Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý tư vấn học ĐƯỜNG CHO học SINH của HIỆU TRƯỞNG các TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.34 KB, 58 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TƯ VẤN
HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH CỦA HIỆU
TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THCS


Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Tổng quan nghiên cứu về tư vấn học đường
Trên thế giới
Tư vấn học đường (TVHĐ) là chủ đề được các nhà khoa
học và giáo dục ở nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm
nghiên cứu. Lĩnh vực này đặc biệt phát triển và được ứng
dụng rộng rãi ở các quốc gia phát triển như Mĩ,Anh,
Pháp,Đức, Hà Lan, Phần Lan, Nhật Bản,… sau đó được
chuyển giao và ứng dụng mạnh mẽ tại các nước đang phát
triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapo, Thái Lan,
Đài Loan, Việt Nam…[1, tr.3].
Hoa Kỳ là cái nôi đầu tiên của ngành tư vấn học đường
trên thế giới, xuất hiện đầu thế kỷ 20. Khởi đầu bởi đạo luật
về giáo dục hướng nghiệp (1940), đạo luật George Barden.
Đạo luật này đã mang lại nguồn lực hỗ trợ quan trọngđối với
sự phát triển của hoạt động khải đạo và tư vấn. Lần đầu tiên,
chính phủ Hoa Kỳcó những chính sách và chế độ hỗ trợ đối
với cácnhà tư vấn học đường.


Năm 1953, Hiệp hội APGA (American Personnel and
Guidance Association), tiền thân của ACA (Hiệp hội tư vấn
tâm lý Hoa Kỳ ngày nay -American Counseling Association)
sát nhập thêm thành viên mới ASCA (Hiệp hội các nhà tư vấn
tâm lí học đường Hoa Kỳ) cho thấy sự phát triển mãnh mẽ của
tư vấn học đường ở Hoa Kỳ. Tác phẩm “Nhà tư vấn trong một


thế giới thay đổi”(The Counselor in a Changing World)ra đời
năm 1962 đã xác lập các mục tiêu cơ bản củatư vấn học
đường. Để phát triển tính chuyên nghiệp và cải thiện chất
lượng giáo dục, năm 1964, ASCA tăng cườngvai trò và chức
năng của tư vấn học đường. Tiêu chuẩn quốc gia của các
chương trình tham vấn học đường ra đời năm 1997. Ngày
6/10 được Nghị viện Hoa Kỳ (1/1/2006,)chọn là ngày Quốc
gia tham vấn học đường. [1, tr.4].
Trong suốt quá trình phát triển, tư vấn học đường tại
Hoa Kỳ ban đầu chỉ là tư vấn hướng nghiệp và nặng về tư vấn
thông tin sử dụng kết quả chuẩn đoán tâm lý, tính cách con
người và nghề nghiệp và những thông tin về thị trường lao
động, dự báo nhu cầu nhân lực được đưa vào trường học với
Davis, Parson và Beer. (Gladding,2000). Đến những năm
1950,1960, Roger đã công bố một số các công trình của mình,


góp phần làm nổi bật chức năng của hoạt động tư vấn tâm lý
(Counseling) trong lĩnh vực tư vấn học đường.Năm 1977,
Tiêu chuẩn quốc gia đối với các chương trình tư vấn học
đường (National Standards for School Counseling Programs)
được xác lập và lĩnh vực tư vấn học đường được xác định là
một ngành chính thức.[2,tr13]
Ở Pháp công tác tư vấn học đường cũng có nhiều biến
đổi. Trong thời kỳ đầu với sự khởi xướng của Wallon, tư vấn
học đường quan tâm đến việc phát hiện các học sinh kém
thích nghi (Chuẩn đoán khó khăn học tập). Những năm 70, tư
vấn học đường tập trung vào việc ngăn ngừa tình trạng bỏ học
sớm của học sinh. Những năm 80 công tác tư vấn học
đườngchú trọng đến việc hòa nhập cho học sinh tàn tật vào

môi trường học đường bình thường. Cũng trong thời kỳ này,
với sự hợp tác tích cực và sôi nổi, sự vận động của những
người làm nghề cũng như các tổ chức khác nhau dẫn đến sự ra
đời và công nhận chính thức về mặt luật pháp nghề “nhà tâm
lý học”. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Bộ Giáo dục phổ
thông xác định chức năng và nhiệm vụ của nhà tâm lý.[3,tr13]
Pháp và các nước nói tiếng Pháp không tồn tại khái niệm
tư vấn tâm lý học đường (school counseling) như được hiểu


trong tiếng anh. Ở Pháp chỉ tồn tại cán bộ “Tư vấn học
đường” (Conseiller d’orientation) được hiểu là các bộ tư vấn
định hướng và chỉ làm việc trong lĩnh vực hướng học và
hướng nghề ở cuối cấp 2 và cấp 3. Hỗ trợ tâm lý cho các học
sinh nhỏ tuổi hơn là các cán bộ tâm lý học đường
(Psychologue scolaire). Ngày nay, từ Counseling với nghĩa
trong tiếng anh cũng được sử dụng trực tiếp trong tiếng Pháp
mà không cần chuyển ngữ. [3,tr13]
Tại Trung Quốc, tư vấn trường học bắt đầu hình thành ở
Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỉ trước. Năm 1995,
theo thống kê có hơn 30% các trường Đại học ở Trung Quốc
có thực hiện tư vấn tâm lý cho sinh viên. Ở trường phổ thông,
tư vấn trường học được gọi là hướng dẫn học đường. Đội ngũ
đảm nhiệm công việc tư vấn tâm lý học đường là các nhà tư
vấn nhằm hỗ trợ các khó khăn tâm lý và giáo dục sức khỏe
tâm thần cho học sinh. Năm 2007, Chính phủ Trung Quốc lần
đầu tiên triển khai một chương trình nghiên cứu sâu rộng về
lĩnh vực tâm lý trẻ em và thanh thiếu niên nhằm đánh giá chất
lượng chương trình giáo dục bắt buộc hướng đến mục tiêu cải
thiện công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trong trường học.

Từ đây, Chính phủ triển khai toàn diện các hoạt động tâm lý


trong trường phổ thông và gặt hái được những kết quả tích
cực, cải thiểu chất lượng giáo dục.[dẫn theo 2,tr12]
Trên thế giới, hiện nay tư vấn học đường được triển khai
theo nhiều mô hình khác nhau. Tư vấn học đường được lan
tỏa ở rất nhiều các quốc gia khác nhau trên thế giới. Hầu hết
các chương trình tư vấn học đường được xây dựng trên cơ sở
củaHiệp hội tư vấn học đường Hoa Kỳ (ASCA). Những năm
gần đây, Liên hiệp phát triển Tâm lý học đường thế giới (firP)
ở Mĩ là tổ chức đã có nhiều đóng góp trong việc phối hợp
giúp đỡ ngành tâm lý học đường Việt Nam xây dựng và phát
triển.[dẫn theo 2,tr14]
- Ở Việt Nam
Trước năm 1975, ở miền Nam Việt Nam chương trình
khải đạo học dường được triển khai rộng khắp trong các
trường học. Sau ngày đất nướcthống nhất, do sự thay đổi cách
thức tiếp cận trong giáo dục, chương trình khải đạo trong
trường học được thay thế bằng hoạt động Đoàn Đội.[dẫn theo
4,tr9,10]
Những năm 2000 trở lại đây, những vấn đề liên quan đến
sức khỏe tinh thần của học sinh như: áp lực học tập, kỷ luật


trường học, bạo lực học đường, xâm hại tình dục, học sinh tự
tử, rối nhiễu hành vi cảm xúc, vi phạm chuẩn mực đạo đức
nhà giáo,... xuất hiện ngày càng nhiều trong trường học.
Trước tình hình đó, các nhà khoa học giáo dục, khoa học tâm
lý cùng các đơn vị, tổ chức có thẩm quyền bắt đầu quan tâm

nhiều hơn đến hoạt động tư vấn trong trường học.
Đầu những năm 2000, nhiều trường học tại Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động phối hợp với các khoa
Tâm lý - Giáo dục của các trường Đại học, các chuyên viên
tâm lý, tận dụng các chương trình, đề án của một số tổ chức
phi chính phủ trong và ngoài nước nhằm triển khai các hoạt
động tư vấn học đường cho học sinh như trường THPT Đinh
Tiên Hoàng- Hà Nội (2003), THPT Trần Hưng Đạo, Hà Nội
(2004), trường THCS Khánh Hội A-Quận 4, THCS Nguyễn
Gia Thiều-Quận Tân Bình (2002 - 2003), THCS&THPT
Nguyễn Tất Thành (2006)...
Năm 2003, Hội thảo “Nhu cầu tư vấn học đường tại
Thành phố Hồ Chí Minh” do Viện Nghiên cứu Giáo dục,
trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thu hút sự
tham gia của nhiều nhà khoa học tâm lý, khoa học giáo dục và
hiệu trưởng các trường triển khai hoạt động tư vấn họcđường.


Kết quả Hội thảo là cơ sở để giới chuyên môn cũng như các
cơ quan chính phủ xây dựng chiến lược phát triển hoạt động
tư vấn học đường tại Việt Nam.
Năm 2004, công tác nghiên cứu và hỗ trợ hoạt động tư
vấn học đường được triển khai tạiTrung tâm Hỗ trợ tâm lý
(CACP), Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà
Nội.
Năm 2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản
số 9971/BGD&ĐT-HSSV ngày 28 tháng 10 năm 2005 về việc
triển khai công tác tư vấn cho học sinh, sinh viên. Trong đó,
đã chỉ đạo và hướng dẫn các Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các
đơn vị trường học và những tổ chức kiên quan triển khai thực

hiện chương trình tư vấn học đường.[2,tr16]
Năm 2005, với sự hỗ trợ nguồn lực của UNICEF và Ủy
ban Dân số - Gia đình - Trẻ em thành phố Hồ Chí Minh, Văn
phòng Tư vấn trẻ em thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thành
công hội thảo “Kinh nghiệm bước đầu thực hiện mô hình tư
vấn trong trường học”. Hội thảo nhận được nhiều bài học và
kinh nghiệm thực tế bổ íchtừ đội ngũ chuyên gia trong và
ngoài nướccũng như các nhà quản lý giáo dục.


Năm 2006, Hội Khoa học - Tâm lý giáo dục thành phố
Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị toàn quốc về “Tư vấn tâm lý giáo dục - thực tiễn và định hướng phát triển”. Tại Hội nghị
này, hoạt động TVHĐ được đánh giá là “khẩn thiết” nhằm hỗ
trợ HS và nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà
trường.[dẫn theo 4, tr.10I. Năm 2007, tại thành phố Hồ Chí
Minh có 19 phòng Tham vấn học đường]
Năm 2006, với sự tài trợ của Unicef Việt Nam, Bộ Lao
động Thương binh và xã hội, Khoa Tâm lý - Giáo dục,
Trường ĐHSP Hà Nội tổ chức thành công Hội thảo quốc tế
“Xây dựng và phát triển mạng lưới tham vấn học đường”.
Năm 2008, Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội
đào tạo khóa Cử nhân đầu tiên, chuyên ngành Tâm lý học
trường học với mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực chất
lượng cao cho lĩnh vực Tâm lý học trường học còn mới mẻ
của Việt Nam.
Năm 2009, Liên hiệp phát triển tâm lý học đường quốc
tế (CASP-I) được thành lập với sự tham gia của Trường Đại
học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Đà
Nẵng, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Đại



học Chapman (Hoa Kỳ), The Chicago Professional School of
Psychology - Hoa Kỳ. CASP-I đã thực hiện nhiều các nghiên
cứu khoa học, tập huấn, bồi dường đội ngũ tư vấn học đường,
thí điểm nhiều mô hình tư vấn học đường và thường xuyên tổ
chức các Hội thảo Khoa học Tâm lý học đường hàng năm.
[dẫn theo 2,tr15]
Năm 2010, tác giả Nguyễn Thị Mùi bảo vệ thành công
đề tài cấp Bộ “Xây dựng mô hình phòng tham vấn học đường
trong các trường Trung học phổ thông”.Mô hình phòng tham
vấn học đường, kết quả của đề tài được xây dựng, chuyển
giao và được đánh giá có hiệu quả tại 02 trường THPT Trần
Hưng Đạo (2004 - 2008) và THCS&THPT Nguyễn Tất Thành
(2006 - nay).
Năm 2010, tác giả Đặng Hoàng Minh đã công bố nghiên
cứu cấp ĐHQG về “Xây dựng mô hình tư vấn tâm lý học
đường tại một số trường THPT tại Hà Nội”. Đề tài đã đánh
giá thực trạng hoạt động của một số phòng tư vấn học đường
tại Hà Nội. Trên cơ sở đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý
nhà trường, giáo viên, học sinh về công tác tư vấn tâm lý học
đường ở những trường đã có phòng tâm lý học đường cũng
như những trường chưa có công tác này, nhóm tác giả đề xuất


mô hình tư vấn tâm lý học đường cho các nhà trường phổ
thông.
Giai đoạn 2014 - 2016, trong khuôn khổ dự án “Trường
học an toàn thân thiện và bình đẳng” của tổ chức Plan, Sở
Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã triển khai thành công 20 mô

hình phòng tham vấn học đường tại 10 trường THCS và 10
trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đặc biệt sự ra đời của thông tư 31 của Bộ GD&ĐT ngày
18/12/2017 về việc “Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn
tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông là hành lang pháp
lý vô cùng quan trọng đối với việc thúc đẩy sự phát triển hoạt
động tư vấn học đường trong các nhà trường phổ thông. Tuy
nhiên trên thực tế các nhà trường phổ thông chưa có đội ngũ
cán bộ làm công tác tư vấn học đường được đào tạo bài bản,
hành lang pháp lý và chính sách đối với đội ngũ làm công tác
tư vấn học đường còn hạn chế nên hoạt động tư vấn học
đường chưa được phủ rộng trên cả nước.
- Tổng quan về công tác quản lý hoạt động tư vấn học
đường
Trên thế giới, đặc biệt tại Hoa Kỳ, quản lý hoạt động tư


vấn trường học là công việc của nhà quản lý giáo dục. Công
tác quản lý hoạt động tư vấn trường học có sự phối hợp chặt
chẽ giữa các nhà quản lý giáo dục (gồm các cơ quan quản lý
giáo dục và hiệu trưởng) và các đơn vị chuyên môn. Tại Hoa
Kỳ, công tác quản lý được phối hợp chặt chẽ giữa các hiệp
hội, hiệu trưởng và học khu.[2,tr18]
Vai trò của Hiệu trưởng: Tại trường, nhân viên tư vấn
có vai trò khá độc lập với với hiệu trưởng cùng Hội đồng sư
phạm nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Nhân viên tư vấn sẽ phối hơp với Hiệu trưởng để xây dựng kế
hoạch, chương trình hoạt động tư vấn học đường của nhà
trường. Từ đó, Hiệu trưởng phối hợp với các lực lượng cùng
tham gia hoạt động tư vấn học đường tại đơn vị. Trong quá

trình triển khai hoạt động, nhân viên tư vấn học đường thường
xuyên báo cáo với Hiệu trưởng để có sự thay đổi, điều chỉnh
phù hợp. Hiệu trưởng là người kiểm tra, đánh giá hoạt động tư
vấn học đường trên cơ sở mục tiêu và quy định của học khu.
Hiệu trưởng giám sát hoạt động của nhân viên tư vấn học
đường thông qua bộ tiêu chuẩn đạo đức của nhân viên tư vấn
do các Hiệp hội tư vấn học đường của Mỹ xây dựng (như
NASP, ASCA,..). Kết quả đánh giá của Hiệu trưởng sẽ được


gửi về Học khu để tổng hợp, đánh giá chung.
Vai trò của các Hiệp hội: Các Hiệp hội chủ yếu đóng
vai trò là đơn vị tư vấn, hỗ trợ chuyên môn. Hiệp hội là nơi tổ
chức các hội thảo, chuyên đề, tập huấn, nghiên cứu, khảo
sát,...Từ đó giúp nhân viên tư vấn học đường nâng cao kiến
thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên
tư vấn học đường. Mỗi hiệp hội đều xây dựng bộ tiêu chuẩn
nghề nghiệp: chuẩn năng lực, chuẩn kỹ năng, đạo đức của
người làm công tác tư vấn trường học. Đây là cơ sở trọng yếu
để các đơn vị, các nhà quản lý tham khảo, sử dụng trong quá
trình tuyển dụng, phân công, giám sát, kiểm tra hoạt động của
nhà tư vấn. Đặc biệt, các Hiệp hội là tổ chức xây dựng được
những mẫu khảo sát, các bộ chỉ số để đảm bảo chất lượng
hoạt động tư vấn học đường. Đây là cơ sở quan trọng để các
nhà quản lý hoạt động tư vấn xây dựng cơ chế kiểm tra, giám
sát, đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động tư vấn học
đường của đơn vị. Ngoài ra Hiệp hội cũng tham gia vào quá
trình xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn, các nội dung, các chiến
lược, kế hoạch hoạt động tư vấn, và thường xuyên đưa ra
những lời khuyên dành cho các nhà quản lý hoạt động tư vấn

học đường trong quá trình quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt


động.
Vai trò của Học khu: Tại Hoa Kỳ, các Học khu là cơ
quản quản lý chính hoạt động tư vấn của trường học trong học
khu đó. Học khu là nơi xây dựng các chiến lược, kế hoạch
hoạt động tư vấn học đường trong các nhà trường,xây dựng
các cơ chế phối hợp giữa nhân viên tư vấn học đường với các
lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường..Ở Hoa Kỳ, quy
định trung bình 1.000 học sinh, sinh viên cần 01 nhân viên tư
vấn trường học. Học khu là tổ chức tuyển dụng và phân công
các nhân viên tư vấn về các trường công tác. Vì vậy các nhân
viên tư vấn ít bị ảnh hưởng bởi nhà trường và hoạt động
tương đối độc lập có sự phối hợp, ảnh hưởng của Hiệu trưởng
tuy nhiên không chịu sự quản lý trực tiếp từ Hiệu trưởng. Nhờ
sự độc lập này, nhân viên tư vấn rất mạnh dạn can thiệp, có ý
kiến với các hoạt động của nhà trường, thận chí báo cáo để
Học khu can thiệp nếu vấn đề nghiêm trọng. Thông qua báo
cáo của Hiệu trưởng và nhân viên tư vấn (định kỳ hoặc đột
xuất), các báo cáo khảo sát của phụ huynh, học sinh, giáo
viên, qua kết quả học tập của học sinh nhà trường,..Học khu
giám sát, điều chỉnh, kiểm tra và đánh giá hoạt động tư vân
học đường tại các trường học trong Học khu. Các đánh giá


này cũng quay trở lại tác động quá trình hoạt động chuyên
môn của các Hiệp hội và công tác quản lý nhà trường của
Hiệu trưởng.
Tại Việt Nam, do hoạt động tư vấn trường học chưa thực

sự phát triển nên mô hình quản lý cũng chưa thật rõ ràng.
Trong nhiều trường phổ thông, công tác tư vấn học đường
thực sự còn là lĩnh vực mới mẻ. Hầu hết trong các nhà trường
đã triển khai công tác tư vấn học đường, cán bộ tư vấn học
đường đều là giáo viên làm công tác kiêm nhiệm, hiệu quả
của hoạt động tư vấn học đường chưa cao. Nhận thức của cán
bộ quản lý và đội ngũ giáo viên trong nhà trường về công tác
tư vấn học đường còn nhiều hạn chế.
Trong các công trình nghiên cứu của các tác giả Lê
Hồng Đào (2012),đề tài “Phát triển công tác tư vấn học
đường ở các trường THPT tỉnh Hậu Giang đến năm 2015”;
tác giả Lê Thị Thu Hà (2013) đề tài “Thực trạng quản lý hoạt
động tham vấn học đường ở các trường THPT tại quận Bình
Tân thành phố Hồ Chí Minh”;tác giả Nguyễn Thanh Trung
(2015) đề tài “Quản lý hoạt động tư vấn các trường trung học
phổ thông thành phố Hồ Chí Minh”; tác giả Trần Tiến Trinh
(2017) đề tài “Quản lý công tác tư vấn học đường cho học


sinh ở trường THPT trên địa bàn quận Ngô Quyền, thành phố
Hải Phòng trong bối cảnh hiện nay”đã tập trung theo hướng
xuất các giải pháp quản lý công tác TVHĐ ở các trường phổ
thông, đặc biệt là giải pháp nâng cao nhận thức của cán bộ
quản lý, đội ngũ giáo viên và các lực lượng giáo dục về công
tác tư vấn học đường trong trường phổ thông. Mặt khác ở các
trường có mô hình tư vấn học đường, nhân viên tư vấn hoạt
động dưới sự quản lý trực tiếp và toàn diện của Hiệu trưởng.
Vì vậy trong quá trình triển khai kế hoạch hoạt động tư vấn
học đường cũng gặp không ít khó khăn.
Trước những vấn đề trên, trong đề tài này tôi xin tập

trung nghiên cứu về “Quản lý hoạt động tư vấn học đường
cho học sinh của Hiệu trưởng các trường THCS công lập
quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội”.
- Một số khái niệm cơ bản
-Quản lý
- Khái niệm quản lý
Quản lý là thuật ngữ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
và được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau.


Theo Taylor (1856-1915): “Quản lý là biết được chính
xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng
đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”[dẫn
theo 7,tr89].
Harold Koontz cho rằng: "Có lẽ không có lĩnh vực hoạt
động nào của con người quan trọng hơn là công việc quản lý,
bởi vì mọi nhà quản trị ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều
có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường
mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm
có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định";
“Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực
hiện những nhiệm vụ, mục tiêu mà họ không thể đạt được với
tư cách là cá nhân riêng lẻ, thì cách quản lí đã là 1 yếu tố cần
thiết để đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân" [8; 33]
Theo tác giả Trần Kiểm:“Quản lý là những tác động của
chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử
dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực,
tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách
tối ưu nhằm đạt được mục đích với hiệu quả cao nhất” [9,
tr.29].



Nguyễn Ngọc Quang: “ Quản lý là tác động có mục
đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những
người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực
hiện được các mục tiêu dự kiến”[ dẫn theo 15]
Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là tác động có định
hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến
khách thể quản lý (người bị quản lý) - trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ
chức”[ dẫn theo 13]
Đứng ở mỗi cách tiếp cận khác nhau, mỗi tác giả lại có
xu hướng nhấn manh tới những khía cạnh khác nhau của
“quản lý”. Nhưng nhìn chung, của các quan điểm nêu trên đều
xác định quản lý là hoạt động có mục đích, có tổ chức và
hướng đến mục tiêu xác định.
Như vậy, có thể hiểu: “Quản lý là một quá trình tác
động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến
khách thể quản lý nhằm sử dụng hiệu quả tiềm năng và các
cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong bối cảnh
xã hội biến động không ngừng”.
- Hệ thống các chức năng quản lý


Chức năng quản lý biểu hiện của sự tác động có chủ định
từ chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý,là tập hợp những
nhiệm vụ mà chủ thể quản lý phải tiến hành. Mặc dù cho đến
nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chức năng quản lý,
nhưng phần lớn các tác giả thống nhất ở bốn chức năng cơ bản
sau đây:
Chức năng lập kế hoạch:Kế hoạch là tập hợp các mục

tiêu cốt yếu, gắn liền với một chương trình cụ thể, được sắp
xếp theo một trình tự nhất định. Kế hoạch được xây dựng dựa
trên cơ sở những đặc điểm thực tiễn của tổ chức và các mục
tiêu đượcxác định mà tổ chức hướng tới và đạt được bởi sự
tác động có tính định hướng của nhà quản lý. Do vậy, chức
năng quản lý được coi là chức năng hạt nhân của quá trình
quản lý.
Chức năng tổ chức: Là chức năng quan trọng của quá trình
quản lý. Chức năng tổ chức có vai trò tạo nên sức mạnh của tổ
chức nhằm thực hiện thành công và hiệu quả kế hoạch đề ra.
Chức năng tổ chức được thể hiện ở việc sắp xếp, phân công các
nhiệm vụ, phân bố nguồn lực một cách tối ưu nhằm hiện thực
hóa các mục tiêu đề ra thông qua việc vận hành các hoạt động
của tổ chức.


Chức năng chỉ đạo: Thể hiện đậm nét năng lực của nhà
quản lý thông qua sự điều phối, điểu chỉnh các hoạt động của tổ
chức nhằm hiện thực hóa kế hoạch đã đề ra và hiện thực hóa các
mục tiêu xác định. Chức năng chỉ đạo đòi hỏi người quản lý phải
đi sâu và theo sát các hoạt động của tổ chứcnhằm phát hiện kịp
thời những điểm chưa đạt được để từ đó đưa ra các giải pháp có
tính khả thi. Chức năng chỉ đạo được đánh giá là chức năng đặc
thù của người quản lý.
Chức năng kiểm tra đánh giá: Kiểm tra đánh giá là cách
thức chủ thể quản lý thu thập dữ liệu thông tin, phản hồi và
đánh giá các kết quả triển khai kế hoạch, chương trình hoạt
động của tổ chức. Từ đó chủ thể quản lý có những quyết sách
về sự thay đổi trong chiến lược, quyết định quản lý nhằm thực
hiện tốt nhất các mục tiêu đề ra.

Kế hoạch

Kiểm tra

Thông tin

Lãnh đạo/ Chỉ đạo

Tổ chức


- Mối quan hệ giữa thông tin với các chức năng
trong chu trình quản lý
Như vậy, yếu tố thông tin cần cho cả bốn chức năng nói
trên. Trên cơ sở thông tin kịp thời, đầy đủ, và chính xác, nhà
quản lý sẽ có đầy đủ cơ sở pháp lý để hoạch định kế hoạch
của tổ chức. Thông tin là yếu tố gắn kết và kết nối giữa các
thành phần, bộ phận trong cơ cấu tổ chức. Nó là kênh truyền
tải mệnh lệnh chỉ đạo và phản hồi có tính hai chiều trong một
tổ chức, giúp người quản lý thực hiện tốt nhất chức năng của
mình.
- Quản lý trường học
-Quản lý giáo dục
Theo Kônđacốp: “QLGD là tác động có thệ thống, có kế
hoahcj, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các
cấp độ khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ
đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân
cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những
quy tác chung của xã hội cũng như những quy luật của quá



trình giáo dục, của sự phát triển tâm thế và tâm lý trẻ em”. [
dẫn theo 15]
Tác giả Đỗ Hoàng Toàn (1989) nhấn mạnh: "QLGD là
tập hợp những biện pháp tổ chức, phương pháp giáo dục, kế
hoạch hóa tài chính, cung tiêu... nhằm đảm bảo sự vận hành
bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm
bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số
lượng cũng như về chất lượng” [ dẫn theo 18]
Theo Nguyễn Ngọc Quang (1998): "QLGD là hệ thống
tác động có mục đích, có kế hoạch hợp với quy luật của chủ thể
quản lý nhằm tạo cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý
giáo dục của Đảng, được các tổ chức của nhà trường XHCN
Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, thế hệ trẻ,
đưa hệ giáo dục đạt mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về
chất”[15,tr35]
Tác giả Phạm Minh Hạc (2001) cho rằng: “Quản lý nhà
trường (QLGD nói chung) là thực hiện đường lối giáo dục của
Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà
trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu
giáo dục - đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với


từng học sinh” [ dẫn theo 6]
Theo Đặng Quốc Bảo (2008): “QLGD theo nghĩa tổng
quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội
nhằm thúc đẩy mạnh mẽ công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu
cầu phát triển của xã hội”[ dẫn theo 1].
Như vậy có thể hiểu: Quản lý giáo dục là hệ thống
những tác động có mục đích, có tổ chứccủa chủ thể quản lý

định hướng phù hợp với đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt
động giáo dục ở từng cơ sở nhà trường đạt đến mục tiêu đã
xác định.
- Khái niệm về quản lý nhà trường.
Nhà trường là một thiết chế xã hội đặc biệt có chức năng
đào tạo “nhân cách”, và sản xuất “sức lao động” đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của đời sống xã hội. Vấn đề then chốtcủa
hoạt động quản lý giáo dục chính là quản lý nhà trường.
Tác giả Phạm Minh Hạc (2001) cho rằng: "Quản lý nhà
trường ở Việt Nam là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng
trong phạm vi trách nhiệm, đưa nhà trường vận hành theo
nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu


đào tạo đối với thế hệ trẻ và từng học sinh"[ dẫn theo 7]
Đối với tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1998): "Quản lý
nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu (cộng tác, tham
gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp) của chủ thể quản lý
đến tập thể cán bộ giáo viên và học sinh nhằm tận dụng nguồn
lực dự trữ do nhà nước đầu tư, các lực lượng xã hội đóng góp
và do lao động xây dựng vốn tự có, hướng vào việc đẩy mạnh
mọi hoạt động của nhà trường và tiêu điểm hội tụ là đào tạo
thế hệ trẻ, thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào
tạo đưa nhà trường tiến lên một trạng thái mới"[ dẫn theo 15]
Như vậy, có thể hiểu quản lý nhà trường là những hoạt
động có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý trong
việc chỉ đạo, lãnh đạo các hoạt động của nhà trường nhằm
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà trường đề ra.
Mục tiêu của quản lý nhà trường bao gồm: (1) Đảm bảo
kế hoạch giáo dục hàng năm (công tác tuyển sinh, duy trì sỹ

số và hạn chế tối đa số học sinh lưu ban, bỏ học…); (2) Đảm
bảo chất lượng, hiệu quả quá trình dạy học và giáo dục(tổ
chức triển khai các hoạt động dạy học và giáo dục theo đúng
chương trình do Phòng/Sở GD&ĐT quy đinh, đảm bảo đạt


yêu cầu và chỉ tiêu ở từng môn học và hoạt động giáo dục);
(3) Xây dựng đội ngũ giáo viên (đồng bộ, đủ về số lượng, cơ
cấu và đảm bảo đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ nghiệp vụ
chuyên môn; phẩm chất đạo đức nhà giáo; đội ngũ nhân viên
phục vụ có tinh thần trách nhiệm và chuyên nghiệp…); (4)
Từng bước nâng cao và hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết
bịdạy học và giáo dục; (5) Xây dựng và môi trường học
đường an toàn, thân thiện và bình đẳng; (6) Thường xuyên đổi
mới công tác quản lý trường học.
Như vậy, “Quản lý trường học thực chất là hoạt động
có tổ chức, có kế hoạch của các chủ thể quản lý nhằm huy
động sự tham gia của giáo viên, học sinh và các lực lượng
giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm khai thác tối đa
các nguồn lực hướng đến mục tiêu nâng caohiệu quả và chất
lượng giáo dục của nhà trường”.
-Tư vấn
Dưới góc độ tư vấn quản lý có tính chức năng, Fritz
Steele cho rằng: “Quá trình tư vấn là mọi hình thức mang lại
sự giúp đỡ về nội dung, phương pháp, quá trình hoặc cơ cấu
nhiệm vụ. Trong đó cán bộ tư vấn thật sự không chịu trách


×