Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý GIÁO dục PHÒNG CHỐNG bạo lực học ĐƯỜNG CHO học SINH TRUNG học PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.05 KB, 47 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÒNG
CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC
SINHTRUNG HỌC PHỔ THÔNG


Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Các nghiên cứu ở nước ngoài
Bạo lực học đường đã trở thành một vấn đề nghiêm
trọng trong những thập kỷ vừa qua ở nhiều quốc gia, đặc biệt
ở những nơi các loại vũ khí như súng đạn được phép sử dụng.
Theo thống kê, hàng năm có khoảng 246 triệu trẻ em trên thế
giới bị bạo lực ở trường học. Một nghiên cứu trên học sinh từ
11 dến 17 tuổi ở khu vực Thái Bình Dương cho thấy có 51%
em trai và 40% em gái cho biết đã từng bị người khác “cố tình
gây tổn thương”.
Mỹ là quốc gia báo động đỏ về tình trạng bạo lực học
đường. Theo kết quả của một nghiên cứu lớn gần đây, có
khoảng 1/3 học sinh Mỹ cho biết họ đã từng chịu đựng những
hành vi bạo lực học đường; khoảng 1/3 số học sinh thừa nhận
đã từng gây ra những hành vi bạo lực học đường và 2/3 trong
số đó chứng kiến những hành vi bắt nạt bạn bè. Theo Trung
tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC), mỗi ngày
tại nước này có 160.000 học sinh không dám đi học vì sợ bị
bắt nạt.


Theo khảo sát của Hiệp hội Giáo viên và giảng viên
(ATL) của Vương quốc Anh, gần một phần tư số nhân viên
trường học và cao đẳng đã chịu đựng bạo lực thể xác từ học
sinh, gần 40% đã bị cha (mẹ) hoặc người giám hộ có những
hành động bạo hành. Cuộc khảo sát đã tiến hành điều tra hơn


1.000 giáo viên, giảng viên, nhân viên hỗ trợ tại các trường
đại học và cao đẳng trên khắp Vương quốc Anh về các vấn đề
hành vi trong lớp học. Trên 40% người trả lời cảm thấy hành
vi của học sinh đã trở nên tồi tệ hơn trong hai năm qua, 84%
nhân viên đã xử lý một học sinh gây rối trong kỳ học vừa qua,
gần 90% trong số những trường hợp này liên quan đến nói
chuyện riêng trong lớp, không chú ý hoặc cố ý gây rối.
- Các nghiên cứu ở trong nước
Bạo lực học đường những năm gần đây có chiều hướng
gia tăng, diễn biến phức tạp, có ảnh hưởng tiêu cực đến bản
thân học sinh, gia đình, nhà trường và cả xã hội. Vì vậy, việc
nghiên cứu, tìm hiểu những yếu tố liên quan đến hành vi bạo
lực học đường có ý nghĩa rất quan trọng đối với không chỉ các
nhà quản lý giáo dục, các thầy cô giáo, cha mẹ học sinh mà
còn là trách nhiệm của toàn xã hội, góp phần nâng cao hiệu
quả công tác quản lý giáo dục phòng chống bạo lực học


đường trong các nhà trường.
Trong báo cáo khoa học “Hành vi bạo lực học đường –
một khái niệm cần quan tâm trong tâm lý học giáo dục”, các
tác giả Mai Mỹ Hạnh, Bùi Hồng Quân, Nguyễn Vĩnh
Khương bên cạnh việc xác định hành vi bạo lực học đường
về mặt khái niệm còn phân tích chi tiết các loại bạo lực học
đường hiện nay.
Tác giả Đinh Anh Tuấn trong nghiên cứu “Một số nhân
tố ảnh hưởng đến bạo lực học đường trong học sinh hiện nay”
đã chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của bạo lực học đường
đồng thời phân tích cụ thể những nhân tố ảnh hưởng đến bạo
lực học đường, đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế tình

trạng bạo lực học đường.
Tác giả Nguyễn Bá Đạt trong bài viết “Các lý thuyết
trong nghiên cứu về bạo lực học đường hiện nay” được công
bố trên Tạp chí Giáo dục & Xã hội số 31 (92) tháng 10 năm
2013 đã đề cập đến các quan niệm và các lý thuyết được sử
dụng nhiều trong việc nghiên cứu hành vi bạo lực học đường,
từ đó lý giải nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực học đường.
Tác giả Ông Thị Mai Hương trong bài viết “Ảnh hưởng


của nhóm xã hội không chính thức đến hành vi bạo lực của
học sinh trung học phổ thông” đã tập trung phân tích, cung
cấp thêm thông tin thực nghiệm về cơ chế tác động, ảnh
hưởng của nhóm không chính thức đến hành vi gây hấn của
học sinh trung học phổ thông dưới góc độ xã hội học.
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các công trình, các
bài viết trên đây mới tìm hiểu và phân tích thực trạng hiện
tượng bạo lực học đường, nguyên nhân và các nhân tố tác
động đến các hành vi bạo lực học đường. Chưa có nhiều đề tài
tập trung nghiên cứu sâu các biện pháp quản lý giáo dục
phòng chống hành vi bạo lực học đường trong các trường
THPT. Do đó, việc nghiên cứu các biện pháp quản lý giáo dục
phòng chống bạo lực học đường trong trường THPT có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn cao, giúp những nhà quản lý giáo
dục tăng cường vai trò quản lý trong các hoạt động giáo dục,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường
THPT.
- Bạo lực học đường - một vấn nạn học đường
- Bạo lực
Theo Từ điển xã hội học “bạo lực” là dùng sức mạnh để



giải quyết mọi tranh chấp giữa các bên đối địch nhau. Trong
đấu tranh xã hội giữa các giai cấp, dân tộc, tôn giáo, đảng
phái ... bạo lực là dùng mọi hình thức sức mạnh (vũ khí, trừng
phạt, luật pháp, thậm chí cả khủng bố) để tiêu diệt đối thủ.
Chiến tranh (bao gồm cả nội chiến) là hình thức bạo lực cao
nhất.
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Bạo lực là dùng sức mạnh để
cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ”.
Theo Từ điển Anh - Việt: “violence” được dịch là “bạo
lực, cưỡng bức, dữ dội, mãnh liệt, hung dữ”
Từ điển Tâm lý học không có từ “bạo lực” nhưng có từ
“xâm kích” được giải nghĩa gần với từ “bạo lực”. Đó là “Hành vi
của cá nhân hay tập thể gây thiệt hại về tâm lý hoặc thể chất,
thậm chí diệt trừ một người hay nhóm người khác”
Trong tiếng Việt có những từ gần nghĩa hoặc đồng nghĩa
với từ “bạo lực” như: bắt nạt, gây hấn, côn đồ, công kích,
nhục mạ v.v...
Trên cơ sở tìm hiểu các định nghĩa kể trên, trong khuôn
khổ luận văn này chúng tôi sử dụng định nghĩa: Bạo lực là


hành vi dùng sức mạnh, quyền lực, lời nói hay hành động để
đe dọa, cưỡng bức, xúc phạm...làm tổn hại đến tinh thần,
danh dự, thể chất hay vật chất của người khác.
- Bạo lực học đường
Theo Từ điển Tiếng Việt, bạo lực học đường là hành vi
bạo lực diễn ra trong môi trường học đường, là việc sử dụng
vũ lực hay quyền lực một cách có ý thức để đe dọa, uy hiếp

gây tổn thương tâm lý, tinh thần, thể chất, kìm hãm sự phát
triển hay tước đoạt quyền lợi của người khác.
Bạo lực học đường về cơ bản cũng có những dấu hiệu
chung với bạo lực xã hội, nhưng nó liên quan trực tiếp đến
các đối tượng trong nhà trường đó là học sinh, giáo viên, công
nhân viên, phụ huynh học sinh.
Bạo lực học đường diễn ra ở các mức độ khác nhau, xuất
phát từ những mâu thuẫn, xung đột khác nhau, làm tổn
thương trước mắt và lâu dài đến học sinh và nhà trường, khó
có thể định lượng.
Những đặc điểm của bạo lực học đường:
Tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức.


Đối tượng tham gia là giới trẻ lười học, lêu lổng, chơi bời,
khó kiểm soát.
Có tính lan truyền, a dua, bắt chước.
Có nhiều phương thức, thủ đoạn gây bạo lực.
Kẻ hay gây bạo lực có thể kết cấu với nhau thành ổ
nhóm manh động.
Bạo lực học đường có quan hệ với các hiện tượng tệ nạn
xã hội khác và có sự chuyển hóa lẫn nhau. Bạo lực học đường
là một trong các nguyên nhân dẫn đến tội phạm.
Bạo lực học đường thường xảy ra ở những nơi đông
học sinh, nhiều trường học, công tác quản lý của nhà
trường, địa phương còn nhiều sơ hở, thiếu sót.
Theo điều tra của Vụ Học sinh - Sinh viên, Bộ Giáo dục
và Đào tạo và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đối tượng
tham gia bạo lực học đường phần lớn là học sinh cuối cấp
trung học cơ sở và trung học phổ thông, bao gồm cả ở học

sinh nam và học sinh nữ. Số liệu gần đây nhất cho thấy trong
một năm học toàn quốc xảy ra 1.600 vụ việc học sinh đánh
nhau (5 vụ/ngày). Cứ khoảng 5.000 học sinh thì có một vụ


bạo lực, cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh
nhau ...
Tóm lại, bạo lực học đường là hành vi sử dụng sức
mạnh làm tổn hại về thể chất, tinh thần và vật chất của học
sinh, giáo viên… dưới những hình thức khác nhau, diễn ra
trong môi trường học đường.
- Phân loại bạo lực học đường
Hành vi bạo lực học đường có thể được phân thành các
loại như sau:
a, Bạo lực thể chất:
Bạo lực thể chất là hành vi sử dụng vũ lực để khống chế,
xâm hại đến thân thể của học sinh, giáo viên. Đây là một hiện
tượng rất nghiêm trọng, nó ảnh hưởng tới tâm lý, tinh thần
của học sinh và những người chứng kiến.
Bạo lực thể chất bao gồm các hành vi chọc ghẹo, quấy
rối, đe dọa, túm tóc, lột quần áo, đấm, đá, cào xé, dùng hung
khí gây thương tích cho học sinh khi đến trường hay sau giờ
tan học.
Những ngày vừa qua, trên hệ thống thông tin đại chúng


đã đưa những thông tin đau lòng: thầy, cô đánh học trò; học
trò đánh thầy, đâm thầy trọng thương…
b, Bạo lực tinh thần:
Bạo lực về tinh thần là hành vi bạo lực làm tổn thương

đến tâm lý, tình cảm, danh dự, nhân phẩm của học sinh, giáo
viên. Bạo lực tinh thần bao gồm những lời nói, dọa nạt, cử chỉ
xúc phạm, mắng mỏ, sỉ nhục, gây áp lực, ép buộc học sinh
phải làm những điều mà các em không muốn.
Trong môi trường học đường, sự trêu đùa của bạn bè
cùng lứa tuổi xuất phát từ bản tính nghịch ngợm. Nếu sự trêu
đùa vô tư, đúng mực thì nó tạo ra niềm vui, tiếng cười,
nhưng khi sự trêu ghẹo thái quá, không đúng mực, lặp đi, lặp
lại nhiều lần sẽ dẫn đến bực bội, khó chịu, phản ứng bạo lực
hay mặc cảm, xấu hổ, thậm chí dẫn đến rối loạn tâm lý. Sự
trêu ghẹo thường là lời nói, bình luận thiếu thiện cảm về
những khuyết tật cơ thể, hình dáng, cách đi, cách nói, hoàn
cảnh gia đình; dựng chuyện, phao tin, bêu riếu, đặt biệt danh
xấu, gán ghép đôi với bạn khác giới, dùng ngôn từ tục tĩu xúc
phạm, cô lập hay tẩy chay...
Trong thời gian gần đây, sự bêu riếu còn xuất hiện trên


mạng xã hội bằng các trang facebook hay fanpage giả, đưa
những hình ảnh và những thông tin sai lệch, những bình luận
ác ý để công kích, lăng mạ tạo nên khủng hoảng tâm thần,
thậm chí là nguyên nhân của nhiều vụ tự tử…
c. Bạo lực vật chất:
Bạo lực vật chất là hành động bạo lực làm hại đến vật chất
của học sinh như: lục cặp, giật mũ, giật áo, giày dép, khăn
quàng, xì lốp xe, giấu đồ dùng học tập, trang phục, phương tiện
đi lại, cao hơn nữa là trấn lột, chiếm đoạt tiền hay tài sản có giá
trị, cố ý hủy hoại hay làm hư hỏng các vật dụng của học sinh.
Nguy hại hơn là hiện tượng các côn đồ bên ngoài xã hội
đến gần trường trấn lột lấy tiền, lấy đồ, cướp xe… mà học

sinh không dám phản ứng, không dám báo cáo với bảo vệ nhà
trường hay cha mẹ, mặc dù các em biết kẻ đó là ai vì sợ bị trả
thù. Ngoài ra, để khỏi bị bắt nạt một số học sinh đã phải
“cống nộp” tiền của để mong được các “đại ca” che chở.
Hiện nay bạo lực học đường ở một số nơi đã diễn ra một
cách rất công khai, thậm chí là có tổ chức, có hệ thống.
d, Bạo lực tình dục:


Bạo lực tình dục cũng diễn ra một cách phức tạp trong
môi trường học đường đã trở thành một hành vi cần được xem
xét trên bình diện xã hội và tâm lý lứa tuổi, giới tính...
Bạo lực tình dục có hai loại: quấy rối tình dục và xâm
hại tình dục.
Quấy rối tình dục là hành vi dùng lời nói hay cử chỉ có ý
nghĩa tình dục làm cho nạn nhân cảm thấy bị làm nhục, phá
hoại sự an toàn và gây sự lo sợ cho nạn nhân. Những lời nói
thiếu tế nhị, những lời trêu chọc, những câu bình phẩm vô văn
hóa, những hành động cố ý như sờ mó, đụng chạm vào những
nơi nhạy cảm, xô đẩy, chòng ghẹo, rình rập, nhòm ngó ở nhà
vệ sinh nữ...
Xâm hại tình dục là hành động lợi dụng sự thiếu hiểu
biết, sự thiếu kinh nghiệm, thiếu quyền lực của người khác để
đạt được mục đích tình dục của mình. Các hình thức biểu hiện
của xâm hại tình dục học đường có thể là ép buộc “yêu
đương”, sàm sỡ, ép buộc quan hệ tình dục ngoài ý muốn,
nguy hại hơn nữa là cưỡng hiếp cá nhân, cưỡng hiếp tập thể,...
Xâm hại tình dục có thể diễn ra giữa học sinh lớn với
học sinh nhỏ, học sinh cùng lớp, thậm chí giữa giáo viên với



học sinh mà hệ thống thông tin đại chúng đã đăng tải trong
thời gian gần đây.
- Nguyên nhân của bạo lực học đường
Bạo lực học đường có các nguyên nhân khác nhau:
Một là, nguyên nhân từ bản thân học sinh:
Do sự phát triển nhanh về sinh lý của lứa tuổi vị thành
niên, tâm lý chưa ổn định, cái tôi cá nhân quá cao khiến các
em thấy bức bối. Đây là lứa tuổi bùng phát năng lượng, khi
chưa có cơ hội giải phóng dễ dẫn đến bạo lực. Bạo lực trở
thành trò vui của một số thanh thiếu niên khi các em không
tìm thấy niềm vui trong học tập, mà sử dụng bạo lực như một
cảm hứng.
Một số em học sinh khác do lười học, lêu lổng chơi bời,
đàm đúm, thiếu hiểu biết về đạo đức, pháp luật, sai lệch trong
nhận thức và hành vi, kỹ năng ứng xử non nớt, khi có những
kích động từ bên ngoài khiến các em không làm chủ được bản
thân mình.
Một số trường hợp học sinh lập thành các nhóm khích
bác nhau, do không thực hiện được các yêu cầu của nhau, dẫn


đến lăng mạ, bạo lực.
Có những học sinh đánh nhau là do tâm lý bắt chước
người hùng trong các phim bạo lực. Có những học sinh đánh
nhau xuất phát từ ghen tuông, yêu đương bồng bột. Có những
học sinh đánh nhau vì say rượu, vì “cái nhìn” không thân
thiện… có cả những trường hợp không có lý do xác đáng.
Hai là, nguyên nhân từ phía gia đình:
Học sinh THPT sống chủ yếu dựa vào gia đình nên bị

ảnh hưởng bởi những người xung quanh, đặc biệt là lối sống,
cách cư xử, giao tiếp của ông bà, cha mẹ, anh chị em, cùng
những người thân khác.
Thực tế cho thấy học sinh có hành vi bạo lực học đường
phần lớn sống trong những gia đình không hoàn hảo, cha mẹ
ly hôn, ly thân, hoặc khó khăn, túng quẫn về kinh tế…
Nhưng cũng không ít trường hợp các bậc cha mẹ mải mê
bon chen kiếm tiền và cũng có những gia đình khá giả lại quá
nuông chiều con cái, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu, đòi hỏi
của con em. Gia đình, bố mẹ thiếu quan tâm đến con cái,
không thường xuyên theo dõi, nắm bắt diễn biến tâm lý, tình


cảm của các em để có thể kịp thời uốn nắn giáo dục.
Có cả một số gia đình sử dụng phương pháp giáo dục
chưa phù hợp, thường xuyên nặng lời, quát mắng, sỉ nhục con
em, gây nên tổn thương về tâm lý, hình thành những nhận
thức không đúng về giá trị sống. Hậu quả của lối giáo dục này
tạo nên tính ích kỷ, chai lỳ, bướng bỉnh, hung dữ, từ đó dẫn
đến việc các em có những hành vi sai lệch.
Ba là, nguyên nhân từ phía xã hội:
Hiện nay, do mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động
trực tiếp lên cuộc sống của người dân, sự phân tầng giai cấp
trong xã hội ngày càng phức tạp. Khoảng cách giàu nghèo
giữa các vùng miền, giữa các gia đình ngày càng trở nên rõ
nét, gánh nặng kinh tế đè nặng lên vai nhiều cha mẹ học sinh.
Điều đó đã phần nào làm giảm sút vai trò của gia đình trong
việc phối hợp giáo dục, chăm sóc con cái. Cha mẹ không có
nhiều thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục, chia sẻ với con
cái, dần dần giảm sút ảnh hưởng của mình trong việc giáo dục

con phòng tránh những biểu hiện tiêu cực trong xã hội. Lối
sống thực dụng chạy theo đồng tiền, suy nghĩ “có tiền là có tất
cả” ngày càng được đề cao, quan niệm của học sinh về những


giá trị đạo đức cũng thay đổi theo chiều hướng ngày càng xấu.
Bên cạnh đó, trong thời đại công nghệ số, cùng với sự
phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin là những tác
động tiêu cực của trò chơi điện tử và những ấn phẩm độc hại
trên các phương tiện thông tin đại chúng. Học sinh có điều
kiện tiếp xúc với những trò chơi điện tử, các trang mạng xã
hội, các ứng dụng độc hại khác ngay từ khi còn rất nhỏ và
thường xuyên. Có thể thấy một hiện tượng phổ biến hiện nay
là xung quanh các trường học có rất nhiều quán game, quán
Internet. Điều đó dẫn đến tình trạng nghiện trò chơi trực
tuyến, nghiện các trang mạng xã hội, dẫn đến hiện tượng sống
“ảo”, sống xa rời thực tế, hoặc sống bạo lực.
Các ấn phẩm báo chí, sách, truyện tranh, video clip,
phim ảnh mang tính bạo lực, tình dục tràn lan… cũng góp
phần hình thành và làm phát triển “nhu cầu bạo lực” của trẻ
em Việt Nam.
Đặc biệt, các em cũng bị ảnh hưởng từ chính những cảnh
bạo hành trong gia đình và ngoài xã hội, trên các sân cỏ, đâm
chém để tranh giành quyền lợi, chống người thi hành công
vụ…


Bốn là, nguyên nhân từ phía nhà trường:
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bạo
lực học đường xuất phát từ nhà trường là do các nhà trường

vẫn mang căn bệnh thành tích cố hữu của ngành giáo dục.
Nhà trường chỉ mới coi trọng việc nâng cao và bồi dưỡng kiến
thức cho học sinh, ít quan tâm đến việc các em vận dụng
những kiến thức đó trong cuộc sống như thế nào, xem nhẹ
việc giáo dục kỹ năng sống cho các em. Việc giáo dục chính
trị tư tưởng cho học sinh cũng còn mang tính lý thuyết, chưa
thực sự sâu sát.
Bên cạnh đó, phương pháp giáo dục trong các nhà
trường cũng còn tồn tại một số vấn đề. Hàng ngày, chúng ta
bắt gặp rất nhiều thông tin như thầy cô đánh học trò, học trò
đánh thầy cô giáo, cha mẹ học sinh đánh thầy cô giáo... Tồn
tại này xuất phát từ phương pháp giáo dục của một bộ phận
giáo viên. Hiện tượng thầy cô thiên vị học sinh chăm ngoan,
học giỏi, gia đình khá giả..., coi thường, nặng lời, thậm chí
xúc phạm, nhục mạ học sinh chưa ngoan dễ dẫn đến mối quan
hệ giữa thầy cô và học sinh có nhiều mâu thuẫn. Từ đó, học
sinh không cần đến sự giúp đỡ của thầy cô giáo, điều này
khiến các em rất dễ sa ngã trước những biểu hiện tiêu cực nói


chung, bạo lực học đường nói riêng.
Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trong các nhà
trường hiện nay cũng còn nhiều bất cập. Nhiều nhà trường
chưa chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên
lớp, hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo... hoặc tổ
chức qua loa, đại khái. Học sinh không có cơ hội và điều kiện
được giao lưu học hỏi, được thể hiện năng lực bản thân, được
phát huy trí tuệ, sự sáng tạo. Điều này khiến học sinh không
có hứng thú trong các giờ học chính khóa, không nhiệt tình
trong các hoạt động tập thể, dẫn đến dễ bị lôi kéo vào những

tệ nạn xã hội.
- Ảnh hưởng của bạo lực học đường
Ảnh hưởng của bạo lực học đường đến học sinh
Trong các vụ bạo lực học đường, cả nạn nhân lẫn kẻ
thực hiện hành vi bạo lực đều nhận những hậu quả không tốt.
Bên cạnh những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác, họ còn
chịu đựng những tổn thương rất lớn về tinh thần. Nạn nhân
của bạo lực thường cảm thấy bị tổn thương dẫn đến chán nản,
lo lắng, cảm thấy cô đơn thậm chí suy sụp tinh thần. Sự sợ hãi
hoặc nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó những kẻ bắt nạt có


thể khiến trẻ bị căng thẳng về tâm lý. Các em không dám ra
ngoài chơi hoặc không dám đến trường, không thể tập trung
vào việc học hành. Nhiều em còn rơi vào trạng thái bị trầm
cảm dẫn đến tâm lý tự ti, co mình, khép kín. Nghiêm trọng
hơn, tình trạng này có thể có ảnh hưởng, kéo dài, khiến cuộc
sống sau này của các em gặp nhiều khó khăn, trắc trở.
Bạo lực học đường ảnh hưởng không chỉ đến học sinh bị
bạo hành mà còn tác động đến cả những học sinh chứng kiến
hành vi bạo lực. Nếu nhiều lần chứng kiến những biểu hiện
của bạo lực học đường, thấy những kẻ gây ra bạo lực không
phải nhận hình thức xử lý thích đáng, học sinh rất dễ hùa theo
và có khả năng trở thành những kẻ trực tiếp gây ra các hành vi
bạo lực trong tương lai. Ngược lại, những học sinh chứng
kiến bạn bè bị bắt nạt, hành hạ vì quá sợ hãi không dám lên
tiếng bênh vực sẽ dần có những biểu hiện của sự vô cảm, có
ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách của các em sau này.
Bản thân học sinh gây ra hành vi bạo lực học đường
cũng gặp phải những hậu quả không hể nhỏ. Khi hành vi bạo

lực bị xử lý, các em rất dễ rơi vào tâm lý bị cô lập, xa lánh, bị
tẩy chay. Học tập giảm sút; bạn bè, gia đình xa lánh, “được”
thầy cô đặc biệt “chú ý” dễ dẫn đến những sang chấn tâm lý.


Thêm vào đó, những học sinh thường xuyên gây hấn với bạn
lớn lên dễ trở thành những kẻ phạm pháp hơn những học sinh
bình thường. Các em cũng dễ dàng bị cảm dỗ bởi ma túy,
rượu bia và các chất kích thích khác.
Bạo lực tình dục có ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng
đến học sinh. Thực tế cho thấy, ngoài những đau đớn về mặt
thể chất, những em bị bạo lực tình dục còn phải nhận những
tổn thương rất khó khắc phục về mặt tinh thần. Các em dễ gặp
phải khủng hoảng về tâm lý, tinh thần suy sụp, hoảng loạn,
muốn tự tử. Nhiều em sau này có những nhận thức không
đúng về tình bạn, tình yêu, thậm chí ác cảm với người khác
giới, có tâm lý buông xuôi phó mặc cho đời, dễ sa ngã trước
những cám dỗ của cuộc đời.
Ảnh hưởng của bạo lực học đường đến gia đình
Bạo lực học đường có ảnh hưởng lớn đến gia đình học
sinh, cả những học sinh gây ra bạo lực học đường lẫn gia
đình những học sinh phải chịu đựng những hành vi bạo lực.
Cha mẹ học sinh gây ra bạo lực học đường thường cảm thấy
xấu hổ về hành vi của con mình nên dễ dẫn đến mâu thuẫn
trong việc dạy dỗ, giáo dục con cái, người lớn đổ lỗi cho


nhau. Nhiều người còn trừng phạt con bằng cách chửi mắng,
đánh đập khiến tâm lý con trẻ bị ảnh hưởng. Trong trường
hợp con họ gây nên những tổn thương lớn về mặt thể xác

cho người khác, họ còn phải chịu mất thêm một khoản tiền
để khắc phục hậu quả.
Gia đình nạn nhân của hành vi bạo lực học đường
thường phải chịu đựng những tổn thương về mặt tinh thần
trong một thời gian dài, rất khó xóa nhòa. Họ luôn có tâm
trạng bất an, lo lắng về sự an toàn, thậm chí lo lắng cho tính
mạng của con. Nhiều cha mẹ phải dành thời gian đưa đón con
đến trường, thường xuyên dõi theo những hoạt động của con
mình dẫn đến ảnh hưởng đến những công việc khác, gây xáo
trộn cuộc sống của họ.
Ảnh hưởng của bạo lực học đường đến nhà trường
Bạo lực học đường khiến cho không khí trường học trở
nên nặng nề. Học sinh không còn cảm thấy trường học là môi
trường lành mạnh, an toàn để các em học tập và vui chơi.
Điều đó dẫn đến tình trạng học sinh sợ hãi, không còn hứng
thú đến trường, bỏ học thường xuyên.
Bạo lực học đường cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến


uy tín, danh tiếng của nhà trường. Việc sợ đi học, bỏ học
thường xuyên khiến thành tích học tập của học sinh đi xuống,
ảnh hưởng đến thành tích chung của nhà trường. Danh dự, uy
tín của cán bộ, giáo viên nhà trường cũng bị hạ thấp, môi
trường sư phạm bị vấy bẩn khiến nhà trường không hấp dẫn,
không thu hút được học sinh, không tạo được sự yên tâm
trong cha mẹ học sinh nói riêng và trong nhân dân nói chung.
Ngoài ra, bản thân các thầy cô giáo cũng luôn cảm thấy lo
lắng, căng thẳng do bạo lực học đường không chỉ xảy ra trong
khuôn viên trường học mà còn xảy ra ngoài nhà trường. Điều
này ảnh hưởng nhiều đến tâm lý các thầy cô giáo dẫn đến chất

lượng các hoạt động giáo dục của nhà trường không đạt được
kết quả như mong muốn.
- Giáo dục phòng chống bạo lực học đường ở trường
THPT
- Khái niệm giáo dục phòng chống bạo lực học đường
Giáo dục phòng chống bạo lực học đường là quá trình
giáo dục nhằm loại trừ hiện tượng bạo lực ra khỏi đời sống
học đường là nhiệm vụ của toàn xã hội, cuả mọi người, mọi
lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường có vai trò quan trọng.


Giáo dục phòng chống bạo lực học đường trước hết là
giáo dục phòng chống, sau đó là can thiệp kịp thời, không để
hiện tượng phát triển, lan rộng và cuối cùng là loại trừ bạo lực
ra khỏi nhà trường.
Giáo dục phòng chống bạo lực học đường phải bắt đầu
từ giáo dục nhận thức, đến thái độ, rồi hình thành hành vi, lối
sống lành mạnh, chuẩn mực, văn minh và trong sáng, giúp
học sinh tránh xa những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội.
Giáo dục phòng chống bạo lực học đường là việc sử
dụng các biện pháp tâm lý, giáo dục, bên cạnh đó là đấu
tranh, xử lý nghiêm minh những hành vi bạo lực, góp phần
xây dựng nếp sống văn minh, an toàn, trật tự trong và ngoài
nhà trường. Để hoạt động này mang lại hiệu quả cao, cần có
sự phối hợp thường xuyên và chặt chẽ giữa các lực lượng
giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Tóm lại, giáo dục phòng chống bạo lực học đường là
quá trình sử dụng các biện pháp tâm lý, giáo dục, pháp lý của
các lực lượng giáo dục để ngăn ngừa, can thiệp kịp thời
những biểu hiện bạo lực học đường, tạo ra một môi trường

học tập lành mạnh, an toàn, góp phần nâng cao chất lượng


giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Mục đích giáo dục phòng chống bạo lực học đường
Giáo dục phòng chống bạo lực học đường được xem là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục nói
riêng và toàn xã hội nói chung nhằm giáo dục toàn diện cho
học sinh trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Vì thế, giáo dục
phòng chống bạo lực học đường trong thời kỳ mới có các mục
đích như sau:
Giúp học sinh nhận thức đầy đủ về bản chất, nguyên
nhân, hậu quả, nhận diện được những biểu hiện của bạo lực
học đường.
Giúp học sinh nâng cao ý thức đấu tranh, ngăn ngừa và
xóa bỏ các biểu hiện bạo lực trong nhà trường.
Giúp học sinh hình thành các kỹ năng phát hiện, đề
phòng, ngăn ngừa và đấu tranh chống lại các hành vi bạo lực
học đường.
Giúp nhà trường giữ được môi trường giáo dục lành
mạnh, góp phần giữ vững an ninh trật tự, đáp ứng được các yêu
cầu và mục tiêu giáo dục đặt ra.


Tóm lại, mục đích giáo dục phòng chống bạo lực học
đường là giúp học sinh có nhận thức, thái độ, kỹ năng phòng
chống bạo lực trong nhà trường, làm trong sạch môi trường
giáo dục, góp phần đạt được hiệu quả giáo dục như mong
muốn.
- Biện pháp giáo dục phòng chống bạo lực học đường

Giáo dục phòng chống bạo lực học đường là một quá
trình lâu dài, cần có sự phối hợp của các lực lượng giáo dục
trong toàn xã hội. Biện pháp giáo dục phòng chống bạo lực
học đường cần đa dạng, linh hoạt; phù hợp với điều kiện thực
tế của nhà trường và địa phương, đặc biệt phải phù hợp với
đặc điểm tâm sinh lý học sinh.
Một số biện pháp cụ thể là:
Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bạo lực học đường
trong nhà trường, có sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể
như Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh
niên, giáo viên chủ nhiệm, Hội cha mẹ học sinh. Ban chỉ đạo
có kế hoạch hoạt động cụ thể ngay từ đầu mỗi năm học,
thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác phòng chống bạo
lực trong nhà trường để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh


×