Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Chuyên đề: Quản lý đào tạo giáo viên Trung học Phổ thông ở các trường Đại học trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.69 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÍ GIÁO DỤC
----------˜˜˜---------

TRƯƠNG TẤN ĐẠT

CHUYÊN ĐỀ TỔNG QUAN

QUẢN LÍ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CĂN BẢN,
TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ : 62. 14. 01. 14

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Đặng Thị Thanh Huyền
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Đệ

Hà Nội - Năm 2016

MỤC LỤC


1. Về vấn đề phát triển nguồn nhân lực giáo dục.......................................................1
1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước............................................................1
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước............................................................3
2. Về vấn đề quản lý, quản lý giáo dục đại học.........................................................9
2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước............................................................9
2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước..........................................................12


3. Về vấn đề đào tạo giáo viên và quản lý đào tạo giáo viên trung học..........................18
3.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước..........................................................18
3.2. Các công trình nghiên cứu trong nước..........................................................27
4. Về vấn đề đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện.............................................40
4.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước..........................................................40
4.2. Các công trình nghiên cứu trong nước..........................................................46


TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÍ ĐÀO TẠO
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
1. Về vấn đề phát triển nguồn nhân lực giáo dục
1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Bước sang thế kỉ XXI, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học
công nghệ, yếu tố con người trở nên có vai trò quyết định đối với sự phát triển
của mỗi quốc gia. GD&ĐT có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển của đất
nước. Khái niệm “vốn con người” và “nguồn lực con người” xuất hiện ở Hoa
Kì vào những năm cuối thập kỉ 60 của thế kỉ XX do nhà kinh tế học người Mĩ
- Theodor Schoults đưa ra, sau đó, thịnh hành trên thế giới. Nhà kinh tế học
này đã phát triển tiếp nghiên cứu của mình và đã nhận giải thưởng Nobel kinh
tế năm 1992. Vấn đề phát triển đội ngũ GV được ông giải quyết với tư cách là
phát triển nguồn nhân lực của một ngành, một lĩnh vực [2].
Nhà xã hội học người Mĩ, Leonard Nadle đã nghiên cứu và đưa ra sơ
đồ quản lí nguồn nhân lực, chỉ rõ mối quan hệ và các nhiệm vụ của công tác
quản lí nguồn nhân lực. Theo ông, quản lí nguồn nhân lực có 3 nhiệm vụ
chính là: phát triển nguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực và môi trường
nguồn nhân lực. Kết quả nghiên cứu này đã được nhiều nước sử dụng. Đặc
biệt, Christian Batal (Pháp) trong bộ sách “Quản lí nguồn nhân lực trong khu
vực nhà nước” cũng được khai thác theo hướng này và đưa ra một lí thuyết
tổng thể về quản lí phát triển nguồn nhân lực [4]. Hiệp hội những người làm
công tác đào tạo và phát triển Mĩ (ASTD) đã có nhiều nghiên cứu về phát

triển nguồn nhân lực (mô hình của McLagan). Mô hình này được sử dụng
trong các trường đại học và các chương trình đào tạo những người làm công
tác phát triển nguồn nhân lực tại Mĩ và nhiều quốc gia trên thế giới (Dooley
etal, 2001; Dare and Leach, 1998; Leach, 1993; Powell and Hubschman,
1999; Rothwell and Lindholm, 1999)[27].

1


Kết quả nghiên cứu về thị trường toàn cầu do nhóm Economist
Intelligence Unit (EIU) đã tiến hành cho thấy rằng, đến năm 2020, sự phát
triển của toàn cầu hóa sẽ tạo ra tình hình kinh tế toàn cầu mới trên thế giới:
các nhân tố như nâng cao vai trò của những “người lao động trí óc” và cá biệt
hóa các dịch vụ cung cấp cho người đặt hàng sẽ trở thành những điều kiện
quyết định sự thành công.
Nhóm các tác giả Michael R.Carrell, Norbert F.Elbert và Robert D.
Hatfield trình bày trong tài liệu “Human resource management: Global
strategies for managing a diverse workforce” [31] những nghiên cứu về chiến
lược mang tính toàn cầu để quản lý một lực lượng lao động đa dạng. Đây là
những trình bày mang tính lý thuyết trong xây dựng chiến lược quản lý nhân
lực, chưa trình bày về các phương pháp dự báo nhu cầu nhân lực đáp ứng yêu
cầu của xã hội.
Trong Tạp chí “Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Nga), 2007, Số 9, tr
115 - 126”, tác giả T.Savenkova (Giáo sư, Tiến sĩ kinh tế) đã kết luận: “Khả
năng cạnh tranh của các chuyên gia là véctơ phát triển giáo dục trên con
đường đi tới tiến bộ”, con đường phát triển tiến bộ được xác định ở các nước
đang có sự tiến bộ và trình độ phát triển kinh tế cao. Các trường đại học và
cao đẳng của những nước này chiếm những vị trí cao nhất trong bảng xếp
hạng của thế giới, trình độ học vấn thu nhận được ở đó được coi là có triển
vọng, còn những người tốt nghiệp thì có khả năng cạnh tranh và được thế giới

cần đến. Ông còn khẳng định, việc đào tạo những chuyên gia có trình độ học
vấn và chuyên môn cao, có khả năng phát triển nghề nghiệp cũng như tính
linh hoạt nghề nghiệp trong bối cảnh thị trường, trong điều kiện đẩy mạnh
tiến trình thông tin hóa xã hội và phát triển công nghệ cao, cho phép nói đến
các chỉ số cao về vốn con người và khả năng cạnh tranh của cá nhân.
Khảo sát sự thiếu hụt nhân tài năm 2009 của Manpower (Manpower’s
2009 Talent Shortage Survey) cho thấy rằng, 30% người sử dụng lao động
trên thế giới vẫn đang đối mặt với sự căng thẳng vì thiếu nhân tài. Tig Gillion,
2


Giám đốc điều hành của Adecco - một công ty chuyên về nhân sự, đồng ý
rằng, nhiều lĩnh vực kinh doanh vẫn đang thuê những người mới cho các việc
làm STEM.
Edward Gordon (2009) trong tác phẩm “Khủng hoảng tài năng toàn cầu”
đã có những nhận định về tình trạng thiếu hụt lao động trình độ cao. Ông cho
rằng, khi đợt suy thoái kinh tế hiện nay kết thúc, sẽ xuất hiện một cuộc khủng
hoảng việc làm ngày càng gia tăng trên khắp thế giới do tình trạng khan hiếm
nhân tài. Những xu hướng nhân khẩu học ở Mỹ, châu Âu, Nga và Nhật Bản cho
thấy sự giảm mạnh lực lượng lao động mới có tay nghề cao, bởi tỷ suất sinh thấp
và số người nghỉ hưu quá đông. Trong khi nhu cầu về nhân tài trên toàn cầu càng
tăng lên, ngay cả các hệ thống giáo dục của Trung Quốc và Ấn Độ cũng không
thể đào tạo đủ số lao động có trình độ cho chính mình, chưa kể đến việc phải
cung cấp nguồn nhân lực cho các nước khác trên thế giới.
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Quán triệt các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước,
trong nhiều năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu bàn về quản lí phát
triển nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta: [7], [31], [93],
[97], [109]... Mỗi công trình đề cập đến những khía cạnh khác nhau, nhưng
điểm chung có thể rút ra là: khẳng định vai trò của nguồn nhân lực trong phát

triển KT - XH; thống nhất cơ bản với các nghiên cứu của thế giới về nội dung
phát triển nguồn nhân lực và đề xuất sự vận dụng, với những giải pháp sáng tạo
vào hoàn cảnh thực tế của nước ta. Nhìn tổng thể, các công trình nghiên cứu
trên đã khái quát được những vấn đề cơ bản về phát triển nguồn nhân lực Việt
Nam trong những năm đầu của thế kỉ 21.
a. Sách chuyên khảo
Trong cuốn sách “Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân
tài: Một số kinh nghiệm của thế giới” (Tủ sách phục vụ lãnh đạo, 2012) của
các tác giả Tạ Ngọc Tấn (Chỉ đạo biên soạn), Lê Văn Toan, Nguyết Viết Thảo

3


và Nguyễn Thị Phương Thảo cùng tổ chức biên soạn. Quyển sách gồm ba
phần:
+ Tổng quan về phát triển giáo dục và đào tạo;
+ Vấn đề phát triển giáo dục và đào tạo ở một số nước trên thế giới:
Nga; Đức; Thụy Điển; Anh; Na Uy; Singapore; Hàn Quốc; Úc; Nhật Bản và
Ấn Độ;
+ Danh mục một số công trình nghiên cứu về giáo dục và đào tạo của
các tác giả nước ngoài.
Trong cuốn sách “Phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường
và hội nhập quốc tế” (2012) của các tác giả Trần Quốc Toản (Chủ biên),
Đặng Ứng Vận, Đặng Bá Lãm và Trần Thị Bích Liễu đã tổng quát cả về lý
luận và thực tiễn của vấn đề phát triển giáo dục - đào tạo của Việt Nam trong
điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Nội dung của cuốn sách tập
trung vào những vấn đề chính: Làm rõ bản chất của giáo dục, hoạt động giáo
dục trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; Luận giải cơ sở
khoa học và cơ sở thực tiễn sự tác động của kinh tế thị trường, cơ chế thị
trường đối với sự phát triển của giáo dục - đào tạo; Nghiên cứu kinh nghiệm

quốc tế về phát triển giáo dục - đào tạo trong các nền kinh tế thị trường khác
nhau; Nghiên cứu thực trạng phát triển giáo dục - đào tạo Việt Nam trong quá
trình đổi mới đất nước…
Trong cuốn sách “Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ
XXI” của tác giả Trần Khánh Đức gồm 12 nhóm vấn đề: (1) Xã hội và nền
Giáo dục - Từ truyền thống đến hiện đại; (2) Lý thuyết hệ thống và hệ thống
giáo dục hiện đại; (3) Nhà trường trong các nền văn minh và những kịch bản
nhà trường tương lai; (4) Sư phạm kỹ thuật và công nghệ dạy học; (5) Phát
triển chương trình giáo dục hiện đại; (6) Đo lường và đánh giá kết quả học
tập; (7) Quản lý và quản lý giáo dục; (8) Chính sách và chiến lược giáo dục;
(9) Chất lượng giáo dục và quản lý chất lượng giáo dục; (10) Nguồn nhân lực
và quản lý phát triển nguồn nhân lực; (11) Khoa học luận và phương pháp
4


nghiên cứu khoa học giáo dục; (12) Mô hình phát triển giáo dục Nhật Bản.
Những nội dung trình bày trong cuốn sách được dựa trên cơ sở tham khảo
nhiều công trình trong và ngoài nước. Đồng thời, quyển sách còn phản ánh
những kết quả nghiên cứu, giảng dạy của chính tác giả về lý luận và thực tiễn
giáo dục, quản lý giáo dục và phát triển nguồn nhân lực [12].
Trong cuốn sách “Mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao trong giáo dục đại học Việt Nam” (2012) của tác giả Trịnh Ngọc Thạch
đã nêu lên các quan điểm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao: Lý thuyết
“hệ thống sản xuất lấy con người làm trung tâm” (vai trò của nguồn nhân lực
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; những đặc điểm của hệ thống sản
xuất lấy con người làm trung tâm); Vai trò của giáo dục đại học đối với phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ngoài ra, tác giả còn nêu lên vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao
đối với tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và tăng trưởng kinh tế:
+ Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và mối quan hệ công

nghiệp hóa - hiện đại hóa;
+ Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với tăng trưởng kinh tế;
+ Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao với tăng trưởng dài hạn;
+ Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với phát triển kinh
tế tri thức.
Trong cuốn sách “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam Thời cơ, thách thức và những vấn đề đặt ra” [19] của tác giả Phạm Văn Linh
chủ biên. Quyển sách giới thiệu thêm những thông tin và kiến thức cần thiết
cho việc đẩy mạnh mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT Việt Nam.
Các tác giả đã tổng hợp và trình bày nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về
thời cơ, thách thức đặt ra đối với nền giáo dục - đào tạo Việt Nam, trên cơ sở
đó các tác giả cũng đề xuất một số phương án nhằm đổi mới quan điểm, nhận
thức về giáo dục - đào tạo nói chung cũng như đổi mới giáo dục đại học, đổi
mới giáo dục phổ thông,… nói riêng qua bốn phần:
5


+ Phần 1: Một số vấn đề chung
+ Phần 2: Vấn đề đổi mới giáo dục phổ thông
+ Phần 3: Vấn đề đổi mới giáo dục nghề nghiệp
+ Phần 4: Vấn đề đổi mới giáo dục đại học
Trong quyển sách “Đổi mới quản lý giáo dục Việt Nam những thập kỷ đầu
thế kỷ XXI” của tác giả Phan Văn Kha chủ biên và nhóm cộng sự đã trình bày 07
chủ đề chính: (1) Đổi mới quản lý nhà nước về hệ thống giáo dục; (2) Giải pháp
phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục; (3) Đổi mới quản lý cơ sở giáo
dục mầm non ngoài công lập; (4) Đổi mới quản lý nhà trường phổ thông Việt
Nam; (5) Đổi mới quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp; (6) Đổi mới quản lý nhà
trường đại học Việt Nam và (7) Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục Việt Nam [14].
b. Bài báo khoa học
Tác giả Nguyễn Lộc trong bài viết: “Một số vấn đề lí luận về phát triển

nguồn nhân lực” (2010) đã nêu lên một số khái niệm cơ bản về nguồn nhân
lực, phát triển nguồn nhân lực, khẳng định vai trò quyết định của nguồn nhân
lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Theo đó, phát triển
nguồn nhân lực được xem xét dưới những góc độ như đặc trưng của phát triển
nguồn nhân lực, xác định chỉ số phát triển nguồn nhân lực và cơ cấu nguồn
nhân lực [20].
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Thị Bạch Mai trong nghiên cứu của
mình về quản lí nguồn nhân lực đã nêu ra những vấn đề gây cấn, những chính
sách, các giải pháp phát triển nguồn nhân lực của nước ta từ những kinh
nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các quốc gia trên thế giới. Những vấn
đề này tuy đề cập ở nhiều khía cạnh khác nhau trong quản lí, phát triển nguồn
nhân lực nhưng chỉ ở mức độ vĩ mô [23]. Ngoài ra, trong những năm qua đã
có nhiều công trình trong nước nghiên cứu cơ bản về quản lí phát triển nguồn
nhân lực, phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH như Đặng Quốc Bảo - Đỗ Quốc
Anh - Đinh Thị Kim Thoa với tác phẩm “Cẩm nang nâng cao năng lực và

6


phẩm chất đội ngũ GV”, Nguyễn Thị Phương Hoa với tác phẩm “Con đường
nâng cao chất lượng cải cách các cơ sở đào tạo GV”, Vũ Huy Chương với tác
phẩm “Vấn đề tạo nguồn nhân lực tiến hành CNH - HĐH”, Phạm Thành Nghị
với tác phẩm “Nâng cao hiệu quả quản lí nguồn nhân lực trong quá trình
CNH - HĐH đất nước”, Trần Khánh Đức với tác phẩm “Giáo dục và Phát
triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI” (2010)...
Nghiên cứu của Đỗ Văn Chấn và nhóm cộng sự [5] đã xác định rằng:
Nhu cầu cán bộ chuyên môn phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu và trình độ phát
triển nền kinh tế nói chung và các ngành nói riêng. Quy mô sản xuất càng lớn
thì trình độ phát triển kinh tế và cơ cấu sản xuất xã hội càng cao và nhu cầu
cán bộ chuyên môn của nền kinh tế quốc dân cũng tăng lên. Kết quả nghiên

cứu của đề tài cho rằng để dự báo cơ cấu đội ngũ cán bộ chuyên môn theo các
ngành kinh tế quốc dân, trước hết phải dựa vào cơ cấu sản xuất, bởi vì cơ cấu
sản xuất quyết định cơ cấu quản lý, tức là cơ cấu đội ngũ cán bộ chuyên môn.
Các công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực của Phan Văn
Kha như “Giáo trình Quản lý nhà nước về giáo dục”, “Đào tạo và sử dụng
nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” đã nêu rõ cơ sở lý luận về
quản lý, các hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục, chỉ ra những điều cốt lõi
nhất trong quản lý đào tạo, phát triển và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế
thị trường ở Việt Nam. Ngoài ra, Đề tài B2008-CTGD - 04 “Cơ sở khoa học
của việc xác định cơ cấu ngành đào tạo đại học trong tiến trình hội nhập
quốc tế” [13] trình bày những bất cập giữa cung và cầu nhân lực trình độ đại
học để từ đó rút ra những cơ sở khoa học trong việc xác định cơ cấu ngành
đào tạo đại học. Đề tài cũng nghiên cứu xu hướng dịch chuyển cơ cấu ngành
đào tạo dựa trên cơ sở khoa học của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc xác
định cơ cấu ngành đào tạo hợp lý giúp tiết kiệm chi phí đào tạo và đáp ứng
nhu cầu nhân lực có trình độ của xã hội.
c. Luận án và các văn bản quy phạm pháp luật
Các quan điểm chỉ đạo có ý nghĩa chiến lược về đổi mới quản lý giáo
dục và phát triển nguồn nhân lực giáo dục, trong đó có đội ngũ giáo viên,
7


được thể hiện tại các Văn kiện lãnh đạo của Đảng và các Chính sách quản lý
của Nhà nước ta như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa VIII) đã quyết định “Đổi mới công tác quản lý giáo
dục…”[NQ BCH TƯ Khóa VIII]; Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020
chỉ rõ các giải pháp, trong đó coi “đổi mới quản lý giáo dục là giải pháp đột
phá” và “phát triển đội ngũ nhà giáo… là giải pháp then chốt [8]. Đặc biệt,
Nghị quyết số 29/NQ-TW, ngày 04/11/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH,

HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế” đưa ra các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới
giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục phổ thông. Một trong các giải pháp
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có trong Nghị quyết này là
“Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục” [Nghị quyết 29].
Quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 là
nhiệm vụ khoa học cấp Bộ đã được Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý chủ trì
thực hiện (hoàn thành vào năm 2010), trong đó có thực hiện nội dung dự báo
nhu cầu nhân lực ngành giáo dục. Kết quả nghiên cứu đã dự báo được đội ngũ
giáo viên/giảng viên, cán bộ quản lý các cấp, nhân viên trong các trường mầm
non và phổ thông, với quy mô cả nước và phân chia theo 6 khu vực địa lý kinh tế giai đoạn 2011 - 2020. Các phương pháp dự báo đã thực hiện bao
gồm: phương pháp phân luồng chuyển tuổi, sử dụng kết quả dự báo dân số độ
tuổi của Tổng cục Thống kê, phương pháp định mức, tỷ lệ, ngoại suy xu thế...
và cuối cùng là sử dụng ý kiến chuyên gia để nhận định về kết quả dự báo.
Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Tháng
7/2011, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
ký Quyết định số 1216/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt
Nam giai đoạn 2011 - 2020. Đây là Quy hoạch phát triển nhân lực cấp quốc
gia lần đầu tiên được xây dựng và phê duyệt ở Việt Nam. Mục tiêu tổng quát
8


của Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 là “Chỉ ra
được nhu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ nhân lực, đảm bảo yêu cầu
nhân lực thực hiện thành công đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển nhanh những ngành, lĩnh vực
mà Việt Nam có lợi thế so sánh quốc tế; đồng thời nêu ra các giải pháp phát
triển nhân lực, hình thành đội ngũ nhân lực chất lượng cao theo chuẩn khu
vực và từng bước tiến tới chuẩn quốc tế”.

Trong các năm 2010 - 2011, Ban Chỉ đạo quốc gia “Quy hoạch phát
triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020” đã có những hướng dẫn cụ
thể và tất cả các tỉnh/ thành phố, Bộ/Ngành cũng đã xây dựng quy hoạch nhân
lực của địa phương hoặc ngành mình đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội. Các chiến lược/quy hoạch nhân lực các Bộ/Ngành đều chỉ ra những con
số dự báo về nhu cầu nhân lực của Bộ/Ngành mình. Và đều có chung một
quan điểm: nhân lực trình độ cao (cao đẳng, đại học) đang rất thiếu và cần
được đào tạo có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của ngành và xã hội.
Các công trình nghiên cứu trên đây bàn về phát triển nguồn nhân lực,
khẳng định vai trò của nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực giáo dục
nói riêng trong phát triển kinh tế xã hội. Những công trình nghiên cứu trong
và ngoài nước về quản lí phát triển nguồn nhân lực giáo dục đã đi đến những
kết luận khác nhau tùy thuộc vào cách tiếp cận và xuất phát điểm nghiên cứu.
2. Về vấn đề quản lý, quản lý giáo dục đại học
2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Trong quyển sách “Training in Management Skills” (2001) của tác giả
Phillip L. Hunsaker (University of San Diego), đã trình bày các kiến thức quan
trọng trong đào tạo kỹ năng quản lý và lãnh đạo, quyển sách gồm có 05 phần:
+ Phần 1: Giới thiệu chung
+ Phần 2: Những kỹ năng tích hợp chung
+ Phần 3: Những kỹ năng lập kế hoạch và kiểm soát
+ Phần 4: Những kỹ năng tổ chức
9


+ Phần 5: Những kỹ năng hàng đầu
Các chương và phụ lục trong quyển sách này đều đại diện cho lĩnh vực
kỹ năng quan trọng cần thiết cho sự thành công quản lý. Sau hai chương giới
thiệu giải thích các lĩnh vực quản lý chiến lược phát triển nói chung để cải
thiện kỹ năng quản lý. Phần còn lại của cuốn sách được tổ chức theo chức

năng truyền thống của người quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, biên chế, dẫn, và
kiểm soát. Phần III trình bày các kỹ năng lập kế hoạch và kiểm soát các thiết
lập mục tiêu, lập kế hoạch, đánh giá hiệu quả, và sáng tạo giải quyết vấn đề.
Phần IV bao gồm các kỹ năng tổ chức và biên chế của công tác thiết kế, xác
định và tuyển dụng nhân viên, tạo ra các nhóm hiệu suất cao và sửa đổi văn
hóa tổ chức. Phần V giải thích các kỹ năng hàng đầu của quản lý thay đổi, xây
dựng cơ sở quyền lực, khuyến khích người khác, phát triển cấp dưới, và quản
lý xung đột.
Trong tài liệu “The Academic Credit Symtem in Higher Education:
Effectiveness and Relevance in Developing Cuontry” (Hệ thống tín chỉ học
tập trong GDĐH: Tính hiệu quả và sự thích hợp ở các nước đang phát triển),
tác giả Omporm Regel đã trình bày tổng quan về hệ thống tín chỉ với những
khái niệm, quá trình triển khai đào tạo, các ưu nhược điểm của hệ thống,
những điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho sự chuyển đổi thành công và khả
năng áp dụng hệ thống đào tạo tín chỉ trong các nước đang phát triển, một số
bài học rút ra từ kinh nghiệm của Mỹ và thế giới về hệ thống tín chỉ…[Dẫn
theo Nguyên Trung Kiên].
Michaela Martin (2005), International Institute for Education Planning
Newsletter. “Kiểm định chất lượng giáo dục đại học: Mốt thời thượng hay là
một tất yếu”, tác giả đã khẳng định, cơ chế kiểm định chất lượng GDĐH có xu
hướng giống nhau, nhưng cũng có nhiều khác biệt do mục đích và chức năng
của các hệ thống GDĐH có thể khác nhau. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của mạng
lưới hệ thống kiểm định trong từng vùng, cũng như trong phạm vi quốc tế, đã có

10


những chuyển động trong việc đối chiếu và phát triển hệ thống các tiêu chuẩn
chung nhằm thực hiện chức năng của kiểm định chất lượng giáo dục.
Geoff Scott (2003), Educause Review, đã trình bày về vấn đề Quản lý

những thay đổi một cách có hiệu quả trong giáo dục đại học, đã bàn về các vấn
đề thay đổi lớn trong GDĐH đó là: Sự cạnh tranh đang gia tăng nhanh chóng;
Sự cắt giảm đáng kể các nguồn kinh phí do Nhà nước cấp; Sự tăng cường kiểm
soát của Nhà nước; Sự phát triển “quyền của khách hàng” trong lĩnh vực
GDĐH và Sự phổ cập nhanh chóng của CNTT trong mọi lĩnh vực của đời
sống, trong đó có giáo dục và đào tạo. Tác giả cũng đề xuất tám bài học kinh
nghiệm để định hướng chiến lược phát triển một môi trường học tập linh hoạt
và chú trọng hơn đến những đáp ứng của người học.
Theo các tác giả Jenni Koivula và Risto Rinne, trong nghiên cứu của
mình về “Thế tiến thoái lưỡng nan của các trường đại học trong thời kỳ thay
đổi” do có sự cạnh tranh toàn cầu, tạo áp lực đối với trường ĐH, dẫn đến có
sự thay đổi vai trò của đại học sang “nhiệm vụ thứ ba”, nghĩa là xu hướng các
trường ĐH chuyển từ đào tạo tinh hoa đến đào tạo đại trà và từ đào tạo đại trà
đến đào tạo theo nhu cầu xã hội, đa dạng hóa chương trình đào tạo và tăng
cường các hoạt động nghiên cứu. Sự xuất hiện mô hình xoắn ốc bộ ba (trường
ĐH, giới kinh doanh và nhà nước) làm thay đổi vai trò trường ĐH. Sự thay
đổi này làm xuất hiện chủ thuyết doanh nghiệp trong giới đại học và một loại
hình đại học mới ra đời đó là “Đại học doanh nghiệp” được cho là có khả
năng đáp ứng nhu cầu xã hội cao hơn là “Đại học truyền thống” [30].
Theo tác giả Trữ Triều Huy (Viện nghiên cứu Khoa học và Giáo dục
Trung Quốc) khẳng định: Quản lý đại học phải bắt đầu từ “tâm”, Ông cho
rằng: không chú trọng vào giá trị của học thuật mà lại xem trọng những giá trị
kinh tế và chính trị, điều này khiến cho giáo dục đại học đi lệch khỏi quỹ đạo
ban đầu và mắc phải những sai lầm. Ông dẫn lời của nguyên Hiệu trưởng
trường ĐH Trung Văn ở Hồng Kông đã từng nói với ông: “Đã từng có lúc Đại
học Bắc Kinh sánh ngang với các trường ĐH của Mỹ. Năm 1917, khi Hiệu
11


trưởng Thái Nguyên Bồi tiến hành cải cách, sự phát triển của ĐH Bắc Kinh đã

nằm trên cùng một đường đua với các trường ĐH của Mỹ. Đại học liên kết
Tây Nam cũng đã có lúc nằm ở tốp đầu của thế giới. Thế nhưng bây giờ,
khoảng cách giữa các trường đại học trong nưới và đại học hàng đầu của Mỹ
đã quá xa vời”. Ông tự đặt ra câu hỏi: nguyên nhân nào đã tạo nên khoảng
cách đó? Và ông đã trả lời “chủ yếu là do hành chính hóa chế độ đại học và
các chân giá trị của GDĐH đã bị đánh mất”.
E.A.Popov (2012) khẳng định, việc phân tích các kết quả của nghiên
cứu xã hội học chỉ ra rằng, những điều kiện cơ bản góp phần nâng cao chất
lượng GDĐH trong giai đoạn hiện đại hóa đại học hiện nay ở Nga là: trình độ
chuyên môn của đội ngũ giảng viên, công nghệ giáo dục được sử dụng và
công tác nghiên cứu khoa học ở trường đại học. Đồng thời, sinh viên nhấn
mạnh tầm quan trọng của hệ thống quản lý nói chung, đặc biệt là cơ cấu quản
lý của trường đại học trong các vấn đề nâng cao chất lượng GDĐH.
Trong quyển sách “Quản lý hiệu quả lớp học” của tác giả Robert J.
Marzano đã trình bày khá chi tiết qua các nhóm vấn đề: Vai trò chủ đạo của
quản lý hiệu quả lớp học; Nội quy và quy tắc ứng xử; Can thiệp kỷ luật; Mối
quan hệ thầy - trò; Định hướng tâm lý; Trách nhiệm của học sinh đối với quản
lý lớp học; Để có một khởi đầu tốt và Quản lý ở cấp trường học [25].
2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
a. Sách chuyên khảo
Khoa học quản lý giáo dục ở nước ta mặc dù còn rất mới mẻ và non trẻ,
nhưng nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu về lĩnh vực này: Nhà nghiên
cứu Đặng Quốc Bảo với cuốc sách “Một số tiếp cận mới về khoa học quản lý và
vận dụng vào quản lý giáo dục” [1]; Bài giảng cho các khóa đào tạo Thạc sỹ,
Tiến sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc với tiêu
đề “Quản lý nguồn nhân lực giáo dục” [22]; Cuốn sách “Đại cương về khoa học
quản lý” (2004) của các tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc [7];
Cuốn sách “Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển hiện đại hóa” - Nhà xuất
12



bản giáo dục, năm 2007 của tác giả Vũ Ngọc Hải, Đặng Bá Lãm, Trần Khánh
Đức, Phan Văn Kha [16]; Cuốn “Quản lý Giáo dục” - Nhà xuất bản Đại học sư
phạm năm 2006 của các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo
[Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo
dục, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội]; Cuốn giáo trình “Khoa học quản lý
giáo dục” của các tác giả Nguyễn Thị Tuyết Hạnh và Lê Thị Mai Phương [15].
Trong quyển sách “Tinh hoa quản lý” do tác giả Nguyễn Cảnh Chất dịch
và biên soạn [6] đã trình bài các tác phẩm kinh điển trong lãnh đạo và quản lý
của các tác giả trên thế giới qua các vấn đề như: Những nguyên lý của việc quản
lý một cách khoa học; Làm thế nào để lựa chọn mô thức lãnh đạo; Những nhà tổ
chức vĩ đại; Mô thức mới của quản lý; Tính hai mặt của quyền lực; Nghệ thuật
quản lý của Nhật Bản…
Trong cuốn sách “Quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”
của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc chủ biên [24]. Chuyên khảo giới thiệu các vấn
đề chung về quản lý giáo dục, quá trình hình thành lý luận quản lý giáo dục, các
mô hình quản lý giáo dục, các cách tiếp cận lý luận quản lý giáo dục, chỉ ra
những khác biệt giữa lý luận quản lý giáo dục với các lĩnh vực khác cũng như
các đặc trưng quản lý giáo dục trong thế kỷ XXI. Chuyên khảo kiến giải về chức
năng trong quản lý nhà trường và sự điều hành một số công việc thực tế của nhà
trường về nhân sự, về quản lý tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục, hệ
thống thông tin trong quản lý giáo dục…. Chuyên khảo còn đề cập đến vận dụng
và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh và các nhà lý luận khác về giáo dục, về phát
triển con người cũng như nền tảng phương pháp luận cho việc nhận thức vấn đề
giáo dục và quản lý giáo dục của đất nước.
Trong quyển sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lãnh đạo và
quản lý giáo dục trong thời kỳ đổi mới” của Dự án Phát triển GV
THPT&TCCN, NXB Văn hóa - Thông tin, gồm có 16 chuyên đề: (1) Khái quát
về quản lý, (2) Năng lực và phát triển năng lực đối với cán bộ QLGD, (3) Chiến
lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 với sự nghiệp đổi mới căn bản và

13


toàn diện nền giáo dục Việt Nam, (4) Xây dựng văn hóa tổ chức, (5) Quản lý nhà
nước về giáo dục trong bối cảnh hiện nay, (6) Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo
dục, (7) Giám sát trong cơ quan QLGD và nhà trường, (8) Quản lý giáo dục ở
nước ta trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và đẩy mạnh hội nhập quốc
tế, (9) Ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định trong QLGD, (10) Quản lý
sự thay đổi trong giáo dục ở bối cảnh đổi mới, (11) Quản lý chất lượng giáo
dục, (12) Giao tiếp của cán bộ QLGD, (13) Phong cách lãnh đạo, (14) Tạo
động lực, (15) Quản lý xung đột, (16) Quản lý thông tin giáo dục trong nhà
trường. Bộ tài liệu đã được Hội đồng nghiệp thu cấp Bộ đánh giá rất cao. Bộ tài
liệu nhằm giúp các bộ QLGD nâng cao năng lực lãnh đạo, kỹ năng trong việc
quản lý điều hành các hoạt động giáo dục, phục vụ cho công cuộc đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục.
Tác giả Đặng Quốc Bảo (2006) [Đặng Quốc Bảo (2006), Hoạt động quản
lý và sự vận dụng vào quản lý nhà trường phổ thông (tổng thuật và giới thiệu), Học
viện Quản lý giáo dục] trong cuốn “Hoạt động quản lý và sự vận dụng vào

quản lý trường phổ thông” đã phân tích nội hàm của khái niệm quản lý, đề
cập đến những kỹ năng quản lý cơ bản và vấn đề quản lý nhà trường trong thế
kỉ XXI, đưa ra những phân tích, nhận định cụ thể về hoạt động quản lý với
những kỹ năng quản lý cần thiết. Đó cũng là một hướng nghiên cứu về năng
lực của người quản lý trên cơ sở phân tích hoạt động quản lý để xác định kỹ
năng tương ứng.
Tác giả Đặng Xuân Hải - Nguyễn Sỹ Thư trong cuốn sách “Quản lý
giáo dục, quản lý nhà trường trong bối cảnh thay đổi” đã trình bày các lý
thuyết quan trọng ứng dụng trong quản lý nhà trường như: Một số quan điểm
cơ bản trong quản lý giáo dục và quản lý nhà trường; Quản lý sự thay đổi trong
giáo dục và đối với nhà trường; Kỹ thuật quản lý sự thay đổi trong giáo

dục/nhà trường và cụ thể hóa quy trình quản lý sự thay đổi cho một hoạt động
giáo dục…

14


Trong cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào
đào tạo đại học hiện nay” (2013) của tác giả Hoàng Anh đã trình bày khá
toàn diện về lý luận của Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục; Tầm quan trọng
của việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học; Đào tạo đại học ở VN - Một số
điều suy ngẫm và qua đó vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam.
Trong cuốn sách “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam Thời cơ, thách thức và những vấn đề đặt ra” [19] của tác giả Phạm Văn Linh chủ
biên. Quyển sách giới thiệu thêm những thông tin và kiến thức cần thiết cho việc
đẩy mạnh mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT Việt Nam. Các tác giả đã
tổng hợp và trình bày nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về thời cơ, thách thức
đặt ra đối với nền giáo dục - đào tạo Việt Nam, trên cơ sở đó các tác giả cũng đề
xuất một số phương án nhằm đổi mới quan điểm, nhận thức về giáo dục - đào tạo
nói chung cũng như đổi mới GDĐH qua các nhóm vấn đề: (1) Đổi mới căn bản,
toàn diện GDĐH Việt Nam - Thời cơ, thách thức và những vấn đề đặt ra; (2) Về
hệ thống GDĐH phân tầng; (3) Cơ sở và nhận thức toàn cầu về một số vấn đề của
GDĐH; (4) Thúc đẩy đầu tư tư nhân vào GDĐH ở Việt Nam - Giải pháp đổi mới
cơ chế tài chính GDĐH.
Trong bộ Tài liệu bồi dưỡng: “Cán bộ quản lý khoa/phòng trường đại
học, cao đẳng” của Dự án Phát triển GV THPT và TCCN - Học viện Quản lý
giáo dục đã trình bày 16 chuyên đề bồi dưỡng: (1) Đường lối, chiến lược phát
triển GD&ĐT; (2) Khoa học quản lý và quản lý giáo dục vận dụng trong quản
lý trường ĐH, CĐ; (3) Quản lý nhà nước về GD&ĐT; (4) Lãnh đạo và quản
lý sự thay đổi trong trường ĐH, CĐ; (5) Đánh giá, kiểm định chất lượng GD
trường ĐH, CĐ; (6) Lập kế hoạch phát triển trường ĐH, CĐ; (7) Quản lý quá

trình đào tạo trong trường ĐH, CĐ; (8) Phát triển chương trình đào tạo ĐH,
CĐ; (9) Quản lý đánh giá kết quả học tập và rèn luyện; (10) Quản lý hoạt
động khoa học và công nghệ; (11) Quản lý nhân sự; (12) Quản lý tài chính, tài
sản; (13) Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với doanh nghiệp; (14) Phát
15


triển quan hệ hợp tác quốc tế của trường ĐH, CĐ; (15) Xây dựng và phát triển
văn hóa trường ĐH, CĐ; (16) Ứng dụng CNTT và truyền thông trong trường
ĐH, CĐ. Nội dung quyển tài liệu hướng tới phát triển các nhóm năng lực có
chọn lọc theo mô hình năng lực của người cán bộ quản lý Khoa/Phòng trường
ĐH, CĐ, tập trung vào các nhóm năng lực khái quát, định hướng dài hạn, liên
nhân cách - giao tiếp và năng lực kĩ thuật về quản lý trường ĐH, CĐ [11].
b. Bài báo khoa học
Tác giả Trần Văn Hòe (Trường Đại học Lao động - Xã hội) [Tạp chí
GD, số 307, kì 1 - 4/2013, tr 10 - 13] đã trình bày vấn đề khá mới mẻ về tiếp
cận chuẩn đầu ra trong đào tạo đại học, tác giả tổng quan các vấn đề nghiên
cứu về đào tạo và quản trị đào tạo theo chuẩn đầu ra từ kinh nghiệm quốc tế
và ở Việt Nam, từ đó tác giả đưa ra những bài học kinh nghiệm về đào tạo và
quản trị đào tạo theo chuẩn đầu ra:
+ Cần phân biệt chuẩn đầu ra và mục tiêu đào tạo;
+ Chuẩn đầu ra cần được xây dựng gắn với các chương trình đào tạo;
+ Chuẩn đầu ra phải được xây dựng và phát triển trên cơ ở hai trụ cột
cơ bản: lấy “khách hàng” làm trung tâm; chuẩn đầu ra phải bao trùm lên các
vấn đề về chương trình đào tạo, nội dung các học phần, phương pháp giảng
dạy, chiến lược đào tạo và phân bổ thời gian thích hợp;
+ Chuẩn đầu ra cần phải gắn với một thang đo và dựa trên thang đo đó
để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh
giá đầy đủ nhằm biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo của SV;
+ Việc xây dựng chuẩn đầu ra cần tiến hành theo một quy trình càng

chặt chẽ càng tốt;
+ Việc công bố chuẩn đầu ra không chỉ cho cán bộ, giảng viên và sinh
viên của trường mà còn phải phổ biến rộng rãi trong toàn xã hội;
+ Sau khi công bố chuẩn đầu ra, trường ĐH cần yêu cầu các đơn vị đào
tạo và quản trị đào tạo xây dựng chiến lược và kế hoạch triển khai thực hiện
chuẩn đầu ra.
16


Tác giả Lê Quang Sơn (Trường ĐHSP, ĐH Đà Nẵng) đã nêu lên những
vấn đề của quản lý đào tạo theo tín chỉ ở các trường đại học sư phạm: đặc thù
của đào tạo theo học chế tín chỉ; các nội dung trong quản lý đào tạo ở trường
đại học và những vấn đề của quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường
ĐHSP. Tác giả nhấn mạnh, nếu giải quyết tốt các vấn đề về quản lý mục tiêu
đào tạo; quản lý nội dung và chương trình đào tạo; quản lý hoạt động dạy của
giảng viên; quản lý hoạt động học của SV; quản lý cơ sở vật chất, tài chính
phục vụ dạy học; quản lý môi trường đào tạo và quản lý các hoạt động phục
vụ đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo thì chất lượng giáo dục và đào tạo
được nâng cao. [Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 6,
2010, tr 125 - 133].
Trong tác phẩm “Vị thế nhà giáo” - năm 2012 của UNESCO và ALO,
các nhà khoa học Nguyễn Quang Kính và Phạm Đỗ Nhật Tiến đã phối hợp
chuyển ngữ hai tài liệu quan trọng: Khuyến nghị của ILO và UNESCO về vị
thế nhà giáo (1996) và Khuyến nghị của UNESCO về vị thế của giáo chức đại
học (1997). Mặc dù các văn bản này được UNESCO và ILO soạn thảo và
công bố đã lâu song do xuất phát từ quan điểm căn bản là tôn vinh nhà giáo
và nghề dạy học nên khuyến nghị của hai tổ chức quốc tế này vẫn đang là
những gợi ý rất có giá trị đối với các chuyên gia có trách nhiệm hoạch định
chính sách giáo dục nước ta cũng như các nhà giáo, nhà khoa học đang nghiên
cứu và giảng dạy không chỉ ở trường sư phạm mà nói chung ở tất cả các

trường đại học. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bộ quản lý giáo dục
ở tất cả các cấp trong quá trình triển khai chủ trương đổi mới căn bản và toàn
diện nền giáo dục quốc dân.
Phạm Quang Sáng [26] với đề tài trọng điểm cấp Bộ B2007-37-31TĐ:
“Xây dựng mô hình dự báo phát triển giáo dục đại học Việt Nam” đã trình bày
quan niệm về phát triển GDĐH, tổng quan xu thế phát triển GDĐH trên thế
giới những thập niên gần đây, xác định các nhân tố cơ bản (chính trị, xã hội,
kinh tế, giáo dục) tác động đến phát triển GDĐH, từ đó xây dựng và thực
17


nghiệm một số mô hình dự báo về quy mô, cơ cấu trình độ của GDĐH Việt
Nam đến 2020. Đề tài cũng trình bày về các phương pháp dự báo: phương
pháp ngoại suy, phương pháp làm trơn hàm mũ, phương pháp mô hình hóa.
Đề tài “Nghiên cứu dự báo nhu cầu làm căn cứ cho việc lập quy hoạch
phát triển đội ngũ giáo viên” [28] đã thực hiện dự báo nhu cầu giáo viên phổ
thông đến năm 2020.
c. Luận án và các văn bản quy phạm pháp luật
Một số Luận án đã nghiên cứu đến những vấn đề về đào tạo đại học,
quản lý đào tạo đại học như: Luận án Tiến sĩ QLGD của Trần Thị Phương
Nam đã trình bày chi tiết về cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về dự báo
nhu cầu nhân lực trình độ cao đẳng, đại học. Nêu lên thực trạng dự báo nhu
cầu nhân lực trình độ cao đẳng, đại học ở Việt Nam và đề xuất quy trình, kỹ
thuật và giải pháp tăng cường các điều kiện để dự báo nhu cầu nhân lực trình
độ cao đẳng, đại học ở Việt Nam; Luận án Tiến sĩ QLGD của Trịnh Ngọc
Thạch đã đi sâu nghiên cứu và đánh giá thực trạng các mô hình quản lý đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học, từ đó hoàn thiện mô
hình quản lý phù hợp đối với đại học Việt Nam; Luận án Tiến sĩ QLGD của
Trần Văn Tùng đã có nghiên cứu và tổng quan những lý luận về quản lý và
quản lý đào tạo đại học theo kết quả và xây dựng quy trình và ứng dụng quản

lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết
quả; Luận án Tiến sĩ QLGD của Nguyễn Thị Thu Thủy đã trình bày tổng quan
những nghiên cứu về quản lý đào tạo giáo viên ở Đại học quốc gia Hà Nội.
Ngoài ra, tác giả còn trình bài các khái niệm rất sâu về quản lý, đào tạo và
quản lý đào tạo.
3. Về vấn đề đào tạo giáo viên và quản lý đào tạo giáo viên trung học
3.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Xây dựng và phát triển đội ngũ GV trong giáo dục được các nước trên
thế giới đặt lên hàng đầu, là một trong những nội dung cơ bản trong các cuộc
cách mạng cải cách giáo dục, chấn hưng, phát triển đất nước. Lê Nin rất coi
18


trọng việc xây dựng đội ngũ GV và yêu cầu: “Nâng cao một cách có hệ thống,
kiên nhẫn, liên tục trình độ và tinh thần của GV nhưng điều chủ yếu, chủ yếu
và chủ yếu là cải thiện đời sống vật chất cho họ” [V.I.Lê Nin (1976), Bàn về
giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.241]. Đến nay, có khá nhiều công trình
nghiên cứu về quản lí và phát triển đội ngũ GV trong khu vực và trên thế giới.
Có thể kể một số công trình của các tác giả tiêu biểu như Eleonora VilegasReiers (1998); Glatthorn (1995); Ganser (2000); Felding và Schalock (1985);
Cochran-Smith và Lytle (2001); Walling và Levis (2000); Cobb (1999); Kettle
và Sellars (1996); Kalelestad và Olweus (1998); Youngs (2001); Grosso de
Leon (2001); Guzman (1995); Mc. Ginn và Borden (1995); Tattlo (1999);
Darling-Hammond (1999); Loucks-Horsely và Matsumoto (1999); Borko và
Putnam(1995). Ngoài ra, chúng ta còn gặp những kết quả nghiên cứu về GV
phổ thông trong các báo cáo của Uỷ ban quốc gia về giáo dục và tương lai
Hoa Kì các năm 1996, 1997... Tất cả các công trình trên có thể phân chia theo
4 hướng nghiên cứu chính:
+ Nghiên cứu các mô hình và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nghề
nghiệp GV;
+ Nghiên cứu các hoạt động hỗ trợ thực tiễn để phát triển nghề nghiệp GV;

+ Nghiên cứu cải tiến các kĩ năng và tăng cường hiểu biết nghề nghiệp
cho GV. Xu hướng này đang được các quốc gia trong khối APEC triển khai
thực hiện đào tạo, bồi dưỡng GV. Theo xu hướng này, các quốc gia ở Châu Á
- Thái Bình Dương cũng coi đào tạo và bồi dưỡng GV là một trong những
khâu then chốt để phát triển kinh tế ở các nước này. Các nước này rất coi
trọng nâng cao nghề nghiệp liên tục cho GV;
+ Nghiên cứu phát triển nghề nghiệp cho GV như là một yêu cầu của
tiến trình cải cách giáo dục.
Nhóm tác giả Cary J. Trexler - James Cameron - Lucille Gregorio Norio Kato - Peter Thursby - Sean McGough - Ryuichi Sugiyama và các cộng
sự đã tổng quan và giới thiệu rất chi tiết về mô hình đào tạo GV THPT và
19


trung cấp chuyên nghiệp của một số quốc gia: Hoa Kì; CHLB Đức; Vương
quốc Anh; Australia; Nhật Bản; Philippines; Pháp và CHND Trung Hoa. Các
tác giả đã đi sâu phân tích và giới thiệu có hệ thống về các mặt: hệ thống giáo
dục của các nước; công tác đào tạo và mô hình đào tạo giáo viên; chính trị và
quản trị trường học; tuyển dụng giáo viên; chính sách phát triển giáo viên;
kiểm định chất lượng giáo dục… Đặc biệt, tiếp thu kinh nghiệm của các nước,
nhóm tác giả cũng đúc kết được nhiều bài học cho Việt Nam về mô hình đào
tạo GV THPT và TCCN; vấn đề lương và các hình thức khuyến khích khác;
bản chất của việc đào tạo; kiến nghị những giải pháp phát triển hệ thống
chuẩn; đổi mới nội dung, chương trình đào tạo…
Whitaker K.S. (2003) [33] trong bài viết trên Tạp chí Quản trị Giáo dục
đã trình bày một cái nhìn tổng quan về vai trò thay đổi của hiệu trưởng và
giáo viên. Đó là những thay đổi về vai trò của quản lý, trách nhiệm tăng, vấn
đề quản lý và lãnh đạo, thay đổi mối quan hệ với cộng đồng… Nghiên cứu
này đưa ra mối liên hệ giữa các thay đổi vai trò chủ yếu và những khó khăn
trong việc tuyển dụng và phát triển hiệu trưởng, một số kết luận và kiến nghị
để giải quyết những khó khăn đó.

Williamson R. (2010) [34] bàn về vấn đề phát triển lãnh đạo nhà trường
thế kỷ XXI đã chỉ ra mối quan hệ giữa việc nghiên cứu những gì hiệu trưởng
cần làm với việc xác định các hình thức học tập chuyên sâu hay phát triển khả
năng lãnh đạo của họ. Nghiên cứu đã tổng hợp một số kết quả phát triển một
mô hình về xây dựng năng lực lãnh đạo trong ngành giáo dục. Mô hình này
bao gồm ba năng lực then chốt cần có để xây dựng chương trình khung học
tập chuyên nghiệp của lãnh đạo nhà trường là: năng lực cá nhân, khả năng
giao tiếp và năng lực tổ chức.
Năm 1991, Wily H. đã có cuốn Management and its Linkages with
School Effectiveness (Quản lý và những kết nối của nó với hiệu quả trường
học). Tác giả đã nêu lên mối quan hệ biện chứng của quản lý nhà trường với
các yếu tố mang lại hiệu quả trường học như mục đích giáo dục, thiết chế giáo
20


dục, hoạt động của đội ngũ GV, hoạt động của HS, cơ sở vật chất giáo dục và
môi trường giáo dục.
Năm 1991, tổ chức UNESCO đã xuất bản tập tài liệu Micro-Level
Educational Plannning and Management - Handbook (Sổ tay kế hoạch và
quản lý giáo dục cấp vi mô). Khác với tất cả các công trình đã giới thiệu, ở
đây các tác giả đã thông qua việc hướng dẫn phương pháp xác lập kế hoạch
quản lý giáo dục cấp vi mô để nêu lên quan điểm và phương thức đánh giá
hiệu quả dạy học thông qua hiệu quả đào tạo.
Trong nghiên cứu của mình về đào tạo GV, Michel Develay đã bắt đầu
từ lí luận về học đến lí luận về dạy để nghiên cứu về đào tạo GV. Theo ông:
“Đào tạo GV mà không làm cho họ có trình độ cao về năng lực tương ứng
không chỉ với các sự kiện, khái niệm, định luật, định lí, hệ biến hóa của môn
học đó, mà còn cả với khoa học luận của chúng là không thể được” [32].
Ngoài ra, trong tác phẩm này, ông còn đề cập đến nội dung, cách thức đào tạo,
tính chất và bản sắc nghề nghiệp của GV...

Báo cáo tại Hội thảo ASD Armidele năm 1985 do UNESCO tổ chức, đã
đề cập đến vai trò của GV trong thời đại mới, cụ thể là người thiết kế, tổ chức,
cổ vũ, canh tân. Để GV thực hiện tốt các vai trò này, đòi hỏi phải nâng cao
chất lượng GV như: Chương tŕnh đào tạo GV cần triệt để sử dụng các thiết bị
và phương pháp dạy học tốt nhất; GV phải được đào tạo để trở thành nhà giáo
dục hơn là thợ dạy; việc dạy học phải thích nghi với người học chứ không
phải buộc người học tuân theo những quy định đặt sẵn từ trước theo thông lệ
cổ truyền [9].
Công trình nghiên cứu chung của các nước thành viên OECD đă chỉ ra
các yêu cầu của một GV bao gồm: kiến thức phong phú về phạm vi chương
trình và phạm vi bộ môn mình dạy; kĩ năng sư phạm; có tư duy phản ánh,
năng lực tự phê; biết cảm thông và cam kết tôn trọng phẩm giá của người
khác; có năng lực quản lí.

21


Ở Đức, Quá trình Bologna - Không gian đại học châu Âu: Trong cuộc
cạnh tranh quốc tế giành vị trí hàng đầu, nước Đức cùng với các láng giềng
của mình đã đặt ra nhiệm vụ đến năm 2010 tạo ra một không gian đại học
châu Âu đa dạng, hấp dẫn và minh bạch. Trên cơ sở một thoả thuận năm 1998
(Tuyên bố Sorbonne) giữa các bộ trưởng giáo dục Pháp, Đức, Ý và Anh một
năm sau đã phát triển thành tuyên bố của các bộ trưởng giáo dục từ 29 nước
châu Âu ký. Việc chuẩn bị và triển khai tuyên bố này được gọi là quá trình
Bologna (tên thành phố của Italy, nơi diễn ra hội nghị này), hiện nay có 46
nước thành viên tham gia úa trình Bologna.
Mục tiêu của quá trình Bologna là đưa vào một hệ thống học tập phân
bậc Bachelor và Master với các bằng tốt nghiệp được công nhận tương
đương toàn châu Âu và việc cải thiện quá trình bảo đảm chất lượng cũng như
gia tăng tính linh động trong lĩnh vực đại học cùng phát triển chung mạnh mẽ

hơn. Những nội dung của quá trình Bologna kể từ tuyên bố Boglona năm
1999, tại các hội nghị bộ trưởng luôn được bổ sung tiếp:
+ Đưa vào một hệ thống các bằng tốt nghiệp phân hai bậc (Bachelor và
Master) được công nhận tương đương, giai đoạn bảo vệ tiến sĩ như là bậc thứ
ba của đào tạo ở trường đại học;
+ Định nghĩa một khung cho các bằng tốt nghiệp tương đương và tương
thích trên cấp độ quốc gia và châu Âu (khung trình độ) và đưa vào một hệ
thống tín chỉ châu Âu ECTS (European Credit Transfer System);
+ Khuyến khích tính linh động thông qua các biện pháp phù hợp, ví dụ
như qua việc đưa vào và tăng cường các hợp tác đại học và bằng tốt nghiệp
kép (Joint Degrees), cũng như việc gỡ bỏ các cản trở đối với tính linh động;
+ Cải thiện việc công nhận các bằng tốt nghiệp và thành tích học tập
qua việc phê chuẩn và triển khai công ước Lissabon; đưa vào các công cụ
minh bạch hoá như ECTS và Diploma Supplement (bổ sung tốt nghiệp);
+ Hợp tác châu Âu trong lĩnh vực bảo đảm chất lượng cũng như
khuyến khích bảo đảm chất lượng trên bình diện thiết chế, quốc gia và châu
22


Âu, triển khai các chuẩn và định hướng được quyết định ở Bergen đối với bảo
đảm chất lượng, trong đó có việc thông qua các cơ sở của cơ quan đăng ký
chất lượng châu Âu EQAR, được tiếp nhận vào chi nhánh bảo đảm chất lượng
theo đơn đề nghị, làm việc theo các chuẩn và định hướng đối với bảo đảm
chất lượng trong không gian đại học châu Âu;
+ Khuyến khích quy mô châu Âu trong đào tạo đại học;
+ Đưa vào khái niệm học cả đời qua việc tạo ra những chương trình
học linh hoạt trong lĩnh vực đại học hay thông qua quy trình cho việc công
nhận sớm hơn, cả đối với các kiến thức được tiếp thu ngoài phạm vi đại học;
+ Sinh viên tham gia vào quá trình Bologna; tăng cường quy mô xã hội
của giáo dục đại học thông qua bình đẳng về cơ hội nhiều hơn;

+ Tăng sự hấp dẫn của không gian đại học châu Âu với phạm vi toàn
cầu. Không gian đại học châu Âu sẽ hấp dẫn và mở cửa đối với thế giới.
+ Việc nâng cao trình độ nghề nghiệp, khả năng về việc làm của các
sinh viên tốt nghiệp của tất cả ba bậc phải được chú trọng hơn. Các trường đại
học chăm lo cho một nền tảng tri thức rộng, nhưng cũng chuẩn bị cho thị
trường lao động. Những tài năng khoa học giỏi nhất phải được chuẩn bị một
cách tố nhất cho sự nghiệp khoa học.
Quá trình Bologna đã góp phần hiện đại hoá thành công các trường đại
học Đức. Những thoả thuận của các uỷ ban quốc tế của quá trình Bologna
được liên bang và các bang triển khai trong khuôn khổ các thẩm quyền tương
ứng. Việc chuyển đổi các khoá học sang hệ thống đào tạo hai bậc
Bachelor-/Master (BA/MA) là kết quả nổi tiếng nhất của cải cách Bologna.
Người học Bachelor sau ba đến bốn năm sẽ có một bằng tốt nghiệp tạo khả
năng bước vào nghề sớm hơn so với từ trước đến nay vì theo hệ đại học cũ
của Đức kéo dài 5 năm cho kỹ sư. Nhưng trước hết, hệ thống học tập này có
sự tương thích quốc tế và như vậy tạo cơ sở cho nhiều tính linh động hơn
trong học tập. Vào học kỳ đông 2008/2009 có 75% tất cả các khoá đào tạo
(9.200 trong tổng số 12.300 khoá) tại các trường đại học Đức đã được chuyển
23


×