Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

CƠ sở lý LUẬN về PHỐI hợp GIỮA NHÀ TRƯỜNG với CỘNG ĐỒNG TRONG tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo ở TRƯỜNG TRUNG học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.73 KB, 64 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG
VỚI CỘNG ĐỒNG TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM SÁNG TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ


Cơ sở lý luận
Những nghiên cứu liên quan đến hoạt động giáo dục,
hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở cho học sinh.
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan ở một số
nước
Trong quá trình phát triển của khoa học giáo dục, hoạt
động dạy học được nghiên cứu một cách có hệ thống từ thời
J.A.Cômenxki (1592-1670) tới nay. Nhưng HĐGD dường như
chưa được sự quan tâm của các nhà khoa học. Tuy nhiên,
trong lịch sử cũng có những nghiên cứu đề cập tới vấn đề này:
Rabơle (1494 – 1553) là một trong những đại biểu xuất sắc
của chủ nghĩa nhân đạo Pháp và tư tưởng giáo dục thời kì văn
hóa Phục Hưng. Ông đòi hỏi việc giáo dục phải bao hàm các
nội dung: “Trí dục, đạo đức, thể chất và thẩm mỹ và đã có
sáng kiến tổ chức các hình thức giáo dục như ngoài việc học ở
lớp, ở nhà, còn có các buổi tham quan các xưởng thợ, các cửa
hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghệ sĩ, đặc biệt là mỗi
tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một ngày”.
Đến thế kỉ XX, A.S Macarenkô (1888- 1939) – nhà sư phạm
nổi tiếng của Nga vào thập niên 20 - 30 cũng cho rằng trong


bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công
tác giáo dục chỉ được tiến hành trên lớp. Công tác giáo dục
chỉ đạo toàn bộ cuộc sống của trẻ.
Vào những năm 60-70, trong sách “Giáo dục học” tập 3


[16], tác giả T.A.Ilina đã đề cập tới khái niệm, nội dung và
các hình thức cơ bản của hoạt động GDNGLL. Quyển “Tổ
chức và lãnh đạo công tác giáo dục ở trường phổ thông”, tác
giả I.X. Macarenco đã trình bày sự thống nhất của công tác
giáo dục trong và ngoài giờ học, nội dung và các hình thức tổ
chức hoạt động GDNGLL, vị trí của người hiệu trưởng trong
việc lãnh đạo HĐGD và các tổ chức Đội thiếu niên và Đoàn
thanh niên.
Những năm gần đây, với xu hướng đổi mới giáo dục
theo hướng tiếp cận năng lực, chú trọng giáo dục nhân văn,
tính sáng tạo, kĩ năng sống cho học sinh, HĐTNST với những
tên gọi khác nhau đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm
và chính thức đưa vào nội dung giáo dục trong nhà trường
phổ thông, như Hàn Quốc, Nhật, Singapore, Đức, Mỹ, Anh
….


Bài viết “Ảnh hưởng của hoạt động ngoài giờ lên lớp với
hoạt động học tập của sinh viên” tác giả Jing Wang và
Jonathan Shiveley, Đại học California, Mỹ đã đưa ra kết luận
khẳng định vai trò của hoạt động ngoài giờ lên lớp đối với
hoạt động học tập của sinh viên. Theo đó “sinh viên đạt được
tỷ lệ cao hơn rất nhiều trong học tập ở lớp và tốt nghiệp, duy
trì điểm trung bình tốt hơn, và hình thành những năng lực thật
tốt khi học và tham gia vào bất kỳ hoạt động nào trong phạm
vi nghiên cứu này” [dẫn theo 31]. Tài liệu “Hoạt động
GDNGLL giúp khuyến khích sự phát triển năng động của
thanh thiếu niên như thế nào” của tác giả Randy Brown đã
đưa ra khái niệm hoạt đông GDNGLL: “Hoạt động ngoại
khóa là những chương trình mà thực hiện đầy đủ hai điều kiện

cơ bản: 1- đó không phải là một phần thường xuyên của
trường học, chương trình ngoại khóa và 2- chúng được cấu
trúc theo một cách nào đó không chỉ hướng đến xã hội hóa
nhưng làm việc hướng tới một số nhiệm vụ ủng hộ xã hội hay
mục tiêu (Holland & Andre, 1987) [ dẫn theo 31]. Hoạt động
ngoại khóa có thể bao gồm việc tham gia vào các câu lạc bộ,
tổ chức học sinh, các nhóm thanh niên, v.v. Tài liệu cũng chỉ
rõ những lợi ích cụ thể của hoạt động ngoài giờ lên lớp đối


với sự tham gia của học sinh và những yếu tố thúc đẩy hoạt
động ngoài giờ lên lớp.
b) Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan ở
trong nước
Với quan điểm giáo dục toàn diện cho học sinh, ngay từ
những năm đầu thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,
chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất chú trọng đến công tác giáo dục
học sinh ngoài giờ lên lớp. Trong thư gửi học sinh nhân ngày
khai trường tháng 9 năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Người viết: “… Nhưng các em cũng nên, ngoài giờ học ở
trường, tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho
quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ
nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước”. Trong Thư gửi Hội
nghị các cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc, Bác nhắc tới
khía cạnh khác của nội hàm khải niệm, khi Người viết “
Trong lúc học, cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui
cũng làm cho chúng học. Ở trong nhà, trong trường, trong xã
hội chúng đều vui học”.
Sau ngày đất nước được giải phóng, vấn đề này được đề
cập đến trong nhiều chỉ thị, văn bản của Đảng và Nhà nước và



được qui định cụ thể trong Điều lệ nhà trường phổ thông và từ
cải cách giáo dục lần thứ 3 tới nay vấn đề HĐGD được đề
cập, nghiên cứu cụ thể hơn. Để đáp ứng yêu cầu cải cách giáo
dục, đã có nhiều công trình nghiên cứu làm rõ khái niệm
“hoạt động giáo dục” và xác định các hình thức tổ chức có
chất lượng các HĐGD trong nhà trường. Cụ thể chia theo hai
hướng chính sau:
Hướng thứ nhất: Các nghiên cứu cơ bản, mang tính lý
luận nhằm xác định nội hàm của khái niệm “hoạt động giáo
dục”, xác định mục tiêu, vị trí, vai trò, nhiệm vụ, nội dung,
hình thức của HĐGD. Đã có các công trình nghiên cứu của
một số nhà nghiên cứu như Đặng Thùy Anh, Phạm Hoàng
Gia, Lê Trung Tấn, Phạm Lăng…Một số nghiên cứu thực
nghiệm cải tiến nội dung, đổi mới phương pháp tổ chức nhằm
nâng cao chất lượng HĐGD do nhóm cán bộ nghiên cứu của
Viện KHGD thực hiện như Đặng Thùy Anh, Nguyễn Dục
Quang, Nguyễn Thị Kỷ, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị
Kim Dung …Một số nghiên cứu lý luận nhằm xây dựng cơ sở
lý luận về HĐGD của một số tác giả như Nguyễn Lê Đắc,
Hoàng Minh Phú, Lê Trung Tân, Nguyễn Dục Quang, Hà
Nhật Thăng…Tác giả Đặng Vũ Hoạt cho rằng: “HĐGD


NGLL là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn
của học sinh về khoa học kỹ thuật, lao động công ích, hoạt
động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa nghệ thuật, thẩm
mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí… để giúp các em hình
thành và phát triển nhân cách”. [12 tr 15]

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Chương trình
HĐGD NGLL cho các cấp học và từ đây nhiều tài liệu tập
huấn dành cho HĐGD NGLL và rèn kĩ năng sống cho học
sinh phổ thông được biên soạn. Đó là các tác giả Nguyễn
Thanh Bình, Nguyễn Dục Quang, Bùi Sỹ Tụng, Lưu Thu
Thủy, Lê Thanh Sử, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Thị
Hằng, Bùi Ngọc Diệp…. Các tài liệu đã đi sâu phân tích ý
nghĩa, vị trí, vai trò của HĐGD NGLL đối với việc phát huy
tính tích cực họat động và sự phát triển toàn diện nhân cách
học sinh; Những cơ sở tâm lí học, giáo dục học, xã hội học
trong việc đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL; Một
số cách tiếp cận mới và các hình thức, phương pháp tổ chức
họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh.
(ii) Hướng thứ 2: Một số bài viết về kinh nghiệm thực
tiễn của các trường phổ thông trong tổ chức sinh hoạt tập thể,
hoạt động ngoại khóa, HĐGD NGLL mà tác giả là giáo viên,


CBQL trường phổ thông như Trần thị Minh Hiền, Trần Văn
Thế, Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Thị Thu Anh…Nhiều
trường và giáo viên phổ thông đã có những sáng kiến kinh
nghiệm trong việc tổ chức HĐGD NGLL như đa dạng hóa các
hình thức tổ chức (câu lạc bộ, các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, tham quan, dã ngoại, các hội thi, giao lưu, tọa đàm…).
Nội dung hoạt động cũng gần gữi với đời sống và kinh
nghiệm của học sinh hơn như các buổi tọa đàm, giao lưu về
tình bạn, tình yêu, tham quan các di tích lịch sử, văn hóa của
địa phương, các câu lạc bộ sở thích….Tuy nhiên, những sáng
kiến kinh nghiệm này chủ yếu diễn ra ở qui mô nhỏ, thiếu tính
hệ thống, mang tính phong trào và vẫn với vai trò chủ đạo là

giáo viên….
(iii)Hướng thứ ba:Các nghiên cứu liên quan trực tiếp
đến hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Với định hướng đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông mà Nghị quyết 29NQ/TW [7] đề ra, dự thảo chương trình giáo dục phổ thông
mới ra đời với sự xuất hiện của cụm từ “Hoạt động trải
nghiệm sáng tạo” thay cho cụm từ “Hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp”. Từ đây, có một số nghiên cứu và các bài viết về
HĐTNST bắt đầu xuất hiện của các tác giả: Định Thị Kim


Thoa, Bùi Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Thu Anh, Nguyễn Thị
Hằng, Ngô Thu Dung, Lê Huy Hoàng…
Nghiên cứu đầu tiên liên quan trực tiếp đến HĐTNST
phải kể đến là nhiệm vụ nghiên cứu cấp Bộ “Mục tiêu, chuẩn
kết quả, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục,
đánh giá kết quả học tập của học sinh qua các HĐTNST trong
chương trình giáo dục phổ thông mới” do PGS.TS Đinh Thị
Kim Thoa chủ trì [31]. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã đi
sâu phân tích những cơ sở lí luận về HĐTNST, làm rõ nội
hàm cũng như mục tiêu, nội dung, kết quả và kiểm tra, đánh
giá HĐTNST.
Trong năm 2014-2015, đề tài nhiệm vụ khoa học công
nghệ cấp trường của Đại học sư phạm Hà Nội về vấn đề:
“Nghiên cứu phát triển năng lực thiết kế chương trình hoạt
động trải nghiệm sáng tạo cho giáo viên phổ thông”SPHN
2014-17-02NV do ThS. Nguyễn Thị Hằng chủ nhiệm đã được
triển khai [11]. Đề tài đã bước đầu xác định được những kỹ
năng cần thiết của giáo viên trong thiết kế chương trình hoạt
động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thông; Xây dựng
quy trình thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động trải

nghiệm sáng tạo; Xây dựng một số mẫu thiết kế hoạt động


trải nghiệm sáng tạo và đề xuất khung chương trình bồi
dưỡng giáo viên phổ thông về thiết kế hoạt động trải nghiệm
sáng tạo. Sau đề tài này, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã
có nhiều đề tài nghiên cứu về HĐTNST như : Lý thuyết “Học
tập trải nghiệm" và định hướng vận dụng vào việc tổ chức
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông
của tác giả Nguyễn Thị Hằng; Nghiên cứu nguyên tắc thiết kế
hoạt động theo phương thức trải nghiệm, sáng tạo của tác giả
Nguyễn Thanh Bình; Nghiên cứu phát triển chương trình bồi
dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng
tạo cho sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội của tác giả
Nguyễn Thị Kim Dung; Xây dựng tiêu chí đánh giá HĐTNST
ở học sinh THPT của tác giả Dương Thị Thúy Hà; Kinh
nghiệm tổ chức dạy học các môn Khoa học tự nhiên ở trường
THCS theo phương thức trải nghiệm sáng tạo ở một số nước
trên thế giới của tác giả Nguyễn Hoàng Đoan Huy;
Tóm lại, các nghiên cứu về hoạt động giáo dục nói
chung, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ
thông cũng như ở trường THCS đã được quan tâm nghiên cứu
từ khá lâu ở trên thế giới cũng như Việt Nam. Các nghiên cứu
đều chỉ ra tầm quan trọng của hoạt động giáo dục trong việc


giáo dục toàn diện nhân cách. Tuy nhiên, thuật ngữ hoạt động
giáo dục (theo nghĩa hẹp) thì có nhiều cách gọi khác nhau ở
các nước. Với tên gọi HĐTNST thì có duy nhất là Hàn Quốc
và của nước ta trong những nghiên cứu gần đây khi Đề án Đổi

mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông bắt đầu triển khai.
Những nghiên cứu về sự phối hợp giữa nhà trường và
cộng đồng trong tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
cho học sinh
Ở một số nước trên thế giới
Những năm đầu thế kỷ XXI, đa số các nước phát triển
như Anh, Đức, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Malaysia,
Singapore, Hàn Quốc... đều quan tâm cải cách chương trình
giáo dục nhằm đổi mới toàn diện nền giáo dục của đất nước.
Khuynh hướng cải cách giáo dục là tập trung thu hút và tăng
cường sự tham gia của các lực lượng xã hội, các cộng đồng
vào hoạt động giáo dục.
Một số tài liệu, công trình tiêu biểu đã đề cập đến vai trò
quan trọng của cộng đồng trong việc tham gia vào sự nghiệp
phát triển nhà trường, cũng như các hoạt động giáo dục của


nhà trường một cách có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục của nhà trường và kết quả học tập của học sinh.
Tác giả Tangri, S. và Moles trong cuốn sách “Cha mẹ và
cộng đồng” đã nghiên cứu và chỉ ra những ảnh hưởng khi
CMHS có những hình thức tham gia vào quá trình học tập của
học sinh. Các thành tích, kết quả đạt được và hành vi, thái độ
của học sinh có liên quan đến việc như: cha mẹ tham gia với
tư cách là trợ lý lớp học, cha mẹ làm tình nguyện viên, hỗ trợ
làm bài tập ở nhà và tạo môi trường giáo dục ở nhà. Tác giả
Laura Brannelly và Joan Sullivan- Owomoyela trong cuốn
sách “Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng đóng góp cho
giáo dục trong các điều kiện xung đột” đề cập đến sự tham
gia củacộng đồng và phát triểnmô hìnhcộng đồng tham

giavàogiáo dục ở các nước Jordan, Afghanistan,Iraq,Liberia,
Uganda và vùng lãnh thổ Palestine. Các tác giả đã nghiên cứu
sự tham gia của cộng đồng vào giáo dục trong các hoàn cảnh
chính trị của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ khác nhau. Các
tác giả đã đưa ra tầm quan trọng và vai trò của cộng đồng
trong việc tham gia vào bối cảnh tái thiết đất nước sau xung
đột và xây dựng lại giáo dục.


Qua các nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng vào
giáo dục nhà trường trên thế giới, có thể thấy, các công trình
đều khẳng định cần huy động sự tham gia của cộng đồng vào
các hoạt động giáo dục của nhà trường. Đồng thời có thể rút
ra một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục có sự
tham gia của cộng đồng nhưng nhà trường vẫn phải giữ vai
trò chủ trì.
Trong nước


Tại Việt Nam, sự tham gia của các lực lượng xã hộivới
giáo dục nhà trường đã được Đảng và Nhà nước quy định.
Trong các tư liệu nghiên cứu đề cập rất nhiều sự cần thiết
phối hợp giữa các lực lượng trong cộng đồng với sự nghiệp
giáo dục. Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đưa ra
quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu,
là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đồng thời
cũng quy định trách nhiệm tham gia, đóng góp nguồn lực của
các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng và gia
đình tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người, góp phần từng
bước xây dựng xã học tập.

Bên cạnh đó là các công trình nghiên cứu về sự tham gia
của cha mẹ học sinh, cộng đồng của các tác giả khác đã tổng
hợp những quan điểm lý luận và thực tiễn về vai trò và nhiệm
vụ của cộng đồng, sự phối hợp của Nhà trường - Gia đình –
cộng đồng trong giáo dục học sinh:


Trong cuốn “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của
thế kỉ XXI” tác giả Phạm Minh Hạc khẳng định sự nghiệp
giáo dục của Việt Nam không phải chỉ do Nhà nước gánh vác,
mà phải có sự chung sức của các lực lượng xã hội cùng tham
gia vào sự nghiệp giáo dục nước nhà, tạo nên một xã hội học
tập.
Võ Tấn Quang, trong cuốn sách “Xã hội hóa giáo dục”
[27] đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quần chúng trong công
tác giáo dục, theo tác giả: xã hội hóa trong giáo dục là phải
phát động phong trào quần chúng làm giáo dục, huy động
toàn xã hội tham gia sự nghiệp GD&ĐT, hình thành và phát
triển nhân cách thế hệ trẻ.
Qua các công trình nghiên cứu liên quan đến việc tổ
chức các hoạt động phối hợp của cha mẹ học sinh và cộng
đồng vào trường học, có thể rút ra những vấn đề cốt yếu sau:
Sự phối hợp của cộng đồng với nhà trường là vô cùng
quan trọng. Sự tham gia của cộng đồng vào nhà trường là một
trong giải pháp quan trọng để giúp cho học sinh đạt được kết
quả cao nhất trong học tập và giảm tỉ lệ bỏ học cũng như có
ảnh hưởng tốt đến hành vi và tính tích cực của học sinh.


Tùy vào tình hình thực tế và điều kiện kinh tế - xã hội

của mỗi nước, mỗi địa phương mà sự tham gia của cha mẹ
học sinh, sự phối hợp của cộng đồng mà có những phương
thức khác nhau, có biện pháp phối hợp khác nhau. Sự tham
gia của cộng đồng sẽ hiệu quả và bền vững khi có sự phối hợp
đồng bộ. Trong đó nhà trường giữ vai trò chính trong tổ chức,
điều phối các hoạt động tham gia của cộng đồng.
Như vậy, các nghiên cứu có sự thống nhất cao trong xác
định vai trò của sự phối hợp giữa nhà trườngvà Cộng đồng
trong giáo dục học sinh. Còn việc đi sâu nghiên cứu sự phối
hợp đó trong một hoạt động cụ thể như hoạt động trải nghiệm
sáng tạo thì chưacó nghiên cứu nào. Do đó, nghiên cứu về sự
phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong tổ chức hoạt
động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS là nghiên cứu
có đóng góp mới.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường Trung học
cơ sở
Trường trung học sơ sở và học sinh THCS
Trường trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc
dân


Theo quan điểm của giáo dục học: Hệ thống giáo dục
quốc dân của một nước là toàn bộ các cơ sở chuyên trách việc
giáo dục. Những cơ sở này liên kết chặt chẽ với nhau hợp
thành một hệ thống hoàn chỉnh và cân đối nằm trong hệ thống
xã hội nhằm đảm bảo thực hiện chính sách của quốc gia trong
lĩnh vực giáo dục quốc dân.
Theo quan điểm thực tiễn: Hệ thống giáo dục quốc dân
là hệ thống trường lớp, cấp học, các cơ sở giáo dục và các
hình thức giáo dục để đào tạo thanh thiếu niên nhằm thực hiện

mục tiêu của nhà nước. Trong đó, trường THCS là cơ sở giáo
dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách
pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Trường THCS có
nghĩa vụ và quyền hạn:
Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục
chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông
cấp THCS do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nhằm giáo
dục toàn diện, phát triển nhân cách của học sinh. Công khai
các mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và
tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.


Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến
trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi
được phân công.
Huy động quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động
giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân
trong hoạt động giáo dục.
Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết
bị theo quy định của Nhà nước.
Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các
hoạt động xã hội.
Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo
dục.
Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của
pháp luật. [3]
Những đặc điểm của học sinh THCS



Thông thường, “Đặc điểm” là thuật ngữ được dùng để
chỉ những dấu hiệu riêng biệt, nổi bật, làm căn cứ để phân biệt
hay so sánh giữa các sự vật, hiện tượng này với các sự vật,
hiện tượng khác, giữa cá nhân này với cá nhân khác, hoạt
động này với hoạt động khác. Trong phần này đi sâu phân tích
những đặc điểm tâm sinh lí quan trọng có ảnh hưởng đến việc
tổ chức HĐTNST cho học sinh THCS.
(i)Về giới hạn lứa tuổi
Lứa tuổi học sinh THCS bao gồm những trẻ có độ tuổi
từ 12 đến 15, đang học từ lớp 6 đến lớp 9. Đây là lứa tuổi
chuyển tiếp từ trẻ em lên người lớn với những biến đổi sinh lí
lớn nhất trong cuộc đời của mỗi con người, từ đó kéo theo
những thay đổi nhất định trong sự phát triển tâm lí. Sự khác
biệt ở lứa tuổi học sinh THCS với các học sinh ở lứa tuổi khác
là sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về cơ thể, sự phát dục
và sự hình thành những phẩm chất mới về các mặt trí tuệ, đạo
đức. Đồng thời xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng
thành do kết quả sự biến đổi cơ thể, của sự tự ý thức, của các
kiểu quan hệ với người lớn, với bạn bè, của hoạt động học
tập, hoạt động xã hội…Lứa tuổi này được đặc trưng bởi tính
chất đối lập, mâu thuẫn, đối cực của các yếu tố phát triển. Đó


là lứa tuổi mà sự cân bằng cơ thể của một đứa trẻ bị phá vỡ
trong khi chưa tìm thấy sự cân bằng cơ thể của một người lớn.
Và điều này tạo ra những sự đột biến cũng như tính hai mặt
thể hiện ở tất cả các khía cạnh khác nhau của sự phát triển cá
nhân [32]. Đây là đặc điểm rất quan trọng cần lưu ý khi tổ
chức các HĐTNST cho học sinh THCS.

(ii)Những biến đổi về cơ thể
Ở học sinh THCS, cả em trai và em gái đều có đặc điểm
chung là lớn nhanh và có những biến đổi khá lớn về giải phẫu
sinh lí. Điều này đặc biệt quan trọng, cần phải lưu ý đối với
các nhà giáo dục khi tổ chức các hoạt động nói chung cho học
sinh và HĐTNST.
Chẳng hạn, sự phát triển của hệ tim mạch không cân đối.
Thể tích tim tăng nhanh, tim to hơn, hoạt động mạnh hơn
nhiều so với trước, trong khi đó đường kính của các mạch
máu lại phát triển chậm hơn khiến dẫn đến sự rối loạn tạm
thời của tuần hoàn máu. Điều nay khiến cho học sinh khó
thích nghi với những điều kiện hoạt động, điều kiện sống
khác nhau như: học tập, lao động…. Những kết quả này gợi ý
cho các nhà giáo dục về việc quan tâm giúp học sinh rèn


luyện thân thể thông qua vận động để giúp cơ thể thích nghi
tốt hơn với các điều kiện khác nhau của hoạt động.[32]
(iii) Mối quan hệ xã hội của học sinh THCS
Ở tuổi học sinh THCS, quan hệ bạn bè có ý nghĩa rất
quan trọng. Đó là vì, bạn bè cùng lứa là những người có cùng
các biến đổi như nhau về tâm sinh lí và xã hội, có những
mong muốn nguyện vọng giống nhau, có cùng mức độ phát
triển về nhận thức… Do đó bạn bè cùng lứa cũng là những
người dễ hiểu nhau, dễ thông cảm với nhau, dễ chấp nhận
nhau hơn so với người lớn.
Trong quan hệ với người lớn, ở lứa tuổi này có sự cải tổ
lại mối quan hệ và hình thành kiểu quan hệ mới, chuyển từ
quan hệ giữa người lớn với trẻ em sang kiểu quan hệ mới về
chất, theo hướng hạn chế quyền hạn của người lớn, đồng thời

mở rộng quyền hạn của bản thân học sinh. Trong trường hợp
người lớn không chịu thay đổi tính chất của mối quan hệ, thì
sẽ gây ra những phản ứng ở trẻ, dẫn đến những xung đột có
khi rất nặng nề, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của trẻ.
Các nhà giáo dục cần lưu ý đặc điểm này trong việc tổ chức
và kiểm tra, đánh giá HĐTNST cho học sinh THCS theo


hướng đề cao vai trò, tính tích cực, tự giác, tự chủ, mối quan
hệ bạn bè.[32]
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THCS
Vị trí của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương
trình giáo dục phổ thông mới
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể chính thức
được thông qua vào ngày 8 tháng 7 năm 2017 [4] đã xác định
vị trí của HĐTNST như sau:
HĐTNST được thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12
là các hoạt động giáo dục bắt buộc. Ở giai đoạn giáo dục cơ
bản: HĐTNST thực hiện mục tiêu hình thành các phẩm chất,
thói quen, kỹ năng sống,... thông qua sinh hoạt tập thể, câu lạc
bộ, tham gia các dự án học tập, các hoạt động xã hội, thiện
nguyện, hoạt động lao động,... Bằng hoạt động trải nghiệm
của bản thân, mỗi học sinh vừa là người tham gia, vừa là
người thiết kế và tổ chức các hoạt động cho chính mình, qua
đó tự khám phá, điều chỉnh bản thân, điều chỉnh cách tổ chức
hoạt động, tổ chức cuộc sống để sinh hoạt và làm việc có kế
hoạch, có trách nhiệm. Riêng đối với cấp THCS, chương trình
tập trung nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, hoạt động phục



vụ cộng đồng và bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động hướng
nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động phát triển cá nhân, hoạt động
lao động vẫn được tiếp tục triển khai để phát triển các phẩm
chất và kỹ năng sống của học sinh.
HĐTNST được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và
ngoài trường học; được thực hiện theo quy mô nhóm, lớp học,
khối lớp hoặc quy mô trường; với các hình thức tổ chức chủ
yếu: thực hành nhiệm vụ ở nhà, sinh hoạt tập thể, trò chơi, diễn
đàn, giao lưu, hội thảo, cắm trại, tham quan, thực địa, thực
hành lao động, câu lạc bộ, hoạt động phục vụ cộng đồng.
Khái niệm hoạt đông trải nghiệm sáng tạo
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể công bố tháng
7 năm 2017 đã xác định: HĐTNST là hoạt động giáo dục,
trong đó học sinh dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức và
kỹ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm
thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia hoạt
động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự
hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành
những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực
thành phần đặc thù của hoạt động này như: năng lực thiết kế


và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, năng
lực thích ứng với những biến động trong cuộc sống và các kỹ
năng sống khác.[4]
Theo tác giả Đinh Thị Kim Thoa thì “Hoạt động trải
nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục thông qua sự trải
nghiệm và sáng tạo của cá nhân trong việc kết nối kinh
nghiệm học được trong nhà trường với thực tiễn đời sống mà
nhờ đó các kinh nghiệm được tích lũy thêm và dần chuyển

hóa thành năng lực”. [31, tr 22]
Tác giả Nguyễn Thị Hằng và nhóm nghiên cứu cho rằng:
“hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một loại hình hoạt động
giáo dục tích cực, tự giác có mục đích, được tổ chức theo
phương thức trải nghiệm nhằm tạo điều kiện cho học sinh
tham gia trực tiếp vào các loại hình hoạt động và giao lưu,
nhằm hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất, tư
tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng
lực cần có của con người trong xã hội hiện đại, …. và phát
huy khả năng sáng tạo ra cái mới có giá trị đối với bản thân và
xã hội”. [11, tr 17]


Nhìn chung, dù được diễn đạt bằng những cách khác
nhau nhưng các tác giả đều thống nhất ở một điểm: hoạt động
trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, được tổ chức theo
phương thức trải nghiệm và sáng tạo nhằm phát triển toàn
diện nhân cách học sinh.Hoạt động trải nghiệm sáng tạo coi
trọng các hoạt động thực tiễn, mang tính tập thể trên tinh thần
tự chủ cá nhân của học sinh, với sự nỗ lực giáo dục giúp phát
triển sự sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập
thể. Đây là những hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liền
với kinh nghiệm và cuộc sống của học sinh. Điều đó đòi hỏi
các hình thức và phương pháp tổ chức HĐTNST phải đa
dạng, linh hoạt, học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính.
Khi nói đến HĐTNST có nghĩa trong hoạt động sẽ chứa đựng
nội dung, đặc điểm, tính chất và phương thức tiến hành hoạt
động.
HĐTNST là các hoạt động thực tiễn được tiến hành song
song với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông.

HĐTNST là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức
ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp và có mối quan hệ
bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Thông qua các hoạt
động thực hành, những việc làm cụ thể và các hành động của


×