Tải bản đầy đủ (.ppt) (49 trang)

2 NVu BHXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

CHUYEÂN ÑEÀ

NGUYỄN THỊ KIỀU
1


NỘI DUNG
I.

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

II.

NGUYÊN TẮC CỦA BHXH

III. NGHIỆP VỤ THU – CHI
IV. CÁC CHẾ ĐỘ BHXH.

2


I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. BẢO HIỂM XÃ HỘI
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm thay
thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao
động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất


nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng
vào quỹ bảo hiểm xã hội (Trích Khoản, Điều 3,
Chương I, Luật BHXH).
3


2. CÁC LOẠI BHXH
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo
hiểm xã hội mà người lao động và người sử
dụng lao động phải tham gia
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo
hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện
tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương
thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để
hưởng bảo hiểm xã hội.
4


II. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BHXH
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở
mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có
chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã
hội.
2. Mức đóng : dựa trên cơ sở tiền lương( BHXH bắt
buộc) hoặc thu nhập ( BHXH tự nguyện)
3. Người lao động được hưởng chế độ tử tuất, hưu trí
dựa trên thời gian đóng BHXH. ( BHXH bắt buộc
và BHXH tự nguyện).
4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân
chủ, công khai, minh bạch

5. Đơn giản, dễ tính, dễ hiểu, đảm bảo kịp thời và
đầy đủ về quyển lợi cho người tham gia BHXH.
5


III. CÁC NGHIỆP VỤ THU - CHI
1. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ BAN ĐẦU (Dành cho DN mới
thành lập), gồm các hồ sơ sau:
- Phiếu đăng ký tham gia (1 bản) theo mẫu BHXH
- Giấy phép hoạt động, kinh doanh (01 bản)
- Danh sách người lao động đề nghị cấp sổ, thẻ (01aTBH)
- Danh sách điều chỉnh lao động, mức đóng BHXH,
BHYT (03A- TBH)
- Hợp đồng lao động, hoặc QĐ tuyển dụng ( 01, bản
chính)
- Bảng đăng ký sử dụng lao động (01 bản).
6


2. TỶ LỆ ĐÓNG
2.1. ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
Hàng tháng, Người sử dụng lao động sẽ trích
tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao
động với tỷ lệ: 8,5% tiền lương làm căn cứ đóng
BHXH. Trong đó:
6,0% BHXH
1,0% BH thất nghiệp
1,5 % Bảo hiểm y tế.
7



2. TỶ LỆ ĐÓNG
2.2. ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Hàng tháng, NSDLĐ trích 20% quỹ tiền
lương làm căn cứ đóng BHXH để nộp cho cơ
quan BHXH, trong đó: Trong đó:
16,0% BHXH
01,0% BH thất nghiệp
03,0 % Bảo hiểm y tế.

8


3. BIỂU MẪU THU BHXH, BHYT
Mẫu 01a- TBH: Danh sách lao động đề ng
hị cấp sổ BHXH, thẻ BHYT
MẪU 03a- TBH: Danh sách điều chỉnh l
ao động và mức đóng BHXH, BHYT, BHTN.

9


IV. CÁC CHẾ ĐỘ BHXH
Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế
độ sau đây:
1. Ốm đau;
2. Thai sản;
3. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
4. Hưu trí;
5. Tử tuất.

10


1. CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU
1.1. ĐIỀU KIỆN HƯỞNG:
- Bản thân ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc
và có xác nhận của cơ sở y tế
- Có con dưới 7 tuổi bị ốm đau phải nghỉ việc để
chăm sóc, có xác nhận của cơ sở y tế
Lưu ý: Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc
do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng
ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng
chế độ ốm đau.


11


1.2.
1.2.1.
*
-

QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG
Thời gian hưởng
a.
Bản thân ốm đau
Trong điều kiện bình thường:
30 ngày (tham gia BHXH dưới 15 năm)
40 ngày (tham gia BHXH từ 15 - < 30 năm)

60 ngày (tham gia BHXH đủ 30 năm trở lên)

12


a.
Bản thân ốm đau
* Trong điều kiện nặng nhọc độc hại, phụ cấp
khu vực từ 0,7 trở lên:
- 40 ngày/năm nếu đã đóng BHXH < 15 năm
- 50 ngày/năm nếu đã đóng từ đủ 15 - <30 năm
- 70 ngày/năm nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên
* Đối với trường hợp bị bệnh dài ngày (theo danh
mục Bệnh dài ngày của Bộ Y tế)
- Tối đa 180 ngày/năm trong một năm
- Sau 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được
hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.
13


b. Con ốm:
- Con dưới 3 tuổi: tối đa 20 ngày/năm
- Con từ 3 - < 7 tuổi: tối đa 15 ngày/năm
Lưu ý: Nếu cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH:
Nếu một người đã nghỉ hết thời hạn quy định mà con
vẫn ốm đau thì người kia được nghỉ tiếp theo quy
định trên.
c. Ngày nghỉ nào được hưởng trợ cấp:
- Trợ cấp ốm đau được tính theo ngày làm việc.
- Ngày nghỉ ốm đau do bệnh dài ngày, nghỉ

dưỡng sức, được tính hưởng trợ cấp cả những ngày
nghỉ hàng tuần, lễ, tết.
14


1.2.2. Mức hưởng trợ cấp
a. Đối với ốm đau bình thường và
chăm sóc con ốm:

75% × ML đóng BHXH
Mức
Số ngày
×
=
trợ
nghỉ
26
cấp
Đối với trường hợp bị bệnh dài ngày:
- 75% mức hưởng trong 180 ngày đầu
- Từ ngày thứ 181 trở đi:
+ Đóng BHXH < 15 năm: 45% ML đóng BHXH
của tháng liền kề trước khi nghỉ việc   
+ Đóng BHXH từ đủ 15 - < 30năm: 45% ML
đóng BHXH  
15
+ Đóng BHXH ≥ 30 năm: 65% ML đóng BHXH.


1.2.3.

a.

Nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm:
Điều kiện:
Nếu sau thời gian hưởng chế độ ốm đau mà
sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi
sức khỏe
b. Thời gian nghỉ:
- 10 ngày/năm (sau khi điều trị bệnh dài ngày)
- 7 ngày/năm (sau khi nghỉ ốm, có phẫu thuật)
- 5 ngày/năm (các trường hợp khác)
c. Mức hưởng:
- 25% TLmin chung/ngày (nếu nghỉ tại nhà)
- 40% TLmin chung/ngày (nếu nghỉ tập trung).
16


VÍ DỤ
Trong tháng 8/2011, chị A nghỉ ốm từ ngày
1/8/2011 đến hết ngày 10/08/2011. Tiền lương làm
căn cứ đóng BHXH: 2.500.000 đ/tháng. Thời
gian đóng BHXH là 3 năm. Yêu cầu:
Tính trợ cấp BHXH cho chị A?

17


2. CHẾ ĐỘ THAI SẢN
2.1. ĐIỀU HIỆN HƯỞNG:
Người lao động được hưởng chế độ thai sản

khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con;
- Người LĐ nhận nuôi con dưới 4 tháng tuổi;
- Kế hoạch hóa gia đình.
Lưu ý: Lao động nữ mang thai và người lao
động nhận nuôi con nuôi phải đóng BHXH từ đủ
06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi
sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
18


2.2. QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG:
2.2.1. Thời gian hưởng
a. Khám thai (tính theo ngày làm việc, nếu ngày
nghỉ trùng vào các ngày nghỉ hàng tuần, lễ, Tết thì không
được tính hưởng trợ cấp):
- Tối đa 5 lần trong một thai kỳ
- Mỗi lần khám: Nghỉ 1 ngày (hoặc 2 ngày nếu thai
bệnh lý hoặc cơ sở y tế thuộc vùng sâu, vùng xa)
b. Sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu
(tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần):
- Nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 1 tháng
- Nghỉ 20 ngày nếu thai từ đủ 1 đến dưới 3 tháng
- Nghỉ 40 ngày nếu thai từ đủ 3 đến dưới 6 tháng

- Nghỉ 50 ngày nếu thai trên 6 tháng.

19



c. Kế hoạch hóa gia đình (tính cả ngày
nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần):
- Đặt vòng: nghỉ 7 ngày
- Triệt sản (cả nam/nữ): nghỉ 15 ngày
d. Nhận nuôi con nuôi:
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4
tháng tuổi được nghỉ việc hưởng chế độ trợ cấp
thai sản cho đến khi con đủ tháng tuổi (theo điều
kiện nghỉ như khi sinh con)
- Số ngày nghỉ tính từ ngày có quyết định
nhận nuôi con của cấp thẩm quyền cho đến khi
con đủ 4 tháng tuổi.
20


e. Khi sinh con (tính cả ngày nghỉ lễ, hàng tuần):
- Nghỉ 4 tháng: nếu làm việc trong điều kiện bình thường
- Nghỉ 5 tháng: nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm (theo Danh mục); chế độ 3 ca; PCKV 0,7
trở lên; nữ quân nhân, nữ CAND
- Nghỉ 6 tháng: Người tàn tật có tỷ lệ suy giảm sức khỏe từ
21% trở lên
- Sinh đôi: Từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ
thêm 30 ngày
- Sau khi sinh, con chết:
+ Nghỉ 90 ngày nếu con chết dưới 60 ngày tuổi;
+ Nghỉ 30 ngày kể từ ngày con chết, nếu con từ 60 ngày
tuổi trở lên.
Lưu ý: Trong mọi trường hợp, thời gian nghỉ không vượt

quá thời gian nghỉ sinh con theo quy định.
21


2.2.2. Mức hưởng:
- Mức trợ cấp bằng 100% mức bình quân tiền
lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước
khi nghỉ việc
- Nếu đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức
hưởng khi khám thai, sẩy thai, nạo hút thai hoặc
thai chết lưu, thực hiện KHH dân số là mức bình
quân tiền lương của các tháng đã đóng BHXH
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được
tính là thời gian đóng BHXH, thời gian này người
lao động và người sử dụng lao động không phải
đóng BHXH
Ngoài ra, NLĐ khi nghỉ chế độ thai sản còn được
hưởng trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng TLmin chung. 22


2.2.3. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản:
a. Điều kiện:

Nếu sau TG hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe
còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
b. Thời gian nghỉ:

- Nghỉ 10 ngày/năm nếu sinh đôi trở lên
- Nghỉ 7 ngày/năm nếu sinh con phải phẫu thuật
- Nghỉ 5 ngày/năm cho các trường hợp khác

c. Mức hưởng:

- 25% TLmin chung/ngày (nếu nghỉ tại nhà)
- 40% TLmin chung/ngày (nếu nghỉ tập trung)
Lưu ý: Thời hạn nghỉ dưỡng sức trong vòng 60
ngày kể từ ngày hết hạn nghỉ thai sản.

23


2.3. THỦ TỤC HỒ SƠ
- Sổ khám thai
- Giấy ra viện
- Giấy chứng nhận thương tật hoặc biên bản giám
định y khoa (đối với LĐ là người tàn tật)
- Giấy chứng sinh
- Giấy khai sinh của con
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ
sở y tế cấp (mẫu C65-HD)
- Quyết định công nhận nuôi con nuôi.
Lưu ý: Hồ sơ trợ cấp thai sản có thêm danh sách
người LĐ đề nghị hưởng chế độ thai sản do người
SDLĐ lập (mẫu số C67a-HD, trừ trường hợp người LĐ thôi
việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi). 24


VÍ DỤ
Trong tháng 1/2011, chị Nguyễn Thị
Thanh nghỉ thai sản. Tiền lương làm căn cứ
đóng BHXH là 3.000.000đ/ tháng. Chị Thanh

làm việc theo chế độ 3 ca. Yêu cầu, tính trợ
cấp cho chị Thanh?

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×