Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 9: Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.27 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11
TUẦN 09 - TIẾT 35, 36: VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 3: NGHỊ
LUẬN VĂN HỌC
I. Mục tiêu
Biết vận dụng các thao tác lập luận phân tích và so sánh trong văn nghị luận. Viết được
bài nghị luận văn học vừa thể hiện hiểu biết về tác phẩm, vừa nêu lên những suy nghĩ riêng,
bước đầu có tính sáng tạo. Rèn luyện cách phân tích, nêu cảm nghĩ của bản thân.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu, tr 54)
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh về tạo
lập bài văn nghị luận văn học.
II. Hình thức
Tự luận, học sinh làm bài tại lớp trong thời gian 90 phút rồi nộp bài.
III. Ma trận đề

Mức độ
Chủ đề
Tạo lập bài
nghị luận văn
học vừa thể
hiện hiểu biết
về tác phẩm,
vừa nêu lên
những suy
nghĩ riêng,
bước đầu có
tính sáng tạo

Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng


Viết được
bài văn
nghị luận
có bố cục
rõ ràng,
trình bày
sạch sẽ, dễ
đọc.

Kết quả đọc- hiểu tác phẩm,
cách phân tích văn bản, kết
hợp nêu cảm nghĩ riêng. Vừa
thể hiện kiến thức đọc- hiểu
văn bản, vừa sử dụng tốt thao
tác lập luận phân tích kết hợp
so sánh, nêu cảm nghĩ, rút ra
bài học thiết thực cho riêng
mình, đồng thời tránh những
sai sót về phân tích đề, lập dàn
ý, diễn đạt.

Phát hiện
được một số
biện pháp
nghệ thuật
mà tác giả đã
dùng và chỉ
ra được nội
dung cơ bản
của đoạn

trích.

Số câu

Cộng

1

Số điểm

2

3

5

10

Tỉ lệ %

20

30

50

100


IV. Đề kiểm tra

Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của
Nguyễn Đình Chiểu.
V. Hướng dẫn chấm


Đáp án

Điểm

a. Yêu cầu về kĩ năng
Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ,
diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

3,00

b. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và bài “Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc”, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng
lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau:

7,00

-

0,50

Nêu đúng vấn đề cần nghị luận.

Nguồn gốc và những chuyển biến về tư tưởng, tình cảm của
người nông dân (từ câu văn tế thứ 3 đến câu thứ 9):


1,00

+Cuộc đời lam lũ, tủi cực, người nông dân hoàn toàn xa lạ với công
việc binh đao.
+Lòng căm thù giặc sâu sắc.
+Nhận thức về trách nhiệm đối với sự nghiệp cứu nước.
+Tự nguyện, quyết tâm tiêu diệt giặc.
Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong trận nghĩa đánh Tây”
(từ câu thứ 10 đến câu thứ 15):
+Bức tượng đài ánh lên một vẻ đẹp mộc mạc, giản dị mà không kém
chất anh hùng bởi tấm lòng mến nghĩa, bởi tư thế hiên ngang, coi
thường mọi khó khăn, thiếu thốn.

0,50

+Hình tượng người anh hùng được khắc nổi trên nền một trận công
đồn đầy khí thế tiến công.

1,50

Hình tượng nghĩa sĩ là hình tượng của những người nông dân
yêu nước, căm thù giặc. Do thiếu vắng quân đội chính quy của triều
đình, họ đã đứng lên đánh giặc bằng vũ khí thô sơ và hi sinh oanh liệt.
Ở họ có một tinh thần tự giác cao độ, anh dũng vô song làm cho kẻ
địch kinh hồn, bạt vía.

1,00

Nghệ thuật: so sánh thể hiện tâm lí của người nông dân; đặc tả

cuộc chiến đấu với các chi tiết tả thực; thủ pháp đối lập (đối thanh, đối
ý); dùng nhiều từ chỉ hành động mạnh, dứt khoát, nhiều khẩu ngữ
nông thôn và từ ngữ mang tính địa phương Nam Bộ.

1,50

Đánh giá chung về vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu là người đầu
tiên đưa hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ thành hình tượng trung tâm
trong sáng tác văn học. Ông đã phát hiện và ngợi ca phẩm chất cao
quý vẫn tiềm ẩn đằng sau manh áo vải, sau cuộc đời lam lũ vất vả của
người nông dân là lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc.

1,00

-

Lưu ý: Nếu học sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một
vài khía cạnh và có những suy nghĩ riêng, hợp lí thì vẫn đạt điểm tối đa.


* Chuẩn bị: Câu 2, 3, 4, 6, SGK, tr 101



×