Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

TIEU LUAN THAM DINH DU AN DAM CA MAU (BAI TAP FULLBRIGHT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (814.98 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN THIẾT KẾ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẠM CÀ MAU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH
NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THANH QUẾ
LỚP

: CAO HỌC QUẢN LÝ KINH TẾ..

Khóa

:

2018

TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN THIẾT KẾ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN

ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẠM CÀ MAU


TP.Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2018


LỜI CẢM ƠN

Kính thưa các Thầy Cô Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM.
Qua thời gian học tập tại trường đến nay em đã hoàn thành chương trình các
môn học và hoàn thành bài tiểu luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô khoa Kinh tế trường Sư Phạm Kỹ
Thuật TP.HCM đã tận tình truyền đạt cho em kiến thức về lí luận thực tế. Xin
chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Quốc Khánh đã hướng dẫn, giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực hiện tiểu luận này.
Kính chúc Quý Thầy Cô khoa Kinh tế trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật
TP.HCM , cùng Thầy Nguyễn Quốc Khánh dồi dào sức khỏe và công tác tốt.
TP.HCM, ngày 12 tháng 11 năm 2018
Sinh viên thực hiện

LÊ THANH QUẾ

3


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng em. Những kết quả và
các số liệu trong tiểu luận do em thực hiện, không sao chép bất kỳ nguồn nào
khác. Em hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
TP.HCM, ngày 12 tháng 11 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Lê Thanh Quế


4


TÓM TẮT TIỂU LUẬN

Hoạt động đầu tư một dự án thường diễn ra trong một thời gian dài, với
lượng vốn đầu tư lớn. Đứng trên góc độ nhà đầu tư hoặc ngân hàng cho vay vốn,
họ cần biết quá trình hoạt động của dự án có đạt được hiệu quả như mong muốn
hay không. Vì vậy, trước một hoạt động đầu tư chúng ta cần phải chuẩn bị một
cách khoa học, đầy đủ và chính xác nhằm giảm thiểu những rủi ro khi thực hiện
đầu tư. Công việc đó chính là quá trình lập các dự án đầu tư.
Bên cạnh đó, thẩm định dự án là một khâu quan trọng trong công tác chuẩn
bị đầu tư, để xác định dự án đi vào hoạt động tốt với kết quả cao, cần phải có hoạt
động thẩm định dự án trước khi quyết định đầu tư.
Để rõ hơn về quá trình lập và thẩm định dự án đầu tư, em đã chọn đề tài
“Thiết kế và thẩm định dự án Đạm Cà Mau” cho tiểu luận kết thúc môn của
mình.
Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu và nhận được sự chỉ bảo của giáo viên hướng
dẫn Nguyễn Quốc Khánh, em đã nắm bắt được phần nào các bước để lập và thẩm
định một dự án đầu tư. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức của bản thân và thời
gian nghiên cứu có hạn nên tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo để tiểu luận của em được
hoàn thiện hơn.

5


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
TP.HCM, ngày … tháng … năm 2018

6


MỤC LUC

7


8



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Bảng 3.1 Các thông số cơ bản của dự án....................................................................26
Bảng 3.2. Nhu cầu vốn và nguồn vốn ........................................................................30
Bảng 3.3. Chi phí đầu tư ............................................................................................31
Bảng 3.4. Sản lượng và giá bán .................................................................................32
Bảng 3.5. Các thông số của dự án ..............................................................................34
Bảng 3.6. Kế hoạch khấu hao ....................................................................................35
Bảng 3.7. Kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay ...................................................................37
Bảng 3.8. Bảng dự kiến chi phí hoạt động .................................................................39
Bảng 3.9. Hạch toán lãi lỗ của dự án (theo quan điểm tổng vốn đầu tư).....................41
Bảng 3.10. Tính các khoản phải thu bán hàng ...........................................................42
Bảng 3.11. Tính các khoản phải trả ............................................................................43
Bảng 3.12. Nhu cầu tồn trữ tiền mặt ..........................................................................44
Bảng 3.13. Kế hoạch ngân lưu (Theo quan điểm tổng vốn đầu tư).............................46
Bảng 3.14. Hạch toán lãi lỗ (theo quan điểm tổng vốn chủ sở hữu)............................48
Bảng 3.15. Kế hoạch ngân lưu (theo quan điểm tổng vốn chủ sở hữu).......................58
Bảng 3.16. Thời gian hoàn vốn (không chiết khấu)....................................................50
Bảng 3.17. Thời gian hoàn vốn (có chiết khấu)..........................................................51
Bảng 3.18. Tỷ suất doanh lợi nội bộ IRR ...................................................................52
Bảng 4.1. Sản lượng và giá bán .................................................................................55
Bảng 4.2. Các thông số của dự án ..............................................................................56
Bảng 4.3. Kế hoạch khấu hao ....................................................................................57
Bảng 4.4. Kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay ...................................................................58
Bảng 4.5. Bảng dự kiến chi phí hoạt động .................................................................61
Bảng 4.6. Hạch toán lãi lỗ của dự án .........................................................................63
Bảng 4.7. Tính các khoản phải thu ............................................................................65
9



Bảng 4.8. Tính các khoản phải trả ..............................................................................66
Bảng 4.9. Nhu cầu tồn quỹ tiền mặt ...........................................................................67
Bảng 4.10. Kế hoạch ngân lưu (theo quan điểm tổng vốn đầu tư)..............................68
Bảng 4.11. Hạch toán lãi lỗ (theo quan điểm tổng vốn chủ sở hữu)............................70
Bảng 4.12. Kế hoạch ngân lưu (theo quan điểm tổng vốn chủ sở hữu).......................71
Bảng 4.13. Thời gian hoàn vốn (không chiết khấu)...................................................73
Bảng 4.14: Thời gian hoàn vốn (có chiết khấu, NPV và BCR)...................................74
Bảng 4.15: Tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR).................................................................75
Bảng 4.16. Phân tích độ nhạy 2 chiều ........................................................................76

10


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài :
- Sự cần thiết thẩm định dự án đầu tư bắt đầu từ vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước đối
với các hoạt động đầu tư. Nhà nước với chức năng công quyền của mình sẽ can thiệp vào
quá trình lựa chọn dự án đầu tư. Tất cả các dự án đầu tư thuộc mọi nguồn vốn, mọi thành
phần kinh tế đều phải đóng góp vào lợi ích chung của đất nước. Bởi vậy, trước khi ra
quyết định đầu tư hay cho phép đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền Nhà nước cần biết
xem dự án đó có góp phần đạt được mục tiêu của quốc gia hay không? Việc xem xét này
được coi là thẩm định dự án.
- Một dự án dù được đầu tư soạn thảo kỹ đến đâu cũng mang tính chủ quan của người
soạn thảo. Vì vậy, để đảm bảo tính khách quan của dự án thì việc thẩm định lại dự án là
cần thiết. Người soạn thảo thường đứng trên góc độ hẹp để nhìn nhận các vấn đề của dự
án. Các nhà thẩm định thường có cách nhìn rộng hơn trong việc đánh giá dự án. Đánh giá
lợi ích chung của toàn xã hội để xem xét các lợi ích kinh tế, xã hội mà dự án đem lại.
- Mặt khác khi soạn thảo dự án có thể có những sai sót, các ý kiến mâu thuẫn, không
logic. Thẩm định dự án sẽ phát hiện và sửa chữa những sai sót.

- Vì vậy tôi quyết định chọn tên đề tài “Thiết kế và thẩm đinh dự án Đạm Cà Mau” làm
hướng nghiên cứu cho tiểu luận chuyên đề Thiết kế và thẩm định dự án đầu tư.
2.Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá tính hợp lý của dự án: Tính hợp lý của dự án được biểu hiện một cách tổng
hợp và được biểu hiện ở từng nội dung và cách thức tính toán của dự án.
- Đánh giá tính hiệu quả của dự án: Hiệu quả của dự án được xem xét trên hai phương
diện, hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.
- Làm sáng tỏ về mặt lý luận cụ thể về việc thẩm định dự án đầu tư theo quan điểm Tổng
vốn đầu tư và quan điểm tổng vốn chủ sở hữu.
- Đóng góp cho công tác quản lý các dự án đầu tư đạt hiệu quả.
3. Đối tượng nghiên cứu: dự án , đơn vị quản lý, chủ đầu tư dự án Đạm Cà Mau
4. Thời gian nghiên cứu: từ 07/11/2018 đến ngày 15/12/2018
5. Phương pháp nghiên cứu: từ
11


- Phương pháp so sánh chỉ tiêu
- Phương pháp thẩm định theo trình tự : Phương pháp thẩm định tổng quát, Phương pháp
thẩm định chi tiết
- Thẩm định dự án dựa trên việc phân tích độ nhạy của dự án đầu tư.
- Thẩm định dựa trên phân tích rủi ro
6. Những đóng góp mới của đề tài:
7. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài gồm 5 chương
Chương 1. Giới thiệu dự án đầu tư Đạm Cà Mau
Chương 2. Cơ sở lý luận về Thiết kế thẩm định dự án đầu tư Đạm Cà Mau
Chương 3. Phân tích thực trạng dự án đầu tư Đạm Cà Mau về Khía cạnh tài chính
Chương 4. Phân tích thực trạng dự án đầu tư Đạm Cà Mau về Khía cạnh Kinh tế xã hội
Chương 5. Nhận xét – Kiến nghị

12



Chương 1: GIỚI THIỆU DỰ ÁN ĐẠM CÀ MAU
1.1- Bối cảnh kinh tế chính trị xã hội trong thời gian qua của địa bàn nghiên cứu dự

án Đạm Cà Mau
Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, nằm trong khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long. Cà Mau là một vùng đất trẻ, mới được khai phá khoảng trên 300 năm.
Phần lãnh thổ đất liền của tỉnh Cà Mau nằm trong tọa độ từ 8o30' - 9o10' vĩ Bắc và
104o80' - 105o5' kinh Đông. Cà Mau là mảnh đất tận cùng của tổ quốc với 3 mặt tiếp
giáp với biển, phía Đông giáp với Biển Đông, phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái
Lan, phía Bắc giáp với 2 tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang.
Thành phố Cà Mau nằm trên trục đường quốc lộ 1A và quốc lộ 63, cách thành phố
Cần Thơ 180 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 380 km. Đường biển của Cà Mau dài gần
254 km, trong đó có 107 km bờ Biển Đông và 147 km bờ Biển Tây. Biển Cà Mau tiếp
giáp với vùng biển các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, và là trung tâm của vùng
biển quốc tế ở Đông Nam Á.
Tuy Cà Mau có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhưng xuất phát điểm về kinh tế - xã
hội rất thấp kém. Kinh tế thuần nông với cơ cấu nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng
63,40%, công nghiệp - xây dựng 16,96%, dịch vụ 19,64%. Kết cấu hạ tầng kinh tế yếu
kém, thu nhập bình quân đầu người 296 USD, đời sống người dân còn rất nhiều khó
khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 27,9%, lao động qua đào tạo, dạy nghề 15%, hộ sử dụng điện
16%, sử dụng máy điện thoại bình quân 4,5 máy cho 100 dân. Sau 15 năm tái lập (1997 2011), thu nhập bình quân đầu người tăng 3,78 lần, năm 2011 đạt 1.220 USD. Từ cơ cấu
nông nghiệp chiếm đến 63,40%, công nghiệp 16,96%, dịch vụ 19,64% vào năm 1997,
đến năm 2011 cơ cấu nông nghiệp chỉ còn 38,18%, công nghiệp tăng lên 37,22%, dịch vụ
24,61%.
Năm 2011, diện tích gieo trồng lúa của tỉnh ước đạt 128 ngàn hécta, chiếm 82,7%
diện tích cây trồng của tỉnh. Sản lượng lúa ước đạt 532.000 tấn. Hoạt động chăn nuôi gia
súc và gia cầm phát triển chậm, chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa mang tính chất công


13


nghiệp, do đó chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh và còn gặp
nhiều khó khăn.
Ngày 10/09/2001, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy
đạm Cà Mau công suất 800.000 tấn/năm tại Tỉnh Cà Mau với tổng mức đầu tư 492,7 triệu
USD. Nguồn nguyên liệu chính của dự án là khí từ khu mỏ tại vùng biển Tây Nam được
dẫn vào Cụm dự án khí – điện – đạm Cà Mau bằng đường ống dẫn khí. Tuy nhiên, vì
nhiều lý do nên dự án vẫn chưa được triển khai và cho đến nay hầu hết các thông tin về
kỹ thuật cũng như tài chính của dự án đã thay đổi. Yêu cầu đặt ra là Dự án Đạm Cà Mau
cần phải được thẩm định lại về mặt tài chính và kinh tế với thông tin mới.
1.2- Sơ lược lịch sử hình thành, lĩnh vực hoạt động của dự án nghiên cứu
Hiện nay Việt Nam có hai nhà máy sản xuất đạm là Nhà máy Đạm Phú Mỹ với sản
lượng 740.000 tấn và Nhà máy Phân đạm Hà Bắc với sản lượng 150.000 tấn. Với tổng
nhu cầu hiện nay là 1,8 triệu tấn/năm, Việt Nam phải nhập khẩu urê. Thuế suất thuế nhập
khẩu urê hiện là 0%.
Khi đi vào hoạt động, Nhà máy Đạm Cà Mau được dự kiến sẽ có sản lượng ổn
định là 803.745 tấn/năm.
Urê được tiêu thụ chủ yếu tại Đồng bằng sông Cửu Long với thị trường giao dịch
tập trung tại Cần Thơ. Toàn bộ urê sản xuất tại Nhà máy Cà Mau cũng được dự kiến là sẽ
tiêu thụ tại đây. Vì vậy, giá tài chính urê đối với dự án sẽ là giá tại cửa nhà máy và phụ
thuộc vào giá đạm thế giới, thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển từ nơi nhập khẩu đến Cần
Thơ, phí bốc xếp, lưu kho và hao hụt tại Cần Thơ và chi phí vận chuyển từ Cà Mau đến
Cần Thơ.
1.3- Đặc điểm môi trường, đặc điểm điều kiện hoạt động của dự án nghiên cứu
Chi phí khí và điện
Khí tự nhiên là nguồn nguyên liệu chính và quan trọng nhất cho hoạt động sản
xuất đạm tại Nhà máy Đạm Cà Mau. Khí được cung cấp từ mỏ khí ở vùng biển Tây Nam


14


của Liên doanh giữa Petronas, Talisman và PetroVietnam. Với sản lượng urê dự kiến, sản
lượng tiêu thụ khí của Nhà máy sẽ là 18,71 nghìn tỷ BTU/năm.
Giá khí mà Nhà Máy Đạm Cà Mau phải trả cho Liên doanh cung cấp khí sẽ được căn cứ
vào giá dầu FO trên thị trường Singapore nhân với hệ số chuyển đổi. Căn cứ theo giá dầu
FO vào cuối năm 2009 thì khí có giá là 8,17 USD/triệu BTU.1
Chi phí sản xuất khí tính tại cửa nhà máy khi mua vào cuối năm 2009 bằng chi phí
biên dài hạn (LRMC) tại mỏ là 6,15 USD/triệu BTU cộng với chi phí vận chuyển bằng
đường ống là 1,17 USD/triệu BTU.
Chi phí nhiên liệu quan trọng thứ hai là điện. Lượng điện tiêu thụ của nhà máy là
118,524 triệu kWh/năm và được cung cấp trực tiếp từ các nhà máy điện chạy khí trong
cùng cụm dự án. Giá điện tài chính tính vào năm 2009 sẽ là giá điện do nhà nước quy
định ở mức 0,045 USD/kWh.
Chi phí biên dài hạn của điện do các nhà máy điện Cà Mau sản xuất để cung cấp
cho Đạm Cà Mau năm 2009 là 0,075 USD/kWh.
Giá khí và điện cả tài chính lẫn kinh tế đều được điều chỉnh hàng năm theo tỷ lệ trượt giá
USD 3%.
Chi phí vận hành và bảo trì
Chi phí vận hành và bảo trì của Nhà máy Đạm Cà Mau bao gồm chi phí hóa chất
và xúc tác là 1,526 triệu USD/năm, chi phí lao động, quản lý và bảo trì là 19,144 triệu
USD/năm, chi phí khác là 6,541 triệu USD/năm. Các chi phí này đều tính theo giá cố
định 2009 và được điều chỉnh hàng năm theo tỷ lệ trượt giá USD 3%.
Giá trị kinh tế của chi phí vận hành và bảo trì bằng giá trị tài chính tương ứng và cũng
được điều chỉnh hàng năm theo tỷ lệ trượt giá USD 3%.
Thuế
Các thông số về giá ở trên đều chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT). Để đơn
giản, ta có thể bỏ qua tác động của VAT đối với dự án này.


1 BTU là đơn vị nhiệt lượng. 1 BTU = 1,055 KJ (kilojoule). 1.000 tỷ BTU = 1012 BTU = 106 triệu BTU.
15


Dự án được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức tối đa theo luật định: 4 năm đầu kể
từ khi có lãi được miễn thuế, 11 năm tiếp theo được hưởng thuế suất 10% và sau đó là
thuế suất 25%. Thời gian chuyển lỗ tối đa theo luật định là 5 năm.
1.4- Thông tin về dự án, Đặc điểm cơ cấu kỹ thuật, năng lực hoạt động.




Tên dự án: Dự án Đạm Cà Mau.
Tổng vốn đầu tư: 840.59 triệu USD.
Thời gian thực hiện để hoàn thành xây dựng dự án trong 5 năm: từ năm 2009

-2013.
− Giai đoạn hoạt động và khấu hao trong 20 năm: từ năm 2014 – 2033.
Vốn đầu tư:
Tổng vốn đầu tư theo giá danh nghĩa bao gồm tất cả các hạng mục (thiết bị, xây
lắp, chi phí khác, dự phòng tăng chi phí thực, dự phòng lạm phát và lãi vay trong thời
gian xây dựng) là 840,59 triệu USD. Dự kiến, vốn đầu tư này sẽ được thực hiện trong 5
năm từ 2009 đến 2013 để hoàn thành xây dựng dự án.
Huy động vốn
Dự án được tài trợ từ hai nguồn:


Vốn chủ sở hữu: tiền ngân sách lấy từ nguồn lãi xuất khẩu dầu thô để lại cho
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietNam)




Vốn vay: vay ưu đãi Ngân hàng Phát triển Việt Nam và vay tín dụng xuất khẩu
nước ngoài

Tổng giá trị nợ vay là 551,79 triệu USD. Lãi suất bình quân (tỷ lệ danh nghĩa) là
6%/năm. Nợ được giải ngân trong 4 năm từ 2010 đến 2013. Nợ gốc được trả đều trong 12
năm từ 2014 đến 2025. Lãi vay trong thời gian xây dựng không được tính nhập gốc mà
được hoàn trả ngay bằng vốn chủ sở hữu.
Giai đoạn hoạt động và khấu hao

16


Dự án được dự kiến hoạt động trong 20 năm từ 2014 cho đến 2033. Do vậy, ta
phân tích ngân lưu dự án cho đến cuối 2033 và coi ngân lưu sau đó là không đáng kể.
Tổng vốn đầu tư theo giá danh nghĩa bao gồm tất cả các hạng mục (thiết bị, xây lắp, chi
phí khác, dự phòng tăng chi phí thực, dự phòng lạm phát và lãi vay trong thời gian xây
dựng) được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong vòng 20 năm.

17


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT KẾ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐẠM
CÀ MAU
2.1- Các lý thuyết chính liên quan chủ yếu đến đề tài.
Đề tài này tập trung vào việc phân tích tài chính và phân tích kinh tế xã hội của dự
án Đầu tư. Sự khác nhau giữa nghiên cứu tài chính và nghiên cứu kinh tế - xã hội
Về mặt quan điểm:
- Nghiên cứu tài chính mới chỉ xét trên tầng vĩ mô, còn nghiên cứu kinh tế - xã hội

sẽ phải xét trên tầng vĩ mô.
- Nghiên cứu tài chính mới xét trên góc độ nhà đầu tư, còn nghiên cứu kinh tế - xã
hội phải xuất phát từ quyền lợi của toàn xã hội.
- Mục đích chính của nhà đầu tư là tối đa hóa lợi nhuận, thể hiện trong nghiên cứu
tài chính, còn mục tiêu chủ yếu của xã hội là tối đa phúc lợi sẽ phải thể hiện trong nghiên
cứu kinh tế - xã hội.
2.1.1- Thẩm định về tài chính
- Kiểm tra các phép tính toán
- Kiểm tra tổng vốn, cơ cấu các loại vốn.
- Kiểm tra độ an toàn về tài chính. Dự án đầu tư được xem là an toàn về mặt tài
chính nếu thỏa mãn các điều kiện.
+ Tỷ lệ vốn riêng/vốn đầu tư >0.5, tức tỷ lệ vốn riêng /vốn vay dài hạn >50/50.
Một số nước, với những chủ đầu tư đã có uy tín tỷ lệ này có thể thấp hơn, bằng 33/67
hoặc thậm chí 25/75. Đối với nước ta hiện nay, để thận trọng về mặt tài chính, tỷ lệ này
không nhỏ hơn 50/50.
+ Khả năng trả nợ vay dài hạn không được thấp hơn 1,4 – 3. Thông thường, khả
năng trả nợ ngày càng tăng vì trong nhiều dự án thu nhập ngày càng tăng, trong khi đó
hàng năm đều có hoàn trả làm cho nghĩa vụ hoàn trả ngày càng giảm. Khả năng trả nợ
vay dài hạn (Khả năng tạo vốn bằng tiền)/(Nghĩa vụ phải trả hàng năm)
+ Điểm hòa vốn trả nợ <60-70%.
- Kiểm tra các chỉ tiêu hiệu quả:
18


+ Thời gian hoàn vốn PP: đối với các dự án dịch vụ, đầu tư theo chiều sâu lấy lấy
PP <=5 năm, với các công trình hạ tầng PP >= 10-15 năm, cá biệt có thể hơn.
+ Tỷ suất lợi nhuận không được thấp hơn lãi suất vay. Thông thường không nhỏ
hơn 15% và tất nhiên càng lớn càng tốt.
+ Vòng quay vốn lưu động không được thấp hơn 2-3 lần trong một năm, bình
thường 4-5 lần và có dự án lên đến 10 lần.

+ Mức hoạt động hòa vốn vào khoảng 40-50% là hợp lý, không nên lớn hơn con
số đó.
+ Giá trị hiện tại ròng (NPV) càng lớn càng tốt, nhưng nhất thiết phải lớn hơn 0,
chỉ tiêu NPV thường được dùng để loại bỏ vòng một.
+ Suất thu hồi nội bộ (IRR) phải lớn hơn lãi xuất vay và càng lớn càng tốt, chỉ tiêu
này thường dùng để loại bỏ vòng 2. Thường IRR phải lớn hơn 15%.
+ Tỷ lệ lợi ích trên chi phí (B/C) phải lớn hơn 1 và càng lớn càng tốt.
2.2.2- Thẩm định về kinh tế - xã hội
Ngoài việc xác địn tính phù hợp của các mục tiêu dự án đầu tư đối với phương
hướng phát triển kinh tế quốc dân, thứ tự ưu tiên, tác dụng của dự án đối với phát triển
các ngành khác, còn phải thẩm tra, đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế xã hội. Những chỉ tiêu
này gồm:
- Giá trị gia tăng thu nhập quốc dân. Giá trị này càng lớn càng tốt.
- Tỷ lệ giá trị gia tăng/vốn đầu tư tính bằng % nói chung phải đạt hai con số.
- Số chỗ làm việc càng lớn càng tốt.
- Tỷ lệ mức đóng góp cho ngân sách/vốn đầu tư biến động khá lớn tùy theo dự án
có thuộc diện ưu tiên hay không.
- Các chỉ tiêu khác như góp phần phát triển các ngành, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng
của nhân dân, góp phần phát triển địa phương chỉ cần nêu các con số cụ thể nếu tính
được.
2.2.3. Phân tích độ nhạy hai chiều của dự án
- Phân tích độ nhạy không cho dãy các giá trị có khả năng.

19


- Phân tích độ nhạy không thể hiện được xác xuất của các biến cố khả năng cho
mỗi phạm vi biến động.
- Kiểm tra theo từng biến số là không thực tế vì các biến có mối quan hệ qua lại
với nhau. Điều này có nghĩa là khi tiến hành phân tích độ nhạy (một hoặc hai chiều) của

các kết quả dự án khi cho giá trị của các biến số không được chọn. Ví dụ như khi cho giá
bán sản phẩm thay đổi trong khi chi phí để sản xuất sản phẩm đó lại không thay đổi...
2.2- Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, tổng quan về văn
bản pháp luật, chế độ, chính sách có liên quan.
Thực hiện chiến lược phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025, Ban
quản trị và điều hành Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí xác định nhiệm vụ
quan trọng là mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh với định hướng đầu tư vào những
tài sản và cơ sở vật chất lớn. Trong nửa đầu năm 2012, bên cạnh những kết quả ấn tượng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Ban quản trị và điều hành cùng cơ quan có thẩm
quyền cao nhất là Đại hội đồng cổ đông đã đạt được sự đồng thuận quan trọng để thông
qua chủ trương đầu tư nhận chuyển nhượng 51% dự án Nhà máy Đạm Cà Mau với công
suất tương đương Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Đây là một chủ trương lớn, mang tầm chiến
lược nhằm hiện thực hóa tầm nhìn và chiến lược phát triển của Tổng công ty (TCT) là trở
thành doanh nghiệp số 1 của Việt Nam về sản xuất kinh doanh phân bón, hóa chất.
Trong 8 năm qua, TCT nắm giữ 40% thị trường urea trong nước và luôn mong mỏi
tìm kiếm cơ hội đầu tư mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh phân urea cũng như các
sản phẩm phân bón khác. Tuy nhiên việc tìm kiếm, đánh giá cơ hội, quyết định đầu tư
vào một dự án phù hợp với tầm vóc của Tổng công ty không phải là điều dễ dàng. Bởi lẽ,
các dự án sản xuất phân bón đều là những dự án có quy mô công suất và giá trị đầu tư
lớn, yêu cầu công nghệ hiện đại và tiêu chuẩn về an toàn môi trường nghiêm ngặt, gắn
liền với nguồn nguyên liệu, trong đó có những nguồn tài nguyên chiến lược của quốc gia
như khí thiên nhiên…
Ngoài ra, các dự án trong ngành này cũng được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ
trong quy hoạch phát triển ngành công nghiệp phân bón, hóa chất. Năm 2009, Tập đoàn
20


Dầu khí Việt Nam bắt đầu triển khai xây dựng nhà máy Đạm Cà Mau sau khi Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt và có ý định chuyển nhượng dự án. Ban lãnh đạo Tổng công ty
nhận thấy đây là một cơ hội đầu tư tốt nên đã đệ trình với Đại hội đồng cổ đông phương

án nhận chuyển nhượng dự án nhà máy Đạm Cà Mau. Những cơ sở hậu thuẫn cho đề
xuất của Ban lãnh đạo đã được nghiên cứu, đánh giá và cho thấy những lợi ích lớn và lâu
dài.
Tuy nhiên, do năng lực tài chính của TCT tại thời điểm đó chưa đáp ứng nhu cầu,
khả năng huy động vốn từ cổ đông thấp đồng thời với những lo ngại khi dự án mới chỉ
bắt đầu nên chủ trương này chưa đạt được sự đồng thuận của Đại hội đồng cổ đông. Sau
3 năm triển khai đầu tư, nhà máy Đạm Cà Mau đã hoàn thành và cho ra sản phẩm, hứa
hẹn sẽ tham gia thị trường với khả năng cung ứng mạnh nguồn urea chất lượng cao. Thị
trường có thêm nhà cung cấp, người tiêu dùng có thêm lợi thế nhưng đối với TCT sẽ có
thêm một thế lực cạnh tranh rất đáng kể. Trong bối cảnh mới, Ban lãnh đạo TCT nhận
định chủ trương mua bán sáp nhập dự án Đạm Cà Mau là một trong những cơ hội đầu tư
lớn. Dưới góc độ quản trị, Ban lãnh đạo nhận thấy rằng đây là thời điểm hiếm có để hiện
thực hóa chủ trương đầu tư vào dự án nhà máy Đạm Cà Mau do đã hội đủ những tiêu chí
cơ bản sau: Thứ nhất, việc TCT triển khai đầu tư xây dựng từ đầu để có một công trình
hoàn chỉnh như vậy là rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Thứ hai, việc đầu tư vào dự
án Đạm Cà Mau sẽ giúp TCT mở rộng thị phần, nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của
doanh nghiệp, tối đa hóa lợi ích. Thứ ba, nguồn tài chính của TCT cho phép thực hiện
thương vụ, đồng thời dự báo và cơ sở tính toán hiệu quả đầu tư của nhà máy Đạm Cà
Mau đã đầy đủ hơn và cho thấy kết quả rất có triển vọng.
Từ nhận định trên, Ban lãnh đạo TCT đã cân nhắc kỹ việc tiếp xúc với cổ đông về
chủ trương đầu tư vào dự án Đạm Cà Mau - điều đã từng khiến cổ đông của PVFCCo lo
ngại - đồng thời thực hiện những bước công việc từ nghiên cứu, đánh giá cơ hội, đến việc
thông tin với cổ đông một cách đầy đủ, trung thực, chia sẻ nhận định cũng như tiếp thu ý
kiến từ cổ đông. Đầu quý 1/2012 khi nhà máy Đạm Cà Mau cho ra những hạt sản phẩm
thương mại đầu tiên cũng là lúc TCT tiến hành các công việc thu thập, chọn lọc dữ liệu,
dự báo sát thực nhất về các yếu tố liên quan để tính toán hiệu quả đầu tư của tự thân dự
21


án Đạm Cà Mau. Bên cạnh đó, tổ công tác cũng phân tích so sánh lợi ích cũng như bất lợi

về viễn cảnh TCT đầu tư và không đầu tư mua lại dự án cũng như xem xét điều kiện, khả
năng đầu tư của TCT.
Một khối lượng công việc rất lớn đã được thực hiện để đưa ra bản báo cáo đánh
giá cơ hội đầu tư có chất lượng và độ tin cậy, tính thuyết phục cao. Với kết quả nghiên
cứu này, ban lãnh đạo đã xác định thời điểm năm 2012 khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam –
chủ đầu tư của dự án Đạm Cà Mau đang xây dựng đề án tái cấu trúc toàn tập đoàn, việc
báo cáo và đề xuất chủ trương với Đại hội đồng cổ đông trong phiên họp thường niên
2012 là thời điểm thích hợp nhất. Với một chủ trương lớn mang tầm chiến lược như vậy,
Ban lãnh đạo nhận thức rằng những thông tin liên quan phải được cổ đông của TCT nắm
rõ và đồng thuận. Trước phiên họp vào tháng 4/2012, Ban lãnh đạo TCT đã tích cực thực
hiện công tác cung cấp thông tin, trao đổi ý kiến với rất nhiều cổ đông bằng nhiều hình
thức khác nhau.
Đã có hàng chục cuộc gặp trực tiếp giữa ban lãnh đạo với cổ đông và nhóm cổ
đông, có hàng trăm cuộc trao đổi thông tin qua email, điện thoại. Ngoài ra một buổi
thuyết trình cũng như buổi tổ chức cho các cổ đông thăm thực tế công trình nhà máy
Đạm Cà Mau cũng đã được thực hiện. Đa số các cổ đông chủ chốt của TCT sau khi được
tiếp xúc, trao đổi thông tin một cách đầy đủ, cởi mở đã nhận thấy rằng cơ hội của TCT
đầu tư vào dự án nhà máy Đạm Cà Mau có tính thuyết phục cao và bày tỏ quan điểm
đồng thuận với chủ trương đầu tư. Trước sự đồng thuận cao của cổ đông, Ban lãnh đạo
TCT tự tin hoàn chỉnh phương án đề xuất để chính thức đệ trình Đại hội đồng cổ đông
thường niên 2012 thông qua. Phiên họp Đại hội đồng cổ đông tổ chức ngày 27/04/2012
tiếp tục là diễn đàn để các nhà đầu tư thảo luận, trao đổi ý kiến về chủ trương đầu tư. Với
sự chuẩn bị kỹ lưỡng và giải trình chi tiết của Ban lãnh đạo về nội dung đề xuất, sau quá
trình thảo luận công khai, cởi mở của đại hội đồng cổ đông, tại phiên họp, chủ trương đầu
tư 51% vào dự án nhà máy Đạm Cà Mau đã được thông qua với tỷ lệ tán thành rất cao
(88,8%).
Đây là bước tiến trọng yếu về chiến lược, là cơ sở để Ban lãnh đạo TCT triển khai
các bước tiếp theo trong kế hoạch đầu tư vào một dự án đầu tư rất lớn. TCT sẽ còn phải
22



tiếp tục hoàn tất các công việc tiếp theo, với khối lượng lớn và tính chất phức tạp liên
quan đến bên bán, Nhà nước và đàm phán hợp đồng. Tuy nhiên, sự chấp thuận của đại đa
số cổ đông đã khiến cho TCT thêm vững tin trong việc triển khai và kỳ vọng cơ hội đầu
tư vào dự án nhà máy Đạm Cà Mau sẽ sớm trở thành hiện thực.
2.3- Phân tích các mối liên hệ tác động đến dự án Đạm Cà Mau
THỊ TRƯỜNG UREA THẾ GIỚI: Thị trường urea thế giới trong sáu tháng đầu
năm 2012 diễn biến khá phức tạp, giá urea tăng liên tục tới hơn 500 USD/t FOB đối với
urea hạt trong và hơn 600 USD/t FOB đối với urea hạt đục, đạt mức cao nhất kể từ sau
năm 2008, rồi đột nhiên lao dốc suy giảm mạnh từ khoảng cuối tháng 4 và chạm đáy 360
USD/t FOB trong đầu tháng 7 trước khi duy trì ở mức 370 USD/t FOB Biển Đen đến
hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu là do sự mất cân đối cung cầu thị trường khi nhu cầu tăng
mạnh cùng lúc tại thị trường Mỹ, Mỹ Latinh và châu Âu. Đặc biệt tại khu vực châu Mỹ,
do tình hình thị trường nông sản và thời tiết thuận lợi đầu năm nên khu vực này vào vụ
sớm, diện tích nông sản cũng được mở rộng kỷ lục (diện tích trồng ngô tại Mỹ lên đến
hơn 92 triệu ha, cao nhất kể từ năm 1937) gây nên sự căng thẳng nguồn cung urea trong
khi một số nguồn cung chính tại Trung Đông, châu Âu đang hạn chế, các dự án nhà máy
mới tại khu vực này cũng không đi vào sản xuất đúng tiến độ dự kiến và Trung Quốc vẫn
đang trong thời gian đóng cửa xuất khẩu phân bón.
Tuy nhiên, việc giá urea tăng mạnh khi nhu cầu tăng cao thì cũng sụt giảm mạnh
khi nhu cầu đã được đáp ứng đủ và mùa vụ tại các khu vực nêu trên đều đang kết thúc
trong khi hạn hán trở lại ảnh hưởng mạnh tới mùa vụ mới tại đây. Trong khi đó, lượng
urea mua vào từ các phiên đấu thầu được trông đợi của khu vực Nam Á như Ấn Độ,
Pakistan lại ở mức thấp do tâm lý e ngại giá cao cùng với sự khuấy động của nguồn cung
giá rẻ từ Iran. Bên cạnh đó, giá dầu thô suy giảm mạnh giúp giảm chi phí sản xuất và lưu
thông hàng hóa càng tiếp đà cho giá urea thế giới suy giảm.
Lượng hàng xuất khẩu bắt đầu ứ đọng gây nên áp lực giải phóng hàng tồn kho tại
một số nguồn cung chính trong khi Trung Quốc mở cửa xuất khẩu urea từ 1/7/2012 và
việc các dự án nhà máy mới tại Algeria và Qatar đều bắt đầu cung sản phẩm ra thị trường
23



cũng từ tháng 9 này càng làm suy giảm mạnh giá urea cho đến hiện nay. Triển vọng giá
urea thế giới trong 6 tháng cuối năm 2012 dự kiến sẽ tiếp tục suy giảm có thể ở khoảng
dưới 400 USD/t FOB Biển Đen đối với urea hạt trong (prill) và 450 USD/t FOB Trung
Đông đối với urea hạt đục (granular) ít nhất cho đến quí 1/2013 bởi nhu cầu thấp do tình
trạng không thuận lợi của thời tiết ảnh hưởng mạnh đến mùa vụ tại nhiều nơi trên thế
giới. Cùng với đó là bối cảnh suy thoái kinh tế và giá cả tăng cao cũng khiến nhu cầu và
sản xuất lương thực toàn cầu suy giảm dẫn đến nhu cầu phân bón giảm trong bối cảnh
lượng urea khá dồi dào tại các nguồn cung chính cộng với sản lượng từ các dự án nhà
máy mới có giá khí đầu vào thấp tại bắc Phi và Trung Đông sẽ đi vào hoạt động từ tháng
9/2012.
Ngoài ra, chính phủ Indonesia cũng đang xem xét cấp hạn ngạch xuất khẩu 500
nghìn tấn urea cho giai đoạn 6 tháng cuối năm và Trung Quốc mở cửa xuất khẩu urea từ
1/7 đến 31/10/2012. Giá urea có thể tăng nhẹ trong tháng 8/2012 do nhu cầu tại khu vực
Nam Á và một số nước Mỹ Latinh nhưng đây là giai đoạn thị trường của phía người mua
và không có nhiều triển vọng cho việc hồi phục giá urea thế giới trong 6 tháng cuối năm.
T ình hình thị trường urea nội địa trong sáu tháng đầu năm 2012 cũng có những diễn biến
phức tạp khi giá giảm sau vụ Đông Xuân vào đầu năm và bắt đầu tăng liên tục từ giữa
tháng Ba và đạt cao điểm vào cuối tháng Năm, đầu tháng Sáu khi giá urea Phú Mỹ đã có
lúc vượt qua mức 12.000 đồng/kg ngay trong vụ Hè Thu tại một số tỉnh miền Trung. Việc
giá urea tăng trong thời gian qua là do giá nhiên liệu tăng (xăng, dầu,…) khiến chi phí
lưu thông tăng và tình hình kinh tế khó khăn (lãi suất cho vay cao) nên các đại lý hạn chế
tối đa hàng tồn kho khiến cho việc phân phối không đáp ứng kịp thời nhu cầu mùa vụ của
một số nơi, thời tiết bất lợi cùng việc ách tắc tại một số cảng giao nhận khiến cho việc
điều phối hàng hóa chậm. Ngoài ra, việc hai nhà máy urea mới là Ninh Bình và Cà Mau
chưa thể tung sản phẩm ra thị trường như thời gian dự kiến trong khi lượng urea nhập
khẩu giảm mạnh đã góp phần làm căng thẳng nguồn cung và kéo theo sự tăng giá của
urea.
Tuy nhiên, Tổng công ty Phân bón và Hoá chất dầu khí (PVFCCo) đã tăng cường

chuyển hàng về các vùng miền, trong đó ưu tiên cho khu vực miền Bắc và miền Trung,
24


nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu mùa vụ, đã góp phần hạ nhiệt thị trường khi giá phân bón
có biểu hiện sốt cục bộ tại một số nơi. Riêng trong tháng 6/2012, PVFCCo cung ứng
khoảng 70.000 tấn urea Phú Mỹ và hơn 60.000 tấn urea Cà Mau ra thị trường.
THỊ TRƯỜNG UREA 3 QUÝ ĐẦU NĂM: CUNG - CẦU CHƯA CÂN ĐỐI . Dự
báo thời gian tới, giá urea trong nước sẽ ổn định và suy giảm theo giá phân bón thế giới
và nguồn cung trong nước được tăng cường. Ngoài ra, hai vụ chính trong năm (Đông
Xuân và Hè Thu) cũng đã qua nên nhu cầu phân bón sẽ giảm mạnh. Trong khi đó, các
nhà máy urea mới đang dần đi vào hoạt động ổn định bên cạnh Nhà máy Đạm Phú Mỹ và
Hà Bắc vẫn duy trì hoạt động ở mức 100% công suất cho thấy nguồn cung trong sáu
tháng cuối năm nay tương đối dồi dào so với nhu cầu.
2.4- Phương pháp nghiên cứu được sử dụng.
- Phương pháp so sánh các chỉ tiêu: Đây là phương pháp phổ biến và đơn giản,
các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với các dự án đã và đang
xây dựng hoặc đang hoạt động. Sử dụng phương pháp này giúp cho việc đánh giá tính
hợp lý và chính xác các chỉ tiêu của dự án. Từ đó có thể rút ra các kết luận đúng đắn về
dự án để đưa ra quyết định đầu tư được chính xác. Phương pháp so sánh được tiến hành
theo một số chỉ tiêu sau:
+ Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng , tiêu chuẩn về cấp công trình Nhà nước quy định
hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.
+ Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ
quốc gia, quốc tế.
+ Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi.
+ Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư.

25



×