Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

VẬN DỤNG tư TƯỞNG dân vận của CHỦ TỊCH hồ CHÍ MINH vào VIỆC xây DỰNG tác PHONG làm VIỆC dân CHỦ CHO đội NGŨ cán bộ LÃNH đạo QUẢN lý HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.78 KB, 6 trang )

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG DÂN VẬN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
VÀO VIỆC XÂY DỰNG TÁC PHONG LÀM VIỆC DÂN CHỦ CHO ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ HIỆN NAY
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Dân vận là một triết luận hành động, nội dung cốt
lõi, nét đặc sắc nhất trong tư tưởng Dân vận của Người là mối quan hệ chặt chẽ
giữa Dân vận và Dân chủ. Theo Hồ Chí Minh, Dân vận phải được đặt trên cơ sở
Dân chủ; Dân chủ là nội dung, phương thức và mục tiêu của Dân vận; Dân chủ và
Dân vận là cội nguồn phát huy sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân. Để học tập,
làm theo và vận dung trong xây dựng tác phong làm việc dân chủ cho đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay cần phải hiểu được những giá trị cốt lõi trong tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về Dân vận, nhất là những nét đặc sắc
trong mối quan hệ giữa Dân vận và Dân chủ.
(1) Dân vận phải được đặt trên trên cơ sở Dân chủ
Cách đây 70 năm (15/10/1949) trong lời mở đầu bài báo “Dân vận”, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã viết: “Vấn đề dân vận nói đã nhiều, bàn đã kỹ nhưng vì nhiều địa
địa phương, nhiều cán bộ chưa hiểu thấu, làm chưa đúng nên cần phải nhắc lại”(1).
Điều mà Người nhắc lại trước tiên đó là “dân chủ” đây chính là phương châm,
triết luận hành động mà mỗi cán bộ, đảng viên cần phải nắm vững trong thực hành
Dân vận. Theo Người, Dân vận phải được đặt trên một tiền đề, một cơ sở là chế độ
dân chủ thực sự theo những tiêu chuẩn về lợi ích, quyền hạn, trách nhiệm, tổ
chức…tất cả đều vì dân. Bởi, vấn đề sơ đẳng nhất và quan trọng nhất về dân chủ
mà Hồ Chí Minh nhắc lại để mọi người “hiểu thấu” và làm cho đúng đó chính là
“quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”(2). Theo đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải
thật sự ghi tạc: i) phải thật sự tôn trọng nhân dân, Bác dạy cán bộ đảng viên phải:
“Tin vào dân chúng. Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải
quyết”(3); và phải “phải học dân chúng, phải hỏi dân chúng, phải hiểu dân chúng”(4)
; ii) phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Bác yêu cầu: “Việc gì cũng hỏi ý kiến
dân chúng, cùng dân chúng bàn bạc. Giải thích cho dân chúng hiểu rõ. Được dân
chúng đồng ý. Do dân chúng vui lòng ra sức làm”(5) và “mỗi một khẩu hiệu, mỗi
một công tác, mỗi một chính sách của chúng ta, phải dựa vào ý kiến và kinh
nghiệm của dân chúng, phải nghe theo nguyện vọng của dân chúng”(6); iii) chăm lo


lợi ích cho nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, trước hết: “Việc gì có lợi


cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại đến dân phải hết sức tránh”(7). Đây là một
triết lý vô cùng độc đáo và hết sức sâu sắc, đồng thời có ý nghĩa lớn với việc xây
dựng phong cách lãnh đạo, quản lý dân chủ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
hiện nay, bởi chỉ có tin yêu, gắn bó máu thịt với nhân dân, tôn trọng nhân dân, phát
huy dân chủ và chăm lo lợi ích cho nhân dân thì mới tìm thấy ở nơi dân những
“sáng kiến vĩ đại”, những con đường, biện pháp và lực lượng để đổi mới và phát
triển đất nước. Nếu chúng ta tiến hành dân vận không trên nền tảng dân chủ, nhất
là vi phạm tiêu chuẩn lợi ích của nhân dân thì dù có cố gắng cải tiến, cỗ vũ hô hào
bao nhiêu đi chăng nữa, thì cũng sẽ lâm vào tình trạng “vận” mà dân không
“động” không theo.
(2) Dân chủ là nội dung, phương thức và mục tiêu của Dân vận
Suy cho đến cùng, thực chất của công tác dân vận là xây dựng mối quan hệ
máu thịt giữa Đảng với nhân dân, phát huy sức mạnh làm chủ của nhân dân. Sức
mạnh của nhân dân là vô tận nhưng nhân dân phải được giác ngộ, được tổ chức,
được lãnh đạo đúng đắn thì mới phát huy được lực lượng vô tận của mình. Bác
khuyên: “Chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này: dân rất tốt”(8) Nhưng
trước hết cần phải: “chịu khó tìm đủ cách giải thích cho họ hiểu rằng: những việc
đó là vì ích lợi của họ mà phải làm” (9). Mỗi cán bộ, đảng viên cần thấu triệt: i) nội
dung cốt lõi của công tác dân vận là làm thế nào xây dựng lực lượng, tập hợp và
phát huy sức mạnh làm chủ từ “mỗi một người dân” cho đến “toàn dân”, Bác chỉ
rõ: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót
một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc
nên làm, những công việc chính phủ và đoàn thể đã giao cho”(10). Như vậy, công
tác dân vận là phải đi vào từng con người, khơi dậy và phát huy tính tích cực, sáng
tạo, tính chủ động và tự giác của mỗi con người thể hiện ở tài trí, sức lực, tiền của
của mỗi con người. Dân vận không chỉ là giáo dục, động viên chung chung, mà
phải hiểu rõ năng lực, yêu cầu, nguyện vọng, hoàn cảnh cụ thể của mỗi con người,

từ đó mới vận động được tất cả lực lượng của mỗi người dân, đây chính là chiều
sâu của công tác dân vận. Song, dân vận lại phải không được để sót một người dân
nào, đây là bề rộng của dân vận, là yêu cầu cao của công tác dân vận, có như vậy
mới góp thành lực lượng của toàn dân và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân.ii)
phương thức và mục tiêu công tác dân vận là phải ra sức thực hành dân chủ, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, phải sát dân, học hỏi quần chúng, phải không


ngừng nâng cao tinh thần tập thể, hợp tác với nhau, tinh thần gương mẫu trước
quần chúng. Cách đây 70 năm, Bác đã nêu lên quy trình 4 bước trong công tác dân
vận, quy trình đó ứng với quy trình phát huy dân chủ hiện nay “Dân biết, Dân bàn,
Dân làm, Dân kiểm tra”. Đối với khâu “Dân biết”, Bác nêu: “Trước nhất là phải
tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho
họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được”(11). Đây là khâu đầu tiên
của dân vận tức tuyên truyền, vận động, giác ngộ quần chúng, nâng cao trình độ
mọi mặt cho các tần lớp nhân dân. Đây cũng là khâu đầu tiên về quyền làm chủ
của nhân dân để dân phát huy quyền làm chủ của mình. Đối với khâu “Dân bàn”,
Bác yêu cầu: “bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm
của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương”(12),
Đây là khâu thể hiện quyền làm chủ của nhân dân được phát huy trí tuệ, kinh
nghiệm và sáng kiến của mình để tham gia xây dựng và quyết định các chủ trương,
chính sách, kế hoạch…Dân được bàn thì chủ trương, chính sách mới phù hợp với
yêu cầu, nguyên vọng, lợi ích của dân, làm cho chủ trương, chính sách sát với thực
tế. Đối với khâu “Dân bàn”, Bác dạy rằng, sau khi đã có chủ trương, chính sách rồi
thì phải “cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi
động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành”(13). Đây là khâu tổ chức phong trào
hành động cách mạng của nhân dân nhằm thực hiện “những công việc nên làm,
những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho”(14), đối với khâu này, Người
yêu cầu cán bộ, đảng viên phải : “theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân”(15),
chứ không được “Đầu voi, đuôi chuột” thiếu theo dõi, giúp đỡ, khuyến khích, động

viên nhân dân thực hiện. Đối với khâu “Dân kiểm tra”, Bác Hồ đặt ra là phải “cùng
với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng”(16), đây là
khâu hết sức quan trọng của của dân vận nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân
dân trong kiểm tra, giám sát.
(3) Dân chủ và Dân vận là cội nguồn phát huy sức mạnh đại đoàn kết của
nhân dân
Thực tế cho thấy, dân vận chỉ có thể đạt kết quả tốt trên cơ sở thực hiện dân
chủ thực sự. Dân vận khéo sẽ tập trung được sức mạnh vĩ đại của toàn dân dể thực
hiện chế độ dân chủ tốt đẹp, đẩy mạnh công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước. Theo
đó muốn vận động, tập hợp và phát huy được sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân
thì một điều kiện, một tiền đề không thể thiếu đó là thực hành dân chủ. Bác chỉ rõ:


“Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của
nhân dân đưa cách mạng tiến lên”(17). Bởi vậy, Bác phê phán thái độ coi thường
công tác dân vận, “xem khinh việc dân vận”(18), và phê bình nghiêm khắc cách làm
dân vận chỉ “Cử ra một ban hoặc vài người, mà thường cử những cán bộ kém rồi
mặc họ. Những cán bộ khác không trông nom, giúp đỡ, tự cho mình không có
trách nhiệm dân vận. Đó là sai lầm rất to; rất có hại”(19). Dân vận là làm cho nhân
dân thực sự là người chủ, là thực hiện dân chủ thực sự trong xã hội, mà thực hành
dân chủ là cái “chìa khóa vạn năng có thể giải quyết được mọi khó khăn” trong
công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Thực tiễn đang vận động nhanh chóng, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng đòi hỏi trong quá trình vận dụng
xây dựng tác phong làm việc dân chủ, người cán bộ lãnh đạo, quản lý cần phải
nhận thức sâu sắc, đầy đủ, toàn diện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh về dân vận và cần phải lưu ý một số một số điểm sau: i) lắng nghe dân nhưng
không “theo đuôi” dân. Thực hành tác phong làm việc dân chủ, người cán bộ phải
biết phân biệt đúng, sai; tránh lợi ích cá nhân, cục bộ. Bác dạy: “không phải dân
chúng nói gì, ta cũng cứ nhắm mắt theo”(20). Vì, “dân chúng trông thấy từ dưới lên.

Nên sự trông thấy cũng có hạn”(21). Hơn nữa “dân chúng không nhất luật như
nhau. Trong dân chúng có nhiều tầng lớp khác nhau, trình độ khác nhau, ý kiến
khác nhau. Có lớp tiên tiến, có lớp lừng chừng, có lớp lạc hậu”(22). Bởi vậy, cũng
có ý kiến đúng, có ý kiến sai. Người căn dặn: “Chúng ta tuyệt đối không nên theo
đuôi quần chúng”(23); ii) dân chủ nhưng phải quyết đoán, chịu trách nhiệm cá nhân.
Tác phong làm việc của người cán bộ lãnh đạo, quản lý đúng đắn là phải kết hợp
thống nhất giữa cách làm việc dân chủ, tập thể với tính quyết đoán, dám chịu trách
nhiệm cá nhân trước tập thể, kịp thời đưa ra những quyết định đúng, tránh “cha
chung không ai khóc”, đổ lỗi cho tập thể. Trong những thời điểm quyết định, người
lãnh đạo, quản lý phải dám nghĩ, dám làm, dám quyết…, khi đã thấy đúng thì phải
quyết liệt thực hiện cho kỳ được; điều đó còn liên quan trực tiếp đến việc tận dụng
được thời cơ nhất là trong điều kiện bùng nổ thông tin như hiện nay. Bác từng dạy:
“Lạc nước hai xe đành bỏ phí. Gặp thời một tốt cũng thành công”(24). iii) “công
bằng” nhưng không phải “cào bằng” trong đánh giá, ghi nhận sự tham gia, cống
hiến của từng cá nhân trong tập thể, có như vậy mới có thể phát huy được “trí
dân”, “tài dân” và “sức dân”. Mọi sự biểu hiện của sự cào bằng, tất yếu đều dẫn


đến mất dân chủ, thui chột sức mạnh tập thể. Để thực hiện được ba điều đó, người
cán bộ lãnh đạo, quản lý phải: Một là, bao quát nhưng sâu sát, cụ thể. Cán bộ lãnh
đạo, quản lý phải có tư duy, tầm nhìn bao quát những vấn đề chung của tập thể,
song tác phong là việc dân chủ đòi hỏi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải quan tâm sâu
sát, cụ thể rõ từng người, rõ từng việc phải đi tận nơi, rõ tận việc, thường xuyên
kiểm tra, kịp thời giải quyết. Hai là, phụng sự, kiến tạo trong điều kiện người dân
phải thực sự phát huy vai trò là chủ và làm chủ của mình. Ba là, phê bình phải đi
đôi với tự phê bình và phê bình phải gắn liền với sửa chữa, với biểu dương, khen
thưởng. Nếu chỉ phê bình người khác mà không tự phê bình thì chẳng khác nào
“thầy thuốc chỉ đi chữa bệnh người khác mà bệnh nặng trong mình thì quên
chữa”(25). Đây là phương thức tốt nhất để phát huy dân chủ, thực hành dân chủ.
Tác phong làm việc dân chủ chỉ có được thông qua quá trình học tập và rèn

luyện thực sự nghiêm túc và trách nhiệm của mỗi cá nhân. Theo đó, người cán bộ
lãnh đạo, quản lý chỉ có tác phong làm việc dân chủ, trên cơ sở thái độ cầu thị,
trách nhiệm cao đối với bản thân, với Đảng với nhân dân; trên cơ sở sự chuyển hóa
từ nhận thức đến hành động, thấm sâu giữa lời nói với việc làm, sự thống nhất giữa
cách nghĩ, cách làm và cách sống. Bởi vậy, để xây dựng tác phong làm việc dân
chủ người cán bộ lãnh đạo, quản lý cần: i) nghiêm túc học tập và rèn luyện thông
qua trường lớp để cập nhật kiến thức mới, phương pháp mới; ii) tự học tập, rèn
luyện ngay từ tổng kết thực tiễn công việc hàng ngày, học từ sự góp ý của đồng
chí, đồng nghiệp và của nhân dân. Đó chính là trường học rộng lớn mà người cán
bộ phải vừa lăn lộn chỉ đạo thực tiễn vừa đúc rút những kinh nghiệm quý cho chính
mình, thực tiễn là người thầy nghiêm khắc nhất rèn luyện phong cách dân chủ; iii)
cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu phải đề cao tính gương mẫu “thực hành
trước”, “làm trước”, “làm mẫu” về tác phong làm việc dân chủ trên tinh thần
thương yêu đồng chí từ đó hướng dẫn để cán bộ cấp dưới và quần chúng noi
theo.Cùng với việc học tập, rèn luyện, tác phong làm việc dân chủ của người cán
bộ lãnh đạo, quản lý chỉ được hình thành trong môi trường (gia đình, cơ quan, đơn
vị…) giàu động lực, theo đó cần: i) xây dựng, hoàn thiện thể chế: các quy chế, quy
định, nhất là tiêu chí đánh giá tác phong làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý để
tập thể, người dân có thể tham gia giám sát và đánh giá; ii) hoàn thiện các thiết
chế: quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống hóa hồ sơ công khai,
minh bạch: việc đăng ký, cam kết; kết quả rèn luyện; nhận xét đánh giá của tổ chức


và nhân dân về quá trình rèn luyện của cán bộ lãnh đạo, quản lý; iii) xây dựng hệ
thống các giá trị chuẩn mực về tác phong làm việc dân chủ, như: tôn trọng quần
chúng, lắng nghe quần chúng, yêu thương quần chúng, học hỏi quần chúng,..., từ
đó tạo cơ sở, tiêu chí, động lực thi đua xây dựng tác phong làm việc dân chủ của
mỗi cán bộ và tập thể cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Chú thích:
1,2. Hồ Chí Minh (2011) Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội, Tr. 232.

3, 4,5,6. Hồ Chí Minh (2011) Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội, Tr. 337, 333,334, 333.
7. Hồ Chí Minh (2011) Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội, Tr. 51.
8,9. Hồ Chí Minh (2011) Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội, Tr. 286.
10,11,12,13,14,15,16. Hồ Chí Minh (2011) Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội, Tr.
232,233.
17. Hồ Chí Minh (2011) Toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, Hà Nội, Tr.376.
18,19. Hồ Chí Minh (2011) Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội, Tr. 234..
20. Hồ Chí Minh (2011) Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội, Tr. 337
21,22,23,24,25. Hồ Chí Minh (2011) Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội, Tr. 338,271,
326,317.



×