Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 23 bài: Chiều tối Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.62 KB, 5 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11

Chiều tối - Hồ Chí Minh

A, Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
- Thấy được một vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh: dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu
vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng.
- Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ.
B, Phương tiện thực hiện
SGK, SGV, TKBG
C, Cách thức tiến hành
- Đọc diễn cảm cả ba phần, so sánh dịch thơ với nguyên tác.
- Hướng dẫn HS cảm nhận giá trị tác phẩm.
D, Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Hàn Mặc Tử gửi gắm tâm sự gì trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”?
-Tình yêu thiên nhiên, cuộc sống; niềm khát khao tình người, khát khao giao cảm với đời.
3. Bài mới
Hoạt động của GV
?Nêu

những

Hoạt động
của HS

hiểu -Trình

Nội dung cần đạt



bày I, Tìm hiểu chung
1


biết của em về tập ngắn gọn hoàn
“Nhật kí trong tù”.
cảnh sáng tác
và số lượng
tác phẩm của
tập “Nhật kí
trong tù”

1, Tập thơ “Nhật kí trong tù”
a, Hoàn cảnh sáng tác
Tháng 8/1942-mùa thu 1943, Hồ Chí Minh
bị giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch
(Quảng Tây)
b, Số lượng tác phẩm: 134 bài thơ

bày 2, Bài thơ “Chiều tối”
?Nêu xuất xứ của bài -Trình
ngắn gọn xuất a, Xuất xứ
thơ “Chiều tối”.
xứ bài thơ.
-Bài thơ số 31 của tập thơ
?Theo em, bài thơ
“Chiều tối” được
sáng tác theo thể loại
nào, nên đọc hiểu

theo trình tự nào?

-3 HS đọc bài
thơ:
phần
phiên âm, dịch
nghĩa và dịch
thơ.

-Gợi cảm hứng trên đường chuyển lao từ
Tĩnh Tây đến Thiên Bảo cuối thu 1942.
b, Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
c, Bố cục

-Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên chiều
-Trả lời câu tối.
hỏi
-Hai câu sau: Bức tranh cuộc sống nơi
xóm núi.
-Đọc 2 câu thơ
đầu
II, Tìm hiểu văn bản
1, Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên
chiều tối.

?So sánh bản phiên
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
âm và dịch thơ ở hai
-So sánh bản Cô vân mạn mạn độ thiên không.”
câu đầu, em thấy có

dịch thơ và (Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
điểm nào khác biệt
phiên âm
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không)
-So sánh nguyên tác với bản dịch thơ:
+ Bản dịch thơ bỏ sót chữ “cô” trong “cô
vân”→chòm mây lẻ loi→giảm sắc thái
biểu cảm của bài thơ, không thấy được cái
cô đơn, lẻ loi của chòm mây giữa tầng
không bao la và cái nhỏ bé của người tù
giữa núi rừng bát ngát.

?Ở hai câu đầu, tác
giả miêu tả cảnh
chiều tối bằng bút -HS chỉ ra bút + Từ láy “mạn mạn” (lững lờ) được dịch là
pháp
nghệ
2


pháp nghệ thuật nào.

thuật được sử “nhẹ”, chưa lột tả hết được trạng thái
dụng và tác phiêu du của chòm mây và cái ung dung
dụng của nó.
nhàn tản của con người.
-Vài nét chấm phá của hội họa phương
Đông và bút pháp đối lập: cánh chim mỏi
mệt, chòm mây lẻ loi với bầu trời rộng
lớn→ nhà thơ vẽ ra khung cảnh chiều tối

vừa chân thực nơi núi rừng, vừa gợi được
không khí của buổi chiều quen thuộc trong
thơ Đường.

?Qua bức tranh
khung cảnh chiều
+Cánh chim mỏi mệt bay về rừng tìm nơi
tối, tâm trạng của -HS thảo luận trú ẩn an toàn sau một ngày vất vả.
nhà thơ được thể và trình bày ý
+Chòm mây lờ lững trôi sau một ngày
hiện như thế nào?
kiến
ngao du khắp nhân gian.
-GV nhận xét, bổ
→Hình ảnh đám mây cô đơn và cánh chim
sung, chốt ý.
mỏi gợi tâm trạng buồn, cô đơn, mỏi mệt
của người tù trong suốt một ngày đi bộ
-HS ghi bài
mệt mỏi nơi đất khách quê người.
→Điểm nhìn hướng về không gian cao
rộng gợi khát khao tự do, mong ước được
trở về nhà, về quê hương, đất nước.
→Tâm hồn ung dung, thư thái, luôn làm
chủ hoàn cảnh. Dù mệt mỏi, Người vẫn
thả hồn vào cảnh vật thiên nhiên để cảm
nhận được những khoảnh khắc đẹp nhất
của đất trời, thiên nhiên, vũ trụ.
2, Hai câu thơ sau: Bức tranh cuộc sống
nơi xóm núi.

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

-Đọc hai câu
sau

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.”
(Cô em xóm núi xay ngô tối,

?So sánh phiên âm
và bản dịch thơ hai
câu sau để thấy được
điểm khác biệt.

Xay hết lò than đã rực hồng)

-So sánh phần phiên âm và bản dịch thơ:
Câu 3 phần phiên âm không có chữ “tối”
-So sánh bản
mà “tối” được gợi lên từ hình tượng thơ.
dịch và phiên
Bản dịch nghĩa thêm vào chữ “tối” đã làm
?Khung cảnh ở hai âm
câu sau có sự dịch
3


chuyển như thế nào?

giảm tính hàm súc của bài thơ.
- Cảnh có sự dịch chuyển:

+ Từ bức tranh thiên nhiên núi rừng với
-HS trả lời câu những hình ảnh buồn, tác giả hướng điểm
nhìn vào một không gian có sự sống con
hỏi
người: Hình ảnh thiếu nữ miền sơn cước
với công việc hàng ngày.
+Bài thơ mở ra bằng cảnh chiều tối nhưng
khép lại bằng ánh sáng của sự sống. Trung
tâm của bức tranh đó là lò than rực hồng.
Hình ảnh thiếu nữ bên lò than rực hồng
khiến xóm núi trở nên đẹp hơn, lung linh
hơn, ấm áp hơn.

?Ở hai câu sau, tác
giả sử dụng bút pháp
nghệ thuật nào? Nó
có ý nghĩa như thế
nào?

-Nghệ thuật điệp vòng “ma bao túc-bao
túc ma” gợi ra nhiều ý nghĩa:

+Sự chuyển vận của thời gian tự nhiên từ
-Chỉ ra bút chiều đến tối qua sự chuyển vận của vòng
pháp
nghệ
?Em có nhận xét gì thuật và ý quay cối xay ngô.
về ý nghĩa của từ nghĩa của nó. +Diễn tả động tác lao động nặng nhọc đều
“hồng” ở cuối bài
đều của cô gái đang xay ngô.

thơ.
-Từ “hồng” cuối bài thơ được coi là nhãn
?Qua bức tranh cuộc
tự làm sáng bừng lên sức sống cho toàn bộ
sống nơi xóm núi,
bức tranh.
tác giả gửi gắm tâm
-HS suy nghĩ,
sự gì?
phát biểu ý →Niềm yêu mến trân trọng của nhà thơ
-GV nhận xét, bổ kiến
trước cuộc sống lao động và con người dù
sung, chốt ý
ở bất cứ nơi đâu→lòng bác ái cao cả, tư
-HS thảo luận, tưởng đoàn kết quốc tế vô sản.
trình bày.
-HS ghi bài.
?Khái quát nội dung
và nghệ thuật bài
thơ.

→Niềm tin tưởng lạc quan cách mạng ở
người chiến sĩ cộng sản: Hình ảnh thơ vận
động theo quy luật tích cực: tối- sáng,
buồn-vui.
→Khát vọng được tự do, được trở về quê
hương, được sum vầy với bạn bè đồng chí.
III, Tổng kết
4



1, Nội dung
-Bài thơ đã vẽ lên một bức tranh thiên
-HS khái quát nhiên đẹp, thơ mộng và cuộc sống lao
giá trị nội động bình dị của con người nơi thôn dã.
dung và nghệ -Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên,
thuật của bài. cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc
-HS đọc ghi nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh.
nhớ- SGK

-Bên cạnh một con người bình dị là hình
tượng một người anh hùng vĩ đại với niềm
lạc quan tin tưởng ở tương lai tươi sáng.
2, Nghệ thuật
-Hình ảnh thơ vừa mang tính hiện đại vừa
mang màu sắc cổ điển.
-Bút pháp chấm phá quen thuộc của hội
họa phương Đông gợi lên được cái hồn
của cảnh vật.
-Ngôn ngữ thơ trang trọng, hàm súc khiến
bài thơ trở nên một viên ngọc bích toàn
mỹ.

4, Củng cố
?Trong bài “Đọc thơ Bác”, Hoàng Trung Thông viết:
“Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”.
Điều đó thể hiện trong bài thơ “Chiều tối” như thế nào?
-Chất thép: ý chí vượt lên hoàn cảnh, niềm tin tưởng lạc quan cách mạng.
-Chất tình: tình yêu thiên nhiên cuộc sống

5, Dặn dò
-Học thuộc bài thơ, đọc hiểu được bài thơ.
-Chuẩn bị bài: Từ ấy (Tố Hữu)
5



×