Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Sinh kế của người dân, bị thu hồi đất thuộc khu d, khu đô thị cửa ngõ đông bắc, phường tân thành, thành phố cà mau, tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


TRẦN HẢI ĐĂNG

“SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT THUỘC
KHU D, KHU ĐÔ THỊ CỬA NGÕ ĐÔNG BẮC, PHƯỜNG
TÂN THÀNH, THÀNH PHỐ CÀ MAU, TỈNH CÀ MAU”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


TRẦN HẢI ĐĂNG

“SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN,BỊ THU HỒI ĐẤT THUỘC
KHU D, KHU ĐÔ THỊ,CỬA NGÕ ĐÔNG BẮC, PHƯỜNG
TÂN THÀNH, THÀNH PHỐ CÀ MAU, TỈNH CÀ MAU”

“Chuyên ngành : Quản lý công”
“Mã số”

: 8340403”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



“NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:”
“PGS.TS. TRẦN TIẾN KHAI”

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN

“Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do bản thân tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Tiến Khai.”
“Các nội dung trích dẫn, số liệu sử dụng trong luận văn đều có dẫn nguồn cụ
thể và được trích từ các văn bản chính thức của các cơ quan quản lý Nhà nước có
liên quan đến lĩnh vực sinh kế, số liệu được thu thập thực tế trên địa bàn nghiên cứu
và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.”
“Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.”

“Học viên thực hiện”

Trần Hải Đăng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

SUMMARY OF RESEARCH
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN .............................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................3
1.4. Đối tượng, và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3
1.6. Cấu trúc dự kiến của luận văn ..............................................................................3
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ..........................................5
2.1. Khái niệm nghiên cứu ..........................................................................................5
2.1.1. Bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất .................................................5
2.1.2. Khái niệm sinh kế...........................................................................................5
2.1.3. Khái niệm sinh kế bền vững ...........................................................................5
2.1.4. Khái niệm tái định cư ....................................................................................6
2.2. Các cơ sở lý thuyết ...............................................................................................6
2.2.1. Khung phân tích sinh kế bền vững DFID ......................................................6
2.2.2. Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của CARE............................................9
2.2.3. Khung chính sách của ADB .........................................................................10
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước ........................................................................13
2.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu ..............................................................................19
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................21
3.1. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................21
3.2. Điều tra thu thập số liệu .....................................................................................22


3.2.1. Thông tin dữ liệu thứ cấp .............................................................................22
3.2.2. Thông tin dữ liệu sơ cấp ..............................................................................22
3.2.3. Chọn mẫu nghiên cứu ..................................................................................23
3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ..........................................................................24
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................25

4.1. Giới thiệu khu vực nghiên cứu ...........................................................................25
4.2. Kế hoạch thực hiện công tác giải phóng mặt bằng ............................................27
4.2.1. Triển khai kế hoạch đo đạc, kiểm điếm .......................................................27
4.2.2. Công tác lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường ....................28
4.3. Bối cảnh dễ bị tổn thương ..................................................................................29
4.4. Đánh giá các nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu .........32
4.4.1. Nguồn vốn con người ...................................................................................32
4.4.2. Nguồn vốn tự nhiên ......................................................................................40
4.4.3. Nguồn vốn vật chất ......................................................................................41
4.4.4. Nguồn vốn tài chính .....................................................................................44
4.4.5. Nguồn vốn xã hội .........................................................................................48
4.5. Chiến lược sinh kế của các hộ gia đình ..............................................................50
4.6. Kết quả sinh kế ...................................................................................................52
4.7. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện chính sách bồi thường, giải
phóng mặt bằng của Nhà nước đối với dự án ...........................................................54
4.7.1. Những mặt thuận lợi ....................................................................................54
4.7.2. Những mặt khó khăn ....................................................................................54
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ ........................................56
5.1. Kết luận ..............................................................................................................56
5.2. Hàm ý chính sách ...............................................................................................58
5.3. Hạn chế nghiên cứu ............................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Tên viết tắt


01

ADB

02

CARE

03

DFID

04

ĐH

05

TC/CĐ

06

TH

07
08

Tên tiếng Anh


Tên tiếng Việt

Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển Châu
Á

Cooperative for American Tổ chức nhân đạo và hỗ trợ
Remittances to Europe
Department

phát triển quốc tế
for Cơ quan phát triển quốc tế

International Development

Vương quốc Anh

University

Đại học

Intermediate college

Trung cấp/Cao đẳng

Primary school

Tiểu học


THCS

Junior high school

Trung học sơ sở

THPT

High school

Trung học phổ thông


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Cơ cấu sử dụng đất trong khu vực thực hiện dự án .................................. 26
Bảng 4.2. Tình hình thu hồi đất dự án Khu D ........................................................... 30
Bảng 4.3. Phân tích trình độ học vấn của chủ hộ gia đình theo độ tuổi.................... 35
Bảng 4.4. Thống kê lực lượng lao động của hộ gia đình .......................................... 36
Bảng 4.5. Thống kê nhóm lao động trong hộ gia đình.............................................. 37
Bảng 4.6. Thống kê diện tích đất của hộ gia đình ..................................................... 40
Bảng 4.7. Thống kê diện tích nhà ở của hộ gia đình ................................................. 41
Bảng 4.8. Thống kê đánh giá điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội của hộ gia đình. 44
Bảng 4.9. Thống kê mức thu nhập của hộ gia đình trước và sau khi thu hồi đất...... 53


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Khung phân tích sinh kế bền vững .............................................................. 7
Hình 2.2. Sinh kế bền vững của CARE .................................................................... 10

Hình 4.1. Vị trí khu vực nghiên cứu của đề tài ......................................................... 27
Hình 4.2. Tỷ lệ kết quả bồi thường, giải phóng mặt bằng ........................................ 31
Hình 4.3. Kết quả khảo sát giới tính chủ hộ gia đình................................................ 32
Hình 4.4. Kết quả khảo sát độ tuổi của chủ hộ gia đình ........................................... 33
Hình 4.5. Kết quả khảo sát trình độ học vấn của chủ hộ gia đình ............................ 34
Hình 4.6. Kết quả khảo sát quy mô của hộ gia đình ................................................. 35
Hình 4.7. Kết quả khảo sát tình hình sức khoẻ của hộ gia đình ................................ 38
Hình 4.8. Kết quả khảo sát tình hình việc làm của hộ gia đình ................................ 39
Hình 4.9. Kết quả đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng của hộ gia đình ..................... 43
Hình 4.10. Tình hình nguồn lực tài chính của hộ gia đình ....................................... 45
Hình 4.11. Tình hình vay vốn của hộ gia đình .......................................................... 45
Hình 4.12. Số lượng hộ gia đình sử dụng tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng ..... 46
Hình 4.13. Thống kê tình hình tham gia tổ chức xã hội của hộ gia đình .................. 48
Hình 4.14. Mối quan hệ giữa các hộ gia đình với nhau ............................................ 49


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
“Việc thu hồi đất của người dân do Nhà nước thực hiện vì mục tiêu phát triển
kinh tế, xã hội đã và đang là xu thế của quá trình phát triển đất nước. Trong quá
trình đó, người dân bị mất đất sản xuất, phải chuyển đổi nghề nghiệp và sinh kế
cũng thay đổi. Theo đó, nghiên cứu này đã sử dụng khung phân tích sinh kế bền
vững,do Cơ quan phát triển quốc tế Anh,(Department for International
Development – DFID) đưa ra để phân tích, đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh
hưởng đến sinh kế,của người dân bị thu hồi đất trong vùng thực hiện dự án khu
D, khu đô thị cửa ngõ,Đông Bắc, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.”
“Từ kết quả khảo sát, tổng hợp, phân tích cho thấy có sự thay đổi lớn về,tài
sản sinh kế,của các hộ gia đình, chiến lược sinh kế đa dạng, đời sống của họ ngày
càng thay đổi theo,hướng cải thiện tốt hơn,so với trước khi bị thu hồi đất. Vấn đề
quan trọng là, chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng đã được triển khai thực
hiện khá tốt, kịp thời và đầy đủ, từ đó,góp phần cải thiện,được đời sống của các hộ

gia đình có đất bị thu hồi.”
“Tuy nhiên, bên cạnh đó,cũng còn một số hộ gia đình gặp khó khăn,sau khi
bị thu hồi đất, các hộ này,thuộc diện không có đất,mà chỉ ở tạm trên đất người khác,
thuê mướn để canh tác hoặc sở hữu,diện tích đất quá ít, do đó sau khi bị thu hồi,chỉ
nhận được phần hỗ trợ từ chính sách,hỗ trợ bồi thường của Nhà nước. Trong khi, dự
án chưa bố trí được quỹ đất khu tái định cư khi thu hồi đất của các hộ dân. Do đó,
đời sống kinh tế của các hộ gia đình này là khá khó khăn sau khi bị thu hồi đất. Việc
tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp đối với các hộ gia đình sau khi bị thu
hồi đất cũng tương đối khó khăn, do chủ yếu lao động phổ thông, chưa qua đào
tạo.”
“Trên cơ sở phân tích đã nêu, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp cần điều
chỉnh, bổ sung nhằm góp phần hạn chế những tác động tiêu cực, hỗ trợ khôi phục
sinh kế giúp người dân sớm ổn định đời sống, xây dựng chiến lược sinh kế,ngày
càng bền vững hơn. trong tương lai.”


SUMMARY OF RESEARCH

Land acquisition which is done by the government for the purpose of
economic and social development has been a trend in the country’s developing
process. In this case, people have lost their productive land, so they have to change
their careers, their ways to earn their livings. Accordingly, this study used the
analytical framework for sustainable livelihoods by the Agency for International
Development UK (Department for International Development - DFID) launched to
analyze, assess the situation, factors affecting the livelihood of people whose land is
recalled in the project in D area, urban gateway to the Northeast, Ca Mau city, Ca
Mau province
From the survey results, synthesis and analysis, it can be seen that there is a
great change in the livelihood assets of households with diversified livelihood
strategies, their life increasingly changing towards better improvement than before

the land acquisition. The important issue is the policy of compensation and site
clearance has been implemented quite well, promptly and fully, thereby
contributing to improving the living standard of the household whose land has been
acquired.
However, there are also some households having difficulty after land
acquisition, these households do not really have their own land but only temporarily
live on the land of others which they hire to cultivate; or they possess too little land.
As a result, after land acquisition they only get a little support from support policies
of the State compensation. While projects can not arrange land resettlement areas
for the households whose have land acquisition. Therefore, their living is quite
difficult after land acquisition. How to find a proper job or change suitable careers
for these households after land acquisition is relatively difficult, mainly due to their
unskilled, untrained experience.


Based on the analysis mentioned above, the survey suggests a number of
measures needing to be adjusted and supplemented in order to limit the negative
impact, support livelihood recovery and help people have a stabilize life and build
more sustainable livelihood strategies in the future.


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

1.1. Đặt vấn đề
“Thành phố Cà Mau là trung tâm tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá
– xã hội của tỉnh. Thành phố Cà Mau cách thành phố Hồ Chí Minh 349 km, cách
thủ đô Hà Nội 2.085 km. Với dân số khoảng 181.000 người, được chia làm 10
phường và 7 xã. Trong đó có hơn 300 hộ người Khmer và 400 hộ người Hoa sinh

sống chủ yếu ở thành thị, cùng với người Kinh, những cộng đồng dân tộc này đã tạo
ra cho Cà Mau một bản sắc văn hoá hết sức riêng biệt. Cùng với sự phát triển vượt
bậc của nền kinh tế đất nước, thành phố Cà Mau đóng vai trò là một trong những
hạt nhân trọng điểm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh và đồng thời là cầu nối
quan trọng đến các vùng kinh tế lân cận như Bạc Liêu, SócTrăng, Kiên Giang, …..”
“Hiện nay, trong tình hình điều kiện kinh tế, nguồn vốn còn nhiều khó khăn
nhưng tỉnh Cà Mau đã tập trung nhiều nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng tại các địa
phương trên địa bàn Tỉnh. Đồng thời, đa dạng hóa nhiều nguồn vốn, kêu gọi nhiều
nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, trong đó có đầu tư khu đô
thị mới nhà ở thương mại An Sinh thuộc khu D, khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc,
phường Tân Thành, thành phố Cà Mau từ đầu năm 2018. Dự án đầu tư này có, quy
mô thực hiện là 80,56 ha, tổng số cá nhân, hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dự án là
452 hộ, 01 tổ chức, đa phần là đất nông nghiệp, với nghề nghiệp chủ yếu là nuôi
trồng thuỷ sản. Việc thu hồi đất và di dời một bộ phận người dân sang khu vực mới
sinh sống nhằm thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại An Sinh đã tác
động đến sinh kế của người dân, thực hiện cơ chế bồi thường theo giá thị trường để
người dân có điều kiện cuộc sống được tốt hơn. Tuy nhiên, sự quan tâm của các cấp
chính quyền đối với sinh kế của người dân sau khi bị thu hồi đất chưa đầy đủ, chưa
phù hợp với điều kiện của từng nhóm đối tượng cụ thể, các chính sách giải phóng
mặt bằng của địa phương đa phần đều được quy đổi sang tiền mặt mà ít quan tâm


2

đến các giải pháp khác vô tình đẩy những người dân vào hoàn cảnh không còn đất
sản xuất, tạo kế sinh nhai duy trì cuộc sống ổn định.”
“Do đó, một yêu cầu cơ bản của thu hồi đất là điều kiện cuộc sống của người
dân,bị thu hồi đất phải theo chiều hướng tốt hơn, có nghĩa là có thể tạo ra thu nhập
cao hơn trước, hoặc ít nhất là phải ngang bằng như trước khi bị thu hồi đất, đủ đảm
bảo cuộc sống hiện tại cũng như tương lai. Để giải quyết hài hoà, thoả đáng đến

quyền và lợi ích hợp pháp của người dân bị thu hồi đất cần phải có những chính
sách phù hợp với thực tiễn cuộc sống.”
“Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng sinh kế của người dân sau
,

khi bị thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, xem
xét các ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế của người dân. Kết quả nghiên
cứu sẽ cung cấp những thông tin đáng tin cậy cho chính quyền địa phương trong
hoạch định những chính sách phù hợp nhất trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư, cũng như hỗ trợ công ăn việc làm cho các hộ dân nằm trong vùng dự án.
Trong bối cảnh đó, Tôi đã chọn đề tài “Sinh kế của người dân bị thu hồi đất
thuộc khu D, khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc, phường Tân Thành, thành phố Cà
Mau, tỉnh Cà Mau” để nghiên cứu.”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm giải quyết 3 mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:
“Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng sinh kế của người dân bị thu hồi đất trong
vùng thực hiện dự án khu D, khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc, thành phố Cà Mau,
tỉnh Cà Mau.”
“Mục tiêu 2: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người dân sau
,

khi bị thu hồi đất.”
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư của địa phương nhằm hạn chế tiêu cực đến sinh kế của
,

người dân, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống và hướng đến sinh
kế bền vững.



3

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
“Câu hỏi 1: Sinh kế của người dân sau khi chính quyền địa phương thu hồi đất
để thực hiện dự án khu D, khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà
Mau hiện tại như thế nào?”
“Câu hỏi 2: Các yếu tố nào đã ảnh hưởng đến sự thay đổi thu nhập và sinh kế
,

của người dân bị thu hồi đất?”
,

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
,

“- Đối tượng nghiên cứu: Sinh kế của các cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất
,

thực hiện dự án khu D, khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà
Mau. Các chính sách bồi thường, hỗ trợ có liên quan.”
“- Đối tượng khảo sát: Các hộ dân bị thu hồi đất thuộc khóm 1, khóm 2 (Khu D,
khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc), phường Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.”
“- Phạm vi nghiên cứu: Các cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất trong vùng
,

thực hiện dự án khu D (tổng diện tích 80,56 ha) trên địa bàn khóm 1, khóm 2,
phường Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.”
1.5. Phương pháp nghiên cứu
“Phương pháp định tính nhằm đánh giá thực trạng sinh kế, xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến sinh kế của người dân sau khi bị thu hồi đất, đồng thời qua đó xem

xét để đưa vào nghiên cứu bằng phương phương pháp định lượng.”
“Phương pháp định lượng bằng cách thu thập thông tin trực tiếp thông qua
phiếu khảo sát cho các đối tượng khảo sát. Sau đó thực hiện thống kê mô tả nhằm đo
lường, làm rõ thêm hiện trạng của các yếu tố tác động đến sinh kế của người dân.”
1.6. Cấu trúc dự kiến của luận văn
“Chương 1. Giới thiệu tổng quan”
“Chương này trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu; đối tượng
nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu và các phương
,

pháp cơ bản để tiến hành nghiên cứu.”

,


4

“Chương 2. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn”
“Chương này trình bày các khái niệm có liên quan đến đề tài: Bồi thường, hỗ
trợ khi nhà nước thu hồi đất, khái niệm sinh kế, khái niệm sinh kế bền vững, khái
niệm tái định cư…; các cơ sở lý thuyết của đề tài; tổng quan các nghiên cứu trước
,

,

có liên quan; đề xuất mô hình nghiên cứu về sinh kế bền vững cho đề tài.”
“Chương 3. Phương pháp nghiên cứu”
“Chương này trình bày quy trình nghiên cứu; điều tra thu thập số liệu; cách
chọn mẫu nghiên cứu và phương pháp phân tích dữ liệu.”
“Chương 4. Kết quả nghiên cứu”

“Chương này trình bày tổng quan về kết quả thu thập dữ liệu; đánh giá đời
sống kinh tế-xã hội của các hộ gia đình bị thu hồi đất thực hiện dự án khu D, khu đô
thị cửa ngõ Đông Bắc, phường Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.”
“Chương 5. Kết luận và các khuyến nghị”
“Chương này trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu; đề xuất các giải pháp
nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến sinh kế của người dân, cải thiện thu
,

nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống và hướng đến sinh kế bền vững.”


5

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN

2.1. Khái niệm nghiên cứu
2.1.1. Bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
“Theo quy định tại điều 3 và điều 4, Luật Đất đai 2013 “đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao
,

quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”. Do đó, Nhà
,

nước có quyền quyết định thu hồi đất “Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết
định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất
hoặc thu lại đất của người dân sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai”. Trong
điều 3 cũng quy định “ Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử
dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất” và “Hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời

sống, sản xuất và phát triển”.”
2.1.2. Khái niệm sinh kế
“Sinh kế là một khái niệm rộng bao gồm các “phương tiện tự nhiên, kinh tế,
văn hóa - xã hội mà các cá nhân, hộ gia đình, hoặc nhóm xã hội sở hữu có thể tạo ra
thu nhập hoặc có thể sử dụng, trao đổi để đáp ứng nhu cầu của họ”.”
“Chambers và Conway (1991), đưa ra khái niệm: Sinh kế bao gồm các năng
lực, tài sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu và tiếp cận) và các hoạt động cần thiết để
đảm bảo phương tiện sống.”
2.1.3. Khái niệm sinh kế bền vững
“Có khá nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về sinh kế. Tuy nhiên,
,

có sự nhất trí rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt
,

động sinh sống của mỗi cá nhân hay hộ gia đình. Các nghiên cứu về sinh kế hiện
,

,

nay về cơ bản đã xây dựng khung phân tích sinh kế bền vững trên cơ sở các nguồn
,

lực của mỗi các nhân hay hộ gia đình bao gồm nguồn lực vật chất, tự nhiên, tài
,

chính, xã hội và nhân lực. Kết quả nghiên cứu của Ellis (1998), cho rằng một sinh
,



6

kế bao gồm những tài sản (tự nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài chính và
,

nguồn vốn xã hội), những hoạt động và cơ hội được tiếp cận đến các tài sản và hoạt
,

,

động đó (đạt được thông qua các thể chế và quan hệ xã hội), mà theo đó các quyết
,

định về sinh kế điều thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi nông hộ.”
,

“Chambers và Conway (1991), sinh kế chỉ bền vững khi nó có thể đối phó và
,

,

phục hồi sau các cú sốc, duy trì hoặc cải thiện năng lực và tài sản và cung cấp các
,

cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp và đóng góp lợi ích ròng cho các sinh
,

,

kế khác ở cấp độ địa phương hoặc toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn.”

,

,

2.1.4. Khái niệm tái định cư
“Tái định cư là biện pháp nhằm ổn định, khôi phục đời sống cho những người
bị ảnh hưởng bởi các dự án của Nhà nước, khi mà phần đất nơi ở cũ bị thu hồi hết
hoặc thu hồi không hết, phần còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục sinh sống phải
chuyển đến nơi ở mới. Tái định cư bao gồm tái định cư tự nguyện và tái định cư bắt
buộc.”
“+ Tái định cư tự nguyện: Là do nhu cầu cuộc sống người dân tự nguyện di
chuyển từ nơi này sang định cư ở nơi khác.”
“+ Tái định cư bắt buộc: Dự án phát triển dẫn đến những mất mát tái định cư
không thể tránh khỏi, trong đó người bị ảnh hưởng không còn lựa chọn nào khác ngoài
việc xây dựng lại cuộc sống mới, thu nhập và cơ sở vật chất ở bất cứ một nơi nào khác
(ADB, 1995).”
2.2. Các cơ sở lý thuyết
2.2.1. Khung phân tích sinh kế bền vững DFID
“Khung phân tích sinh kế là một công cụ được xây dựng nhằm xem xét một
cách toàn diện tất cả các yếu tố khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến sinh kế của
con người, đặc biệt là các cơ hội hình thành nên chiến lược sinh kế của con người,
để đạt đến mục tiêu tăng phúc lợi của con người. Khung phân tích sinh kế cho rằng
con người sử dụng các loại vốn mình có để kiếm sống, đó là năm loại tài sản vốn,
,

,

,

hay hình thức vốn, để đảm bảo an ninh sinh kế hay giảm nghèo, bao gồm: nguồn

,

,


7

vốn con người (Human Capital); nguồn vốn tự nhiên (Natural Capital); nguồn vốn
,

,

vật chất (Physical Capital); vốn tài chính (Financial Capital) và nguồn vốn xã hội
,

,

,

(Social Capital). Đây là những loại vốn mang ý nghĩa của cả đầu vào và đầu ra.”
,

,

Hình 2.1. Khung phân tích sinh kế bền vững
Ghi chú:
“H: Vốn con người S: Vốn xã hội”
“N: Vốn tự nhiên P: Vốn vật chất”
“F: Vốn tài chính”


TÀI SẢN SINH KẾ
Tiến trình thay
đổi cấu trúc

H
Bối cảnh dễ bị
tổn thương

N

P

F

“Kết quả
sinh kế”

Cấu trúc
- Các cấp chính
quyền
- Lĩnh vực tư
nhân

tạo được

- Luật
- Chính sách
- Văn hóa
- Thể chế


“CHIẾN
LƯỢC
SINH
KẾ”

Để

- Các cú sốc
- Các xu hướng
- Tính thời vụ

S

Ảnh
hưởng
và khả
năng
tiếp
cận

Tiến trình

- Thu nhập tăng
- Phúc lợi gia
tăng
- Giảm rủi ro
- “An
ninh
lương
thực

được cải thiện”
- “Sử dụng bền
vững hơn các
nguồn lực tự
nhiên”
,

,

“Nguồn: DFID, 1999”
“- Bối cảnh dễ tổn thương: Là các yếu tố môi trường bên ngoài tác động vào
,

,

cuộc sống của người dân, làm họ bị hạn chế hoặc không thể kiểm soát. Đó là các cú
,

sốc, các xu hướng gây ra như: mất việc làm, mất diện tích đất để sản xuất, thay đổi
môi trường sống, thiên tai, lũ lụt,…;“
- Tài sản sinh kế:
“+ Nguồn vốn con người: Vốn con người là những kiến thức, kỹ năng và
kinh nghiệm tích lũy của mỗi người thông qua quá trình học tập, rèn luyện và lao
động được thể hiện trong quá trình sử dụng trong sản xuất và sức khỏe tốt để đảm
bảo về số lượng cũng như chất lượng lao động. Vốn con người cũng cần phải tốn


8

chi phí để đầu tư tích lũy và cũng có thể bị hao mòn. Nguồn vốn con người chiếm

vai trò quan trọng nhất, trong tài sản sinh kế, là yếu tố cần thiết để tạo ra bốn tài
sản hiện tại. Ở cấp độ quy mô hộ gia đình, vốn con người quyết định về chất
,

lượng lao động và năng suất tạo ra sản phẩm, ở cấp độ rộng hơn, đây là nguồn vốn
quan trọng nhất để phát triển doanh nghiệp và quốc gia.”
+ Nguồn vốn tự nhiên: Vốn tự nhiên là tổng tài sản tài nguyên thiên nhiên
cung cấp đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo việc làm, gồm cả tài
nguyên có thể tái tạo và không thể tái tạo. Những tài sản này có chức năng tham gia
vào quá trình sản xuất và thỏa dụng như những đầu vào, như rừng, bãi cá, nghêu,
sò, quặng mỏ và các lực lượng tự nhiên như không khí, nước,... Việc khai thác, sử
dụng lãng phí và không hiệu quả tài nguyên thiên nhiên là cũng là nguyên nhân gây
ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, hoặc làm giảm chất
lượng cuộc sống của con người.
“+ Nguồn vốn tài chính: Vốn tài chính là về các nguồn lực tài chính mà các hộ
gia đình và cá nhân sử dụng để đạt được các mục tiêu sinh kế của mình, như các
,

,

khoản thu nhập, tiết kiệm, vốn vay, tín dụng, trợ cấp.”
,

,

“+ Nguồn vốn vật chất: Nguồn vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng (phương
tiện vận chuyển, đường xá, xe cộ, trường học, chợ, nhà và chỗ ở an toàn, nguồn cấp
nước và hệ thống xử lý rác thải, năng lượng, truyền thông,…) và các loại hàng
hóa,mà người sản xuất cần để hậu thuẫn cho sinh kế như các công cụ và thiết bị sản
xuất, con giống, thuốc nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật hay công nghệ sản xuất.”

“+ Nguồn vốn xã hội: Nguồn vốn xã hội là các nguồn lực xã hội mà các cá
,

nhân và hộ gia đình sử dụng để theo đuổi các mục tiêu sinh kế của mình, bao gồm
,

,

các mạng lưới, các quan hệ xã hội, yêu cầu xã hội, đảng phái, hiệp hội. Tài sản về
,

các mối quan hệ này sẽ tạo nên sự tin cậy giữa các cá nhân và mạng lưới, cộng với
những giá trị cùng chia sẻ do chúng tạo ra, những tài sản này sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho sự hợp tác trong nội bộ và giữa các nhóm người.”
“- Tiến trình thay đổi cấu trúc: Các hoạt động và cấu trúc tổ chức hoạt động
,

,

của các cấp chính quyền trong khu vực công và khu vực tư; chính sách của các cấp
,

,


9

chính quyền trong khu vực công được cụ thể hoá bằng luật, văn bản quy định dưới
,


luật và các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện.”
“- Chiến lược sinh kế: Gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, hoạt
,

,

động tái sản xuất, tái đầu tư, … của các cá nhân, hộ gia đình nhằm đạt các mục tiêu
,

,

sinh kế.”
“- Kết quả sinh kế: Là kết quả của các cá nhân, hộ gia đình đạt được khi họ sử
,

,

,

dụng tài sản sinh kế để thực hiện các chiến lược sinh kế nhằm tăng thu nhập, gia tăng
,

,

phúc lợi, giảm rủi ro, an ninh lương thực được cải thiện và sử dụng bền vững hơn các
nguồn lực tự nhiên.”
Để cải thiện phúc lợi con người, các nguồn vốn, tài sản sinh kế nói chung có
tính chất bổ sung cho nhau. Ví dụ như tài sản con người cùng với tài sản xã hội có
thể làm tăng năng lực hoạt động và tồn tại của con người. Các tài sản cũng bổ trợ
nhau trong quá trình sản xuất, tức là năng suất của tài sản này có thể tăng lên khi có

thêm một lượng tài sản khác. Ví dụ như nếu nguồn vốn xã hội được tăng lên (như
sự thiết lập, gắn kết chặt chẽ với các mạng lưới quen biết trong xã hội có thể làm
tăng nguồn vốn tài chính, hay sự chia sẻ những kinh nghiệm kiến thức từ mạng lưới
ấy cũng làm tăng nguồn vốn con người, qua đó góp phần nâng cao nhận thức của cá
nhân và cộng đồng, giúp cho công tác quản lý các vấn đề về môi trường được cải
thiện tốt (nguồn vốn thiên nhiên), đến lượt nó, không khí, nước sạch hơn sẽ bảo vệ
sức khỏe con người, giúp nâng cao năng suất và chất lượng lao động, góp phần làm
tăng tài sản vật chất.
2.2.2. Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của CARE
“Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của CARE tập trung vào sinh kế hộ gia
,

đình. Khung tài sản mô tả các chỉ số, bao gồm khả năng của thành viên hộ gia đình,
những nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài sản mà hộ gia đình có thể tiếp cận được,
những khả năng được giúp đỡ, hỗ trợ trong lúc khó khăn của người thân, chính
quyền. Để đánh giá những thay đổi đang diễn ra về vấn đề an ninh sinh kế hộ gia


10

đình, cần có một cái nhìn toàn diện về sự tiêu dùng và tài sản của từng thành viên
trong hộ gia đình.”
Hình 2.2. Sinh kế bền vững của CARE

Tài nguyên
thiên nhiên

Cơ sở hạ tầng
Kinh tế
Văn hoá

Chính trị
Môi trường
Cú sốc và
căng thẳng

Bối cảnh

Tài sản
Vốn con người Vốn xã hội

Vốn kinh kế

(Khả năng
sinh kế)

(Cửa hàng và
các nguồn lực)

Thu nhập
Sản xuất

(Lợi ích
và cơ hội)

Hộ gia
đình

Trao đổi
Xử lý


Chiến lược sinh kế

Về an ninh:

Tiêu thụ

- Lương thực
- Dinh dưỡng
- Sức khoẻ
- Nguồn nước
- Nhà ở
- Giáo dục
Sự trợ giúp
của
cộng
đồng
An toàn cá
nhân

Kết quả sinh kế

Nguồn: Krantz, 2001
CARE đưa ra mô hình hoạt động của sinh kế dựa trên tính năng động và sự
tương tác được lập trình sẵn, bao gồm: Nhận dạng những khu vực địa lý tiềm năng,
sử dụng dữ liệu thứ cấp để tìm thấy những người chủ hộ; nhận dạng những nhóm bị
tổn thương và những khó khăn về sinh kế mà họ phải đối mặt; thu thập những dữ
liệu phân tích, ghi chú những xu hướng về thời gian, nhận dạng những chỉ dẫn mà
nó sẽ kiểm định; lựa chọn những khu vực để thực thi các chính sách can thiệp.
Mục tiêu chính trong nghiên cứu về sinh kế bền vững của CARE là hiểu
được tính tự nhiên của những chiến lược sinh kế ở những mục khác biệt trong hộ

giá đình nhằm nhận dạng các khó khăn và cơ hội.
2.2.3. Khung chính sách của ADB
Khung phân tích ADB được thiết kế theo trình tự với mục tiêu cốt lõi là giúp
các hộ dân bị ảnh hưởng sớm ổn định cuộc sống, giảm thiểu các cú sốc trong việc


11

thích nghi với cuộc sống tái định cư mới. Nội dung cốt lõi của các yêu cầu về tái
định cư của ADB được tóm lược theo quy trình, cụ thể như sau: Đánh giá các tác
động xã hội; Lập kế hoạch tái định cư; Công khai, tư vấn và sự tham gia, giải quyết
khiếu nại; Thực hiện kế hoạch tái định cư; Khôi phục và cải thiện thu nhập; Sắp xếp
tổ chức và phát triển năng lực; Giám sát, kiểm tra, đánh giá và báo cáo tái định cư
(ADB, 2012).
Cẩm nang về tái định cư của ADB đưa ra mục tiêu và nguyên tắc chính sách
tái định cư bắt buộc dựa theo nguyên tắc thay thế chi phí, không có rào cản về
quyền hợp pháp về đất đai. Các hộ bị thu hồi đất phải được cung cấp thông tin và tư
vấn đầy đủ về các phương án bồi thường, thu hồi đất. Các tổ chức xã hội cần phải
hỗ trợ các hộ bị di dời sớm hòa nhập cồng đồng dân cư mới. Chi phí bồi thường thu
hồi đất được tính trong chi phí của dự án. Các khoản hỗ trợ cần xác định cụ thể
trong việc lập kế hoạch và thực hiện tái định cư bắt buộc.
Chỉ tiêu

Chính sách của ADB

1. Về bồi thường đất
Mục tiêu chính

Bồi thường theo chi phí thay thế cho tất cả các công trình, bất kể


sách

tình trạng pháp lý về đất.

2. Về bồi thường tài sản:
2.1. Về bồi thường tài sản (nhà-vật kiến trúc)
Mục tiêu chính

Bồi thường theo chi phí thay thế cho tất cả các công trình, bất kể

sách

tình trạng pháp lý về đất và tài sản của người bị ảnh hưởng

2.2. Về bồi thường tài sản (cây hàng năm, cây lâu năm, thủy sản và diêm nghiệp)
Mục tiêu chính

Bồi thường theo chi phí thay thế cho tất cả các công trình, bất kể

sách

tình trạng pháp lý về đất và tài sản của người bị ảnh hưởng

2.3. Về bồi thường tài sản (di dời mồ mả)
Bất kể tình trạng pháp lý, bồi thường theo chi phí thay thế


12

Chỉ tiêu


Chính sách của ADB

3. Bồi thường chi phí di chuyển tài sản
Mục tiêu chính

Tất cả các chi phí liên quan thu nhập (cho dù người bị ảnh

sách

hưởng có di dời hay không di dời

4. Bồi thường ảnh hưởng thu nhập
4.1. Bồi thường ảnh hưởng thu nhập từ nông nghiệp
Tất cả các chi phí liên quan thu nhập (cho dù người bị ảnh
hưởng có di dời hay không di dời)
4.2. Bồi thường ảnh hưởng thu nhập từ sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
Tất cả các chi phí liên quan thu nhập (cho dù người bị ảnh
hưởng có di dời hay không di dời).
5. Bồi thường các công trình công cộng (điện, cấp, thoát nước, …)
Bồi thường theo chi phí thay thế, bất kể tình trạng pháp lý về đất
và tài sản
6. Về hỗ trợ phục hồi sinh kế
Tất cả các chi phí liên quan thu nhập (cho dù người bị ảnh

Tái định cư

hưởng có di dời hay không di dời)
Tất cả các chi phí liên quan thu nhập (cho dù người bị ảnh


Tạm cư

hưởng có di dời hay không di dời)

Ổn định đời sống Tất cả các chi phí liên quan thu nhập (cho dù người bị ảnh
hưởng có di dời hay không di dời)

và sản xuất
Ổn

định

kinh

doanh sản xuất

Tất cả các hộ kinh doanh bị ảnh hưởng điều được nhận hỗ trợ

Chuyển nghề và Tất cả các chi phí liên quan thu nhập (cho dù người bị ảnh


13

Chỉ tiêu
tìm kiếm

Chính sách của ADB
việc hưởng có di dời hay không di dời)

làm

Hỗ trợ phục hồi Tất cả các chi phí liên quan thu nhập (cho dù người bị ảnh
sản xuất

hưởng có di dời hay không di dời)

Hỗ trợ nhóm dễ Tất cả các chi phí liên quan thu nhập (cho dù người bị ảnh
bị tổn thương

hưởng có di dời hay không di dời)

2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước
- Nguyễn Văn Sửu (2008) đã ứng dụng khung sinh kế bền vững để nghiên
cứu “Tác động của công nghiệp hoá và đô thị hoá đến sinh kế nông dân Việt Nam:
Trường hợp một làng ven đô Hà Nội”. Tác giả nhận định việc mất đất nông nghiệp
đã ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội của những người nông dân ở khu vực nông
thôn và ven đô, những con người mà văn hoá của họ được gọi là nền văn minh lúa
nước và sinh kế của họ đã từ nhiều năm đã dựa vào đất nông nghiệp và sản xuất
nông nghiệp. Trong quá trình chuyển đổi này, với nhiều người nông dân ở làng Phú
Điền, thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp phục vụ công nghiệp hoá và đô thị
hoá đã đem lại cho họ một khoản tiền lớn mà nhiều người có mơ cũng không thấy
trong những năm còn sản xuất nông nghiệp, bên cạnh thực tế là giá trị trao đổi của
quyền sử dụng đất ở trong khu vực gia tăng nhanh chóng, làm cho những người
nông dân Phú Điền ở thời điểm hiện tại là những thực thể giàu vốn tài chính và vốn
tự nhiên. Quan trọng hơn, quá trình chuyển đổi này đã chuyển đổi sinh kế truyền
thống của người dân địa phương từ một nguồn sinh kế dựa nhiều vào sản xuất nông
nghiệp sang những nguồn sinh kế đa dạng khác trong đó cho thuê nhà trọ và buôn
bán nhỏ đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, nhiều lao động vốn là những người
nông dân làm nông nghiệp còn thiếu vốn xã hội và vốn con người nên không thể
tìm được việc làm, để đảm bảo các chiếnl lược sinh kế bền vững của mình trong
một bối cảnh gia tăng áp lực của nền kinh tế thị trường và những tác động còn hạn

chế của chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm của nhà nước. Chính vì thế, nhiều


14

người trong số họ cảm thấy cuộc sống của mình tiềm ẩn nhiều rủi ro và thiếu ổn
định.
- Nguyễn Thị Diễn, Vũ Đình Tôn, Philippe Lebailly (2012) tiến hành nghiên
cứu đề tài “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp cho công nghiệp hoá đến
sinh kế của các hộ nông dân ở tỉnh Hưng Yên”. Nhóm tác giả tiến hành điều tra 135
hộ gia đình, kết quả nghiên cứu cho thấy sau khi thu hồi đất nông nghiệp, ngân sách
của địa phương (xã) tăng lên từ 2 đến 3 lần, cơ sở hạ tầng nông thôn được cải thiện,
thu nhập bình quân đầu người của địa phương tăng lên hàng năm, tỷ lệ hộ nghèo
giảm đi đáng kể. Tuy nhiên việc thu hồi đất cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc
làm, an toàn lương thực của các hộ nông dân cũng như của địa phương đồng thời
đẩy nhanh quá trình phân tầng xã hội nông thôn. Sau khi thu hồi đất cho công
nghiệp hoá, chỉ có 16,4% lao động trong các hộ điều tra tìm được việc làm trong
các nhà máy, 77% số hộ điều tra không tự chủ về lương thực, 69,6% số hộ điều tra
lo ngại về các vấn đề ô nhiễm môi trường do các nhà máy xung quanh khu dân cư.
- Nguyễn Văn Toàn, Trương Tấn Quân, Trần Văn Quảng (2012) sử dụng
khung phân tích sinh kế bền vững để nghiên cứu “Ảnh hưởng của chương trình 135
đến sinh kế của đồng bào dân tộc ít người huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị”.
Nhóm tác giả tiến hành điều tra 90 hộ gia đình ở 03 địa bàn và các dân tộc khác
nhau. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù sinh kế của người dân còn ở mức thấp
những đã có thay đổi đáng kể và nhanh chóng trong thời gian qua tác động của
chương trình 135. Sự thay đổi này bao gồm từ nguồn vốn nhân lực, đến tự nhiên, tài
chính, vật chất và xã hội. Đánh giá của người dân khẳng định xu hướng trên và xác
định vai trò quan trọng của chương trình 135, đặc biệt là đầu tư về hệ thống điện,
đường, trường trạm cũng như những hỗ trợ phát triển sản xuất.
- Nguyễn Thị Thuận An (2012) thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá ảnh

hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới sinh kế của người dân tại dự
án xây dựng khu đô thị mới quận Hải An, thành phố Hải Phòng” Kết quả nghiên
cứu cho thấy có tới 70,75% số hộ có thu nhập cao hơn so với trước khi thu hồi đất.
Nguồn thu nhập của những hộ này chủ yếu từ các hoạt động buôn bán nhỏ lẻ, làm


×