Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Cách tiếp cận nghiên cứu tôn giáo của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.96 KB, 16 trang )

MÔN TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG

CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ HỒ CHÍ MINH


TP. Hồ Chí Minh – 2019


1. Mở đầu
Vấn đề tôn giáo từ lâu là một vấn đề nhạy cảm không chỉ đối với Việt
Nam mà còn với nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, tôn giáo ngày càng can
thiệp sâu hơn vào đời sống chính trị với nhiều hình thức khác nhau, vì thế
luôn cần có hiểu biết thấu đáo trước khi giải quyết về các vấn đề.
Vấn đề tôn giáo đã từng bị chủ nghĩa đế quốc tìm cách lợi dụng phục vụ
cho âm mưu xâm lược và chống phá cách mạng ở Việt Nam nói riêng và các
nước xã hội chủ nghĩa nói chung. Chúng sử dụng tôn giáo như một chiêu bài
trong âm mưu diễn biến hòa bình hòng chống phá sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam cũng như các nước khác.
Nhìn chung mọi giáo lý của các tôn giáo đều chứa đựng tính nhân văn
sâu sắc. Những chiết lý ấy giúp cho con người sống với nhau gần gũi hơn, có
trách nhiệm hơn với bản thân, cộng đồng, với sự phát triển chung của toàn xã
hội. Tôn giáo là sự tự do tín ngưỡng của mỗi công dân. Vì vậy trong định
hướng trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhà nước ta luôn
coi trọng vai trò của các tôn giáo. Mặt khác, ở Việt Nam trong lịch sử, tôn
giáo đã bị lợi dụng để phục vụ cho mục đích chính trị và ngày nay vẫn còn
tồn tại những kẻ lợi dụng tôn giáo để chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa
của ta. Chính vì thế mà mỗi người dân cần xác định rõ tư tưởng tự do tín
ngưỡng phải đi đôi với chấp hành pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Vì vậy, việc hiểu thấu đáo những kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo từ đó vận dụng được những kiến


thức để ứng xử , giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo, tin ngưỡng một
cách phù hợp theo đúng quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh cũng như quan điểm của Đảng ta hiện nay.


2. Nội dung
2.1 Các tiếp cận nghiên cứu tôn giáo của chủ nghĩa Mác – Lênin
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại
và tồn tại phổ biến ở hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử hàng ngàn
năm qua. Nói chung bất cứ tôn giáo nào, với hình thái phát triển đầy đủ của
nó, cũng đều bao gồm: ý thức tôn giáo (thể hiện ở quan niệm về các đấng
thiêng liêng cùng những tín ngưỡng tương ứng) và hệ thống tổ chức tôn giáo
cùng với những hoạt động mang tính chất nghi thức tín ngưỡng của nó.
Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện tự nhiên
và lịch sử cụ thể, xác định, về bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội
phản ánh sự bế tắc, bất lực của con người trước tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên,
trong ý thức tôn giáo cũng chứa đựng nhiều giá trị phù hợp với đạo đức, đạo
lý con người.
2.1.1 Bản chất của tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
Bản chất của tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin được
khái quát trong một số luận điểm sau đây:
Thứ nhất, Tôn giáo hay thánh thần không sáng tạo ra con người mà chính
con người đã sáng tạo ra thánh thần.
Tôn giáo là sản phẩm của chính con người, sản phẩm của sự tự ý thức, tự
cảm giác của con người nhưng rồi con người không nhận ra sản phẩm của
chính mình, sản phẩm đó lại như thuộc về một thế giới khác, thế giới của các
thần thánh và trở nên xa lạ, quay trợ lại thống trị con người.
Thứ hai, trong tôn giáo, con người đã biến thế giới kinh nghiệm của
mình thành một cái gì đó chỉ có trong tư tưởng, trong sự tưởng tượng, do đó
sự tự ý thức đó là hư ảo, là thế giới quan lộn ngược.

Thứ ba, con người càng “hiến mình” cho tôn giáo càng nhiều bao nhiêu
thì cái giữ lại cho mình càng tí bấy nhiêu, con người càng trở nên mất lý trí và
phụ thuộc hoàn toàn vào tôn giáo, vào thần linh của họ.
Do đó, tôn giáo được xem như vòng hào quan thần thánh, bông hoa giải


trong điểm trên vòng xiềng xích trói buộc con người trong sự khổ ai mà vẫn
tưởng mình được hạnh phúc.
2.1.2 Nguồn gốc của tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin
- Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội:
Là toàn bộ những nguyên nhân, điều kiện kinh tế - xã hội tất yếu nảy
sinh và nuôi dưỡng niềm tin tôn giáo.
Do trình độ sản xuất, khả năng tư duy và điều kiện kinh tế xã hội quá
thấp và con người luôn phải đối mặt với hiện tượng tự nhiên mà người ta
không hiểu;
Người ta không giải thích được nguyên nhân của bất bình đẳng xã hội,
cũng như bất lực trong cuộc đấu tranh giai cấp và giai cấp bóc lột thống trị
luôn sử dụng tôn giáo như là công cụ. Và con người đã tưởng tượng ra một
đấng tối cao có khả năng giải phóng họ, đem lại hạnh phúc cho họ và trừng
phạt những kẻ áp bức họ, tôn giáo xuất hiện.
- Nguồn gốc nhận thức:
Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, sự nhận thức của con người là có giới
hạn, nó gắn liền với đặc điểm nhận thức của con người.
Sự “nhầm lẫn” của lý trí con người trng sự nhận thức về chính thức bản
chất của mình và về thế giới tự nhiên bên ngoài xung quanh họ.
- Nguồn gốc tâm lý:
Sự sợ hãi cũng tạo ra thần linh, sợ hãi trước những bí ẩn của thiên nhiên,
sự sợ hãi trước các lực lượng thống trị xã hội, sợ hãi trước bệnh tật, tâm lý
buồn đau, bất hạnh, khổ ải, cô đơn và sợ hãi trước cái chết… đều là những

nguồn gốc sinh ra tôn giáo.
Tôn giáo được sinh ra cũng để thỏa mãn khát vọng bất tử của con người,
sợ hãi trước cái chết, con người tưởng tượng và hy vọng chết sẽ là chuyển sự


dống sang một thế giới khác, thế giới của các thần thánh và thiên đường.
Tôn giáo cũng là sự thay thế thế giới hiện thực bằng một thế giới mong
ước, nó là kết quả của một xúc cảm khát khao, hy vọng.
2.1.3 Tính chất của tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
- Tính lịch sử:
Tính lịch sử của tôn giáo được hiểu theo các nghĩa sau:
Thứ nhất, tôn giáo không phải là một cái gì bẩm sinh, có sẵn mà mang
tính bản năng ở trong mỗi con người. Con người đã sáng tạo ra tôn giáo khi
khả năng tư duy trừu tượng và trình độ sản xuất đạt đến một độ nhất định nào
đó.
Thứ hai, tôn giáo chỉ xuất hiện trong một giai đoạn lịch sử nhất định chứ
không phải tôn giáo ra đời cùng với con người. Với mỗi bước ngoặt lớn của
lịch sử, của trật tự xã hội sẽ kéo theo sự chuyển biến lớn trong tôn giáo.
Thứ ba, tôn giáo được sinh ra trong những điều kiện lịch sử nhất định thì
nó cũng sẽ mất đi trong những điều kiện lịch sử nhất định. Sự phản ánh có
tính chất tôn giáo sẽ mất đi khi mọi quan hệ trong đời sống thực tiễn hàng
ngày của con người được biểu hiện bằng những mối quan hệ rõ ràng, hợp lý.
- Tính chính trị:
Những tôn giáo ra đời trong xã hội có giai cấp luôn phản ánh lợi ích giai
cấp và đấu tranh giai cấp.
Tôn giáo trở thành phương tiện, công cụ của giai cấp bóc lột, giai cấp
thống trị đã tìm thấy ở tôn giáo công cụ ngụy trang tư tưởng cho giai cấp
mình, ngược lại tôn giáo nhờ đó mà được củng cố, duy trì, phát triển.
- Tính quần chúng:
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội mang tính phổ biến, một tôn giáo cụ

thể nào đấy ra đời từ một dân tộc, một quốc gia nhưng nó có thể lan truyền và
phát triển sang nhiều quốc gia khác và thậm chí trở thành tôn giáo của toàn


nhân loại.
Tôn giáo có khả năng tập hợp xung quanh mình đám đông tín đồ, cùng
một đức tin, trung thành với đức tin ấy và phấn khích tinh thần đám đông ấy
sẵn sang thực hiện một lý tưởng tôn giáo nào đó.
2.1.4 Chức năng của tôn giáo
- Chức năng thế giới quan (chức năng phản ánh):
Hầu hết các tôn giáo đều cho rằng thần linh sáng tạo ra thế giới và quyết
định thế giới mang tính chất duy tâm khách quan. Sự phản ánh của tôn giáo là
một sự phản ánh hoang đường, là một thế giới quan lộn ngược vì trong tôn
giáo, con người đã biến cái chủ quan thành cái khách quan, biến cái chỉ tồn tại
trong tư duy của mình, trong sự tưởng tượng của mình thành cái tồn tại ở bên
ngoài tư duy của mình và gán cho nó một sức mạnh thiên nhiên.
- Chức năng đền bù:
Tôn giáo bù đắp cho những khoảng trống về tinh thần của con người, sự
bù đắp ấy chỉ là hư ảo nhưng lại có giá trị thực giúp con người yên tâm hơn.
- Chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức của con người:
Chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức được bắt nguồn từ niềm tin vào
đấng siêu nhiên là một biểu tượng của sự thánh thiện, có sức mạnh toàn năng
và định đoạt số phận của họ, nhờ niềm tin ấy, những tín đồ đã coi bộ luật luân
lý, đạo đức trong tôn giáo là bộ luật chân chính mà họ có nghĩa vụ tự nguyện
thực hiện, do đó, những điều răn dạy, cấm đoán của tôn giáo có tác dụng điều
chỉnh hành vi của con người hướng đến những điều thánh thiện.
- Chức năng liên kết xã hội:
Thông qua các hoạt động tôn giáo làm cho tín đồ gần gũi hiểu nhau hơn,
họ sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, tăng cường tính cố kết
cộng đồng.

- Chức năng chuyển tải, bảo lưu bản sắc văn hóa:


Tôn giáo là một trong những thành tố góp phần tạo nên tính đặc thù và
bản sắc văn hóa của một quốc gia. Tôn giáo khi du nhập sang vùng đất mới
bao giờ nó cũng đem theo các giá trị văn hóa, nghệ thuật làm phong phú hơn
văn hóa bản địa.
2.1.5 Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa Mác –
Lênin
Thứ nhất, phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín
ngưỡng, tôn giáo của quần chúng.
Thứ hai, không xúc phạm đến tình cảm tôn giáo của người dân, không
được phế bỏ tất cả các yếu tốt của sự thờ cúng. Không được tuyên bố chiến
tranh với tôn giáo và coi đó là nhiệm vụ chính trị của đảng công nhân.
Thứ ba, không được có sự phân biệt quyền lợi giữa các công dân có tín
ngưỡng tôn giáo khác nhau.
Thứ tư, một đảng cầm quyền phải kiên trì thực hiện giải phóng thực sự
quần chúng nhân dân khỏi những thiên kiến tôn giáo, hỏi đám mây mù tôn
giáo. Cần phân biệt 02 mặt: Lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo và nhu cầu tín
ngưỡng tôn giáo.
Thứ năm, Đảng cộng sản không được hữu khuynh, cơ hội, thỏa hiệp với
tôn giáo với bỏ bọc “tôn giáo là việc cá nhân” từ đó dẫn tới thái độ điều hòa
với tôn giáo và giáo hội, làm phương hại đến cuộc đấu tranh giai cấp vô sản.
Thứ sáu, với nhà nước lại phải coi tôn giáo là việc tư nhân. Phải xây
dựng một nhà nước thế tục, không chủ trương thiết lập một tôn giáo “quốc
doanh” . Tất cả các đoàn thể tôn giáo đứng trước nhà nước đều là những hội
tư nhân, không bị rằng buộc bởi nhà nước, không được trợ cấp bằng công
quỹ, không có địa vị thống trị trong nhà nước và đều được bình đẳng trước
pháp luật.
Thứ bảy, Việc kết nạp vào Đảng những người có đức tin, theo chủ nghĩa



Mác – Lênin: “Không nên nhất luật, và baats cứ trong trường hợp nào cũng
tuyên bố rằng các linh mục không thể trở thành đảng viên Đảng dân chủ - xã
hội nhưng lại càng không nên nhất luật tuyên bố ngược lại”
2.2 Cách tiếp cận nghiên cứu tôn giáo của Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo là sự vận dụng sáng tạo và phát triển
lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo trong điều kiện thực tiễn của
Việt Nam. Mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh không trình bày hệ thống lý luận về
bản chất, nguồn gốc, tính chất tôn giáo… nhưng tư tưởng của Người về tôn
giáo lại có sự độc đáo, thể hiện tính sáng tạo và đặc biệt là thấm đẫm giá trị
nhân văn và phát triển.
2.2.1 Tiếp cận của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tôn giáo
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ thấy tôn giáo là một hiện tượng xã hội
mang tính đặc thù mà còn xem tôn giáo là một thành tố, bộ phận của văn hóa.
Vì vậy, tôn giáo không chỉ với tư cách là một “phạm trù chính trị” mà còn với
tư các “phạm trù văn hóa. Chính vì nó là một bộ phân của văn hóa nên nó
mang bản chất nhân văn, nhân đạo của văn hóa. Chính từ cách tiếp cận này
mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát hiện ra nhiều giá trị quý báu tiềm ẩn chứ
trong tôn giáo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin khi nhìn nhận tôn giáo là một thực thể xã hội, bao gồm cả ý
thức, thiết chế và cả với tính các là một lực lượng đông đảo quần chúng nhân
dân có tín ngưỡng. Chính trong sự nhìn nhận đó, giá trị nhân văn và phát triển
trong tư tưởng của Người về tôn giáo càng tỏa sáng.
2.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của nhân dân
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin trong giải quyết vấn đề về tôn giáo. Trung thành và vận dụng sáng tạo



quản điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh
không những đã cụ thể hóa nội dung quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo mà còn
bổ sung, nâng tầm ý nghĩa của tự do tín ngưỡng tôn giáo khi đặt nó trong mối
quan hệ gắn bó với độc lập dân tộc.
Theo người, Tự do tín ngưỡng, tôn giáo có quan hệ hữu cơ với vận mệnh
dân tộc vì “nước có độc lập thì tôn giáo mới được tự do”. Sự nghiệp giải
phòng dân tộc nhằm mục tiêu tối cao là đem lại tự do, hahj phúc cho đồng
bao, trong đó có tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Nếu không đạt mục tiêu ấy thì
độc lập dân tộc chẳng có nghĩa gì.
Tuy là Người theo quan điểm duy vật nhưng Hồ Chí Minh không bao
giờ bài xích, chế giễu với bất kỳ một tôn giáo nào. Ngược lại, Bác đã tiếp cận
tôn giáo, coi nó như một di sản văn hoá của loài người, và tìm thấy ở đấy
những mặt tích cực nhất định, những nhân tố hợp lý để kế thừa, tiếp thu
những giá trị nhân bản, nhân văn của tôn giáo.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự do tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của
nhân dân, là quyền con người không ai được xâm phạm, đồng thời là một
trong những mục tiêu của cách mạng Việt Nam.
2.2.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo
Đoàn kết tôn giáo là một nội dung nổi bật và xuyên suốt trong tư tưởng
Hồ Chí Minh về tôn giáo. Nó nằm trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc của
Người. Đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớp
nhân dân, không phân biệt dân tộc, giai cấp, tôn giáo,…
- Tư tưởng đoàn kết tôn giáo ở Hồ Chí Minh được hình thành trên
những cơ sở sau:
Thứ nhất, kế thừa truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc và những
yếu tố tích cực trong tư tưởng của các sĩ phu yêu nước và các nhà cách mạng
tiền bối.



Chủ tịch Hồ Chí Minh còn kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những hạt nhân
hợp lý trnog tư tưởng đoàn kết lương giáo của các sĩ phu yêu nước tiểu biểu
và của các văn thân tiến bộ khác đầu thế kỷ XX.
Thứ hai, kế thừa tinh hoa văn hóa Đông – Tây về hòa hợp tôn giáo và
truyền thống tồn tại đan xen, hòa đồng của các tôn giáo ở Việt Nam. Bên cạnh
đó, chính đặc điểm tồn tại đan xen, hòa đồng giữa các tôn giáo, tín ngưỡng ở
nước ta cũng là cơ sở đề Hồ chí Minh khẳng định tính quy luật của đoàn kết
tôn giáo.
Thứ ba, kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của
quần chúng trong sự nghiệp cách mạng. Kế thừa và tận dụng sáng tạo quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về đoàn kết, tập hợp các lực lượng cách
mạng trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam.
Thứ tư, chống âm mưu lợi dụng tôn giáo để chia rẽ dân tộc, chống phá
cách mạng của kẻ thù. Các thế lực thực dân, đế quốc âm mưu chia rẽ, phá vỡ
khối đoàn kết dân tộc để dễ bề thôn tính, nô dịch dân tộc Việt Nam.
- Nội dung đoàn kết tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
Nội dung đoàn kết tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm:
Thứ nhất, Đoàn kết giữa đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo với đồng bào
không có tín ngưỡng tôn giáo.
Đoàn kết giữa các đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo với đồng bào không
có tín ngưỡng tôn giáo là nội dung trọng tâm hàng đầu được Chủ tịch Hồ Chí
Minh đặc biệt quan tâm. Người nhận thức rõ, do sự chi phối của ý thức tôn
giáo nên đồng bào các tôn giáo có những nét khác biệt nhấn định về thế giới
quan, nhân sinh quan, niềm tin và giá trị, chuẩn mực văn hóa,… so với đồng
bào không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
Thực hiện đoàn kết giữa đồng bào có đạo và không theo đạo, vấn đề
quan trọng là không được phân biệt đối xử do có tín ngưỡng, tôn giáo hay


không. Mọi người phải được bình đẳng trước pháp luật về quyền và nghĩa vụ.

Thứ hai, đoàn kết giữa đồng bào có các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau.
Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo, vì vậy, để xây dựng
được khối đoàn kết dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, cùng với đoàn
kết giữa đồng bào khong có tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào có tín ngưỡng,
tôn giáo còn phải đoàn kết giữa đồng báo có tín ngưỡng, tôn giáo với nhau.
Thực tế cho thấy, các tôn giáo thường bao gồm rất nhiều tín đồ có thành
phần xã hội khác nhau, bản thân vị trí của các nhà tu hành, chức sắc và tín đồ
trong tôn giáo cũng khác nhau, nên tư tưởng, thái độ, tình cảm và thậm chí cả
đức tin có những điểm khác nhau là điều bình thường. Vì vậy, để đoàn kết
trong nội bộ tôn giáo các chức sắc, nhà tu hành và tín đồ mỗi tôn giáo cần
thực hiện lối sống “ tốt đời, đẹp đạo”, với đồng bào Công giáo đó là “kính
Chúa yêu nước”, với đồng bào Phật giáo đó là “Lợi lạc quần sinh, vô ngã vị
tha”,…
Thứ ba, đoàn kết giữa đồng bào trong mỗi một tôn giáo trong khối đại
đoàn kết dân tộc.
Để đoàn kết tôn giáo thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra nguyên
tắc cụ thể trong thực hiện đó là: Lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm mẫu số
chung. Nguyên tắc này dựa trên phương châm “Dân tộc trên hết – Tổ quốc
trên hết” và “tất cả do con người, tất cả vì con người”. Lợi ích của từng tôn
giáo gắn chặt với lợi ích của cả cộng đồng dân tộc, muốn đoàn kết được đồng
bào tôn giáo vào trong khối đại đoàn kết dân tộc thì phải đặt lợi ích quốc gia
dân tộc lên trên hết. Vì đây là lợi ích của cả cộng đồng, trong đó có lợi ích
sống còn của các tôn giáo.
- Phương châm, biện pháp đoàn kết tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh có thể


được khái quát trong phương châm: Rộng rãi – Toàn diện – Nhất quán – Chặt
chẽ - Lâu dài.
Theo đó:

Đối tượng đoàn kết tôn giáo theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là rất rộng lớn,
đoàn kết không chỉ giữa đồng bào lương và đồng bào giáo, giữa đồng bào các
tôn giáo với cán bộ, đảng viên mà còn giữa các đồng bào các tôn giáo với
nhau và giữa đồng bào trong từng tôn giáo nhằm tạo thành khối đại đoàn kết
dân tộc.
Đoàn kết tôn giáo phải mang tính toàn diện, đoàn kết trong tất cả các lĩnh
vực hoạt động của đời sống xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa,...
Đoàn kết tôn giáo phải mang tính nhất quán, từ chủ trương, chính sách,
pháp luật đến tổ chức thực hiện; từ tư tưởng, tình cảm đến hành vi ứng xử đều
phải thể hiện tinh thần đoàn kết và trong mọi hoàn cảnh, điều kiện đều phải
thể hiện tinh thần đoàn kết.
Đoàn kết tôn giáo phải chặt chẽ, thật lòng và lâu dài, bởi theo Người
đoàn kết tôn giáo không phải là thủ đoạn chính trị mà là một chính sách lâu
dài; là bộ phận quan trọng trong chiến lực đoàn kết toàn dân tộc với phương
châm “Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết, thành công, thành công đại thành
công”.
Phương pháo đoàn kết tôn giáo trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh:
Một là, “Cầu đồng, tồn dị”, tìm kiếm, phát huy những điểm tương đồng,
đồng thời tôn trọng sự khác biệt, để đi tới sự thống nhất.
Hai là, lấy lơi ích của quốc gia, dân tộc và quyền lợi căn bản của nhân
dân làm mẫu số chung để đoàn kết tôn giáo.
Ba là, tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân
dân.


Bốn là, tôn trọng, đề cao nhân cách các vị sáng lập tôn giáo và vai trò
chức sắc, nhà tu hành tôn giáo.
Năm là, quan tâm đến đời sống của đồng bào các tôn giáo.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy giá trị của tôn giáo:

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo lý các tôn giáo dù khác nhau nhưng
đều có điểm chung là đề cao tính nhân đạo, hướng thiện của con người.
Người trân trọng và đề cao nhân cách và sự đóng góp của các vị sáng lập tôn
giáo đối với tiến bộ của nhân loại và đề nghị mọi người học tập, noi gương.
Đối với các chức sắc, nhà tu hành tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
tôn trọng và đánh giá cao vị trí, vai trò của họ trong tổ chức tôn giáo; khuyến
khích, động viên họ tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng
xã hội mới. Người luôn trân trọng những đóng góp của các chức sắc, nhà tu
hành và khích lệ họ tiếp tục cống hiến cho đất nước, cho dân tộc.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống lợi dụng tôn giáo và bài trừ mê tín dị
đoan
Hồ Chí Minh kiên quyết đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo vào mục địch
chính trị phản động. Để vừa bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân,
vừa đấu tranh có hiệu quả chống lợi dụng tôn giáo vì mục đích xâu, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã vạch rõ ranh giới rạch ròi giữa một bên là đồng bào tôn giáo
chân chính yêu nước với bên kia là những kẻ “giáo gian” hại nước, phản
Chúa. Người chủ trương “bảo vệ tự do tín ngưỡng, nhưng kiên quyết trừng trị
những kẻ đội lốt tôn giáo đã phản Chúa, phản nước”.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong việc đấu tranh chống lợi
dụng tôn giáo không được cứng nhắc, vì rất dễ mắc sai lầm, trúng ý đồ chia rẽ
của kẻ thù.
Bên cạnh việc kiên quyết đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo vào mục
đích chính trị phản động, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn quan tâm đến việc bài


trừ mê tín dị đoan. Mê tín dị đoan là những hủ tục lạc hậu và những tàn dư
của chế độ thực dân phong kiến đã thực hiện chính sách ngu dân, trói buộc
nhân dân ta bằng cả rượu, thuốc phiện và cả hủ tục lạc hậu hòng duy trì sự
thống trị lâu dài của chúng.
Mê tín dị đoan tồn tại được trong xã hội mới là do trình độ văn hóa và

trình độ dân trí quá thấp, người dân không lý giải được các hiện tượng tự
nhiên, tin vào những lời nhảm nhí, bịa đặt, lừa bịp của một số kẻ lợi dụng tín
ngưỡng của người dân để trục lợi cá nhân.
Đề bài trừ mê tín dị đoan, theo Người điều quan trọng đầu tiên là phát
triển kinh tế xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa mới, trong đó có bảo tồn, phát
huy những giá trị thuần phong mỹ tục, vừa tích cực phổ biến các tri thức khoa
học.
Theo người, Mê tín dị đoan tồn tại rất dai dẳng, nên để khắc phục cần
kiên trì, nhẫn nại và đặc biệt là phải hết sức khéo léo, tế nhị vì nó liên quan
đến đời sống tâm linh của quần chúng nhân dân.
Tóm lại, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tôn giáo có nọi dung rất
phong phú và chứa đựng giá trị khoa học, giá trị nhân văn sâu sắc. Tư tưởng
của người được cụ thể hóa trong chính sách “tín ngưỡng tự do, lương giáo
đoàn kết” và được thực hiện hóa trong thực tiễn đã góp phần xây dựng và
củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu chung là độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội.
3. Kết luận
Tôn giáo là hệ thống các tư tưởng, quan điểm giải thích về thế giới mang
màu sắc huyền bí, thần thoại. Xét trên phương diện khoa học và nhận thức, nó
kìm hãm sự phát triển của nhân loại, kìm hãm sự phát triển của tư duy con
người trong bức tường chật hẹp của những sách kinh, giáo điều. Tuy nhiên
cũng không thể không nhắc đến ý nghĩa của tôn giáo như là một phương


thuốc giảm đau cho những con người đang bất lực trước tự nhiên kinh khủng
và huyền bí. Bởi vậy, khi nghiên cứu về tôn giáo cần phải nắm vững quan
điểm toàn diện cảu chủ nghĩa Mác – Lênin và cách tiếp cận quan điểm tôn
giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không chỉ xem xét nó một cách phiến diện
trong những mặt tiêu cực và hạn chế.
Không thể sử dụng bạo lực đàn áp tôn giáo, mà chỉ có thể sử dụng

phương cách giáo dục, tuyên truyền, thuyết phục để toàn thể nhân dân, cả
những người theo đạo lẫn những người không theo đạo, có thể nắm bắt được
những nguyên lý của chủ nghĩa vô thần khoa học và thế giới quan duy vật, từ
đó tự nhận ra những bất cập, những vô lý của thế giới quan huyễn hoặc tôn
giáo, và chủ động từ bỏ tôn giáo. Đó là con đường đúng đắn duy nhất để tiến
tới xóa bỏ tôn giáo ra khỏi đời sống xã hội, tiến tới xây dựng một nền tảng tư
tưởng tiến bộ, khoa học cho xây dựng chủ nghĩa xã hội.



×