Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

BÁO ĐỘNGTHANH THIẾU NIÊN PHẠM TỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.51 KB, 2 trang )

BÁO ĐỘNG THANH THIẾU NIÊN PHẠM TỘI

Theo con số thống kê của cơ quan
chức năng trong thời gian gần đây tình trạng
trẻ em, thanh thiếu niên phạm tội ngày càng
có chiều hướng gia tăng. Trong đó, thanh
thiếu niên phạm tội nghiêm trọng và đặc biệt
nghiêm trọng đang là con số đáng báo động.
Năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008 toàn tỉnh
xảy ra 1.237 vụ phạm pháp hình sự, trong đó
trọng án xảy ra 99 vụ. Riêng trẻ em làm pháp
luật là 281 vụ với 475 em vi phạm. Đáng chú ý trong số 475 em vi phạm thì có đến 341 em đã
bỏ học, 110 em có trình độ văn hóa ở bậc tiểu học và có đến 245 em vi phạm từ lần 2 trở lên.
Điều đó cho thấy các em sa vào con đường phạm pháp vì thiếu hiểu biết, thiếu sự quan tâm
chăm sóc, giáo dục từ phía gia đình, nhà trường.
Theo tìm hiểu hầu như các vụ án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng do số thanh
thiếu niên gây ra là do bộc phát nhất thời, hiếu thắng của sự non hiểu biết. Nhưng hành vi thì
rất táo bạo, hung hãn, hậu quả để lại của sự nhất thời, hiếu thắng là người mất đi tính mạng
quý giá, kẻ phải vào vòng lao lý. Bỏ học, không có việc làm nên các đối tượng thường tụ tập
thành băng, nhóm ăn chơi lêu lổng và điều rất nguy hiểm là bọn chúng luôn thủ sẳn “hàng
nóng” trong người nên khi đụng chuyện dẫn đến gây gỗ, đánh nhau là bọn chúng rút dao gây
án. Vụ án gây chết người của 1 nhóm thanh thiếu niên do Diệp Minh Thuận gây ra, làm thiệt
mạng Nguyễn Gia Thịnh, sinh năm 1989, trú tại thôn Dân Cường, xã Hàm Thạnh, huyện Hàm
Thuận Nam là một điển hình. Khoảng 0h20’, ngày 29/6/2008, vì có hơi men nên Thịnh và Bảo
không đi trên vĩa hè mà đi ra giữa lòng đường. Khi đến đoạn đường gần trường Phan Bội Châu
thì gặp 1 nhóm thanh thiếu niên đi trên 4 xe máy dừng lại gây sự. Hai bên đều nổi máu “yên
hùng” nên đã xảy ra cuộc ẩu đả. Trong lúc giằng co, tên Diệp Minh Thuận đã rút dao đâm
Nguyễn Gia Thịnh và Lê Ngọc Bảo bị trọng thương, Thịnh đã chết trên đường đua đi cấp cứu
tại bệnh viện. Một nhóm thanh niên khác gồm 5 đối tượng do Lê Tấn Đức cầm đầu đã tước đi
mạng sống của Nguyễn Tám, sinh năm 1985, trú tại phường Đức Nghĩa chỉ vì một lý do “dám
cả gan trêu ghẹo, đánh đuổi” 2 thanh niên trong nhóm của Đức. Khi phạm tội Lê Tấn Đức, Lê


Văn Tuấn, Nguyễn Văn Hùng, Lê văn Hải, Nguyễn Văn Sơn, có tuổi đời không quá 20.
Một nguyên nhân khác dẫn đến phạm tội ở lứa tuổi này là do không có tiền để thỏa mãn
tiêu xài, bản thân lại không làm ra tiền nên nảy sinh trộm cắp, cướp giật. Hành vi của loại tội
phạm này cũng rất manh động và liều lĩnh. Tối 31/5/2008 cả nhóm gồm 7 tên: Huỳnh Ngọc
Thẩm; Nguyễn Văn Phong; Phan Văn Hùng; Hồ Thanh Vương; Trịnh Văn Toàn; Trần Thanh
Dũng, cùng thường trú tại thôn 6, xã Hàm Chính , huyện Hàm Thuận Bắc, có năm sinh từ 1989
đến 1992, rủ nhau đến địa bàn thành phố Phan Thiết để cướp tài sản, lấy tiền tiêu xài. Đến
khoảng 21 giờ Thẩm, Phong và Thành chạy xe đến phường Đức Nghĩa thì phát hiện một cặp
nam nữ đang đi trên xe máy nghe điện thoại. Thẩm và Phong áp sát “con mồi”, tên Phong giật
chiếc điện thoại di động rồi tẩu thoát. Nhưng do không làm chủ được tốc độ, 2 tên Thẩm và
Phong đụng vào 1chiếc xe máy khác đi cùng chiều, đã bị quần chúng nhân dân bắt giữ, giao
công an phường xử. Tuy tuổi đời của các đối tượng còn nhỏ nhưng hành vi phạm tội của chúng
thì rất táo bạo, có đối tượng phạm tội khi ở độ tuổi chỉ mới 14, 15.
Lứa tuổi thanh thiếu niên phạm tội có nhiều nguyên nhân, xong nguyên nhân
chính vẫn xuất phát từ phía gia đình. Bởi khi gia đình không thực sự lành mạnh thì trẻ em sẽ là
người chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Theo số liệu thống kê tội phạm học thì trẻ em phạm pháp có
nguồn gốc gia đình làm nghề buôn bán bất hợp pháp chiếm 51,94%, gia đình có người phạm
tội hình sự chiếm 40%, 30% trẻ em phạm tội có bố, mẹ hoặc cả hai nghiện hút. Một nguyên
nhân nữa khiến trẻ em phạm tội là do quá trình hình thành nhân cách bởi nạn bạo hành gia
đình, những trò chơi bạo lực trong các trò chơi điện tử, internet đen. Đây là mối hiểm hoạ
không lường của cả xã hội nói chung và trong việc hình thành nhân cách trẻ em vị thành niên
nói chung. Hay khi gia đình phó thác việc giáo dục con cái mình hoàn toàn cho nhà trường, nên
khi có dấu hiệu trẻ hư hỏng thì không có sự phối hợp quản lý, giáo dục dẫn đến các em bị dụ
dỗ, lôi kéo rồi sa vào con đường phạm pháp.
Đã đến lúc gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp
luật. Hãy quan tâm, chăm lo toàn diện cho thế hệ trẻ đặc biệt là trẻ tuổi vị thành niên. Hướng
các em đến một cuộc sống lành mạnh, tươi sáng, đừng vô tình đẩy các em vào con đường
phạm pháp, đừng để bản án toà tuyên là con đường vào đời của các em.

×