Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Ảnh hưởng của trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội đến hiệu quả tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.22 KB, 89 trang )

1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn của riêng tôi. Các số liệu, kết quả có trong luận
văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.

Hà Nội, tháng 12 năm 2018
Tác giả
Đỗ Minh Phượng


2

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các Quý thầy cô Khoa Tài chính- Ngân hàng và Viện
Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại học Ngoại thương đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin
chân thành cảm ơn TS. Dương Thị Hồng Vân đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi
hoàn thành luận văn này.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đỗ Minh Phượng


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................................................iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ.................................................................................v
DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................................................vi
TÓM TẮT LUẬN VĂN................................................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................................viii
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ TÀI
CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP...................................................................................................1
1.1.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:.........................................................................1

1.1.1.

Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:............................................1

1.1.2.

Tiêu chí đánh giá trách nhiệm xã hội:.....................................................................4

1.1.3.

Lợi ích của trách nhiệm xã hội:...............................................................................9

1.2.

Hiệu quả tài chính:.........................................................................................................12

1.2.1

Các tiêu chí đánh giá về hiệu quả tài chính :...........................................................12


1.2.2

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính:.....................................................14

1.3.

Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp...16

CHƯƠNG 2 TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI
CHÍNH – TRƯỜNG HỢP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT.....................................................19
2.1

Giới thiệu về tập đoàn Hòa Phát......................................................................................19

2.1.1

Giới thiệu chung..............................................................................................................19

2.1.2

Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn Hòa Phát.......................................20

2.1.3

Đặc điểm ngành nghề kinh doanh.................................................................................25

2.1.4

Cơ cấu tổ chức bộ máy của tập đoàn Hòa Phát...........................................................28


2.2

Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tập đoàn Hòa Phát:............................30

2.2.1

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với người lao động.....................................30

2.2.2

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với vấn đề môi trường................................32

2.2.3

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với nhà nước...............................................34

2.2.4

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với cộng đồng.............................................35

2.3
Phân tích ảnh hưởng trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính tại tập đoàn Hòa
Phát ...............................................................................................................................................36
2.3.1

Tác động của trách nhiệm xã hội trong giai đoạn 2007-2017 đến hiệu quả tài chính.
...........................................................................................................................................36

2.3.2
So sánh việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Hòa Phát với các tổ chức khác trên

thế giới ...........................................................................................................................................42
2.4
Đánh giá tác động của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính tại tập đoàn Hòa
Phát ...................................................................................................................................................
43
2.4.1

Những kết quả đạt được..........................................................................................43


4
2.4.2

Những hạn chế còn tồn tại.....................................................................................44

CHƯƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
DOANH NGHIỆP TỪ TRƯỜNG HỢP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT...............................48
3. 1

Khuyến nghị với cơ quan chức năng quản lý nhà nước...........................................48

3. 2

Phương hướng của doanh nghiệp liên quan đến trách nhiệm xã hội.....................50

3.2.1

Nâng cao nhận thức doanh nghiệp về thực hiện TNXH.....................................50

3.2.2


Hoàn thiện hệ thống quản lý trong thực hiện TNXH của DN............................52

3. 3
Giải pháp đẩy mạnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu
quả tài chính...................................................................................................................................54
3.3.1

Đối với người lao động............................................................................................54

3.3.2

Đối với người tiêu dùng, khách hàng, đối tác.......................................................55

3.3.3

Đối với môi trường...................................................................................................56

KẾT LUẬN.....................................................................................................................................58
DANH MỤC THAM KHẢO........................................................................................................59
PHỤ LỤC........................................................................................................................................61


5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ
Bảng
BẢNG 2.1 Kết quả tính điểm CSR và ROA của Hòa Phát từ năm 2007-2017...........37
BẢNG 2.2 So sánh CSR của Hòa Phát và các ngân hàng Ấn Độ...............................43
Hinh

Hình 1.1: Mô hình Kim tự tháp của Carroll...................................................................3
Hình 2.1 Quá trình hình thành phát triển của tập đoàn Hòa Phát.................................20
Biểu đồ
Biểu đô 2.1 Tỷ trọng lợi nhuận sau thuế năm 2016 của Hòa Phát................................22
Biểu đô 2.2 Tăng trưởng các chỉ tiêu quang trọng giai đoạn 2007 – 2017...................23
Sơ đồ
Sơ Đồ 2.1 Sơ đồ hoạt động của tập đoàn Hòa Phát:....................................................26
Sơ Đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Hòa Phát........................................................28


6

DANH MỤC VIẾT TẮT

CoC
CBNV

Bộ quy tắc ứng xử CBNV
Cán bộ nhân viên

CSR

Trách nhiệm xã hội

DN

Doanh nghiệp

DNNVV
EC

ISO
GSO
SA 8000

Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Liên minh châu Âu
Tổ chức tiêu chuẩn Thế giới
Tổng cục Thống kê
Tiêu chuẩn quốc tế quản trị trách nhiệm xã hội

TNXH

Trách nhiệm xã hội

VCCI
UNIDO

Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam
Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc


7

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Bài nghiên cứu này với mục tiêu xem xét mối quan hệ giữa CSR và hiệu quả tài
chính tại tập đoàn Hòa Phát và đề ra giải pháp khắc phục những khó khăn còn tồn tại.
Mức độ thực hiện CSR của Hòa Phát được đo lường qua bốn hoạt động phần gồm: Hoạt
động cộng đồng, hoạt động môi trường, hoạt động nơi làm việc và hoạt động khác. Kết
quả nghiên cứu cũng đã làm rõ mối quan hệ giữa CSR và hiệu quả tài chính của Hòa
Phát, việc gia tăng CSR có tác động mạnh trong việc làm tăng những lợi ích kinh doanh

của doanh nghiệp từ đó thúc đẩy hiệu quả tài chính gia tăng như một lợi ích gián tiếp từ
CSR. Đồng thời, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ tác động đến sự
gắn kết lực lượng lao động, thu hút nguồn lực bên trong và bên ngoài, giúp doanh nghiệp
tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. CSR sẽ trở thành chiến lược đem lại lợi ích
tổng thể, toàn diện và bền vững cho doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng
khốc liệt.


8

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề ngày càng được
quan tâm, chú trọng nhiều hơn. CSR viết tắt của Corporate social responsibility,
nghĩa là Trách nhiệm xã hội - được hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp
cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua những việc làm nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người lao động, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho
cả doanh nghiệp và sự phát triển chung cho xã hội.
CSR được coi là một trong những yêu cầu quan trọng đối với doanh nghiệp
nếu doanh nghiệp muốn phát triển vượt bậc so với doanh nghiệp trong nước và
vươn xa hội nhập với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc thực hiện
CSR còn nhiều vấn đề, trước hết là sự hiểu biết của doanh nghiệp còn chưa đầy đủ,
doanh nghiệp chỉ hiểu đơn thuần là việc làm từ thiện mà chưa hiểu rằng việc thực
hiện CSR là phải thực hiện ngay trong doanh nghiệp.
Trong nghiên cứu này, học viên sẽ nghiên cứu tình huống điển hình tại Hòa
Phát, một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Với lĩnh vực hoạt
động kinh doanh rộng, nhiều ngành khác nhau, Hòa Phát cần coi trọng việc thực
hiện CSR, là con đường để sản xuất và kinh doanh phát triển bền vững. Bởi vì các
hoạt động đều có mối quan hệ với nhau, tất cả đều hưởng lợi từ việc xây dựng các
mối quan hệ đó, không những vậy thực hiện tốt CSR thì sẽ nâng cao được thương

hiệu, uy tín của công ty đối với khách hàng, đối với người lao động và toàn thể cộng
đồng. Vậy thực trạng thực hiện CSR của công ty và mối quan hệ giữa CSR với hiệu
quả tài chính tại Hòa Phát sẽ là vấn đề nghiên cứu trong bài luận này.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu


9

Trên cơ sở nêu tổng quan về CSR, luận văn tìm hiểu thực trạng việc thực
hiện CSR của Công ty Cổ phần tập đoàn Hòa Phát, mối quan hệ giữa CSR và hiệu
quả tài chính. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao viêc thực hiện
CSR để thúc đẩy hiệu quả tài chính.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
 Nêu tổng quan về CSR: khái niệm, nhân tố tác động, căn cứ đánh giá và lợi
ích thực hiệnCSR.
 Nêu tổng quan về hiệu quả tài chính của DN: khái niệm, nhân tố tác động
đến hiệu quả tài chínhDN
 Tìm hiểu thực trạng việc thực hiện CSR của Hòa Phát, việc thực hiện CSR
ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của tập đoàn.
 Đề xuất một số giải pháp thúc đẩyviệc thựchiện CSR nhằm nâng cao hiệu
quả tài chính.
3. Phạm vi nghiên cứu:
-

Về không gian: Luận văn nghiên cứu tình huống tại Tập đoàn Hòa Pháp. Từ

đó rút ra những đánh giá và kiến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam.
-


Về thời gian: Số liệu sử dụng phân tích thực trạng hoạt động CSR và hiệu

quả tài chính tại Tập đoàn Hòa Phát được giới hạn từ 2007 đến 2017.
-

Về nội dung: Việc thực hiện CSR tại tập đoàn Hòa Phát, mỗi quan hệ giữa


10

CSR và hiệu quả tài chính.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng những phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sử dụng phương pháp này để thu
thập những thông tin về cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, kết quả nghiên cứu của
các nhà khoa học, nhà quản lý đã được công bố trên các ấn phẩm, chủ trương và
chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu, số liệu thống kê.
- Phương pháp quan sát trực quan: tác giả quan sát hiện trạng, thực tế hoạt
động của các phòng ban, thực tế kết quả và các giải thưởng công ty đã đạt được.
- Phương pháp thu thập số liệu: Kết quả bài viết này chủ yếu sử dụng số liệu
thứ cấp. Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo đã được công bố qua
sách, báo, tạp chí, website, các báo cáo tổng kết có liên quan.
- Phương pháp phân tích số liệu: thống kê mô tả, so sánh và tổnghợp.
- Phương pháp so sánh: tác giả đưa ra sự so sánh giữa lý thuyết với thực tiễn
tại Tập đoàn Hòa Phát, các số liệu đã có, đưa ra kết luận liên quan đến việc đánh giá
thực trạng, các ưu, nhược điểm và đề xuất các giải pháp ngắn hạn và dài hạn, phù
hợp với yêu cầu thực tiễn.
5. Tổng quan nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài, vấn đề trách nhiệm xã hội

của doanh nghiệp đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Tác giả đã tham khảo
một số công trình nghiên cứu, các bài báo và sách nghiên cứu về CSR như sau:


11

5.1. Các công trình nghiên cứu, bài báo nước ngoài:
- Shafat MaqboolM, NasirZameer, “Corporate social responsibility and
financial performance: An empirical analysis of Indian banks”, Aligarh Muslim
University, Inida(2017). Các tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ giữa Trách nhiệm
xã hội và hoạt động tài chính tại một số các ngân hàng ở Ấn Độ. Kết quả cho thấy
CSR tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng Ấn Độ. Phát hiện
của nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc cho quản lý, thực hiện CSR với ý
định chiến lược của doanh nghiệp và đổi mới triết lý kinh doanh của họ từ lợi nhuận
truyền thống theo hướng tiếp cận có trách nhiệm với xã hội. Trong nghiên cứu này,
tác giả đã sử dụng thông tin CSR từ các báo cáo hàng năm. Sau đó, các hoạt động
được chia thành bốn loại (cộng đồng, môi trường, nơi làm việc và hoạt động khác),
tất cả có 32 tiêu chí, tính 1 điểm cho việc có thực hiện tiêu chí đó và 0 điểm nếu
không thực hiện. Sau đó, điểm số CSR được chuyển thành tỷ lệ phần trăm theo
công thức sau:
Ski=1csrij
CSRI thành phần ij =

nij

CSRij: chỉ số CSR tổng và CSR thành phần của công ty thứ j (0 ≤ CSRj ≤ 1)
csrij bằng 1 nếu thông tin về câu hỏi thứ i của công ty thứ j có công bố, ngược
lại bằng 0.
nij : số lượng câu hỏi kỳ vọng thứ i đối với công ty j (n = 1,..., k).
i: số lượng các khía cạnh CSR kỳ vọng đối với một công ty.

Tác giả dùng mô hình hồi quy để kiểm tra mối quan hệ giữa CSR và lợi nhuận
và các yếu tố khác, trong đó CSR là biến độc lập, các biến còn lại là các biến phụ


12

thuộc. Trong bài nghiên cứu của tôi, tôi đo lường CSR theo phương pháp của công
trình nghiên cứu này.
- Matthew J. Hirschland, “Corporate Social Responsibility and the Shaping of
Global Public Policy”, Hardcover (Dec. 12, 2006). Tác giả bàn về tầm quan trọng
của CSR trong công ty như: Các quy định kinh doanh toàn cầu mới – sự hiểu biết
của công ty về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và CSR thực hành đáp ứng lý
thuyết – quản trị toàn cầu và mạng lưới chính sách công cộng toàn cầu.
- Oyvind Ihlen, Betteke Van Ruler, Magnus Fredriksson, “Public Relations and
Social Theory: Key Figures and Concepts” (Routledge Communication Series). Tác
giả nghiên cứu vấn đề: Quan hệ công chúng và lý thuyết xã hội nới rộng phạm vi lý
thuyết của quan hệ công chúng. Từ đó tập trung vào khái niệm như niềm tin, tính
hợp pháp, sự hiểu biết, và phản xạ, cũng như về các vấn đề về hành vi, năng lượng,
và ngôn ngữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ sâu sắc của quan hệ công
chúng trong xã hội, điều này tác động trực tiếp và gián tiếp vào doanh nghiệp.
- Muhammad Yunus, “Building Social Business: The New Kind of Capitalism
That Serves Humanity’s Most Pressing Needs”. Tác giả đã nghiên cứu về một lý
thuyết được gọi là “kinh doanh xã hội”.Bằng cách khai thác năng lượng của việc tạo
lợi nhuận đáp ứng các nhu cầu của con người, “kinh doanh xã hội” tạo ra các doanh
nghiệp thương mại tự hỗ trợ, có khả năng tạo ra tăng trưởng kinh tế ngay cả khi họ
sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ làm cho thế giới trở thành một nơi tốt hơn. Trong
cuốn sách này, Yunus cho thấy làm thế nào “kinh doanh xã hội” đã trở thành một lý
thuyết một thực tiễn cảm hứng, được thông qua bởi các tập đoàn hàng đầu, các
doanh nhân, và các nhà hoạt động xã hội khắp Châu Á, Nam Mỹ, Châu Âu và Hoa
Kỳ.

5.2. Các công trình nghiên cứu, bài báo ở trong nước:


13

- -Hoàng Long, 2007, “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp – Động lực cho sự
phát triển”, Báo Thương Mại, số 26/2007. Tác giả chứng minh tầm quan trọng của
CSR trong doanh nghiệp tới sự phát triển xã hội: chú ý phát triển cơ sở hạ tầng cứng
và mềm, giao thông vận tải, nhất là các hành lang kinh tế, phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao, các ngành dịch vụ then chốt như tài chính – ngân hàng, viễn thông,
các nguồn năng lượng mới và tái tạo được.
- Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, “Nghiên cứu về mối quan hệ giữa trách
nhiệm xã hội, lợi ích kinh doanh và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.”, nhóm tác
giả Châu Thị Lệ Duyên, Nguyễn Huỳnh Kim Ngân, Nguyễn Thanh Liêm (2014)
thuộc khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh Đại học Cần Thơ. Đề tài nghiên cứu cho
thấy việc tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội tác động mạnh và thuận chiều
đến sự gia tăng lợi ích kinh doanh, đồng thời sự gia tăng lợi ích kinh doanh tác động
mạnh và thuận chiều đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.Nghiên cứu đóng góp
mô hình lý thuyết về quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, lợi ích kinh doanh và hiệu
quả tài chính cho các nghiên cứu tiếp theo.
- Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Bảo vệ tại Đại học Đà
Nẵng). Tên đề tài: “Nghiên cứu chỉ số trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
ứng dụng tại Công ty cổ phần dệt may 29/3” – Phạm Thị Thanh Hương (2013).
Luận văn đã hệ thống hóa lý luận về các khái niệm trách nhiệm xã hội (CSR), chỉ số
trách nhiệm xã hội (CSRI). Tuy nhiên luận văn này đi sâu vào nghiên cứu đo lường
phản ứng của nhân viên đối với CSR của Công ty, tập trung vào mối quan hệ nội bộ
giữa nhân viên và các cổ đông của Công ty. Kết quả phân tích và nghiên cứu của
luận văn nhằm mục đích đánh giá tác động của CSR đến sự hài lòng trong công việc
của nhân viên và cam kết với Công ty và đưa ra các giải pháp giúp nhà quản lý thiết
kế chính sách và các chương trình CSR hiệu quả làm cho hình ảnh Công ty tốt đẹp

hơn, tạo lòng trung thành của nhân viên. Đề tài nghiên cứu trên chỉ bó hẹp nội dung
nghiên cứu về ảnh hưởng của CSR đến nội bộ của doanh nghiệp mà chưa đi sâu
rộng ra các vấn đề khác của trách nhiệm xã hội nói chung như đóng góp cho xã hội,


14

cho cộng đồng, bảo vệ môi trường...
Tóm lại, các bài báo, công trình nghiên cứu của các tác giả trên đều phân tích
những vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tiếp cận từ nhiều
góc độ và phân tích một trong những khía cạnh của CSR, chủ yếu là yếu tố con
người. Hiện nay, vẫn còn ít nghiên cứu đi tìm hiểu sâu về vấn đề mối quan hệ giữa
CSR và hiệu quả tài chính, ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài
chínhcủa doanh nghiệp.
6. Kết cấu luận văn
Nội dung chủ yếu của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả
tài chính của doanh nghiệp.
Chương 2: Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài
chính tại tập đoàn Hòa Phát.
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh trách nhiệm xã hội nhằm nâng cao hiệu quả
tài chính của tập đoàn Hòa Phát.


15

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ HIỆU
QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:
1.1.1. Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:

Hiện nay, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (viết tắt tiếng Anh: CSR) đã
trở thành một trào lưu thực thụ và phát triển rộng khắp thế giới. Người tiêu dùng tại
các nước phát triển hiện nay không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn
coi trọng cách thức các công ty làm ra sản phẩm đó. Họ muốn biết liệu các sản
phẩm họ định mua có thân thiện với môi trường sinh thái, với cộng đồng, có tính
nhân đạo, và có lành mạnh hay không. Nhiều phong trào bảo vệ quyền của người
tiêu dùng và môi trường phát triển rất mạnh ở nhiều nước. Chẳng hạn như phong
trào tẩy chay thực phẩm gây béo phì (fringe foods) nhằm vào các công ty sản xuất
đồ ăn nhanh, nước giải khát có ga; phong trào thương mại công bằng (fair trade)
yêu cầu bảo đảm điều kiện lao động và giá mua nguyên liệu của người sản xuất ở
các nước Thế giới thứ ba; phong trào tẩy chay sản phẩm sử dụng lông thú, tẩy chay
sản phẩm bóc lột lao động trẻ em nhằm vào Công ty Nike và Gap trước đây; phong
trào tiêu dùng theo lương tâm (shopping with a conscience) v.v.
Trước áp lực xã hội, hầu hết các công ty lớn đã chủ động đưa CSR vào chương
trình hoạt động của mình một cách nghiêm túc. Nhiều chương trình CSR đã được
thực hiện như: tiết kiệm năng lượng; giảm khí thải carbon; sử dụng vật liệu tái sinh;
sử dụng năng lượng mặt trời; cải thiện nguồn nước sinh hoạt; xóa mù chữ; xây dựng
trường học; cứu trợ, ủng hộ nạn nhân thiên tai; thành lập quỹ và trung tâm nghiên
cứu vắc-xin phòng chống Aids và các bệnh dịch khác ở các nước đang phát triển
v.v. Hầu hết các công ty đa quốc gia đều đã xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (Code of
Conduct) có tính chất chuẩn mực áp dụng đối với nhân viên và các đối tác làm ăn
của mình trên toàn thế giới. Lợi ích đạt được qua những cam kết CSR đã được ghi
nhận. Không những hình ảnh công ty được cải thiện trong con mắt công chúng và
người dân địa phương, mà nó còn giúp công ty tăng doanh số bán hàng hay thực
hiện các thủ tục đầu tư được thuận lợi hơn. Và, ngay trong nội bộ công ty, sự hài


16

lòng và gắn bó của nhân viên với công ty cũng tăng lên. Chưa kể các chương trình

tiết kiệm năng lượng giúp giảm chi phí hoạt động cho công ty không nhỏ. Hiện nay
khá thịnh hành quan niệm “Doanh nghiệp-Công dân” (Corporate Citizen), theo đó
xét trên các phương diện hoạt động, một doanh nghiệp không khác gì so với một
công dân: Công dân và doanh nghiệp đều cùng phải hoạt động kinh tế (làm ra thu
nhập) để sống và đóng góp cho nền kinh tế; cả hai đều phải tuân thủ pháp luật của
nhà nước (luật dân sự, luật thuế, luật đất đai, luật lao động,...); và cả hai đều phải
tuân thủ những quy định (luật) bất thành văn về đạo đức. Ví dụ, công dân phải có
trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ lúc về già, hiếu đễ với người già, sống văn hóa với
xóm giềng, làng xã, giúp đỡ tương trợ nhau lúc khó khăn họan nạn, thiên tai, v.v.;
còn doanh nghiệp, ngoài việc tuân thủ pháp luật, còn phải tuân thủ những quy tắc
đạo đức “bất thành văn” như đối xử tốt, chăm sóc sức khỏe người lao động, quan
tâm đến cuộc sống tinh thần của họ, tôn trọng cuộc sống, môi trường sống yên
bình, tín ngưỡng của người dân sống xung quanh doanh nghiệp, v.v.. Chính vì vậy,
doanh nghiệp phải có ý thức về những tác động từ hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình và có trách nhiệm với chính hành vi của mình trước xã hội. Như vậy, có
thể nói bản chất hoạt động của doanh nghiệp không thể chỉ vì lợi nhuận mà doanh
nghiệp ngay từ đầu đã phải đóng vai trò của một “công dân” trong xã hội với tất cả
nghĩa vụ và quyền lợi thích hợp của mình trong đó. Ở nước ta, việc thực hiện CSR
thường vẫn được xem là một hành động giải quyết các vấn đề xã hội vì các mục
đích từ thiện và nhân đạo. Trong khi đó, CSR nhìn chung phải được hiểu là cách
thức mà một doanh nghiệp đạt được sự cân bằng hoặc kết hợp những yêu cầu về
kinh tế, môi trường và xã hội đồng thời đáp ứng những kỳ vọng của các cổ đông và
các bên đối tác. Cách thức mà doanh nghiệp tương tác với các cổ đông, người lao
động, khác hàng, nhà cung cấp, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức
quốc tế và các đối tác khác luôn được coi là một đặc điểm then chốt của khái niệm
CSR.
Hội đồng Kinh doanh Thế giới vì Sự Phát triển Bền vững (World Business
Council for Sustainable Development) đã đưa ra một định nghĩa về CSR. Định
nghĩa này được sử dụng khá phổ biến, được coi là hoàn chỉnh và rõ ràng. Đó là



17

“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đó`ng góp cho
việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi
trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng,
đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, bảo đảm chất lượng sản
phẩm… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã
hội.”
CSR là sự bao hàm của ba khái niệm: doanh nghiệp, xã hội và trách nhiệm.
CSR chỉ ra mối quan hệ giữa doanh nghiệp (hoặc các tổ chức lớn hơn) và cộng
đồng xã hội có liên quan. Theo đó “xã hội” được hiểu theo một nghĩa rộng bao gồm
nhiều cấp khác nhau trong đó có cả các bên hữu quan có lợi ích hiện thời liên quan
đến các hoạt động của doanh nghiệp (Werther & Chandler, 2006).
Xét về bản chất, CSR có thể bao hàm chuẩn mực mà các bên liên quan bên
trong và bên ngoài coi là đúng đắn và công bằng, hưởng ứng lại sự mong đợi của xã
hội về quyền công dân, hoặc bao gồm các chương trình đang hoạt động nhằm thúc
đẩy phúc lợi và thiện chí của con người. Hình sau đây trình bày rõ hơn mô hình
Kim tự tháp của Carroll – được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về CSR.
Hình 1.1: Mô hình Kim tự tháp của Carroll

(Nguồn: Internet)
Trách nhiệm kinh tế: đây là trách nhiệm đầu tiên. Các mục tiêu như tối đa hóa


18

lợi nhuận, cạnh tranh, hiệu quả và tăng trưởng là điều kiện tiên quyết bởi lẽ đây là
mục tiêu tối thượng của doanh nhân. Mục tiêu kinh tế không được thỏa mãn thì
doanh nghiệp cũng không thể tồn tại để đáp ứng các trách nhiệm khác. Các trách

nhiệm còn lại đều phải dựa trên ý thức trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp.
Trách nhiệm tuân thủ pháp luật: chính là sự cam kết của doanh nghiệp với xã
hội. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều nằm trong khuôn khổ pháp luật. Trong
quá trình tìm kiếm các mục tiêu kinh tế, doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của luật
pháp. Do đó, trách nhiệm kinh tế và pháp lý là hai thành tố cơ bản, không thể thiếu
của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Trách nhiệm đạo đức: là những quy tắc, giá trị được xã hội chấp nhận nhưng
chưa được đưa vào văn bản luật. Việc doanh nghiệp tuân thủ pháp luật là sự đáp
ứng những đòi hỏi, chuẩn mực tối thiểu mà xã hội đặt ra. Xã hội kỳ vọng doanh
nghiệp thực hiện các hoạt động có lợi ích cho xã hội hơn cả những điều quy định
trong luật pháp. Trách nhiệm đạo đức là tự nguyện nhưng lại chính là trọng tâm của
trách nhiệm xã hội.
Trách nhiệm từ thiện: là những hành vi của doanh nghiệp vượt ra ngoài sự
trông đợi của xã hội, như quyên góp xây nhà tình nghĩa, ủng họ đồng bào lũ lụt, tài
trợ cho trẻ em vùng sâu vùng xa…Điểm khác biệt giữa trách nhiệm từ thiện và đạo
đức là doanh nghiệp hoàn toàn tự nguyện. Nếu doanh nghiệp không thực hiện trách
nhiệm xã hội đến mức độ này vẫn được coi là đáp ứng đủ các chuẩn mực mà xã hội
trông đợi.
1.1.2. Tiêu chí đánh giá trách nhiệm xã hội:
CSR xuất hiện trên thế giới trong bối cảnh những người tiêu dùng ở các nước
phát triển có thị hiếu thiên về các sản phẩm có tính "trong sạch" và họ sẵn sàng tẩy
chay các sản phẩm nếu biết sản phẩm đó được sản xuất tại một DN thiếu CSR
(không có tổ chức công đoàn, có môi trường và điều kiện làm việc xấu...). Những
áp lực từ người tiêu dùng, từ xã hội và từ chính quyền nơi nhập khẩu hàng hóa
khiến các DN có các cơ sở sản xuất hoặc đặt hàng tại các nước đang phát triển đã
phải đưa ra tiêu chuẩn CSR thông qua các bộ quy tắc ứng xử (CoC). Ở những nước


19


châu Âu có khái niệm QSE (quality safety environment, chất lượng - an toàn lao
động - môi trường). Mục đích là mở rộng chính sách quản lý DN vượt khỏi khái
niệm chất lượng để bao hàm thêm CSR, mở rộng sổ tay chất lượng (Quality
Manual) thành sổ tay QSE (QSE Manual) và chứng nhận DN cùng một lúc theo cả
ba tiêu chuẩn chất lượng, an toàn lao động và môi trường. Thực hiện đầy đủ cùng
lúc ba chính sách này sẽ có thêm hiệu ứng hỗ trợ và giảm chi phí so với thực hiện
riêng lẻ mỗi chính sách.
Hiện nay trên thế giới có trên 2000 Bộ Quy tắc ứng xử, chia làm ba nhóm
chính: quy tắc ứng xử của các tổ chức quốc tế như: ISO, Công ước ILO, GC,
OECD; quy tắc ứng xử của các tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức hiệp hội ngành
nghề (Bộ Quy tắc ứng xử của Nike (Tập đoàn thể thao), Adidas (Tập đoàn thời
trang), FTA (Hiệp hội Ngoại thương)); quy tắc ứng xử của các tổ chức độc lập như:
SAI (Tổ chức Trách nhiệm xã hội Quốc tế), FLA (Nhượng quyền Thương mại)...
Các DN sẽ cần thu thập đầy đủ các thông tin để lựa chọn thực hiện Bộ Quy tắc
ứng xử nào phù hợp nhất với DN của mình. Bộ luật ứng xử BSCI: ra đời nhằm đảm
bảo tuân thủ với các tiêu chuẩn xã hội và môi trường cụ thể. BSCI là Bộ Tiêu chuẩn
đánh giá tuân thủ CSR trong kinh doanh. BSCI ra đời năm 2003 từ đề xướng của
Hiệp Hội ngoại thương (FTA) với mục đích thiết lập một diễn đàn chung cho các
quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát ở Châu Âu về CSR của DN. Các công ty cung
ứng phải đảm bảo rằng Bộ luật ứng xử này cũng được xem xét bởi các nhà thầu phụ
có liên quan đến các quy trình sản xuất của giai đoạn sản xuất sau cùng được thực
hiện thay cho các thành viên của BSCI. Các yêu cầu sau đây là đặc biệt quan trọng
và phải được thực hiện theo một cách tiếp cận mang tính phát triển:
1)

Tuân thủ pháp luật: Tuân theo tất cả các quy luật và quy định được áp

dụng, các tiêu chuẩn công nghiệp tối thiểu, các thỏa thuận Tổ chức lao động quốc tế
và Liên Hiệp quốc, và những yêu cầu khác do luật pháp quy định, áp dụng luật nào
nghiêm ngặt hơn.

2)

Tự do lập Hội và Quyền Thương lượng Tập thể: Quyền của mọi cá nhân

để hình thành và tham gia các tổ chức đoàn thể theo ý họ và để thương lượng tập


20

thể cũng sẽ được tôn trọng.
3)

Cấm phân biệt: Không cho phép một hình thức phân biệt nào trong việc

thuê mướn, trả thù lao, được tham gia đào tạo, đề bạt, chấm dứt hợp đồng hoặc nghỉ
hưu dựa trên giới tính, tuổi tác, tôn giáo, chủng tộc, địa vị xã hội, bối cảnh xã hội,
sự tàn tật, nguồn gốc dân tộc và quốc gia, quốc tịch, thành viên trong tổ chức của
người lao động, bao gồm các hiệp hội, sự gia nhập chính trị, định hướng giới tính
hoặc bất cứ một đặc điểm cá nhân nào khác.
4)

Đền bù: Lương trả cho giờ làm việc thông thường, giờ làm thêm và các

chênh lệch thêm giờ sẽ phải đạt đến hoặc vượt qua lương tối thiểu và/ hoặc các tiêu
chuẩn ngành.
5)

Giờ làm việc: Công ty cung ứng phải tuân thủ các luật quốc gia thích hợp

cũng như các tiêu chuẩn ngành về giờ làm việc. Giờ làm việc tối đa cho phép trong

một tuần được quy định bởi luật quốc gia sẽ không được vượt quá 48 giờ và số giờ
làm thêm tối đa cho phép trong một tuần không được vượt quá 12 giờ.
6)

Y tế và An toàn nơi làm việc: Một tập hợp rõ ràng các quy định và thủ tục

phải được lập ra và tuân thủ theo đối với vấn đề y tế và an toàn nơi làm việc, đặc
biệt là dự phòng và sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân, phòng tắm sạch sẽ, có thể sử
dụng nước uống được và nếu được cần cung cấp các thiết bị vệ sinh an toàn cho kho
lưu trữ thực phẩm.
7)

Cấm sử dụng lao động trẻ em: Cấm sử dụng lao động trẻ em được ghi rõ

trong các Công ước của ILO và Liên Hiệp quốc và/ hoặc luật pháp quốc gia. Trong
số các tiêu chuẩn khác nhau này, tiêu chuẩn nào nghiêm ngặt nhất sẽ được tuân thủ.
Cấm bất cứ hình thức bóc lột trẻ em nào. Cấm những điều kiện làm việc như nô lệ
hoặc có hại cho sức khỏe trẻ em. Quyền của các lao động trẻ tuổi phải được bảo vệ.
8)

Cấm cưỡng bức Lao động và các Biện pháp kỷ luật: Tất cả các hình thức

lao động cưỡng bức, chẳng hạn như phải nộp tiền đặt cọc hoặc các hồ sơ nhận diện
của cá nhân đối với việc thuê mướn lao động đều bị cấm và xem như là lao động
của tù nhân vi phạm các quyền cơ bản của con người. Cấm sử dụng các hình phạt
về thể xác, tinh thần hoặc ép buộc về tinh thần cũng như việc lạm dụng bằng lời nói.


21


9)

Các vấn đề an toàn và môi trường: Các thủ tục và tiêu chuẩn xử lý chất

thải, xử lý các chất thải hóa học và các chất có hại khác, các xử lý phát ra hoặc thải
ra phải đạt đến hoặc vượt quá yêu cầu tối thiểu mà pháp luật quy định.
10) Các Hệ thống quản lý: Công ty cung ứng sẽ đặt ra và thực hiện một chính
sách đối với khả năng chịu trách nhiệm về mặt xã hội, một hệ thống quản lý để đảm
bảo rằng các yêu cầu của Bộ luật ứng xử BSCI có thể được thiết lập và tuân thủ
chính sách chống hối lộ/ chống tham nhũng trong tất cả các hoạt động kinh doanh
của họ. Cũng cần phải chỉ rõ những mối quan tâm về việc tuân thủ Bộ Luật ứng xử
này của người lao động.
Thực hiện TNXH của DN Việt Nam là sự cần thiết khách quan trong quá trình
hội nhập, tuy nhiên đây là vấn đề rất mới và trên thực tế nhiều khi có sự nhận thức
và vận dụng rất khác nhau. Bởi vậy, theo nghiên cứu của các chuyên gia Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, để áp dụng Trách nhiệm xã hội vào các DN Việt
Nam cần thiết phải có nhận thức đúng và lưu ý các điểm sau:
1) Trước hết cần khẳng định là việc gắn tiêu chuẩn lao động với thương mại
quốc tế đã không được thừa nhận tại WTO cũng như các diễn đàn quốc tế khác. Bởi
vậy, các CoC không phải là các công ước quốc tế, cũng không phải thoả thuận giữa
chính phủ với chính phủ mà chỉ là thoả thuận giữa DN với DN (bên bán và bên mua
hàng hoá, dịch vụ).
2) Các CoC không thay thế, không đứng trên luật quốc gia. Việc thực hiện các
CoC ở bất cứ quốc gia nào phải phù hợp với luật quốc gia và hỗ trợ việc thực hiện
luật quốc gia.
3) Phần lớn nội dung của CoC dựa trên các công ước và thông lệ quốc tế (ví dụ
ILO) và luật quốc gia. Tuy nhiên vấn đề quan trọng ở các CoC là đưa ra cách thức
quản lý, theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc thực hiệnnhững quy định này (các công
ty bạn hàng hay công ty đánh giá độc lập).
4) Việc thực hiện các CoC là tự nguyện, hoàn toàn không mang tính bắt buộc.

Tuy nhiên, có thể một công ty bạn hàng nước ngoài nào đó quy định việc thực hiện
một bộ CoC nào đó là bắt buộc để có thể ký kết hợp đồng thương mại thì đó là quan


22

hệ giữa DN với DN, không phải là sự bắt buộc từ phía chính phủ sở tại cũng như
chính phủ nước nhập hàng.
5) CSR của DN được quy định trong các CoC được hiểu là trách nhiệm của DN
đối với toàn xã hội thông qua sản phẩm của mình.
6) Việc thực hiện các quy định thể hiện CSR của DN trong bộ quy tắc ứng xử là
một khoản chi phí mang tính chất đầu tư của DN, được thực hiện trước và trong khi
làm ra sản phẩm, chứ không phải là một đóng góp cuả DN mang tính chất nhân đạo,
từ thiện được trích ra từ lợi nhuận của DN sau khi đã bán sản phẩm.
7) Nếu CSR của DN và bộ quy tắc ứng xử được hiểu đúng và thực hiện đúng,
phù hợp với luật pháp quốc gia thì việc thực hiện CSR chính là một việc làm mà các
bên đều có lợi.
8) Việc thực hiện CSR chính là việc cụ thể hoá một số quy định chính của Bộ
luật Lao động và một số văn bản luật pháp khác chứ không đồng nghĩa với việc DN
phải lấy chứng chỉ nào đó.
9) Cơ sở luật pháp, hệ thống thiết chế của Việt Nam có thể thực hiện được mục
tiêu của CSR của DN hay của các bộ quy tắc ứng xử sao cho phù hợp với luật pháp
của Việt Nam và hài hoà lợi ích của các bên tham gia.
Trong hội nhập kinh tế, các hàng rào thuế quan sẽ được bãi bỏ và các nước,
nhất là các nước phát triển, đã và đang dựng lên những hàng rào kỹ thuật để bảo hộ
hàng hóa trong nước. Các tiêu chuẩn CSR chính là hàng rào kỹ thuật lớn nhất trong
cạnh tranh. Vì thế cần thiết phải xây dựng các tiêu chuẩn CSR. Tuy nhiên, không
thể áp dụng một cách máy móc các tiêu chuẩn CSR của các nước vì mỗi nước có
một truyền thống văn hóa, một đường lối phát triển riêng. Bởi vậy, các tiêu chuẩn
phải phù hợp với luật pháp, mang lại lợi ích cho người lao động và góp phần cho

DN phát triển. Thực tế ở các nước phát triển cho thấy, việc áp dụng các tiêu chuẩn
CSR không chỉ bảo đảm các quyền lợi, sức khỏe và tính mạng cho người lao động,
mà còn nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh của các
DN.
Trong bài luận văn này sẽ sử dụng các tiêu chí như sau để áp dụng phân tích


23

thực trạng thực hiện CSR tại trường hợp Tập đoàn Hòa Phát:
- Tiêu chí trách nhiệm xã hội đối với người lao động: bao gồm về cách đối xử
với người lao động và việc làm ổn định. Mối quan hệ quản lý/lao động, an toàn và
sức khỏe, giáo dục và đào tạo nghề, đa dạng hóa và cơ hội bình đẳng, thù lao công
bằng cho nam và nữ, đánh giá của nhà cung cấp về cách đối xử với người lao động,
cơ chế khiếu nại về cách đối xử với người lao động. Tiêu chí về bảo đảm quyền con
người: đầu tư, không phân biệt đối xử, quyền tự do lập hội và thỏa ước tập thể, vấn
đề lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, các phương thức bảo vệ quyền tài sản,
quyền của người bản địa, đánh giá của nhà cung cấp về quyền con người, cơ chế
khiếu nại về quyền con người.
- Tiêu chí trách nhiệm xã hội đối với môi trường: gồm các vấn đề về vật liệu,
năng lượng, nước, đa dạng sinh học, phát thải, nước thải và chất thải, thông tin và
nhãn sản phẩm/dịch vụ, tính tuân thủ, vận chuyển, tổng thể, đánh giá của nhà cung
cấp về vấn đề môi trường, cơ chế khiếu nại về môi trường.
- Tiêu chí trách nhiệm xã hội đối với nhà nước: doanh nghiệp phải tuân thủ
luật pháp, đảm bảo thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ với Nhà nước.
- Tiêu chí trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng: chính sách công, hành vi hạn
chế cạnh tranh, tính tuân thủ, đánh giá của nhà cung cấp về tác động đối với xã hội,
cơ chế khiếu nại về tác động đối với xã hội. Ngoài ra, sự an toàn và sức khỏe của
khách hàng, thông tin và nhãn sản phẩm và dịch vụ, truyền thông tiếp thị, bảo đảm
quyền riêng tư của khách hàng cũng là tiêu chí để đánh giá CSR của doanh nghiệp.

1.1.3. Lợi ích của trách nhiệm xã hội:
Ở cấp độ doanh nghiệp, CSR có thể góp phần nâng cao thương hiệu doanh
nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng thị phần và tạo thêm nhiều lợi nhuận hơn thông qua
việc giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh theo một số cách sau đây:
- Do CSR liên quan đến việc thiết lập mối quan hệ mật thiết với các đối tác
của doanh nghiệp như nhà cung cấp, khác hàng, người lao động, cộng đồng, vv
bằng cách quan tâm đến những lợi ích của họ, doanh nghiệp có thể khiến các đối tác
của mình hài lòng và kết quả là, doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ những mối quan


24

hệ mật thiết này. Chẳng hạn như, mối quan hệ mật thiết với các khách hàng có thể
giúp doanh nghiệp nhận thức tốt hơn về những nhu cầu của ho, từ đó giúp doanh
nghiệp trở nên cạnh tranh hơn trong việc đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Trong một số trường hợp, CSR có thể đem lại hiệu suất lớn hơn (chẳng hạn như tiết
kiệm được chi phí từ việc ứng dụng các kỹ thuật giảm thiểu chất thải, và điều này
có thể giúp doanh nghiệp có được giá cả cạnh tranh hơn)
- Ngoài ra, khi CSR khuyến khích các doanh nghiệp đảm bảo môi trường làm
việc tốt cho người lao động, bao gồm bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, đối xử
bình đẳng, chăm sóc sức khoẻ định kỳ, vv. (Định nghĩa của các chuyên gia đến từ
Bộ Công nghiệp Canada. Xem trang www.ic.gc.ca. ). Điều này có thể giúp các
doanh nghiệp giữ chân được người lao động có kỹ năng, tăng hiệu suất lao động và
thậm chí thu hút thêm người lao động có trình độ. Tất cả những yếu tố này được tin
là sẽ giúp các doanh nghiệp cạnh tranh hơn trong việc thu hút lao động.
- Việc lấy chứng chỉ về TNXHCDN có nhiều lợi ích tiềm năng. Lợi ích trước
mắt là có thêm đơn đặt hàng từ những công ty mua hàng đòi hỏi các tiêu chuẩn về
CRS, còn lợi ích dài hạn là cho chính công ty như cải thiện quan hệ trong công việc,
giảm chi phí, tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, giảm chi
phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, tăng doanh thu, tăng giá trị, thương hiệu,
và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới. CSR đối với phát triển kinh tế địa

phương có thể tạo ra nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy
hơn.
- CSR tốt là yếu tố giúp thu hút nhân tài. Nhân viên là yếu tố quyết định năng
suất và chất lượng sản phẩm. Việc thu hút nhân tài luôn được các công ty quan tâm.
Có được những nhân viên tốt đã khó nhưng việc níu chân các nhân viên này còn
khó khăn hơn nhiều. Điều này là cả một thách thức đối với các công ty. Những công
ty trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y
tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt.
Những người chủ doanh nghiệp giỏi thường không lo lắng nhiều về những chi phí
cho CSR (lo sức khoẻ nhân viên và người nhà của họ, cho nhân viên vay tiền để
mua xe, mua nhà, tổ chức nhà trẻ, trường học cho con cái họ…). Họ luôn tin rằng


25

đó là khoản đầu tư sáng suốt. Tuy nhiên chi phí để áp dụng chương trình CSR có
thể làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Những người lãnh đạo có
tầm nhìn xa trông rộng sẽ có mục tiêu hoạt động không chỉ giới hạn bởi lợi nhuận.
Thước đo thành công của họ bắt nguồn từ tác động mà họ tạo ra đối với nhu cầu xã
hội. Các doanh nhân này tìm kiếm những giải pháp để thay đổi xã hội theo chiều
hướng tốt hơn và đổi ngược lại, doanh nghiệp của họ sẽ có những điều kiện để phát
triển bền vững hơn. Lợi ích dài hạn chủ yếu của CSR là cho chính nội bộ doanh
nghiệp như cải thiện quan hệ trong công việc, giảm bớt tai nạn, giảm tỷ lệ nhân viên
thôi việc, tăng năng suất lao động. Ngoài ra, CSR còn giúp nâng cao uy tín của
doanh nghiệp trong quan hệ với khách hàng và các đối tác, tạo ra ưu thế trong cạnh
tranh và thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Tuy
nhiên công ty không thể chỉ sống nhờ vào CSR. Để phát triển lâu dài, công ty cần
tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận và CSR có thể song hành, thực tế là trong dài hạn, việc
quản lý doanh nghiệp theo hướng có trách nhiệm với xã hội thường đem lại tăng
trưởng bền vững và lợi nhuận lớn hơn. Có những e ngại rằng áp dụng CSR ở doanh

nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) gặp nhiều khó khăn hơn những doanh nghiệp lớn vì
các nguồn tài nguyên của DNVVN quá hạn chế không thể đáp ứng được những
chương trình CSR đắt tiền. Quan điểm đó không hoàn toàn chính xác, một doanh
nghiệp nhỏ mới thành lập nếu muốn thành công và phát triển bền vững thì không
thể không tham gia vào các hoạt động mang tính trách nhiệm đối với xã hội ngay từ
đầu. Hơn nữa, chương trình CSR không nhất thiết phải tốn kém. CSRlà quan trọng
nhưng không phải ở tờ giấy chứng nhận mà ở chính quy trình thực hiện nó. Nếu
doanh nghiệp chỉ chạy theo hình thức mà không thực thi nghiêm túc thì CSR không
còn ý nghĩa. Doanh nghiệp sẽ thành công trong việc áp dụng CSR nếu có sự cam
kết của ban lãnh đạo, thực sự hiểu rõ tầm quan trọng và lợi ích CSR sẽ mang lại
trong dài hạn và biến CSR thành một phần văn hóa doanh nghiệp.
Ở cấp độ quốc gia, CSR có thể góp phần xoá đói giảm nghèo thông qua những
chương trình từ thiện do các doanh nghiệp thực hiện như đóng góp cho Quỹ vì
người nghèo, Quỹ vì người tàn tật, v.v. Các chính sách về CSR trong bản thân các
doanh nghiệp như đối xử bình đẳng giữa nam giới và nữ giới, với lao động cũ và


×