Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

LUẬN VĂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ SƠN BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 100 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LƯƠNG THÀNH SƠN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ SƠN BÌNH
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ XUÂN SANG

HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi, được thực
hiện độc lập và dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Xuân Sang; Cơ quan cơng tác: Phó
viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam – Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
Các kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy
và trung thực.
Vậy tôi viết lời cam đoan này kính đề nghị Giám đốc Học viện cho tơi
được bảo vệ luận văn trước Hội đồng.
Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lương Thành Sơn



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU ......................................... 7
1.1. Một số khái niệm, đặc điểm kinh doanh xăng dầu............................................... 7
1.2. Mục tiêu, nội dung và thực tiễn biện pháp quản lý ............................................ 15
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
xăng dầu .................................................................................................................... 20
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG .... 22
2.1. Khái quát về công ty xăng dầu Hà Sơn Bình ..................................................... 22
2.2. Chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu và
phương pháp quản lý tại Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình......................................... 39
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý kinh doanh xăng dầu tại Công ty
xăng dầu Hà Sơn Bình .............................................................................................. 45
2.4. Những kết quả đạt được và các hạn chế nguyên nhân ....................................... 48
Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CƠNG TY XĂNG DẦU HÀ SƠN BÌNH ................ 55
3.1. Bối cảnh quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu hiện nay .......... 55
3.2. Nâng cao hiệu quả, đổi mới chính sách quản lý nhà nước................................. 58
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 81
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 84


DANH MỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

NĐ 84
NĐ 83


TT 36/TT-BCT

TT15
WTO
APEC

Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ
về Kinh doanh xăng dầu
Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/09/2014 của Chính phủ
về Kinh doanh xăng dầu (thay thế NĐ 84)
Thông tư 36/2009/TT-BCT ngày 14/12/2009 của Bộ công
thương
Thông tư 15/2015/TT-BKHCN ngày 25/08/2015 của Bộ KHCN
Quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu
Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization)
Diễn đàn Châu Á Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic

Cooperation)
ASEM

Diễn đàn kinh tế Á - Âu (The Asia-Europe Meeting)

Petrolimex

Tập đồn xăng dầu Việt Nam

PetroVietnam

Tập đồn dầu khí quốc gia Việt Nam


PV OIL

Tổng công ty dầu Việt Nam

Mipeco

Tổng công ty xăng dầu quân đội

Petec

Tổng công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec

Công ty

Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình

CHXD

Cửa hàng bán lẻ xăng dầu

CBCNV

Cán bộ cơng nhân viên

VPHC

Vi phạm hành chính

Thù lao đại lý/ Là mức trên lệch giữa giá bán lẻ theo quy định với giá Công ty
Hoa hồng đại lý


bán cho Đại lý, tổng đại lý.

Xăng dầu

Xăng ơ tơ, Diezen, nhiên liệu đốt lị (mazút) và dầu hoả


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1. Tổng Sản lượng tồn Cơng ty năm 2017 .................................................... 31
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tồn Cơng ty .................................. 32
Bảng 2.3. Số lượng cơ cấu lao động Công ty (2012 – 2017) ........................................ 35
Bảng 2.4. Cân đối kế tốn của Cơng ty xăng dầu Hà Sơn Bình......................................... 37
Bảng 2.5. Qui hoạch triển cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố Hà Nội ............. 44
Biểu đồ: 2.1. Bộ máy tổ chức của Tập đoàn ............................................................... 32
Sơ đồ 2.1: Cơng ty xăng dầu Hà Sơn Bình trong hệ thống kênh phân phối xăng dầu
Việt Nam ....................................................................................................................... 23
Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức của Công ty........................................................................ 25


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xăng dầu là nguồn năng lượng quan trọng để phát triển kinh tế của mỗi quốc
gia, đặc biệt với những nước có nền công nghiệp phát triển và đang phát triển như
nước ta. Mặt hàng xăng dầu thực sự thiết yếu đối với hoạt động sản xuất, đời sống
dân sinh và an ninh quốc phòng - là một trong những nhân tố đảm bảo an ninh năng
lượng của đất nước mà trong thời gian dài chưa thể thay thế -Vì thế mạng lưới kinh
doanh xăng dầu được nhà nước hết sức quan tâm qui hoạch, xây dựng hạ tầng nhằm
cung ứng đầy đủ nhiên liệu cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế,
trong nhiều năm qua hoạt động kinh doanh xăng dầu chưa bao giờ “bớt nóng” trên

các mặt báo chí vì là hoạt động kinh tế có tính nhạy cảm cao, ảnh hưởng trực tiếp
đến an ninh năng lượng, đời sống dân sinh, sự ổn định cũng như tốc độ phát triển
kinh tế của đất nước.
Danh mục các loại hàng hóa thuộc ngành kinh doanh có điều kiện thì xăng
dầu là loại hàng hóa đặc biệt, nó có những tiêu chuẩn về kỹ thuật rất khắt khe và có
nhiều vấn đề phát sinh trong q trình thực thi pháp luật, việc tiến hành nghiên cứu
và đưa ra các giải pháp khắc phục là thực sự cần thiết. Muốn kinh doanh mặt hàng
này theo qui định, thương nhân phải đạt các điều kiện: về chủ thể kinh doanh; về cơ
sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị; về bảo vệ mơi trường và phịng chống cháy nổ;
về trình độ chun mơn của cán bộ, nhân viên; về sức khỏe. Xăng dầu là mặt hàng
thiết yếu có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng. Đây là hàng
hố thuộc diện kinh doanh có điều kiện, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống
kinh tế - xã hội, nên hoạt động kinh doanh và sử dụng xăng dầu phải được đảm bảo
an toàn, hiệu quả và tiết kiệm. Về mặt thể chế, thị trường xăng dầu có hành lang
pháp lý thống nhất, minh bạch rất thiếu và yếu, các văn bản pháp quy điều chỉnh các
hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam trong thời gian qua thường không kịp
thời, làm cho công tác kiểm tra, xử phạt đối với những vụ vi phạm trong kinh doanh
xăng dầu của các cơ quan chức năng của nhà nước rất khó xử lý, mặt khác các gian
lận thương mại trên thị trường xăng dầu ngày càng gia tăng. Thực tiễn cho thấy,
hoạt động quản lý nhà nước (QLNN) về kinh doanh xăng dầu luôn được xây dựng
1


và phát triển theo thực tế của thị trường xăng dầu. Việc định hình, xây dựng cơ chế
quản lý kinh doanh xăng dầu từ khi ra đời đến nay là một quá trình dài với nhiều
biến động, chủ yếu dựa theo những biến đổi của thị trường và đang trong q trình
tiếp tục hồn thiện. Cơng tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu còn nhiều bất
cập như: mạng lưới phân bố chưa hợp lý, điều hành giá xăng dầu,tình trạng bn
bán lậu, gian lận thương mại, xâm phạm thương hiệu, hoạt động tạm nhập tái xuất,
trình độ nghiệp vụ và công nghệ của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thấp, yếu,

chưa nắm bắt được kịp thời các văn bản pháp lý về sửa đổi, bổ sung các điều kiện
kinh doanh xăng dầu. Những thủ tục cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu vẫn còn
phức tạp, tốn thời gian, nhiều thủ tục chồng chéo.
Phải nhìn nhận khách quan rằng từ khi có khung pháp luật về ngành nghề
kinh doanh có điều kiện nói chung và kinh doanh đã tạo điều kiện cho các chủ thể
đã triển khai thực hiện rộng khắp trong cả nước; chính quyền các cấp, các tổ chức
đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội và cộng đồng ngày càng chú ý hơn đến vấn đề
thực hiện quy định về hoạt động kinh doanh có điều kiện ở nước ta hiện nay. Công ty
xăng dầu Hà Sơn Bình là một cơng ty thành viên của Tập đoàn xăng dầu Việt nam
(Petrolimex) - là một doanh nghiệp lớn - thực hiện hoạt động kinh doanh theo cơ chế
thị trường, không tránh khỏi việc phải đương đầu với thử thách của cơ chế mới. Chấp
nhận cạnh tranh vượt qua khó khăn thử thách, đã từng bước ổn định và phát triển kinh
doanh, đứng vững trên thị trường. Theo đó thì tại Cơng ty xăng dầu Hà Sơn Bình, trên
cơ sở đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thực hiện kinh doanh
chịu chi phối các qui định pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cơng ty
đã tiến hành các hoạt động triển khai thi hành pháp luật trong lĩnh vực này.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, dễ nhận thấy vấn đề cần đặt ra là: Vai trò
của QLNN đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu; và thực tiễn tại cơng ty Hà Sơn
Bình diễn ra như thế nào, chiến lược của công ty ra sao, để hoạt động kinh doanh
của công ty diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, ngày một phát triển, đảm bảo
quyền lợi của người tiêu dùng. Để trả lời những câu hỏi trên, người viết đã lựa chọn
đề tài: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu
Hà Sơn Bình” để nghiên cứu.

2


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trong những năm
trước đây đã có một số đề tài nghiên cứu như:

+ Năm 2011, luận án tiến sỹ của Nguyễn Duyên Cường (2011) với đề tài
“Đổi mới quản lý nhà nước hoạt động kinh doanh xăng dầu của Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, có nội dung QLNN về lĩnh vực xăng dầu, khai
thác các khía cạnh chính sách và quản lý, phân tích và đề xuất các giải pháp dựa
trên nghiên cứu các mơ hình quản lý của các nước trên thế giới áp dụng vào Việt
Nam từ đó rút ra 6 bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Từ đó tác giả đánh giá vai
trò của nhà nước trong các hoạt động xuất nhập khẩu và phân phối xăng dầu tại Việt
Nam và đề xuất giải pháp.
+ Năm 2012, luận án tiến sỹ của Bùi Thị Hồng Việt (2012) với đề tài “Chính
sách quản lý nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam” phân tích về mặt
lý luận học thuật chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến cung cầu xăng dầu,
khẳng định chính sách quản lý của nhà nước can thiệp rất sâu vào thị trường xăng
dầu và làm méo mó thị trường, từ đó đề xuất 5 giải pháp và 2 điều kiện để hoàn
thiện chính sách quản lý nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu.
+ Năm 2014, luận văn thạc sỹ của Cảnh Chí Hùng với đề tài “Quản lý nhà
nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” đưa ra
được một số quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nhà nước đối với hoạt
động của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh. Thông qua hoạt động
nghiên cứu đề tài tác giả đã tiếp cận nội dung và nghiên cứu một cách tỷ mỉ về vấn đề
QLNN đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu nói chung.
+ Năm 2015, luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thu Giang với đề tài “Chính sách
quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam”thể hiện tổng
quan về thực trạng 8 chính sách QLNN đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu và
phân tích nội dung cũng như hồn thiện vấn đề các chính sách về QLNN trong hoạt
động kinh doanh xăng dầu nói chung. Tác giả đề cập đến những khó khăn, vướng
mắc trong qua cơng tác QLNN về vấn đề này.
Tóm lại tác giả nhận thấy chưa có cơng trình tập trung nghiên cứu về quản lý
nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu của một doanh nghiệp hoạt động

3



trên địa bàn đến nhiều tỉnh, tác động quản lý của mỗi tỉnh là khác nhau do sự phát
triển không đồng đều về kinh tế tại mỗi tỉnh, trong các giai đoạn trước đây. Cũng
như tác động của việc quản lý đó đến hoạt động kinh doanh và sự phát triển doanh
nghiệp, đặc biệt với doanh nghiệp có địa bàn trải rộng 3 tỉnh Hà Nội, Hịa Bình, Sơn
La bao gồm cả thành phố và miền núi, vùng sâu vùng xa và doanh nghiệp thuộc một
Tập đồn lớn là cơng cụ điều tiết, ổn định vĩ mô của Nhà nước. Ngồi nhiệm vụ
kinh doanh chính cịn thực hiện nhiệm vụ chính trị. Việc lấy doanh nghiệp làm
trọng tâm để định vị với chủ thể hạt nhân của nền kinh tế dưới tác động của Nhà
nước làm hướng nghiên cứu chính.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích tổng quát: Nêu lên thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp dưới tác động của chính sách quản lý Nhà nước và đề xuất các giải pháp đổi
mới QLNN trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, tính sẵn sàng đáp ứng và thích
ứng Cơng ty xăng dầu Hà Sơn Bình.
Mục đích cụ thể:
- Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản về ngành nghề kinh doanh
có điều kiện, đi sâu tìm hiểu về lĩnh vực xăng dầu thuộc danh mục đó. Hệ thống lý
luận về QLNN về hoạt động kinh doanh xăng dầu.
- Phân tích những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của QLNN trong hoạt
động kinh doanh xăng dầu.
- Nghiên cứu thực tiễn QLNN đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu. Tác
động đối với Công ty trong những năm qua. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
QLNN trong hoạt động kinh doanh xăng dầu nói chung và của Cơng ty nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu hoàn thiện quản lý của nhà nước đối
với hoạt động kinh doanh xăng dầu thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tiến
hành phân tích, đánh giá khách quan, khoa học về việc thực hiện pháp luật. Từ đó

tác giả tìm ra các khó khăn, vướng mắc cần khắc phục.
Cũng như tìm hiểu về hệ thống pháp luật điều chỉnh lĩnh vực xăng dầu; qua
đó đề xuất những giải pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm thực thi một cách có hiệu

4


quả pháp luật điều chỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.
Đề xuất được những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động kinh
doanh xăng dầu dựa trên những phân tích khoa học và thực tiễn về hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu việc hoạt động quản lý nhà nước về kinh doanh xăng
dầu gắn với hoạt động kinh doanh xăng dầu của Cơng ty xăng dầu Hà Sơn Bình;
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Hoạt động QLNN về kinh doanh xăng dầu tại cơng ty Hà
Sơn Bình có địa bàn rộng tại 3 tỉnh Nam Hà Nội (Hà Tây cũ), Hịa Bình, Sơn La.
Về thời gian: Hoạt động kinh doanh xăng dầu của Cơng ty Hà Sơn Bình từ
năm 2013 đến năm 2017 dưới tác động của QLNN.
Về nội dung: Nghiên cứu hoạt động QLNN trong kinh doanh xăng dầu theo
quy định pháp luật hiện hành. Tiến hành phân tích các quy định của pháp luật về hoạt
động kinh doanh xăng dầu gắn với việc khảo sát thực tiễn việc thực thi pháp luật tại
Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình và đưa ra các kiến nghị và giải pháp giúp hồn thiện
và nâng cao hiệu quả cơng tác QLNN về kinh doanh xăng dầu đến năm 2025.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn vận dụng cách tiếp cận nghiên cứu hoạt động QLNN qua cách tiếp
cận liên ngành khoa học xã hội và phương pháp nghiên cứu hoạt động QLNN trong

kinh doanh xăng dầu của Cơng ty. Đó là cách tiếp cận quy phạm từ hoạch định đến xây
dựng, thực hiện đánh giá hoạt động đến các chủ thể. Lý thuyết hoạt động được soi sáng
qua thực tiễn của QLNN trong kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp phân
tích - tổng hợp, so sánh, thống kê, hệ thống hóa tài liệu.
Các số liệu được sử dụng trong đề tài được thống kê từ nhiều nguồn tài liệu
như: Các loại văn bản của Nhà nước, các bài nghiên cứu, trao đổi, các trang web

5


của Tập đồn, Cơng ty, Hiệp hội xăng dầu, các báo cáo hàng năm về từng lĩnh vực
của Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình trong đó báo cáo hàng năm về lĩnh vực hoạt
động kinh doanh xăng dầu và các báo cáo điều tra khảo sát Công ty về hệ thống
phân phối của Công ty và Đại lý kinh doanh xăng dầu thuộc địa bàn hoạt động 3
tỉnh Nam Hà Nội (Hà Tây cũ), Hịa Bình, Sơn La.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài đã làm rõ được cơ sở lý luận về QLNN đối với hoạt động kinh doanh
xăng dầu ở nước ta hiện nay. Từ đó, làm cơ sở cho quá trình hoạch định, thực thi và
đánh giá cơ chế, chính sách phát triển thị trường kinh doanh xăng dầu tại địa bàn
Cơng ty xăng dầu Hà Sơn Bình hoạt động. Trên cơ sở đó, luận văn có ý nghĩa thực
tiễn khi chỉ ra những tồn tại trong QLNN về lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tác động
đến quá trình kinh doanh của Công ty kinh doanh xăng dầu Hà Sơn Bình.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đã đề xuất các giải pháp đồng bộ để hồn thiện thực hiện có hiệu quả
và phù hợp, nhằm nâng cao vai trò QLNN đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu
nói chung và Cơng ty xăng dầu Hà Sơn Bình nói riêng trong thời gian tới. Giúp nhà
hoạch định chính sách và lãnh đạo Cơng ty nhìn rõ các hạn chế, những điểm chưa

phù hợp để để kịp thời điều chỉnh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận thực tiễn về Quản lý Nhà nước đối với hoạt động
kinh doanh xăng dầu.
Chương 2: Thực trạng Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của
Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh của Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình.

6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU
1.1. Một số khái niệm, đặc điểm kinh doanh xăng dầu
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm xăng dầu
Khái niệm về xăng dầu: là sản phẩm của qui trình lọc dầu mỏ, là hỗn hợp
chất lỏng dễ cháy của hydrocarbon, chủ yếu là hexan, heptan và chỉ số octan, thu
được từ dầu mỏ và sử dụng như một dung môi và nhiên liệu cho động cơ đốt trong.
Theo nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 09 năm 2014 của Chính phủ thì
“Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu thơ, dùng làm
nhiên liệu, bao gồm: Xăng động cơ, dầu điêzen, dầu hoả, dầu madút, nhiên liệu
bay; nhiên liệu sinh học và các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, khơng
bao gồm các loại khí hố lỏng và khí nén thiên nhiên”1.
Đặc điểm cơ bản của xăng dầu:
- Xăng dầu là chất lỏng, nguy cơ cháy nổ cao, dễ bắt lửa, chỉ va chạm mạnh
cũng có khả năng gây cháy nổ. Khi cháy chúng phát sáng, thể tích tăng đột ngột và

sinh nhiệt.
- Xăng dầu là loại sản phẩm dễ hao hụt trong quá trình vận chuyển, lưu khoa
và kinh doanh do khả năng bốc hơi rất mạnh.
-Xăng dầu là loại sản phẩm độc hại. Quá trình khai thác, chế biến cũng như
vận chuyển , phân phối, bảo quản có thể gây rị rỉ hoặc tai nạn, ảnh hưởng xấu tới
sức khỏe con người và môi trường.
- Xăng dầu là nguồn nhiên liệu của nhiều ngành kinh tế, là đầu vào không thể
thiếu của nhiều ngành kinh tế. Do đó, khi lượng xăng dầu khơng đáp ứng đủ nhu
cầu sẽ làm cho quy mô các hoạt động kinh tế giảm sút. Khi giá xăng dầu tăng cao,
chi phí sản xuất các mặt hàng xăng dầu như yếu tố đầu vào tăng lên [22, tr.15].

1

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 về kinh doanh xăng dầu

7


1.1.2. Kinh doanh xăng dầu
Khái niệm về kinh doanh: là thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong đời
sống kinh tế của nước ta cũng như các nước trên thế giới, trên thực tế khái niệm
kinh doanh có nhiều cách hiểu. Theo cách hiểu thông thường, kinh doanh được hiểu
là các hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận thơng qua việc mua, bán hàng hóa. Theo
cách hiểu này thì kinh doanh đồng nhất với khái niệm về thương mại được nêu
trong Bộ luật Thương mại Việt Nam ban hành năm 1997.
Tuy nhiên, khái niệm “kinh doanh” chính thức được Luật pháp Việt Nam sử
dụng từ năm 1990 khi Chính phủ đưa ra hai bộ luật quan trọng, đó là Luật Công ty
và Luật Doanh nghiệp tư nhân. Đến năm 1999, khái niệm “kinh doanh” một lần nữa
được nhắc lại trong Luật Doanh nghiệp như sau: “Kinh doanh được hiểu là việc
thực hiện một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư, từ sản xuất

đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh
lợi”[9, tr.13]. Theo đó, kinh doanh bao hàm cả các hoạt động mua bán trao đổi hàng
hóa, các hoạt động sản xuất, gia cơng, đầu tư hay các hoạt động khác nhằm mục
đích sinh lợi. Cách hiểu này về kinh doanh khá tương đồng với khái niệm thương
mại mới được nêu ra trong Luật Thương mại sửa đổi năm 2005. Theo Bộ luật này,
“hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm
mục tiêu sinh lợi khác”[11], đây cũng là cách hiểu phổ biến về thương mại trên thế
giới. Như vậy, hiện nay khái niệm kinh doanh được hiểu như là thương mại theo
nghĩa rộng. Kinh doanh là thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong đời sống kinh
tế của nước ta cũng như các nước trên thế giới, trên thực tế khái niệm kinh doanh có
nhiều cách hiểu. Theo cách hiểu thông thường, kinh doanh được hiểu là các hoạt
động nhằm tìm kiếm lợi nhuận thơng qua việc mua, bán hàng hóa. Theo quy định
của Luật doanh nghiệp 2014 quy định: Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một,
một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

8


Ngày 15/10/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2009/NĐ-CP về
kinh doanh xăng dầu, theo đó “cơ chế kinh doanh xăng dầu sẽ được vận hành theo
cơ chế thị trường để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam đang dần
hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Đây vừa là cơ hội đồng thời
cũng chứa đựng những thách thức trong kinh doanh xăng dầu” [2]. Đòi hỏi các
doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Nhà nước
cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp, để thích nghi với
cơ chế kinh doanh mới nhằm đảm bảo cho sự ổn định, phát triển và chủ động hội
nhập, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
Trong Nghị định 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam, kinh doanh xăng

dầu bao gồm các hoạt động sau: “Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong
nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái
xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu; sản xuất và pha chế
xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê kho,
cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu”[3].
1.1.3 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh xăng dầu
Hoạt động kinh doanh xăng dầu của Công ty là một ngành kinh doanh đặc
biệt và có đặc điểm như sau:
Kinh doanh xăng dầu là một ngành kinh doanh đặc biệt đòi hỏi những điều
kiện nghiêm ngặt bao gồm:
+ Phải tuân thủ quy trình, u cầu phịng cháy chữa cháy nghiêm ngặt trong
suốt q trình vận chuyển, tiếp nhận, bảo quản, bơm rót, đo tính … xăng dầu.
+ Phải tn thủ quy trình công nghệ chặt chẽ trong bảo quản, vận chuyển…
nhằm hạn chế bay hơi, ô nhiễm môi trường, độc hại.
Kinh doanh xăng dầu là một ngành kinh doanh đặc biệt đòi hỏi đầu tư lớn và
chặt chẽ, bởi:
+ Phải có hệ thống kho bể máy móc thiết bị chuyên dùng có khả năng chịu
áp suất lớn, phòng chống cháy tốt, phù hợp tính chất thương phẩm.

9


+ Phải có cơ sở kinh doanh độc lập, chuyên biệt và các thiết bị đo tính có độ
chính xác cao an toàn.
Kinh doanh xăng dầu là một ngành kinh doanh có chi phí kinh doanh cao do
các định mức chi phí lớn như vận chuyển, hao hụt…; quy trình cơng nghệ phức tạp;
đầu tư lớn; có chế độ chăm sóc sức khỏe và bảo hộ lao động đặc biệt.
“Kinh doanh xăng dầu là một ngành kinh doanh đặc biệt địi hỏi cán bộ
cơng nhân viên có trình độ chun mơn kỹ thuật cao, được đào tạo chính quy, cơ
bản. Lao động trực tiếp trong quá trình kinh doanh, bảo quản, vận chuyển xăng dầu

phải qua đào tạo chuyên ngành về thương phẩm hàng hố, qui trình vận chuyển
bảo quản bơm rót xăng dầu, đồng thời phải qua đào tạo và được cấp chứng chỉ về
an tồn, phịng cháy chữa cháy”[3].
Theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, xăng dầu là mặt hàng
đòi hỏi phải đảm bảo các điều kiện kinh doanh do Nhà nước quy định.
1.1.4. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của công ty kinh doanh xăng dầu
Khái niệm Quản lý nhà nước về kinh tế: Theo Giáo trình quản lý hành chính
Nhà nước về kinh tế: “Quản lý Nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con
người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm
thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng
CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN”[10].
- Để thực hiện việc quản lý, Nhà nước sử dụng các cơng cụ của mình để tác
động lên mọi chủ thể của nền kinh tế. Các công cụ quản lý kinh tế chủ yếu của Nhà
nước bao gồm:
+ Pháp luật: Pháp luật được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất
bắt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và cộng đồng xã hội, do Nhà
nước đặt ra, thực thi và bảo vệ, nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triển xã hội theo các
đặc trưng đã định. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
khẳng định: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Trong thực tế có hai loại văn
bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng quy phạm pháp luật.

10


+ Kế hoạch: Theo nghĩa hẹp, kế hoạch là phương án hành động trong tương
lai, theo nghĩa rộng là quá trình xây dựng, chấp hành và giám sát, kiểm tra việc thực
hiện phương án hành động trong tương lai. Kế hoạch với tính cách là một cơng cụ
quản lý vi mô của Nhà nước, bản thân là một hệ thống bao gồm nhiều nội dung hoạt
động trong đó chia thành: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch phát

triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch 5 năm.
+ Cơ chế: Theo Từ điển tiếng Việt, cơ chế là cách thức theo đó một q trình
thực hiện, là cách thức sắp xếp tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực
hiện. Về phương diện Khoa học, nhiều cơng trình nghiên cứu đã đề cập đến khái niệm
“cơ chế”. Các nhà khoa học cho rằng, cơ chế là một phương thức, một hệ thống các yếu
tố làm cơ sở, đường hướng cho sự vận động của một sự vật hay hiện tượng.
+ Chính sách: Chính sách là một trong các công cụ chủ yếu mà Nhà nước sử
dụng quản lý nền kinh tế quốc dân. Dưới dạng chung nhất, mỗi chính sách cụ thể là
một tập hợp các giải pháp nhất định để thực hiện các mục tiêu bộ phận trong quá
trình đạt tới các mục tiêu chung của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong q trình
nghiên cứu về chính sách các nhà nghiên cứu đưa ra thêm một khái niệm là “Nội
hàm chính sách” hay “Hàm ý chính sách” trong đó hàm ý chính sách được hiểu là nội
dung của chính sách được Nhà nước gửi vào trong các văn bản ban hành. Qua đó một
hàm ý chính sách sẽ được thể hiện trong rất nhiều văn bản liên quan hay một văn bản
ban hành có thể bao hàm nhiều hàm ý chính sách.
+ Tài sản quốc gia: Theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các nguồn lực của đất
nước, theo nghi hẹp thì đây là nguồn vốn và các phương tiện vật chất – kỹ thuật mà
Nhà nước có thể sử dụng để thực hiện nhiệm vụ quản lý kinh tế - xã hội của mình.
Tài sản quốc gia bao gồm: Công sở, Ngân sách Nhà nước, Tài nguyên thiên nhiên,
Công khố, Kết cấu hạ tầng, Doanh nghiệp Nhà nước, Hệ thống thông tin Nhà nước.
* Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu
Hoạt động quản lý nhà nước là một công việc quan trọng trong quá trình vận
động của một Nhà nước của mỗi một quốc gia nói riêng. Khi tìm hiểu về QLNN,
trước tiên cần bàn về khái niệm QLNN. Khái niệm QLNN được coi là một trong

11


các khái niệm cơ bản và quan trọng của pháp luật Việt Nam. Để nghiên cứu khái
niệm quản lý nhà nước, trước hết cần làm rõ khái niệm “quản lý”. Với ý nghĩa

thơng thường, phổ biến thì quản lý có thể hiểu là hoạt động tác động một cách có tổ
chức và định hướng của chủ thể quản lý tới những đối tượng quản lý để điều chỉnh
chúng vận động và phát triển theo những mục tiêu nhất định đã đề ra. Với cách
hiểu trên, quản lý bao gồm các yếu tố sau:
- Chủ thế quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý. Chủ thể có thể là
cá nhân hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các công
cụ, hình thức và phương pháp thích hợp, cần thiết và dựa trên cơ sở những nguyên
tắc nhất định.
Đối tượng quản lý (khách thể quản lý): Tiếp nhận sự tác động của chủ thể
quản lý.
Mục tiêu quản lý: là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhất định do
chủ thể quản lý đề ra. Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các tác động quản
lý cũng như lựa chọn các hình thức, phương pháp thích hợp. Điều này là vơ cùng
hợp lý bởi, quản lý nói chung là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã
hội và khoa học tự nhiên. Xuất phát điểm của các ngành khoa học khác nhau thì sẽ
có một định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng
sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. C.MÁC đã nói: “Bất kỳ lao động
xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy
mơ tương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp
những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận
động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ
quan độc lập của cơ thể đó. Một nhạc cơng tự điều khiển mình, nhưng một dàn
nhạc phải có nhạc trưởng”2. Dưới góc độ nghiên cứu của Mác thì quản lý là nhằm
phối hợp các lao động đơn lẻ để đạt được cái thống nhất của tồn bộ q trình sản
xuất. Ở đây Mác đã tiếp cận khái niệm quản lý từ góc độ mục đích của quản lý.
Dưới góc độ nghiên cứu của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay thì

2

Các Mác – Ph. Ăng ghen, tồn tập, tập 23, trang 2


12


Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã
đề ra và đúng với ý trí của người quản lý (khái niệm này được tiếp cận dưới góc độ
là quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được một mục
đích của người quản lý. Theo cách tiếp cận này, quản lý đã nói rõ lên cách thức
quản lý và mục đích quản lý nói chung). Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển,
hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới
mục tiêu đã đề ra”3. Hoặc tiếp cận thơng qua mục đích thì quản lý được hiểu là việc
đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu quả thơng qua quá trình
lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức4.
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác động theo
cách nào cịn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau ,các lĩnh vực khác nhau
cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.
Nên, qua phân tích trên đây có thể đưa ra khái niệm khoa học về QLNN
được hiểu theo hai nghĩa là nghĩa rộng và nghĩa hẹp như sau:
Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là sự tác
động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã
hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã
hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà
nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN”5. Như vậy, quản
lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền
lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nước được xem là một
hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động
chức năng đặc biệt.
Dưới góc độ pháp lý: Thuật ngữ quản lý nhà nước là chức năng quan trọng

trong vận hành thường xuyên bộ máy nhà nước bảo đảm hoạt động của xã hội cũng

Nguyễn Minh Đạo – Cơ sở khoa học quản lý (NXB Chính trị quốc gia, 1997)
Khoa học quản lý, tập 1 (Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2001)
5
Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, tập 1, XB năm 2011 trang 407
3
4

13


như trên từng lĩnh vực đồi sống xã hội vận động theo một hướng, đường lối nhất
định do NN đặt ra. Đây là hoạt động thực thi quyền lực NN nhằm xác lập trật tự ổn
định, phát triển theo mục tiêu mà giai cấp cầm quyền đề ra. Có thể hiểu theo nghĩa
phổ biến nhất là việc hướng dẫn chấp pháp, điều hành, quản lý hành chính do cơ
quan hành pháp thực hiện và được đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế6
Thơng qua khái niệm trên có thể hiểu hoạt động quản lý nhà nước được hiểu
theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy
nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp. Theo
nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu là việc Nhà nước
sử dụng các công cụ quản lý của mình để tác động đến hoạt động kinh doanh xăng
dầu nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của thị trường xăng dầu và đạt được mục
tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ. Quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu
cũng có thể hiểu là quá trình nhà nước sử dụng quyền lực của mình tác động có tổ
chức và điều chỉnh các quan hệ nảy sinh trong hoạt động này nhằm đảm bảo cho
hoạt động kinh doanh xăng dầu diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, và thực
hiện đúng chức năng nhiệm vụ của nó. Do mặt hàng xăng dầu và kinh doanh xăng
dầu có tính đặc thù nên quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu có hai đặc điểm

cơ bản, cụ thể:
- Quản lý nhà nước đối với mặt hàng kinh doanh có điều kiện, do đó phải xây
dựng và điều chỉnh các điều kiện cho phù hợp với yêu cầu phát triển và thực tiễn.
- Quản lý mặt hàng xăng dầu với ý nghĩa là mục tiêu đầu vào của nhiều
ngành kinh tế , do đó phải thấy được tác động qua lại giữa giá xăng dầu với chi phí,
giá thành của các ngành kinh tế khác nhau để điều chỉnh, can thiệp cho phù hợp.
Quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu có các chức năng cơ bản sau:
- Nhà nước hoạch định chiến lược phát triển kinh tế nói chung và chiến lược
phát triển ngành xăng dầu của Việt Nam nói riêng. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp
kinh doanh xăng dầu xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp mình.

6

Từ điển luật học – Viện khoa học pháp lý – Xuất bản năm 2011

14


- Nhà nước tạo môi trường kinh tế và khuôn khổ pháp luật, mơi trường chính
trị xã hội, cơng nghệ ổn định và thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp xăng dầu.
- Nhà nước thực hiện các giải pháp tác động để phân bổ lại nguồn lực xã hội
và khắc phục các thất bại của thị trường.
- Nhà nước kiểm tra và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp nhằm đảm
bảo hoạt động của các doanh nghiệp xăng dầu được thực hiện trong môi trường
cạnh tranh lành mạnh, tuân thủ các khuôn khổ pháp lý.
1.2. Mục tiêu, nội dung và thực tiễn biện pháp quản lý
1.2.1. Mục tiêu quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu
Mục tiêu ổn định thị trường: xăng dầu là mặt hàng chiến lược đối với mọi
quốc gia, là yếu tố đầu vào của sản xuất, một sự biến động nhỏ trong các hoạt động

kinh doanh xăng dầu sẽ có ảnh hưởng lan truyền tới các hoạt động xã hội khác.
Mục tiêu công bằng kinh tế: Quản lý Nhà nước về kinh doanh xăng dầu
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế theo qui định của Nhà nước
được kinh doanh xăng dầu, cạnh tranh lành mạnh trên tất cả các địa bàn, người dân
được quyền mua sản phẩm với mức giá phù hợp, chất lượng và số lượng đảm bảo
cũng như nơi cung cấp dịch vụ tốt nhất.
Mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng, an tồn và bảo vệ mơi trường: Xăng
dầu ngồi vai trò rất quan trọng đối với tiêu dùng và phát triển kinh tế xã hội còn là
vật tư chiến lược có vai trị rất quan trọng đối với an ninh quốc phòng, là mặt hàng
dự trữ quốc gia.

1.2.2. Nội dung Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu bao gồm
các cơ chế, chính sách, các giải pháp cụ thể [9, tr.31]. Có hai yếu tố cơ bản tạo
thành cơ chế là yếu tố tổ chức (cơ cấu) và yếu tố hoạt động (chủ thể) tham gia, cách
thức hình thành tổ chức và cách thức tổ chức hệ thống nội tại. Yếu tố hoạt động thể
hiện mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành viên trong quá trình thực hiện

15


chức năng và nhiệm vụ của tổ chức; nguyên tắc vận hành của cơ chế và nội dung
hoạt động của nó.
Trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, những cơ chế, chính sách chủ yếu
được đề cập bao gồm:
 Cơ chế điều hành quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu
Cơ chế này bao gồm mơ hình tổ chức QLNN về kinh doanh xăng dầu, xác
định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành, cơ quan trong quản lý hoạt động
kinh doanh xăng dầu, quan hệ và sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước
trong quản lý thị trường xăng dầu.

 Cơ chế điều hành giá xăng dầu
Trong các cơ chế, chính sách quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu, cơ chế
và chính sách điều hành giá xăng dầu có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhìn chung
các quốc gia đều xây dựng những cơ chế, chính sách riêng trong điều hành giá bán
lẻ xăng dầu.
Giá xăng dầu là một biến số kinh tế có tác động rất lớn đến đời sống kinh tế.
Việc định giá và điều chỉnh giá là một hoạt động mang tính nhạy cảm cao, cần được
cân nhắc và tính tốn với nhiều yếu tố.
Ở Việt Nam theo nghị định 83/2014/NĐ-CP ban hành ngày 03/09/2014 có
hiệu lực từ 01/11/2014 của Chính phủ và các thơng tư hướng dẫn liên quan thì giá
xăng dầu được xác định trên cơ sở giá xăng dầu thế giới, chi phí định mức của
doanh nghiệp và lợi nhuận định mức để hoàn thành, cụ thể:
Giá xăng dầu thế giới được sử dụng làm căn cứ tính giá CIF trong giá cơ sở
là giá xăng dầu thành phẩm được giao dịch thực tế trên thị trường Singapore và lấy
theo mức giá giao dịch bình quân ngày.
Giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường là căn cứ
để các cơ quan quản lý nhà nước điều hành giá bán lẻ trong nước.
Giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu bao gồm các yếu tố được xác định bằng
=(giá CIF + Thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt) x tỷ giá ngoại tệ + thuế giá trị
gia tăng + chi phí kinh doanh định mức + mức trích lập bình ổn giá cả + lợi nhuận
16


định mức + thuế bảo vệ môi trường + các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác
theo quy định hiện hành.
Trên cơ sở các yếu tố cấu thành giá cơ sở, các đơn vị quản lý nhà nước thực
hiện điều chỉnh giá xăng dầu theo qui định của pháp luật và tình hình kinh tế - xã hội
cũng như giá xăng dầu thế giới trong từng thời kỳ. Theo dõi, giám sát, kiểm tra việc
điều chỉnh giá xăng dầu của các thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối.
 Cơ chế kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu

Rà giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu có ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho
hoạt động kinh doanh xăng dầu minh bạch, bảo vệ lợi ích của các nhóm liên quan. Cơ
chế giám sát hợp lý, hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường
đánh giá được nguồn lực hiện có, đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh, qua đó
có cái nhìn tổng qt và tồn diện về tình hình hoạt động của Doanh nghiệp.
Và những chính sách bao gồm:
 Chính sách về điều kiện gia nhập thị trường, chính sách về tổ chức thị trường;
+ Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu là:
- Các điều kiện về cơ sở vật chất như cầu cảng, kho tiếp nhận xăng dầu nhập
khẩu và phương tiện vận chuyển.
- Các điều kiện về năng lực tài chính. Nhập khẩu xăng dầu là loại kinh doanh đạt
hiệu quả kinh tế theo quy mô nên Nhà nước thường đặt ra các điều kiện đáp ứng về năng
lực tài chính để hạn chế các doanh nghiệp nhỏ tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này.
- Các điều kiện về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường.
+ Đối với doanh nghiệp kinh doanh phân phối là:
- Quy định về địa điểm kinh doanh, về cơ sở vật chất kỹ thuật. Địa điểm phải
phù hợp với quy hoạch. Cửa hàng phải được xây dựng và trang bị theo đúng các quy
định về thiết kế công trình, phịng cháy chữa cháy, phương tiện đo lường.
 Chính sách về quản lý đo lường và chất lượng xăng dầu;
Vấn đề quản lý đo lường, chất lượng là vấn đề chung đối với mọi hàng hóa. Với
xăng dầu, vấn đề quản lý đo lường, chất lượng có ý nghĩa quan trọng vì:

17


- Xăng dầu là nhiên liệu đặc biệt, tác động đến nhiều ngành sản xuất và đời sống
xã hội với đặc tính hao hụt nhiều, dễ bị kém hoặc mất phẩm chất. Việc kinh doanh đó
sẽ gây ra tác hại lan truyền và trực tiếp phá hủy năng lực sản xuất, làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tất cả các khâu sản xuất và đời sống xã hội.
- Tránh gian lận thương mại, tác động xấu đến ổn định thị trường.

Các giải pháp thường được áp dụng là:
- Nhà nước ban hành các quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
- Nhà nước ban hành các quy định về phương tiện, thiết bị kinh doanh (cột bơm,
đường ống, xe bồn,...) phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định.
 Chính sách về phịng cháy chữa cháy và bảo vệ mơi trường.
Do các đặc tính lý hố của sản phẩm xăng dầu nên hoạt động của kinh doanh
xăng dầu (lưu chứa, vận chuyển) luôn chứa đựng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và
cháy nổ. Chính vì vậy, các quy định về bảo vệ mơi trường, an tồn phịng chống cháy
nổ cũng là một công cụ quản lý của Nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu.
Các giải pháp thường được áp dụng bao gồm:
- Nhà nước quy định về phương tiện, thiết bị kỹ thuật phòng cháy chữa cháy.
- Nhà nước quy định về quy trình phịng cháy chữa cháy.
- Nhà nước quy định về trình độ kiến thức về phịng cháy chữa cháy của người
lao động.
Ngoài ra, tùy theo điều kiện phát triển và tính chất của từng nền kinh tế có thể
áp dụng một số chính sách khác phổ biến là
 Chính sách dự trữ, chính sách hạn mức; chính sách thuế, phí.
+ Dự trữ lưu thơng của các doanh nghiệp và dự trữ quốc gia. Nhằm đáp ứng yêu
cầu sản xuất, kinh doanh được liên tục đảm bảo sự cân đối của nền kinh tế khi có
những biến động lớn xảy ra như thiên tai, chiến tranh và đột biến của thị trường. Đối
với mặt hàng xăng dầu, hầu hết các quốc gia đều áp dụng cùng lúc cả chính sách dự trữ
quốc gia và dự trữ lưu thông.
- Dự trữ quốc gia được thực hiện dưới hai hình thức, hoặc Nhà nước sẽ tự tổ
chức việc dự trữ tại các kho dự trữ quốc gia riêng hoặc có thể th một cơng ty độc lập
18


bên ngoài thực hiện việc dự trữ này và Nhà nước trả tiền để duy trì dự trữ. Hàng hố
đưa vào dự trữ quốc gia phải là những mặt hàng chiến lược, thiết yếu, quan trọng. Xăng
dầu là một loại mặt hàng như thế. Hầu hết các nước trên thế giới đều dự trữ quốc gia về

xăng dầu.
- Dự trữ lưu thông thường là các quốc gia đều đưa ra quy định về lượng xăng dầu
cần được dự trữ tối thiểu tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu trong một khoảng thời gian
nhất định để tránh gián đoạn nguồn cung trong ngắn hạn và đảm bảo ổn định thị trường.
+ Hạn ngạch nhập khẩu là sự hạn chế về mặt số lượng của một mặt hàng cụ thể
mà một quốc gia cho phép nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định trước khi
áp đặt các loại thuế bổ sung. Hạn ngạch nhập khẩu có thể được các quốc gia áp dụng
theo ba hình thức: hạn ngạch tối đa, hạn ngạch cố định và hạn ngạch tối thiểu. Đối với
xăng dầu, thơng thường các quốc gia lựa chọn hình thức hạn ngạch tối thiểu để tránh
tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Như vậy, hạn ngạch xăng dầu nhập khẩu được hiểu là
quy định của Nhà nước về số lượng xăng dầu tối thiểu phải nhập khẩu trong một thời
gian nhất định để đảm bảo đáp ứng yêu cầu về sản xuất và tiêu dùng trong nước.
+ Chính sách giá: Các quốc gia chọn giải pháp can thiệp vào giá cả xăng dầu
chứ không để thị trường tự điều tiết do:
- Xăng dầu là mặt hàng quan trọng thiết yếu với sản xuất và đời sống hiện chưa
có sản phẩm nào có thể thay thế hồn tồn. Khả năng sản xuất lại bị giới hạn do nguồn
tài nguyên không tái tạo và trình độ khai thác.
- Giá cả xăng dầu trên thế giới biến động thường xun khó dự đốn.
- Tại Việt Nam, kinh doanh xăng dầu nhập khẩu có vị trí độc quyền vừa do nó
chỉ đạt hiệu quả kinh tế theo quy mơ vừa do cơ chế chính sách của Chính phủ.
Những biện pháp chủ yếu mà Nhà nước có thể sử dụng để điều tiết giá cả xăng
dầu là định giá, trợ giá, điều hòa thị trường và một số biện pháp khác.
- Định giá là việc Nhà nước dùng cơng cụ hành chính để tác động vào mức giá
được thực hiện dưới các dạng như giá chuẩn, giá sàn, giá trần, giá khung, giá tính.
- Trợ giá là biện pháp Nhà nước sử dụng các công cụ tài chính và tín dụng nhằm
biến đổi mức giá theo tính tốn của mình thơng qua kênh ưu đãi. Được thực hiện bằng

19



nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như bằng ưu đãi thuế, ưu đãi tín dụng hay trợ cấp tài
chính trực tiếp.
- Điều hoà thị trường là biện pháp Nhà nước dùng quỹ bình ổn để mua vào tại
những nơi và những lúc hàng hoá “ế thừa”, giá cả thấp và hàng hoá sẽ được bán ra vào
những nơi, những lúc hàng hố “khan hiếm” nhờ đó giá cả sẽ được giảm xuống.
- Các biện pháp khác: Ngoài ra điều tiết giá cả của Nhà nước cịn có những biện
pháp khác như khuyến cáo, đăng ký và niêm yết giá, hướng dẫn tính và lập giá,...
1.2.3. Thực tiễn quản lý kinh doanh xăng dầu
Hình thức Nhà nước quản lý trực tiếp bao gồm các hoạt động kiểm sốt đầu
vào thơng quan quản lý các hạn ngạch nhập khẩu cho các doanh nghiệp nhập khẩu
là các doanh nghiệp đầu mối. Hàng năm số lượng xăng dầu nhập khẩu của các
doanh nghiệp đầu mối được phép nhập khẩu trực tiếp được điều chỉnh bởi các hạn
ngạch nhập khẩu do Bộ Thương mại trước đây và nay là Bộ Công thương phân bổ
và ban hành. Hạn ngạch này trước đây giới hạn ở mức tối đa cho phép nhập khẩu và
điều chỉnh theo giới hạn mức nhập khẩu bắt buộc tối thiểu.
Hình thức quản lý gián tiếp thể hiện qua việc áp đặt các mức phụ phí cho
hoạt động kinh doanh và sử dụng xăng dầu đề điều chỉnh hành vi tiêu dùng. Đồng
thời, Chính phủ cịn đề ra các quy định chặt chẽ đối với các doanh nghiệp tham gia
hoạt động kinh doanh xăng dầu nhỏ lẻ trên thị trường.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến Quản lý Nhà nước đối với hoạt động
kinh doanh xăng dầu
Những nhân tố ảnh hưởng đến cung về xăng dầu là:
- Hạn ngạch của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC.
- Lượng dầu trong kho dự trữ của Tổ chức năng lượng thế giới IEA và các
nước khơng thành viên.
- Diễn biến xung đột chính trị trên thế giới.
- Hoạt động đầu tư, thăm dò và khai thác mở rộng các mỏ dầu khí mới.
Những nhân tố ảnh hưởng đến cầu về xăng dầu là:
- Sự tăng trưởng của kinh tế thế giới.


20


×