Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 1: Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.12 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11
TUẦN 01 - TIẾT 08: VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1: NGHỊ
LUẬN XÃ HỘI
I. Mục tiêu cần đạt
Củng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở THCS và học kì II của lớp 10. Viết được bài nghị
luận xã hội có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu, tr 52); giáo dục bảo vệ môi trường sống
cho Hs (tài liệu, tr 32)
II. Hình thức đề
Tự luận (ngắn khoảng 400 từ, thời gian 45 phút).
III. Thiết lập ma trận
1.

Nội dung kiểm tra

- Mục I – HƯỚNG DẪN CHUNG, SGK, tr
- Ôn tập lại những kiến thức đã học ở học kì II lớp10 về văn nghị luận và ôn lại một số văn bản
nghị luận: Tựa “Trích diễm thi tập”, Hiền tài là nguyên kí của quốc gia, …
- Gợi ý một số đề bài:
1.Trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba, Thân Nhân
Trung đã nêu: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia,…
Anh (chị) viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bày tỏ ý kiến của mình về quan niệm
trên?
2.Anh (chị) viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng
lười học của học sinh hiện nay.
3.Truyện cười Tam đại con gà gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì khi bản thân mình gặp một tình
huống hoặc một vấn đề khó, vượt quá tầm hiểu biết của mình?
2. Các chuẩn cần đánh giá
- Nhận biết: Xác định đúng luận đề, luận điểm.
- Thông hiểu: Phân tích mặt đúng- sai, lợi- hại của vấn đề; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ,
ý kiến nhận định của người viết.


- Vận dụng: Bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp;
lời văn chính xác, có cảm xúc. Nâng cao ý thức rèn luyện tư tưởng, đạo đức để không ngừng tự
hoàn thiện nhân cách của mình.


IV. Biên soạn đề
Anh/chị có suy nghĩ gì về lời nói của người xưa: Cái chí khí làm người là phải tạo được
thực lực – sức mạnh thực chất và bền vững – chứ không thể trông chờ vào vận may hoặc
những yếu tố ngoài bản thân.
V. Hướng dẫn chấm


Đáp án

Điểm

Anh/chị có suy nghĩ gì về lời nói của người xưa: Cái chí khí làm người là
phải tạo được thực lực – sức mạnh thực chất và bền vững – chứ không thể
trông chờ vào vận may hoặc những yếu tố ngoài bản thân.

10,00

a. Yêu cầu về kĩ năng

3,00

Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ (bố cục
đảm bảo, thân bài từ hai đoạn trở lên), diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, 1,50
dùng từ, ngữ pháp.
-


Luận điểm rõ ràng; lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục.

1,50

b. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể bộc lộ quan điểm của riêng mình theo những cách thức khác
nhau, nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục. Về cơ
bản, cần đạt được một số yêu cầu sau:

7,00

-

Nêu đúng vấn đề cần nghị luận.

1,00

-

Cần coi trọng thực lực, vì:

+ Thực lực là kết quả của một quá trình tích lũy, rèn luyện và phấn đấu của
những người có chí khí.

1,00

+ Thực lực là cơ sở, điểm tựa quan trọng nhất để giải quyết mọi công việc, vượt 1,00
qua mọi khó khăn. Thực lực chính là tiêu chuẩn đánh giá một con người và
cũng là bí quyết thành công trong cuộc sống.

Không nên trông chờ vào vận may, vì vận may có thể có nhưng không
phải cứ muốn là gặp được và cũng không thể biết trước bao giờ sẽ xuất hiện.
Trông đợi vào vận may là trông đợi vào một điều vô cùng bấp bênh, mơ hồ,
không chắc chắn.
-

1,00

Bàn luận:

+ Lời nói trên của người xưa là một gợi ý về cách đánh giá con người:
1,00
không nên chỉ dựa vào thành quả của họ đã có được mà phải xem những thành
quả ấy có được bằng con đường nào (thực tài hay vận may, bàn tay, khối óc hay
thủ đoạn). Thực tài là thước đo phẩm chất con người.
+ Con người không nên đánh mất niềm tin vào những điều kì diệu của cuộc
sống, nên sẵn sàng đón nhận những may mắn bất ngờ như quà tặng của cuộc
1,00
sống và con người. Tuy phải tự tin và rèn luyện để tạo thực lực cho mình nhưng
cũng cần nhận biết, đánh giá về hoàn cảnh, thời cuộc, tránh thói kiêu căng tự
phụ mà mắc sai lầm.
Bài học nhận thức và hành động: Con người nếu có thực tài thì dù phải
trải qua gian nan, thử thách cũng sẽ gặt hái được thành công. Kẻ bất tài, lười
biếng chỉ trông đợi vào vận may. Người tự trọng và có bản lĩnh bao giờ cũng
đòi hỏi bản thân mình nỗ lực vươn lên. Người có chí khí luôn sẵn sàng lấy

1,00


VI. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà

-

Tiếp tục phân tích đề và lập dàn ý/luyện tập viết đoạn văn cho bài viết số 1 (ở nhà).

Trả lời câu hỏi 2,3 SGK, tr 30. Đọc thêm các bài: Khóc Dương Khuê; Vịnh khoa thi
Hương.



×