Tải bản đầy đủ (.doc) (209 trang)

PHÁT TRIỂN SINH kế bền VỮNG CHO NGƯỜI dân PHỤ THUỘC vào RỪNG ở bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 209 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HẢI NÚI

PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN
PHỤ THUỘC VÀO RỪNG Ở BẮC KẠN

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP- 2019


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HẢI NÚI

PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN
PHỤ THUỘC VÀO RỪNG Ở BẮC KẠN

Chuyên

: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
: 9.31.01.05

Người ướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN QUỐC CHỈNH
PGS.TS. ĐỖ QUANG GIÁM

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên


cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận án

Nguyễn Hải Núi

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận đƣợc sự
hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo; sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình; sự tài trợ, sự giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần của nhiều cá
nhân và tổ chức.
Nhân dịp này, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc thầy TS.
Nguyễn Quốc Chỉnh, PGS.TS Đỗ Quang Giám đã tận tình hƣớng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Kinh tế, Khoa Kế toán và Quản trị Kinh
doanh, Bộ môn Quản trị Kinh doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ và các hộ nông dân, nhất là
các hộ nông dân tại hai huyện Ba Bể và Na Rì tỉnh Bắc Kạn đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Môi Trƣờng - Học Viện Nông nghiệp Việt Nam,
Đại học Copenhagen - Đan Mạch, đơn vị quản lý dự án “Giảm thiểu phát thải khí nhà kính

từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+): Những nỗ lực duy trì và phát triển rừng” đã giúp
đỡ và tạo điều kiện từ việc thu thập dữ liệu, trao học bổng khóa học 5 tháng

ở Đan Mạch, cũng nhƣ hỗ trợ kinh phí cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn Dự án Việt Bỉ - Học Viện Nông nghiệp Việt Nam;
Chƣơng trình "Eramus+: trao đổi tín chỉ quốc tế" tài trợ bởi Uỷ Ban Châu Âu và do
trƣờng Đại học Liege điều phối đã hỗ trợ cả về vật chất và những khóa học trao đổi tín
chỉ tại Vƣơng quốc Bỉ.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận án./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Hải Núi

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan
Lời cảm ơn

i
ii

Mục lục

iii


Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

viii

Danh mục sơ đồ, đồ thị

x

Danh mục hình

xi

Danh mục hộp

xii

Trích yếu luận án

xiii

Thesis abstract

xv

PHẦN 1. MỞ ĐẦU


1

1.1.

Tính cấp thiết đề tài

1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3

1.4.

Những đóng góp mới của luận án

4

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án


5

PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƢỜI
DÂN PHỤ THUỘC VÀO RỪNG
2.1.

6

Cơ sở lý luận về phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân phụ thuộc
vào rừng

6

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan

6

2.1.2.

Vai trò, ý nghĩa của phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân phụ thuộc
vào rừng

10

2.1.3.

Đặc điểm của phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân phụ thuộc vào rừng


12

2.1.4.

Yêu cầu của phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân phụ thuộc vào rừng

15

2.1.5.

Nội dung phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân phụ thuộc vào rừng

16

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân phụ
thuộc vào rừng

2.2.

21

Cơ sở thực tiễn về phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân phụ thuộc
vào rừng

26

iii



2.2.1.
2.2.2.

Kinh nghiệm về phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân phụ thuộc vào
rừng ở một số nƣớc trên thế giới
Kinh nghiệm về phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân phụ thuộc vào
rừng ở một số địa phƣơng của Việt Nam

2.2.3.
2.3.

26
29

Bài học kinh nghiệm về phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân phụ
thuộc vào rừng ở Bắc Kạn

33

Một số công trình nghiên cứu liên quan

33

PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

38

3.1.


Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

38

3.1.1.

Đặc điểm về tự nhiên

38

3.1.2.

Đặc điểm về kinh tế xã hội

39

3.1.3.

Đánh giá thuận lợi, khó khăn của đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã đến phát
triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn

45

3.2.

Cách tiếp cận và khung phân tích

46


3.2.1.

Cách tiếp cận

46

3.2.2.

Khung phân tích đề tài

47

3.3.

Phƣơng pháp nghiên cứu

48

3.3.1.

Phƣơng pháp chọn điểm và xác định cỡ mẫu nghiên cứu

48

3.3.2.

Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu

49


3.3.3.

Phƣơng pháp xử lý dữ liệu

52

3.3.4.

Phƣơng pháp phân tích

52

3.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

55

3.4.1.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng phát triển sinh kế bền vững cho hộ
dân phụ thuộc vào rừng

3.4.2.

55

Nhóm chỉ tiêu phản ánh nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển sinh kế bền
vững cho hộ dân phụ thuộc vào rừng


PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.

57
59

Thực trạng phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân phụ thuộc vào
rừng ở Bắc Kạn

59

4.1.1.

Khái quát về rừng và ngƣời dân phụ thuộc vào rừng

59

4.1.2.

Chính sách phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân phụ thuộc vào rừng

60

4.1.3.

Xây dựng chiến lƣợc sinh kế theo mức độ phụ thuộc vào rừng

71

iv



4.1.4.
4.1.5.

Hoạt động phát triển sinh kế
Kết quả phát triển sinh kế bền vững

72
90

4.1.6.

Đánh giá tính bền vững về phát triển sinh kế

98

4.2.

Ảnh hƣởng của các yếu tố tới phát triển sinh kế bền vững

104

4.2.1.

Nhóm yếu tố nguồn vốn sinh kế

104

4.2.2.


Nhóm yếu tố bối cảnh phát triển sinh kế

125

4.3.

Định hƣớng và giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân phụ
thuộc vào rừng

129

4.3.1.

Cơ sở khoa học

129

4.3.2.

Giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân phụ thuộc vào rừng

130

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

149

5.1.


Kết luận

149

5.2.

Kiến nghị

150

Danh mục công trình đã công bố liên quan đến luận án

151

Tài liệu tham khảo

153

Phụ lục

163

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ch ữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BNN

Bộ Nông nghiệp

BLĐTBXH

Bộ Lao động Thƣơng binh Xã hội

CARE

Hợp tác cho việc gửi hàng của Mỹ sang châu Âu
(Cooperative for American Remittances to Europe.

CIFOR

Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế
(Center for International Forestry Research)

CHQS

Chỉ huy Quân sự

CP

Chính phủ

CRLIP

Dự án giảm nghèo miền Trung


DFID

Cơ quan phát triển quốc tế

DTTS

Dân tộc thiểu số

ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

(Food and Agriculture Organization)
GDP

Tổng sản phẩm quốc nội
(Gross Domestic Product)

IFAD

Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế
(International Fund for Agricultural Development)

HĐND

Hội đồng Nhân dân


KDP

Chƣơng trình Phát triển Kecamatan

LNCĐ

Lâm nghiệp cộng đồng

LS1

Chiến lƣợc phụ thuộc thấp vào rừng

LS2

Chiến lƣợc phụ thuộc trung bình vào rừng

LS3

Chiến lƣợc phụ thuộc cao vào rừng

MTQG

Mục tiêu Quốc gia

MTTQ

Mặt trận Tổ Quốc




Nghị định

NLN

Nông lâm nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NRC

Hội đồng thuộc Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa Kỳ
(National Research Council)

vi


NQ

Nghị quyết

Oxfam

Ủy ban Oxford cho cứu đói
(Oxford Commitee for Famine Relief.

PEFS


Chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng
(payment for envirment services)

PTVR

Phụ thuộc vào rừng



Quyết định

QH

Quốc hội

REDD+

Giảm thiểu phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng
(Reducing Emission from Deforestation and Forest Degradation)

SD

Độ lệch chuẩn (standard deviation)

SKBV

Sinh kế bền vững

SRI


Mô hình áp dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến

TB

Trung bình

TTg

Thủ tƣớng

TT

Thông tƣ

TW

Trung ƣơng

UBND

Ủy ban Nhân dân

UNDP

Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc

WCED

Ủy ban Thế giới về môi trƣờng và phát triển
(World Commission on Environment and Development)


vii


DANH MỤC BẢNG
STT
2.1.

Tên bảng
Chiến lƣợc sinh kế theo mức độ phụ thuộc vào rừng

2.2.

Tổng hợp các quan điểm về nguồn vốn sinh kế

21

2.3.

Tổng quan chung về các nguồn vốn sinh kế

23

2.4.

Bối cảnh dễ bị tổn thƣơng trong phân tích sinh kế bền vững

25

3.1.


Dân số tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012-2016

40

3.2.

Lao động tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012-2016

40

3.3.

Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012-2016

42

3.4.

Diện tích rừng hiện có phân theo loại rừng

44

3.5.

Dung lƣợng hộ khảo sát

50

3.6.


Thảo luận nhóm tập trung

51

4.1.

Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng

61

4.2.

Chính sách giảm nghèo bền vững

64

4.3.

Chính sách lao động việc làm

66

4.4.

Chính sách bảo vệ và phát triển rừng

68

4.5.


Chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng

70

4.6.

Chiến lƣợc sinh kế theo mức độ phụ thuộc vào rừng của hộ

72

4.7.

Tỷ lệ hộ có hoạt động sinh kế

73

4.8.

Phát triển hoạt động trồng lúa

75

4.9.

Phát triển hoạt động trồng trọt khác

76

4.10.


Phát triển hoạt động chăn nuôi

79

4.11.

Phát triển hoạt động rừng

82

4.12.

Phát triển hoạt động phi nông lâm nghiệp

84

4.13.

Phát triển hoạt động khác

86

4.14.

Tỷ lệ mô hình kết hợp hoạt động sinh kế

88

4.15.


Thu nhập và nguồn thu nhập của hộ

90

4.16.

Kiểm định sự khác biệt thu nhập giữa các nhóm hộ

91

4.17.

Tỷ lệ nghèo, cận nghèo của hộ điều tra

93

4.18.

Tỷ lệ nghèo, cận nghèo của hộ phân theo mức độ phụ thuộc vào rừng và huyện

95

4.19.

Sự hài lòng chung với mối quan hệ xã hội của hộ

96

viii


Trang
18


4.20.
4.21.

Sự hài lòng của ngƣời dân đối với môi trƣờng sinh thái
Phát triển bền vững thu nhập của hộ

97
98

4.22.

Phát triển bền vững mối quan hệ xã hội của hộ

101

4.23.

Phát triển môi trƣờng sinh thái bền vững

102

4.24.

Phát triển sinh kế bền vững của hộ


103

4.25.

Nguồn vốn con ngƣời của hộ

105

4.26.

Nguồn vốn xã hội của hộ

108

4.27.

Nguồn vốn tự nhiên của hộ

110

4.28.

Tài sản của hộ

113

4.29.

Nguồn vốn vật chất của hộ


114

4.30.

Nguồn vốn tài chính của hộ

116

4.31.

Mô hình ƣớc lƣợng các yếu tố ảnh hƣởng tới lựa chọn chiến lƣợc sinh kế
của hộ

118

4.32.

Tỷ lệ dự báo chính xác của mô hình

119

4.33.

Kết quả ƣớc lƣợng hàm hồi quy đa biến về các yếu tố ảnh hƣởng tới thu
nhập của hộ

4.34.

120


Kết quả ƣớc lƣợng hàm nhị phân về các yếu tố ảnh hƣởng tới tình trạng
nghèo của hộ

123

4.35.

Tỷ lệ dự báo chính xác của mô hình

125

4.36.

Những biến cố mà hộ phải đối mặt

127

4.37.

Số lƣợng biến cố và mức độ tổn thƣơng của hộ

128

ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
STT
Tên đồ thị
3.1.

Khung phân tích đề tài

Trang
48

4.1.

Phát triển đa dạng hoạt động sinh kế của hộ

74

4.2.

Tỷ lệ nghèo, cận nghèo của hộ điều tra

94

4.3.

Phát triển bền vững thu nhập của hộ

100

4.4.

Phát triển bền vững quan hệ xã hội của hộ

101

4.5.


Phát triển bền vững môi trƣờng sinh thái

103

4.6.

Kết quả phát triển sinh kế bền vững của hộ

104

4.7.

Đánh giá mức độ tổn thƣơng mà hộ phải đối mặt (%)

128

x


DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
3.1.
Bản đồ tỉnh Bắc Kạn

Trang
38

3.2.


Địa điểm nghiên cứu

49

3.3.

Thực hiện phƣơng pháp cho điểm cơ cấu thu nhập

51

xi


DANH MỤC HỘP
STT
Tên hộp
4.1.
Chƣơng trình 134, 135 đã giúp dân rất nhiều

Trang
62

4.2.

Công tác giảm nghèo cho ngƣời dân còn nhiều khó khăn

65

4.3.


Nhận thức của ngƣời dân còn nhiều hạn chế

65

4.4.

Cần quan tâm nhiều hơn tới nhóm yếu thế

67

4.5.

Mức hỗ trợ bảo vệ rừng còn thấp

69

4.6.

Thu phí dịch vụ môi trƣờng còn nhiều khó khăn

71

xii


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Nguyễn Hải Núi
Tên luận án: Phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển


Mã số: 9.31.01.05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sinh kế
bền vững cho ngƣời dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn, đề xuất hệ thống giải pháp
nhằm phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân phụ thuộc vào rừng ở địa bàn nghiên
cứu trong thời gian tới.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp tiếp cận: (i) Tiếp cận khung sinh kế bền vững; (ii) Tiếp cận theo
mức độ phụ thuộc vào rừng; (iii) Và một số phƣơng pháp tiếp cận khác nhƣ tiếp cận có
sự tham gia, tiếp cận theo chƣơng trình REDD+
Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại hai huyện đại diện vùng cao của tỉnh là Na Rì và
Ba Bể. Khu vực khảo sát là hộ dân sống gần và sở hữu khu rừng sản xuất. Phƣơng pháp
thu thập dữ liệu, số liệu thứ cấp và sơ cấp đƣợc sử dụng trong đề tài này. Dữ liệu đƣợc
tổng hợp trên Excel và phần mềm Stata 13.0. Đồng thời, nghiên cứu sử dụng các
phƣơng pháp phân tích bao gồm: (i) Phƣơng pháp phân tổ thống kê và thống kê mô tả;
(ii) Phƣơng pháp so sánh kết hợp với kiểm định thống kê; (iii) Phƣơng pháp mô hình
kinh tế lƣợng; (iv) Phƣơng pháp phân tích thang đo bền vững.
Kết quả chính và kết luận
Trong luận án này, những lý luận và thực tiễn về phát triển sinh kế bền vững cho
ngƣời dân phụ thuộc vào rừng đã đƣợc luận giải và làm sáng tỏ, từ đó, khung phân tích
phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân phụ thuộc vào rừng đã đƣợc xây dựng và
phát triển làm cơ sở nghiên cứu đề tài. Trên cơ sở phân tích tình hình phát triển sinh kế
bền vững cho ngƣời dân phụ thuộc vào rừng trên thế giới và trong nƣớc thời gian qua,
đề tài đã đúc rút thành sáu bài học kinh nghiệm về phát triển sinh kế bền vững cho
ngƣời dân phụ thuộc vào rừng tại địa bàn nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ trọng hộ dân theo đuổi chiến lƣợc phụ thuộc vào
rừng còn cao, tỷ trọng thu nhập từ rừng khoảng 28,9%. Tuy nhiên, sự lựa chọn chiến lƣợc

sinh kế theo mức độ phụ thuộc vào rừng có sự khác biệt rõ nét giữa các nhóm hộ theo

xiii


huyện và mức độ kinh tế hộ. Để phát triển sinh kế bản thân ngƣời dân cũng đã có nhiều
hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động và mô hình sinh kế của ngƣời dân dân còn nhiều hạn
chế. Kết quả phát triển sinh kế bền vững của họ ở mức trung bình nhƣng lại có sự khác
nhau giữa các nhóm. Trong khi nhóm hộ phụ thuộc cao vào rừng đánh giá đạt mức bền
vững thấp, mới chỉ bắt đầu đạt mức bền vững trung bình thì nhóm hộ phụ thuộc thấp
vào rừng cho rằng họ đã đạt tới mức gần nhƣ bền vững, đặc biệt sự tăng trƣởng rất tốt
so với 5 năm trƣớc. Kết quả này có sự ảnh hƣởng rất rõ nét của các nguồn vốn sinh kế,
bối cảnh phát triển sinh kế. Hộ có nguồn vốn sinh kế mạnh, có xu hƣớng ít phụ thuộc
vào rừng và sự phát triển sinh kế là bền vững hơn.
Theo đó, để phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân phân phụ thuộc vào
rừng, đề tài đã đề xuất một số nhóm giải pháp sau: (i) nhóm giải pháp nâng cao nguồn
vốn sinh kế; (ii) xây dựng và nhân rộng mô hình phát triển sinh kế bền vững; (iii) nâng
cao năng lực, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho ngƣời dân; (iv) đa dạng hoá và
nâng cao thu nhập cho hộ dân; (v) duy trì và cải thiện mối quan hệ xã hội; (vi) duy trì và
cải thiện môi trƣờng sinh thái; (vii) thống nhất chủ trƣơng, hoàn thiện chính sách cho
phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân phụ thuộc vào rừng; (viii) hoàn thiện công
tác quản lý Nhà nƣớc về phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân phụ thuộc vào rừng.
Nhƣ vậy, kết quả luận án là cơ sở khoa học cho việc định hƣớng và đƣa ra giải
pháp phát triển sinh kế bền vững. Luận án là kênh cung cấp thông tin quan trọng cho
các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý của Bộ, tỉnh Bắc Kạn, các cơ quan tham
mƣu, các tổ chức nghiên cứu, kinh tế - xã hội và các cá nhân tham khảo. Đồng thời từ
đây cũng rút ra bài học cho các địa phƣơng khác.

xiv



THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Nguyen Hai Nui
Thesis title: Sustainable livelihood development for forest dependent people in Bac
Kan province.
Major: Development Economics

Code: 9.31.01.05

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Situation evaluation and analysis of factors affecting on sustainable livelihoods
development for forest dependent people in Bac Kạn province, propossing the solutions
system to develop sustainable livelihoods for forest dependent people in the field study
in the coming time.
Materials and Methods
The research approaches include: (i) sustainable livelihoods framework
approach; (ii) forest dependence level approach; (iii) participatory approach, REDD+
program;
This research was carried out in two representative highland districts of Na Ri
and Ba Be. The survey area is the households living near and owning the production
forest. Data collection methods include secondary data and Primary data were used in
this study. The data was synthesized on Excel and Stata software version 13.0. Analysis
methods used in this study are: (i) Descriptive statistics; (ii) Comparison method and
hypothesis testing; (iii) Econometric models; and (iv) Barometer of Sustainability
Main findings and conclusions
In the thesis there are overviews and clarification of theoretical and practical
issues related to sustainable livelihoods development of forest dependent people. Based
on that an analytical framework has been built and developed for the study. Based on
analysing livelihood development in some countries over the world and Vietnam, this

research draws six experiences learnt for Bac Kan.
The study results reveal that the proportion of households pursuing forestdependent strategies is high, with 28.9% of income from forests. However, the choice of
livelihood strategies in terms of forest dependency differs markedly between household
groups by district and by household level. In order to develop the households
livelihoods, the local authorities and households themselves have also had many

xv


activities. However, activities and livelihood models of households are still limited. As a
result, the results of sustainable livelihood development of the household are average
but there are differences between household groups. While the high forest dependent
households get low sustainability, low forest dependent households reach almost
sustainable levels. This result has a very pronounced effect from livelihood capitals.
Households with a strong livelihood capitals tend to be less dependent on forests and
livelihood development is more sustainable.
Based on the study findings, in order to develop sustainable livelihoods for
forest dependent households, the following groups of solutions are proposed: (i)
solutions for improving livelihood capitals; (ii) development and replication of the
sustainable livelihoods model; (iii) capacity building, job training and job placement;
(iv) diversification and income generation for households; (v) maintain and improve
social relationships; (vi) maintain and improve the ecological environment; (vii) unify
policy and improve policies for sustainable livelihoods development for people
dependent on forests; (viii) finalizing State management on sustainable livelihood
development for forest dependent people.
Thus, results of this thesis are the scientific basis for the direction and proposing
some solutions for sustainable livelihood development. The thesis is a source of
providing important information for policy makers, managers of the Ministry, Bac Kan
province, advisory agencies, research institutions, economic-social organizations and
individuals as a reference. Therefore, from that, the author draws some lessons for other

provinces.

xvi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI
Rừng đóng vai trò quan trọng trong vấn đề phát triển bền vững kinh tế nói
chung và sinh kế của ngƣời dân nói riêng tại các nƣớc đang phát triển. Sự quan
trọng của rừng đƣợc thể hiện ở cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Hàng
triệu ngƣời trên thế giới sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng trong cuộc
sống hàng ngày. Rừng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ môi trƣờng cho phát
triển sản xuất và đời sống, cung cấp nơi ở, việc làm, tạo sinh kế ổn định (Vedeld
et al., 2007). Bên cạnh việc tạo nguồn thu nhập cho sinh kế nông thôn, rừng còn
góp phần rất tích cực cho kinh tế xanh. Sự gắn kết cộng đồng trong việc bảo tồn
và phát triển các nguồn tài nguyên rừng cũng góp phần tạo dựng nguồn vốn xã
hội mạnh mẽ. Nhƣ vậy, có thể thấy, rừng tạo điều kiện phát triển tổng hợp cả ba
yếu tố kinh tế, xã hội và môi trƣờng - ba trụ cột trong phát triển bền vững.
Trong nhiều năm qua, tiếp cận sinh kế đƣợc sử dụng nhiều trong các vấn
đề phát triển nông thôn cả ở lý thuyết và thực tiễn (Scoones, 2009). Cách tiếp
cận, quan điểm, phƣơng pháp và các khung phát triển về sinh kế đƣợc sử dụng
nhiều trong những báo cáo, phân tích của các dự án phát triển và các nghiên cứu
liên quan. Tính bền vững chắc chắn là chìa khóa của phƣơng pháp này nhƣ định
nghĩa về sinh kế bền vững của Chambers and Conway (1992) đã đƣa ra. Đây là
phƣơng tiện cũng nhƣ mục tiêu của tiếp cận sinh kế. Tính bền vững trong phát
triển sinh kế đƣợc thể hiện ở cả ba yếu tố kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Những
kết quả hoặc có thể bền vững hay không bền vững theo cả hƣớng thời gian (sự
lâu bền) và tính ổn định trong phát triển. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới dừng ở
việc sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững, chƣa có nhiều nghiên cứu làm
sáng tỏ lý luận và thực tiễn về phát triển sinh kế bền vững. Do vậy, câu hỏi đặt ra

là “nghiên cứu phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân nói chung và ngƣời
dân phụ thuộc vào rừng nói riêng đã đƣợc các tác giả tiến hành nhƣ thế nào về
cả khía cạnh phƣơng pháp và các kết quả đạt đƣợc?
Bắc Kạn là tỉnh miền núi, địa hình phức tạp có nhiều núi cao và sông suối
chia cắt. Trong những năm gần đây, ngành nông - lâm nghiệp đóng góp hơn 1/3
GDP toàn tỉnh và hơn 70% lao động của tỉnh là nông - lâm nghiệp (trong đó, lâm
nghiệp chiếm khoảng 13%). Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 485.941 ha, đất
lâm nghiệp là 432.387 ha, chiếm 89%. Độ che phủ rừng của tỉnh đạt 70,7% - cao

1


nhất cả nƣớc (Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn, 2016). Điều này cho thấy sự gắn bó
với rừng và phụ thuộc vào rừng của ngƣời dân vùng cao tỉnh Bắc Kạn là rất lớn,
dẫn tới những thách thức trong việc phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân
phụ thuộc vào rừng trong điều kiện không để mất rừng và suy thoái rừng.
Trong những năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai nhiều chƣơng trình nhằm
phát triển sinh kế cho ngƣời dân phụ thuộc vào rừng. Tuy nhiên, sinh kế của ngƣời
dân vẫn chƣa phát triển một cách tƣơng xứng. Chiến lƣợc sinh kế của hộ dân vẫn
phụ thuộc nhiều vào rừng, tỷ trọng thu nhập bình quân từ rừng so với tổng thu nhập
của hộ vẫn còn ở mức cao (gần 30%). Hoạt động và mô hình sinh kế vẫn còn đơn
điệu, chủ yếu là các hoạt động trồng trọt và lâm nghiệp. Kết quả sinh kế vẫn còn hạn
chế và thiếu sự cân đối giữa kinh tế, xã hội, và môi trƣờng dẫn tới sự thiếu bền vững
trong phát triển sinh kế, đặc biệt là đối với nhóm hộ phụ thuộc cao vào rừng. Khía
cạnh xã hội và môi trƣờng của ngƣời dân khá đảm bảo, tuy nhiên yếu tố kinh tế lại
còn nhiều yếu kém. Thu nhập của hộ dân khá thấp với bình quân là khoảng 34 triệu
đồng/hộ/năm và thiếu ổn định do phụ thuộc nhiều vào nguồn lợi từ rừng và các hoạt
động nông nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao với khoảng 35,47% (năm
2015), trong đó tỷ lệ hộ tái nghèo là đáng quan tâm với khoảng hơn 4%. Đặc biệt,
khu vực vùng cao tỉnh Bắc Kạn đã triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Dự án

REED+ (Giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng) từ năm
2014. Theo đó, ngƣời dân bị hạn chế rất nhiều quyền tiếp cận các nguồn lợi từ rừng,
và điều đó dẫn tới những thách thức lớn cho sự bền vững trong việc phát triển sinh
kế của ngƣời dân phụ thuộc vào rừng. Tính lâu bền và ổn định trong phát triển sinh
kế bền vững của ngƣời dân đƣợc đánh giá không cao. Đặc biệt đối với nhóm hộ dân
phụ thuộc cao vào rừng ở khía cạnh thu nhập, sự tăng trƣởng thu nhập so với năm
năm trƣớc là không đáng kể và trong khoảng thời gian đó thì thu nhập của họ cũng
thiếu sự ổn định.
Do vậy, câu hỏi đặt ra là thực trạng phát triển sinh kế bền vững của ngƣời
dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn là nhƣ thế nào? Họ xây dựng chiến lƣợc sinh kế
gì? Hoạt động phát triển sinh kế ra sao? Mô hình sinh kế thế nào? và kết quả phát
triển sinh kế bền vững của họ nhƣ thế nào ở các góc độ kinh tế - xã hội - và môi
trƣờng?; Những yếu tố nào ảnh hƣởng tới phát triển sinh kế bền vững của ngƣời
dân phụ thuộc vào rừng ở tỉnh Bắc Kạn?; Để phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời
dân phụ thuộc vào rừng, chính quyền và bản thân hộ dân cần thực hiện các giải pháp
nào? Vì vậy, nghiên cứu phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân

2


phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn là rất cần thiết nhằm phát triển sinh kế bền vững
cho ngƣời dân sự phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố
ảnh hƣởng đến phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân phụ thuộc vào rừng ở
Bắc Kạn, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sinh kế bền
vững cho ngƣời dân phụ thuộc vào rừng ở địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt đƣợc mục tiêu chung, đề tài có các mục tiêu cụ thể sau:

(1) Hệ thống hoá và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
sinh kế bền vững cho ngƣời dân phụ thuộc vào rừng;
(2) Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển
sinh kế bền vững cho ngƣời dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn;
(3) Đề xuất hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sinh kế bền vững
cho ngƣời dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các nội dung, các yếu tố ảnh hƣởng
đến phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn.
- Đối tƣợng khảo sát, thu thập tài liệu phục vụ nghiên cứu của đề tài là hộ
dân sống gần rừng ở tỉnh Bắc Kạn. Hộ dân là một đơn vị xã hội gồm một hay một
nhóm ngƣời ở chung và ăn chung. Ngƣời dân sống phụ thuộc vào là cụm từ
chung chỉ những ngƣời sinh sống trong khu vực có nguồn thu nhập phụ thuộc
vào rừng. Tuy nhiên, trong thực tế ngƣời dân sống phụ thuộc vào rừng ở Bắc
Kạn đƣợc sinh sống theo các đơn vị kinh tế là các hộ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng
khảo sát các đối tƣợng liên quan, bao gồm các cấp chính quyền địa phƣơng, các
chuyên gia…
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi không gian
Đề tài đƣợc thực hiện ở khu vực vùng cao của tỉnh Bắc Kạn.
1.3.2.2. Phạm vi thời gian
Dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập để nghiên cứu đề tài gồm dữ liệu điều tra hộ
sống gần rừng năm 2016, kết quả khảo sát có sự so sánh với các chỉ tiêu trƣớc đó

3


5 năm. Dữ liệu thảo luận nhóm, phỏng vấn với các hộ nông dân, các cấp chính
quyền địa phƣơng, các chuyên gia năm 2016, 2017. Các giải pháp phát triển sinh

kế bền vững cho ngƣời dân phụ thuộc vào rừng đƣợc đề xuất cho 10 năm tới.
1.3.2.3. Phạm vi nội dung
Nghiên cứu thực trạng, tính bền vững trong phát triển sinh kế của ngƣời
dân phụ thuộc vào rừng; phân tích các yếu tố ảnh hƣởng; xác định các giải pháp
chủ yếu nhằm phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân phụ thuộc vào rừng trên
địa bàn nghiên cứu.
Ngƣời dân phụ thuộc vào rừng bao gồm nhiều nhóm nhƣ hộ dân sống gần
rừng, hộ thu gom, thƣơng lái, kinh doanh, chế biến các sản phẩm từ rừng… Tuy
nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hộ nông dân sống gần rừng dễ bị tổn thƣơng
hơn cả và cần ƣu tiên nghiên cứu phát triển sinh kế cho đối tƣợng này. Đồng
thời, khu vực nghiên cứu của đề tài là khu vực vùng cao với điều kiện giao thông
khó khăn, rừng chủ yếu là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ không đƣợc phép khai
thác gỗ. Do vậy, nhóm hộ thu gom, thƣơng lái, kinh doanh chế biến sản phẩm gỗ
là rất hạn chế, lâm sản ngoài gỗ chủ yếu đƣợc hộ dân sử dụng cho nhu cầu gia
đình. Chính vì vậy, nghiên cứu này tập trung nghiên cứu nhóm hộ dân sống trong
hoặc gần rừng.
Nhiều nghiên cứu trƣớc đây chỉ ra rằng, giải pháp quan trọng phát triển sinh
kế bền vững cho ngƣời dân phụ thuộc vào rừng là phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên,
trong bối cảnh thế giới và Việt Nam thực hiện các chƣơng trình giảm thiểu phát thải
khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng, đồng thời nghiên cứu thực hiện ở vùng
rừng chủ yếu là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Do vậy, nội dung và giải pháp của
đề tài đƣa ra dựa trên các cách tiếp cận phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân
phụ thuộc vào rừng trên cơ sở bảo tồn và phát triển rừng.

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Về lý luận: Đề tài đã hệ thống hoá và làm rõ lý luận phát triển sinh kế bền
vững cụ thể cho ngƣời dân phụ thuộc vào rừng. Đó là đảm bảo sự cân đối ở cả ba
khía cạnh là kinh tế, xã hội, và môi trƣờng (đƣợc phản ánh tổng hợp trên cơ sở
kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa sự lâu bền và tính ổn định) cho hộ dân phụ thuộc
vào rừng. Đây là một quá trình bao gồm từ việc xem xét chính sách phát triển

sinh kế bền vững của các cấp chính quyền địa phƣơng, xây dựng chiến lƣợc sinh
kế, hoạt động phát triển sinh kế đến việc đánh giá kết quả sinh kế bền vững dƣới
sự ảnh hƣởng của nguồn vốn sinh kế, và bối cảnh phát triển sinh kế.

4


Về phương pháp: Đề tài sử dụng linh hoạt các tiếp cận “khung phân tích
sinh kế” nhƣ một khung phân tích phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân
phụ thuộc vào rừng trên địa bàn một tỉnh. Đề tài đã sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu mới, hiện đại và phù hợp nhƣ so sánh kết hợp với các công cụ kiểm
định thống kê để xem xét sự khác biệt về các chỉ tiêu giữa ba nhóm phụ thuộc
vào rừng; phƣơng pháp hồi quy (đa biến, logarit thứ bậc, nhị phân) để xem xét
các nhân tố ảnh hƣởng; phƣơng pháp phân tích thang đo bền vững kết hợp với
thang đo Likert để đánh giá tính bền vững trong phát triển sinh kế.
Về thực tiễn: Tổng kết sáu bài học kinh nghiệm cho phát triển sinh kế bền
vững cho ngƣời dân phụ thuộc vào rừng; Đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu về chiến
lƣợc sinh kế, hoạt động phát triển sinh kế, kết quả phát triển sinh kế, và tính bền
vững trong phát triển sinh kế của hộ, các yếu tố ảnh hƣởng tới phát triển sinh kế
bền vững cho ngƣời dân phụ thuộc vào rừng. Đồng thời, tỷ trọng thu nhập từ
rừng của hộ dân là gần 30% và có sự khác biệt giữa các nhóm, nguồn vốn sinh kế
đƣợc coi là yếu tố ảnh hƣởng quan trọng nhất đến sự phát triển sinh kế bền vững
cho ngƣời dân phụ thuộc vào rừng. Các đóng góp này có giá trị tham khảo tốt
cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và giảng dạy. Các giải pháp mà luận án
đề xuất cho tỉnh Bắc Kạn có giá trị tham khảo cho nhiều địa phƣơng khác.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
Ý nghĩa khoa học: Đề tài đã luận giải và phát triển các vấn đề lý luận về
phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân phụ thuộc vào rừng thông qua việc
làm r các khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời
dân phụ thuộc vào rừng. Đề tài đã tổng kết các lý thuyết về sinh kế, phát triển

sinh kế bền vững, phụ thuộc vào rừng để từ đó xây dựng nội dung nghiên cứu về
phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân phụ thuộc vào rừng.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài là một nghiên cứu điểm về phát triển sinh kế bền
vững cho ngƣời dân phụ thuộc vào rừng trong điều kiện một tỉnh miền núi của
Việt Nam. Đề tài đã chỉ ra rằng mức độ phụ thuộc vào rừng của ngƣời dân còn
lớn, hoạt động phát triển sinh kế của ngƣời dân còn nhiều hạn chế, mô hình phát
triển sinh kế khá nghèo nàn, từ đó kết quả phát triển sinh kế bền vững của ngƣời
dân ở mức độ trung bình và tiệm cận với mức thiếu bền vững. Hộ càng phụ thuộc
cao vào rừng thì tính bền vững trong phát triển sinh kế càng thấp. Các nhận xét
này có ý nghĩa thực tiễn trong phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân phụ
thuộc vào rừng.

5


PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG
CHO NGƢỜI DÂN PHỤ THUỘC VÀO RỪNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO
NGƢỜI DÂN PHỤ THUỘC VÀO RỪNG
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Phát triển, bền vững, phát triển bền vững
Trong nhiều năm qua, khái niệm phát triển đã đƣợc nhiều tổ chức, nhà
nghiên cứu đƣa ra. Trong Từ điển Oxford (Oxford University, 2008), phát triển
đƣợc khái niệm là: “Sự gia tăng dần của một sự vật theo hƣớng tiến bộ hơn,
mạnh hơn...”. Theo Từ điển Bách khoa của Việt Nam (2001), thì phát triển là:
“Phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế
giới”. Có thể thấy rằng, con ngƣời và mọi sự vật hiện tƣợng đều thay đổi theo
thời gian, nhƣng sự phát triển hàm ý sự thay đổi theo hƣớng tích cực nhƣ sự
tăng lên về lƣợng, hƣớng tốt hơn một cách tƣơng đối.
Khái niệm bền vững đƣợc định nghĩa trong Từ điển Oxford là “khả năng duy

trì”. Một định nghĩa khác, “bền vững không phải là một vấn đề kỹ thuật cần giải
quyết mà là một tầm nhìn vào tƣơng lai, đảm bảo cho chúng ta một lộ trình và giúp
tập trung chú ý vào một tập hợp các giá trị và những nguyên tắc mang tính luân lý và
đạo đức để hƣớng dẫn hành động chúng ta. Những khái niệm này cho thấy, bền
vững hƣớng tới sự duy trì trong tƣơng lai. Trong tiếng Việt, từ bền vững có thể
đƣợc hiểu theo câu trúc từ, nó bao hàm từ “bền” và từ “vững”. “Bền” có nghĩa là sự
lâu bền theo thời gian; “vững” là sự vững trãi, ổn định. Theo đó, bền vững cần đƣợc
đảm bảo ở cả hai khía cạnh là sự lâu bền và ổn định.

Khái niệm phát triển bền vững đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu và các tổ
chức để cập tới. Tính tới nay, có ít nhất hơn 70 khái niệm phát triển bền vững
đƣợc lƣu hành (Trzyna, 2001). Khái niệm “phát triển bền vững” đƣợc sử dụng
từ những năm đầu của thập kỷ 70. Theo Uỷ ban Brundtland phát triển bền vững
là sự phát triển đáp ứng đƣợc nhu cầu của thực tiễn mà không làm ảnh hƣởng tới
khả năng của những thế hệ tƣơng lai (Brundtland, 1987). Trong hơn bốn thập kỷ
qua, nhiều nghiên cứu, tài liệu và các thỏa ƣớc quốc tế đã đề cập tới vấn đề phát
triển bền vững. Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau nhƣng ý nghĩa của nó về
cơ bản đã đạt đƣợc sự đồng thuận cao và luôn đƣợc quan tâm, phát triển và hoàn
thiện. Ủy ban Thế giới về môi trƣờng và phát triển (WCED, 1987) đã đƣa ra
khái niệm phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng đƣợc

6


những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hƣởng, tổn hại đến những khả năng đáp
ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai". Hội đồng thuộc Viện Hàn lâm Quốc gia
Hoa Kỳ (NRC, 1999) đã mô tả phát triển bền vững, dựa trên sự khác biệt vốn có
giữa yếu tố duy trì ổn định (sustain) và sự phát triển (develop) theo thời gian.
Theo quan điểm này, phát triển bền vững cần xem xét cả hai yếu tố về sự lâu bền
và tính ổn định. Hai yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ, chúng cần đƣợc xem xét

đồng thời nhằm bổ sung thêm cơ sở khoa học cho nhau. Trong Luật Bảo vệ môi
trƣờng năm 2005 của Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững đƣợc thể hiện
trên cơ sở kết hợp hài hòa, chặt chẽ của cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội, và môi
trƣờng. Cụ thể nhƣ sau: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng đƣợc nhu cầu
của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của
các thế hệ tƣơng lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trƣởng kinh tế,
bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trƣờng”.
Nhƣ vậy, theo tác giả, phát triển bền vững đƣợc hiểu là sự phát triển tổng
hợp, cân đối của cả ba yếu tố kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Cả ba yếu tố này cần
đƣợc phản ánh tổng hợp trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa sự lâu bền và tính
ổn định. Trong đó, sự ổn định đƣợc đánh giá bởi mức độ không còn có những biến
động, thay đổi đáng kể; sự lâu bền đƣợc xem xét bởi sự tăng trƣởng theo thời gian.

2.1.1.2. Sinh kế, sinh kế bền vững, và phát triển sinh kế bền vững
Trong nhiều năm qua, tiếp cận sinh kế đƣợc sử dụng nhiều trong các vấn đề
phát triển nông thôn cả ở lý thuyết và thực tiễn (Scoones, 2009). Những quan điểm
về sinh kế đƣợc hình thành bởi nhiều cá nhân khác nhau ở những nơi sinh sống khác
nhau. Một loạt các định nghĩa đƣợc đƣa ra nhƣ "sinh kế là các cách để kiếm sống"
hoặc “sinh kế là một sự sử dụng kết hợp các nguồn vốn và các hoạt động thực tế để
sinh sống” (Chambers, 1995). Theo tác giả, phân tích sinh kế là sự mô tả một mạng
lƣới phức tạp của các hoạt động và tƣơng tác, nó nhấn mạnh sự đa dạng về cách mà
con ngƣời kiếm sống. Một hƣớng định nghĩa khác, sinh kế xác định bởi các nhóm
nguồn vốn. Trƣớc khi Sách Trắng đƣợc công bố 5 năm, Chambers and Conway định
nghĩa "Một sinh kế bao gồm các khả năng của con ngƣời, tài sản và các hoạt động
cần thiết phục vụ cho mục đích kiếm sống”. Sau đó trong Sách Trắng của Carney
(1998) cho thấy một cái nhìn đơn giản hơn nhƣng trong đó cũng có sự cộng hƣởng
với các tƣ tƣởng của Chambers and Conway: "Một sinh kế bao gồm các khả năng,
tài sản (bao gồm cả nguồn vốn vật chất và nguồn vốn xã hội) và các hoạt động cần
thiết cho mục đích kiếm sống của


7


×