Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 205 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TRẦN LAN HƯƠNG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG
CÁC NƯỚC ASEAN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ HỌC

HÀ NỘI - 2019


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.......................................................... 10
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất
khẩu của các quốc gia........................................................................................... 10
1.1.1. Tổng quan khung lý thuyết ........................................................................ 10
1.1.2. Tổng quan các phương pháp nghiên cứu được áp dụng để nghiên cứu về các
yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu .......................................................................... 21
1.1.3. Tổng quan kết quả nghiên cứu chính của các công trình nghiên cứu về các
yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu .......................................................................... 25


1.2. Một số kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu nghiên cứu .............................. 33
1.2.1. Một số kết luận từ tổng quan tài liệu nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng
đến xuất khẩu ...................................................................................................... 33
1.2.2. Một số kết luận từ tổng quan tài liệu nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng
đến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước/khu vực ........................................... 34
Tóm tắt chương 1 ..................................................................................................... 35
CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU ........................................................................ 36
2.1. Những vấn đề lý luận về xuất khẩu .............................................................. 36
2.1.1. Khái niệm về xuất khẩu và các hình thức xuất khẩu trong nền kinh tế ....... 36
2.1.2. Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế ..................................................... 38
2.1.3. Hệ thống các tiêu chí đánh giá xuất khẩu của một quốc gia ....................... 40
2.2. Những vấn đề lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của quốc gia .. 43
2.2.1. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cung ....................................................... 44
2.2.2. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cầu ......................................................... 46
2.2.3. Các yếu tố cản trở, hấp dẫn ....................................................................... 47


iv

Tóm tắt chương 2 ..................................................................................................... 51
CHƯƠNG 3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
SANG CÁC NƯỚC ASEAN ................................................................................... 52
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN
giai đoạn 1997-2003 .............................................................................................. 52
3.1.1. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực ASEAN giai đoạn 1997-2003 52
3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN
giai đoạn 1997-2003 ........................................................................................... 57
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN
giai đoạn 2003-2015 .............................................................................................. 72

3.2.1. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực ASEAN giai đoạn 2003-2015. 72
3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN
giai đoạn 2003-2015 ........................................................................................... 89
3.3. Phân tích định lượng một số yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam
sang các nước ASEAN ........................................................................................ 126
3.3.1. Tóm tắt các biến có sử dụng trong mô hình ............................................. 126
3.3.2. Kết quả ước lượng và phân tích ............................................................... 127
3.4. Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang
các nước ASEAN ................................................................................................ 134
Tóm tắt chương 3 ................................................................................................... 136
CHƯƠNG 4 137GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA
VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC ASEAN ............................................................. 137
4.1. Bối cảnh hội nhập mới của khu vực và những vấn đề đặt ra với hoạt động
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang ASEAN .............................................. 137
4.1.1. Bối cảnh mới của thế giới và khu vực...................................................... 137
4.1.2. Triển vọng của Cộng đồng kinh tế ASEAN đến năm 2025 ...................... 138
4.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước hiện nay trong hội nhập AEC ............ 141
4.1.4. Triển vọng đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực ASEAN và
những cơ hội và thách thức trong giai đoạn tới.................................................. 142
4.2. Quan điểm, định hướng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
khu vực ASEAN ................................................................................................. 147
4.2.1. Quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN.... 147


v
4.2.2. Định hướng chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang ASEAN ...... 148
4.3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập AEC trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng................................... 150
4.3.1. Nhóm giải pháp thúc đẩy từ phía cung và cầu hàng hóa .......................... 150
4.3.2. Nhóm giải pháp phát huy ảnh hưởng của yếu tố tích cực và hạn chế ảnh

hưởng của yếu tố cản trở xuất khẩu ................................................................... 154
4.4. Một số kiến nghị........................................................................................... 170
4.4.1. Đối với các Bộ, ngành liên quan .............................................................. 170
4.4.2. Đối với các tổ chức xúc tiến thương mại, các Hiệp hội ngành hàng và Hiệp
hội doanh nghiệp............................................................................................... 172
4.4.3. Đối với các doanh nghiệp ........................................................................ 173
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 175
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Sự phát triển của các học thuyết thương mại quốc tế.................................. 16
Bảng 1.2: Tóm lược các yếu tố tác động đến xuất khẩu từ các nghiên cứu trước đây . 28
Bảng 3.1. Kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng của một số thị trường lớn giai đoạn (1997-2003) .. 52
Bảng 3.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong nội khối ASEAN giai đoạn
(1997-2007) ............................................................................................................... 53
Bảng 3.3: Điều tra phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm của Việt Nam của các
nước ASEAN giai đoạn 1997-2003............................................................................ 68
Bảng 3.4. Kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng của một số thị trường lớn giai đoạn (2003-2015) .. 73
Bảng 3.5. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong nội khối ASEAN............ 75
Bảng 3.6. Chỉ số tập trung thương mại giữa Việt Nam với các đối tác thương mại trên
thế giới và trong khu vực ........................................................................................... 82
Bảng 3.7. Chỉ số RCA của Việt Nam, 2000-2015 ...................................................... 85
Bảng 3.8. Tổng hợp lợi thế so sánh của một số nền kinh tế ASEAN .......................... 86
Bảng 3.9. Sự tương đồng xuất khẩu giữa Việt Nam và một số nước ASEAN............. 88

Bảng 3.10: Tỷ lệ xóa bỏ thuế quan của các nước ASEAN theo ATIGA ................... 106
Bảng 3.11: Bảng so sánh tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA của Việt Nam ở thị trường
ASEAN và một số thị trường khác năm 2015 .......................................................... 109
Bảng 3.12: Điều tra phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm của Việt Nam của các
nước ASEAN giai đoạn 2003-2015.......................................................................... 111
Bảng 3.13: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang ASEAN ................ 123
Bảng 3.14: Đóng góp của các yếu tố cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang
các nước ASEAN .................................................................................................... 124
Bảng 3.15: Đóng góp của các yếu tố cho tăng trƣởng xuất khẩu các nhóm ngành của
Việt Nam sang ASEAN ........................................................................................... 124
Bảng 3.16. Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình ước lượng .......................... 126
Bảng 3.17. Kết quả ước lượng tác động của các yếu tố đến kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN .............................................................. 128
Bảng 3.18 : Kết quả ước lượng tác động của các yếu tố đến KNXK nhóm hàng hóa
theo SITC của Việt Nam sang ASEAN bằng phương pháp GLS ............................. 130


vii

DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. “Mô hình kim cương” về các yếu tố xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia ... 14
Hình 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN ...... 44
Hình 3.1. Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN giai
đoạn 1997-2003 (%) .................................................................................................. 55
Hình 3.2. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN theo phân loại
SITC (%) ................................................................................................................... 56
Hình 3.3: Tỷ giá thực và Cán cân thương mại Việt Nam theo quý giai đoạn 1999 –Q1 2010. .... 58
Hình 3.4. Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN giai
đoạn 2008-2015 (%) .................................................................................................. 77
Hình 3.5. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN theo phân loại SITC

giai đoạn (2003-2015) (%) ......................................................................................... 77
Hình 3.6. Tác động của các yếu tố đến KNXK của Việt Nam sang ASEAN ............ 127


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế của nhiều nước
đang phát triển trong những năm gần đây. Trên thế giới có rất nhiều ví dụ điển hình về
các quốc gia đang phát triển phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu có khả năng
cạnh tranh và đã tạo ra được tăng trưởng kinh tế ấn tượng dựa vào xuất khẩu như Hàn
Quốc và Đài Loan trong năm 1960; Các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia
và Singapore trong năm 1970; Trung Quốc trong những năm 1980; và các nước ở
Trung và Nam Mỹ trong năm 1990 như Chile. Do vậy, thúc đẩy xuất khẩu luôn là
trọng tâm chính sách của rất nhiều quốc gia trong tiến trình phát triển nền kinh tế.
Thực tế, để đẩy mạnh xuất khẩu, các quốc gia cần nắm bắt và tận dụng những yếu tố
tác động tới hoạt động này, với ý nghĩa ấy, đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá
tác động của những yếu tố đến xuất khẩu của một quốc gia như Rahman, M.,M.,
(2003), Blomqvist, H., C., (2004), Wei G., Huang J. and Yang J. (2012), Tang
(2003)… nhìn chung các nghiên cứu này đều chỉ ra những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng
tới xuất khẩu của một quốc gia bao gồm GDP, GDP bình quân đầu người, dân số,
khoảng cách địa lý, CPI, FDI, tỷ giá hối đoái. Đó được coi là những yếu tố bên trong
nền kinh tế đã được chứng minh thông qua những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy
chúng đều có tác động tới hoạt động xuất khẩu của một quốc gia.
Tuy nhiên, xuất khẩu của một quốc gia hiện nay không chỉ đơn giản chịu tác
động của những yếu tố bên trong nền kinh tế, có những ngoại ứng cũng tác động mạnh
tới quá trình này trong đó phải kể đến xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa
thương mại hiện nay. Hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đã thúc đẩy
quá trình hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng chặt chẽ hơn trên nhiều

lĩnh vực dưới nhiều góc độ khác nhau cả song phương lẫn đa phương. Trong đó, các
liên kết thương mại khu vực đã trở thành nội dung chủ yếu của tự do hóa thương mại
trên thế giới trong những năm vừa qua. Trong xu hướng liên kết kinh tế khu vực ngày
càng gia tăng, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8
tháng 8 năm 1967 tại Bangkok, Thái Lan như một minh chứng cho quá trình vận động
phát triển không ngừng của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Hội nhập kinh
tế trong ASEAN có cả hai mục đích chính trị và kinh tế. Sự phát triển của ASEAN có
thể được bắt nguồn từ việc ký kết một thỏa thuận hợp tác kinh tế khu vực ASEAN
AFTA, đến việc sáng lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015. Khu vực
mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đã thống nhất các nước thành viên ASEAN để thiết


2

lập một khu vực thương mại tự do thúc đẩy cạnh tranh kinh tế của khu vực. Thỏa thuận
này tăng nhanh trong năm 2003 và với AEC, ASEAN dự kiến sẽ là một thị trường thống
nhất và đưa ASEAN trở thành một khu vực sản xuất năng động và cạnh tranh.”
Việt Nam đã tiến hành công cuộc Đổi Mới vào năm 1986, đánh dấu một giai
đoạn mới khi chuyển sang cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó,
việc xây dựng một chính sách mở cửa và chủ động, tích cực tham gia vào quá trình
toàn cầu hóa là trọng tâm của cải cách. Gia nhập ASEAN năm 1995 là bước đi quan
trọng trong tiến trình mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực của Việt Nam theo đúng chủ
trương của Đại hội Đảng thứ VII về "đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ kinh tế
với mọi quốc gia", "tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài vào
nước ta đầu tư, hợp tác kinh doanh" và "gia nhập các tổ chức và hiệp hội kinh tế quốc
tế khác khi cần thiết và có điều kiện". Trải qua 21 năm hội nhập khu vực, Việt Nam đã
tham gia hội nhập kinh tế ASEAN một cách tích cực, chủ động và cùng các nước
thành viên ASEAN xây dựng nền móng quan trọng để Cộng đồng Kinh tế ASEAN
(AEC) chính thức được hình thành vào ngày 31 tháng 12 năm 2015. Đến nay, ASEAN
đã trở thành một trong các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu và là động lực

quan trọng giúp Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm qua. Về
thương mại, số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy kim ngạch thương mại
hai chiều của Việt Nam với ASEAN tăng trưởng bình quân 14,5%/năm trong thời gian
qua, từ khoảng 3,3 tỷ USD năm 1995 lên 42,1 tỷ USD năm 2015 (tăng gần 13 lần).
ASEAN đã trở thành đối tác thương mại đứng thứ hai của Việt Nam (sau Trung
Quốc). Về xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN, tốc độ tăng trưởng bình
quân thời gian qua đạt 17,1%, đưa kim ngạch xuất khẩu từ gần 1 tỷ USD năm 1995 lên
18,3 tỷ USD năm 2015 (tăng hơn 18 lần). Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường
ASEAN đã đa dạng hơn nhiều, ngoài dầu thô và gạo, các doanh nghiệp Việt Nam đã
xuất khẩu sang ASEAN nhiều mặt hàng khác như điện thoại các loại và linh kiện; máy
vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại; máy móc thiết bị dụng cụ và
phụ tùng; dệt may, giày dép, thủy sản, cà phê, cao su, v.v…
Với vai trò và tầm quan trọng ngày càng gia tăng của mối quan hệ thương mại
Việt Nam – ASEAN, cần thiết phải có sự nghiên cứu xem xét kỹ ảnh hưởng của các
yếu tố đến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN. Tuy nhiên, các
nghiên cứu hiện nay mới chỉ đề cập tới quan hệ thương mại giữa Việt Nam với những
thị trường lớn trong đó phải kể đến nghiên cứu của Nguyen Bac Xuan (2010) điều tra
các yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại giữa Việt Nam và các nước từ năm
1991 đến năm 2006. Nghiên cứu của Thai Tri Đo (2006) là về thương mại giữa Việt


3
Nam và 23 quốc gia châu Âu từ năm 1993 đến năm 2004. Ngoài ra, một số nghiên cứu
khác như Nguyen Hai Tho (2013), Dinh Thi Thanh Binh và Hoang Manh Cuong
(2012), Nguyen.K.Doanh và Yoon Heo (2004), Vu Thi Hanh (2013)… cũng xoay
quanh các nhóm thị trường tiêu biểu của Việt Nam, trong đó có ASEAN mà chưa thực
sự đi sâu nghiên cứu, xem xét riêng thị trường này. Trong khi đó, khu vực ASEAN
đang nổi lên là một khu vực phát triển năng động và thương mại giữa Việt Nam với
các nước ASEAN không ngừng được cải thiện trong những năm qua. Đặc biệt, sau khi
Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức hoạt động cuối năm 2015 đem lại kỳ vọng gia

tăng mạnh mẽ trong thương mại giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. Ngoài ra,
có rất ít công trình nghiên cứu xem xét tác động của các yếu tố này đến KNXK của
từng nhóm hàng cụ thể của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN như thế nào.
Vì vậy, cần thiết phải có nghiên cứu một cách tổng quát về mối quan hệ thương mại
giữa Việt Nam với các nước ASEAN, những yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt
Nam sang các nước ASEAN trong đó xem xét kỹ tác động cụ thể của từng yếu tố này
đến các nhóm hàng cụ thể của Việt Nam để qua đó có được chính sách xuất khẩu phù
hợp trong bối cảnh hội nhập AEC (2015).
Xuất phát từ tầm quan trọng của khu vực ASEAN và tính cấp bách của thực
tiễn, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của
Việt Nam sang các nước ASEAN” làm đề tài luận án Tiến sĩ của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hoá và góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về những yếu tố
ảnh hưởng tới xuất khẩu của một quốc gia gắn với tiến trình tự do hóa thương mại và
hội nhập kinh tế quốc tế.”
Phân tích thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN từ khi gia
nhập đến nay; qua đó phát hiện những nhân tố chủ yếu nào đang tác động tới xuất khẩu
của Việt Nam sang các nước ASEAN, xác định xu hướng và mức độ tác động của từng
yếu tố đó tới KNXK của các nhóm hàng cụ thể của Việt Nam sang các nước ASEAN.”
Đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN
trong bối cảnh hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).”

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang các
nước ASEAN.


4


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung
Nghiên cứu tập trung đánh giá và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước ASEAN thông qua các chỉ tiêu,
chỉ số và mô hình phân tích cụ thể. Xuất khẩu dịch vụ không nằm trong phạm vi
nghiên cứu của luận án.
Về thời gian
Do có độ trễ của số liệu được cung cấp bởi các quốc gia, tính đến thời điểm
hiện tại bộ số liệu mới nhất và đầy đủ nhất được cập nhật vào năm 2015. Luận án sử
dụng nguồn số liệu thứ cấp để nghiên cứu trong giai đoạn 1997-2015.
Về không gian
Luận án tập trung đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước ASEAN, cụ thể là 9 nước ASEAN
gồm: Bruney, Campuchia, Indonesia, Laos, Philippines, Malaysia, Myanmar,
Thailand, Singapore.

4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cơ bản nêu trên, luận án sẽ tập trung trả lời và
làm rõ các câu hỏi nghiên cứu chính sau:
Những yếu tố chủ yếu nào đang tác động tới xuất khẩu của Việt Nam sang các
nước ASEAN? Xu hướng và mức độ tác động của từng yếu tố đó đến KNXK hàng hóa
nói chung và KNXK từng nhóm hàng hóa nói riêng của Việt Nam sang các nước
ASEAN như thế nào?

5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Từ lý luận đến thực tiễn
Luận án tiến hành nghiên cứu theo cách tiếp cận từ lý luận đến thực tiễn. Với
mô hình lực hấp dẫn, luận án đi từ những lý luận nền tảng lý thuyết cho mô hình này

đến việc ứng dụng mô hình vào nghiên cứu thực nghiệm nhằm phát hiện những yếu tố
quan trọng ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN.
Tiếp cận hệ thống
Theo cách tiếp cận này, luận án sẽ làm rõ cấu trúc trong đánh giá các nhân tố
bên trong và bên ngoài có tác động đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Các nhân


5
tố bên ngoài bao gồm bối cảnh kinh tế thế giới, thỏa thuận thương mại khu vực,
khoảng cách địa lý, tham gia vào các tổ chức quốc tế...Các nhân tố bên trong thể hiện
năng lực xuất khẩu hay nhu cầu nhập khẩu của một quốc gia bao gồm quy mô nền
kinh tế (GDP), dân số, chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia, biến
động tỷ giá. Nhìn chung, khi một quốc gia có năng lực xuất khẩu cao thì nhu cầu xuất
khẩu của quốc gia đó tăng và ngược lại. Tuy nhiên, các nhân tố như tỷ giá, khoảng
cách địa lý, biến động tình hình kinh tế thế giới, chính sách quản lý xuất nhập khẩu,
các thỏa thuận thương mại có thể tác động cùng chiều (tích cực) hoặc ngược chiều
(tiêu cực) đến KNXK và KNNK của một quốc gia. Điều này cho thấy, phương pháp
tiếp cận hệ thống có ý nghĩa quan trọng nhằm hình thành bức tranh tổng thể về các yếu
tố tác động đến KNXK của Việt Nam.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử cụ thể kết hợp phương pháp logic: là phương pháp nghiên
cứu đặc thù của khoa học lịch sử kinh tế được sử dụng nhằm phân tích so sánh các
khía cạnh xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN, đồng thời kết hợp chặt chẽ
với phương pháp logic để luận giải các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu, trên cơ sở đó
đánh giá những thành công cũng như những hạn chế nhằm đưa ra những giải pháp
thúc đẩy xuất của Việt Nam sang các nước ASEAN.
Phương pháp phân kỳ lịch sử: được sử dụng để phân tích và luận giải một cách
có hệ thống hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN theo tiến trình
hội nhập và phát triển của Việt Nam qua đó có sự đối chiếu so sánh một cách khách

quan và toàn diện kết quả xuất khẩu qua các thời kỳ để thấy được những thay đổi, đặc
biệt là những chuyển biến theo chiều hướng tích cực của hoạt động xuất khẩu của Việt
Nam sang thị trường ASEAN.
Phương pháp so sánh: được sử dụng để đánh giá kết quả cũng như xác định các
xu hướng biến động của hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước
ASEAN theo thời gian. Phương pháp này cũng sử dụng để đánh giá biến động về số
lượng KNXK của Việt Nam trong thời gian nhất định.
Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để mô tả các đặc tính cơ bản của
dữ liệu đã thu thập được trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Thông qua hệ thống các
chỉ tiêu nghiên cứu sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường ASEAN.
Bên cạnh những phương pháp nghiên cứu chung sử dụng xuyên suốt cho toàn
luận án, để phản ánh rõ hơn tác động của các yếu tố đến KNXK, ở mỗi giai đoạn hội


6

nhập của Việt Nam trong khu vực luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu
định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng (thông qua mô hình lực hấp dẫn). Về
mặt lý thuyết, KNXK của Việt Nam sang các nước ASEAN sẽ chịu tác động của rất
nhiều yếu tố và mức độ tác động mạnh hay yếu của từng yếu tố vẫn còn nhiều khác
biệt do đó nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm:
− Thấy được bức tranh toàn cảnh về quá trình hội nhập ASEAN của Việt Nam
trong hơn 20 năm, những thành tựu và những vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu của Việt
Nam sang các nước ASEAN.
− Thăm dò, phát hiện những yếu tố ảnh hưởng tới KNXK của Việt Nam sang
các nước ASEAN. Qua đó có thể phát hiện những yếu tố mới chưa được đề cập trong
các nghiên cứu trước đây.
− Lựa chọn mô hình nghiên cứu định lượng phù hợp.
− Giải thích một số kết quả của nghiên cứu định lượng.

− Đưa ra một số hàm ý về chính sách dựa trên kết quả nghiên cứu.”
Nghiên cứu định lượng: Dựa trên lý thuyết nghiên cứu về mô hình lực hấp dẫn,
luận án sử dụng phương pháp hồi quy gộp (Pooled OLS), phương pháp tác động ngẫu
nhiên (REM) và phương pháp tác động cố định (FEM) để tiến hành hồi quy và ước
lượng ảnh hưởng của các yếu tố tới KNXK hàng hóa nói chung và các nhóm hàng của
Việt Nam sang thị trường ASEAN. Những ước lượng này được thực hiện thông qua
phần mềm Stata.
Nghiên cứu định lượng được áp dụng để xem xét tác động của các yếu tố có thể
lượng hóa được như GDP của Việt Nam, GDP nước nhập khẩu, dân số của Việt Nam,
dân số nước nhập khẩu, khoảng cách địa lý, tỷ giá hối đoái, các biến hội nhập như
AFTA, ATIGA, đường biên giới chung.
Mô hình ước lượng được xây dựng có dạng:

Logarit hóa hai vế của phương trình (1) ta có phương trình (2):


7
Trong đó:
EXijt: KNXK hàng hóa của Việt Nam tới nước j trong năm t
A, β0: Hệ số hấp dẫn, cản trở thương mại của Việt Nam với nước j
GDPit: Là biến GDP Việt Nam tại năm t
GDPjt: Là biến GDP của nước đối tác j tại năm t
POPit: Là biến dân số dân số của Việt Nam tại năm t
POPjt: Là biến dân số dân số của nước đối tác j tại năm t
DISij: Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và nước đối tác j
ERijt: Tỷ giá thực tế bình quân giữa Việt Nam và nước đối tác j năm t
BORDERij: là biến giả. Nhận giá trị 1 nếu Việt Nam và đối tác cùng chung
biến giới và ngược lại nhận giá trị 0 nếu không chung biên giới
CEPTijt/AFTA: là biến giả. Nhận giá trị 1 từ năm 2003, do tự do hóa trong
khuôn khổ AFTA chỉ thực sự bắt đầu từ năm 2003 khi việc cắt giảm thuế quan được

thực hiện đối với hàng hóa trong danh mục loại trừ tạm thời.
ATIGAit: là biến giả. Nhận giá trị 1 từ năm 2010, sau khi hiệp định ATIGA
chính thức có hiệu lực
βit: là các hệ số thể hiện mức độ tác động của yếu tố i trong mô hình
uijt: Sai số ngẫu nhiên
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu:
Để nguồn dữ liệu sử dụng đảo bảo tính chính xác, luận án đã thu thập từ các tổ
chức uy tín trên Thế giới và Việt Nam. Cụ thể như sau:
Dữ liệu về GDP, KNXK, được thu thập từ Ngân hàng Thế giới (The World
Bank - WB) và GSO, Cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa của Liên Hợp Quốc (UN
Comtrade); dân số được thu thập và tính toán từ WB; Dữ liệu về tỷ giá được thu thập
từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund - IMF); Dữ liệu về khoảng cách
giữa các quốc gia được thu thập từ trang web www.freemaptools.com. Ngoài ra, các
thông tin về rào cản thương mại của các quốc gia và khu vực, chính sách xuất, nhập
khẩu của Việt Nam, các hiệp định thương mại,…được thu thập bằng cách tra cứu các
tài liệu, văn bản, sách và các nghiên cứu trước đó.
Nguồn dữ liệu này sau khi được tổng hợp và phân tích sẽ phản ánh khái quát
về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
các nước ASEAN.


8

+ Sắp xếp dữ liệu: Dữ liệu sẽ được phân loại, sắp xếp theo một trình tự logic và
khoa học cho phù hợp với nội dung các chỉ tiêu nghiên cứu. Có thể chia dữ liệu thành
các nhóm sau:
Nhóm 1: Dữ liệu chung về quốc gia (GDP, dân số)
Nhóm 2: Dữ liệu phản ánh quy mô xuất khẩu của Việt Nam sang các nước
ASEAN (KNXK hàng hóa).
Nhóm 3: Dữ liệu về các yếu tố có trong mô hình phân tích (tỷ giá, khoảng

cách địa lý, FDI)
+ Phân tổ dữ liệu: Để phân tích biến động về KNXK hàng hóa của Việt Nam
sang các nước ASEAN, luận án sử dụng theo cách phân loại hàng hóa của SITC phiên
bản 3 cụ thể như sau:
SITC 0: Lương thực, thực phẩm và động vật sống.
SITC 1: Đồ uống và thuốc lá.
SITC 2: Nguyên vật liệu dạng thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu.
SITC 3: Nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và nguyên vật liệu liên quan.
SITC 4: Dầu, mỡ, sáp động, thực vật.
SITC 5: Hóa chất và sản phẩm liên quan.
SITC 6: Hàng chế biến chủ yếu phân loại theo nguyên vật liệu.
SITC 7: Máy móc, phương tiện vận tải, phụ tùng.
SITC 8: Hàng chế biến khác.
SITC 9: Nhóm hàng không thuộc các nhóm trên.

6. Những đóng góp mới của luận án
Đóng góp về phương diện lý luận
Từ lý luận về các học thuyết thương mại, các yếu tố ảnh hưởng đến xuất
khẩu, luận án đã làm rõ hơn nữa những vấn đề lý luận cơ bản về những yếu tố ảnh
hưởng tới xuất khẩu của một quốc gia gắn với tiến trình tự do hóa thương mại và
hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, tập trung luận giải và làm sáng tỏ thêm trên
khía cạnh lý luận những yếu tố định tính không lượng hóa được, những yếu tố
mang tính hội nhập mà các mô hình định lượng chưa thể hiện được vai trò và ý
nghĩa của nó đối với xuất khẩu.


9
Đóng góp về phương diện thực tiễn
Với thực tiễn xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN, những nghiên
cứu trước đây chủ yếu xem xét yếu tố tác động đến xuất khẩu của Việt Nam sang các

thị trường lớn như EU, Mỹ, hay các yếu tố tác động tới KNXK của Việt Nam nên chưa
thấy được vai trò và vị trí ngày càng tăng của thị trường ASEAN nhất là sau năm 2015
với sự hình thành của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cũng như chưa thấy được ảnh
hưởng của các yếu tố này đến KNXK của từng nhóm hàng cụ thể. Nghiên cứu này
xem xét một cách tương đối toàn diện các yếu tố có thể tác động tới xuất khẩu của
Việt Nam tới thị trường các nước ASEAN. Qua đó, phần nào góp phần lấp khoảng
trống nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, luận án cũng xem xét tác động của các yếu tố đến kim ngạch xuất
khẩu của từng nhóm hàng cụ thể, đây cũng là một điểm đóng góp nữa nhằm bổ sung
và hoàn thiện nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Luận án bổ sung thêm các chỉ tiêu phản ánh trình độ xuất khẩu như chỉ số lợi
thế so sánh biểu hiện (RCA), chỉ số tương đồng xuất khẩu (ESI), chỉ số tập trung
thương mại (TII) làm cơ sở đánh giá khách quan hơn nữa thực trạng xuất khẩu của
Việt Nam sang các nước ASEAN, đây cũng là điểm đóng góp, bổ sung của luận án.
Nghiên cứu này có thể cung cấp được những dữ liệu về tầm quan trọng của các
yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN. Qua đó cung
cấp một số thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý Nhà nước để làm cơ sở xây
dựng chính sách thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường khu vực trong bối cảnh thiết
lập AEC cuối năm 2015.

7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 4 chương với nội
dung chính như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận về xuất khẩu và các yếu tố ảnh hưởng đến
xuất khẩu
Chương 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của của Việt Nam
sang các nước ASEAN
Chương 4: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các
nước ASEAN



10

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất
khẩu của các quốc gia
1.1.1. Tổng quan khung lý thuyết
1.1.1.1. Các trường phái lý thuyết về trao đổi thương mại
Lý thuyết thương mại đã được nghiên cứu từ lâu và là một trong những luận cứ
quan trọng trong việc nghiên cứu các hoạt động ngoại thương, trong đó xuất khẩu là
hoạt động cơ bản. Các mô hình lý thuyết thương mại quốc tế kể từ truyền thống đến
hiện đại đều có mục tiêu đi tìm câu trả lời cho ba câu hỏi lớn: (1) Nguồn gốc của các
dòng thương mại quốc tế là gì?; (2) Các dòng thương mại dịch chuyển như thế nào
giữa các quốc gia?; (3) Tác động của các dòng thương mại này đến năng suất và hiệu
quả phân bổ nguồn lực giữa các quốc gia như thế nào? Các mô hình lý thuyết chủ chốt
sẽ có những khác biệt cơ bản liên quan đến các giả định và câu trả lời cho các câu hỏi
lớn. Sự tương tác giữa mô hình lý thuyết, nghiên cứu thực nghiệm và sự tiến bộ của
khoa học thống kê đã thúc đẩy sự phát triển của lý thuyết thương mại quốc tế. Nhìn lại
tiến trình phát triển của của hệ thống lý thuyết thương mại có thể thấy vai trò to lớn
của các tác giả như Adam Smith với tác phẩm “Wealth of Nations” (1776) và David
Ricacdo với tác phẩm “On the Principles of Political Economy and Taxation” (1817)
và sau này là tác phẩm“Principle of Economics” (1951) là cơ sở lý thuyết quan trọng
cho việc giải thích sự hình thành hoạt động thương mại trên thế giới.
Trong tác phẩm “Wealth of Nations” (1776), Smith đã trình bày lý thuyết về
thương mại quốc tế dựa trên cơ sở về phân công lao động. Theo Smith, phân công lao
động, bằng cách khai thác quy mô kinh tế, dẫn đến sự gia tăng sản lượng lớn hơn và
qua đó gia tăng của cải quốc gia. Thương mại quốc tế tăng cường phân công lao động
và do đó làm tăng sự giàu có của một quốc gia. Do đó, các quốc gia cần có sự trao đổi

hàng hóa với nhau để làm gia tăng thêm của cải. Và cơ sở để các quốc gia tiến hành
trao đổi hàng hóa với nhau chính là dựa trên lợi thế tuyệt đối của mỗi nước. Lợi thế
tuyệt đối phát biểu rằng mỗi một quốc gia sẽ chỉ có lợi thế trong sản xuất một mặt
hàng so với nước khác nhưng lại không có lợi thế sản xuất đối với những hàng hóa
khác bằng nước thứ hai, do đó hai nước có thể trao đổi với nhau xuất khẩu những hàng
hóa mình có lợi thế và nhập khẩu từ nước khác những hàng hóa kém lợi thế hơn. Với
quan điểm trao đổi như vậy sẽ đưa đến việc các quốc gia sẽ dần thực hiện việc chuyên
môn hóa sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế. Để thực hiện trao


11
đổi hàng hóa thuận lợi nhất, tự do hóa thương mại chính là điều kiện quan trọng, điều
đó đồng nghĩa với việc Smith ủng hộ việc chính phủ các nước hạn chế việc can thiệp
vào các hoạt động ngoại thương mà thay vào đó hãy để cho nó diễn ra theo đúng quy
luật trao đổi của nó. Thương mại tự do sẽ giúp cho nguồn lực của thế giới được phân
bổ một cách hữu hiệu nhất và có thể tối đa hóa phúc lợi trao đổi thương mại. Tuy
nhiên, hạn chế trong lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith là ông vẫn chưa giải
thích được hiện tượng thực tế rằng tại sao có những nước có lợi thế hơn hẳn các nước
khác và những nước không có lợi thế gì đều vẫn thực hiện trao đổi thương mại. Nguồn
gốc của lợi thế ấy là từ đâu?
Lý giải những vấn đề này, David Ricacdo trong tác phẩm “On the Principles of
Political Economy and Taxation” (1817) và sau này John Stuart Mill trong tác phẩm
“Essay on Some Unsettled Questions of Political Economy” (1844) đã đưa ra lý thuyết
lợi thế so sánh nhằm lý giải một cách chính xác nhất về sự xuất hiện lợi ích trong
thương mại quốc tế. Lý thuyết này được phát triển dựa trên quan điểm lợi thế tuyệt đối
của Adam Smith. Theo đó, Ricacdo nhấn mạnh: Sở dĩ một nước có lợi thế hơn hẳn
nước khác hay một nước không có lợi thế tuyệt đối về một loại sản phẩm nào vẫn có
thể tham gia hoạt động trao đổi và hưởng lợi từ thương mại do các nước đều có lợi thế
so sánh của mình. Như vậy, lợi thế so sánh là cơ sở để các nước buôn bán với nhau và
là cơ sở để thực hiện phân công lao động quốc tế. Lý thuyết của Ricacdo được xây

dựng dựa trên một số giả thiết: Mỗi nước có lợi thế về một loại tài nguyên và tất cả các
tài nguyên đã được xác định; Các yếu tố sản xuất dịch chuyển trong phạm vi một quốc
gia; Các yếu tố sản xuất không được dịch chuyển ra bên ngoài; Mô hình của Ricacdo
dựa trên học thuyết về giá trị lao động; Công nghệ của hai quốc gia như nhau; Chi phí
sản xuất là cố định; Sử dụng hết lao động (Lao động được thuê mướn toàn bộ); Nền
kinh tế cạnh tranh hoàn hảo; Chính phủ không can thiệp vào nền kinh tế; Chi phí
thương mại bằng không. Hạn chế trong lý thuyết của David Ricacdo chính là việc ông
không đưa ra được những phân tích để xác định giá cả thương mại. Điều này đã được
John Stuart Mill trong nghiên cứu của mình “Essay on Some Unsettled Questions of
Political Economy” (1844) phân tích làm thế nào để xác định giá thương mại bằng
cung và cầu và cung cấp bằng chứng chân thật và chính xác sự tồn tại “trạng thái cân
bằng”. John Stuart Mill cũng đã phân tích điều kiện từng phần và điều kiện đầy đủ của
sự chuyên môn hóa. Với giả định của Mill rằng mỗi quốc gia xuất khẩu cho quốc gia
khác 1 đơn vị hàng hóa trên cơ sở giá sản xuất tương đối trong nước thấp hơn giá ở
trạng thái không có thương mại và thu nhập thực tế khi không có thương mại tăng lên
đồng loạt sau khi có trao đổi thương mại, Sraffa (1960) và Paul Samuelson (2001) đã
làm rõ giả định này bằng việc đưa ra những minh chứng cho thấy nhiều hàng hóa có


12

thể hình thành bằng việc sử dụng sản phẩm của các hàng hóa khác với mục đích lý giải
sự tăng lên của khả năng sản xuất từ việc kết hợp lao động và các đầu vào khác trong
đó có vốn là yếu tố thiếu trong học thuyết về giá trị lao động cổ điển.
Như vậy, lợi thế so sánh là cơ sở để các quốc gia thực hiện thương mại quốc tế
chứ không phải là lợi thế tuyệt đối. Nhìn chung, quan điểm của David Ricacdo và Adam
Smith không có nhiều khác biệt, có nghĩa là cả hai ông đều ủng hộ tự do hóa thương mại
đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu, và đều cho rằng các chính phủ nên thúc đẩy tự do
hóa thương mại hơn là sử dụng những biện pháp nhằm hạn chế thương mại.
Bước sang giai đoạn phát triển mới (đầu thế kỷ XX) lý thuyết thương mại cổ điển

đã bộc lộ những hạn chế và không thể lý giải được: Nguồn gốc của lợi thế tương đối ở
đâu? Tại sao các quốc gia khác nhau lại có chi phí cơ hội khác nhau?...Để lý giải cho
những câu hỏi trên, hai nhà kinh tế học: Heckscher E. (1919) “The effects of foreign trade
on the distribution of income”, Ohlin B. (1933) “Interregional and International Trade”
dựa trên cơ sở lý thuyết lợi thế so sánh của Ricacdo, đã phát triển lý thuyết này lên một
bước cao hơn nữa và đưa ra mô hình Heckscher – Ohlin để lý giải thông qua lý thuyết ưu
đãi về các nguồn lực sản xuất vốn có (hay lý thuyết Heckscher – Ohlin).
Mô hình Heckscher – Ohlin nhấn mạnh sự khác biệt về nguồn lực (lao động,
vốn, đất đai) là nguồn gốc của ngoại thương. Mô hình này cho thấy lợi thế so sánh của
một nước được quyết định bởi: (i) Sự dồi dào tương đối các yếu tố sản xuất của một
nước; (ii) Sự thâm dụng các yếu tố tương đối của một loại hàng hóa. Mô hình này có
những dự đoán tương đối phù hợp với thực tế hơn so với mô hình Ricacdo, đó là: Các
nước có xu hướng sản xuất hai loại hàng hóa (không có chuyên môn hóa hoàn toàn).
Ngoại thương mang lại lợi ích cho một nước nhưng đồng thời cũng gây ra tác động
phân phối lại thu nhập bên trong một nước. Với quan điểm: thương mại quốc tế là tự
do hóa thương mại nhằm mang lại lợi ích cho các quốc gia. Lợi ích của thương mại
quốc tế là khai thác các lợi thế so sánh dựa trên các nguồn lực mà một quốc gia sẵn có
như đất đai, lao động và vốn. Lý thuyết Heckscher – Ohlin đã lý giải được bản chất của
trao đổi thương mại là trao đổi các yếu tố dư thừa để lấy các yếu tố khan hiếm. Nhưng lý
thuyết này lại cho thấy những hạn chế về mặt lý luận và chưa lý giải được những vấn đề
thương mại quốc tế trong bối cảnh diễn biến phức tạp của thị trường thế giới.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, lý thuyết thương mại
quốc tế hiện đại đã không chỉ dừng lại ở việc giải thích nguồn gốc của thương mại và
sự dịch chuyển của các dòng thương mại giữa các quốc gia với nhau, mà đã đạt được
những thành tựu quan trọng trong việc giải thích tác động của thương mại đến năng
suất và hiệu quả phân bổ nguồn lực giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, đặc điểm của các


13
dòng thương mại đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều so với thời kỳ của Ricardo. Thực

tiễn trao đổi thương mại không chỉ dừng lại giữa các quốc gia có sự khác biệt (trong
năng suất như Lý thuyết của Ricardo) mà trao đổi vẫn diễn ra ở các quốc gia có đặc
điểm tương tự nhau (Grubel và Lloyd, 1975). Thực tiễn này đã dẫn đến sự phát triển
của các mô hình lý thuyết giải thích thương mại ngay trong nội bộ ngành (intraindustry trade), so với lý thuyết truyền thống giải thích thương mại liên ngành (interindustry trade) trước đây. Hơn một thập kỷ gần đây chứng kiến sự phát triển vượt bậc
của lý thuyết thương mại hiện đại khi các nhà kinh tế đã thành công trong việc giải
thích hành vi xuất khẩu của các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Thành tựu này đã
làm dịch chuyển đối tượng nghiên cứu cơ bản của thương mại quốc tế từ cấp quốc gia
và cấp ngành xuống đơn vị kinh tế vi mô cơ bản là cấp doanh nghiệp. Grubel và Lloyd
(1975) cho thấy thương mại có thể diễn ra giữa các quốc gia tương tự nhau thông qua
số liệu thương mại giữa các quốc gia trong Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EC). Số liệu
thương mại nội bộ ngành- đồng thời xuất và nhập khẩu hàng hóa trong cùng một
ngành sản phẩm – diễn ra rất mạnh giữa các quốc gia này. Ví dụ: hai nước Anh và
Pháp có thể đồng thời xuất nhập khẩu ô tô cho nhau. Mô hình Heckscher – Ohlin
không thể lý giải được dòng thương mại nội ngành.
Những hạn chế của mô hình Heckscher – Ohlin là cơ sở cho sự ra đời của “Lý
thuyết thương mại mới” của Krugman (1979) “Scale economies, Product
differentiation, and the Pattern of Trade” trên cơ sở lý luận về tính kinh tế của quy
mô, sự đa dạng về sở thích của người tiêu dùng và cạnh tranh độc quyền đã giải thích
được hiện tượng này. Theo đó, tính kinh tế của quy mô giải thích việc sản xuất quy mô
lớn cho phép hãng hạ giá thành đến mức thấp nhất và tạo nên sức mạnh cạnh tranh trên
thị trường, duy trì sự tồn tại và có khả năng thôn tính các hãng khác có ý định gia nhập
ngành, tạo thuận lợi cho việc đầu tư, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ mới. Trong
những năm qua, số lượng của thương mại nội ngành trên toàn thế giới đã gia tăng rất
nhiều. Số lượng thương mại nội ngành công nghiệp phụ thuộc vào một hệ thống phân
loại hàng hóa công nghiệp vào các ngành công nghiệp khác nhau. Ngày nay thương
mại nội ngành có vai trò quan trọng đối với thương mại hàng hóa giữa các nước công
nghiệp tiên tiến, trong đó có liên quan đến nhiều nhất thương mại thế giới (Krugman et
al. 2012). Helpman và Krugman (1985) đã tích hợp được mô hình H-O và “Lý thuyết
thương mại mới” trong một lý thuyết thống nhất có khả năng giải thích được cả
thương mại liên ngành và thương mại nội ngành.

Sự cạnh tranh ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn giữa các quốc gia. Các rào cản
thương mại bị bãi bỏ và các thị trường được mở cửa ra bên ngoài. Các quốc gia
chuyển sự tập trung của họ từ chính trị quốc tế sang nâng cao đời sống người dân. Sự


14

cải cách kinh tế vĩ mô là cần thiết nhưng chưa đủ, nền tảng vi mô của sự phát triển
thậm chí còn quan trọng hơn. Làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa doanh nghiệp
và chính phủ trong việc giải quyết các vấn đề sức cạnh tranh. Lợi thế so sánh dựa chủ
yếu vào các nguồn lực đầu vào như lao động, tài nguyên thiên nhiên và vốn tài chính.
Tuy nhiên, những yếu tố đầu vào đó ngày nay càng trở nên ít có giá trị trong bối cảnh
toàn cầu hóa. Sự thịnh vượng của quốc gia phụ thuộc vào việc tạo dựng một môi
trường kinh doanh cùng với những thiết chế hỗ trợ cho phép một quốc gia sử dụng
hiệu quả và nâng cấp nguồn lực đầu vào của nó. Trước sự phát triển mạnh mẽ của thế
giới, hàng loạt những câu hỏi được đặt ra. Tại sao một quốc gia gặp nhiều bất lợi về
điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên lại có thể phát triển thịnh vượng? Tại sao
một quốc gia khác có điều kiện tự nhiên thuận lợi lại tụt hậu? Tại sao Nhật Bản lại có
năng lực cạnh tranh trong ngành điện tử và thiết bị tự động hóa, Ý trong ngành may
mặc và thời trang còn Mỹ lại có lợi thế mạnh về máy tính và phần mềm?...Dường như
lý thuyết vĩ mô truyền thống về thương mại dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên và
lao động giá rẻ hay sự can thiệp của chính phủ không thể lý giải thấu đáo những hiện
tượng này. Các lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith và lợi thế tương đối của
David Ricacdo ngày càng tỏ ra không đầy đủ để giải quyết các vấn đề. Những thay đổi
về bản chất của cạnh tranh quốc tế, trong đó có sự nở rộ của các tập đoàn đa quốc gia
không chỉ xuất khẩu mà còn cạnh tranh quốc tế thông qua các doanh nghiệp ở nước
ngoài đã làm các lý thuyết thương mại dần trở nên không thuyết phục. Ngày càng có
nhiều ngành công nghiệp khác biệt với những ngành mà lý thuyết lợi thế so sánh dựa
vào. Sự thay đổi công nghệ diễn ra khắp nơi và liên tục. Công nghệ mang tới cho quốc
gia và doanh nghiệp sức mạnh để vượt qua sự khan hiếm của các yếu tố sản xuất thông

qua quy trình và sản phẩm mới. Trong nhiều ngành công nghiệp, việc tiếp cận với các
yếu tố sản xuất dồi dào không có vai trò quan trọng bằng công nghệ và kỹ năng sử
dụng chúng hiệu quả. Đó là cơ sở để Michael Porter đưa ra lý thuyết về cạnh tranh
thông qua mô hình kim cương.
Chiến lược, cơ cấu công ty
và đối thủ cạnh tranh
Các điều kiện về cầu

Các điều kiện về nhân tố
đầu vào sản xuất
Các ngành hỗ trợ liên quan

Hình 1.1. “Mô hình kim cương” về các yếu tố xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia


15
Theo Michael Porter, khả năng cạnh tranh của quốc gia là yếu tố quan trọng
quyết định thương mại quốc tế chứ không phải là lợi thế tương đối hay lợi thế tuyệt
đối. Trong môi trường cạnh tranh quốc tế, sức cạnh tranh càng lớn thì quốc gia đó
càng có cơ hội hưởng lợi từ trao đổi thương mại lớn hơn. Trong đó, tổng năng suất các
nhân tố là yếu tố quan trọng nhất cho tính cạnh tranh của quốc gia trong thương mại
quốc tế. Đồng thời, Porter cũng nhấn mạnh đến vai trò xúc tác của chính phủ trong lan
truyền và thúc đẩy những điều kiện thuận lợi trong khối kim cương tạo nên lợi thế
cạnh tranh quốc gia. Lý thuyết cạnh tranh quốc gia của Porter đứng trên quan điểm
quản trị ngành, tức là ông coi khả năng cạnh tranh của quốc gia phụ thuộc vào khả
năng cạnh tranh ngành cụ thể là khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
ngành. Không có một nước nào lại có khả năng hơn một nước khác chỉ có doanh
nghiệp của một nước này có khả năng cạnh tranh cao hơn doanh nghiệp của một nước
khác. Đây là một quan điểm hoàn toàn chính xác. Lý thuyết của Michael Porter có giá
trị cao đối với chính phủ các nước trong việc xây dựng chiến lược phát triển ngành,

phát triển cụm công nghiệp. Tuy nhiên, lý thuyết của ông cũng có những hạn chế đó là
nhấn mạnh vai trò của cầu trong nước đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên
thị trường quốc tế, nhấn mạnh vai trò của ngành hỗ trợ, điều này là không hoàn toàn
chính xác.


Bảng 1.1: Sự phát triển của các học thuyết thương mại quốc tế
ADAM SMITH

THỜI GIAN

NỘI DUNG

NHƯỢC
ĐIỂM

MILL

P. KRUGMAN (1980)
HECKSCHER-OHLIN

HELPMAN VÀ P.
KRUGMAN (1985)

“Lý thuyết thương mại
mới”

“Lý thuyết tích hợp”

MICHAEL PORTER


Cuối thế kỷ XVIII

Đầu thế kỷ XIX

Đầu thế kỷ XX

Cuối thế kỷ XX

Cuối thế kỷ XX

Cuối thế kỷ XX

-Quan điểm: Thương mại có
vai trò quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế của các
quốc gia.

-Quan điểm: TMQT mang lại
lợi ích cho các bên tham gia,
hướng tới sự tự do hóa
thương mại và xóa bỏ chính
sách bảo hộ mậu dịch.

-Quan điểm: TMQT là tự do
hóa thương mại nhằm mang
lại lợi ích cho các quốc gia.

-Quan điểm: tính kinh tế
của quy mô, sự đa dạng về

sở thích của người tiêu
dùng và cạnh tranh độc
quyền là cơ sở cho thương
mại nội ngành.

-Kết hợp các giả định của
mô hình H-O và lý thuyết
thương mại mới.

-Quan điểm: TMQT là tự do hóa
thương mại trong quá trình toàn
cầu hóa.

- Đặc điểm dòng thương
mại: Thương mại liên
ngành và thương mại nội
ngành

-Lợi ích của TMQT: Khai thác lợi
thế cạnh tranh quốc gia dựa vào sự
tương tác giữa các yếu tố trong môi
trường kinh doanh.

-Giải thích nguồn gốc của
thương mại: Hiệu quả gia
tăng theo quy mô và khác
biệt về sự sẵn có tương đối
của các nguồn lực hiện có.

-Xác định rõ 4 yếu tố tạo nên lợi

thế cạnh tranh quốc gia được thể
hiện trong “Mô hình kim cương”.

-Lợi ích của TMQT: Dựa trên
cơ sở khai thác các lợi thế
tuyệt đối của một quốc gia
(tài nguyên, khí hậu, đất
đai,…)

-Giải thích được chuyên môn
hóa trong trao đổi giữa các
quốc gia.
ƯU ĐIỂM

DAVID RICACDO VÀ

-Lý giải được một phần lý do
của TMQT đối với một số
mặt hàng giữa các nước đang
phát triển với các nước phát
triển.
Chưa lý giải được tại sao trao
đổi thương mại vẫn diễn với
cả những nước có có lợi thế
hơn hẳn những nước khác ở
mọi sản phẩm hoặc những
nước không có lợi thế tuyệt
đối về tất cả sản phẩm.

-Lợi ích của TMQT: Dựa trên

cơ sở khai thác lợi thế so sánh
của một quốc gia (bản chất là
năng suất lao động)

-Lợi ích của TMQT: Khai
thác các lợi thế so sánh dựa
trên các nguồn lực mà một
quốc gia sẵn có như đất đai,
lao động và vốn.

Giải thích được nguyên nhân
của TMQT giữa các quốc gia
là do (i) các quốc gia buôn
bán với nhau vì họ khác nhau;
(ii) các quốc gia buôn bán với
nhau để đạt được lợi thế nhờ
quy mô sản xuất; (iii) lợi ích
của TMQT bắt nguồn từ lợi
thế so sánh.

-Lý giải được bản chất của
trao đổi thương mại là sự trao
đổi các yếu tố dư thừa để lấy
các yếu tố khan

-Mới giải thích được lợi thế
so sánh tồn tại là do sự khác
nhau về năng suất lao động
giữa các quốc gia.


Lý thuyết H-O cho thấy
những hạn chế về mặt lý luận
trong thương mại quốc tế hiện
nay.

-Chưa giải thích được nguồn
gốc tại sao chi phí cơ hội lại
khác nhau giữa các quốc gia.

hiếm.

-Lợi ích của TMQT: tính
kinh tế của quy mô giải
thích việc sản xuất quy mô
lớn cho phép hãng hạ giá
thành đến mức thấp nhất và
tạo nên sức mạnh cạnh
tranh trên thị trường,
- Lý giải được cơ sở hình
thành thương mại nội
ngành trên thế giới

-Các quốc gia khác nhau sẽ có
năng lực cạnh tranh khác nhau.

Lý thuyết này cho rằng, một quốc
gia chỉ nên xuất khẩu những sản
phẩm của những ngành có lợi thế
theo mô hình kim cương và nhập
khẩu sản phẩm không có điều kiện

thuận lợi.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


17
Tóm lại, có thể thấy các lý thuyết về trao đổi thương mại tất cả đều thừa nhận
vai trò quan trọng của thương mại quốc tế trong nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, đặt
trong bối cảnh cụ thể, mỗi lý thuyết chỉ phù hợp trong bối cảnh nhất định bởi sự biến
động phức tạp của tình hình kinh tế thế giới.

1.1.1.2. Lý thuyết thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế theo Balassa (1961) được định nghĩa là "việc loại bỏ các rào
cản thương mại giữa hai hay nhiều quốc gia ". Và theo Kahnert et al (1969) hội nhập
kinh tế là "quá trình loại bỏ dần những phân biệt đối xử xảy ra ở biên giới quốc gia".
Molle (1990) cho rằng hội nhập kinh tế chính là loại bỏ dần biên giới kinh tế giữa các
quốc gia. Trong giai đoạn đầu tiên, thương mại giữa các nước được tự do hóa. Tiếp theo
là việc tự do dịch chuyển các yếu tố sản xuất. Mục tiêu của giai đoạn thứ ba là sự phối
hợp của chính sách quốc gia về các lĩnh vực kinh tế, có thể bao gồm cả tỷ giá hối đoái.
El-Agraa (1994) đề cập đến hội nhập kinh tế như việc loại bỏ phân biệt đối xử và các
cản trở thương mại giữa các quốc gia tham gia và thiết lập các yếu tố nhất định cho sự
hợp tác. Pelkmans (2006) kế thừa của Molle (1990) xem hội nhập kinh tế như việc loại
bỏ các biên giới kinh tế giữa hai hoặc nhiều hơn các nền kinh tế. Như vậy, quan niệm về
hội nhập có rất nhiều nhưng tựu chung lại đều đề cập tới vấn đề loại bỏ những rào cản
thương mại thúc đẩy sự tự do dịch chuyển hàng hóa giữa hai hay nhiều quốc gia.”
“Hội nhập kinh tế là một trong những xu hướng chính trong sự phát triển của
quan hệ kinh tế quốc tế trong vài thập kỷ qua. Allen (1963, p.450) đã nhấn mạnh quan
điểm cho rằng mặc dù lý thuyết thương mại quốc tế truyền thống đã lý giải được
những tác động của việc giảm các rào cản thương mại, nhưng vẫn cần một khung lý
thuyết riêng biệt để nghiên cứu các vấn đề của hội nhập kinh tế. Đó là lý do tại sao các

lý thuyết về hội nhập được phát triển khá mạnh kể từ thời điểm tác phẩm nghiên cứu
của Balassa (1961) "Lý thuyết của hội nhập kinh tế" được công bố. Theo Balassa có
bốn giai đoạn khác nhau của hội nhập kinh tế. Đầu tiên là một Khu vực Thương mại
Tự do (FTA), sau đó là một Liên minh Hải quan (CU), sau đó là một thị trường chung
(CM), và cuối cùng là một Liên minh Kinh tế. Theo tiến trình phát triển, lý thuyết hội
nhập kinh tế đã đi qua hai giai đoạn phát triển trong đó mỗi giai đoạn phản ánh bối
cảnh chính trị và kinh tế của thời kỳ đó. Giai đoạn đầu tiên được coi là lý thuyết hội
nhập kinh tế cổ điển hay phân tích tĩnh bao gồm các lý thuyết truyền thống của hội
nhập kinh tế giải thích những lợi ích có thể có của hội nhập. Giai đoạn thứ hai bao
gồm các lý thuyết hội nhập kinh tế mới mà thường được gọi là phân tích động phản
ánh tác động của các thoả thuận kinh tế. Bên cạnh đó, còn có lý thuyết hội nhập giải


18

thích ảnh hưởng, lợi ích và hạn chế của các thỏa thuận hội nhập kinh tế của các nước
phát triển và các nước kém phát triển nhất.
Lý thuyết hội nhập kinh tế cổ điển hay phân tích tĩnh bao gồm các nghiên cứu
về hội nhập thương mại và giải thích các vấn đề lý luận liên quan đến các hiệp định
thương mại ưu đãi dựa trên cuốn sách chuyên đề của Jakob Viner "Vấn đề Liên minh
Hải quan" (1951), thường được gọi là nghiên cứu đầu tiên về lợi ích của hội nhập kinh
tế. Nghiên cứu của Viner đã xác định tiêu chí cụ thể để phân biệt những ưu và nhược
điểm của việc hội nhập kinh tế - là cơ sở quan trọng để xác định hai xu hướng thương
mại là “tạo lập thương mại” (trade creation) and “dịch chuyển thương mại” (trade
diversion) của Liên minh Thuế quan (Customs Union). Ông cho rằng “tạo lập thương
mại” xảy ra khi việc việc ký kết một hiệp định thương mại giữa hai nước đã chuyển từ
một nước sản xuất chi phí cao hơn sang nước sản xuất chi phí thấp hơn và “dịch
chuyển thương mại” xảy ra khi việc nhập khẩu được chuyển từ một nước sản xuất giá
thấp hơn sang một nước thứ ba, mà không phải là thành viên tham gia thỏa thuận.
Những lý thuyết Viner cho thấy các nước sẽ có động lực để tham gia vào hội nhập

kinh tế nếu nó có thể mang lại nhiều lợi ích lớn hơn so với chi phí, hay nói cách khác khi hội nhập dẫn đến việc “tạo lập thương mại” hơn là “dịch chuyển thương mại”.
Nghiên cứu này ban đầu chỉ đề cập đến tác động phúc lợi của Liên minh thuế quan
theo mô hình của Cộng đồng kinh tế Châu Âu thời đó. Nhưng ý tưởng của nghiên cứu
này có thể áp dụng ở các dạng thỏa thuận tự do hóa thương mại khác nhau như Hiệp
định ưu đãi thương mại (Preferential Trade Agreement - PTA), Hiệp định thương mại
tự do (Free Trade Agreement), Hiệp định hội nhập kinh tế (Economic Integration
Agreement) – được gọi chung là Hiệp định thương mại khu vực (Region Trade
Agreement - RTA). Tác động tổng thể của một Hiệp định thương mại khu vực vào mối
tương quan giữa hai tác động này. Thông thường việc quốc gia A tham gia vào một
Hiệp định thương mại khu vực với quốc gia B sẽ dẫn đến hai tác động làm: (1) gia
tăng nhập khẩu từ B sang A, hay còn gọi là tác động “tạo lập thương mại” và (2) có
thể làm giảm nhập khẩu từ các quốc gia khác sang A, hay còn gọi là tác động “dịch
chuyển thương mại”.
Lý thuyết hội nhập kinh tế cổ điển đến những năm 1960 đã cho thấy việc lý giải
về “tạo lập thương mại”và “dịch chuyển thương mại” là chưa đầy đủ. Viner (1950)
cho rằng thương mại tự do là cách tốt nhất để tự do hóa thương mại hơn là một liên
minh thuế quan, hay nói cách khác thương mại tự do phân bổ tốt hơn các nguồn tài
nguyên, lý thuyết hội nhập kinh tế cổ điển dường như không thể đánh giá đầy đủ tác
động của hội nhập đối với phúc lợi, do đó lý thuyết hội nhập kinh tế mới mà thường


19
được gọi là phân tích động ra đời. Lý thuyết hội nhập kinh tế mới phát triển cùng với
sự thay đổi trong điều kiện kinh tế toàn cầu. Lawrence (Lawrence, 1997, p.18) cho
rằng động lực thúc đẩy các nỗ lực hội nhập trước đó (“tạo lập thương mại”và “dịch
chuyển thương mại”) là hoàn toàn khác nhau do các yếu tố thúc đẩy hội nhập có sự
thay đổi, chẳng hạn như sự tham gia của khu vực tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI). Điểm cơ bản của Lý thuyết hội nhập kinh tế mới là thương mại tự do trên thị
trường cạnh tranh cho phép đạt hiệu quả trong cả sản xuất và tiêu thụ trên toàn cầu.
Balassa (Balassa, 1962) và Cooper và Massell (Cooper và Massell, 1965) là những

nhà nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu về các tác động của hội nhập kinh tế, bổ sung
thêm một chiều hướng mới cho các nghiên cứu trong lĩnh vực này. Balassa cho thấy
tác động của hội nhập làm thay đổi các yếu tố như: "quy mô của nền kinh tế, công
nghệ thay đổi, cũng như các tác động của hội nhập vào cấu trúc thị trường và cạnh
tranh, tăng năng suất, rủi ro và sự không chắc chắn, và các hoạt động đầu tư"
(Balassa, 1961, p.117) . Cho đến nay một số nghiên cứu gần đây (Sheer 1981; El-Agra
1988; De Melo và Panagariya 1993; Fernandez 1997; Lawrence 1997; Burfisher,
Robinson, và Thierfelder 2003; UNCTAD 2007) đều cho rằng nhưng tác động của hội
nhập theo lý thuyết hội nhập kinh tế mới được đại diện bởi các hiệu ứng như “cạnh
tranh gia tăng, dòng vốn đầu tư, quy mô kinh tế, chuyển giao công nghệ, và cải thiện
năng suất "(Hosny, 2013 , p.139). Sự khác biệt giữa Lý thuyết hội nhập kinh tế cổ điển
và Lý thuyết hội nhập kinh tế mới ở chỗ: "Lý thuyết hội nhập kinh tế cổ điển chỉ đề
cập tác động ngắn hạn có liên quan đến sự thay đổi ban đầu trong hành vi của các
chủ thể kinh tế, trong khi Lý thuyết hội nhập kinh tế mới xem xét các tác động chuyển
dịch cơ cấu dài hạn có liên quan đến việc cải thiện các điều kiện hoạt động của công
ty và hiệu quả của họ…và cạnh tranh "(Panusheff, 2003, p. 37).
Lý thuyết hội nhập kinh tế mới không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu những
thay đổi trong các dòng thương mại hiện có, hay còn gọi là lợi ích “tiếp nối” mà còn
quan tâm nhiều hơn đến những dòng thương mại mới (hình thành thị trường mới và
sản phẩm xuất khẩu mới)- hay còn gọi là lợi ích “mở rộng”. Theo lý thuyết của Melitz
(2003) tự do hóa thương mại giúp làm giảm mức năng suất yêu cầu để doanh nghiệp
có thể xuất khẩu nhiều hơn số doanh nghiệp có thể xuất khẩu qua đó làm tăng số dòng
sản phẩm trao đổi thương mại. Hướng nghiên cứu về lợi ích “mở rộng” của thương
mại khi được kết hợp với lý thuyết tăng trưởng nội sinh (Romer, 1990; Grossman và
Helpman, 1991) cho thấy lợi ích to lớn của thương mại đối với tăng trưởng kinh tế của
một quốc gia trong dài hạn. Foster và cộng sự (2011) cho thấy các Hiệp định ưu đãi
thương mại (PTA) có tác động gia tăng xuất khẩu phần lớn theo chiều hướng lợi ích



×