Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
---------***--------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN
CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh doanh thƣơng mại

LƢU THANH HUYỀN

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
---------***--------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN
CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM

Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Kinh doanh thƣơng mại
Mã số: 8340121

Họ và tên học viên: LƢU THANH HUYỀN
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS NGUYỄN VĂN HỒNG

Hà Nội - 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Văn Hồng. Các số liệu, kết quả, kết luận nêu trong
luận văn là trung thực, có tính khoa học và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, 27 tháng 06 năm 2018
Ngư i thực hiện

LƢU THANH HUYỀN


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, Ban giám hiệu, thư viện, bộ
phận quản lý trực tiếp và gián tiếp của nhà trư ng đã luôn tạo mọi điều kiện, truyền
đạt những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích giúp tác giả có thể hoàn thành luận văn
thạc sĩ chuyên ngành kinh doanh thương mại tại trư ng Đai học Ngoại Thương
Đặc biệt, tác giả xin được gửi l i cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Văn
Hồng – ngư i đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tác giả trong từng bước hoàn thành
khóa luận này.
Do khuôn khổ th i gian nghiên cứu và trình độ ngư i viết còn hạn chế, luận
văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong được
thầy cô và các bạn thông cảm c ng như đóng góp ý kiến để bài luận văn được hoàn
thiện hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày 27 tháng 06 năm 2018
Ngư i thực hiện

LƢU THANH HUYỀN



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................3
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài ...................................3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................4
6. Kết cấu luận văn..............................................................................................4
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
ĐỐI VỚI MỘT QUỐC GIA..................................................................................... 5
1.1 Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực
.................................................................................................................................5
1.2 Các hình thức xuất khẩu ..................................................................................10
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng nông sản 13
1.3.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu .......................................................................13
1.3.2 Giá nông sản của thị trư ng thế giới .........................................................13
1.3.5. Chính sách khuyến khích xuất khẩu đối với mặt hàng nông sản .............16
1.3.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của một quốc gia ............18
1.3.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản chủ lực của một quốc gia
............................................................................................................................21
1.4 Vai trò và ý nghĩa của xuất khẩu hàng nông sản .............................................22
1.4.1. Vai trò của xuất khẩu hàng nông sản .......................................................22
1.4.2 Ý nghĩa của xuất khẩu hàng nông sản .......................................................28
1.5 Kinh nghiệm xuất khẩu nông sản của một số quốc gia và rút ra cho Việt Nam
...............................................................................................................................28
1.5.1 Kinh nghiệm xuất khẩu của Trung Quốc ..................................................28
1.5.2 Kinh nghiệm của Thái Lan ........................................................................33



1.5.3. Bài học cho Việt Nam ..............................................................................35
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG
SẢN CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM NĂM 2011-2017. .......................................... 38
2.1 Khái quát về xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam giai đoạn từ 2011- 2017
...............................................................................................................................38
2.2. Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực củaViệt Nam ............44
2.2.1. Về mặt hàng..............................................................................................44
2.2.2 Về phương thức sản xuất ...........................................................................52
2.2.3 Hiệu quả ....................................................................................................52
2.2.4 Phương thức xuất khẩu ..............................................................................56
2.3 Các chính sách và biện pháp mà Việt Nam đã áp dụng và đẩy mạnh xuất khẩu
nông sản .................................................................................................................57
2.4 Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực
của Việt Nam .........................................................................................................58
2.4.1. Những kết quả chủ yếu .............................................................................58
2.4.2 Những hạn chế bất cập ..............................................................................61
2.4.3 Nguyên nhân về những hạn chế bất cập ....................................................64
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT
HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRONG NHỮNG NĂM TỚI .......................... 67
3.1 Dự báo các mặt hàng chủ lực của Việt Nam trong những năm tới .................67
3.2 Định hướng của Nhà nước ...............................................................................68
3.2.1. Chương trình của Đảng ............................................................................68
3.2.2 Chiến lược của nhà nước ...........................................................................70
3.3 Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt
Nam ........................................................................................................................71
3.4 Một số kiến nghị, điều kiện thực hiện giải pháp..............................................73
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 78



DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG

Trang

Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam giai đoạn 2011- 2017 .......... 27
Bảng 2.1: Thị phần nông sản xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011- 2017 ............. 43
Bảng 2.2: Các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam ............................................. 44
Bảng 2.3: Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực 2011-2017.. 53

HÌNH VẼ

Trang

Hình 1.1: 10 thị trư ng nông sản chủ lực của Trung Quốc trong giai đoạn 20102014 ............................................................................................................................... 29
Hình 1.2: 10 thị trư ng xuất khẩu nông sản chủ lực của Thái Lan giai đoạn 20082014 ............................................................................................................................... 34
Hình 2.1: GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2011 -2017......................................... 39
Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011 -2017................................. ................ 40
Hình 2.3: So sánh cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản năm 2011-2017 ........................... 42
Hình 2.4: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2011 -2017 ..................... 45
Hình 2.5: Thị trư ng xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2017 ...................................... 47
Hình 2.6: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2011-2017 ............... 49
Hình 2.7: 10 thị trư ng xuất khẩu cà phê của Việt Nam .............................................. 50
Hình 2.8: Kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam giai đoạn 2011-2017 ................... 51


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT


Từ viết tắt

1

ASEAN

2

APEC

3

ATTP

Giải nghĩa Tiếng Anh

Giải nghĩa Tiếng Việt

Association of South – East

Hiệp hội các Quốc gia Đông

Asian Nations

Nam Á

Asia – Pacific Economic

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu


Cooperation

Á- Thái Bình Dương
An toàn thực phẩm

Comprehensive and
4

CTPP

progressive Agreement for
Trans – pacific partnership
International Monetary

Hiệp định đối tác toàn diện và
bộ xuyên Thái Bình Dương

5

IMF

6

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

7


KTQT

Kinh tế quốc tế

8

NICs

9

GDP

10

GTGT

11

EU

12

FAO

13

ODA

14


USD

Đồng đô là Mỹ

15

VND

Đồng Việt Nam

16

WTO

Fund

Newly Industrialized
Country
Gross Domestic Product

Q y tiền tệ quốc tế

Nước công nghiệp mới
Tổng sản phẩm quốc dân
Giá trị gia tăng

European Union
Food and Agriculture
Organization
Official Development

Assistance

World Trade Organization

Liên minh Châu Âu
Tổ chức nông lương thế giới

Hỗ trợ phát triển chính thức

Tổ chức thương mại thế giới


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Trên cơ sở kế thừa các công trình đi trước, luận văn đã nghiên cứu và phát
triển đề tài một cách toàn diện, sâu sắc hơn. Đề tài luận văn đã đạt được những kết
quả nghiên cứu như sau:
- Khái quát một cách có hệ thống, đưa ra cái nhìn tổng quan về xuất khẩu hàng
hóa của một quốc gia, vai trò của xuất khẩu hàng nông sản
- Phân tích kinh nghiệm của Thái Lan và Trung Quốc từ đó rút ra bài học cho
Việt Nam.
- Phân tích thực trạng của xuất khẩu hàng nông sản chủ lực, kim ngạch xuất
khẩu của mặt hàng gạo, cà phê, điều trong giai đoạn từ năm 2011- 2017 và đưa ra
định hướng trong những năm tới
- Đánh giá tổng quan và chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và
nguyên nhân
- Dựa trên dự báo các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và các định
hướng của Đảng và Nhà nước, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam
Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy kinh doanh thương mại, tài liệu tham

khảo cho hoạt động thực tiễn của các cơ quan.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hoạt động kinh tế thế giới diễn ra càng mạnh mẽ, các hiệp định
thương mại tự do giữa các quốc gia ngày càng được đẩy mạnh đòi hỏi mỗi quốc gia
phải chủ động tham gia khai thác lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế
và trao đổi thương mại quốc tế. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã nỗ
lực thúc đẩy quan hệ hợp tác phát triển với nhiều nước, nhiều khu vực và tổ chức
trên thế giới. Điển hình, năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên 150 của
Tổ chức thương mại thế giới WTO, đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập
quốc tế. Năm 2017, Việt Nam ký kết và tham gia vào Hiệp định đối tác toàn diện và
tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Có thể nói, tất cả các sự kiện trên đều đem
đến cho Việt Nam cơ hội rất lớn trong việc xuất khẩu hàng hóa ra thị trư ng thế giới.
Việt Nam là đất nước nông nghiệp. Trong hai thập kỷ qua, nông nghiệp Việt
Nam có những bước tiến mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu đánh ghi nhận. Kinh
tế phát triển khá toàn diện và ổn định với tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Nền
nông nghiệp Việt Nam đã có sự chuyển đổi nhanh chóng từ phương thức truyền
thống sang sản xuất hàng hóa theo cơ chế tập trung, thị trư ng làm thay đổi tính
chất và các mối quan hệ cơ bản trong nông nghiệp tạo động lực cho tăng trưởng và
phát triển của ngành.
Trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản chủ lực, Việt Nam đã gặt hái nhiều thành
công. Hai năm liên tiếp dẫn xuất siêu trong kim ngạch xuất nhập khẩu. Tính đến
hết năm 2017. Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) nông sản chủ lực của Việt Nam đạt
16 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 10% trong giai đoạn 2011-2017. Các mặt
hàng nông sản chủ lực đã tạo dựng được vị trí nhất định trên thị trư ng thế giới như
gạo, cà phê, điều,…

Đối với Việt Nam, nông sản chủ lực có vai trò quan trọng trong sự phát triển
kinh tế xã hội của đất nước, không những giải quyết việc làm cho một lượng lớn
nông dân, giúp họ và gia đình ổn định cuộc sống mà còn mang ý nghĩa an ninh quốc
phòng. Những nước xuất khẩu hàng nông sản hàng đầu thế giới trong khu vực
ASEAN như Thái lan, Malaysia, Indonesia đang có xu hướng thu hẹp diện tích.


2

Trong khi đó ngành nông sản chủ lực của Việt Nam đang trên đà phát triển theo quy
mô tập trung và mở rộng diện tích cây trồng.
Trên thực tế, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đặc biệt là nông
sản chủ lực có nhiều biến động khá phức tạp trong giai đoạn 2011-2017 và đang
phục hồi dần từ năm 2016 đến nay. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua xuất khẩu
hàng nông sản chủ lực của Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như hệ thống xúc
tiến xuất khẩu chưa thật sự hiệu quả, các sản phẩm nông sản chủ lực xuất khẩu chủ
yếu dưới dạng thô, xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang
thị trư ng mục tiêu chưa có hệ thống phân phối chính thức dẫn tới mặt hàng nông
sản chất lượng mất giá trong giao dịch, số lượng và giá nông sản không theo đúng
hợp đồng xuất khẩu.
Xuất phát từ thực tiễn trên tác giả đã lựa chọn đề tài: “Xuất khẩu một số mặt
hàng nông sản chủ lực của Việt Nam” để làm rõ thực trạng các mặt hàng nông sản
Việt Nam trong giai đoạn 2011-2017, từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm
đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam trong những năm tới.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Xuất phát từ nhận thức nông sản chủ lực là một trong những mặt hàng lợi thế
của Việt Nam đặc biệt trong điều kiện kinh tế hội nhập sâu. Thực trạng và giải pháp
xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực ngày càng được quan tâm. Đơn cử có thể
kể đến “Quy hoạch tổng thế phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Kèm theo

Quyết định số 124/QĐ – TTG ngày 2/2/2012)
Ngoài những nghiên cứu trên còn có rất nhiều sách báo khác nghiên cứu về
mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam:
- Báo cáo xuất nhập khẩu nông sản, 2016, Tổng cục Hải Quan
- Báo cáo xuất nhập khẩu nông sản, 2017, Tổng cục Hải Quan
- Những khó khăn trong xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam, Báo Viet
namnet ngày 20/6/2016
Những công trình nghiên cứu và bài báo trên đã chỉ ra thực trạng mà các
doanh nghiệp Việt Nam gặp phải và khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam khi xuất


3

khẩu hàng nông sản chủ lực ra thị trư ng thế giới. Nhiều công trình và bài báo đã
thực hiện phương pháp tổng hợp, phân tích và mang lại giá trị đáng kể cho đọc giả
quan tâm vào mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên các công trình
trên mới chỉ dừng ở nghiên cứu một cách tổng thể về thực trạng của mặt hàng nông
sản chủ lực Việt Nam chưa đi sâu vào phân tích các yếu tố, chính sách tác động lên
xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam từ đó đưa ra các giải pháp thiết yếu và có
thể áp dụng ngay đối với hàng nông sản chủ lực của Việt Nam. Nhìn chung chưa có
một công trình nghiên cứu nào đánh giá, tổng hợp về thực trạng xuất khẩu nông sản
chủ lực từ 2011-2017.
Chính vì vậy tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Xuất khẩu một số mặt hàng
nông sản chủ lực của Việt Nam” nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan, một số nhận định
và giải pháp cho các mặt hàng nông sản chủ lực
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của Việt Nam trong xuất
khẩu nông sản chủ lực
- Phân tích thực trạng của mặt hàng nông sản chủ lực trong giai đoạn 2011-2017

- Tìm ra những nguyên nhân, hạn chế bất cập trong xuất khẩu nông sản chủ
lực của Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản
chủ lực trong những năm tới
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề tài, tác giả tập trung giải quyết các nội dung sau:
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về nông sản chủ lực, xuất khẩu nông
sản chủ lực
- Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu nông sản chủ lực trong giai đoạn 20112017, thực tiễn áp dụng những chính sách nhà nước đối với mặt hàng nông sản chủ
lực của Việt Nam
- Đề xuất các giải pháp đối với doanh nghiệp và kiến nghị một số giải pháp
đối với nhà nước nhằm phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong những năm tới
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài


4

 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là xuất khẩu một số nông sản chủ lực. Luận văn tập
trung phân tích những thực trạng xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản chủ lực
như gạo, cà phê, điều và những giải pháp nhằm giúp những mặt hàng này phát triển
trong những năm tới
 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam
- Phạm vi th i gian: Tập trung nghiên cứu thực trạng một số mặt hàng nông
sản chủ lực của Việt Nam từ 2011-2017. Đặc biệt là năm 2017, đây là năm đánh
dấu sự tiến bộ cho xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực ở Việt Nam. Từ đó
đưa ra các giải pháp đề xuất cho phát triển những năm tiếp theo
- Mặt hàng: Luận văn chỉ nghiên cứu 3 mặt hàng nông sản chủ lực của Việt
Nam là Gạo, Cà phê, Điều.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp số liệu dựa trên báo cáo thư ng niên của
Tổng cục thống kê, Tổng cục Hải quan
- Phương pháp so sánh thống kê các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt
Nam so với các nước cùng lợi thế so sánh với Việt Nam
- Phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu thứ cấp qua sách, tạp chí và các tư liệu quốc tế
về xuất khẩu nông sản, các cổng thông tin điện tử và nêu lên quan điểm cá nhân.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu hàng hóa đối với một quốc gia
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản chủ lực của
Việt Nam giai đoạn 2011-2017
Chương 3: Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam
trong những năm tới


5

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
ĐỐI VỚI MỘT QUỐC GIA
1.1 Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu các mặt hàng nông
sản chủ lực
Theo A.Smith, phân công lao động xã hội dẫn đến cách mạng sản xuất để tạo
ra một khối lượng hàng hóa lớn không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn có
thể xuất khẩu ra nước ngoài. Theo học thuyết lợi thế so sánh của D.Ricardo khi một
quốc gia sản xuất và đem trao đổi những mặt hàng có lợi thế so sánh của mình với
một quốc gia khác. Như vậy, xuất khẩu hàng hóa là một hoạt động tác nhiên xảy ra
khi phân công lao động xã hội đạt được một trình độ nhất định.
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc

gia khác trên cơ sở dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể
ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động này
là khai thác lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
Theo Nghị định 57/1988/NĐ-CP ngày 31/7/1998 có hiệu lực ngày 10/8/1998
quy định chi tiết thi hành Luật Thương Mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia
công và đại lý mua bán với nước ngoài thì “Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng
hóa là hoạt động mua, bán hàng hóa của thương nhân Việt Nam với thương nhân
nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm cả hoạt động tạm nhập
tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa”.
Từ các quan điểm khác nhau có thể đưa ra khái niệm mang tính tổng quát về
hoạt động xuất khẩu như sau: Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ
của một quốc gia và phần còn lại của thế giới dưới hình thức mua bán thông qua
quan hệ thị trư ng nhằm mục đích khai thác lợi thế của đất nước trong phân công
lao động quốc tế để đem lại lợi ích cho quốc gia.
Như vậy, xuất khẩu nông sản có thể định nghĩa là hoạt động trao đổi nông sản
của một quốc gia với các nước khác trên thế giới dưới hình thức mua bán thông qua
quan hệ thị trư ng nhằm mục đích khai thác lợi thế sẵn có của đất nước trong phân
công lao động quốc tế nhằm đem lại lợi ích cho quốc gia.


6

Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ
xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hóa thiết bị công
nghệ cao. Tất cả hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia nói
chung và cho các doanh nghiệp nói riêng.
Nông sản là một trong những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam và chiếm tỷ
trọng xuất khẩu cao trong những năm gần đây. Xuất khẩu nông sản chủ lực là việc
đưa mặt hàng gạo,cà phê, điều từ Việt Nam sang các quốc gia khác.
Theo Tổ chức Nông lương thế giới (FAO): Nông sản là tập hợp của nhiều

nhóm hàng hóa khác nhau bao gồm: nhóm hàng các sản phẩm nhiệt đới, nhóm hàng
nguyên cốc, nhóm hàng thịt và các sản phẩm từ thịt, nhóm hàng dầu mỡ và các sản
phẩm từ dầu, nhóm hàng sữa và các sản phẩm từ sữa, nhóm hàng nông sản nguyên
liệu, nhóm hàng rau quả.
- Nhóm hàng các sản phẩm nhiệt đới bao gồm: các sản phẩm chủ yếu như cà
phê, ca cao, chè đư ng, chuối, các loại quả có múi, hạt tiêu.
- Nhóm hàng nguyên cốc và sắn bao gồm: Lúa mỳ, lúa gạo, các loại ng cốc
và sắn.
- Nhóm thịt bao gồm: các sản phẩm chủ yếu như thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm
và các loại thịt khác
- Nhóm hàng dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu bao gồm: các sản phẩm chủ yếu
như các loại hạt có dầu (đậu tương, hạt cải dầu, hạt hướng dương,..), các loại dầu
thực vật và chất béo (dầu đỗ tương, dầu cọ, dầu hướng dương…)
- Nhóm hàng sữa và các sản phẩm sữa bao gồm: bơ, pho mat, và các sản phẩm
là phomat.
- Nhóm hàng nông sản nguyên liệu thô gồm: bông đay sợi, cao su thiên nhiên,
các loại da thú.
- Nhóm hàng rau quả bao gồm: các loại rau, củ và quả (không phải là các loại
quả nhiệt đới)
- Nhóm hàng động vật sống (không tính các loại động vật hoang dã và quý hiếm)
Theo định nghĩa của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, sản phẩm nông sản đôi khi được
đề cập như là các sản phẩm thực phẩm và sợi bao gồm tập hợp nhiều mặt hàng khác


7

nhau từ các sản phẩm chưa chế biến như đậu tương, lúa gạo, bông thô, tới các thực
phẩm đăng qua chế biến và có giá trị như xúc xích, bánh ngọt, kem, bia, rượu và các
đồ gia vị được bán trong các cửa hàng bán lẻ hoặc nhà hàng. Một số sản phẩm được
sản xuất từ cây trồng và động vật nhưng không được coi là hàng nông sản bao gồm:

sản phẩm sợi cotton, sợi chỉ, vải, sợi dệt, quần áo và các sản phẩm trang trí làm bằng
da, thuốc lá điếu, rượu mạnh. Tuy nhiên, những sản phẩm này vẫn được đưa vào cơ sở
dữ liệu thương mại của Hoa Kỳ bên cạnh những sản phẩm được sử dụng trong sản xuất
nông nghiệp như hóa chất nông nghiệp, phân bón, máy móc nông nghiệp.
Theo quan điểm của WTO, trong thương mại, hàng hóa được chia thành 2
nhóm chính là nông sản và phi nông sản, trong đó nông sản bao gồm một phạm vi
rất rộng các loại hàng hóa có nguồn gốc từ nông nghiệp, như:
- Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động
vật sống, cà phê, chè, hạt điều, hồ tiêu, rau quả tươi…
- Các sản phẩm nông nghiệp phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…
- Các sản phẩm chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như: bánh kẹo, các sản
phẩm từ sữa, rượu, bia, thuốc lá…
Theo quan điểm của EU:
Cụ thể hơn quan điểm của FAO, EU đưa ra một danh sách khá chi tiết các mặt hàng
được sắp xếp vào nhóm nông sản. Có thể chia các mặt hàng này thành hai nhóm
chính sau:
Nhóm 1: Động vật và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, bao gồm 6 mặt hàng
sau:
1) Động vật sống
2) Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau khi giết mổ
3) Các phế phẩm từ thịt
4) Sản phẩm từ sữa
5) Các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật
6) Mỡ, dầu động vật
Nhóm 2: Thực vật và các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, bao gồm 14 mặt hàng
sau:


8


1) Cây sống và các loại cây trồng khác
2) Rau, thân, củ và quả có thể ăn được
3) Hạt và quả có dầu, cây công nghiệp nguyên liệu, cây dược liệu
4) Các phế phẩm từ rau, hoa quả, quả hạch và thực vật
5) Cà phê, chè, phụ gia và các loại gia vị
6) Ca cao và các chế phẩm từ ca cao
7) Ng cốc
8) Các sản phẩm xay xát
9) Các chế phẩm từ ng cốc, bột, tinh bột
10) Cánh kiến đỏ, gôm, nhựa cây và các chất nhựa
11) Đư ng và các loại kẹo đư ng
12) Đồ uống, rượu mạnh và giấm
13) Thuốc lá và các sản phẩm tương tự
14) Mỡ, dầu thực vật
Theo quan điểm của Việt Nam, nông sản là sản phẩm của nông nghiệp. Sản
phẩm nông nghiệp bao gồm các sản phẩm trong trồng trọt và chăn nuôi cụ thể là
nhóm mặt hàng rau củ quả, các loại sản phẩm nguyên cốc như: gạo, ngô, sắn, các
sản phẩm từ thịt, trứng… Như vậy theo quan điểm của Việt Nam, hàng hóa nông
sản chỉ bao gồm các sản phẩm thu hoạch trực tiếp từ cây trồng, vật nuôi.
Như vậy, có thể thấy quan niệm về nông sản của FAO, Bộ thương mại Hoa
Kỳ, và WTO là tương đồng, trong khi quan niệm của Việt Nam lại có sự khác biệt.
Cụ thể, trong cách phân loại có tính chất tương đối ở Việt Nam thì sản phẩm nông
sản được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp (trồng trọt và
chăn nôi), thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp; còn các sản phẩm chế biến hàng
nông lâm thủy sản lại thuộc về lĩnh vực công nghiệp
Qua các nhận định trên, nông sản là khái niệm tương đối rộng vì vậy trong
khuôn khổ luận văn tác giả xin được phép đưa ra khái niệm về nông sản (sản phẩm
nông nghiệp) là sản phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp, được sản xuất và cung ứng
nhằm mục đích thương mại, bao gồm các sản phẩm được người nông dân trực tiếp
sản xuất ra và những thực phẩm chế biến có nguồn gốc từ nông nghiệp.



9

Nông sản bao gồm những hàng hóa thiết yếu với đ i sống và sản xuất của
ngư i dân ở mỗi quốc gia. Đây là sản phẩm của ngành nông nghiệp mà bản chất là
kết quả của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Do vậy, nông
sản mang một số đặc điểm của hoạt động sản xuất nông nghiệp
 Tính th i vụ
Quá trình sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nông sản luôn mang tính th i vụ bởi
các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển theo quy luật sinh vật nhất định. Mặt
khác, do sự biến thiên về điều kiện th i tiết – khí hậu làm cho mỗi loại cây trồng có
sự thích ứng riêng, tạo nên những mùa vụ khác nhau trong sản xuất. Vào khoảng
th i gian chính vụ, nông sản thư ng dồi dào, phong phú về chủng loại, chất lượng
khá đồng đều và giá bán rẻ. Ngược lại khi trá vụ thì nông sản khan hiếm, chất lượng
không đồng đều và giá bán thư ng cao
 Nông sản phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
Nông sản chịu tác động lớn từ các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là các điều kiện
về đất đai, khí hậu và th i tiết. Đa phần các nông sản đều rất nhạy cảm với các nhân
tố ngoại cảnh. Do vậy, mọi sự thay đổi về điều kiện tư nhiên đều tác động trực tiếp
đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, cây
trồng sinh trưởng và phát triển bình thư ng, cho sản lượng thu hoạch cao, chất
lượng tốt. Ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi như: nắng nóng hoặc
giá rét kéo dài gây hạn hán hoặc bão lụt …sẽ gây sụt giảm về năng suất và sản
lượng cây trồng.
 Nông sản có tính tươi sống
Nông sản có đặc tính tươi sống nên khó bảo quản được trong th i gian dài.
Ngoài ra, nhân tố th i vụ của nông sản dẫn đến tính không phù hợp giữa sản xuất và
tiêu dùng, cho nên cần quan tâm đến khâu chế biến vào bảo quản cho tốt đặc biệt
với nông sản xuất khẩu. Bên cạnh đó, nông sản dễ bị hư hỏng, ẩm mốc, biến chất,…

do đó chỉ cần để một th i gian ngắn trong môi trư ng không bảo đảm về độ ẩm,
nhiệt độ… là nông sản sẽ bị hư hỏng giảm chất lượng.
 Nông sản có tính đa dạng


10

Nông sản có đặc điểm đa dạng cả về chủng loại và chất lượng. Nông sản được
sản xuất ra từ các địa phương khác nhau với các nhân tố địa lý, tự nhiên khác nhau,
mỗi vùng, mỗi hộ đều có phương thức sản xuất khác nhau với các giống nông sản
khác nhau cho nên chủng loại c ng khác nhau. Đây là nguyên nhân làm cho chất
lượng nông sản không có tính đồng đều, do đó, vấn đề quản lý chất lượng nông sản
thư ng gặp nhiều khó khăn.
Nông sản chủ lực của một quốc gia là sản phẩm có nguồn gốc nông nghiệp
mà quốc gia đó có khả năng sản xuất và xuất khẩu với quy mô lớn, chiếm tỷ trọng
lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu của quốc gia, có năng lực cạnh tranh (lợi thế cạnh
tranh) cao trên thị trường quốc tế, có thị trường xuất khẩu rộng lớn và có khả năng
phát triển lâu dài, có giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Như vậy, nông sản
chủ lực c ng có những đặc điểm của nông sản, tuy nhiên, nông sản chủ lực còn có
những đặc điểm riêng
 Có hiệu quả kinh tế cao
Nông sản chủ lực là những sản phẩm đặc trưng riêng của mỗi vùng và mỗi địa
phương khác nhau. Tận dụng được lợi thế vùng địa lý, phát triển nông sản chủ lực
mang lại hiệu quả kinh tế cho các vùng địa phương đó.
 Phát triển GDP
Xuất khẩu nông sản chủ lực làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu của quốc gia
từ đó đóng góp vào sự phát triển GDP của đất nước.
1.2 Các hình thức xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu nông sản rất đa dạng, được diễn ra dưới nhiều hình thức
xuất khẩu khác nhau và tập trung chủ yếu vào các hình thức sau:

Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu các hàng hóa và dịch vụ do chính doanh
nghiệp sản xuất ra hoặc mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu ra
nước ngoài với danh nghĩa là hàng của mình
Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận mà đơn vụ kinh doanh xuất khẩu
thư ng cao hơn các hình thức khác do không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trung
gian. Với vai trò là ngư i bán trực tiếp, đơn vị ngoại thương có thể nâng cao uy tín
của mình. Tuy vậy, nó đòi hỏi đơn vị phải ứng trước một lượng vốn khá lớn để sản
xuất hoặc thu mua hàng và có thể gặp rủi ro


11

Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là việc cung ứng hàng hóa ra thị trư ng nước ngoài thông
qua các trung gian xuất khẩu như ngư i đại lý hoặc ngư i môi giới. Đó có thể là các
cơ quan, văn phòng đại diện, các công ty ủy thác xuất khẩu.Xuất khẩu gián tiếp sẽ
hạn chế mối liên hệ với các nhà nhập khẩu, đồng th i khiến nhà xuất khẩu phải chia
sẻ một phần lợi nhuận cho ngư i trung gian. Tuy nhiên, trên thực tế phương thức
này được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là ở các nước kém phát triển, vì các lý do như
ngư i trung gian thư ng hiểu biết rõ thị trư ng kinh doanh còn các nhà kinh doanh
thư ng rất thiếu thông tin thị trư ng nên ngư i trung gian tìm được nhiều cơ hội
kinh doanh thuận lợi hơn. Hoặc ngư i trung gian có khả năng nhất định về vốn,
nhân lực cho nên nhà xuất khẩu có thể khai thác để tiết kiệm phần nào chi phí trong
quá trình vận tải.
Xuất khẩu ủy thác
Xuất khẩu ủy thác là hình thức xuất khẩu trong đó doanh nghiệp đóng vai trò
trung gian, đại diện cho nhà sản xuất, ký kết hợp đồng xuất khẩu và làm thủ tục xuất
khẩu, sau đó doanh nghiệp được hưởng % theo lợi nhuận hoặc một số tiền nhất
đinh, theo thương vụ hoặc theo kỳ hạn. Hình thức này có thể phát triển mạnh khi

doanh nghiệp đại diện cho ngư i sản xuất có uy tín và trình độ nghiệp vụ cao trên
thị trư ng quốc tế.
Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp
chặt chẽ với nhập khẩu, ngư i mua đồng th i là ngư i bán, lượng hàng trao đổi với
nhau có giá trị tương đương, ngư i ta còn gọi phương thức này là xuất khẩu liên kết
hoặc phương thức đổi hàng. Phương thức này thư ng được thực hiện nhiều ở các
nước đang phát triển, các nước này hầu như là rất thiếu ngoại tệ cho nên thư ng dùng
phương pháp hàng đổi hàng để cân đối nhu cầu trong nước. Phương thức này tránh
được rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái trên thị trư ng nhưng nhược điểm của
phương thức này là th i gian trao đổi (thanh toán trên thị trư ng) lâu, do vậy không
kịp tiến độ sản xuất mất cơ hội kinh doanh và phương thức này không linh hoạt


12

Phương thức mua bán tại hội chợ triển lãm
Hội chợ là một thị trư ng hoạt động định kì, được tổ chức vào một th i gian
và một địa điểm cố định trong một th i hạn nhất định, tại đó ngư i ta đem bán trưng
bày hàng hóa của mình và tiếp xúc với ngư i mua để kí hợp đồng mua bán.
Triển lãm là việc trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế
hoặc một ngành kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật. Triển lãm liên quan chặt chẽ
đến ngoại thương tại đó ngư i ta trưng bày các loại hàng hóa nhằm mục đích quảng
cáo để mở rộng khả năng tiêu thụ. Ngày nay ngoài các mục đích trên, hội chợ triển
lãm còn trở thành nơi để giao dịch, ký kết hợp đồng cụ thể.
Gia công quốc tế
Gia công quốc tế là một hình thức xuất khẩu trong đó đơn vị ngoại thương
đứng ra nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho các xí nghiệp gia công sau
đó thu hồi thành phẩm để bán cho bên nước ngoài, đơn vị hưởng phí ủy thác theo
thỏa thuận với các xí nghiệp ủy thác. Khi thực hiện hình thức này có thể dựa vào

vốn của ngư i khác để kinh doanh thu lợi nhuận, rủi ro ít và chắc chắn thanh toán,
nhập được những trang thiết bị công nghệ cao tạo nguồn vốn để xây dựng cơ bản.
Tuy nhiên, khi giá gia công rẻ mạt, khách hàng không biết đến ngư i gia công,
không nắm được nhu cầu thị trư ng vì vậy nên không thể điều chỉnh sản phẩm kinh
doanh phù hợp.
Dự thầu quốc tế
Hoạt động dự thầu quốc tế được xem là một phương thức giao dịch đặc biệt,
trong đó ngư i mua (ngư i gọi thầu) công bố trước các điều kiện mua hàng để
ngư i bán (tức là ngư i dự thầu) báo giá cả và điều kiện thanh toán. Sau đó ngư i
mua sẽ chọn mua của ngư i bán nào đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của mình.
Phương thức dự thầu quốc tế được áp dụng nhiều trong mặt hàng gạo. Việt Nam đã
dự thầu thành công ở thị trư ng Thái Lan, Indonesia, Bangladesh,…trong những
năm gần đây.
Nhượng quyền thương hiệu sản phẩm
Nhượng quyền thương hiệu sản phẩm là việc cho phép ngư i khác sử dụng
thương hiệu hay bán các sản phẩm dịch vụ của mình. Bên nhượng quyền và bên


13

nhận nhượng quyền sẽ ký kết một hợp đồng, qua đó bên nhận nhượng quyền sẽ
được sử dụng thương hiệu hay mô hình kinh doanh trong một khoảng th i gian nhất
định và phải trả một mức phí cho việc nhượng quyền này.
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá và các yếu tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu hàng
nông sản
1.3.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu là lượng tiền thu về được dựa trên việc xuất khẩu một
hay các loại hàng hóa, dịch vụ của quốc gia tính trong một khoảng th i gian nhất
định như tháng, quý hay năm. Với lượng tiền được quy đổi theo một đơn vị nhất
định. Tổng của kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu là kim ngạch xuất

nhập khẩu.
Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa th i kỳ 2011-2020, định hướng đến năm
2030 được ban hành kèm theo Quyết định số 2472/ QĐ- TTg ngày 28-12- 2011 của
Thủ tướng chính phủ không quy định tiêu chí cụ thể về các mặt hàng xuất khẩu chủ
lực c ng như danh mục cụ thể các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên, trong
điều hành hoạt động xuất nhập khẩu, các mặt hàng có kim ngạch xuất nhập khẩu
hơn 1 tỷ USD/năm, có lợi thế về sản xuất, có thị phần c ng như khả năng cạnh
tranh cao trên thị trư ng thế giới được xác định là các mặt hàng xuất khẩu có đóng
góp quan trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
1.3.2 Giá nông sản của thị trƣờng thế giới
Nông sản - một trong những mặt hàng nông nghiệp quan trọng của Việt Nam,
đóng góp tích cực vào kim ngạch chung của cả nước. Việt Nam là một quốc gia có
điều kiệu về khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp.
Giá nông sản xuất khẩu cao hay thấp có tác động lớn đến hoạt động sản xuất
trong nước, từ đó ảnh hưởng đến quy mô hàng xuất khẩu của một quốc gia. Khi giá
xuất khẩu của một mặt hàng nông sản nào đó cao với điều kiện quốc gia đó có lợi
thế nhất định để sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này thì quốc gia sẽ có hướng xuất
khẩu nhằm thu ngoại tệ cho đất nước, song giá xuất khẩu cao lại khiến cho nhu cầu
nhập khẩu trong nước giảm. Bên cạnh đó, giá xuất khẩu là một trong hai nhân tố
ảnh hưởng trực tiếp đến KNXK hàng hóa. Bởi vậy, giá xuất khẩu tăng sẽ làm cho
kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng và ngược lại.


14

1.3.3 Điều kiện sản xuất
Sản phẩm nông sản là quá trình sản xuất, thu hoạch, buôn bán hàng nông sản
mang tính th i vụ. Vào những lúc chính vụ, hàng nông sản dồi dào, phong phú về
chủng loại, chất lượng khá đồng đêù và giá bán rẻ. Ngược lại, vào những lúc trái vụ
hàng nông sản khan hiếm, chất lượng không đồng đều và giá bán thư ng cao. Ngoài

ra, do đặc tính thu hoạch theo th i vụ nên hoạt động thu hoạch hàng nông sản
thư ng chỉ diễn ra trong th i gian ngắn.
Nông sản là mặt hàng thiết yếu và cần thiết cho con ngư i. Chính vì vậy nó
luôn là yếu tố đầu tiên được ngư i tiêu dùng quan tâm. Các quốc gia phát triển ngày
càng có nhiều yêu cầu được đặt ra đối với hàng nông sản về tiêu chuẩn chất lượng,
vệ sinh, an toàn thực phẩm, kiểm dịch, xuất xứ,…. Giá cả hàng nông sản xuất khẩu
phụ thuộc nhiều vào chất lượng.
Chủng loại nông sản rất phong phú và đa dạng nên chất lượng của cùng một
mặt hàng c ng rất phong phú và đa dạng. Thói quen tiêu dùng và sự đánh giá về
cùng một mặt hàng trên thị trư ng thế giới rất khác nhau. Cụ thể, đối với mặt hàng
gạo ở thị trư ng Châu Âu quen tiêu dùng hạt dài, gạo ngon trong khi thị trư ng
châu Á lại quen tiêu dùng hạt dài, gạo trung bình và thị trư ng châu Phi thì quen
tiêu dùng gạo luộc (luộc sơ) có chất lượng không cao song loại gạo này lại không
được chấp nhận ở các thị trư ng còn lại…
Như vậy, có thể thấy đối với mỗi loại nông sản có thể được ưu thích ở thị
trư ng này song lại không được chấp nhận ở thị trư ng khác, giá có thể cao đối với
thị trư ng này nhưng lại thấp ở thị trư ng khác. Do đó, một quốc gia cần phải xác
định được mặt hàng nông sản chủ lực của đất nước mình và xác định thị trư ng mục
tiêu, thị trư ng tiềm năng đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong hội nhập kinh tế
thế giới và khu vực…
Nông sản chủ lực phải được tổ chức sản xuất ở quy mô tập trung để có thể
đảm bảo tính cung ứng cho thị trư ng với quy mô lớn.Đồng th i chất lượng và các
tính chất của sản phẩm phải đảm bảo có sự đồng nhất giữa các cá thể. Nông sản
không thể trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực nếu được sản xuất và cung ứng với
quy mô nhỏ lẻ, manh mún và có tính cá biệt cao, bởi như vậy sẽ không thể có năng
lực cạnh tranh tốt trên thị trư ng thế giới.


15


Nông sản chủ lực của quốc gia thư ng mang tính đặc trưng cho quốc gia mà
sản phẩm của quốc gia khác không có hoặc không thể sánh kịp. Xuất phát từ những
lợi thế cạnh tranh của quốc gia trong sản xuất nông sản như vị trí địa lý, điều kiện
th i tiết, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, canh tác nên nông sản xuất khẩu của một
quốc gia thư ng mang tính đặc trưng. Đây c ng là lợi thế cạnh tranh tự nhiên nông
sản xuất khẩu chủ lực của quốc gia, đồng th i góp phần tạo nên hình ảnh, biểu
tượng của quốc gia, thương hiệu của quốc gia trên thị trư ng quốc tế.
Phương thức sản xuất phải là an toàn, thân thiện với môi trư ng, đảm bảo tính
bền vững trong sản xuất và xuất khẩu. Trong xu thế hiện nay khi các hàng rào kỹ
thuật đang càng được sử dụng nhiều trong buôn bán quốc tế thì những sản phẩm an
toàn, thân thiện với môi trư ng và khai thác bền vững các yếu tố tài nguyên càng có
cơ hội cao hơn trong xuất khẩu.
1.3.4 Lợi thế so sánh
Lợi thế so sánh được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau về mặt lý thuyết do
nhận thức và quá trình chứng minh khác nhau. Phát huy lợi thế so sánh là yêu cầu
cơ bản của thương mại quốc tế. Lợi thế so sánh bao gồm lợi thế so sánh tự nhiên và
lợi thế so sánh tự tạo. Lợi thế so sánh tự nhiên có từ các nguồn lực sẵn có như đất
đai, tài nguyên, khoáng sản, lao động và nguồn vốn. Các cơ hội và thị trư ng mở ra
c ng có khả năng tạo ra những lợi thế mới. Lợi thế so sánh tự tạo được hình thành
từ chính sách đầu tư của chính phủ và doanh nghiệp thông qua chiến lược, cơ cấu và
mức độ cạnh tranh nội bộ ngành. Tuy nhiên, việc xem xét các yếu tố cấu thành nên
lợi thế so sánh còn ở dạng giản đơn là lao động và vốn nói chung mà chưa chỉ ra cụ
thể cơ cấu của lao động như lao động phải có tay nghề cao, hàm lượng tri thức lớn
đặc biệt là đội ng chuyên gia và các doanh nhân giỏi. Cơ sở hạ tầng của sản xuất
và thương mại cần đạt đến trình độ cao về giao thông vận tải, viễn thông, thương
mại điện tử... để phù hợp với những yêu cầu đặt ra của các giao dịch thương mại
quốc tế. Như vậy, việc các quốc gia có thể tận dụng và phát huy tốt những lợi thế so
sánh của mình sẽ giúp các quốc gia đó nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị
trư ng quốc tế. Đồng th i, đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến mở rộng thị



16

trư ng tiêu thụ qua đó góp phần mở rộng quy mô kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nói
chung và nông sản nói riêng của một quốc gia.
1.3.5. Chính sách khuyến khích xuất khẩu đối với mặt hàng nông sản
Nhiều quốc gia hiện nay nhìn nhận xuất khẩu như là một động lực cơ bản của
tăng trưởng và phát triển kinh tế, và việc lựa chọn mặt hàng xuất khẩu chủ lực,
chiến lựơc phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu, theo đó tập trung khai thác các thế
mạnh của nền kinh tế, tạo ra những lĩnh vực phát triển có lợi thế so sánh trên thị
trư ng thế giới. Từ quan điểm định hướng xuất khẩu và coi xuất khẩu là động lực
để tăng trưởng, toàn bộ hệ thống chính sách đều chủ yếu nhằm khuyến khích việc
tăng cư ng xuất khẩu với nguyên lý chung là đảm bảo cho các nhà sản xuất có lợi
thế hơn nếu bán sản phẩm của mình ra nước ngoài. Các quốc gia khác nhau thư ng
có những chính sách thương mại khác nhau thể hiện ý chí và mục tiêu của nhà nước
trong việc can thiệp và điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế có liên quan
đến nền kinh tế quốc gia mình. Một trong những công cụ giúp cho nhà nước sử
dụng khuyến khích xuất khẩu là chính sách thuế quan và phi thuế quan và chính
sách tỷ giá hối đoái:
Chính sách thuế quan và phi thuế quan:
Rào cản thương mại quốc tế bao gồm các biện pháp thuế quan và phi thuế
quan. Khi các rào cản thương mại tăng lên tức là thuế nhập khẩu tăng hoặc yêu cầu
về các tiêu chuẩn hàng hóa nhập khẩu nói chung và hàng hóa nông sản nói riêng cao
hơn. Kết quả sẽ gây ra những ảnh hưởng đáng kể làm giảm KNXK và nhập khẩu
hàng hóa của một quốc gia. Ngược lại, khi các rào cản này giảm đi (tức là quốc gia
tham gia vào các khu vực mậu dịch tự do, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế, giảm
thuế, quy định tiêu chuẩn linh hoạt,..) sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động
xuất khẩu quốc tế (thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia).
Thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng xuất khẩu. Việc đánh thuế
xuất khẩu được chính phủ ban hành nhằm quản lý hoạt động xuất khẩu theo chiều

hướng có lợi nhất cho quốc gia mình. Công cụ này thư ng chỉ được áp dụng với
một số ít mặt hàng xuất khẩu nhằm bổ sung ngân sách nhà nước, hạn chế xuất khẩu
để đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng mặt hàng đó trong nước.


×