LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Biệt hiệu nào sau đây không phải của nhà thơ Phan Bội Châu?
A. Hải Thu
B. Nhất Thanh
C. Thò Hán
D. Độc Tỉnh Tử
Câu 2: Năm 1925 thực dân Pháp bắt được Phan Bội Châu ở đâu?
A. Cao Bằng
B. Hong Kong
C. Pháp
D. Trung Quốc
Câu 3: Vì sao Phan Bội Châu còn được gọi là "ông già Bến Ngự"?
A. Vì ông bò bắt giam và mất ở đấy
B. Vì ông sống nhiều ở đấy
C. Vì ông hoạt động cách mạng chủ yếu ở đấy
D. Vì ông rất nặng tình nghóa với nơi ấy
Câu 4: Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương được sáng tác vào năm nào?
A. 1903
B. 1904
C. 1905
D. 1906
Câu 5: Nét tiến bộ trong "chí làm trai" của Phan Bội Châu là gì?
A. Từ bỏ con đường quan quyền
B. Nổi tiếng để được lưu danh thiên cổ
C. Không màng đến việc học hành theo kiểu Nho giáo
D. Thấy rõ trách nhiệm của mình với cộng đồng, với đất nước.
Bảng đáp án:
Câu hỏi 1 2 3 4 5
Đáp án B D A C D
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Giới thiệu đôi nét về tác giả Phan Bội Châu.
Tr ả l ờ i:
Phan Bội Châu (1867 – 1940) là nhà yêu nước, nhà văn Việt Nam. Lúc đầu lấy tên là Phan Văn
San, từ khoảng 1900 mới đổi tên là Phan Bội Châu. Có nhiều biệt hiệu như: Hải Thu, Thò Hán,
Sào Nam, Độc Tỉnh Tử,…. Quê làng Đan Nhiệm, nay là xã Nam Hoa, huyện Nam Đàn, tỉnh
1
Nghệ An. Cha là Phan Văn Phổ một nhà nho không đỗ đạt, sống bằng nghề : “lấy nghiên làm
ruộng, lấy bút làm cày”. Mẹ là Nguyễn Thò Nhàn cũng là con nhà nho, một người mẫn tiệp và
đôn hậu. Phan Bội Châu từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng: khoảng bốn, năm tuổi đã thuộc lòng mấy
thiên “Chu Nam” trong kinh thi qua tiếng ru của mẹ. Sáu tuổi bắt đầu đi học chữ Hán, học sách
“Tam tự kinh” (kinh 3 chữ) chỉ vài ba ngày. Tám tuổi đã biết làm văn bài và đậu đầu một số kì
thi hạch ở xã, ở huyện. Mười ba tuổi thành thạo các thể văn cử tử : thơ, phù, binh nghóa.
Mặt khác, Phan Bội Châu là người được nuôi lớn từ nhỏ trong không khí sôi sụt chống pháp của
cả nước, đặc biệt là vùng Nghệ – Tónh, sống có tinh thần yêu nước. Năm 17 tuổi, nghe tin ở Bắc
kì phong trào Cần Vương “nổi dậy như ong” liền nửa đêm viết hòch Bình Tây thu Bắc đem dán ở
cây to bên đường các lời lẽ rất thống thiết. Năm 19 tuổi nghe tin vua phát hòch Cần Vương, cùng
bạn thân là Trần văn Lương thành lập só tử Cần Vương , đội bò giặc khủng bố, nghóa quân tan rả.
Năm 1901 mưu cuộc đánh chiếm thành Vinh nhân ngày quốc khánh của Pháp nhưng không
thành. Năm 1904 vận động thành lập Hội Duy Tân. Năm 1905 bí mật sang Trung Hoa, rồi Nhật
Bản, phát động phong trào Đông Du,… con đường cứu nước của Phan Bội Châu đã đi qua nhiều
khuynh hướng hính trò phản ánh quy luật của lòch sử đấu tranh dân tộc.
Riêng con đường văn chương, Phan Bội Châu là người có tài năng lỗi lạc nhưng ông không hề
lấy văn chương làm lẽ sống. Có điều, trên bước đường cachs mạng thấy văn chương là vũ khí
đắc lực thì Phan Bội Châu sáng tác và sáng tác một cách tự giác, say sưa, không mệt mỏi, có thể
chia sự nghiệp sáng tác của Phan Bội Châu làm ba thời kì :khi còn trong nước, lúc ở nước ngoài,
lúc bò bắt về nước.
Văn chương của ông là tiếng nói kết tinh được những tư tưởng, tình cảm , ý chí của dân tộc, của
thời đại. Trong văn chương Phan Bội Châu có tiếng thét căm hờn dữ dội và những bản cáo trạng
hùng hồn, đanh thép về tội ác của thực dân cướp nước và phong kiến tay sai… Phan Bội Châu đã
đưa đến cho lòch sử văn học dân tộc nhiều mẫu văn chương tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu. Ở
đây, con người chiến só và con người nghệ só là một. Các tác phẩm chính : Bái thạch vi huynh phú
(1897) Việt Nam phong quốc sử (1905) Hải ngoại huyết thư (1906) Ngục trung thư (1914), Trùng
quang tâm sử (1921-1925), Văn tế Phan Châu Trinh (1926), Phan Bội Châu niên biểu (1937-
1940) Phan Sào Nam tiên sinh, quốc văn thi tập…
Câu 2: Hãy nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ Lưu biệt khi xuất dương?
Trả lời:
Sau khi tham gia thành lập Duy Tân hội, đầu năm 1905, theo chủ trương của tổ chức, Phan Bội
Châu nhận nhiệm vụ xuất dương tới Trung Quốc rồi Nhật Bản, mở đầu phong trào Đông Du, đặt
cơ sở đào tạo cốt cán cho cách mạng cốt cán trong nước và cầu Nhật đến giúp Việt Nam đánh
Pháp. Lúc này đất nước đã mất chủ quyền; ngọn lửa của phong trào Cần Vương đã tắt, báo hiệu
sự bế tắt của con đường cứu nước theo tư tưởng phong kiến do các só phu lãnh đạo. Thời cuộc
thay đổi đòi hỏi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phải có phương hướng, nội dung và hình
thức hoạt động mới. Phan Bội Châu lúc này còn tương đối trẻ (38 tuổi), là hình ảnh tiêu biểu của
thế hệ cách mạng mới, quyết tâm vươn mình, vượt qua mớ giáo lí lỗi thời của đạo Khổng để đón
nhận luồng tư tưởng tiên phong trong giai đoạn bấy giờ, mong tìm ra hướng đi mới cho sựu
nghiệp khôi phục giang sơn. Phong trào Đông Du được nhóm lên cùng với bao hy vọng… Lưu biệt
khi xuất dương được viết ra trong bữa cơm ngày tết mà Phan Bội Châu tổ chức tại nhà mình để
chia tay các đồng chí trước khi lên đường.
Câu 3: Giải nghóa bốn câu đầu của bài thơ và làm rõ ý thức sứ mệnh, hoài bão của nhân vật trữ
tình – người thanh niên trước thời cuộc?
Trả lời:
2
Bốn câu đầu của bài thơ nhắc lại quan niệm về “chí làm trai” của các nhà nho xưa với tinh thần
khẳng đònh. Theo đó, khát vọng làm những việc lớn của nhân vật trữ tình cũng được thể hiện
một cách sâu sắc. Câu thứ nhất đã được bản dòch nghóa làm rõ ý. Câu thứ hai có thể được thể
hiện một lời tự nhắc nhở, một phản vấn: lẽ nào để trời đất tự vần xoay tới đầu thì tới mà mình là
kẻ đứng ngoài, vô can? Câu thứ ba không chỉ đơn giản xác nhận sự có mặt của nhân vật trừ tình
ở trên đời mà có hàm chứa một tâm niệm: ta hiện diện không phải như một sự kiện ngẫu nhiên,
vô ích vì vậy, ta phải làm được một việc gì đó có ý nghóa cho đời. Câu thứ tư có tài liệu dòch
nghóa: Còn như chuyện ngàn năm sau thì có người sắp tới. Có thể nói rõ ý hơn là: Ngàn năm sau
lẽ nào chẳng có người nối tiếp công việc của người trước? Như vậy, hai câu 3 – 4 cho thấy rõ cái
tôi đầy trách nhiệm của nhà thơ: thấy việc không thể không làm, không ỷ lại cho ai. Hơn thế, cái
tôi ấy thấy rõ lòch sử là một dòng chảy liên tục, có sự góp mặt, sự tham gia gánh vác công việc
của nhiều thế hệ.
Hai từ hi kì (hiếm, lạ, khác thường) ở câu 1 cần được hiểu như những từ nói về tình chất lớn lao,
trong đại, kỳ vó của công việc mà kẻ làm trai phải gánh vác. Trước Phan Bội Châu, đã có nhiều
người phát biểu về vấn đề này trong thơ: “Bay thẳng cánh muôn trùng tiêu hán – Phá vòng vây
bạn với kim ô” (chim trong lồng – Nguyễn Hữu Cầu); “Đã mang tiếng ở trời đất – Phải có danh
gì với núi sông” (Đi thi tự vònh – Nguyễn Công Trứ); “Chí làm trai nam bắc tây đông – Cho chỉ
sức vẩy vùng trong bốn bể” (Chí khí anh hùng – Nguyễn Công Trứ), … từ lạ trong bản dòch thơ rõ
ràng chưa thể hiện được hết ý tứ của hai từ hi kì trong nguyên tác.
Câu 4: Tìm những từ ngữ trong hai câu 5 - 6 thể hiện thái độ quyết liệt và tình cảm đau đớn của
nhà thơ trước thực trang đất nước. Riền trong câu 6, nhân vật trữ tình đã bày tỏ thái độ như thế
nào đối với nền tư tưởng, học vấn cũ của nước nhà?
Trả lời:
Từ ngữ thể hiện thái độ quyết liệt và tình cảm đau đớn của nhà thơ trước thực trạng đất nước: tử
hó (đã chết), nhuế (nhục), si (ngu).
Thái độ của nhân vật trữ tình đối với nềng học vấn cũ là thái độ chối bỏ đầy tinh thần cách
mạng. Phải biết đặt bài thơ vào hoàn cảnh ra đời của nó ta mới có thể hiểu sâu sắc nguyên nhân
của thái độ này. Mang trong lòng ý chí giải phóng dân tộc cùng nỗi nhục mất nước, lại chòu ảnh
hưởng của Tân thư (sách báo tuyên truyền cho tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây, tư tưởng cải
cách xã hội theo mô hình Âu – Mó, … được dòch qua học được viết bằng hán văn, đưa tới từ Trung
Quốc), Phan Bội Châu nhìn thấy sự vô ích của cái học, kiểu học cũ trước những đòi hỏi mới của
đất nước, thời đại. Ông thực sự dè bỉu kiểu ứng xử “nhắm mắt làm ngơ” trước thực tại, chỉ biết
tụng niệm giáo lí “thánh hiền” trong khi linh hồn của nó thì đã tiêu vọng tự đời nào.
Trước đây, Nguyễn Khuyến từng than: “Sách vở ích gì cho đuổi ấy – Áo xiêm nghó lại thẹn thân
già” (Ngày xuân dặn các con). Câu thơ đầy chiêm nghiệm, có niềm tủi thẹn và thoáng nghi ngờ
về tính hữu dụng của cái học từ chương “nhai văn nhá chữ” trong bối cảnh đất nước đã lọt vào
tay giặc (mà nhà thơ gọi bóng gió là ngày loạn). Với Phan Bội Châu, thái độ không dừng ở mức
nghi ngờ. Tình thế đất nước vào buổi ông lên đường đã khác nhiều, hơn nữa, với cá tính mạng
mẽ của một con người ưu hành động, tràn đây nhiệt huyết, ông đã đưa vào bài thơ của mình từ
đầy cảm hứng phủ đònh, tật quyết liệt và rất gây ấn tượng. Phải nói rằng với những từ dùng
mạnh bạo như thế, thơ ông có khả năng tác động tới độc giả rất sâu sắc. Đằng sau sự hấp dẫn
của cách nói là sự hấp dẫn của cốt cách một con người! Các từ nhục, hoài trong bản dòch thơ
chưa thực sự truyền lại đầy đủ khí lực dồi vào của các từ đồ nhuế, si trong nguyên tác.
Câu 5: Hai câu thơ 7 – 8 thể hiện mong muốn gì của tác giả? Dựa theo bản dòchnghóa, hãy phân
tích vẻ đẹp hào hùng của hình tượng Muôn lớp sóng bạc cùng bay theo?
Trả lời
3
Với câu cuối cùng của bài thơ, bản dòch không hoàn toàn bám sát ý nguyên tác, đã chuyển một
khát vọng, một dự cảm, một liên tưởng bất chợt, một hình ảnh giàu tính biểu tượng thành sự
tường thuật – miêu tả thực tế, do vậy, chưa truyền đạt được phong độ hào hùng, niềm hăm hở
dấn thân cùng trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ. Tâm thế cùng tư thế của nhân vật trữ tình
lúc này là muốn lao ngay vào một trường hoạt động mới mẻ, sôi động; bay lên làm quẩy sóng
đại dương hay bay lên cùng những đợt sóng trào sôi vừa thoáng hiện trong tâm tưởng.
Câu 6: Tìm hiểu các nguyên nhân khiến bài thơ có được sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với thế hệ
thanh niên yêu nước đầu thế kỷ XX?
Trả lời:
Đằng sau lời lẽ hào hùng của bài thơ là khí chất hăng hái và nhiệt huyết tràn đầy của một nhân
cách đáng ngưỡng mộ
Bài thơ chứa đựng những tư tưởng mới, mang tính cách mạng về sự nghiên cứu, vốn được thanh
niên thời đại hăm hở đón chào và tin tưởng.
Bài thơ đánh trúng vào nỗi nhục mất nước mà mọi người Việt Nam phải chòu đùựng cũng như kích
thích được bản tính ưu hành động của thanh niên.
Bài thơ gợi ca cả một trường hoạt động rộng rãi cho những người đang muốn làm một cái gì đó
có ý nghóa cho đất nước, …
Câu 7: Phát biểu cảm nghó về hình tượng nhân vật trữ tình và đánh giá khái quát về giá trò của
bài thơ?
Trả lời:
Hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ là hình tượng một người anh hùng tràn đầy ý thức về
cái tôi của mình – một cái tôi luôn thao thức về sự tồn vong của giống nòi, dân tộc.
Bài thơ được viết theo bút pháp ước lệ, phóng đại của thơ tỏ ý chí cổ điển rất cần thiết cho nhu
cầu cổ vũ, động viên. Nỗi đau, niềm lạc quan, nhiệt tình hành động cùng tư tưởng cách mạng của
tác giả thực sự đã thổi hồn vào từng câu chữ, hình ảnh vốn đã quen, khiến chúng vẫn mang đậm
dấu ấn cá nhân người viết và có được sức lay động thấm thía.
Đây là bài thơ từ biệt mà cũng là bài thơ mời gọi lên đường. Nó hoàn toàn tương xứng với tầm
vóc của một con người được cả dân tộc ngưỡng vọng và tin tưởng vào thời điểm lòch sử khi đó.
Câu 8: “Chí làm trai” đã được nhân vật trữ tình khẳng đònh dựa trên những cơ sở nào? Nêu nét
tương đồng và khác biệt trong quan niệm về “chí làm trai” giữa bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
của Phan Bội Châu với một số tác phẩm thơ thời trung đại đã được học?
Trả lời:
Chí làm trai đã được nhân vật trữ tình khẳng đònh trên cơ sở:
- Nhận thấy nó phù hợp với khát vọng khẳng đònh cái tôi cá nhân giữa cuộc đời.
- Nhận thấy nó phù hợp với yêu cầu của đất nước, của thời cuộc về một thế hệ thanh biên biết
“Xúm vai vào xốc vác cựu giang san”, khôi phục lại chủ quyền dân tộc đã mất.
- Nhận thấy nó là điều kiện cần thiết để kéo những kẻ còn bò cầm tù bởi nền học vấn cũ ra khỏi
cơn mê để tìm hướng đi mới cho lòch sử
- Quan niệm về “chí làm trai” của Phan Bội Châu về cơ bản vẫn nằm trong vòng ý thức hệ nha
gia. Nó thật gần gũi với những điều đã được phát biểu trong các bài thơ của Phạm Ngũ Lão,
đặng Dung, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Công Trứ, … Nó cũng gắn liền với mấy chữ “công danh”,
mà các bậc chính nhân quân tử xưa vẫn ao ước tạo dựng. Mặc dù vậy, không thể không nhận
thấy những nét mới trong quan niệm của Phan Bội Châu trên vấn đề này điều đó có được chủ
4
yếu nhờ sự nhạy cảm của chính nàh thơ trước những đòi hỏi mới của đất nước, của thời đại. Đối
với Phan Bội Châu, chuyện lưu danh thiên cổ của một cá nhân chưa phải là mục đích tối hậu.
Đích nhắm đến của ông là khôi phục chủ quyền của đất nước. Kẻ làm trai, trước hết phải thấy rõ
trách nhiệm của mình với cộng đồng, thấy việc không thể không làm , không cần phải băn
khoăn nhiều về khả năng về sự nghiệp bò bỏ dở dang, bởi “Sau này muôn thû há không ai?”.
Điều quan trọng là phải biết dứt khoát từ bỏ cái học từ chương, sách vở đã trở thành một lực cản
trên đường đi của kẻ mang hoài bão cứu dân, cứu nước. Xét ở mức độ nào đó, quan niệm về “chí
làm trai” của Phan Bội Châu đã có phần vượt lên quan niệm cũ từng được khẳng đònh trong suốt
đời trung A1.
HẦU TRỜI
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Vì sao nhà thơ lại lấy bút danh là Tản Đà?
A. Nhà thơ lấy tên của quê mình
B. Nhà thơ ghép tên của cha và mẹ mình
C. Nhà thơ lấy tên của một ngọn núi và con sông quê mình ghép lại
D. Nhà thơ chọn ngẫu nhiên vì thấy nó hay!
Câu 2: "Hầu Trời" nằm trong tập thơ nào của Tản Đà?
A. Khối tình con I
B. Khối tình con II
C. Khối tình con III
D. Còn chơi
Câu 3: Bài thơ "Hầu Trời" (in trong SGK) có tất cả bao nhiêu câu thơ?
A. 114 câu
B. 116 câu
C. 118 câu
D. 120 câu
Câu 4: Hai quyển "Khối tình" Tản Đà gọi là văn gì?
A. Văn chơi
B. Văn lí thuyết
C. Văn tiểu thuyết
D. Văn dòch
Câu 5: Trong bài thơ Tản Đà nói với Trời quyển nào là văn dòch?
A. Khối tình con
B. Thần tiền
C. Giấc mộng
D. Đàn bà Tàu
Bảng đáp án:
Câu hỏi 1 2 3 4 5
5
Đáp án C D A B D
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Giới thiệu đôi nét về tác giả Tản Đà?
Trả lời:
Tản Đà sinh năm 1889 mất năm 1939, tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, người làng Khê
Thượng, huyện Bất bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây). Làng ông
sống nằm ven sông Đà núi Tản Viên. Nhà thơ đã lấy tên núi, tên sông ghép thành bút danh của
mình.
Tản Đà thuộc dòng dõi khoa bảng, từng theo đòi con đường cử nghiệp nhưng thi Hương hai lần
đều không đẫ. Ông chuyển sang viết báo, viết văn, làm thơ và trở thành một trong những người
Việt Nam đầu tiên sinh sống bằng nghề viết văn, xuất bản.
Tản Đà từng ôm mộng cải cách xã hội theo con đường hợp pháp, dùng báo chí làm phương tiện.
ng là con người có tính cách phóng túng, ông đi đ1o đi đây rất nhiều, nếm đủ múi cay đắng
ngọt bùi, vinh nhục ở đời. Tuy nhiên, trước sau Tản Đà vẫn giữ cốt cách nhà nho và phẩm chất
trong sạch. Ông mất tại Hà Nội trong một cảnh nghèo túng bần hàn.
Tản Đà là người đi tiên phong ở nhiều lónh vực văn hoá, là một cây bút tiêu biểu của nền văn
học Việt Nam giai đoạn giao thời, có thành tựu trên nhiều thể loại nhưng tản Đà thực sự thành
công với thơ. Ông đã đặt được dấu gạch nối giữa nền văn học truyền thống và văn học hiện đại.
Tản Đà đã để lại khá nhiều tác phẩm. Về thơ, tiêu biểu là Khối tình con I (1916); Khối tình con
II (1918); Khối tình con III (1932); Còn chơi (1921); Thơ Tản Đà (1925)...Về văn xuôi, Giấc
mộng lớn (1928); Giấc mộng con I (1916) Giấc mộng con II (1932); Tản Đà văn tập
(1932)...Ngoài ra, tản Đà còn chú giải Truyện Kiều, dòch Kinh Thi, thơ Đường, Liêu Trai chí dò và
soạn một số vở tuồng như Tây Thi, Thiên Thai...
Bài thơ "Hầu Trời" đưa vào sách lần đầu trong tập Còn chơi (1921), gồm tất cả 120 câu. Trong
Tuyển tập Tản Đà, bài thơ chỉ còn 114 câu.
Câu 2 : Thuật lại chuyện “Hầu trời” của Tản Đà trong bài thơ và làm rõ tài hư cấu của tác giả
(chú ý phân tích cách tạo tình huống, chọn chi tiết, dựng đối thoại, bố trí các cảnh, miêu tả tâm lí
đa dạng của nhân vật...)
Trả lời:
Tóm tắt chuyện:
- Lí do cùng thời điểm được “gọi lên” hầu Trời.
- Cuộc đọc thơ đầy “đắc ý” cho Trời và chư tiên nghe giữa chốn “thiên môn đế khuyết”.
- Trần tình với Trời về tình cảnh khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn và thực hành “thiên
lương” ở hạ giới.
- Cuộc chia tay đầy xúc động giữa trời và chư tiên.
Tình huống truyện bắt đầu từ tiếng ngâm thơ “vang cả sông Ngân Hà” khiến Trời “mất ngủ”. Rõ
ràng cái duyên lên hầu Trời gắn liền với cái chuyện văn thơ, gắn liền với những phút cao hứng
của nhà thơ. Chuyện bòa hoàn toàn mà xem chừng rất tự nhiên, hợp lý!
Bài thơ có rất hiều chi tiết cụ thể được xếp đặt logíc: nằm một mình -> buồn -> đun nước nóng ->
ngâm văn; tiên xuống -> nêu lí do-> đưa lên trời; được đón tiếp trọng vọng, được mời đọc thơ ->
chư tiên xúm vào khen ngợi, tán thưởng -> Trời truyền hỏi danh tính -> kể lễ tình cảnh, bày tỏ
nỗi lòng -> Trời “đả thông” tư tưởng -> lạy tạ ra về,… Dường như tác giả muốn người đọc xác
6
nhận đây là một câu chuyện thật để tiếp tục theo dõi phần còn lại.
Nhà thơ rất khéo tả bối cảnh, từ bối cảnh thanh đạm của phòng văn nơi hạ giới tới bối cảnh rực
rỡ, oai nghiêm của chốn thiên đình. Nhờ vậy , không gian của câu chuyện trở nên có nhiều tầng
lớp, tương khớp với trường hoạt động của các nhân vật.
Các đoạn đối thoại và miêu tả những phản ứng tâm lí đa dạng của từng loại nhân vật được cài
vào nhau thật linh họat, khiến người đọc cảm tưởng mình tham gia thực sự vào câu chuyện, cùng
nếm trải những phút “sướng lạ lùng”, “đắc ý”, cao hứng tột bậc của nhân vật trữ tình.
Việc hư cấu nên cả một câu chuyện trong bài thơ này có ý gnhóa cách tân nhất đònh. Nó như
muốn đưa thơ trữ tình thoát dần nhiệm vụ tỏ chí nghiêm trang, khắc khổ để tiện giải bày cảm
xúc phóng khoáng của con người cá nhân và xây dựng một quan hệ giao tiếp mới đối với độc giả
thành thò khi đó.
Câu 3: Chuyến “Hầu Trời” bằng tưởng tượng đã giúp nhà thơ nói được gì về bản thân cùng quan
niệm mới của ông về văn và nghề văn?
Trả lời:
Chuyến “Hầu Trời” bằng tưởng tượng đã giúp nhà thơ nói được nhiều về bản thân, về nghề văn
trong những thập niên đầu của thế kỉ thứ XX và về “sứ mệnh” xã hội mà ông tự đứng ra gánh
vác.
Nhà thơ hào hứng khoe cái tài của mình:
- Văn dài hơi tốt ran cung mây!
Trời nghe, trời cũng lấy làm hay.
- Văn đã giàu thay, lại lắm lối
- Trời lại phê cho : “Văn thật tuyệt!
Văn trần được thế chắc có ít!
Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!
Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!
Êm như gió thoảng tinh như sương!
Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!...”
Các nhà nho tài tử trước Tản Đà đều thò tài (cậy tài, khoe tài), nhưng chữ tài mà họ nói tới nhiều
khi mang một nội hàm khá rộng, gắn liền với khả năng “kinh bang tế thế”. Có lẽ trước Tản Đà ít
ai nói trắng ra cái “hay”, cái “tuyệt” của văn thơ mình như vậy, hơn nữa, lại nói trước mặt Trời.
Rõ ràng ý thức cá nhân của nhà thơ phát triển rất cao và Tản Đà không hề vô lối khi tự khen
mình (để cho Trời khen cũng là một hình thức tự khen). Nhà thơ đã thấy được “dài”, “giàu”,
“lắm lối” là “phẩm hạnh” đặc thù của văn thời mình, bên cạnh những “phẩm hạnh” mang tính
chất truyền thống như: “nhời văn chuốt đẹp”, “khí văn anh hùng”, “êm”, “tinh”,… Tình huống
“hầu Trời” quả đã cho nhà thơ một cơ hội tuyệt vời để phô bày một cách sảng khoái tài năng
của bản thân. Thật dễ thông cảm khi mọi nhân vật đều đang ở trong tình trạng cao hứng, từ nhà
thơ đến chư tiên và sau hết là … Trời!
Nhà thơ chỉ cao hứng như thế khi gặp được người hiểu và thông cảm (là Trời) mà thôi. Ở hạ giới
dễ đâu tìm được người tri âm như vậy! Lời khen hẳn là sự khẳng đònh có sức nặng nhất, không
thể bác bỏ, nghi ngờ. Đúng là một lối tự khẳng đònh rất “ngông” của vò “trích tiên”!
Trong bài thơ, Tản Đà không trực tiếp phát biểu quan niệm của mình về văn và nghề văn. Tuy
vậy, ẩn sau các câu chữ, ta vẫn thấy có một sự hình dung khác trước về hoạt động tinh thần đặc
7
biệt này. Trong mắt Tản Đà, văn chương là một nghề kiếm sống mới, có người bán, kẻ mua, có
thò trường tiêu thụ và bản thân thò trtường cũng hết sức phức tạp, không dễ chiều. Dường như Tản
Đà đã ý thức được sự cần thiết phải chuyên tâm với nghề văn, phải “trường vốn” để theo đuổi
nó dài dài (“Nhờ Trời văn con còn bán được – Chữa biết con in ra mấy mươi”, “Vốn liếng còn
một bụng văn đó “). Sau cùng, phải thấy rằng Tản đà đã chớm nhận ra: đa dạng về loại, thể là
một đòi hỏi thiết yếu của hoạt động sáng tác và những sáng tác mới, tiêu chí đánh giá hẳn nhiên
là phải khác xưa, …
Câu 4: Tìm các chi tiết thể hiện ý thức cá nhân của tác giả.
Trả lời:
Trong hẳn một khổ thơ (từ câu 65 đến câu 68), tác giả đã “tâu trình” rõ ràng về họ tên, “xuất
xứ” của mình cho Trời nghe. Việc xưng danh của Tản Đà đã diễn ra khá tự nhiên, phù hợp hoàn
toàn với mạch truyện và đây không phải là hiện tượng chưa từng có trong văn học trung đại hay
trong các sinh hoạt văn nghệ dân gian (như hát chèo chẳng hạn). Nhưng dấu ấn Tản Đà trong
cung cách xưng danh vẫn thể hiện khá rõ: Tách tên, họ theo một kiểu cung khai lí lòch rất hiện
đại, lại còn nói rõ bản quán, quốc tòch, châu lục, tên của hành tinh, … Có một nụ cười hóm hỉnh
ẩn đằng sau vẻ thật thà, thành khẩn trước “đấng chí tôn”, nhưng điều đáng nói hơn hết vẫn là ý
thức cá nhân, ý thức dân tộc của nhà thơ. Một cái tên – tên thật chứ không phải tự hay hiệu – mà
được nói ra trònh trọng đến vậy hẳn nhà thơ phải thấy có một giá trò không thể phủ nhận gắn liền
với nó. Hơn nữa, ông còn muốn Trời thấy được Nguyễn Khắc Hiếu chính là con người của Châu
Âu, của xứ sở có một nền “văn minh tinh thần” cao quý, đáng tự hào (“Văn minh Đông Á trời thu
sạch”). Cụ thể thêm một mức nữa, ông kiêu hãnh khai mình là đứa con đích thực của “Sông Đà
núi Tản nước Nam Việt”. Khi trong thời hiện đại, hai chữ “thiên hạ” đã trở thành một khái niệm
mở (điều này Tản Đà ý thức được rất rõ), đặc biệt là khi đất nước đã mất chủ quyền, kiểu nói
như vậy của nhà thơ rõ ràng chứa đựng một thái độ tự tôn dân tộc, một “tình cảm non nước”
đáng quý.
Câu 5: Chỉ ra nét cách tân của bài thơ ở giọng điệu và cách dùng các yếu tố thuộc khẩu ngữ.
Trả lời:
Lối kể chuyện đầu tính chất bình dân và giọng khôi hài trong bài thơ (cụ thể là hai đoạn thơ này)
hoàn toàn thống nhất với nhau, hỗ trợ cho nhau. Chúng lộ rõ trước hết ở thái độ hào hứng của
người kể trước một đối tượng nghe (giả đònh) đồng đẳng, rất mực thân tình. Ngay trong chuyện
kể, quan hệ giữa nhân vật trữ tình và chư tiên xem ra cũng suồng sã, thân mật (chư tiên gọi nhân
vật trữ tình là anh). Từ dùng ở đây nôm na, bình dò, như được tiện tay lấy từ đời sống thường
nhật, lại được đặt trong ngữ điệu nói nên càng có ý vò: “Văn dài hơi tốt ran cung mây”; “Văn đã
giàu thay, lại lắn lối – Trời nghe trời cũng bật buồn cười”; “Chư tiên ao ước tranh nhau dặn”, …
Đặc biệt, dưới ngòi bút theo một cung cách rất đỗi … bình dân: lè lưỡi, chau mày, lắng tai đứng,
vỗ tay, bật buồn cười, tranh nhau dặn, … Cứ tưởng tượng hình ảnh các đấng siêu nhiên vốn không
thuộc cõi người mà có những cử chỉ điệu bộ ngộ nghónh như thế, độc giả không thể không cảm
thấy buồn cười, không thể không phục cách kể chuyện “xôm trò” của tác giả
Nếu như không có lối kể “bình dân” và nụ cười hóm hỉnh, các đoạn thơ trên (rộng ra là cả bài
thơ) sẽ mất đi một ý vò thẩm mó đặc trưng, bởi sự hấp dẫn của tác phẩm văn học nói chung không
hẳn nằm ở chuyện mà ở cách kể, giọng kể. Hơn thế, trong bài thơ này, lối kể ấy, nụ cười ấy làm
nên nội dung trữ tình chính, giúp ta hiểu về con người tác giả hơnbất cứ cái gì khác. Nói tóm lại,
những yếu tố vừa nêu là một phần tất yếu của bài thơ, hoàn toàn xứng hợp với câu chuyện “hầu
Trời” mà tác giải đã hư cấu.
Câu 6: Nhận xét chung về giá trò tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ.
8
Trả lời:
“Hầu Trời” là bài thơ hay, độc đáo, có nhiều nét mới về mặt thi pháp, rất tiêu biểu cho tính chất
“giao trời” trong nghệ thuật thơ Tản Đà.
Qua bài thơ, có thể nhận ra được nhiều điều về xu hướng phát triển của thơ Việt Nam trong
những năm hai mươi của thế kỷ trước.
Câu 7: Cái mà người ta thường gọi “ngông” ở Tản Đà được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
Hãy nêu những điểm gần gũi và khác biệt giữa cái “ngông” của Tản Đà với cái “ngất ngưỏng”
của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng?
Trả lời:
Trong bài “Hầu Trời”, cái “ngông” của Tản Đà có những biểu hiện nổi bật:
- Tự cho mình “văn hay” đến mức Trời cũng phải tán thưởng
- Không thấy có ai đáng là kẻ tri ân với mình ngoài Trời và chư tiên
- Xem mình là một “trích tiên” bò đày xuống hạ giới vì tội ngông
- Nhận mình là người nhà Trời, được sai xuống hạ giới thực hiện một sứ mệnh cao cả (thực hành
“thiên lương”)
Ngoài ra, nguyên việc nhà thơ bòa ra chuyện “hầu Trời”, nói như thể đó là chuyện thật đã hàm
chứa một sự khiểu khích nhất đònh đối với cái nhìn tôn ti, đẳng cấp đang thống trò xã hội lúc ấy.
Đó là chưa kể việc Tản Đà “dám” hình dung các đấng siêu nhiên như những đối tượng rất đỗi
bình dân, thậm chí ngàng hàng với mình, …
Cái “ngông” của Tản Đà có nhiều điểm gặp lại cái “ngông ” của Nguyễn Công Trứ (thể hiện
qua Bài ca ngất ngưởng): ý thức rất cao về tài năng của bản thân; dám nói giọng bông lơn về
những đối tượng như Trời, Tiên, Bụt; dám phô bày toàn bộ con người “vượt ngoài khuôn khổ”
của mình trước thiên hạ, như muốn “giỡn mặt” thiên hạ, …
Nói về điểm khác giữa hai người, có thể thấy : “ngông” ở Tản Đà là cái “ngông” của kẻ tuy
không phải sống vô trách nhiệm với xã hội nhưng không còn xem vấn đề “Nghóa vua tôi cho vẹn
đạo sơ chung” (Nguyễn Công Trứ) là chuyện hệ trong nữa. Hơn nữa, cái tài mà Tản Đà muốn
khoe về cơ bản là cái tài thuộc phạm trù văn chương. Rõ ràng, ở đây nhà thơi đã rũ bỏ được khá
nhiều gánh nặng trách nhiệm (mà thông thường các nhà nho vẫn đặt lên trên vai mình) để sống
thoải mái hơn với cái tự do cá nhân mới mẻ mà thời đại đưa tới.
THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dòng nào sau đây khơng đúng khi muốn bác bỏ một ý kiến sai nào đó?
A. Tun bố với mọi người là ý kiến đó sai
B. Trích dẫn ý kiến ấy một cách đầy đủ khách quan
C. Làm rõ ý kiến đó sai chỗ nào
D. Làm rõ vì sao như thế lại sai
Câu 2: Để bác bỏ một ý kiến sai tối đa có thể sử dụng bao nhiêu cách?
A. Hai cách
B. Ba cách
C. Bốn cách
9
D. Năm cách
Câu 3: Thế nào là bác bỏ luận cứ?
A. Vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lí lẽ và dẫn chứng được sử dụng
B. Vạch ra tính chất sai lầm đã được sử dụng
C. Vạch ra những thiếu sót trong lí lẽ đã được sử dụng
D. Vạch ra tính chất giả tạo trong dẫn chứng
Câu 4: Thế nào là bác bỏ lập luận?
A. Vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi lô gic của đối phương
B. Vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi lô gic trong lập luận của đối phương
C. Vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi lô gic trong lập luận của đối phương, chỉ ra sự đổi
thay, đánh tráo khái niệm trong quá trình lập luận
D. Vạch ra sự đổi thay, đánh tráo khái niệm trong quá trình lập luận
Câu 5: Nhất Chi Mai phê bình Vũ Trọng Phụng khi đọc văn của Vũ Trọng Phụng: "phẫn uất, khó
chịu...vì cảm thấy tư tưởng hắc ám, căm hờn, nhỏ nhen ẩn trong đó!", sự chỉ trích của Nhất Chi Mai
bao gồm những luận cứ nào?
A. Thấy hắc ám
B. Thấy căm hờn
C. Thấy nhỏ nhen
D. Cả ba luận cứ trên
Bảng đáp án:
Câu hỏi 1 2 3 4 5
Đáp án A C A C D
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Hãy nêu những yêu cầu của tháo tác lập luận bác bỏ?
Trả lời:
Bác bỏ một ý kiến nào đó không phải đơn giản là tuyên bố ý kiến đó sai, mà phải lập luận đầy đủ để
chứng minh là nó sai thì mới thuyết phục được người nghe, người đọc. Muốn bác bỏ một ý kiến sai
thì trước hết hãy trích dẫn ý kiến đó một cách đầy đủ, khách quan, trung thực. Sau đó, người viết
phải làm sáng tỏ hai phương diện: ý kiến ấy sai ở chỗ nào và vì sao như thế lại sai? Để trả lời câu
hỏi thứ nhất, cần đọc kỹ và xem xét ý kiến ấy ở ba yếu tố: Luận điểm, luận cứ và lập luận. Phận tích
để người đọc thấy ý kiến đó sai ở luận điểm, luận cứ hay lập luận rồi mới tiến hành bác bỏ cái sai
ấy. Bác bỏ ý kiến sai thực chất là dùng lí lẽ và dẫn chứng để phân tích, lý giải tại sao như thế là sai
(tức là trả lời câu hỏi thứ hai). Chẳng hạn, để chứng minh một luận cứ sai, có thể bác bỏ bằng cách
chỉ ra trong luận cứ đó, người viết đã trích dẫn sai, cố ý cắt xén ý tứ, câu chữ của người khác, hoặc
trích dẫn đúng nhưng phân tích, giải thích lại sai...
Câu 2: Hãy nêu cách sử dụng thao tác lập luận bác bỏ?
Trả lời:
Bác bỏ một ý kiến sai có thể thực hiện bằng nhiều cách: bác bỏ luận điểm, bác bỏ luận cứ, bác bỏ
cách lập luận hoặc kết hợp cả ba cách thật linh hoạt.
10
- Bác bỏ luận điểm: có nhiều cách bác bỏ luận điểm, nhưng thông thường vẫn là hai cách sau đây
. Dùng thực tế để bác bỏ
. Dùng phép suy luận để để làm cho cái sai của luận điểm cần phải bác bỏ được bộc lộ đầy đủ.
- Bác bỏ luận cứ: tức là vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lí lẽ và dẫn chứng được sử dụng
- Bác bỏ lập luận: tức là vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi lô gic trong lập luận của đối
phương, chỉ ra sự đổi thay, đánh tráo khái niệm trong quá trình lập luận.
Câu 3: Đọc đoạn đối thoại sau và cho biết lập luận bác bỏ được vận dụng theo thao tác nào?
Bớc-na Sô khi đã nổi tiếng, có một vũ nữ đề nghị ông cưới cô ta với lí do: “Nếu ông và em lấy nhau
thì con của chúng ta sẽ thông minh như ông và xinh đẹp như em, thật là tuyệt vời”.
Bớc-na Sô hóm hỉnh đáp lại: “Nếu tôi và em lấy nhau, mà con cái chúng ta lại đẹp như tôi và thông
minh như em, thì đáng sợ biết bao!”
Trả lời:
Trong đoạn đối thoại trên, ta thấy Bớc-na Sô không bác bỏ đề nghị, tức là không bác bỏ luận điểm
mà chỉ bác bỏ cách lập luận. Lập luận của cô vũ nữ chỉ đề cập đến một khả năng “con của chúng ta
sẽ thông minh như ông và xinh đẹp như em”; còn Bớc-na Sô vạch ra khả năng thứ hai, là khả năng
xấu hơn “con cái chúng ta lại xinh đẹp như tôi và thông minh như em”
Câu 4: Lập luận để phản bác sai lầm trong luận điểm sau: Có tiền là có hạnh phúc!
Trả lời:
Tham khảo ý kiến của nhà văn Anh Thác-cơ-rây để bác bỏ luận điểm “Có tiền là có hạnh phúc”.
Trước tiên, chúng ta xem xét ý nghĩa của câu văn trên. Câu ấy có nghĩa là có tiền thì muốn gì được
nấy. Đó chỉ là câu nói bóng gió nhằm đề cao sức mạnh vạn năng của đồng tiền. Điều đó chỉ đúng
một phần, vì sức mạnh ấy có giới hạn. Thực tế cho thấy không phải cái gì cũng mua được bằng tiền.
Như thế là bác bỏ luận điểm (cần xem thêm các câu nói của Thác-cơ-rây trong SGK)
Câu 5: Đọc các đoạn trích a, b, c trang 41, 42, 43/ SGK và cho biết tác giả đã sử dụng thao tác lập
luận bác bỏ nào?
Trả lời:
Nhận xét thao tác lập luận bác bỏ trong các đoạn văn:
a/ Ở đoạn văn này tác giả đã bác bỏ luận điểm. Dùng luận cứ phản bác luận điểm
b/ Ở đoạn văn này tác giả đã bác bỏ luận điểm. Dùng lập luận phân tích để bác bỏ
c/ Ở đoạn văn này tác giả đã bác bỏ luận điểm. Dùng luận cứ và lập luận bác bỏ
Câu 6: Lập dàn ý cho luận điểm sau:
Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai
Trả lời:
Luận điểm này sai ở chỗ có cái nhìn cực đoan, phiếm diện. Vào đại học đúng là có tương lai đầy hứa
hẹn. Song, không phải ai vào đại học là sẽ có tương lai sáng lạng và ai không vào đại học là không
có tương lai. Bằng chứng là có rất nhiều người không vào đại học nhưng vẫn có sự thành đạt đáng tự
hào. Đại học chỉ là một trong những con đường để lập nghiệp chứ không phải là con đường duy
nhất để lập nghiệp. Những con đường khác cũng sẽ đem lại tương lai sáng sủa cho mọi người nếu
có ý chí, nghị lực và tinh thần cầu tiến...
Câu 7: Hãy bác bỏ ý cũ và tìm ra ý mới trong hai câu thành ngữ sau:
a/ Múa rìu qua mắt thợ
11
b/ Bới lông tìm vết
Trả lời:
a/ Hai thành ngữ này hàm ý chê bai một thái độ sống, một cách ứng xử. Nếu ai cũng coi "thợ" là
đỉnh cao, sợ "múa rìu qua mắt thợ" thì làm sao có thể nảy sinh ra thế hệ "thợ" mới, làm sao mà tiến
bộ được. Đâu hẳn "thợ" cũ này đã là hoàn mỹ, là tuyệt đối đúng, tuyệt đối hay đâu!
b/ Cũng như câu trên, tìm hiểu nghĩa của "Bới lông tìm vết" – một thành ngữ có ý xấu. Nhưng đối
với những người cầu tiến bộ, muốn khắc phục sai sót của mình thì họ không sợ ai "bới lông tìm vết"
cả, thậm chí thấy sự bới móc kia là có lợi cho họ (tuy nhiên, phải là với mục đích tiến bộ chứ không
phải làm như thế để hạ uy tín, danh dự, hãm hại nhau!)
ĐỌC THƠ
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Thể loại nào có thể cho là nghệ thuật xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người?
A. Thơ
B. Truyện
C. Kịch
D. Chèo
Câu 2: Hai đặc điểm chính của thơ là gì?
A. Tính khoa học – tính hấp dẫn
B. Tính nhạc – tính họa
C. Tính chính xác – tính hấp dẫn
D. Tính nhạc – tính triết học
Câu 3: Trong những bài thơ dưới đây, bài nào không có tứ toàn bài?
A. Tiến sĩ giấy
B. Tự tình II
C. Đọc Tiểu Thanh kí
D. Hầu Trời
Câu 4: Trong bài thơ Lượm của Tố Hữu ai được xem là nhân vật trữ tình?
A. Lượm
B. Nhà thơ
C. Nhân vật xưng chú
D. Người đọc
Câu 5: Ngôn ngữ, giọng điệu trong bài thơ có chức năng như thế nào?
A. Chức năng thuật sự
B. Chức năng tả cảnh
C. Chức năng thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhân vật trữ tình cũng chính là của bài thơ
D. Cả ba ý trên
Bảng đáp án:
12
Câu hỏi 1 2 3 4 5
Đáp án A B C C D
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Hãy giải thích một số khái niệm về thơ?
Trả lời:
- Thơ là thể loại xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người, là kết tinh của bản chất nghệ thuật.
- Thơ có hai đặc điểm: tính nhạc và tính họa. Vẻ đẹp nhịp nhàng do có tiết tấu, sự hài hòa, sự hiệp
vần và ngắt nhịp. Vẻ đẹp trầm bổng do đối lập các thanh bằng với thanh trắc, thanh dấu huyền với
thanh không dấu. Vẻ đẹp luyến láy do sự điệp vần, song thanh, từ láy...tạo nên. Tất nhiên ở đây chỉ
nói đến vẻ đẹp trong thơ Tiếng Việt, thơ chữ Hán. Thơ dịch thì do phải chuyển ngữ nên đã hạn chế
rất nhiều hai phương diện nói trên.
Nhìn sâu vào văn bản, ta sẽ thấy hình thúc bên trong. đó là hình thức nhận ra bằng trí tưởng tượng,
liên tưởng. Lới thơ khác hẳn với lời nói thường. Thực chất đó là lời nói bên trong cõi lòng của con
người, lời độc thoại, lời mình nói với mình. Chính là tiếng lòng nên thơ có thể nói bằng những giá trị
thẫm mỹ và có tính khái quát cao. Ví dụ: Tương tư – Nguyễn Bính; Vội vàng – Xuân Diệu; Việt Bắc
– Tố Hữu...dù có sắc thái khác nhau nhưng về cơ bản vẫn là lời độc thoại.
- Trong thơ tuy ít kể về sự kiện nhưng mỗi bài thơ vẫn thấp thoáng một sự kiện nào đấy đã gợi lên
dòng cảm xúc trong bài thơ. Ví dụ: Hình tượng nhân vật trong thơ như em Lượm (Lượm); Bác Hồ
(Sáng tháng năm, Bác ơi...) trong thơ Tố Hữu đều là những sự kiện gợi lên cảm xúc, tư tưởng của
mỗi bài thơ. Để hiểu đuộc nội dung, cảm xúc trong bài thơ, người ta phải suy đoán ra từ các sự kiện
nhiều khi ẩn chìm.
- Cuối cùng là đặc điểm ngôn ngữ thơ, phân biệt với ngôn ngữ văn xuôi. Ý nghĩa mà văn bản thơ
muốn biểu đạt thường không đồng nhất với nội dung thông báo trực tiếp của lời thơ.
Cấu tứ tức là tạo ra một hình thức gợi cảm, độc đáo để biểu đạt ý. Tứ thơ là hình thức biểu hiện ý
thơ. Thơ có tứ toàn bài, có tứ từng khổ, có tứ từng câu.
Câu 2: Hãy nêu cách đọc thơ?
Trả lời:
Đọc thơ cũng như đọc các văn bản thuộc thể loại khác, đều không ngoài mục đích nắm bắt, cảm
nhận ý nghĩa nhà thơ muốn biểu đạt, thể hiện đồng cảm và hưởng thụ thẫm mỹ.
Đọc thơ đòi hỏi một kỹ năng riêng trong việc đọc – hiểu các câu thơ, hình ảnh thơ, sự kiện trong
thơ, khám phá ý nghĩa sâu sắc, phong phú của bài thơ. Điều đó rất đúng, nhưng hiểu bài thơ rồi thì
sự cảm thụ mới được sâu sắc và đầy đủ.
Cần chú ý hai điểm:
- Cảm nhận được mọi biểu hiện của văn bản như ngôn từ, hình dung tình huống phát ngôn, giọng
điệu, kết cấu, tứ thơ, phát hiện ý nghĩa của toàn bài. Đọc thơ phải dùng đến tưởng tượng, thể nghiệm
mới hiểu thơ. Thể nghiệm là thử đặt mình vào tình huống trong văn bản để hiểu
- Phân tích hình tượng thơ: hình tượng thơ bao gồm hình tượng nhân vật trữ tình và hình tượng con
người, cảnh vật trong thơ, các chi tiết (hình ảnh) thơ.
Câu 3: Hãy xác định "sự kiện" và tứ thơ trong ácc bài thơ: Tự tình (bài II), Chạy giặc, Tiến sĩ giấy,
Thương vợ, Câu cá mùa thu. Hình dung ngữ cảnh tình huống trong mỗi bài thơ giúp cho việc đọc –
hiểu bài thơ như thế nào?
13
Trả lời:
"Sự kiện" trong bài thơ Tự tình II là tiếng trống canh khuya báo hiệu thời gian trôi qua và cuộc đời
"trơ trọi". "Sự kiện" trong Chạy giặc là tiếng súng của giặc Pháp làm tan chợ. "Sự kiện" trong Tiến
sĩ giấy là việc phát hiện ý nghĩa "tiến sĩ giả" trong thứ đồ chơi. "Sự kiện" trong Thương vợ chính là
sự nhận thức về người vợ tảo tần. Trong bài Mùa thu câu cá là bài tả cảnh nhưng cũng có "sự kiện".
Cảnh này không nhất thiết là cảnh có thực hoàn toàn mà có phần tưởng tượng và ước lệ. Nhà thơ có
phần cực tả cái tâm. cái tình. Câu thơ "Tựa gối ôm cần lâu chẳng được" hàm một ý là yên tĩnh
không được lâu, vì cá đâu đó đã đớp động dưới chân bèo. "Sự kiện" có người hiểu là lũ cá ham mồi,
phá vỡ cảnh yên tĩnh của nhà thơ. cũng có cách hiểu đó là dấu hiệu sự sống trong yên tĩnh, nhưng
cách này không giúp làm sáng tỏ vì sao mà "lâu chẳng được" ở câu trên.
Các sự kiện nêu trên làm thành ngữ cảnh cụ thể của mỗi bài thơ. Dùng thời gian trôi qua để nói ý sốt
ruột về cuộc sống không hạnh phúc là tứ toàn bài của bài Tự tình II. Hình ảnh trong mỗi cặp đối
trong bài làm nên tứ của từng câu hoặc cả cặp câu đối. Chẳng hạn, trong câu "Chén rượu hương đưa
say lại tỉnh" là tứ biểu hiện cái ý: Không cách gì làm nguôi ngoa được nỗi cô đơn. Tứ trong bài thơ
Thương vợ là sự trách mình của Tú Xương...
Câu 4: Sự phân biệt nhân vật trữ tình và nhân vật gây cảm hứng cho nhà thơ có ý nghĩa như thế nào
đối với việc đọc thơ?
Trả lời:
Nhân vật trữ tình khác nhân vật trong thơ (tức là nhân vật gây hứng thú cho nhà thơ) ở chỗ: nhân vật
trữ tình là người bộc lộ cảm xúc, là người phát ngôn trong bài thơ, còn nhân vật trong thơ là đối
tượng miêu tả, là sự kiện gây cảm xúc cho nhà thơ. Chẳng hạn, trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình
Liên nhân vật trữ tình là nhà thơ, người bộc lộ nỗi buồn nuối tiếc một nét đẹp của văn hóa truyền
thống dần dần bị khuất lấp trong lớp bụi thời gian, còn ông đồ là nhân vật trong thơ, là biểu tượng
thể hiện nét đẹp văn hóa. Hoặc: Bài Lượm, nhân vật trữ tình là người xưng chú, còn Lượm là nhân
vật được miêu tả mà cuộc sống, hành động, tinh thần cach mạng của em đã gây cho nhà thơ cảm xúc
mãnh liệt.
Câu 5: Lời của nhân vật trữ tình có ý nghĩa như thế nào đối với việc đọc – hiểu tư tưởng, tình cảm
của bài thơ?
Trả lời:
Lời của nhân vật trữ tình chính là lời của bài thơ. Đây là phương tiên dùng để miêu tả cảnh vật và
bộc lộ cảm xúc trong bài thơ. Ngoài chức năng thuật sự, tả cảnh, nó còn thể hiện trực tiếp tư tưởng,
tình cảm của nhân vật trữ tình, cũng tức là tư tưởng, tình cảm của bài thơ. Vì thế, khai thác từ ngữ,
giọng điệu sẽ giúp nhiều cho việc đọc – hiểu bài thơ.
NGHĨA CỦA CÂU
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nghĩa của câu có thể chia ra thành mấy thành phần?
A. Hai thành phần
B. Ba thành phần
C. Bốn thành phần
D. Năm thành phần
Câu 2: Đọc câu văn sau đây:"Nếu làm con cháu mà quên gia phổ, thời chắc là con cháu bất hiếu".
Từ "nếu" trong câu giúp chúng ta hiểu điều gì?
14
A. Các sự việc liên quan đã xảy ra
B. Các sự việc liên quan chưa xảy ra
C. Các sự việc liên quan sắp xảy ra
D. Các sự việc liên quan chỉ là giả thuyết chứ chưa là hiện thực
Câu 3: Đọc câu văn sau đây:"May ra đôi ba nơi có phong trào trồng tre chắn sóng ven triền đê". Từ
"may ra" trong câu giúp chúng ta hiểu điều gì?
A. Các sự việc liên quan chỉ là giả thuyết
B. Các sự việc liên quan không thể xảy ra
C. Các sự việc liên quan đã xảy ra
D. Các sự việc liên quan có khả năng xảy ra
Câu 4: Đọc câu văn sau và cho biết thuộc loại nghĩa tình thái nào "Tôi sống với Cửu Trùng Đài,
chết cũng với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một bước" (Nguyễn Huy Tưởng –
Vũ Như Tô)
A. Nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra
B. Nghĩa tình thái chỉ sự việc chưa xảy ra
C. Nghĩa tình thái chỉ sự việc được nhận thức như là một đạo lý
D. Nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc
Câu 5: Có mấy loại nghĩa tình thái quan trọng?
A. Một loại
B. Hai loại
C. Ba loại
D. Bốn loại
Bảng đáp án:
Câu hỏi 1 2 3 4 5
Đáp án A D D C B
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Thế nào là nghĩa tình thái? Nghĩa sự việc? Các phương tiện biểu đạt nghĩa tình thái?
Trả lời:
Nghĩa tình thái là thông tin đi kèm sự việc (sự tình), là sự áp đặt nhậnn thức của người nói lên các
nhân tố của sự việc. Chẳng hạn, ta có ba “nhân tố” hay ba “chất liệu”của một nhận định tiềm năng là
“nó”, “đọc” và “thư”. Nếu ta thực hóa một nhận định theo hướng nghĩa tình thái về khả năng xảy ra
của sự việc, ta sẽ có câu: Nó có thể đọc thư. Nếu ta thêm vào các chất liệu ấy một nghĩa tình thái phủ
định ta sẽ có câu: Nó không đọc thư. Nếu ta thêm vào các chất liệu ấy một nghĩa tình thái chỉ sự việc
có xảy ra, ta sẽ có câu: Nó đọc thư. Như thế, không một câu nào không có nghĩa tình thái.
Về nghĩa sự việc (còn gọi là nghĩa biểu hiện, nghĩa miêu tả “nghĩa biểu hiện phản ánh cái sự tình của
thế giới được nói lên trong câu. Dĩ nhiên câu nói (câu văn) không sao phỏng y nguyên cái sự tình ấy.
Khi đã được sắp xếp lại theo cách tri giác của người nói, được tổ chức lại thành một cấu trúc lô gích
ngôn từ, được tuyến tính hóa lại theo những quy tắc ngữ pháp của câu, được tình thái hóa ở nhiều
cấp tùy theo thái độ của người nói, cái hình ảnh mà người nói dùng để truyền đạt sự tình cho người
15
nghe một mặt lược đi và mặt khác lại được trang trí thêm nhiều yếu tố chủ quan của người nói.
Tuy nhiên, trong tất cả các nội dung được truyền đạt vẫn có thể phân xuất ra một bộ phận tương ứng
với sự tình được phản ánh sau khi đã gạt bỏ tất cả các yếu tố khác không tham gia trực tiếp vào việc
phản ánh này.
Và ta có được một phần nội dung hầu như không lệ thuộc vào phần khác và có được tính đồng nhất
và bất biến qua nhiều cách diễn đạt có thể hết sức khác nhau , thậm chí bằng những tính mã khác
nhau - bằng nhiều thứ ngôn ngữ”.
Các phương tiện biểu đạt nghĩa tình thái:
Các phương tiện biểu đạt nghĩa tình thái rất đa dạng. Chẳng hạn, để biểu đạt loại nghĩa tình thái chỉ
khả năng xảy ra của sự việc, tiếng Việt có lẽ, chắc, chắc chắn, nhất định, phải, hẳn, ngờ đâu, không
thể không tránh được, không còn nghi nghờ gì nữa, đi đằng đầu…Mặt khác, một câu thường có
nhiều lọai nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc lẫn nghĩa tình thái chỉ sự việc chưa xảy ra.
Tình thái là nghĩa của câu. Nhưng về mặt ngữ pháp, nghĩa tình thái có thể biểu hiện bằng từ tình thái
cuối câu (à, ư, nhỉ, nhé…), động từ (cần, phải, nên,…), phó từ (cũng, bèn, vẫn…), liên từ (nên, vì…),
kiểu câu (câu trần thuật khẳng định, nếu không chứa những từ chỉ sự việc chưa xảy ra như toan,
định, suýt… thì chỉ sự việc đã xảy ra; câu cầu khiến của sự việc được nhận thức như là một đạo lí,
…),…; từ ngữ biểu đạt những tình thái có thể tác động đến cả câu (ví dụ : Hình như trời mưa), hay
vị ngữ (Anh nên về), hoặc chỉ một bộ phận của vị ngữ (Việc ấy phiền lụy đến cả ông),…
Câu 2: Hãy nêu những loại nghĩa tình thái quan trọng?
Trả lời:
Nghĩa tình thái rất phong phú đến mức khó quy tất cả vào một số loại nhất định. Tuy nhiên, một
cách khái quát có thể nói đến hai trường hợp sau:
1. Nghĩa tình thái hướng về sự việc:
Đây là loại nghĩ tình thái thể hiện thái độ và sự đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến
trong câu. Trong loại nghĩa tình thái hướng về sự việc, đáng chú ý là những phân biệt sau:
- Nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra hay chưa xảy ra.
- Nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc
Nghĩa tình thái chỉ sự việc được nhận thức như một đạo lý
2. Nghĩa tình thái hướng về người đối thoại
Đây là loại nghĩ tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với người đối thoại. Trong
tiếng Việt, nghĩ tình thái hướng về người đối thoại thường được biểu đạt nhờ các từ ngữ tình thái
cuối câu.
Câu 3: Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa tình thái giữa các câu (a), giữa các câu (b), và giữa các câu (c)
sau đây:
a/ Trời mưa mất!; Trời mưa chắc?
b/ Xong rồi nhỉ!; Xong rồi mà!
c/ Ăn rồi nhỉ!; Ăn đi mà!
Trả lời:
a/ Mất và chắc:
Trong Trời mưa mất, mất phỏng đoán về một nguy cơ hầu như chắc chắn xảy ra. Lưu ý: mất hàm ý
đánh giá tiêu cực, nên không thể đi với những trường hợp tích cực: có thể nói Thế này thì tán gia
16
bại sản mất, chứ không thể nói Thế này thì giàu mất. Nếu mất dùng với những sự việc tích cực, thì
về chủ quan vẫn là tiêu cực: thông thường chỉ có thể nói Không khéo hỏng mất, chứ không thề nói
Không khéo đỗ mất; nhưng nếu có người cố tình nói Không khéo đỗ mất thì chính người nói về một
lí do nào đó, xem đỗ là chuyện không hay.
- Trong Trời mưa chắc?, Từ chắc phỏng đoán về một sự việc mà người nói còn nữa tìn nữa ngờ.
Lưu ý: chắc không hàm ý tích cực hay tiêu cực: có htể nói: Đọat giải nhất chắc? mà cũng có thể
nói: Đứng bét chắc?
b/ Nhỉ và mà:
- Trong Xong rồi nhỉ! chỉ có sắc thái thân mật, mà hàm ý người nói hầu như tin chắc vào nhận định
của mình, và có ý chờ đợi một sự đồng tình cuả người nghe về nhận định ấy.
- Trong Xong rồi mà!, mà khẳng định một sự việc để đáp lại một thái độ nghi ngại. Lưu ý: nếu ở câu
cầu khiến thì mà có sắc thái năng nỉ và hàm ý có sự trái ngược giữa ý muốn của người nói và thực
tế. Chẳng hạn, Ăn đi mà? Là năn nỉ một người tỏ ra không muốn ăn.
Câu 4: Đọc các câu sau đây và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới.
- Kể ra nếu đem những chương giảng dẫn như thế vào một cuốn sách phê bình văn chương, thì
cũng vô lí thật[…]. (Đinh Gia Trinh – Hoài vọng của lí trí).
- Trường hợp ngược lại, nếu đam mê được chọn trước tiên bằng tình, đam mê ấy có nguy cơ sa lầy.
(Bửu Ý – Đam mê)
- Giá các nhà thơ mới cứ viết những câu như hai câu vừa trích trên này thì tiện cho ta biết mấy.
(Hoài Thanh - Một thời đại trong thi ca)
- Giá cứ như thế này thì thích nhỉ? (Nam Cao – Chí Phèo)
- Giá thử đêm qua không có thị thì hắn đã chết. (Nam Cao – Chí Phèo)
- Giá như, do một trớ trêu nào đó của hoàn cảnh, tôi đam mê cờ bạc bốn mươi năm thì giờ đây tôi
ra sao? (Bửu Ý – Đam mê)
a/ Các từ ngữ in đậm diễn đạt lọai nghĩa tình thái gì?
b/ Thay nếu trong hai câu đầu bằng giá thì câu văn có chấp nhận được không? Tại sao?
c/ Thay giá trong hai câu giữa bằng nếu thì nghĩa của câu có khác biệt ra sao?
d/ Thay giá thử/giá như trong hai câu cuối bằng nếu thì nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào?
Trả lời:
a/ Các từ ngữ in đậm đều chỉ giả thiết hay điều kiện, nên đều thuộc lọai nghĩa tình thái chưa xảy ra.
b/ Nếu chỉ là điều kiện đơn thuần trong khi giá chỉ điều kiện trái ngược với sự việc đã xãy ra; cho
nên không thể nói với một người đã thi đỗ rằng Giá anh thi đỗ…, vì chắc chắn sẽ bị phản đối chẳng
hạn : Tôi có hỏng thi đâu! , Mặt khác, giá thể hiện sự ao ước; vì thế trong hai câu đầu, thay nếu
bằng giá sẽ là chuyện không chấp nhận được vì mâu thuẩn với nội dung câu văn : không ai lại ao
ước xảy ra việc đưa những chương giảng dẫn vô lý trong một cuốn sách phê bình văn chương, hay
chọn lựa đam mê thế nào để đam mê ấy có nguy cơ sa lầy.
c/ Chính vì thế ở hai câu giữa, thay giá bằng nếu thi tuy chấp nhận được, nhưng nghĩa sẽ khác biệt:
mất đi cái hàm ý “trái ngược với sự việc đã xảy ra + ao ước”.
d/ Giá thử / giá như nêu một giả thuyết trái ngược với sự việc đã xảy ra nhưng khác với giá ở chổ
không có hàm ý ao ước. Như thế, câu của Nam Cao giá thử đêm qua không có thị thì hắn đã chết
hàm ý đêm qua Chí Phèo ốm thì thị Nở có mặt; câu của Bửu Ý: Giá như, do một trớ trêu nào đó của
hoàn cảnh, tôi đam mê cờ bạc bốn mươi năm thì giờ đây tôi ra sao? Hàm ý truyện “tôi đam mê cờ
17
bạc bốn mươi năm” là khơng có thực. Nói tóm lại , thay giá thử và giá như bằng nếu là đã khiến
cho câu văn mất đi cái hàm ý giả thuyết trái ngược với sự việc đã xảy ra .
VỘI VÀNG
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tập thơ "Thơ Thơ" ra đời vào năm nào?
A. Năm 1937
B. Năm 1938
C. Năm 1939
D. Năm 1940
Câu 2: Bài thơ Vội vàng có thể chia ra thành mấy phần?
A. Hai phần
B. Ba phần
C. Bốn phần
D. Năm phần
Câu 3: Những từ như "Này đây...;Nói làm chi..." thuộc về loại từ ngữ nào?
A. Từ toàn dân
B. Phương ngữ
C. Biệt ngữ
D. Khẩu ngữ
Câu 4: Trong bài thơ, Xuân Diệu hình dung về thời gian như thế nào?
A. Như một vòng tròn liên tục tái diễn
B. Như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không trở lại
C. Cố đònh
D. Cả ba ý trên đều sai
Câu 5: Vì sao Xuân Diệu lại rất quý trọng từng thời khắc của thời gian?
A. Vì Xuân Diệu là người ham sống
B. Vì Xuân Diệu rất ý thức về giá trò của sự sống.
C. Vì Xuân Diệu quý trọng tuổi trẻ
D. Cả ba ý trên
Bảng đáp án:
Câu hỏi 1 2 3 4 5
Đáp án B A D B D
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Hãy nêu phong cách thơ của nhà thơ Xuân Diệu?
Trả lời:
18
- Được mệnh danh là “mới nhất trong các nhà thơ mới”, Xuân Diệu là tiếng thơ thể hiện đầy đủ
nhất cho ý thức cá nhân của cái tôi thơ mới đồng thời mang đậm bản sắc riêng. Trước hết, nó
hiện ra trong hình tượng một cái tôi tích cực mãnh liệt. Cái tôi ấy bám riết lấy trần gian, chạy
đua với thời gian, lúc nào cũng thèm yêu khát sống, với triết lí “Làm sao sống được mà không
yêu – Không nhớ không thương một kẻ nào” với chủ trương “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
– Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”. Vì thế, lúc nào cái tôi ấy cũng khát khao tận hưởng và
tận hiến ngay trên thiên đường trần thế này. Đồng thời nó hiện ra trong một giọng điệu sôi nổi,
bồng bột, vồ vập cuống quýt, cả khi vui lẫn khi buồn.
- Cái nhìn của Xuân Diệu về thiên nhiên là cái nhìn tình tứ, nên thiên nhiên thường hiện ra với
vẻ đẹp xuân tình. Cụ thể là những sự vật, hiện tượng cảnh sắc thiên nhiên đều trẻ trung, xuân
sắc và gợi cảm. Vạn vật đều tình tứ – “Vạn vật nức xuân tâm”, “Tình thổi gió màu yêu lên phấp
phới”. Mà cảnh vật htường được quy chiếu về vẻ đẹp của những giai nhân, tình nhân và thành
những cặp đôi. Ví như vầng trăng : “Trăng từ viễn xứ – Đi khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn” (Lời
kó nữ), hay mùa thu đến : “Đây màu thu tới, mùa thu tới – Với áo mơ phai dệt lá vàng” (Đây màu
thu tới), hoặc con đường : “Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu – Lả lả cành hoang nắng trỏ chiều”
(Thơ duyên), v.v.
- Thơ Xuân Diệu cũng rất tiêu biểu cho tinh thần lãng mạn ở chỗ mỗi tiếng thơ như một cơn lũ
cảm xúc tuông chảy ào ạt. Câu này gọi câu kia, hình ảnh này gọi hình ảnh khác trong một hơi
thở dồi dào, trào cuốn. Tuy nhiên, mỗi thi phẩm của Xuân Diệu đều có một cấu tứ khá chặt chẽ.
Không chỉ giải bày cảm xúc, phơi trãi tâm tình một cách đơn thuần, thi só còn nêu ra những quan
niệm, những triết lí. Quan niệm về tuổi trẻ, hạnh phúc, tình yêu, về thời gian, trần gian, về thi
ca, thi só, về sắc đẹp, về cái đẹp,… Mỗi quan niệm và triết lí ấy đều được triển khai một mạch
luận lí song hành với mạch cảm xúc. Cả hai mạch này thường xuyên quyện chặt vào nhau,
xuyên thấm vào nhau.
Câu 2: Bài thơ được viết như một dòng cảm xúc hối hả tuôn troà, nhưng vẫ tuôn theo một bố cục
khá rõ ràng, thể hiện mạch luận lí sâu sắc và chặt chẽ. Hãy tìm bố cục ấy?
Trả lời:
Chia thành 2 phần:
- Phần đầu: (từ “Tôi muốn tắt nắng đi”cho đến “Mùa chưa ngã chiều hôm”): Ở đây thi só xưng
“tôi” là muốn bộc bạch với mọi người, với cuộc đời. Nội dung cảm xúc là niềm ngất ngây trước
trần gian đang bày ra trước mặt như một bữa tiệc lớn giành cho giác quan và tâm hồn. Nội dung
luận lí và việc “lập thuyết” : trình bày những lí lẽ vì sao phải sống “vội vàng”, mà chủ yếu là
xuất phát từ nhận thức và quan niệm về hạnh phúc trần gian, thời gian và tuổi trẻ. Lo gíc của nó
là: trần thế như một thiên đường ngay trên mặt đất sẵn bày bao niềm hạnh phúc kì thú. Những
cảnh sắc ấy cũng chỉ thật sự thần tiên trong cái thì xuân của nó. Con người chỉ có thể tận hưởng
được những hạnh phúc ấy khi còn trẻ thôi. Trong khi đó tuổi trẻ lại vô cùng ngắn ngủi. Thời gian
có thể cướp đi tất cả. Vậy chỉ có một cách là chạy đua với thời gian. Là phải “vội vàng”. Đây là
một triết lí tích cực.
- Phần hai là phần còn lại. Thi só xưng “ta” là muốn đối diện với toàn thể sự sống trần gian – đối
tượng cần tận hưởng. Nội dung cảm xúc là những vồ vập chếnh choáng của một cái tôi đầy ham
hố, đang muốn tận hưởng cho thật nhiều, thật đã đầy những hương sắc trần thế. Nội dung luậm lí
lại nghiêng về “thực hành” : “Vội vàng”là phải thế nào? Là nhanh chóng, khẩn trương, là mở
rộng lòng ôm chứa, thâu tóm ghì riết để tận hưởng khôn cùng khôn thoả.
Hai phần này chuyển tiếp rất tự nhiên về cảm xúc, rất chặt chẽ về luận lí. Nó khiến cho bài thơ
liền mạch và hoàn chỉnh cứ như một dòng chảy ào ạt, hoàn toàn hồn nhiên của tâm trạng. Ngỡ
như thi só không phải dụng công trong việc cấu tạo, thiết lập, sắp xếp gì vậy. Đây chính là một
19
tành công đáng kể cả thi phẩm.
Câu 3: Đọc toàn bài chúng ta có cảm nhận như thế nào về nhạc điệu của bài thơ? Nhạc điệu ấy
được tạo ra bằng những thủ pháp gì?
Trả lời:
Xuân Diệu đã tạo ra nhạc điệu đặc biệt của bài thơ này bằng nhiều thủ pháp đa dạng, chúng
hoà điệu với nhau rất ăn ý và nhuần nhuyễn.
- Trước hết, cả bài thơ được tổ chức thành một lời bộc bạch khá trực tiếp. Y như đang có đối
tượng giao tiếp ngay trước mặt, còn chủ thể thì đang nhiệt thành phơi trãi lòng mình say sưa nhất,
phấn chấn nhất. Lời thơ, vì thế có rất nhiều yếu tố cả văn bản nói: cách tranh biện hăng hái
(“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn – Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”…), mật độ dày
những từ nghiêng về khẩu ngữ: từ để trỏ, tạo nhòp điệu cho những động thái của chủ thể (Này
đây…này đây), lối cắt nghóa liên tục (Nghóa là… nghóa là), liên từ dùng cấp tập (Và… và… và )...
- Nhưng phổ biến nhất là thủ pháp trùng điệp, gồm cả điệp cú, điệp ngữ, điệp từ,… Mà thủ pháp
này được dùng rất linh hoạt biến hoá, chứ không hề đơn điệu, khiến cho mạch thơ tuôn chảy rất
tự nhiên. Điệp lại những kiểu câu (bộc bạch ao ước : “Tôi muốn tắt nắng đi – Cho màu đừng nhạt
mất”. “Tôi muốn buộc gió lại – Cho hương đừng bay đi”. Xác đònh sở hữu: Của… này đây, đảo lại
Này đây… của, rồi lại nhấn mạnh Và này đây… hay lối cắt nghóa : “Xuân đương tới nghóa là…
Xuân còn non nghóa là…”). Điệp lại các cụm từ, các từ (Ta muốn…ta muốn…, cho…cho…, và …và…
),v.v.
- Cách chuyển tiếp các thể thơ và ngắt nhòp cũng khá đa dạng và linh hoạt. Bốn câu đầu là thơ
năm chữ. Phần còn lại là thơ tám chữ. Phần cuối lại có sự phá cách bằng việc tách ra một câu
riêng chỉ gồm ba chữ “ta muốn ôm”. Nhòp điệu trong toàn bài không thể không bò chi phối bởi
những chuyển đổi lớn. Nó tạo ra những bước ngoặc trong mạch thơ, những đột biến trong cảm
xúc, tựa như việc chuyển điệu, chuyển làn, khiến hơi thơ tràn đi thành những cao trào liên tiếp.
Nhòp điệu trong câu thơ tám chữ cũng được ngắt theo dạng phổ biến là :3 / 3/ 2 (Này đay lá /
cành tơ / phơ phất) rồi đảo nhanh sang 3 / 2/ 3 (Của yến anh/ này đây / khúc tình si), có lúc câu
thơ tám tiếng bỗng biến thành mười tiếng với nhòp giãn rộng 5/ 5 (“Cho chếnh choáng mùi thơm,
cho đã đầy ánh sáng”) tựa như những cú đảo phách trong âm nhạc, vứa hoà hợp với những bước
trùng điệp về cú, về từ, lại vùa linh hoạt và tiết tấu. Tất cả khiến cho nhòp điệu cứ sôi nỗi , bồng
bột, chuyển tải được tâm hồn say sưa chếnh choáng.
Câu 4: Tác giả đã cảm nhận về thời gian như thế nào? Phân tích đoạn từ câu 14 đến câu 24 để
làm nổi bật cảm nhận ấy?
Trả lời:
Thời gian trong vũ trụ này thì muôn đời vẫn thế. Chỉ có quan niệm của con người về thời gian thì
đổi thay. Sự đổi thay này có thể do trình độ nhận htức khoa học, ý thức triết học, ý thức thẩm mó,
… của mỗi thời một khác.
Trong bài thơ này, Xuân Diệu đã dưa ra một quan niệm mới của mình về thời gian .
- Cách thức trình bày của Xuân Diệu là “chống đối”, “tranh cãi” lại quan niệm xưa, đồng thời
trình bày qun niệm của mình bằng một cảm xúc sôi nổi cuồng nhiệt – nghóa là bằng một dạng ý
thức triết học đã được thấm nhuần cảm xúc.
- Cụ thể: Quan niệm cũ về thời gian mà Xuân Diệu chống đối là thời gian tuần hoàn. Nghóa là
thời gian được hình dung như một vòng tròn liên tục tái diễn, hết một vòng lại quay về điểm xuất
phát, cứ trỏ đi rồi trở lại mãi mãi. Mà đã là vòng tuần hoàn thì những thời khắc , thời đoạn của
nó có ra đi rồi cũng quay trở về (Xuân đi thì xuân lại quay lại). Quan niệm đó xuất phát từ cái
20
nhìn tónh có phần siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ để làm thước đo thời gian.
Xuân Diệu lựa chọn cho mình một quan niệm khác, là thời gian tuyến tính. Nghóa là thời gian
được hình dung như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không trở lại. Vì thế mỗi khoảnh khắc trôi
đi là mất đi vónh viễn. Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn động, rất biện chứng về vũ trụ, về
thời gian :
Xuân đương tới, nghóa là xuân đương qua
Xuân còn non, nghóa là xuân sẽ già,
Lấy sinh mệnh cá nhân làm thước đo thời gian. Tức là lấy cái quỷ thời gian hữu hạn của đời
người đẻ đo đếm thời gian vũ trụ. Thậm chí, lấy quãng ngắn nhất, giàu ý nghóa nhất trong sinh
mệnh con người là tuổi trẻ ra để làm thước đo:
Mà xuân hết, nghóa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằg xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Vì thế, cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận đầy tính mất mát. Mỗi khoảnh khắc
trôi qua là một sự mất mát, đó chính là một phần đời trong sinh mệnh cá thể đã mất đi vónh viễn,
thấm thía hơn, là một phần vô cùng quý giá của tuổi trẻ mình đã mất đi vónh viễn.
Mùi tháng năm đều rớm vò chia phôi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…
Hai câu thơ này thể hiện rất rõ cách cảm nhận tinh vi về thời gian của Xuân Diệu. Mỗi khoản
khắc đang lìa bỏ hiện tại để trở thành quá khứ được hình dung như một cuộc chia lìa. Khoảnh
khắc nào cũng là một sự chia lìa, một mất mát. Và dòng thời gian được nhìn như một chuỗi vô
tận của những mất mát chia phôi, cho nên thời gian tấm dẫm hương vò của chia lìa. Và dậy lên
đó đây khắp sông núi là những lời than thở tiễn biệt. Đó là lời than của vạn vật. Là không gian
đang tiễn biệt thời gian. Mà sâu xa hơn, là mỗi một sự vật thiên nhiên đang ngậm ngùi tiễn biệt
một phần đời của chính nó. Những phần đời của sinh mạng mình đang ra đi không thể nào cưỡng
lại, nó tạo nên sự trôi chảy không ngừng, tạo nên sự phôi pha phai tàn của từng cá thể :
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sựo độ tàn phai sắp sửa?
Cách cảm nhận về thời gian như vậy, xét đến cùng là xuất phát từ ý thức sâu xa về giá tò của sự
sống cá thể. Mỗi khoảnh khắc trong đời cá thể đều vô cùng q giá. Nó q giá chính ì một khi
đã mất đi là mất đi vónh viễn. Quan niệm ấy khiến cho con người biết q từng giây phút của đời
mình. Và biến thành cho mỗi khoảnh khắc của đời mình cần phải tràn đầy ý nghóa. Có như thế
mới là biết sống. Đây là cơ sở sâu xa của thái độ sống “vội vàng”.
Rõ ràng, toàn bộ quan niệm về thái độ ấy đã thể hiện sự tích cực rất đáng trân trọng của tư tưởng
Xuân Diệu.
21
Câu 5: Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc quanh ta được tác giả cảm nhận và diễn tả một
cách hấp dẫn như thế nào? Điều ấy thể hiện quan niệm gì của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ
và hạnh phúc?
Trả lời :
- Xuân Diệu đã làm sống dậy nét quyến rũ, điệu tình tứ, vẻ kì thú và ngon lành ngay trong
những cảnh sắc sự vật thiên nhiên quen thuộc:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
- Đem đến những cảnh vật tinh vi về thời gian, không gian, làm sống dậy vẻ thơ mộng và cả
những tình thái thật bất ngờ:
Mùi tháng năm đều rớm vò chia phôi
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…
Con gió xinh thì thào trong gió biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi.
Phải chăng sợ độ tàn phai sắp sửa
- Bao trùm lên tất cả là cái nhìn tình tứ về sự vật. Nhờ đó mà từng cảnh vật đều tình tứ, mọi cảnh
tượng đều tràn ngập xuân tình. Cái nhìn ấy đã quy chiếu thiên nhiên về vẽ đẹp của giai nhân. Từ
những hình sắc cụ thể theo lối đặc tả toàn cảnh đến toàn thể thiên nhiên rộng lớn theo lối bao
quát toàn cảnh thường hiện ra trong dáng nét của giai nhân, tình nhân tràn trề xuân sắc:
- Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
Đó là những yếu tố cơ bản khiến cho những cảnh sắc quanh ta vốn thân quen bình dò mà qua
cách cảm nhận của Xuân Diệu, nó lại thơ mộng và hấp dẫn đến thế.
- Hình ảnh thiên nhiên quen thuộc bỗng trở nên hấp dẫn là nhờ Xuân Diệu có một lối cảm nhận
riêng, mới lạ. Có thể nói, Xuân Diệu đã cảm nhận nó bằng cảm xúc và cái nhìn trẻ. Cái nhìn
này có hai biểu hiện: một là cảnh vật htiên nhiên hiện lên trong cái thời tươi (“Cho no nê thanh
sắc của thời tươi”) của nó; mặt khác, cảnh sắc thiên nhiên cũng hiện ra trong cái độ tàn phai
(phải chăng độ tàn phai sắp sửa?) của nó.
Cụ thể: Xuân Diệu đã khơi dậy vể tinh khôi, thanh tân, gợi tình trong sự vật; đồng thời, thi só
cũng đã nhìn các sựu vật ấy không phải bằng cái nhìn thường thức mà bằng cái nhìn luyến ái
chứa đựng khát khao chiếm hữu. Nghóa là ông chú ý đến vẻ xuân tình của cảnh vật và trút vào
mỗi cảnh vật cả xuân tình của lòng mình. Vì thế, nét hấp dẫn trong hình ảnh thiên nhiên Xuân
Diệu, về thực chất, là vẻ hấp dẫn của xuân và tình thôi. Bởi vì, tình là nội dung, xuân là hình
thức ; tình dậy men bên trong phát lộ thành vẻ xuân bên ngoài. Vẻ xuân của vạn vật chỉ là hiện
thân của tình mà thôi, tất cả đều huy hoàng, tươi thắm :
22
- Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
… này đây khúc tình si
- Tháng giêng ngon như một cặp môi gần ;
- Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
… Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi.
Trái lại, bước vào độ phai tàn, cảnh sắc xung quanh còn xuân tình hơn nữa. Đây là mặt tương
phản của cái nhìn trẻ. Vạn vật đều buồn bã, u ám :
Con gió xinh thì thào trong gió biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi.
Phải chăng sợ độ tàn phai sắp sửa?
- Cách nhìn nhận thiên nhiên ấy cho thấy Xuân Diệu ý thức rất sâu sắc rằng: giá trò lớn nhất của
đời người là tuổi trẻ, mà hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ chính là tình yêu. Một cách nhìn nhận
thật tích cực, với một tinh thần nhân văn mới.
Câu 6: Phân tích nghệ thuật sử dụng ngôn từ ( điệp từ, tính từ,…) trong đoạn thơ từ câu 31 đến
câu 39, qua đó làm nổi bật tuyên ngôn về lẽ sống của nhà thơ Xuân Diệu?
Trả lời:
Nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong đoạn thơ :
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!
Có thể thấy cảm xúc tràn trề ào ạt đã khiến Xuân Diệu tìm đến một phép sử dụng ngôn từ khá
đặc biệt. Đó là tạo ra những làn sống ngôn từ đan xen nhau, cộng hưởng với nhau theo chiều
tăng tiến, cùng lúc cùng dâng lên cao trào. Trong đó, việc phối hợp các hệ thống trùng điệp
đống vai trò rất chủ đạo.
- Toàn bộ đoạn thơ được tổ chức thành tiếng lòng của nỗi khao khát mãnh liệt. Tiếng lòng ấy là
một chuỗi điệp cú, hình thái thì điệp nguyên vẹn, động thái và cảm xúc thì điệp lối tăng tiến :Ta
muốn ôm, Ta muốn riết, Ta muốn say, Ta muốn thâu, và cuối cùng Ta muốn cắn. Vì thế tính cao
trào rất rõ nét.
- Trong đó là sự hỗ trợ của hệ thống những điệp từ khác: liên từ - Và non nước , và cây, và cỏ
rạng ; giới từ điệp nguyên vẹn, gắn với những trạng thái càng lúc càng mãnh liệt : ch chếnh
choáng, cho đã đầy, cho no nê,…
Bên cạnh đó, phải kể đến những hệ thống những tính từ chỉ xuân sắc, động từ chỉ động thái đắm
23
say, những danh từ chỉ vẻ đẹp thanh tân tươi trẻ tạo ra những hình ảnh tình tứ quyễn rũ: bắt đầu
mơn mởn, mây đưa gió lượn, cái hôn nhiều, cỏ rạng, mùi thơm, ánh sáng, thanh sắc, thời tươi,
xuân hồng,…
Tất cả những phương tiện ngôn từ ấy đều được dùng thuần thục tinh vi, chuyển tải được nhuần
nhuyễn những tình ý mãnh liệt và táo bạo của cái tôi thi só, chứng tỏ Xuân Diệu ngay từ khi còn
trẻ đã thực sự là bậc thầy về tiếng Việt .
Câu 7: Qua bài thơ có thể hình dung cái tôi của Xuân Diệu như thế nào ?
Trả lời :
Từ những phân tích quan niệm mới về thời gian – tuổi trẻ – hạnh phúc trong toàn bài, có thể
hình dung cái tôi Xuân Diệu thật điển hình cho thời đại thơ mới :
- Một ý thức ráo tiết về giá trò đời sống của cá thể. Nghóa là một ý htức nhân bản, nhân văn rất
cao.
- Một quan niệm táo bạo đầy tính cách mạng trước những quan niệm cú kó vốn cản trở việc giải
phóng con người cá thể.
- Một niềm thiết tha với cuộc sống trần thế.
- Một khát khao sống mãnh liệt và một tâm thế sống cuồng nhiệt tích cực.
XN DIỆU
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Xn Diệu được bầu làm Viện sĩ thơng tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hòa dân chủ Đức
vào năm nào?
A. Năm 1982
B. Năm 1983
C. Năm 1984
D. Năm 1985
Câu 2: Vì sao từ nhỏ Xn Diệu đã ln khao khát tình u và sự thơng cảm của người đời?
A. Vì Xn Diệu là người đa tình
B. Vì Xn Diệu muốn mọi người hãy quan tâm mình nhiều hơn
C. Vì Xn Diệu sợ sự cơ đơn
D. Vì Xn Diệu phải xa mẹ từ nhỏ, thường bị hắt hủi, rất cơ đơn.
Câu 3: Hai câu thơ "Sống tồn tim, tồn trí, sống tồn hồn. Sống tồn thân và thư nhọn giác quan"
của bài thơ nào?
A. Xn khơng mùa
B. Tình thứ nhất
C. Thanh niên
D. u
Câu 4: Ai là người nhận xét thơ Xn Diệu:"ít lời, nhiều ý, súc tích như đọng lại bao nhiêu tinh
hoa"?
A. Thế Lữ
24
B. Tản Đà
C. Hoài Thanh
D. Hoài Chân
Câu 5: Xuân Diệu gọi tập Phấn thông vàng của mình là gì?
A. Bút kí
B. Truyện ngắn
C. Truyện ý tưởng
D. Tùy bút
Bảng đáp án:
Câu hỏi 1 2 3 4 5
Đáp án B D C A C
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Hãy cho biết mối quan hệ giữa tiểu sử, môi trường gia đình, xã hội, thiên nhiên, văn hoá của
Xuân Diệu thời niên thiếu với những đặc điểm cơ bản của con người nhà thơ?
Trả lời:
Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, sinh năm 1916 mất năm 1985. Ông thân sinh của Xuân Diệu
là một nhà nho, quê xã Trảo Nha, tỉnh Hà Tĩnh. Ông đồ Nghệ vào dạy học ở Bình Định, lấy bà hai
người làng Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước và sinh ra Xuân Diệu. Ít lâu sau, bà cả vào. Bà
mẹ của Xuân Diệu không ở được phải về sốmng với bà Ngoại của Xuân Diệu. Là một con người có
trái tim nhạy cảm, lại phải xa mẹ từ nhỏ và bị hắt hủi (vì là con vợ lẽ), Xuân Diệu luôn khát khao
tình thương. Xuân Diệu lớn lên ở Qui Nhơn, học hết bậc Thành chung thì ra Hà Nội, rồi vào Huế
học tiếp, tâm hồn vốn dào dạt sóng biển, nồng nàn ngọn gió nồm Quy Nhơn “Quê mẹ nồm thổi lên
tươi mát” lại được bừng tỉnh trước cảnh và người lộng lẫy đất Thăng Long, cùng vẻ đẹp đầy mộng
mơ của xứ Huế...Xuân Diệu càng thêm yêu đời đắm say. Tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm
viên chức một thời gian ở Sở Đoan, Mĩ Tho, nhưng chủ yếu là hoạt động văn học.
Xuân Diệu bắt đầu có thơ đăng báo từ năm 1935, 1936. Ông là một người có đầy tài năng nhất là từ
khi Thơ thơ (1938) và Phấn thông vàng (1939) được xuất bản thì tên tuổi ông càmng nổi, càng vang
xa.
Xuân Diệu tham gia Mặt trận Việt Minh từ cách mạng tháng Tám 1945. Từ đó cuộc đời ông gắn với
cách mạng và nền văn học cách mạng. Xuân Diệu có rất nhiều đong góp cho nền văn học nước nhà.
Ông xứng đáng đựơc xem là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá lớn. Năm 1983, ông được bầu là
Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hoà dân chủ Đức. Ông được nhà nước tặng Giải
thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Xuân Diệu ảnh hưởng đức tính cần cù, siêng năng, kiên nhẫn trong học tập và lao động nghệ thuật ở
cha mình. Với Xuân Diệu, học tập, rèn luyện và lao động sáng tạo vừa là một quyết tâm khắc khổ,
vừa là một lẽ sống một niềm say mê lớn.
Về quá trình đào tạo, Xuân Diệu một mắt là trí thức tây học, đã hấp thụ ảnh hưởng của tư tưởng và
văn hoá Pháp một cách có hệ thống trên ghế nhà trường, mặt khác do xuất thânn trong một gia đình
nhà nho nên lại tiếp thu ảnh hưởng một cách tự nhiên của nền văn hoá truyền thống. Vì thế, có thể
tìm thấy ở nhà thơ sự kết hợp hai yếu tố cổ diển và hiện đại, Đông và Tây trong tư tưởng và tình
cảm thẩm mỹ. Tuy nhiên, văn hoá, văn học phương Tây vẫn có ảnh hưởng sâu đậm hơn.
Mặt khác, Xuân Diệu lại có một trái tim lớn, một nguồn tình cảm yêu đời, yêu cuộc sống trần thế
25