Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Phân tích tình hình cho vay NNNT tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh đăk lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ VĂN LƢƠNG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NÔNG NGHIỆP
NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH
ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ VĂN LƢƠNG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NÔNG NGHIỆP
NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH
ĐẮK LẮK
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. TRƢƠNG BÁ THANH

Đà Nẵng – Năm 2016




ai cô

Lê Văn Lƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................3
7. Bố cục luận văn.................................................................................. 4
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................ 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO
VAY NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI.................................................................................................................. 7
1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.......................................................................7
1.1.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng.................................................7
1.1.2. Phân loại tín dụng....................................................................... 10
1.1.3. Hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn của NHTM............13
1.2. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN CỦA NHTM...........................................................................23
1.2.1. Phân tích bối cảnh môi trƣờng bên ngoài và đặc điểm cơ bản của
ngân hàng có ảnh hƣởng quan trọng đến hoạt động cho vay nông nghiệp,
nông thôn của ngân hàng................................................................................ 23

1.2.2. Phân tích công tác tổ chức thực hiện quy trình cho vay nông
nghiệp, nông thôn của ngân hàng....................................................................23
1.2.3. Phân tích về các hoạt động ngân hàng thực hiện nhằm đạt các
mục tiêu của hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn...............................23


1.2.4. Phân tích kết quả hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn của
ngân hàng........................................................................................................ 24
1.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY

NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA NHTM.............................................. 27
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng...............................................27
1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về NHTM..................................................29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...............................................................................33
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH ĐẮKLẮK..........................................34
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH ĐẮK LẮK............................................ 34
2.1.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam.........................................................................................................34
2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi
nhánh tỉnh Đắk Lắk (Agribank ĐắkLắk)........................................................ 35
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Agribank Đắk Lắk
(năm 2011 - 2014)...........................................................................................38
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
TẠI AGRIBANK ĐẮK LẮK......................................................................... 46
2.2.1. Bối cảnh hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn của
Agribank ĐắkLắk trong thời gian qua............................................................46
2.2.2. Công tác tổ chức thực hiện quy trình cho vay nông nghiệp, nông

thôn..................................................................................................................50
2.2.3. Phân tích quá trình thực hiện các hoạt động nhằm đạt mục tiêu
cho vay nông nghiệp, nông thôn của chi nhánh..............................................51


2.2.4. Phân tích kết quả hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn tại
Agribank ĐắkLắk............................................................................................56
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CHO VAY NÔNG NGHIỆP, NÔNG

THÔN TẠI AGRIBANK ĐẮK LẮK............................................................. 73
2.3.1. Những mặt thành công trong hoạt động cho vay NoNT.............73
2.3.2. Một số hạn chế đối với hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn
.................................................................................................................. 74

2.3.3. Nguyên nhân...............................................................................75
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...............................................................................79
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHO VAY NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH ĐẮK LẮK.........................................80
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP........................................................... 80
3.1.1. Định hƣớng phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Đắk Lắk
.............................................................................................................. 80
3.1.2. Phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng phục vụ

phát triển nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam......81
3.1.3. Định hƣớng cho vay nông nghiệp, nông thôn của Agribank Đắk Lắk

81
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHO VAY NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI

NHÁNH ĐẮK LẮK....................................................................................... 83
3.2.1. Xây dựng chính sách cạnh tranh cho vay đối với khu vực nông
nghiệp, nông thôn phù hợp với đặc thù của Agribank....................................84
3.2.2. Đẩy mạnh hình thức cho vay thông qua các nhà cung ứng
phƣơng tiện sản xuất, vật tƣ, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi................84
3.2.3. Tiếp tục hoàn thiện quy trình cho vay, đơn giản hóa thủ tục cho vay
.................................................................................................................. 85

3.2.4. Vận dụng linh hoạt chính sách lãi suất của Ngân hàng No&PTNT


Việt Nam.........................................................................................................86


3.2.5. Nâng cao năng lực hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho
vay nông nghiệp, nông thôn............................................................................86
3.2.6. Khắc phục những điểm thiếu sót, nâng cao chất lƣợng cung ứng
dịch vụ.............................................................................................................88
3.2.7. Các giải pháp bổ trợ....................................................................89
3.3. KIẾN NGHỊ.............................................................................................91
3.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan..........91
3.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam.....................................93
3.3.3. Đối với UBND tỉnh Đắk Lắk......................................................95
3.3.4. Đối với Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam.............................97
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3...............................................................................98
KẾT LUẬN....................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)
PHỤ LỤC



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

chi nhánh tỉnh Đắk Lắk
BHNN

: Bảo hiểm trong nông nghiệp

CBTD

: Cán bộ tín dụng

CIC

: Trung tâm thông tin tín dụng

CNH

: Công nghiệp hóa

GDP

: Tổng sản lƣợng nội địa

GDV

: Giao dịch viên


HĐH

: Hiện đại hóa

HĐQT

: Hội đồng quản trị

HĐTD

: Hội đồng tín dụng

HTX

: Hợp tác xã

IPCAS

: Hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng

No&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NHTM

: Ngân hàng thƣơng mại

NHTMCP


: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

NoNT

:Nông nghiệp, nông thôn



: Nghị định

NH

: Ngân hàng

NHNN

: Ngân hàng Nhà nƣớc

NHNo&PTNT

: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

RRTD

: Rủi ro tín dụng

SXNN

: Sản xuất nông nghiệp



SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TD

: Tín dụng

TCTD

: Tổ chức tín dụng

TDNH

: Tín dụng ngân hàng

TSBĐ

: Tài sản bảo đảm

UBND

: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
bảng

Trang


2.1

Tình hình huy động vốn của Agribank Đắk Lắk

39

2.2

Tỷ trọng huy động vốn của Agribank Đắk Lắk so với
toàn địa bàn tỉnh Đắk Lắk

41

2.3

Tình hình hoạt động tín dụng của Agribank Đắk Lắk

43

2.4

Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng của Agribank Đắk Lắk so với
toàn địa bàn tỉnh Đắk Lắk

44

2.5

Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Đắk Lắk


46

2.6

Dƣ nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn tại Agribank Đắk
Lắk

57

2.7

Số lƣợng khách hàng còn dƣ nợ cho vay nông nghiệp,
nông thôn tại Agribank Đắk Lắk

59

2.8

Dƣ nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn tại Agribank Đắk
Lắk phân theo kỳ hạn cho vay

61

2.9

Cơ cấu cho vay nông nghiệp, nông thôn tại Agribank
Đắk Lắk phân theo đối tƣợng vay vốn

64


2.10

Cơ cấu cho vay nông nghiệp, nông thôn tại Agribank
Đắk Lắk phân theo hình thức bảo đảm tiền vay

66

2.11

Thu nhập từ hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn
tại Agribank Đắk Lắk

67

2.12

Cơ cấu nhóm nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn tại
Agribank Đắk Lắk

68

2.13

Nợ nhóm 2 đến nhóm 5 trên tổng dƣ nợ cho vay nông
nghiệp, nông thôn tại Agribank Đắk Lắk

69



2.14

Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay nông nghiệp, nông thôn tại
Agribank Đắk Lắk

70

2.15

Nợ xấu cho vay nông nghiệp, nông thôn tại Agribank
Đắk Lắk phân theo đối tƣợng vay vốn

71

2.16

Mức trích lập dự phòng rủi ro trong cho vay nông
nghiệp, nông thôn tại Agribank Đắk Lắk

72


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ
2.1

Tên sơ đồ
Cơ cấu tổ chức, hoạt động
NHNo&PTNT tỉnh Đắk Lắk


Trang
của Chi nhánh

37


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

2.1

Dƣ nợ cho vay NoNT so với kế hoạch giai đoạn 20112014

58

2.2

Thị phần cho vay nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn
tỉnh ĐắkLắk

60

2.3

Cơ cấu cho vay nông nghiệp, nông thôn phân theo

mục đích, chƣơng trình cho vay

63

2.4

Nợ xấu NoNT phân theo mục đích, chƣơng trình vay

72


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị Ban chấp hành
Trung ƣơng Đảng lần thứ 7 Khóa X “ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”
xác định: “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vị trí chiến lƣợc quan
trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ
quốc, là cơ sở và lực lƣợng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội bền vững,
giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giải quyết vẫn đề
nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và
toàn xã hội”. Bài toán về vốn cho nông nghiệp, nông thôn đang đặt ra cho
Chính phủ, các tổ chức tín dụng cần có những giải pháp thiết thực, hiệu quả
nhằm tạo lập, mở rộng nguồn vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn; đặc biệt là
nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nhằm đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của tỉnh Đắk Lắk chuyển dịch
theo hƣớng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng
dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên ngành nông nghiệp

vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh (trên 45%) và cao nhất so
với các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn
của tỉnh Đắk Lắk đã phát triển với tốc độ nhanh, chuyển dịch theo hƣớng tập
trung chuyên canh, quy mô lớn, hầu hết sản phẩm nông nghiệp mang tính
hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
Đóng góp vào kết quả trên phải kể đến các ngân hàng thƣơng mại trên
địa bàn nói chung và Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk nói riêng
thông qua việc cung ứng vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ.
Chính sách tín dụng này đã tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân vay vốn mở


2
rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, và đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng khu vực nông thôn; đóng góp quan trọng vào kết quả tăng
trƣởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên hoạt
động cho vay nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh
tỉnh Đăk Lăk vẫn còn nhiều tốn tại cần giải quyết.
Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn nêu trên, học viên chọn đề tài:
“Phân tích tình hình cho vay nông nghiệp, nông thôn tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk” làm công trình
nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay của Ngân hàng
thƣơng mại và hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn theo chính sách tín
dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình cho vay nông nghiệp, nông
thôn theo chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của
Chính phủ tại Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm đạt đƣợc các mục tiêu trong

cho vay nông nghiệp, nông thôn mà Ngân hàng No&PTNT Việt Nam - Chi
nhánh tỉnh Đắk Lắk đề ra trong thời gian tới.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Nội dung hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn của NHTM là
gì? Nội dung phân tích hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn là gì? Đặc
điểm cho vay nông nghiệp, nông thôn là gì? Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt
động cho vay nông nghiệp, nông thôn tại ngân hàng là gì? Các nhân tố nào
ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn của NHTM?
-

Tình hình diễn biến và kết quả hoạt động cho vay nông nghiệp, nông

thôn tại Ngân hàng No&PTNT tỉnh ĐắkLắk trong thời gian qua?


3
Những thành tựu đạt đƣợc? Những vấn đề còn hạn chế trong quá trình cho
vay nông nghiệp, nông thôn?
- Trong thời gian tới nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đề ra của hoạt động
cho vay nông nghiệp, nông thôn, Chi nhánh cần thực hiện các giải pháp nào?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu về hoạt động cho vay nông
nghiệp, nông thôn theo chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn của Chính phủ tại Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về mặt không gian: đề tài nghiên cứu hoạt động cho vay nông
nghiệp, nông thôn theo chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn của Chính phủ tại Ngân hàng No&PTNT tỉnh Đắk Lắk.
+ Về mặt thời gian: đề tài nghiên cứu cho vay nông nghiệp, nông thôn
theo chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Chính

phủ trong thời gian từ năm 2011 đến 2014.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp lịch sử,
phƣơng pháp so sánh và phân tích tổng hợp cùng phƣơng pháp nghiên cứu
kinh tế khác để tìm hiểu về thực trạng hoạt động cho vay nông nghiệp nông
thôn tại Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT tỉnh Đắk Lắk. Từ đó đề xuất các
giải pháp để hoàn thiện hoạt động cho vay này.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý luận: Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho
vay của ngân hàng và cho vay nông nghiệp, nông thôn tại ngân hàng gắn với
việc triển khai hiệu quả các quy định của Nhà nƣớc trong hoạt động cho vay
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại NHTM.
- Về thực tiễn:


4
+ Phân tích, đánh giá tình hình cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
của Ngân hàng No&PTNT tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua. Qua đó, chỉ ra
những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại, hạn chế trong hoạt động cho vay đối với

lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và những nguyên nhân chủ yếu.
+ Đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị để đạt đƣợc mục tiêu đề ra
trong cho vay nông nghiệp, nông thôn cũng nhƣ nâng cao năng lực cạnh tranh
của Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
7. Bố cục luận văn
Ngoài lời mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn đƣợc kết cấu làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình cho vay nông nghiệp,
nông thôn của Ngân hàng thƣơng mại.
Chƣơng 2: Phân tích tình hình cho vay nông nghiệp, nông thôn tại

Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk.
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện cho vay nông nghiệp, nông thôn tại
Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk.
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Để góp phần tìm ra giải pháp mở rộng cho vay nông nghiệp, nông thôn
tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Chi nhánh Đắk Lắk, học viên đã tìm
hiểu, tiến hành thu thập thông tin, tham khảo các công trình, luận văn khoa
học có nội dung tƣơng tự đã đƣợc công nhận để tiến hành nghiên cứu nhằm
tìm ra nền tảng cho quá trình hình thành luận văn:
[1] Đặng Văn Quang (1999), Hoàn thiện hệ thống tín dụng nông thôn
đáp ứng nhu cầu vốn phát triển nông nghiệp các Tỉnh miền núi Tây Nguyên,
Luận án tiến sỹ Kinh tế. Luận văn đã làm sáng tỏ những luận cứ khoa học về
sự cần thiết và vai trò của hệ thống tín dụng nông thôn đối với quá trình phát
triển nông nghiệp, nông thôn ở Tây Nguyên. Đƣa ra các nhân tố ảnh hƣởng


5
đến tình hình nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực
trạng hoạt động của hệ thống tín dụng nông thôn Tây Nguyên, đƣa ra những
thành tựu, hạn chế của hệ thống tín dụng nông thôn. Từ đó đƣa ra các giải
pháp nhằm hoàn thiện các tổ chức tín dụng nông thôn trên các mặt nhƣ cơ cấu
tổ chức, huy động vốn, mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tƣ tín dụng, ngoài
ra luận án còn đề xuất những giải pháp hỗ trợ ở vĩ mô để các tổ chức tín dụng
ở Tây Nguyên hoạt động có hiệu quả.
[2] Nguyễn Trần Khôi An (2010), “Mở rộng tín dụng đối với khu vực
kinh tế tƣ nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt
Nam Chi nhánh Quảng Nam” – Luận văn Thạc sỹ kinh tế. Luận văn nêu lên
những nội dung cơ bản về kinh tế tƣ nhân trong nền kinh tế Việt Nam nhƣ: sự
tồn tại khách quan của kinh tế tƣ nhân trong nền kinh tế việt nam, đặc trƣng cơ
bản của kinh tế tƣ nhân; vai trò của kinh tế tƣ nhân trong việc thực hiện mục

tiêu kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Sự tồn tại của khu vực kinh tế tƣ nhân trong
nền kinh tế thị trƣờng là sự tất yếu khách quan. Phát triển kinh tế tƣ nhân là
bƣớc đi đúng hƣớng nên đƣợc sự hỗ trợ của Nhà nƣớc thông qua các cơ chế,
chính sách để kinh tế tƣ nhân đƣợc thâm nhập vào kinh tế thị trƣờng. Với phân
tích trên, tác giả nhận định về khả năng phát triển kinh tế tƣ nhân trong tƣơng lai
là khá lớn và đây là một thị trƣờng đầy tiềm năng để các ngân hàng mở rộng đầu
tƣ vào đối tƣợng khách hàng này. Trên cơ sở lý luận và thực trạng kinh tế tƣ
nhân tác giả đã mạnh dạn đƣa ra các giải pháp về mở rộng kinh tế tƣ nhân trên
địa bàn phù hợp với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

[3] Lê Quang Vinh, Đại học Đà Nẵng (2012) “Giải pháp mở rộng cho
vay kinh doanh tại Ngân hàng No&PTNT quận Liên Chiểu – TP.Đà Nẵng” –
Luận văn Thạc sỹ kinh tế. Luận văn đã nêu lên đƣợc những lý luận cơ bản về
cho vay kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại, nêu lên đƣợc những nội dung
của việc mở rộng cho vay và tiêu chí đánh giá mở rộng cho vay kinh doanh


6
của Ngân hàng thƣơng mại. Dựa vào đó, tác giả đã phân tích thực trạng mở
rộng cho vay kinh doanh tại Ngân hàng No&PTNT quận Liên Chiểu – TP.Đà
Nẵng và đƣa ra những giải pháp áp dụng để mở rộng cho vay kinh doanh tại
ngân hàng này.
[4]Trần Thị Hồng Phƣợng, Học viện Hành chính Quốc gia (2013)
“Cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn của các ngân hàng thương
mại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”- Luận văn Thạc sỹ kinh tế. Luận văn đã hệ
thống hóa cơ sở lý luận về cho vay nông nghiệp, nông thôn của NHTM. Phân
tích, đánh giá kết quả cho vay nông nghiệp, nông thôn của hệ thống các
TCTD trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp để việc
triển khai thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
thôn trên địa bàn tỉnh đạt kết quả.

[5] Phạm Quốc Việt, Đại học Đà Nẵng (2014) “Phân tích tình hình cho
vay Doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi
nhánh Đắk Nông” – Luận văn Thạc sỹ kinh tế. Luận văn đã Hệ thống hóa cơ
sở lý luận về cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại. Phân tích tình
hình cho vay doanh nghiệp tại NHTMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam– Chi
nhánh Đăk Nông để có những nhận định về những thành công và hạn chế
cũng nhƣ nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay doanh
nghiệp. Trên cơ sở kết quả phân tích, đề xuất các khuyến nghị về giải pháp
nhằm đạt đƣợc các mục tiêu cho vay doanh nghiệp mà chi nhánh đề ra cho
thời gian tới.


7
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng
a. Khái niệm của tín dụng
Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ Latin là credo (tin tƣởng, tín nhiệm),
cùng với thời gian thuật ngữ tín dụng đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Ngay cả trong quan hệ tài chính, tùy theo từng bối cảnh cụ thể, thuật ngữ tín
dụng đƣợc hàm chứa theo những nội dung riêng.
Tín dụng tồn tại trong nhiều phƣơng thức sản xuất khác nhau, nhƣng
bất kỳ phƣơng thức nào, tín dụng biểu hiện ra ngoài nhƣ là sự vay mƣợn lẫn
nhau tạm thời một số tiền tệ. Trong nền kinh tế hàng hóa, trong cùng một thời
gian luôn có một số ngƣời tạm thời thừa vốn, có vốn tạm thời nhàn rỗi, và có

nhu cầu cho vay. Bên cạnh đó luôn có một số ngƣời tạm thời thiếu vốn, có
nhu cầu đi vay. Hiện tƣợng này làm nảy sinh mối quan hệ kinh tế mà nội
dung của nó là vốn đƣợc dịch chuyển từ nơi tạm thời thừa sang nơi tạm thời
thiếu với điều kiện hoàn trả vốn và lãi tiền vay là lợi nhuận thu đƣợc do sử
dụng vốn vay. Đây chính là quan hệ tín dụng.
Dựa vào chủ thể của quan hệ tín dụng, trong nền kinh tế - xã hội tồn tại
các hình thức tín dụng sau:
-

Tín dụng thƣơng mại: Là quan hệ tín dụng giữa các công ty, xí

nghiệp, các tổ chức kinh tế với nhau, đƣợc thực hiện dƣới hình thức mua bán
chịu hàng hóa cho nhau.


8
- Tín dụng Ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với các tổ
chức, cá nhân đƣợc thực hiện dƣới hình thức: Ngân hàng đứng ra huy động
vốn bằng tiền và cho vay (cấp tín dụng) với các đối tƣợng trên.
- Tín dụng nhà nƣớc: Là quan hệ tín dụng giữa nhà nƣớc với các đơn vị
và cá nhân đƣợc thực hiện dƣới hình thức: Nhà nƣớc sẽ đứng ra huy động vốn
của các tổ chức, cá nhân bằng cách phát hành các trái phiếu, công trái để sử

dụng vì mục đích và lợi ích chung của toàn xã hội.
- Tín dụng quốc tế: Đây là quan hệ tín dụng giữa các chính phủ, giữa
các tổ chức tài chính tiền tệ đƣợc thực hiện bằng nhiều phƣơng thức khác
nhau nhằm trợ giúp lẫn nhau để phát triển kinh tế xã hội của một nƣớc, nhƣ:
việc vay mƣợn giữa các quốc gia, giữa các Ngân hàng hay các tổ chức tài
chính ở các nƣớc khác nhau,...
Nhƣ vậy Tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người

đi vay, là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị hay hiện vật
theo những điều kiện mà hai bên thoả thuận. Tín dụng là một phạm trù kinh tế
khách quan, có quá trình ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của
kinh tế hàng hóa. Nó phản ánh mối quan hệ vay mƣợn giữa các chủ thể dựa
trên nguyên tắc hoàn trả. Theo đó, ngƣời cho vay sẽ chuyển giao quyền sử
dụng của hàng hóa hoặc tiền tệ thuộc sở hữu của mình sang ngƣời vay và
ngƣời vay có nghĩa vụ hoàn trả lại ngƣời cho vay một lƣợng giá trị lớn hơn
lƣợng giá trị ban đầu đã nhận.
Trong tất cả các hình thức tín dụng thì tín dụng ngân hàng là quan trọng
nhất, cung cấp phần lớn nhu cầu tín dụng cho các Doanh nghiệp, các thể nhân
khác trong nền kinh tế.


9
b. Bản chất tín dụng
Bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả và
có đặc trƣng sau:
- Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình
thức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản và động sản). Trƣớc những
năm 1960, hoạt động tín dụng của ngân hàng hầu nhƣ chỉ cho vay bằng tiền.
Xuất phát từ tính đặc thù đó mà nhiều lúc thuật ngữ tín dụng và cho vay

đƣợc coi là đồng nghĩa với nhau.
- Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, nên khi ngƣời cho vay chuyển giao
tài sản cho ngƣời đi vay sử dụng, họ phải có cơ sở để tin rằng ngƣời đi vay
trả đúng hạn. Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng.
- Giá trị hoàn trả thông thƣờng phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói
cách khác là ngƣời đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc. Để thực hiện
đƣợc nguyên tắc này phải xác định lãi suất danh nghĩa lớn hơn tỷ lệ lạm phát,
hay nói cách khác phải xác định lãi suất thực dƣơng (Lãi suất thực = lãi suất

danh nghĩa- tỷ lệ lạm phát).
c. Các nguyên tắc cơ bản của TD
Xuất phát từ bản chất của TD là phải hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi.
Vì vậy, hoạt động TD phải dựa trên các nguyên tắc sau:
(i) Vốn vay phải có mục đích, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có
hiệu quả:
Để đảm bảo nguyên tắc hoàn trả và đảm bảo cho nền kinh tế phát triển
cân đối, thì khi cho vay, cần phải biết ngƣời vay sử dụng vào mục đích gì, có
khả năng thu hồi nợ hay không, lợi nhuận tạo ra có đủ trang trải nợ gốc và lãi
vay không, mức độ mạo hiểm nhƣ thế nào.Tính mục đích của TD thể hiện ở
chỗ lựa chọn đối tƣợng cho vay, bao gồm cả hai mặt: cho ai vay và cho vay
để làm gì?


10
(ii) Vốn vay phải hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cả vốn và lãi
Nguyên tắc này thể hiện đầy đủ bản chất của TD là sự hoàn trả trọn
vẹn, đầy đủ về mặt giá trị và có thêm lợi tức theo công thức vận động của quỹ
cho vay (T-T’). Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải xác định một kỳ hạn
nợ hợp lý, tổ chức thu nợ nhanh chóng kịp thời... điều đó vừa đảm bảo cho
hoạt động của NH đƣợc tiến hành thƣờng xuyên liên tục, vừa thúc đẩy các tổ
chức đi vay quan tâm hoàn thành đúng thời hạn kế hoạch và hợp đồng kinh tế.
(iii) Cho vay có bảo đảm
Thực chất của nguyên tắc này là sự đảm bảo khả năng thu hồi nợ cho tổ
chức TD. Có nhiều hình thức bảo đảm khác nhau: thế chấp, tín chấp, bảo
lãnh, cầm cố... Hiện nay vấn đề cho vay có bảo đảm ở nƣớc ta đƣợc xem xét
dƣới nhiều góc độ. Trong một chừng mực nào đó sự bảo đảm tốt nhất cho
một khoản vay chính là tính khả thi của dự án xin vay đó. Vì thế việc thẩm
định dự án cho vay đóng vai trò quan trọng hàng đầu.
1.1.2. Phân loại tín dụng

a. Căn cứ vào thời hạn, tín dụng ngân hàng có các loại sau
Căn cứ vào thời hạn vay, ngƣời ta chia tín dụng ra làm 03 loại: tín dụng
ngắn hạn, tín dụng trung hạn, tín dụng dài hạn.
-

Tín dụng ngắn hạn: Tín dụng ngắn hạn là các khoản vay mà thời hạn

không quá 12 tháng, nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn ngắn hạn nhƣ bổ sung
ngân quỹ, đảm bảo yêu cầu thanh toán đến hạn, bổ sung nhu cầu vốn lƣu
động hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Đặc điểm của loại hình tín
dụng này là có mức độ rủi ro thấp vì thời hạn hoàn vốn nhanh tránh đƣợc các
rủi ro về lãi suất, về lạm phát cũng nhƣ sự bất ổn của môi trƣờng kinh tế vĩ
mô. Do đó, loại tín dụng này thƣờng có lãi suất thấp hơn so với các loại tín
dụng khác.


11
- Tín dụng trung hạn và dài hạn: Tín dụng trung và dài hạn là tín dụng có
thời hạn dài, từ trên 1 năm đến vài chục năm (tín dụng trung hạn có thời hạn từ trên
1 năm đến dƣới 5 năm, tín dụng dài hạn có thời hạn từ 5 năm trở lên). Loại hình tín
dụng này thƣờng đƣợc sử dụng để thực hiện quá trình tái đầu tƣ sản xuất theo
chiều rộng hoặc theo chiều sâu làm tăng mức sản xuất và của cải xã hội. Vì thời hạn
dài và hiệu quả đầu tƣ thƣờng là dự tính nên loại tín dụng này thƣờng chứa đựng
mức rủi ro cao, kể cả rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống. Do có mức rủi

ro cao nhƣ vậy nên nó có mức lãi suất tăng theo thời hạn vay.
b. Căn cứ vào tính chất luân chuyển vốn, tín dụng ngân hàng có các
loại sau
- Tín dụng vốn lƣu động: là loại tín dụng đƣợc dùng để hình thành vốn lƣu
động, đƣợc sử dụng để bù đắp mức vốn thiếu hụt tạm thời cho các tổ chức kinh tế,


đƣợc chia ra làm các loại sau: bổ sung vốn lƣu động, dự trữ hàng hóa, thanh
toán các khoản nợ… Thời hạn cho vay đối với loại tín dụng này là ngắn hạn.
- Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng đƣợc dùng để hình thành tài sản
cố định, thƣờng đƣợc đầu tƣ để mua tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ

thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới. Thời hạn
cho vay đối với loại tín dụng này là trung hạn và dài hạn.
c. Căn cứ vào tính chất đảm bảo, tín dụng ngân hàng có các loại sau
- Tín dụng bằng tín chấp (hay tín dụng bảo đảm không bằng tài sản): là
loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của bên thứ
ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Đối với
những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính
mạnh, quản trị có hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín,
khả năng trả nợ thực chất của bản thân khách hàng mà không cần một nguồn
thu nợ thứ hai bổ sung.
- Tín dụng có đảm bảo: là loại cho vay đƣợc ngân hàng cung ứng phải


×