Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

CHUYÊN ĐỀ: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.34 KB, 27 trang )

Chuyên đề: Thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN LẬP THẠCH
TRƯỜNG THCS XUÂN HÒA

CHUYÊN ĐỀ:
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Giáo viên: Trần Thị Nguyệt
Đơn vị: Trường THCS Xuân Hòa

Năm học: 2018 -2019


Chuyên đề: Thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD

MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn chuyên đề
II. Phạm vi của chuyên đề
III. Mục đích của chuyên đề
IV. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
CHƯƠNG I: CƠ SƠ LÝ LUẬN
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN GDCD Ở TRƯỜNG THCS
CHƯƠNG III: CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
CHƯƠNG IV: VÂN DỤNG XÂY DỰNG MỘT CHỦ ĐỀ CỤ THỂ
PHẦN III: KẾT LUẬN



Chuyên đề: Thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- Giáo dục công dân: GDCD
- Sách giáo khoa

: SGK

- Sách giáo viên

: SGV

- Giáo viên

: GV

- Học sinh

: HS


Chuyên đề: Thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
Thực hiện Nghị quyết số 29- NQTW ngày 4 tháng 11 năm 2003 – Nghị
quyết Trung ương về đổi mới căn bản và toàn diện trong giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, với mục tiêu hình
thành phẩm chất, năng lực công dân. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,

chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống…. đào tạo những
chủ nhân tương lai của đất nước thành những con người chủ động, tích cực, sáng
tạo. Có như vậy mới tạo ra một thế hệ đủ sức đảm đương gánh vác những trọng
trách của đất nước trong thời kì mới, thời kì hội nhập, thời kì mà nền kinh tế tri
thức giữ vai trò chủ đạo.
Giáo dục nước ta đang thực hiện bước đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội
dung chương trình, phương pháp và cách thức dạy học, nhằm phát huy tính tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, quá trình dạy học đang chuyển từ
định hướng nội dung sang định hướng hình thành năng lực cho học sinh. Đặc
biệt đối với bộ môn GDCD học sinh không chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ và hiểu
kiến thức mà quan trọng là các em biết vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn.
Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục rất quan tâm, tạo điều kiện để
các thầy cô giáo được tập huấn, trao đổi chuyên môn học hỏi nhiều phương pháp
giảng dạy mới để thực hiện mục tiêu nêu trên. Một trong những phương pháp, kĩ
thuật dạy học theo yêu cầu đổi mới mà chúng ta đang tiến hành thử nghiệm, vận
dụng thì Dạy học theo chủ đê đang được thực nghiệm. Song hiện nay nhiều giáo
viên còn lúng túng và gặp rất nhiều khó khăn, chưa hiểu dạy học theo chủ đề là
gì, xây dựng chủ đề như thế nào và dạy như thế nào cho phù hợp?
Thực hiện công văn số 1466/SGDĐT- GDTrH ngày 9 tháng 11 năm 2018
của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc về việc tổ chức hội thảo chuyên đề đổi
mới sinh hoạt chuyên môn cấp THCS với nội dung xây dựng kế hoạch dạy học
theo chủ đề, tổ chức soạn giảng theo chuỗi hoạt động học tập nhằm phát triển
1
GV: Trần Thị Nguyệt

Trường : THCS Xuân Hòa – Lập Thạch


Chuyên đề: Thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD


năng lực, phẩm chất người học, đánh giá giờ dạy theo tiêu chí mới (Công văn
5555/BGDĐT- GDTrH của BGD&ĐT).
Qua nghiên cứu tài liệu và thực tiễn giảng dạy với sự hiểu biết của bản
thân, tôi mạnh dạn xây dựng chuyên đề : Thiết kế hoạt động dạy học theo chủ
đề môn GDCD và vận dụng thực hành qua chủ đề: “Văn hóa giao tiếp ứng xử ”
ở lớp 6 với mong muốn được cùng các đồng chí trao đổi để tìm ra phương pháp
thực hiện việc dạy học theo các chủ đề đạt hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu giáo
dục hiện nay theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
II. PHẠM VI CỦA CHUYÊN ĐỀ:
Nghiên cứu xây dựng chủ đề chủ đề dạy học ở môn GDCD lớp 6, vận
dụng thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề ở một chủ đề cụ thể đó là chủ đề
“Văn hóa giao tiếp ứng xử”. Số tiết thực hiện trong chủ đề là 4 tiết.
Minh họa 1 tiết dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh qua bài “
Biết ơn”.
III. MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ:
Cùng các đồng chí trao đổi về cách xây dựng chủ đề dạy học và tổ chức
thiết kế các hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Qua buổi hội thảo giúp chúng ta tìm ra
được phương pháp tổ chức, thiết kế các hoạt động dạy học theo chủ đề đạt hiệu
quả và hướng tới mục tiêu giáo dục dạy học theo định hướng hình thành năng
lực học sinh.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp tổng kết và đúc rút kinh nghiệm.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp thực nghiệm.

2
GV: Trần Thị Nguyệt


Trường : THCS Xuân Hòa – Lập Thạch


Chuyên đề: Thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD

PHẦN II: NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục – trong đó chú trọng
đổi mới phương pháp, cách tiếp cận dạy học theo định hướng phát triển năng lực
học sinh. Dạy học theo chủ đề giúp chúng ta đạt được mục tiêu, tăng cường tích
hợp các kiến thức thực tiễn đời sống vào bài giảng, tăng cường vận dụng kiến
thức, hiểu biết của học sinh vào quá trình học và giải quyết vấn đề thực tiễn, rèn
kỹ năng sống phong phú vốn rất cần cho người học hiện nay. Dạy học theo chủ
đề hướng tới định hướng hình thành năng lực cho học sinh.
Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi khái niệm, tư tưởng, biểu hiện, đơn
vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề bài học…có sự giao thoa, tương đồng lẫn
nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập đến
trong các môn học hoặc chủ đề môn học. Nhờ đó học sinh được hoạt động nhiều
hơn để tìm ra kiến thức và liên hệ vận dụng vào thực tiễn.
Ưu điểm của dạy học theo chủ đ ề là các nhi ệm vu h ọc tập đươc giao
cho học sinh, các em chủ đ ộng tim hương giai quyết vân đề. Kiến th ức
không bị d ạy riêng le mà đ ươc tổ ch ức lại theo một hệ th ông nên kiến
thức các em tiếp thu đươc là nhưng khái niệm trong một mạng lươi quan
hệ ch ăt che. Dạy học theo chủ đề đòi hỏi giáo viên cũng phải tích cực, chủ
động, sáng tạo trong công tác giảng dạy và thực hiện kế hoạch . Dạy học theo
chủ đề giúp cho học sinh khái quát, tổng hợp xâu chuỗi các kiến thức một cách
da dạng, đa chiều.
Tất nhiên, việc xây dựng các chủ đề trong dạy học cũng không tham vọng
sẽ giải quyết việc đưa toàn bộ thực tiễn vào chương trình, thậm chí mô hình này
cũng chưa thể tạo ra một phương pháp giáo dục hoàn toàn mới, nhưng quan

trọng hơn hết chính là nó giúp cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo, chủ
động thiết kế các hoạt động học nhằm phát huy tính tích cực chủ động chiếm
lĩnh tri thức của học sinh.. Nó cũng không chỉ dừng ở mục tiêu “đầu vào” về
kiến thức mà nó còn hướng tới định hướng “đầu ra” (Tức khả năng vận dụng
3
GV: Trần Thị Nguyệt

Trường : THCS Xuân Hòa – Lập Thạch


Chuyên đề: Thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD

kiến thức vào giải quyết thực tiễn, nhờ vào việc xác định các năng lực cần phát
triển song song với những mục tiêu về chuẩn nội dung kiến thức, kĩ năng trong
chương trình học).
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG
DÂN Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ
Trong chương trình giáo dục phổ thông thì môn GDCD có một vị trí rất
quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục học sinh về ý thức và hành vi,
góp phần trang bị cho học sinh kỹ năng sống, rèn luyện ý thức sống của người
công dân, góp phần hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất và năng
lực cần thiết của công dân trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đây
là việc làm vừa mang tính cấp bách, vừa có tính lâu dài và cũng không hề đơn
giản trước những làn sóng văn hóa của thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế thị
trường. Đặc biệt là khi chúng ta đang quyết tâm triển khai thực hiện có hiệu quả
việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát
triển phẩm chất, năng lực của người học, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ
yếu trang bị kiến thức sang phát triển con người toàn diện thì hơn bao giờ hết,
bộ môn GDCD giữ một vị trí vô cùng quan trọng, là môn học cần thiết, không
chỉ trang bị cho người học những tri thức đạo đức mà điều quan trọng là rèn

luyện cho học sinh thói quen, kỹ năng và thực hiện hành vi quan hệ giao tiếp,
ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội.
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy hiện nay thì môn GDCD vẫn bị nhìn
nhận đánh giá là môn học phụ, không quan trọng, ai dạy cũng được. Học sinh thì
chỉ cần học qua loa cốt có điểm để được lên lớp.
Giáo viên giảng dạy chủ yếu là kiêm nhiệm, thiếu việc đầu tư vào chuyên
môn, ít tìm tòi tư liệu chủ yếu là dạy lý thuyết, bám vào SGK, thiếu liên hệ thực
tiễn vào bài học cho nên sức thuyết phục, độ cảm xúc của bài chưa cao. Hơn nữa
thời lượng dành cho môn GDCD chỉ có 1 tiết/ tuần mà lượng kiến thức thì khá
nhiều, không chỉ riêng nội dung chính của bộ môn mà nhiều nội dung giáo dục
khác được tích hợp vào môn GDCD nên việc dạy học mang nặng tính khái quát,
4
GV: Trần Thị Nguyệt

Trường : THCS Xuân Hòa – Lập Thạch


Chuyên đề: Thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD

giáo viên không có nhiều thời gian giảng dạy cặn kẽ cho học sinh những nội
dung, vấn đề nào đó mà học sinh có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn.
Mặt khác, do ảnh hưởng tiêu cực của xã hội, sự phối kết hợp giữa gia đình
nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc quan tâm giáo dục đạo đức cho các
em chưa thể hiện rõ nét. Vì vậy, vẫn còn tình trạng một bộ phận nhỏ học sinh
chấp hành chưa nghiêm túc nội quy nhà trường, động cơ, ý thức thái độ học tập
yếu, thiếu lễ phép với người lớn, giao tiếp ứng xử thiếu văn hóa…Thái độ học
tập của các em chưa tốt các em còn rất lười học, lười ghi chép bài.
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo chủ đề môn GDCD có
những thuận lợi bởi vì bản thân nhiều bài học trong chương trình môn GDCD có
mối quan hệ chặt chẽ, được sắp xếp theo từng chủ đề từ lớp 6 đến lớp 9. Kiến

thức môn học gần gũi, gắn liền với thực tiễn.
Tuy nhiên, bất kì môn học nào hiện nay không chỉ riêng môn GDCD, khi
đối diện với vấn đề dạy học theo chủ đề cũng gặp khó khăn nhất định, vì đây là
cách tiếp cận mới.
Giáo viên chưa có kinh nghiệm nắm bắt các thao tác, quy trình xây dựng
chủ đề và kĩ năng vận dụng phương pháp dạy học cho từng chủ đề như thế nào
cho phù hợp.
Nhận thức, ý thức đổi mới việc dạy học của một số giáo viên còn hạn
chế, nhất là với những giáo viên cao tuổi. Đổi mới bao giờ cũng gây khó khăn
cho GV vì thay đổi một thói quen thực hiện bao đời là điều không dễ.
Không có sẵn chương trình từ SGK, SGV mà GV tự biên soạn, cấu trúc
lại chương trình. Những gì cần lược bỏ, những gì cần tích hợp vào, tự GV quyết
định.
Mỗi chủ đề thường được thực hiện trong nhiều tiết. Thế nhưng cách phân
bổ các tiết học như thế nào cho hợp lý để trong quá trình dạy có sự xâu chuỗi
kiến thức giữa các tiết trong chủ đề không có sự thống nhất cụ thể và rất khó,
mất thời gian cho GV.
5
GV: Trần Thị Nguyệt

Trường : THCS Xuân Hòa – Lập Thạch


Chuyên đề: Thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD

Tỉ lệ HS tích cực, chủ động trong học tập chưa nhiều. Khả năng tự học
hạn chế làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng tiết học.
CHƯƠNG III: CÁC BƯỚC XÂY DƯNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
Khó khăn nhất hiện nay của giáo viên bộ môn chính là việc định hình quy
trình xây dựng và tiến hành soạn giảng một chủ đề. Trong thực tế, chưa có sự

thống nhất cuối cùng để đưa ra một hướng dẫn cụ thể, tất cả mới dừng lại ở việc
tìm tòi, vừa thử nghiệm vừa rút kinh nghiệm.
Theo nghiên cứu tìm hiểu bước đầu của cá nhân tôi, để xây dựng một chủ
đề đảm bảo tính khoa học và đáp ứng các mục tiêu dạy học, có thể tiến hành
tuần tự theo các bước sau:
Bước 1: Xác định nội dung, phạm vi kiến thức muốn đưa vào chủ đề.
Chủ đề đơn môn: Nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở
một số bài/ tiết trong cùng một môn.
Chủ đề tích hợp liên môn: Nội dung kiến thức được tích hợp từ nhiều môn
học liên quan với nhau.
Bước 2: Căn cứ các nội dung đã được xác định tích hợp, giáo viên
tiến hành xây dựng chủ đề:
Yêu cầu:
Tên chủ đề bao quát các đơn vị kiến thức muốn tích hợp, kết cấu nội dung
chủ đề phải hợp lí, các đơn vị kiến thức trong chủ đề phải theo trình tự nhận
thức từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp hoặc nhóm thành các chủ đề nhỏ phù
hợp với nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh.
Chủ đề xây dựng vừa đúng, đủ, phù hợp và đảm bảo các yêu cầu về chuẩn
kiến thức, kĩ năng trong chương trình chuẩn, cũng như các năng lực cần xây
dựng, kiểm tra.
Khi xây dựng chủ đề phải đảm bảo tính hệ thống, tính logic của chương
trình tránh đảo lộn nội dung hay rối loạn tư duy học sinh, phá vỡ hệ thống kiến
thức.
6
GV: Trần Thị Nguyệt

Trường : THCS Xuân Hòa – Lập Thạch


Chuyên đề: Thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD


Việc xây dựng chủ đề phải khớp với giáo án và tiến trình dạy học trên lớp,
phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất,
thiết bị…
Các tiết dạy của một chủ đề phải được bố trí dạy liền nhau, không dạy
cách quãng từ chủ đề này đến chủ đề khác.
Ví dụ có thể xây dựng chủ đề môn GDCD lớp 6:
+ Chủ đề 1: Tự chăm sóc, rèn luyện bản thân – Gồm các bài; Tự chăm
sóc, rèn luyện thân thể; Tiết kiệm. (2 tiết)
+ Chủ đề 2: Văn hóa giao tiếp ứng xử - Gồm các bài; Lễ độ; Lịch sự tế
nhị; Sống chan hòa với mọi người; Biết ơn (4 tiết)
+ Chủ đề 3: Sống có mục đích – Gồm các bài; Mục đích học tập của học
sinh; Siêng năng kên trì; Tôn trọng kỷ luật (4 tiết).
+ Chủ đề 4: Công dân Việt nam – Bài Công dân nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (2 tiết).
+ Chủ đề 5: Các quyền cơ bản của trẻ em: Công ước Liên hợp quốc về
quyền trẻ em; Quyền và nghĩa vụ học tập (3 tiết).
+ Chủ đề 6: Các quyền tự do cơ bản của công dân: Quyền được pháp
luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; Quyền bất khả xâm
phạm về chỗ ở; Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện
tín.
+ Chủ đề 7: An toàn giao thông (2 tiết).
Ngoài ra chúng ta còn có thể xây dựng các chủ đề ngoại khóa như: Học
tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua các phẩm chất đạo đức; Phòng chống
bạo hành trẻ em…
Bước 3: Xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề đã xây dựng.
Để xây dựng thiết kế một chủ đề dạy học, bao gồm 2 cách thực hiện:

7
GV: Trần Thị Nguyệt


Trường : THCS Xuân Hòa – Lập Thạch


Chuyên đề: Thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD

Một là: Có thể thiết kế một chủ đề dạy học theo hướng bổ dọc các kiến
thức của các bài được xây dựng xen kẽ bổ sung cho nhau làm nổi bật kiến thức
cơ bản của chủ đề. Tuy nhiên theo hướng này GV sẽ rất vất vả tìm tòi tài liệu,
sắp xếp như thế nào cho hợp lý…
Hai là: Thiết kế hoạt động của chủ đề theo hướng cắt ngang, cuốn chiếu
từng nội dung một, tuy nhiên các nội dung của cùng một chủ đề phải được bố trí
dạy gần với nhau, kết thúc chủ đề GV tổng kết khắc sâu cho học sinh.
Ví dụ : Thiết kế chủ đề theo hướng bổ dọc
Tên chủ đề:
Số tiết: 4 tiết
I.Mục tiêu của chủ đề: ( chung cho cả chủ đề)
1. Về kiến thức
2. Kĩ năng
3. Thái độ
4. Năng lực cần phát triển
II.Chuẩn bị của GV và HS
III. Phương pháp:
III.Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ
3. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
* Giới thiệu chung về chủ đề:
+ Tên chủ đề

+ Chủ đề gồm mấy tiết ?
+ Bao gồm những bài nào?
+ Tiết 1: Tìm hiểu nội dung nào ?
+ Tiết 2: Tìm hiểu nội dung nào ?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức chủ đề: ( dạy trong 3 tiết đầu)
+ Tiết 1: Tìm hiểu nội dung 1
+ Tiết 2, 3, Tìm hiểu nội dung 2,3
Tiết 4:
Hoạt động 3: Luyện tập
8
GV: Trần Thị Nguyệt

Trường : THCS Xuân Hòa – Lập Thạch


Chuyên đề: Thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD

Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng
Ví dụ : Thiết kế chủ đề theo hướng cắt ngang
Tên chủ đề:
Số tiết: 4 tiết
I.Mục tiêu của chủ đề:( chung cho cả chủ đề)
1. Về kiến thức
2. Kĩ năng
3. Thái độ
4. Năng lực cần phát triển
II.Chuẩn bị của GV và HS
III. Phương pháp:
III.Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức:

2.Kiểm tra bài cũ
3. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
   Giới thiệu chung về chủ đề:
+ Tên chủ đề
+ Chủ đề gồm mấy tiết?
+ Bao gồm những bài nào?
+ Tiết 1: Tìm hiểu nội dung nào?
+ Tiết 2: Tìm hiểu nội dung nào?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức chủ đề:
+ Tiết 1: Tìm hiểu nội dung 1- bài 1
+ Tiết 2, 3, 4: Tìm hiểu nội dung 2,3,4 - bài 2,3,4
Hoạt động 3: Tổng kết chủ đề
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng – Giao nhiệm vụ ở nhà sau chủ đề
Bước 4: Dựa trên các nhiệm vụ học tập được đưa ra theo kế hoạch,
giáo viên tiến hành thực hiện dự án dạy.
Ở bước này, giáo viên cần bám sát những nhiệm vụ học của học sinh, đề
ra các phương hướng phù hợp khai thác hiệu quả nội dung chủ đề. Tiết dạy học
theo chú đề thường được tiến hành giống như một tiết học bình thường ngay tại
lớp học hoặc ngoài trời, nơi không gian trải nghiệm. Tuy nhiên, dạy học theo
9
GV: Trần Thị Nguyệt

Trường : THCS Xuân Hòa – Lập Thạch


Chuyên đề: Thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD

chủ đề thường gắn với các nhiệm vụ học tập và gắn với giải quyết các vấn đề
thực tiễn nên khâu chuẩn bị có thể sẽ phải tiến hành trước tiết dạy nhiều tuần.

Các dự án cần có kế hoạch theo dõi tiến trình thực hiện để có cơ sở kiểm tra,
đánh giá các năng lực học sinh ngay trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 5: Sau khi dạy học theo chủ đề giáo viên có thể tiến hành kiểm
tra đánh giá việc học theo chủ đề với những câu hỏi/bài tập phù hợp.
- Câu hỏi/ bài tập đưa ra nhằm kiểm tra, đánh giá việc tiếp thu kiến thức,
kỹ năng trong đó chú ý đến các năng lực cần phát triển sau khi học sinh học
xong chủ đề (tương tự như câu hỏi/ bài tập mà giáo viên dùng để củng cố bài
trong các tiết dạy hiện nay).
- Đối với câu hỏi/bài tập liên quan đến phát triển năng lực học sinh yêu
cầu câu hỏi/bài tập đưa ra phải đánh giá được 4 mức độ (nhận biết, thông hiểu,
vận dụng thấp, vận dụng cao) trong đó ưu tiên những câu hỏi/bài tập gắn liền
với thực tiễn đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản
thân để giải quyết các tình huống thực tiễn đó.
- Sau mỗi chủ đề giáo viên có thể kiểm tra học sinh dưới dạng đề kiểm tra
15 phút. Nếu sau chương hoặc sau bài không nằm trong mỗi chương nhưng giáo
viên đã gộp lại để dạy dưới dạng một chủ đề mà có bài kiểm tra 1 tiết theo quy
định của phân phối chương trình thì giáo viên xây dựng đề kiểm tra 1 tiết.
*Xây dựng chủ đề dạy học trong bộ môn GDCD và những điểm cần
chú ý
Một là: Chủ đề tích hợp được soạn theo yêu cầu hình thành một năng lực
nào đó cho học sinh trong thực tiễn. Các năng lực này tùy vào tình hình thực tế
tại cơ sở có thể thay đổi tùy vào trình độ của học sinh.
Hai là: Công cụ của dạy học theo chủ đề là giáo án về chủ đề đó, có liên
quan đến ít nhất kiến thức của hai đơn vị nội dung học hoặc bài trong một bộ
môn hoặc hai bộ môn trở lên.Trong quá trình này, phương pháp dạy học có thể
sử dụng chính các phương pháp tích cực trong dạy học hiện nay để khai thác chủ
10
GV: Trần Thị Nguyệt

Trường : THCS Xuân Hòa – Lập Thạch



Chuyên đề: Thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD

đề (phương pháp dự án, thảo luận…).Đồng thời, chú trọng đến yếu tố công nghệ
thông tin như một phương tiện hỗ trợ đắc lực khi khai thác chủ đề.
Ba là: Kết quả chủ yếu, căn bản cần đạt được khi dạy học theo chủ đề
phải trả lời cho câu hỏi: Sau chủ đề học, học sinh biết làm gì? Hình thành năng
lực gì?
Bốn là: Tùy theo nội dung chương trình sách giáo khoa hiện nay mà việc
xây dựng chủ đề dạy học có thể là:
- Chủ đề tích hợp: dành cho giáo viên (đưa kiến thức từ đời sống đến bài
dạy).
- Chủ đề liên môn: dành cho học sinh (đưa kiến thức từ nhiều môn học
để giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống).
- Chủ đề dạy học: tập hợp các đơn vị kiến thức gần nhau để xây dựng
thành một chủ đề.
Tuy nhiên, ranh giới giữa các hình thức chủ đề trên cũng tương đối. Đôi
khi, một chủ đề dạy học vẫn có thể bao gồm cả những đặc điểm của hai chủ đề
còn lại (cách phân loại này chỉ có tác dụng đối với giáo viên khi muốn xác định
cấp độ đơn giản hay phức tạp của nội dung tích hợp trong chủ đề, ứng với trình
độ, năng lực cụ thể của học sinh).
Năm là: Hình thức dạy học chủ đề tích hợp có thể được tiến hành dạy
luôn trong chương trình. Quỹ thời gian lấy ở các bài đơn lẻ, đã được dạy trong
bài dạy tích hợp. Có thể dạy trong nhiều tiết, nên từ 2-3 tiết/chủ đề. Không gian
tổ chức có thể tại lớp, sân trường… khuyến khích không gian trải nghiệm (các
hoạt động thực hành, trải nghiệm, xưởng sản xuất, đi thực tế, tham quan…).
Sáu là: đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm
ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở
các môn khác. Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ

tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm
phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan.

11
GV: Trần Thị Nguyệt

Trường : THCS Xuân Hòa – Lập Thạch


Chuyên đề: Thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD

CHƯƠNG IV: VẬN DỤNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC
THEO CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ: VĂN HÓA GIAO TIẾP ỨNG XỬ - Lớp 6
Số tiết: 4 tiết
I.Mục tiêu chủ đề
1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được hành vi giao tiếp ứng xử có văn
hóa như : cư xử lễ độ, lịch sự, tế nhị, sống chan hòa với mọi người, thể hiện lòng
biết ơn.
Biết được các biểu hiện của cử xử lễ độ, lịch sự, tế nhị…thông qua các
hành động cụ thể: lời nói, thái độ, cử chỉ, mối quan hệ….
Hiểu được ý nghĩa của văn hóa trong giao tiếp ứng xử.
2. Kỹ năng: Biết tự đánh giá và điều chỉnh hành vi của bản thân theo các
chuẩn mực
Biết cư xử với mọi người xung quanh đúng chuẩn mực.
3. Thái độ: Đồng tình ủng hộ những hành vi việc làm đúng đắn, biết phê
phán lối sống thiếu văn hóa trong giao tiếp ứng xử và những người vô ơn bôi
nghĩa.
4. Năng lực cần hướng tới: Năng lực tự nhận thức, làm chủ bản thân,
năng lực tự chịu trách nhiệm, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng

lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác…
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Thiết kế các hoạt động dạy học, các tình huống, truyện kể, câu
tục ngữ, ca dao, tranh ảnh, máy chiếu, bảng phụ, phiếu học tập.
Học sinh: Hoàn thành nhiệm vụ ở nhà.
III. Phương pháp:
Phương pháp động não, phương pháp thảo luận, phương pháp giải quyết
vấn đề, phương pháp dự án…
12
GV: Trần Thị Nguyệt

Trường : THCS Xuân Hòa – Lập Thạch


Chuyên đề: Thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD

III.Tiến trình hoạt động:
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra:
3.Tổ chức các hoạt động:
A. Hoạt động khởi động: GV cho học sinh quan sát ảnh, video, tình
huống… thể hiện cách cử xử có văn hóa trong giao tiếp để giới thiệu vào chủ đề.
* Giới thiệu chung về chủ đề: Văn hóa giao tiếp ứng xử.
B. Hình thành kiến thức mới:
Tiết 1: I.Thế nào là giao tiếp ứng xử có văn hóa.
+ Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được các chuẩn mực giao tiếp ứng xử có
văn hóa như: Lễ độ, lịch sự tế nhị, sống chan hòa gần gũi với mọi người, biết ơn
+ Cách thức tiến hành:
1. Hiểu thế nào là cư xử lễ độ, lịch sự, tế nhị
- Cho học sinh nghiên cứu một tình huống trong bài “Lịch sự, tế nhị”

SGK GDCD lớp 6.
- Phân tích cử chỉ thái độ của các bạn học sinh trong tình huống
- Kết luận: Là cách cư xử đúng với chuẩn mực.
2. Hiểu thế nào là sống chan hòa với mọi người
- Cho học sinh quan sát ảnh và kể chuyện về tầm gương đạo đức của Chủ
tịch Hồ Chí Minh
Học sinh thảo luận về lối sống giản dị gần gũi của Bác
- Kết luận: Sống chan hòa với mọi người là sống hòa hợp, gần gũi cởi mở,
thông cảm, chia sẻ.. với mọi người
3. Hiểu thế nào là biết ơn:
GV cho học sinh đọc bài đồng dao: “Ăn một bát cơm nhớ người cày
ruộng….Đứng mát gốc cây nhớ người trồng trọt”
13
GV: Trần Thị Nguyệt

Trường : THCS Xuân Hòa – Lập Thạch


Chuyên đề: Thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD

Thảo luận: Từ “nhớ” trong bài đồng dao gợi cho em suy nghĩ đến điều gì?
- Kết luận: Biết ơn là luôn ghi nhớ công ơn của người khác đã đem lại cho
chúng ta những điều tốt đẹp…
+ Sản phẩm mong đợi: Học sinh hiểu cách cử xử lễ độ, lịch sự, tế nhị,
sống chan hòa gần gũi với mọi người, biết thể hiện lòng biết ơn đó là nét đẹp
văn hóa trong giao tiếp ứng xử.
Tiết 2: Tìm hiểu biểu hiện giao tiếp ứng xử có văn hóa
+ Mục tiêu: Thể hiện qua cử chỉ, dáng điệu, lời nói, nét mặt , quan hệ,
hành động…khi giao tiếp với người khác: Biết chào hỏi, thưa gửi, biết cảm ơn,
xin lỗi, biết nói lời đề nghị, biết nhường nhịn, hiểu biết phép tắc, giữ thái độ

đúng mực, khiêm tốn ở những nơi công cộng, biết quan tâm, chia sẻ với người
khác…
+ Cách tiến hành: Thông qua các bài tập tình huống…
+ Sản phẩm mong đợi: Nhận ra các biểu hiện cử xử có văn hóa khi giao
tiếp.
Tiết 3: Phân biệt các hành vi giao tiếp có văn hóa và không có văn
hóa
Soạn tương tự như trên:
Tiết 4: Ý nghĩa văn hóa trong giao tiếp
+ Mục tiêu: Học sinh biết được ý nghĩa của giao tiếp có văn hóa đối với
cá nhân và xã hội.
+ Cách thức tiến hành: Gv cho học sinh giải quyết tình huống…
+ Sản phẩm mong đợi: Học sinh hiểu được ý nghĩa của giao tiếp ứng xử
có văn hóa.
- Đối với cá nhân: Trở thành con người có đạo đức, có văn hóa, được mọi
người yêu mến, kính trọng….

14
GV: Trần Thị Nguyệt

Trường : THCS Xuân Hòa – Lập Thạch


Chuyên đề: Thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD

- Đối với xã hội: Góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp , văn
hóa, văn minh…
C. Vận dụng: Cho học sinh làm một số bài tập vận dụng
D. Liên hệ mở rộng: Giao nhiệm vụ ở nhà cho học sinh
CÁCH 2: DẠY CẮT NGANG

CHỦ ĐỀ: VĂN HÓA GIAO TIẾP ỨNG XỬ
Số tiết: 4 tiết
I. Mục tiêu chủ đề.
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được hành vi giao tiếp ứng xử có văn
hóa như : cư xử lễ độ, lịch sự, tế nhị, sống chan hòa với mọi người, thể hiện lòng
biết ơn.
Biết được các biểu hiện của cử xử lễ độ, lịch sự, tế nhị…thông qua các
hành động cụ thể: lời nói, thái độ, cử chỉ, mối quan hệ….
Hiểu được ý nghĩa của văn hóa trong giao tiếp ứng xử.
2. Kỹ năng: Biết tự đánh giá và điều chỉnh hành vi của bản thân theo các
chuẩn mực
Biết cư xử với mọi người xung quanh đúng chuẩn mực.
3. Thái độ: Đồng tình ủng hộ những hành vi việc làm đúng đắn, biết phê
phán lối sống thiếu văn hóa trong giao tiếp ứng xử và những người vô ơn bôi
nghĩa.
4. Năng lực cần hướng tới: Năng lực tự nhận thức, làm chủ bản thân,
năng lực tự chịu trách nhiệm, Năng lực tự học, giải quyết vấn đề. Năng lực giao
tiếp, sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác…
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Thiết kế các hoạt động dạy học, các tình huống, truyện kể, câu
tục ngữ ca dao, tranh ảnh, máy chiếu, bảng phụ phiếu học tập.
Học sinh: Hoàn thành nhiệm vụ ở nhà.
15
GV: Trần Thị Nguyệt

Trường : THCS Xuân Hòa – Lập Thạch


Chuyên đề: Thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD


III.Phương pháp:
Phương pháp động não, phương pháp thảo luận, phương pháp giải quyết
vấn đề, phương pháp dự án…
III.Tiến trình giảng dạy chủ đề:
* Giới thiệu chung về chủ đề: Giao tiếp ứng xử có văn hóa
Khởi động: GV cho học sinh quan sát ảnh, video, tình huống… thể hiện
cách cử xử có văn hóa trong giao tiếp để giới thiệu vào chủ đề
TIẾT 1: LỄ ĐỘ
1.Tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Tổ chức các hoạt động
A.Hoạt động khởi động: GV cho học sinh quan sát ảnh, video, tình
huống… để giới thiệu vào bài.
B. Hình thành kiến thức mới:
1.Thế nào là lễ độ
+ Mục tiêu: Học sinh hiểu được thế nào là lễ độ.
+ Cách thức tiến hành:
Cho học sinh đọc truyện: Em Thủy
GV nêu câu hỏi: Nhận xét lời nói, thái độ, cách cư xử của Thủy đối với
khách và bà như thế nào?
Em có suy nghĩ gì về cách cư xử của Thủy?
HS rút ra KL: Thuỷ là một HS ngoan cư xử đúng mực, lễ phép.
* Thảo luận theo bàn: GV phát phiếu học tập: Từng bàn trình bày cách cư
xử đối với ông bà, cha mẹ, anh chị, chú bác, người già, em nhỏ.
Học sinh phát biểu nhận xét:
Kết luận: Đối với ông bà, cha mẹ: Tôn kính, biết ơn, vâng lời
16
GV: Trần Thị Nguyệt

Trường : THCS Xuân Hòa – Lập Thạch



Chuyên đề: Thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD

Đối với anh chị trong gia đình: Quý trọng, đoàn kết, hòa thuận
Đối với người già: Kính trọng, lễ phép..
Đối với em nhỏ: nhường nhịn, yêu thương…
Vậy lễ độ là gì?
+ Sản phẩm mong đợi: Hiểu lễ độ là cách cư xử đúng mực khi giao tiếp
với người khác.
2. Biểu hiện của lễ độ
+ Mục tiêu: Phân biệt được biểu hiện lễ độ và thiếu lễ độ trong giao tiếp.
+ Cách tiến hành:
-

GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận
Nhóm 1 : Tìm hành vi lễ độ và thiếu lễ độ ở trường ?
Nhóm 2 : Hành vi lễ độ và thiếu lễ độ ở nhà ?
Nhóm 3 : Hành vi lễ độ và thiếu lễ độ ở nơi công cộng ?
+ San phẩm mong đơi
- Biểu hiện lễ độ : Biết chào hỏi, thưa gửi, cám ơn, xin lỗi, biết nh ường
bươc, biết giư thái độ đúng mức, khiêm tôn ở nhưng nơi công cộng.. Nói
năng nhẹ nhàng. Tôn trọng, hoà nhã, quý mến, niềm n ở đ ôi v ơi ng ười
khác.
- Thiếu lễ độ: Cử chỉ khúm núm, xum xoe, gia tạo để lây lòng người khác.
Nói trông không, nói leo, ngắt lời người khác, cãi lại người l ơn, nói t uc.
Lời nói cộc lôc, xâc xươc, xâm phạm đến mọi người. Cậy học gi ỏi, nhi ều
tiền của, học làm sang....
3. Ý nghĩa của lễ độ:
Mục tiêu: Học sinh hiểu ý nghĩa của cư xử lễ độ

+ Cách thức tiến hành: Xem một video hoặc câu chuyện về cách cư xử thiếu lễ
độ.
+ Rút ra kết luận:
- Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, sự quan tâm đối với mọi người.
- Lễ độ là biểu hiện của người có đạo đức, có văn hóa, có lòng tự trọng do đó
được mọi người quý mến.
17
GV: Trần Thị Nguyệt

Trường : THCS Xuân Hòa – Lập Thạch


Chuyên đề: Thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD

- Giúp cho quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn, xã hội văn minh
tiến bộ.
C. Luyện tập
+ Mục tiêu: Học sinh biết cư xử có lễ độ trong cuộc sống
+ Cách thức tiến hành: Liên hệ thực tế và rèn luyện đức tính lễ độ.
- Học sinh kể những việc mình đã làm thể hiện cư xử lễ độ.
? Theo em cần phai làm gi để trở thành người sông có lễ độ?
? GV: Giai thích câu tuc ngư “Tiên học lế, hậu học văn”?
+ San phẩm : Học sinh hiểu đươc cách cư xử lễ độ và x ử lý đ ươc các tinh
huông.
D. Hoạt động vận dụng mở rộng
Viết về một tâm gương trong cuộc sông cư xử lễ độ, em học đươc gi
qua tâm gương đó?
Tim các câu tuc ngư ca dao về biểu hiện của lễ độ.
Cư xử lễ độ vơi mọi người xung quanh, tim hiểu bài sau.
TIẾT 2: LỊCH SỰ, TẾ NHỊ

TIẾT 3: SỐNG CHAN HÒA VỚI MỌI NGƯỜI
( Soạn tương tự như trên)
TIẾT 4: BIẾT ƠN – DẠY MINH HỌA
A. Hoạt động khởi động: Học sinh đọc bài đồng dao:
Ăn một bát cơm
Nhớ người cày ruộng
Ăn đĩa rau muống
Nhớ người đào ao
Ăn một quả đào
Nhớ người vun gốc
Ăn một con ốc
Nhớ người đi mò
Sang đò
Nhớ người chèo lái
Nằm võng
Nhớ người mắc dây
Đứng mát gốc cây
18
GV: Trần Thị Nguyệt

Trường : THCS Xuân Hòa – Lập Thạch


Chuyên đề: Thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD

Nhớ người trồng trọt.
Theo em bài đồng dao này nhắc nhở chúng ta điều gì? ……
GV: Bài đồng dao nhắc nhở chúng ta phải ghi nhớ công on của những người
đem lại cho ta những điều tốt đep, đó cũng chính là thể hiện lòng biết ơn. Vậy
biết ơn là gì và biết ơn được thể hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết

học hôm nay.
B. Hình thành kiến thức mới
1. Thế nào là biết ơn
+ Mục tiêu: Học sinh hình thành khái niệm thế nào là biết ơn và thể hiện lòng
biết ơn như thế nào.
- Năng lực: Tự nhận thức và điều chỉnh hành vi bản thân.
+ Cách tiến hành:
HĐ 1: Học sinh đọc và tìm hiểu truyện SGK: “Thư của một học sinh cũ”
-Thảo luận cả lớp:
Câu hỏi: Thầy Phan đã có việc làm gì đối với chị Hồng?
Suy nghĩ và việc làm của chị Hồng đối với Thầy? Việc làm của chị Hồng
nói lên điều gì?
Kết luận:Thầy Phan đã giúp đỡ chị Hồng luyện viết bằng tay phải. Chị Hồng
luôn ghi nhớ công ơn của thầy Phan, chị đã viết thư thăm hỏi thầy.
HĐ 2: Học sinh tìm hiểu trong cuộc sống cần phải biết ơn những ai và vì sao
phải biết ơn?
Câu hỏi: Theo em trong cuộc sống chúng ta phải biết ơn những ai? Vì
sao?
Giáo viên cho học sinh quan sát một số bức ảnh: Công ơn cha mẹ, thầy cô, Bác
hồ….
Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì khi quan sát bức ảnh trên?

19
GV: Trần Thị Nguyệt

Trường : THCS Xuân Hòa – Lập Thạch


Chuyên đề: Thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD


Giúp học sinh khắc sâu Công ơn to lớn của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thầy cô
giáo, Bác Hồ, các anh hùng liệt sỹ ( Tích hợp nội dung kiến thức lịch sử, địa
lý, văn học).
Câu hỏi: Em hiểu thế nào là lòng biết ơn? Biết ơn là sự hiểu và ghi nhớ công
ơn của những người đã giúp đỡ ta, những người đem lại cho ta điều tốt đẹp.
HĐ3: Tìm hiểu biểu hiện của lòng biết ơn.
+ Mục tiêu: Học sinh biết được các việc làm thể hiện lòng biết ơn và những
việc làm trái với lòng biết ơn.
+ Cách tiến hành:
Giáo viên cho học sinh quan sát ảnh các biểu hiện và việc làm thể hiện
của lòng biết ơn.
Học sinh nêu được những việc làm của lòng biết ơn.
Câu hỏi: Lòng biết ơn được thể hiện như thế nào?
Liên hệ về lòng biết ơn trong thực tiễn.
Ví dụ1: Để thể hiện lòng biết ơn đối với thương binh, liệt sỹ Bác Hồ đã đề
nghị chính phủ chọn ngày 27/7 hàng năm là ngày thương binh liệt sỹ.
Nhà nước xây dựng nghĩa trang liệt sỹ, các tượng đài của các bà mẹ Việt
Nam anh hùng.
Ví dụ 2: Để ghi nhớ công ơn của Bác, Đảng và Nhà nước đã xây dựng
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh để lưu giữ bảo vệ thi hài Bác. …
Ví dụ 3: Tấm gương học sinh hiếu học, người con hiếu thảo trong cuộc
sống.
+ Sản phẩm mong đợi: Học sinh hiểu Lòng biết ơn được thể hiện bằng
lời nói, tình cảm hành động và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với
những người mà mình biết ơn.
HĐ 4: Tìm hiểu biểu hiện trái với biết ơn và bày tỏ thái độ của mình.
- GV cho học sinh đọc truyện về sự vô ơn
20
GV: Trần Thị Nguyệt


Trường : THCS Xuân Hòa – Lập Thạch


Chuyên đề: Thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD

- Câu hỏi: Thái độ của em qua câu truyện trên?
2. Ý nghĩa của lòng biết ơn.
- Giáo viên cho học sinh đọc và suy ngẫm “ Sống với lòng biết ơn ta được gì?”
- Câu hỏi hãy lấy ví dụ từ trong cuộc sống và những người xung quanh về nội
dung trên?
+ Sản phẩm mong đợi: Hiểu Biết ơn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tạo
nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
C. Luyện tập.
Hoạt động nhóm:
Nhóm 1: Hãy sắp xếp các “việc làm thể hiện sự biết ơn” ở cột bên phai vơi “đôi tương
biết ơn” ở cột bên trái sao cho phù hơp?

Đối tượng biết ơn
Biết ơn “Các vua Hùng đã có công

Việc làm thể hiện sự biết ơn
Tích cực tham gia bảo vệ môi trường

dựng nước”.
Biết ơn các anh hùng liệt sỹ, thương

Học hành tích cực chăm ngoan

binh đã cống hiến cho Tổ quốc.
Biết ơn vạn vật cỏ cây đã nuôi dưỡng “ Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy

con người.

nước”

Biết ơn mẹ cha đã sinh thành dạy ta

Chăm sóc gia đình thương binh liệt sỹ,

khôn lớn.

bà mẹ Việt nam anh hùng.

Biết ơn thầy cô giáo đã dạy ta nên

Bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp.

người.
Biết ơn truyền thống quê hương.

Ân cần chăm sóc phụng dưỡng

Nhóm 2: Hãy điền từ, cụm từ thích hợp vào ô trống

21
GV: Trần Thị Nguyệt

Trường : THCS Xuân Hòa – Lập Thạch


Chuyên đề: Thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD


Nhóm 3: Làm bài tập: Đánh dâu việc làm thể hiện sự biết ơn và không biết ơn vào cột t ương
ứng và giai thích ví sao em chọn như vậy?

Việc làm

Biết ơn

Không
biết ơn

1. Phụ giúp mẹ nấu cơm sau khi đi học về
2. Tích cực tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở
địa phương
3. Chỉ nhớ đến công lao người đã giúp mình là đủ
4.

Trong lòng thấy biết ơn bố mẹ nhưng không chịu
làm việc gì để giúp bố mẹ.

5. Không nghe lời bố mẹ thường xuyên bỏ học đi
chơi
6. Nói năng vô lễ với thầy cô giáo
7. Làm ơn cho người khác mong nhận lại sự trả ơn
của người đó với mình
8. Vừa giúp mẹ việc nhà, vừa lầu bầu, vùng vằng
khó chịu
9. Đến thăm các thầy cô giáo cũ vào ngày 20/11
Nhóm 4: Em sẽ làm gì trong các tình huống sau:
Nhóm 1: Em làm gì khi ông bà, bố mẹ bị ốm và họ trở nên rất khó tính?

22
GV: Trần Thị Nguyệt

Trường : THCS Xuân Hòa – Lập Thạch


×