TUẦN 14: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
(Tiếp)
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Ôn tập, củng cố khái niệm về ngôn ngữ sinh hoạt và khái niệm phong cách ngôn ngữ sinh
hoạt.
- Nắm được đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích và sử dụng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
3. Thái độ:
Sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với phong cách
B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
Lớp
10A5
Vắng
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
A. Lí thuyết
? Căn cứ vào phần trình bày trong Sgk hãy cho
biết phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có những
đặc trưng gì?
? Tính cụ thể được biểu hiện như thế nào qua
II. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
1. Khảo sát ngữ liệu: SGK
đoạn hội thoại trong Sgk – 113?
- Nhận xét:
? Vì sao ngôn ngữ sinh hoạt phải có tính cụ thể?
1.1. Tính cụ thể
-> ngôn ngữ càng cụ thể thì người nói ( nghe)
càng dễ hiểu nhau
- Cụ thể về hoàn cảnh, về con người, về cách
nói năng, từ ngữ diễn đạt.
? Phân tích biểu hiện của tính cảm xúc qua đoạn
hội thoại?
? Nhận xét về ngôn ngữ của 1 số bạn trong lớp?
? Qua lời nói có thể giúp ta hình dung điều gì về
đối tượng?
? Thế nào là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
Những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn
ngữ sinh hoạt?
- Gọi hsinh đọc ghi nhớ
- G hướng dẫn hsinh làm BT
1.2. Tính cảm xúc
- giọng điệu, từ ngữ, kiểu câu giàu sắc thái
cảm xúc
1.3. Tính cá thể
- phát âm, giọng nói, cách dùng từ ngữ, cách
lựa chọn kiểu câu
* Ghi nhớ (126)
B. Luyện tập
Bài tập 1( 127)
* Ngôn ngữ sdụng trong đoạn nhật kí mang
đặc trưng của phong cách ngôn ngữ shoạt:
- Tính cụ thể:
HS cú thể chia nhúm để làm bài
+, Thời gian: đêm khuya
+, Không gian: rừng núi
+, Nhân vật: ĐTTrâm tự phân thân để đối
thoại ( thực ra là độc thoại nội tâm): “ Nghĩ
gì đấy Th. ơi?”, “ Nghĩ gì mà…”
+, Nội dung: tự vấn lương tâm
- Tính cảm xúc:
+, Giọng điệu thân mật, những câu nghi vấn ,
cảm thán: “ Nghĩ gì đấy Th. ơi?”, “ Đáng
trách quá Th. ơi!”, những từ ngữ “ viễn cảnh,
cận cảnh, cảnh chia ly, cảnh đau buồn..”
được viết theo dòng tâm tư.
- Tính cá thể: ngôn ngữ của một người giàu
cảm xúc, có đời sống nội tâm phong phú, có
trách nhiệm, có vốn sống, có niềm tin, giàu
tình cảm “ nằm thao thức không ngủ được”,
“ nghĩ gì đấy Th. ơi?”, “ Th. thấy”, “ Đáng
trách quá Th. ơi”, “ Th. có nghe”
* Bài tập 2( 127)
- Dấu ấn ngôn ngữ sinh hoạt:
+, Từ xưng hô: mình- ta, cô- anh
+, Ngôn ngữ đối thoại “ có nhớ ta chăng”,
“ hỡi cô…”
+, Lời nói hằng ngày: mình về, ta về, lại đây
đập đất trồng cà…
+, giọng điệu tình tứ.
* Bài tập 3( 127)
- Đoạn đối thoại mô phỏng lời nói theo kiểu :
+, Liệt kê tăng tiến, có đối chọi “ Tù trưởng
…chết, lúa…
+, Điệp từ, điệp ngữ “ Ai chăn ngựa… Ai giữ
voi…”
+, Lặp ngữ pháp: Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn
chim ngói…
+, Có giọng điệu gần giống văn biền ngẫu
* Bài tập 4:
Hãy tái hiện buổi thảo luận ở lớp anh ( chị)
về tiện ích của máy vi tính trong một đoạn
văn tự sự.
4. Củng cố: Những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài.
- Hoàn thành bài tập
- Học bài.