Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu phân phối nước hiệu quả, phục vụ đa mục tiêu cho hồ chứa nước suối hai huyện ba vì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

TRẦN ĐỨC THÀNH

NGHIÊN CỨU PHÂN PHỐI NƯỚC HIỆU QUẢ, PHỤC VỤ ĐA
MỤC TIÊU CHO HỒ CHỨA NƯỚC SUỐI HAI,
HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

TRẦN ĐỨC THÀNH

NGHIÊN CỨU PHÂN PHỐI NƯỚC HIỆU QUẢ, PHỤC VỤ ĐA
MỤC TIÊU CHO HỒ CHỨA NƯỚC SUỐI HAI,
HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
Mã số: 60.58.02.12

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. LƯU VĂN QUÂN



HÀ NỘI, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học của mình, cụ thể:
Tên tác giả: Trần Đức Thành
Người hướng dẫn: TS. Lưu Văn Quân
Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu phân phối nước hiệu quả, phục vụ đa mục tiêu cho
hồ chứa nước Suối Hai huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”
Tôi cam đoan đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa công bố
nội dung này ở bất cứ đâu. Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực, nguồn
trích dẫn có chú thích rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp
chí, các công trình đã được công bố, các website.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.

Hà Nội, ngày....tháng....năm 2017
Tác giả

Trần Đức Thành

i


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều cơ
quan, tổ chức, cá nhân. Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tác giả được bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ trong
quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.

Trước hết tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Thủy lợi. Với
sự quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, đến nay tác giả đã có thể
hoàn thành luận văn, đề tài:
“ Nghiên cứu phân phối nước hiệu quả, phục vụ đa mục tiêu cho hồ chứa nước
Suối Hai huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”.
Đặc biệt tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo – TS. Lưu Văn Quân
đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tác giả hoàn thành tốt luận văn này trong thời gian
qua.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Trường Đại học Thủy lợi, Công ty TNHH
MTV Thủy lợi Sông Tích, Xí nghiệp Thủy lợi Ba Vì, các Khoa Phòng ban chức năng,
gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu đề tài.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, luận văn này không thể
tránh được những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến
của các thầy, cô để tác giả có điều kiện bổ sung, nâng cao trình độ của mình, phục vụ
tốt hơn công tác thực tế sau này.
Xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH......................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ix
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..............................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................4
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................................4
4. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .....................................................................................4

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ
NGUỒN NƯỚC THUỘC HỒ CHỨA NƯỚC SUỐI HAI .............................................5
1.1

Tổng quan về sử dụng nước có hiệu quả cho các hồ chứa nước. ......................5

1.1.1

Tổng quan về hồ chứa nước ........................................................................5

1.1.2

Tổng quan về sử dụng nước của hồ chứa nước tại Việt Nam .....................6

1.1.3

Các nghiên cứu có liên quan về sử dụng nước của hồ chứa .......................8

1.2

Giới thiệu về hồ chứa nước Suối Hai ...............................................................10

1.2.1

Điều kiện tự nhiên và kinh tế dân sinh xã hội ...........................................10

1.2.2


Các thông số chính và hiện trạng hệ thống hồ chứa nước Suối Hai .........20

1.2.3

Tình trạng phân phối nước hiện tại của hồ................................................23

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN LƯỢNG NƯỚC ĐẾN HỒ VÀ NHU
CẦU SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC HỒ .........................................................................26
2.1

Tính toán, xác định mưa tưới thiết kế ..............................................................26

2.1.1
2.2

Tính toán các đặc trưng khí tượng thiết kế ...............................................27

Tính toán lượng nước đến hồ ứng với các kịch bản về mưa............................33

2.2.1

Tính toán dòng chảy năm ..........................................................................33

2.2.2

Phân phối dòng chảy năm thiết kế ............................................................37

2.2.3


Tính toán bốc hơi thiết kế .........................................................................41

2.3

Tính toán nhu cầu nước của các đối tượng dùng nước trong hệ thống ...........43

2.3.1

Các đối tượng sử dụng nước trong hệ thống thủy lợi ...............................43

2.3.2

Tính toán nhu cầu nước cho các đối tượng dùng nước .............................43

iii


2.3.3

Tổng hợp nhu cầu dùng nước toàn hệ thống............................................. 52

CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT HỒ VỚI CÁC KỊCH BẢN CÓ THỂ XẢY
RA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT CỦA HỒ SUỐI HAI ......................... 54
3.1

Tính toán sơ bộ cân bằng nước của hồ chứa Suối Hai trong điều kiện hiện tại.
54

3.2


Tính điều tiết hồ với các kịch bản mưa. .......................................................... 57

3.2.1

Kịch bản điều tiết hồ khi chưa hạ mực nước để phát triển du lịch. ......... 59

3.2.2

Kịch bản điều tiết hồ khi đã hạ thấp mực nước hồ để phát triển du lịch. . 73

3.3

Đề xuất giải pháp cho các kịch bản. ................................................................ 79

3.3.1

Giải pháp chung: ....................................................................................... 79

3.3.2

Giải pháp chi tiết cho từng kịch bản ......................................................... 81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 90
Kết luận ..................................................................................................................... 90
Kiến nghị ................................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 93
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 95

iv



DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội ...........................................................11
Hình 1.2. Hồ chứa nước Suối hai, huyện Ba Vì, tp. Hà Nội .........................................12
Hình 1.3.Một số hình ảnh hồ chứa nước Suối Hai ........................................................20
Hình 1.4. Hiện trạng hồ Suối Hai ..................................................................................23
Hình 2.1. Mô hình phân phối dòng chảy năm thiết kế ..................................................41

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1. Tổng hợp và phân loại hồ chứa thủy lợi ........................................................ 5
Bảng 1. 2. Các hồ chứa thủy lợi, thủy điện quan trọng của nước ta (*).......................... 6
Bảng 1. 3.Nhiệt độ trung bình tháng năm trạm Suối Hai.
............................... 14
Bảng 1. 4. Độ ẩm không khí tương đối trung bình tháng trạm Suối Hai ...................... 15
Bảng 1. 5. Tổng lượng bốc hơi TB năm, và TB tháng max, min nhiều năm (ống Pich) .... 16
Bảng 1. 6. Tốc độ gió trung bình tháng trạm Suối Hai ................................................. 16
Bảng 1. 7. Số giờ nắng trong tháng .............................................................................. 16
Bảng 1. 8. Diện tích tự nhiên – dân số - mật độ dân số các đơn vị hành chính huyện
(đến 31/12/2015) ........................................................................................................... 17
Bảng 1. 9. Các thông số kỹ thuật chính công trình đầu mối: ........................................ 22
Bảng 2. 1. Kết quả tính toán các thông số thống kê X , C v ,C s 30
Bảng 2. 2. Bảng thống kê chọn mô hình mưa điển hình cho từng vụ ........................... 32
Bảng 2. 3. Bảng phân phối mưa thiết kế theo tháng ứng với tần suất P=75% ............. 33
Bảng 2. 4.Tổng hợp các thông số dòng chảy năm lưu vực hồ chứa nước Suối Hai ..... 37
Bảng 2. 5. Phân phối dòng chảy đến hồ Suối Hai ......................................................... 40
Bảng 2. 6. Phân phối bốc hơi phụ thêm khu vực hồ chứa Suối Hai (mm) ................... 43

Bảng 2. 7. Độ ẩm đất canh tác....................................................................................... 45
Bảng 2. 8. Thời kỳ sinh trưởng và hệ số cây trồng của lúa ........................................... 45
Bảng 2. 9. Thời kỳ và hệ số cây trồng của cây trồng cạn ............................................. 46
Bảng 2. 10. Chiều sâu bộ rễ của cây trồng cạn ............................................................. 46
Bảng 2. 11 . Cơ cấu cây trồng thời kỳ hiện tại .............................................................. 47
Bảng 2. 12 Tổng hợp mức tưới cho lúa vụ chiêm ......................................................... 47
Bảng 2. 13. Tổng hợp mức tưới cho lúa vụ mùa ........................................................... 47
Bảng 2. 14. Tổng hợp mức tưới cho ngô đông ............................................................. 47
Bảng 2. 15. Tổng hợp nhu cầu nước cho các loại cây trồng ......................................... 48
Bảng 2. 16.Quy mô đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn thời điểm hiện tại..................... 49
Bảng 2. 17. Tổng hợp nhu cầu nước do chăn nuôi...................................................... 49
Bảng 2. 18. Diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thời điểm hiện tại ................... 50
Bảng 2. 19. Tổng hợp nhu cầu nước cho thủy sản ....................................................... 50
Bảng 2. 20. Bảng kết quả yêu cầu nước cho sinh hoạt ( 106m3) ................................... 51
Bảng 2. 21. Bảng kết quả yêu cầu nước cho khách du lịch.......................................... 52
Bảng 2. 22. Bảng kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước tại mặt ruộng của hệ thống .... 52
Bảng 2. 23. Bảng kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước tại công trình đầu mối của toàn
hệ thống thời kỳ hiện tại ................................................................................................ 53
Bảng 3. 1. Kết quả tính toán cân bằng nước sơ bộ trong hệ thống – hồ Suối Hai chưa
kể đến tổn thất
54
Bảng 3. 2. Quan hệ giữa cao trình và dung tích hồ, diện tích hồ .................................. 55
Bảng 3. 3. Xác định tổn thất do thấm và bốc hơi .......................................................... 56
vi


Bảng 3. 4. Kết quả tính toán cân bằng nước sơ bộ trong hệ thống – hồ Suối Hai đã kể
đến tổn thất. ...................................................................................................................57
Bảng 3. 5. Bảng giao khoán giờ vận hành trạm bơm Trung Hà ....................................59
Bảng 3. 6. Bảng thống kê chọn mô hình mưa điển hình cho từng vụ ...........................60

Bảng 3. 7. Bảng phân phối mưa thiết kế theo tháng ứng với tần suất P=50% .............60
Bảng 3. 8.Tổng hợp mức tưới cho lúa vụ chiêm ...........................................................60
Bảng 3. 9. Tổng hợp mức tưới cho lúa vụ mùa .............................................................60
Bảng 3. 10. Tổng hợp mức tưới cho ngô đông ..............................................................61
Bảng 3. 11. Tổng hợp nhu cầu nước cho các loại cây trồng .........................................61
Bảng 3. 12. Bảng kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước của hệ thống ..........................61
Bảng 3. 13. Bảng kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước tại công trình đầu mối của toàn
hệ thống thời kỳ hiện tại ................................................................................................62
Bảng 3. 14. Kết quả tính toán cân bằng nước sơ bộ trong hệ thống – hồ Suối Hai chưa
kể đến tổn thất................................................................................................................62
Bảng 3. 15.Kết quả tính toán cân bằng nước sơ bộ trong hệ thống – hồ Suối Hai đã kể
đến tổn thất. ...................................................................................................................63
Bảng 3. 16. Bảng thống kê chọn mô hình mưa điển hình cho từng vụ ........................65
Bảng 3. 17.Bảng phân phối mưa thiết kế theo tháng ứng với tần suất P=85% .............65
Bảng 3. 18. Tổng hợp mức tưới cho lúa vụ chiêm ........................................................66
Bảng 3. 19. Tổng hợp mức tưới cho lúa vụ mùa ...........................................................66
Bảng 3. 20. Tổng hợp mức tưới cho ngô đông ..............................................................66
Bảng 3. 21. Tổng hợp nhu cầu nước cho các loại cây trồng .........................................66
Bảng 3. 22. Bảng kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước của hệ thống ..........................67
Bảng 3. 23. Bảng kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước tại công trình đầu mối của toàn
hệ thống thời kỳ hiện tại
............................67
Bảng 3. 24.Kết quả tính toán cân bằng nước sơ bộ trong hệ thống – hồ Suối Hai chưa
kể đến tổn thất................................................................................................................67
Bảng 3. 25.Kết quả tính toán cân bằng nước sơ bộ trong hệ thống – hồ Suối Hai đã kể
đến tổn thất. ...................................................................................................................68
Bảng 3. 26. Bảng thống kê chọn mô hình mưa điển hình cho từng vụ .........................69
Bảng 3. 27.Bảng phân phối mưa thiết kế theo tháng ứng với tần suất P=95% .............70
Bảng 3. 28. Tổng hợp mức tưới cho lúa vụ chiêm ........................................................70
Bảng 3. 29.Tổng hợp mức tưới cho lúa vụ mùa ............................................................70

Bảng 3. 30. Tổng hợp mức tưới cho ngô đông ..............................................................70
Bảng 3. 31. Tổng hợp nhu cầu nước cho các loại cây trồng .........................................71
Bảng 3. 32.Bảng kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước của hệ thống ...........................71
Bảng 3. 33. Bảng kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước tại công trình đầu mối của toàn
hệ thống thời kỳ hiện tại ................................................................................................72
Bảng 3. 34. Kết quả tính toán cân bằng nước sơ bộ trong hệ thống – hồ Suối Hai chưa
kể đến tổn thất................................................................................................................72

vii


Bảng 3. 35. Kết quả tính toán cân bằng nước sơ bộ trong hệ thống – hồ Suối Hai đã kể
đến tổn thất. ................................................................................................................... 73
Bảng 3. 36. Kết quả tính toán cân bằng nước sơ bộ trong hệ thống – hồ Suối Hai chưa
kể đến tổn thất ............................................................................................................... 74
Bảng 3. 37. Kết quả tính toán cân bằng nước sơ bộ trong hệ thống – hồ Suối Hai khi hạ
mực nước hồ đã kể đến tổn thất. ................................................................................... 74
Bảng 3. 38. Kết quả tính toán cân bằng nước sơ bộ trong hệ thống – hồ Suối Hai chưa
kể đến tổn thất ............................................................................................................... 75
Bảng 3. 39. Kết quả tính toán cân bằng nước sơ bộ trong hệ thống – hồ Suối Hai khi hạ
mực nước hồ đã kể đến tổn thất. ................................................................................... 76
Bảng 3. 40. Kết quả tính toán cân bằng nước sơ bộ trong hệ thống – hồ Suối Hai chưa
kể đến tổn thất ............................................................................................................... 77
Bảng 3. 41. Kết quả tính toán cân bằng nước sơ bộ trong hệ thống – hồ Suối Hai khi hạ
mực nước hồ đã kể đến tổn thất. ................................................................................... 78
Bảng 3. 54. Cơ cấu cây trồng sau khi đã chuyển đổi KB 1-2 ....................................... 82
Bảng 3. 55.Tổng hợp mức tưới cho ngô vụ Chiêm Xuân KB 1-2 ................................ 82
Bảng 3. 56. Tổng hợp nhu cầu nước cho các loại cây trồng khi đã chuyển đổi cơ cấu
KB 1-2 ........................................................................................................................... 82
Bảng 3. 57. Bảng điều tiết nước hồ khi đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đã kể đến

tổn thất KB 1-2 .............................................................................................................. 83
Bảng 3. 58. Cơ cấu cây trồng sau khi đã chuyển đổi KB 1-3 và 2-3 ............................ 84
Bảng 3. 59. Tổng hợp mức tưới cho ngô vụ Chiêm Xuân KB 1-3 và 2-3 .................... 84
Bảng 3. 60. Tổng hợp nhu cầu nước cho các loại cây trồng khi đã chuyển đổi cơ cấu
KB 1-3 và 2-3 ................................................................................................................ 85
Bảng 3. 61. Bảng điều tiết nước hồ khi đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đã kể đến
tổn thất KB 1-3 và 2-3 ................................................................................................... 85
Bảng 3. 62.Cơ cấu cây trồng sau khi đã chuyển đổi KB 2-2 ........................................ 88
Bảng 3. 63. Tổng hợp mức tưới cho ngô vụ Chiêm Xuân KB 2-2 ............................... 88
Bảng 3. 64.Tổng hợp nhu cầu nước cho các loại cây trồng khi đã chuyển đổi cơ cấu
KB 2-2 ........................................................................................................................... 88
Bảng 3. 65. Bảng điều tiết nước hồ khi đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đã kể đến
tổn thất KB 2-2 .............................................................................................................. 89

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH: Biến đổi khí hậu
UBND: Ủy ban nhân dân
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TN&MT: Tài nguyên và Môi trường
TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
XNTL: Xí nghiệp Thủy lợi

ix




MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nhiều hệ thống ao, hồ, kênh
mương, sông, suối phong phú cùng lượng mưa trung bình hàng năm tương đối lớn, từ
1.200 đến 3.000 mm. Nước ta có nguồn tài nguyên nước phong phú và đa dạng thuộc
loại cao trên thế giới và có trữ lượng nước dồi dào. Đây chính là một trong những điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
Vào những năm cuối của thập kỷ 90, đã có nhiều dự án xây dựng công trình thuỷ lợi
lớn, vừa và nhỏ. Mục đích để tăng cường điều hòa dòng chảy, nhiều công trình thủy
lợi, đặc biệt là công trình hồ chứa đã được xây dựng nhằm phục vụ đời sống và sản
xuất cũng như phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai. Các công trình này đã góp phần quan
trọng trong việc đạt được những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam
trong thời gian qua.
Tuy vậy, do sự phân bố lượng mưa rất không đều giữa các mùa trong năm và giữa các
vùng, các lưu vực sông trong cả nước, gây ra lũ lụt vào mùa mưa và hạn hán, thiếu
nước về mùa khô. Cùng với quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, những
vấn đề mới nảy sinh như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm dòng chảy sông hồ, sự cạn kiệt
nguồn nước… Bên cạnh đó là các công trình thủy lợi còn hạn chế trong việc quản lý,
quy hoạch điều tiết nước từ đó đã và đang gây ra những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng
tiêu cực đến sự phát triển và an sinh xã hội.
Hiện nay, tình hình quy hoạch thuỷ lợi trên địa bàn Thành phố Hà nội nói chung và
trên địa bàn huyện Ba Vì nói riêng đã và đang được triển khai xây dựng, rà soát bổ
sung qua nhiều thời kỳ phù hợp với diễn biến thời tiết, tốc độ phát triển và khả năng
đầu tư của từng giai đoạn. Việc thực hiện quy hoạch thuỷ lợi về cơ bản đã đi đúng
hướng và đáp ứng các yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân….
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của Huyện, với những nguyên
nhân khác nhau mà hiện tại hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện đã và đang
bộc lộ những tồn tại như sau:
1



- Nhu cầu tưới, tiêu thay đổi: Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển đổi mới
trong cơ cấu kinh tế đất nước từ hình thức kinh tế bao cấp chuyển sang kinh tế thị
trường. Trong lĩnh vực nông nghiệp với những thành tựu khoa học nhất định đã sản
xuất ra nhiều giống lúa mới được áp dụng đại trà có thời gian sinh trưởng ngắn, yêu
cầu nước nhiều hơn đã làm thay đổi hệ số tưới và mức tưới thiết kế. Điều này đã làm
thay đổi khả năng phục vụ của các hệ thống tưới đã xây dựng theo các quy hoạch
trước đây. Sự thay đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang cây màu, cây công nghiệp đồng
thời với sự phát triển các khu dân cư, đô thị đã làm tăng hệ số tưới, tiêu thiết kế.
Thay đổi nhiệm vụ của nhiều hệ thống thuỷ lợi trong khu vực từ tưới sang dịch vụ tạo
cảnh quan môi trường sinh thái phát triển du lịch, thể dục thể thao,…Các thay đổi này
đòi hỏi phải đánh giá lại khả năng phục vụ tưới, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm
thay thế bổ sung nhiệm vụ tưới.
Hồ chứa nước Suối Hai nằm trên địa giới hành chính của 4 xã Thụy An, Cẩm Lĩnh, Ba
Trại, Tản Lĩnh thuộc địa phận huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Công trình có nhiệm
vụ trữ nước để phục vụ tưới cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước
cho nuôi trồng thủy sản của các xã huyện Ba Vì. Bên cạnh đó còn nhằm phát triển dịch
vụ du lịch hồ Suối Hai. Ngoài ra hồ còn nhiệm vụ cắt lũ cho vùng hạ lưu sông Tích
thuộc các huyện phía Tây của thành phố Hà Nội.
Hồ được xây dựng năm 1958, hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 1964. Hồ Suối Hai
là công trình cấp III theo quyết định 1116/QĐ-BNN-TCTL ngày 26/5/2011 của Bộ
NN&PTNT về tiêu chuẩn thiết kế công trình thủy lợi vùng Đồng bằng Sông Hồng.
Đến nay trải qua 53 năm khai thác sử dụng cộng với nhiều lần sửa chữa lớn nhỏ nhưng
vẫn còn rất nhiều hạn chế trong chính sách quản lý, cách thức điều tiết nước hồ để
phục vụ sản xuất và phát triển dịch vụ du lịch.
Theo số liệu năm 2016 hiện nay hồ chứa nước Suối Hai cung cấp dịch vụ tưới cho
4300 ha đất nông nghiệp trồng lúa cộng với nuôi trồng thủy sản hai vụ (vụ Xuân, vụ
Mùa) và 1000 ha đất trồng màu vụ Đông cho các xã thuộc địa bàn huyện Ba Vì. Bên
cạnh đó cảnh quan bên trong lòng hồ (gồm các đảo nhỏ) và xung quanh hồ chứa nước
Suối hai được cải tạo để phục vụ mục đích phát triển du lịch sinh thái và các hoạt động

vui chơi, giải trí. Trong những năm qua do sự thay đổi bất thường của thời tiết hay nói
2


rộng ra là sự biến đổi khí hậu trên toàn thế giới khiến cho lượng mưa trên địa bàn lưu
vực hồ Suối Hai không còn được đảm bảo ổn định như trước. Bên cạnh đó là nhiệt độ
bình quân mỗi năm đều có xu hướng cao hơn năm trước, khắc nghiệt hơn. Công tác
quản lý điều tiết nước hồ của hồ Suối Hai dần dần trở thành bài toán nan giải, lý do là:
Đầu tiên phải kể đến các đối tượng dùng nước của hồ ngày càng gia tăng, ngày xưa khi
thiết kế hồ, nhiệm vụ chính của hồ Suối hai là cung cấp nước phục vụ nông nghiệp cho
toàn huyện Ba Vì cũng như nuôi trồng thủy sản. Đến ngày nay theo xu thế phát triển
của xã hội hồ Suối Hai đã mở rộng lĩnh vực phục vụ ra phát triển du lịch cũng như là
nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho các hộ dân, cơ quan, đoàn thể, sinh sống và làm
việc xung quanh. Chưa kể đến các giống lúa, cây trồng cạn như ngô, đậu tương,.. các
giống thủy sản mới yêu cầu lượng nước cung cấp để phát triển đạt hiệu quả cũng cao
hơn nhiều. Lý do thứ hai là quy trình vận hành hồ thì đã ban hành từ nhiều năm trước
nên tới thời điểm hiện tại đã xuất hiện nhiều hạn chế cùng với công tác quản lý còn
nhiều bất cập.
Chính vì thế khi vận hành điều tiết nước hồ theo lối mòn cũ thì việc xảy ra sự xung đột
giữa các đối tượng dùng nước là không thể tránh khỏi. Một mặt thì giữ nước hồ để
phục vụ trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, một mặt thì muốn hạ mực nước hồ để phát
triển du lịch. Các khu vui chơi phục vụ du lịch của hồ Suối Hai tại một số thời điểm
trong năm thì hạn chế để bị ngập trong nước để còn đảm bảo phục vụ và phát triển du
lịch. Không những thế hồ Suối Hai còn phải điều tiết nước hồ theo quy trình vận hành
hồ chứa nước Suối Hai vào trước mùa mưa lũ để vừa đảm bảo an toàn công trình, an
toàn cho các hộ dân sinh sống xung quanh vừa đảm bảo sử dụng đa mục đích như đã
kể phía trên.
Nghiên cứu sử dụng nước hiệu quả cho đa mục đích của hồ chứa nước Suối Hai sẽ
đánh giá về hiện trạng công trình thủy lợi hồ Suối Hai, tính toán cân bằng nước, định
hướng phát triển kinh tế xã hội, Qua đó, đề xuất giải pháp tính toán điều tiết nước hồ

sao cho đảm bảo về các yếu tố bền vững, có ý nghĩa thực tiễn trong giai đoạn công
nghiệp hóa hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế của Nước ta.

3


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề xuất các giải pháp công trình, phi công trình nhằm quản lý, khai thác hiệu quả, bền
vững, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cho vùng nghiên cứu
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Điều tiết phân phối nguồn tài nguyên nước của hồ Suối Hai cho các đối tượng sử dụng
nước.
4. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Toàn bộ hệ thống thủy lợi hồ Suối Hai, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu: điểu tra thực tế, thu thập số liệu về hiện trạng
của hồ Suối Hai: tài liệu về điểu kiện tự nhiên (vị trí, địa hình, địa chất, thổ
nhưỡng,…); tài liệu về nguồn nước (sông ngòi, khí tượng thủy văn), tài liệu về hiện
trạng và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội; các tài liệu về hiện trạng hệ thống
thủy lợi (vùng tưới, cấp tưới).
Phương pháp kế thừa và phân tích số liệu: Kế thừa và phân tích các tài liệu liên quan
đến đề tài gồm: Cơ sở lý thuyết và các thành tựu đạt được liên quan tới đề tài. Các kết
quả nghiên cứu của các chuyện gia công bố, Các chủ trương chính sách có liên quan.
Các kết quả tính toán của các nghiên cứu đã thực hiện trên địa bàn vùng nghiên cứu.
Phương pháp tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu từ đầu mối hồ Suối hai đến các công trình
trên hệ thống

4



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KHAI THÁC VÀ QUẢN
LÝ NGUỒN NƯỚC THUỘC HỒ CHỨA NƯỚC SUỐI HAI
1.1 Tổng quan về sử dụng nước có hiệu quả cho các hồ chứa nước.
1.1.1 Tổng quan về hồ chứa nước
Hồ chứa, hay còn gọi là kho chứa nước nhân tạo, là những thủy vực chứa nước tương
đối lớn. Chúng được hình thành do kết quả của việc xây dựng các công trình thủy lợi,
thủy điện, cải tạo thiên nhiên v.v.... của con người. Những hồ chứa đầu tiên đã được
xây dựng từ khoảng 5000 năm trước trên sông Tigris (Tích Giang) ở Iraq và Euphrates
ở Syria (hai con sông đã tạo nên văn minh Lưỡng Hà - Mesopotamia); trên sông Nin ở
Ai Cập và sông Indus (sông Ấn) ở Pakistan. Tất cả các hồ chứa xa xưa được xây dựng
chủ yếu để phục vụ tưới cho nông nghiệp và kiểm soát lũ. Trên thế giới hiện có hơn
45.000 hồ chứa lớn đang hoạt động (là những hồ chứa có đập cao > 15m hoặc có đập
cao từ 5-15m nhưng có dung tích lớn hơn 3 tỷ m3) và khoảng trên 800.000 hồ chứa
không thuộc loại lớn.
Căn cứ vào tính chất hoặc nhiệm vụ chủ yếu của hồ chia ra làm 2 loại:
• Hồ chứa nước thủy điện
• Hồ chứa nước thủy lợi.
Trên thực tế có nhiều hồ chứa ngoài mục đích xây dựng chủ yếu, có thể kết hợp 1 hay
nhiều mục đích khác nhau như phát điện, giảm lũ, cắt lũ hạ du, giao thông, cải tạo khí
hậu, tạo cảnh quan môi trường, tăng lượng nước cho sinh hoạt hoặc hoạt động của các
khu công nghiệp.
Ở nước ta hiện nay đã đầu tư xây dựng được 6.886 hồ chứa nước trong đó có 6.648 hồ
chứa thủy lợi (chiếm 96,5%) và 238 hồ chứa thủy điện (chiếm 3,5%) với tổng dung
tích khoảng 63 tỷ m3 nước. Trong tương lai, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
chúng ta sẽ còn xây dựng rất nhiều hồ chứa nữa, đặc biệt là các hồ cỡ lớn.
Bảng 1. 1. Tổng hợp và phân loại hồ chứa thủy lợi
V=3÷10,
V=1÷3

V=0,2÷1
V≤0,2
H≥15m
Số lượng (hồ)
124
578
363
2335
3248
(Nguồn: Theo báo cáo công tác quản lý an toàn các hồ chứa nước của tổng cục Thủy
Quy mô (Triệu m3)

V≥10

lợi – Bộ NN&PTNT tháng 10/2015)
5


Tổng số hồ chứa nước các tỉnh từ Nghệ An trở ra đến các tỉnh miền núi phía Bắc là:
4.224 hồ chiếm 64% số hồ cả nước. Các tỉnh có nhiều hồ chứa là: Nghệ An 629 hồ,
Thanh Hóa 610 hồ, Hòa Bình 513 hồ, Bắc Giang 422 hồ, Tuyên Quang 346 hồ.
Bảng 1. 2. Các hồ chứa thủy lợi, thủy điện quan trọng của nước ta (*)

STT

Lưu vực
sông

Số
lượng

hồ
chứa

1

Hồng

8

2
3


Cả

5
4

4

Hương

4

5

Vu Gia Thu Bồn

6


A Vượng, Đắk Mi 4, Sông Tranh 2, Sông Bung 2, Sông Bung 4
và Đắk Mi 1)

6

Trà Khúc

2

Đak Trinh và Nước Trong

7

Kôn - Hà
Thanh

3

VĨnh SƠn A -Vĩnh Sơn B, Bình Định và Núi Một

8

Ba

5

9

Sê San


5

10

Srêpốk

6

11

Đồng
Nai

13

Tên hồ chứa
Sơn La, Hòa Bình, Thác bà, Tuyên Quang, Huổi Quảng, Bản
Chát, Nậm Na 3 và Lai Châu
Cửa Đạt, Hủa Na, Trung Sơn, Pa Ma và Huổi Tạo
Bản Vẽ, Khe Bố, Bản Mồng và Ngàn Trươi
Bình Điền, Hương Điền, Tả Trạch và A Lưới (trên sông A Sáp
thuộc lưu vực sông Sê Kông)

Sông Ba Hạ, Sông Hinh, Krông Hnăng, Ayun Hạ và cụm hồ An
Khê - Kanak
Plêy Krông, Laly, Sê San 4, Thượng Kon Tum và Sê San 4A
Buôn Tua Srah, Buôn Kuốp, Spêpốk 3, Spêpốk 4, Đức Xuyên
và Spêpốk 7
Dầu Tiếng, Trị An, THác Mơ, Đơn DƯơng, Hàm Thuận - Đa
MI - Cầu Đơn, Đại Ninh, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4,

Srok Phu Miêng và Phước Hòa

(*)Theo Quyết định số 1879/QĐ-TTg ngày 13/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt danh mục các hồ thủy lợi, thủy điện trên LVS phải xây dựng quy trình
vận hành liên hồ chứa
(Nguồn: Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ TN&MT, 2012)
1.1.2 Tổng quan về sử dụng nước của hồ chứa nước tại Việt Nam
Nước ta có địa hình đồi núi chiếm đến 3/4 diện tích lãnh thổ, tập trung phần lớn ở
vùng Đông Bắc, Tây Bắc và miền Trung, phần diện tích còn lại là châu thổ và
6


đồng bằng phù sa, chủ yếu là ở ĐBSH và ĐBSCL. Việt Nam nằm trong khu vực
nhiệt đới gió mùa, mặc dù lượng mưa trung bình nhiều năm trên toàn lãnh thổ vào
khoảng 1.940 mm/năm nhưng do ảnh hưởng của địa hình đồi núi, lượng mưa phân bố
không đều trên cả nước và biến đổi mạnh theo thời gian đã và đang tác động lớn đến
trữ lượng và phân bố tài nguyên nước tại các hồ chứa ở Việt Nam.
Một số rất lớn các hồ chứa đa mục tiêu được xây dựng ở Việt Nam trong nhiều thập kỷ
gần đã đây đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế quốc dân. Công tác
quản lý vận hành hệ thống hồ chứa luôn phát triển theo thời gian và đã đáp ứng được
các yêu cầu và mục tiêu do thực tiễn đặt ra. Tuy vậy, theo đánh giá của Hội Đập lớn
thế giới năm 2000 thì rất nhiều hệ thống hồ chứa lớn đã không đem lại hiệu ích kinh
tế, môi trường như đã được đánh giá trong các bước thiết kế kỹ thuật trong quá trình
lập dự án. Lý do phát huy hiệu quả kém có thể do trong giai đoạn thiết kế không chú ý
đầy đủ đến chế độ quản lý vận hành sau khi dự án hoàn tất, không lường trước được
các yêu cầu, mục tiêu nảy sinh trong quá trình vận hành hệ thống sau khi hoàn thành,
ví dụ như các yêu cầu về cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, yêu cầu duy trì dòng chảy
môi trường trong sông, duy trì các hệ sinh thái vùng hạ lưu. Một số mâu thuẫn nảy
sinh giữa các mục tiêu sử dụng nước có thể coi là nguyên nhân chính dẫn đến kém
hiệu quả trong vận hành khai thác hệ thống hồ chứa mặc dù vấn đề cũng đã được xem

xét đánh giá trong quá trình xây dựng dự án.
Xét lượng nước vào mùa khô thì nước ta thuộc vào vùng phải đối mặt với thiếu
nước, một số khu vực thuộc loại khan hiếm nước. Không những thế, một số nơi quy
trình vận hành hồ chứa nước còn lỏng lẻo, thiếu quy định, thời điểm không cần thì
thừa nước, thời điểm cần thì thiếu nước dẫn đến mất cân bằng nguồn nước để phục vụ
các mục đích. Chưa bao giờ tài nguyên nước lại trở nên quý hiếm như những năm gần
đây, khi nhu cầu nước không ngừng tăng lên mà nhiều hồ chứa nước, dòng sông lại bị
suy thoái, ô nhiễm, nước sạch ngày một khan hiếm. Hạn hán, thiếu nước diễn ra
thường xuyên, nghiêm trọng. An ninh về nguồn nước cho thấy sự phát triển bền vững
và bảo vệ môi trường đang không được bảo đảm ở nhiều nơi, nhiều vùng ở nước ta.

7


1.1.3 Các nghiên cứu có liên quan về sử dụng nước của hồ chứa
1.1.3.1 Trên thế giới
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về hồ chứa nước phục vụ đa mục tiêu, nhưng mỗi
châu lục có đặc điểm khí hậu khác nhau (lượng mưa khác nhau) nên nghiên cứu chủ
đạo về hồ mỗi châu lục khác nhau. Với nơi có lượng mưa lớn thì tập trung nghiên cứu
phần lớn vào việc cắt lũ đảm bảo an toàn cho hạ du là chính, ngược lại với những vùng
có lượng mưa nhỏ thì mục tiêu chính là trữ nước và sử dụng nước hiệu quả.
Nghiên cứu giải pháp nguồn nước cho nông trại nhỏ “Small reservoirs and water
storage for smallholder farming” của Jean Payen và cộng sự. Tài liệu nghiên cứu đề
cập phần lớn nội dung cho việc xây dựng, quản lý vận hành các hồ chứa nhỏ phục vụ
tưới cho các nông trang ở Châu Phi và Ấn Độ.
Keith Weatherhead và cộng sự, 2014 nghiên cứu Nước cho nông nghiệp: tiếp cận theo
hình thức hợp tác và lưu trữ trên trang trại. Mục đích của nghiên cứu là xác định, đánh
giá một cách cơ bản các cơ hội cải thiện nước, vật tư phục vụ cho việc tưới nông
nghiệp và làm vườn, tập trung cụ thể vào tiềm năng tăng trữ lượng nước trong hồ (hồ
chứa), khuyến khích các phương pháp hợp tác rộng hơn với quản lý nước nông nghiệp

bằng cách tận dụng kiến thức sâu sắc của địa phương và tận dụng tốt nhất chất lượng
nước kém hơn (ví dụ như không thể uống). Các giải pháp cụ thể: cải thiện khả năng trữ
nước trong trang trang trại bằng “on-farm reservoir”, Các cách tiếp cận hợp tác trong
quản lý nguồn nước, Cơ hội sử dụng / tái sử dụng nước có chất lượng thấp hơn.
Ngoài ra có nhiều nghiên cứu về công nghệ xây dựng hồ tại những vùng đất khan hiếm
nước và đất cát có độ thấm cao. Nghiên cứu “Water storage in reservoir” đã đưa ra các
hình thức lót vật liệu đáy hồ tối ưu nhằm giữ nước tốt và tăng tuổi thọ…
Julia reis và các cộng sự, 2015 đã nghiên cứu “Reservoir Operation for Recession
Agriculture in Mekong Basin, Laos” nội dung đề cập vấn đề vận hành các hồ chứa trên
lưu vực sông Meekong ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp tại Lào.
Nghiên cứu phân phối nước cho một hồ chứa được thực hiện riêng rẽ cho từng hồ tùy
thuộc vào điều kiện thực tế của hồ và đối tượng dùng nước mà có giải pháp cụ thể.
Vậy chỉ có công thức chung cân bằng giữa tổng lượng nước đến và nước dùng đền
phân phối lại cho phù hợp.
8


1.1.3.2 Ở Việt Nam
Các nghiên cứu trong nước về hồ chứa chủ yếu về phòng lũ, sử dụng đa mục tiêu, vận
hành liên hồ chứa… Việc phân phối nước tại một hồ chứa thường được cụ thể hóa
trong quy trình vận hành hồ. Khi các mâu thuẫn về vấn đề phân phối nguồn nước
thường được giải quyết theo chế độ ưu tiên ngành dụng nước quan trọng trước và
ngành ít quan trọng ưu tiên sau… Ngoài ra còn được giải quyết thông qua trao đổi trực
tiếp giữa các đối tượng dùng nước hoặc việc thiếu nước sẽ tự đối tượng dùng nước
điều chỉnh sau một thời gian nhất định.
Nghiên cứu của Bùi Nam Sách về mâu thuẫn sử dụng nước ở hạ lưu hồ chứa trên các
lưu vực sông và một số giải pháp khắc phục. Nội dung bài báo đã chỉ ra sự hình thành
các mâu thuẫn trong sử dụng nước ở những sông lớn, ở các hồ chứa xây dựng trước
1990 và việc phân chia chưa hợp lý nguồn nước giữa các ngành dùng nước. Bài báo
cũng chỉ ra các yếu tố chính ảnh hưởng đến mâu thuẫn trong khai thác sử dụng nước

như năng lực quản lý, vai trò và ảnh hưởng của các hồ tại các lưu vực sông, sự thay
đổi về nhu cầu và cơ cấu sử dụng nước. Tác giả bài báo đề xuất mốt số giải pháp kỹ
thuật, giải pháp quản lý để khắc phục tình trạng mâu thuẫn về sử dụng nước ở hồ chứa.
Luận án tiến sĩ của Lương Hữu Long với đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ
vận hành hệ thống liên hồ chứa kiểm soát lũ lưu vực sông Ba” đã nghiên cứu hệ thống
06 hồ chứa trên lưu vực sông Ba. Luận án tập trung vào nghiên cứu xác định nguyên
tắc vận hành hệ thống liên hồ chứa kiểm soát lũ, an toàn hạ du va đảm bảo hiệu quả sử
dụng nước.
Tác giả Vũ Hồng Châu nguyên Phó Viện trưởng – Viện Quy hoạch thủy lợi viết bài
“Hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn nước của các hồ chứa lớn và những vấn đề về
vận hành liên hồ đối với việc quản lý tài nguyên nước lưu lực sông trong bối cảnh chịu
tác động của biến đổi khí hậu”. Đặc biệt trong bài báo có xác định mực nước tối thiểu
của các hồ tại các thời điểm nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu sử nước của các đối tượng
dùng nước khác nhau.
Còn nhiều nghiên cứu khác có liên quan đến hồ chứa, nhưng chỉ tập trung vào hồ lớn,
vấn đề vận hành liên hồ, chủ đề chính về phát điện và phòng lũ. Chưa có nghiên cứu
về chỉ ra phân phối nước tối ưu hay hợp lý cho của các hồ chứa vừa và nhỏ nhằm tăng
hiệu quả sử dụng nước, đáp ứng tốt nhất yêu cầu hiện tại và trong tương lai của những
9


hồ chứa khi có sự thay đổi về nhu cầu dùng nước do thay đổi cơ cấu sử dụng đất, thay
đổi hoặc điều chỉnh mục tiêu của hồ thêm mục đích phát triển du lịch.
1.2 Giới thiệu về hồ chứa nước Suối Hai
1.2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế dân sinh xã hội
1.2.1.1 Vị trí địa lý
Hồ chứa nước Suối Hai nằm trong địa phận huyện Ba Vì, TP. Hà Nội.
• Về huyện Ba Vì:
Huyện Ba Vì nằm phía Tây Bắc Thành phố Hà Nội; phía Đông giáp thị xã Sơn Tây,
phía Đông Nam giáp huyện Thạch Thất; phía Nam giáp huyện Lương Sơn (về phía

Đông Nam) và huyện Kỳ Sơn (về phía Tây Nam) tỉnh Hòa Bình; phía Bắc giáp thành
phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ với danh giới là sông Hồng, sông Thao; phía Tây giáp các
huyện Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy của tỉnh Phú Thọ với danh giới là sông Đà;
phía Đông Bắc giáp huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc với danh giới là sông Hồng;
huyện Ba Vì là huyện bán sơn địa với diện tích tự nhiên là 428km2 lớn nhất thủ đô Hà
Nội, dân số là 269.299 người với 3 dân tộc sinh sống (Kinh, Mường, Dao) là huyện
thuần nông với gần 80% dân số sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp với diện
tích đất sản xuất nông nghiệp là 17.132ha (theo Niên giám thống kê năm 2016).
Toàn huyện có 31 xã, thị trấn hình thành 03 vùng rõ rệt là:
Vùng núi: gồm có 7 xã: Vân Hòa, Yên Bài, Tản Lĩnh, Ba Trại, Ba Vì, Minh Quang,
Khánh Thượng
Vùng đồi gò: gồm có 08 xã: Tiên Phong, Thụy An, Cẩm Lĩnh, Phú Sơn, Vật Lại, Đồng
Thái, Vạn Thắng, Phú Đông
Vùng bãi ven sông: gồm có 16 xã, thị trấn: thị trấn Tây Đằng và các xã: Thái Hòa,
Phong Vân, Cổ Đô, Phú Cường, Tản Hồng, Châu Sơn, Phú Phương, Phú Châu, Chu
Minh, Đông Quang, Cam Thượng và xã Minh Châu là xã nằm ở bãi nổi giữa sông
Hồng.

10


Hình 1.1. Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội
• Hồ chứa nước Suối Hai:
Hồ Suối Hai là hồ nước ngọt nhân tạo nằm dưới chân núi Ba Vì, thuộc địa phận các xã
Cẩm Lĩnh, Ba Trại, Thụy An, Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội.

11


Hình 1.2. Hồ chứa nước Suối hai, huyện Ba Vì, tp. Hà Nội

Hồ Suối Hai có diện tích mặt nước khoảng 10km2, có lượng nước khoảng 50 triệu m3
được xây dựng với đa mục tiêu: phục vụ tưới cho nông nghiệp, sinh hoạt kết hợp nuôi
trồng thủy sản, du lịch, khống chế dòng Sông Tích, cải thiện môi trường trong khu
vực.
1.2.1.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình của khu vực là vùng bán sơn địa, địa hình bị chia cắt nhiều, hình thành lên 3
vùng rõ rệt là: Vùng núi, đồi gò và đồng bằng nhưng nhìn chung địa hình khu vực tưới
tương đối bằng phẳng với độ nghiêng thoải thấp dần từ Đông Nam xuống Tây Bắc.
Với độ cao trung bình từ 30- 80m. Vùng thượng lưu phía Đông là đồi thấp tiếp giáp
với xã Thụy An, phía Nam tiếp giáp xã Tản Lĩnh, phía Tây tiếp giáp xã Ba Trại, phía

12


Bắc tiếp giáp xã Cẩm Lĩnh. Lòng hồ có diện tích mặt thoáng khá lớn. Thảm phủ thực
vật trong lòng hồ chủ yếu là cây bụi nhỏ, cây lấy gỗ.
Đây là vùng đồng bằng tạo thành do quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống sông Tích.
Quá trình bồi tụ, hình thành và phát triển của đất ở từng vùng có khác nhau đã tạo nên
sự đa dạng về loại hình đất trong hệ thống. Song nhìn chung chúng đều là loại đất ít
chua và chua, có hàm lượng chất dinh dưỡng ở mức trung bình đến nghèo. Ở những
vùng cao ven sông Tích, đất có thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là loại đất khá chua và
nghèo chất dinh dưỡng
Trong khu vực có ba loại đất chính : đất phù sa và đất đồi gò
• Đất phù sa là loại đất màu mỡ do sông bồi đắp có độ pH từ 6 ÷ 7, hàm lượng mùn
và độ dinh dưỡng khá cao, phù hợp với nhiều loại cây trồng.
• Đất đồi gò phổ biến là đất feralit với tầng đất mỏng thích hợp trồng cây công nghiệp
dài ngày và cây dược liệu.
Khu nhà quản lý được xây dựng tại phía đầu đập chính hồ Suối hai. Địa hình có xu
hướng dốc dần mặt đập chính xuống lòng hồ, cao độ từ +29.00 xuống +23.00
Tuyến tràn xả lũ được xây dựng bắt đầu từ lòng hồ tại cos +24.85 qua eo đồi về phía

hạ lưu, cửa ra thẳng xuống ruộng thuận tiện cho việc xả lũ.
1.2.1.3 Đặc điểm khí tượng thủy văn
Vùng Ba Vì là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có 2 mùa là mùa khô và mùa
mưa. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh giá chịu ảnh hưởng của
gió mùa Đông Bắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng
Trong vùng có 3 trạm khí tượng là trạm Ba Vì, Suối Hai và Sơn Tây
Các đặc trưng khí hậu
Trên lưu vực hồ có trạm quan trắc các đặc trưng khí tượng.
• Về nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ trung bình lớn nhất của khu vực tập trung vào tháng 7 và tháng 8. Nhiệt độ
trung bình thấp nhất tập trung vào tháng 1 và tháng 2 với biên độ dao động của nhiệt
độ như sau:
Nhiệt độ cao nhất: 410C
13


×