B GIO DC V O TO
TRNG I HC Y H NI
B Y T
-----***-----
V NGC HNH
ĐáNH GIá KếT QUả DIềU TRị CHấN THƯƠNG
LáCH ở TRẻ EM TạI BệNH VIệN HữU NGHị
VIệT ĐứC
GIAI ĐOạN 2012-2016
LUN VN THC S Y HC
H NI - 2017
B GIO DC V O TO
TRNG I HC Y H NI
B Y T
-----***-----
V NGC HNH
ĐáNH GIá KếT QUả DIềU TRị CHấN THƯƠNG
LáCH ở TRẻ EM TạI BệNH VIệN HữU NGHị
VIệT ĐứC
GIAI ĐOạN 2012-2016
Chuyờn ngnh : Ngoi khoa
Mó s
: 60720123
LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
TS. Nguyn Vit Hoa
H NI - 2017
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của một người học trò, nhân
viên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới:
TS. Nguyễn Việt Hoa - Giảng viên Bộ Môn Ngoại Khoa – Trường Đại
học Y Hà Nội
Là người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện tốt
nhất giúp em hoàn thành khóa luận này. Sự tận tâm và kiến thức uyên bác của
Thầy luôn là tấm gương sáng cho em noi theo trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu trong hiện tại và tương lai.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
Toàn thể cán bộ thuộc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đã hỗ trợ và giúp đỡ
em trong suốt quá trình lấy số liệu thực hiện khóa luận.
Các Thầy Cô trong Ban giám hiệu, phòng Đào tạo cùng toàn thể Thầy Cô
của các Bộ môn và cán bộ các Phòng, Ban trường Đại học Y Hà Nội đã tận
tình dạy dỗ và giúp đỡ em trong những năm tháng học tập tại trường.
Cuối cùng, con xin cảm ơn Bố Mẹ kính yêu hai bên nội ngoại, vợ yêu
cùng các con, anh chị em trong gia đình, bạn bè đã động viên, tạo mọi điều
kiện giúp đỡ con trong quá trình học tập và hoàn thiện khóa luận.
Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2017
Học Viên
Vũ Ngọc Hạnh
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
•
Phòng Đào tạo Đại học trường Đại Học Y Hà Nội.
•
Hội đồng chấm khóa luận
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Tôi. Các số
liệu, kết quả trong khóa luận này là trung thực và chưa ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Nếu có sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả
Vũ Ngọc Hạnh
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AAST
American Association For The Surgery Of Trauma
CLVT
Cắt lớp vi tính
CTL
Chấn thương lách
9
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lách là một tạng đặc, nằm trong ổ bụng ở vùng dưới sườn trái, trong
chấn thương bụng - ngực vỡ lách là thương tổn chiếm tỷ lệ cao nhất [1], [2],
[3], [4], [5], [6], chính vì vậy việc điều trị vỡ lách do chấn thương luôn là một
vấn đề được quan tâm ở hầu hết các cơ sở ngoại khoa.
Trước đây, tất cả các trường hợp lách vỡ đều được cắt bỏ, ngay cả khi
chỉ là một thương tổn nhẹ, mặc dù những nguyên lý của việc điều trị không
mổ vỡ lách đã được biết tới ngay từ thế kỷ XVI (Zaccarelli 1549, Baloni
1578, Viard 1590), trường hợp cắt lách bán phần đầu tiên đã được Matthias
thực hiện vào năm 1678.
Năm 1919, Morris và Bullook [7] đã lưu ý rằng cắt lách là một yếu tố
làm cho con người dễ bị nhiễm khuẩn. Nhưng chỉ từ sau phát hiện của King
và Shumaker [8] về tình trạng nhiễm khuẩn tối cấp gặp trên 5 trẻ em đã bị cắt
lách mà ông gọi là “Hội chứng nhiễm khuẩn tối cấp sau cắt lách”, viết theo
thuật ngữ tiếng Anh là OPSI (Overwhelming Post Splenectomy Infection), và
sau đó là những hiểu biết ngày càng sâu hơn về chức năng của lách và đặc
biệt là chức năng miễn dịch và thanh lọc máu của cơ thể [9], [10], [8], [11],
[7], [12], thì vấn đề bảo tồn lách mới được đặt ra một cách có hệ thống.
Năm 1968, Upahyaya và Simpon [13] thông báo 48 trường hợp điều trị
vỡ lách không mổ thành công ở trẻ em và sau đó phương pháp này đã được
chú ý. Ngày nay phương pháp này đã trở thành một phương pháp điều trị
được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
Điều trị không mổ trong trường hợp vỡ lách do chấn thương ở trẻ em
khi tình trạng huyết động ổn định đã đem lại kết quả tốt [13], [14]. Tuy nhiên,
việc áp dụng điều trị không mổ cho người lớn cho tỷ lệ thành công rất khác
nhau và là vấn đề còn bàn cãi [15].
10
Tại Việt Nam, vấn đề điều trị bảo tồn lách vỡ chỉ được đặt ra từ những
năm 80 của thế kỷ 20, với thông báo hai ca khâu lách của Nguyễn Lung và
Đoàn Thanh Tùng [16] và sau đó là những nghiên cứu có hệ thống của Trần
Bình Giang và cộng sự [15] về phẫu thuật bảo tồn lách .
Từ thời kỳ đó, điều trị vỡ lách không mổ cũng đã bắt đầu được chú ý và
thực hiện tại một số cơ sở ngoại khoa, trong những năm gần đây nhờ sự phát
triển vượt bậc của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như chụp CLVT, chụp
cộng hưởng từ và sự tiến bộ của chuyên ngành hồi sức cũng như các tiến bộ
trong theo dõi, điều trị. Việc điều trị không mổ vỡ lách do chấn thương ngày
càng được chú ý và bước đầu đã đem lại một số kết quả khả quan.
Do đặc điểm giải phẫu của lách mà tổn thương lách là một bệnh có tần
xuất thấp. Trong vài năm qua không có nhiều nghiên cứu nhất là nghiên cứu
trong nước về chấn thương lách ở trẻ em. Với mong muốn tăng cao tỷ lệ bảo
tồn lách và giảm thiểu những nguy cơ nhiễm trùng do cắt lách gây ra, giảm
thời gian nằm viện và chi phí điều trị, luôn đòi hỏi phẫu thuật viên có một
quyết định điều trị đúng đắn khi đứng trước một trường hợp chấn thương
lách. Chính vì vậy chúng tôi mong muốn thực hiện nghiên cứu "Đánh giá kết
quả diều trị chấn thương lách ở trẻ em tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức
giai đoạn 2012-2016" nhằm mục tiêu:
1.
Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng chấn thương lách ở tre
em tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức.
2. Đánh giá kết quả các phương pháp điều trị chấn thương lách ở tre
em tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức.
11
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU LÁCH
1.1.1. Vị trí và hướng chiều
Lách nằm sâu trong ô dưới hoành trái, áp vào thận trái, nấp sau và bên
trái dạ dày, trên một cái vòng tạo bởi góc đại tràng trái và dây chằng hoành
đại tràng. Đối chiếu trên lồng ngực, lách hình bầu dục có trục lớn chếch theo
dọc xương sườn thứ 10. Chiều cao đi từ xương sườn thứ 8 tới bờ dưới xương
sườn thứ 11. Đầu sau trên tương ứng với khoang liên sườn thứ 10, cách đường
gai đốt sống độ 4-5 cm. Đầu dưới trước, nằm trên xương sườn thứ 10 ở trước
đường rãnh giữa khoảng 1,5 cm.
1.1.2. Hình thể ngoài.
Mô tả cổ điển [34] lách trông giống như một hạt cà phê, hình tháp ba
mặt, đỉnh ở sau trên, đáy ở trước dưới, gồm có: Mặt ngoài hay mặt hoành;
Mặt trước trong hay mặt vị; Mặt sau hay mặt thận; Đáy hay mặt đại tràng.
Ngày nay, danh từ giải phẫu quốc tế chia lách có 2 mặt, 2 bờ, 2 đầu [35]
- Mặt hoành (facies diaphragmatica).
- Mặt tạng (facies visceralis) được chia thành 2 mặt nhỏ: mặt vị, mặt
tạng và mặt đại tràng, có một rãnh ở giữa gọi là rốn lách.
- Rốn lách (hilum splenicum) là một rãnh cho các mạch lách đi vào
và đi ra khỏi lách, nằm dọc theo phần sau mặt vị gần chỗ tiếp giáp
giữa mặt vị với 2 mặt thận và đại tràng.
- Bờ trên (margo superior) trước đây gọi là bờ trước móng và sắc có
khía răng cưa.
- Bờ dưới (margo inferior) thẳng, ép sát vào cơ hoành.
- Đầu trước (extremitus anterior) là phần nhô ra trước nhất của đáy
lách hay mặt đại tràng.
- Đầu sau (extremitus posterior) nhọn, còn gọi là đỉnh lách nằm lách
giữa dạ dày và cơ hoành.
12
1.1.3. Màu sắc, số lượng, kích thước.
Trên cơ thể sống lách có màu đỏ sẫm, trên tử thi lách có màu nâu tím
thẵm. Thường chỉ có một lách, tuy nhiên có một số trường hợp có thêm 1 hay
nhiều lách phụ. Những lách phụ thường nằm trong mạc nối vị lách hay tụy
lách. Theo Đỗ Xuân Hợp [34] lách người Việt Nam có kích thước trung bình
dài 18 cm, rộng 8 cm, dày 4 cm, nặng khoảng 200 gram.
1.1.4. Liên quan.
Liên quan của lách có thể mô tả theo các mặt của hình thể ngoài như sau:
* Liên quan của mặt ngoài hay mặt hoành (facies diaphragmatica).
Mặt ngoài của lách áp sát vào cơ hoành qua và cơ hoành liên quan với
thành ngực bên, cụ thể là xương sườn 9, 10, 11 và các khoang liên sườn 8, 9, 10.
Qua cơ hoành liên quan vói góc sườn hoành của phổi và màng phổi, nằm giữa
cơ hoành và thành ngực. Trên đường vai, màng phổi xuống tới tận xương sườn
thứ 10 nên che phủ tất cả mặt ngoài của lách, còn phổi xuống tới xương sườn thứ
10 nên che phủ phần trên của lách. Trên đường lách giữa, màng phổi chỉ xuống
tới xương sườn thứ 10 nên che phủ gần hết lách, còn phổi chỉ xuống tới xương
sườn thứ 8 nên hoàn toàn ở phía trên giới hạn của lách.
* Liên quan của mặt trong hay mặt tạng.
- Mặt trong áp vào các tạng, nên gọi chung là mặt tạng (facies visceralis),
nhận những dấu ấn của các tạng tạo thành những mặt nhỏ mang tên các tạng đó.
- Mặt vị (facies gastrica) hay mặt trước nằm trong áp vào phình vị lớn,
ở mặt này có rốn lách nằm hơi lùi ra phía sau, rốn lách là một rãnh có các lỗ
nhỏ xếp theo chiều dọc để cho mạch và thần kinh chui vào trong lách. Dây
chằng vị lách hay dây chằng thận lách nối rốn lách với bờ cong lớn dạ dày và
thận. Hai dây chằng này tạo nên thành bên trái của túi mạc nối (bursa
omentalis) và phần túi mạc nối thúc vào rốn lách ở giữa hai dây chằng được
gọi là ngách lách của túi mạc nối (recessuss splenicus).
13
- Mặt thận (facies renalis) hay mặt sau trong tựa trên thận trái và tuyến
thượng thận trái như một cái bệ. Lách thì lõm còn bệ thì lồi trông như được
đúc sẵn để lắp vào nhau.
- Mặt đại tràng (facies colica) hay mặt đáy, nằm trên mạc treo đại tràng
ngang và dây chằng hoành đại tràng trái. Dây chằng này nối góc đại tràng trái
với cơ hoành, lõm xuống như một cái võng.
* Liên quan của đầu sau hay đỉnh lách (extremitas posteros):
Đầu sau hay đỉnh lách nằm giữa dạ dày và cơ hoành, ở đó đôi khi phúc
mạc lách có thể kéo dài ra dính vào cơ hoành như một dây chằng treo lách.
Nhiều khi đỉnh lách dính sát trực tiếp vào cơ hoành nên có thể gây chảy máu
nhiều khi cắt lách.
Tóm lại, lách nằm trong một ổ, phía sau lưng cong dựa vào thành trái
vòm hoành, nấp dưới mái sụn sườn trái, đầu thúc ra sau giữa vòm hoành và dạ
dày, hồng ngồi trên dây chằng hoành đại tràng, một sườn tựa trên bệ thận, một
úp vào phình vị lớn dạ dày và bị dạ dày che kín ở trước. Khi lách to sẽ lách
qua khe giữa phình vị lớn dạ dày và cơ hoành để ra trước và xuống dưới, trên
đại tràng ngang và các quai ruột non và sờ thấy ở dưới mạng sườn trái. Khi
lách bị vỡ máu chảy vào ổ lách rồi qua khe này mà chảy vào ổ phúc mạc lớn.
1.1.5. Mạch máu và thần kỉnh của cuống lách.
Cuống lách bao gồm động mạch lách, tĩnh mạch lách các nhánh thần
kinh đi vào lách và các mạch bạch huyết của lách nằm trong hai lá của dây
chằng lách thận. Chiều dài của cuống lách tính từ tâm điểm tận hết của đuôi
tụy tới rốn lách, trên lách ngâm íormon là 2,5 ± 0,9cm, dài nhất 3,2 cm, ngắn
nhất 1,8 cm. Động mạch lách là một nhánh của động mạch thân tạng hay còn
được gọi là thân động mạch bụng theo danh từ giải phẫu quốc tế [35]. Từ
nguyên uỷ động mạch lách chạy ngang sang trái, dọc theo bờ trên của tuỵ.
Lúc đầu ở sau bờ trên thận trái. Đến đuôi tụy, động mạch lách vắt qua bờ trên
14
tụy để ra mặt trước đuôi tụy vă cùng đuôi tụy di động trong dây chằng thận
lách. Theo David Liu [36] 95% động mạch lách nằm ở bờ trên tụy và 5% nằm
sau tụy.
Tĩnh mạch bắt nguồn từ 5, 6 nhánh ở trong rốn lách đi ra. Các nhánh
này tập trung lại thành 2 nhánh chính, hợp thành tĩnh mạch lách. Các tĩnh
mạch này thường nằm ở phía dưới động mạch lách có liên quan như động
mạch. Tới gần cổ tụy, tĩnh mạch lách cùng với tĩnh mạch mạc treo tràng dưới
tạo nên thân tĩnh mạch lách mạc treo tràng. Thân này cùng với tĩnh mạch mạc
treo tràng trên tạo nên tĩnh mạch cửa. Tĩnh mạch lách chạy ngay phía trước
tĩnh mạch thận trái nên ngưòi ta có thể nối tĩnh mạch lách với tĩnh mạch thận
trái, làm cho máu của hệ thống cửa tháo vào hệ thống chủ trong phẫu thuật
điều trị bệnh tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
Bạch huyết của lách theo Ruysch và Mascagni có thể chia ra 2 nhánh
nông và sâu: Bạch huyết nông bắt nguồn từ các mạch trong vỏ xơ của lách.
Các mạch bạch huyết này đi ra ngoài nông nằm ở lớp dưới phúc mạc của lách
rồi đổ vào các hạch ở rốn lách. Bạch huyết sâu bắt nguồn từ các mạch bạch
huyết đi trong các vành liên kết ở trong lách cùng với các mạch máu rồi cũng
đổ ra rốn lách. Bạch huyết nông và sâu của lách sẽ đổ vào các hạch ở rốn lách
và đuôi tụy rồi đổ vào chuỗi hạch lách ở bờ trên tụy.
Các nhánh thần kinh chi phối lách tách ra từ đám rối bụng đi theo động
mạch lách như một đám rối rồi cùng động mạch lách chui vào lách.
1.2. PHÂN LOẠI VỠ LÁCH.
Có nhiều cách phân loại vỡ lách như của: Shackfort [38], Butain và
cộng sự [39], Mirvis [11], của Scatamachia và cộng sự [40]. Trong luận văn
này sử dụng phân loại của Uỷ ban chấn thương thuộc hội các nhà phẫu thuật
Hoa Kỳ 1994 [41].
15
1.2.1. Phân loại vỡ lách dựa trên tổn thương trong mổ
* Phân loại vỡ lách theo Shackfort [38].
Là bảng chia độ vỡ lách dựa theo tổn thương thấy trong mổ.
Độ 1: Tổn thương nhỏ ở vỏ lách, không chảy máu khi mổ, không cần xử lý.
Độ 2: Tổn thương nông, nhỏ gồm rách bao lách, sâu trong nhu mô lách
khoảng 1 cm. Loại thương tổn này chủ yếu gặp trong tai nạn phẫu
thuật, xử lỷ chủ yếu với đốt điện hay dùng keo sinh học để cầm máu.
Độ 3: Vết thương nông của lách không tổn thương các mạch máu vùng rốn
lách. Với loại vết thương này hầu hết có thể khâu cầm máu.
Độ 4: Thương tổn lách sâu làm tổn thương mạch rốn lách hay đứt rời một
phần lách. Xử trí loại thương tổn này chủ yếu bằng cắt lách bán phần
với kiểm soát chọn lọc những nhánh mạch máu bị tổn thương.
Độ 5: Lách vỡ nát hay đứt rời khỏi cuống lách. Phải cắt bỏ lách có thể kèm
theo kỹ thuật tự ghép lách.
1.2.2. Phân loại dựa trên hình ảnh chụp cắt iớp vi tính.
1.2.2.1. Phân loại của Butain và cộng sự [42].
Dựa trên theo dõi 46 trường hợp chấn thương lách trong đó có 16 trường
hợp không mổ, 30 trường hợp có mổ, so sánh đối chiếu thương tổn trong mổ
với kết quả chụp cắt lớp vi tính trước đó, Butain đã nhận xét rằng chụp cắt lớp
vi tính có độ chính xác cao, đủ tin cậy để phân loại thương tổn lách. Tác giả
đã phân chia thương tổn lách làm 4 độ:
Độ 1: Thương tổn khu trú ở rách bao lách hay tụ máu dưới bao nhưng không
có thương tổn trong nhu mô.
Độ 2: Rách một chỗ hay nhiều chỗ bao lách hay trong nhu mô theo những
đường ngang hay dọc nhưng không vào đến rốn lách và không tổn
thương nhiều mạch máu, có thể có hay không tụ máu trong nhu mô
phối hợp.
Độ 3: Vỡ sâu, đường vỡ đơn độc hay nhiều đường vỡ lan tới rốn lách, tổn
thương nhiều mạch máu.
16
Độ 4: Lách vỡ nát hay đứt rời khỏi cuống lách.
4A: Không có tổn thương các tạng khác trong ổ bụng kèm theo.
4B: Có phối hợp tổn thương các tạng khác trong ổ bụng.
4B1: Tạng đặc.
4B2: Tạng rỗng.
4C: Tạng khác ngoài ổ bụng.
1.2.2.2. Phân loại của Mivis [11]
Mivis và cộng sự cũng nêu lên kinh nghiệm trong chẩn đoán vỡ lách
dựa vào chụp cắt lớp vi tính và chia thương tổn thành 4 độ. Tuy nhiên các tác
giả đã nhận xét rằng chụp cắt lớp vi tính có giá trị cao trong phát hiện tổn
thương lách do chấn thương nhưng không thể dự đoán chính xác hậu quả của
chấn thương, cần phải dựa chủ yếu vào tiến triển lâm sàng để tiên lượng bệnh.
Bảng phân chia mức độ tổn thương theo Mirvis:
Độ 1: Rách bao lách, vỡ nông hay tụ máu dưới bao < 1 cm.
Độ 2: Vỡ vào nhu mô sâu 1 -3 cm, tụ máu trong nhu mô hay tụ máu dưới
bao <3 cm.
Độ 3: Vỡ sâu > 3 cm, tụ máu trong nhu mô hay tụ máu dưới bao > 3 cm.
Độ 4: Lách vỡ thành nhiều mảnh, lách không còn được tưới máu.
1.2.2.3. Phân loại của Scatamachia và cộng sự [40].
Đây là bảng phân loại đơn giản với mục đích để dễ dàng đánh giá hơn.
Scatamacchia chia độ vỡ lách dựa trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính làm 3 độ.
Độ 1: Rách nông của lách hay đường vỡ gọn của nhu mô lách.
Độ 2: Vỡ lách gây tổn thương sâu, đường vỡ nham nhở.
Độ 3: Lách vỡ nát.
1.2.2.4. Phân loại của Hiệp Hội chấn thương Hoa Kỳ (AAST) 1994 [41].
Năm 1994, AAST(American Association For The Surgery Of Trauma)
đề xuất chia CTL thành năm độ dựa vào thương tổn đụng dập tụ máu hay
17
đường rách nhu mô, có thương tổn mạch máu lách hay không. Đây là phân
loại CTL chi tiết rõ ràng và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh dễ dàng tiếp
cận nhất, chính vì vậy cách phân loại này ngày nay thường được dùng cho
chẩn đoán hình ảnh và phẫu thuật.
Độ
Tổn thương
Mô tả
Tụ máu
Dưới bao: < 10% diện tích bề
mặt
Tổn thương nhu mô
Sâu < 1cm
Tụ máu
Dưới bao: 10-50% diện tích bề
mặt, trong nhu mô: KT <2cm
Tổn thương nhu mô
Sâu 1-3cm, đang chảy máu
nhưng không tổn thương các
mạch máu bè
Tụ máu
Dưới bao: >50% diện tích bề
mặt, trong nhu mô KT >2cm
Tổn thương nhu mô
Sâu >3cm, tổn thương các
mạch máu bè
IV
Tổn thương nhu mô
Võ khối máu tụ trong nhu mô,
đang chảy máu. Tổn thương
mạch máu thùy hay rốn lách
V
Tổn thương nhu mô
Lách dập nát hay thiếu máu,
tổn thương mạch máu rốn lách
I
II
III
18
1.3. SỰ TÁI TẠO LÁCH CỦA MÔ LÁCH SAU CHẤN THƯƠNG.
Tái tạo lách hay tự ghép khác chỗ của tổ chức lách xảy ra khi các tế bào
lách bị vỡ do chấn thương rơi vào ổ phúc mạc và phát triển thành các nụ tổ
chức lách nhìn thấy được. Tổ chức lách này có một số chức năng của lách kể
cả chức năng thực bào và tạo kháng thể. Tái tạo lách thường phát hiện tình cờ
khi mổ tử thi hay khi mổ bụng những người bệnh có tiền sử mổ cắt lách có kế
hoạch được chuẩn bị trước (bao lách còn nguyên vẹn). Mặc dù tái tạo lách
thường được xem là một yếu tố không thường gặp, khi quan sát trên các tế
bào máu của trẻ em đã cắt lách do chấn thương dưới kính hiển vi đối pha thấy
tỷ lệ tái tạo chức năng lách trong khoảng một nửa số trường hợp.
Có thể tổ chức lách mọc lại cung cấp một mức độ bảo vệ nhất định cho
cơ thể (dù không phải là bảo vệ tuyệt đối) chống lại nhiễm khuẩn và nó có vai
trò nào đó trong việc hạ thấp tỷ lệ nhiễm khuẩn sau cắt lách do chấn thương.
Tuy nhiên ở những cơ thể đã được chứng minh là có tái tạo lách cũng
vẫn xảy ra nhiễm trùng. Như vậy người ta chưa xác định được cần có một tỷ
lệ nhất định nào đó của tổ chức lách mới có tác dụng cho việc bảo vệ của cơ
thể hay không. Các nghiên cứu thực nghiệm ở động vật cho thấy những kết
quả trái ngược về hoạt động bảo vệ của tổ chức lách trong sức đề kháng
chống lại nhiễm trùng của cơ thể dù là do được cấy lại chủ động hay tổ chức
lách tự tái tạo. Các mô hình nghiên cứu sử dụng cách gây nhiễm trùng qua
niêm mạc được cho là giống hơn với các nhiễm trùng mắc tự nhiên đã chỉ ra
rằng tổ chức lách ghép vào giảm tỷ lệ tử vong cho cơ thể.
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỂU TRỊ VỠ LÁCH.
1.4.1. Cắt lách toàn bộ.
Là phương pháp đã được biết từ lâu Adniano Taccarello thực hiện đầu
tiên năm 1549 và cho tới gần đây vẫn được áp dụng trong chấn thương lách
19
có lẽ bởi người ta chưa có được những hiểu biết rõ ràng về chức năng lách.
1.4.2. Các phương pháp mổ bảo tồn.
Mặc dù Mathias đã thực hiện ca cắt lách bán phần đầu tiên từ năm 1678
nhưng vài thập kỷ gần đây, sau những phát hiện về vai trò của lách trong hệ
thống miễn dịch thì các phương pháp điều trị bảo tồn mới được chú ý và ngày
càng được áp dụng rộng rãi.
Các tác giả hồi đầu thế kỷ khi mổ thấy tổn thương nhỏ ở vỏ lách đã bảo
tồn bằng cách ép vào chỗ chảy máu bằng tampon và đã có một số trường hợp
có kết quả. Năm 1908 Ross dùng cách chèn tại chỗ vỡ bằng một tampon có ba
trường hợp thành công. Tuy nhiên phương pháp này đã được từ bỏ ngay sau
đó không lâu do có nhiều trường hợp biến chứng chảy máu lại.
Phương pháp khâu đường vỡ đã được thực hiện từ lâu có nhiều kỹ thuật
được áp dụng và có giá trị cho tới hiện nay. Năm 1930 Dreska, 1932 Mazel
mô tả cách khâu vuông góc với đường vỡ lách bằng các mũi khâu rời chỉ
catgut có hoặc không tăng cường bằng một đường khâu vắt ở mép đường vỡ.
Năm 1962 Morgenstern [39] lần đầu tiên dùng keo sinh học cầm máu
đường vỡ lách.
Phương pháp đốt cầm máu chỗ tổn thương cũng được áp dụng rộng rãi
với sự ra đời của dao mổ điện, daolaser, dao siêu âm.
Năm 1965 lần đầu tiên Campos Chisto mô tả cắt cực dưới lách, khâu
diện cắt với các mũi catgut xuyên qua toàn thể lách. 1974 Mishalany dùng
mạc nối làm đệm cho đường khâu bằng catgut chromic. 1977 Leonard bọc
lách bằng mạc nối xung quanh buộc bằng chỉ catgut kèm theo thắt động mạch
lách. 1979 Butain đính tấm lưới tự tạo bằng vicryl bọc lách [42].
Nghiên cứu của Trần Bình Giang 2001 [15] tại bệnh viện Việt Đức về
ứng dụng các phương pháp phẫu thuật bảo tổn trong điều trị chấn thương lách.
1.4.3. Phương pháp điều trị không mổ.
20
Trước đây hầu hết lách vỡ không được mổ do không có điều kiện mổ.
Ngay cả khi cắt lách cho tới thế kỷ 19 tỷ lệ tử vong vẫn gần 100% nên nhiều
tác giả vẫn không mổ. Từ đầu thế kỷ 20 với sự tiến bộ trong ngành phẫu thuật
và gây mê hồi sức làm tỷ lệ tử vong do mổ vỡ lách giảm xuống đáng kể thì
chỉ định mổ vỡ lách đã trở thành tuyệt đối và người ta lãng quên việc điều trị
không mổ trong vỡ lách.
Hiện nay, do phát hiện những chức năng quan trọng của lách và có
những hiểu biết mới về giải phẫu và sinh lý của lách thì phương pháp này
được sử dụng nhiều trong điểu trị chấn thương lách, đặc biệt là ở trẻ em khi
Upahyaya và Simpon [13] năm 1968 ở Toronto công bố 48 trường hợp điều
trị không mổ vỡ lách thành công ở trẻ em thì phương pháp này mới được chú
ý trở lại và được sử dụng dưới ánh sáng của những hiểu biết mới về giải phẫu
và sinh lý của lách.
Nhiều tác giả đã chủ trương điều trị không phẫu thuật vỡ lách ở bệnh
nhân trẻ em và phương pháp này đã đem lại kết quả rất tốt đối với các bệnh
nhân có tình trạng huyết động ổn định. Đã có một số nghiên cứu về vấn đề
này, đã được báo cáo và tỷ lệ điều trị không mổ từ 5-33%. Việc áp dụng
phương pháp này không những liên quan đến cấu tạo mô học và giải phẫu của
lách mà còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khách quan phụ:
- Chẩn đoán chính xác về chia độ vỡ lách trên chụp cắt lớp vi tính.
- Bệnh nhân ở tình trạng huyết động ổn định hoặc ổn định ngay sau
khi truyền dịch. Lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh thấy lượng máu chảy ít.
- Loại trừ các thương tổn phối hợp trong ổ bụng có chỉ định mổ.
- Người bệnh trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc tốt. Không có các bệnh lý
về đông máu hay phải dùng thuốc chống đông.
- Cơ sở y tế phải có đội ngũ bác sỹ theo dõi sát các triệu chứng lâm
21
sàng và xét nghiệm, khi cần có thể triển khai mổ cấp cứu bất kỳ lúc nào.
Với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay thì không phải cơ sở y tế nào cũng
đáp ứng được các tiêu chuẩn trên. Mặc dù tiêu chuẩn trên khắt khe như vậy
nhưng tỷ lệ thành công không cao nên nhiều tác giả chủ trương không áp
dụng phương pháp này. Trong thời gian gần đây, ở một số bệnh viện ở Việt
Nam đã bắt đầu áp dụng phương pháp này trong điều trị chấn thương lách và
cho kết quả đáng khích lệ như báo cáo của Phan Hải Thanh [33] cho tỷ lệ
thành công 86%, Nguyễn Văn Long [43] 100% số bênh nhân vỡ lách chấn
thương không mổ, Trần Ngọc Sơn tỷ lệ thành công của điều trị không phẫu
thuật trong vỡ lách chấn thương 89.3%.
1.5. VẤN ĐỂ NHIỄM TRÙNG SAU CẮT LÁCH.
Hội chứng (OPSI) có yếu tố lâm sàng, vi khuẩn học và liên quan tuổi rõ
rệt. Nó thể hiện bằng nhiễm khuẩn huyết phối hợp với viêm màng não.
Thường không thấy ổ vi khuẩn rõ ràng. Có thể nhiễm virus phối hợp là yếu tố
khởi động. Hội chứng khởi đầu rất đột ngột và tiến triển rất nhanh, hai phần
ba số bệnh nhân chết thường trong vòng 12-24h sau khi khởi bệnh. Thường
thấy tràn ngập vi khuẩn trong máu và ngay trên lam máu nhuộm Gram trực
tiếp đã thấy đầy vi khuẩn. Thường gặp ban xuất huyết tình trạng đông máu rải
rác trong lòng mạch và chảy máu tuyến thượng thận.
Chỉ có một số chủng vi khuẩn nhất định gây nên tình trạng nhiễm
khuẩn nặng sau cắt lách. Khoảng 60% trường hợp do phế cầu khuẩn với nhiều
type huyết thanh khác nhau gây ra, 25% do Haemophilus in fluenzae nhóm
bêta và não mô cầu. Số còn lại do một số loại vi khuẩn khác bao gồm E. Coli
tụ cầu và liên cầu.
Hội chứng này có mối liên quan nhất định với tuổi thường hay gặp ở
người trẻ tuổi. Horan và Colebath thấy nhiễm trùng nặng ở 5% trẻ dưới 1 tuổi
bị cắt lách so với 1,8% trẻ trên 1 tuổi. Eraklis và Filler [37] báo cáo tỷ lệ
22
nhiễm trùng nặng ở trẻ dưới 4 tuổi cao gấp 2 lần trở lên 4 tuổi. Hai phần ba số
trường hợp nhiễm trùng nặng xảy ra trong 2 năm đầu sau phẫu thuật nhưng
những trường hợp xảy ra muộn hơn hàng thập kỷ sau cùng đã được báo cáo.
Tần xuất gặp hội chứng thay đổi tuỳ thuộc vào nguyên nhân cắt lách bởi
lý do nào. Nói chung nguy cơ cao hơn ở những trường hợp cắt lách do các chỉ
định về huyết học. Tuy nhiên cắt lách trong chấn thương cũng làm tăng khả năng
nhiễm trùng. Nguy cơ tương đối trong những điều kiện khác nhau được Singer
[20] xác định qua tập hợp các thống kê trong y văn. Nguy cơ chết do nhiễm
trùng ở một trẻ em bình thường khi một tuổi được đánh giá vào khoảng 0,3%, ở
trẻ từ 1 đến 7 tuổi khoảng 0,07% và trẻ từ 5 đến 14 tuổi khoảng 0,02%. Nguy
cơ chết ở trẻ em đã bị cắt lách tăng rất cao nếu so với nhóm chứng từ 58 lần ở
nhóm cắt lách do chấn thương.
1.6. NGHIÊN CỨU LÁCH
Ngay từ thế kỷ 19 những hiểu biết sai lầm về lách vẫn còn tồn tại như
Krauss 1817, coi lách là một hạch thần kinh lớn, Artaud 1828 coi lách là một
cơ quan tích điện. Năm 1885 Ponfick nhận ra rằng lách có thể lấy bỏ các phần
tử khác nhau, kể cả hồng cầu từ máu và do đó liên quan tới việc phá huỷ các
tế bào máu [9], [17], [18].
1.6.1. Những nghiên cứu hiện đại về lách.
Chỉ đầu thế kỷ 20 thì người ta mới thực sự có những hiểu biết ngày càng
sâu về cấu tạo cũng như vai trò của lách. Về mặt chức năng: Năm 1919
Morois và Bullock [7] đã tiến hành nghiên cứu các thí nghiệm trên các chủng
vi khuẩn cho các con chuột bị cắt lách và đưa ra lý luận lách bình thường trợ
giúp rất nhiều trong việc kháng khuẩn. Khi cắt bỏ lách thì tóc dụng này của
nó cũng mất đi. Năm 1952 King và Schumaker [8] phát hiện ra hiện tượng
nhiễm khuẩn tối cấp sau cắt lách, viết tắt theo thuật ngữ tiếng Anh là OPSI
(Overwhelming post splenectomy infection). Năm 1970 Stossei và Levy phát
hiện hội chứng OPSI cũng xảy ra ở người lớn. Năm 1973 Singer [19] theo dõi
23
trên 2795 người bị cắt lách thấy nguy cơ nhiễm khuẩn huyết cao hơn người
bình thường 58 lần. Eraklis năm 1974 [20] thấy nguy cơ nhiễm khuẩn huyết
nặng ở người bị cắt lách là 65 phần vạn trong khi đó ở người bình thường là
một phần vạn.
Các nghiên cứu về giải phẫu lách cũng được quan tâm. Năm 1952
Nguyên Hữu [5] mô tả về phân chia mạch máu trong lách và đưa ra khái niệm
về “các địa hạt cấp máu của động mạch lách Năm 1963 Verresen cũng nghiên
cứu về cấu tạo giải phẫu của lách, theo tác giả lách có từ 2 đến 6 thuỳ. Theo
Dixon 1980 [21] lách có 2-3 thuỳ. Có thể coi 2 mốc quan trọng phát hiện của
Kings và Schumacker [8], [22] năm 1952 về hội chứng nhiễm khuẩn tối cấp
sau cắt lách (OPSI) và những nghiên cứu phân bố mạch máu trong lách của
Nguyễn Hữu 1952, 1956 [5], [23] là những công trình đặt nền móng cho
những nghiên cứu hiện đại về cấu tạo và chức năng cũng như các phưng pháp
phẫu thuật lách.
Kể từ thập niên 70, các hiểu biết về giải phẫu, sinh lý, miễn dịch của lách có
nhiều tiến bộ. về mặt chẩn đoán và theo dõi có nhiều tiến bộ trên nhiều lĩnh
vực như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, hồi sức đã tạo điều kiện thuận lợi cho
việc điều trị không mổ được thực hiện ngày càng rộng rãi hơn, trong điều trị
chấn thương lách.
24
1.6.2. Tình hình nghiên cứu vỡ lách ở Việt Nam.
Trước đây, cũng như gần đây đã có nhiều công trình về lách và chấn
thương lách, về cấu tạo hình thái học có các nghiên cứu về phân bố mạch máu
trong lách và cấu tạo phân thuỳ lách năm 1952 và 1956 của Nguyễn Hữu [5],
[23] và gần đây có các mô tả của Nguyễn Văn Tuyên năm 1999, Nguyễn
Xuân Thuỳ và Trần Bình Giang 1999 [24], [25].
Vấn đề chẩn đoán vỡ lách do chấn thương đã được nghiên cứu tỷ mỷ bởi
nhiều tác giả như Tôn Thất Bách, Đỗ Đức Vân [1], [3].
Về điều trị, hầu hết các thông kê cho tới những năm 80 của thế kỷ 20 cho
thấy tất cả lách vỡ đều được cắt bỏ [26], [27], [28], [29], [30], [31]. Bảo tổn
lách lần đầu tiên được thực hiện bởi Nguyễn Thường Xuân tại bệnh viện Việt
Đức nhưng không được thông báo. Năm 1987 Nguyễn Lung và Đoàn Thanh
Tùng [16] thông báo hái trường hợp bảo tồn lách tại bệnh viện Việt Tiệp. Điều
trị mổ bảo tồn vỡ lách có thống kê và báo cáo của Trần Bình Giang [15] cho
tỷ lệ thành công rất cao và hiện nay phương pháp này đang được thực hiện
rộng rãi tại Việt Nam. Trong thời gian gần đây đã có các báo cáo về phương
pháp không mổ thực hiện ở một số bệnh viện ngoại khoa như Bà Rịa - Vũng
Tàu [32], Bệnh viện Trung ương Huế [33] cũng cho kết quả thành công tới
86% số trường hợp.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bệnh án của bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị chấn thương lách tại
Bệnh viện hữu nghị Việt Đức trong thời gian từ 2012 - 2016.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh án nghiên cứu.
- Bệnh nhân dưới 15 tuổi, có hồ sơ bệnh án được lưu trữ đầy đủ
25
- Chẩn đoán xác định chấn thương lách các mức độ.
- Bệnh nhân được điều trị theo tất cả các phương pháp tại khoa Nhi
bệnh viện hữu nghị Việt Đức
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân nghiên cứu.
- Bệnh nhân vết thương lách
- Bệnh nhân phẫu thuật cắt lách ở tuyến trước chuyển đến.
2.2. THỜI GIAN - ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2016
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu:
Khoa phẫu thuật nhi, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Loại hình nghiên cứu và cỡ mẫu nghiên cứu.
2.3.1.1. Loại hình nghiên cứu:
Nghiên cứu hồi cứu.
2.3.1.2. Cỡ mẫu nghiên cứu:
Chọn mẫu thuận tiện không xác suất, bao gồm tất cả các bệnh án phù
hợp với tiêu chuẩn nghiên cứu được điều trị tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức.
2.3.2. Các bước tiến hành:
2.3.2.1. Chọn lọc bệnh án
Từ cơ sở dữ liệu bệnh án lưu tại Bệnh viện Việt Đức, lọc ra các bệnh án từ
năm 2012 tới 2016 đủ tiêu chuẩn nghiên cứu và không vi phạm các tiêu chuẩn
loại trừ.
2.3.2.2. Hồi cứu bệnh án:
Xác định các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng cho phép chẩn đoán xác