửa Nam của Thành phố
Nam Định.
Ban nông nghiệp các xã, thị trấn của toàn tỉnh hiện có 1.094 cán bộ
nhân viên kỹ thuật. Trong đó có: 223 cán bộ khuyến nông, 15 khuyến
diêm, 106 khuyến ngư, 209 bảo vệ thực vật, 213 cán bộ thú y, 171 cán bộ
quản lý đê nhân dân và 157 cán bộ giao thông thuỷ lợi. Ban nông nghiệp


17

xã là bộ phận chuyên môn giúp UBND xã thực hiện 10 nhiệm vụ quản lý
nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn dưới sự chỉ
đạo của UBND xã và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành của
huyện. Tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ: xây dựng qui hoạch, kế
hoạch sản xuất nông nghiệp bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn …và hướng dẫn
chỉ đạo, điều hành thực hiện qui hoạch, kế hoạch đó.
Toàn tỉnh xây dựng được trên 250 mô hình. Các mô hình điển hình
như: mô hình khảo nghiệm đánh giá thuốc BVTV, tôm he năng suất cao
(huyện Hải Hậu), mô hình sử dụng máy gặt đập liên hoàn (huyện Xuân
Trường); mô hình trình diễn lúa Thiên ưu 1025 (huyện Nam Trực); mô hình
khảo nghiệm giống lạc L26 (huyện Ý Yên); mô hình trồng hoa ly, nuôi baba

(TP Nam Định)...
- Công tác về giao thông thuỷ lợi: Hướng dẫn và kiểm tra các HTXNN,
các thôn xóm tổ chức nạo vét khơi thông dòng chảy thông thoáng, thuỷ lợi nội
đồng, điều hành tưới tiêu phục vụ sản xuất theo qui trình kỹ thuật thâm canh.
- Công tác quản lý đê và phòng chống lụt bão: 95% ban nông nghiệp
xây dựng kế hoạch phương án 4 tại chỗ; đã xử lý 269/284 vụ vi phạm đê điều
trên địa bàn; 29 ban nông nghiệp tổ chức diễn tập phòng chống lụt bão.
- Công tác khác: Ban nông nghiệp xã, thị trấn trong toàn tỉnh đã tổ chức
kiểm tra quản lý thị trường về vật tư nông nghiệp được 105 lượt nhằm đảm
bảo thị trường vật tư phục vụ nông nghiệp trên địa bàn có chất lượng tốt
nhất.[6]

2.2.2 Thực trạng đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ nông nghiệp ở nước ta
Chúng ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới - Đẩy mạnh công
nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước phấn đấu năm 2020 đưa nước ta trở
thành một nước công nghiệp, để thực hiện nhiệm vụ đó hội nghị lần thứ
hai ban chấp hành TW khóa VIII đã khẳng định “Cùng với giáo dục - đào


×