Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Tìm hiểu quá trình sản xuất, kinh doanh cây thuốc lá tại địa bàn xã dân chủ, huyện hòa an, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.17 KB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LÃNH HOÀNG VƢƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT, KINH DOANH CÂY THUỐC LÁ
TẠI ĐỊA BÀN XÃ DÂN CHỦ - HUYỆN HÕA AN - TỈNH CAO BẰNG

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018


Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LÃNH HOÀNG VƢƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT, KINH DOANH CÂY THUỐC LÁ
TẠI ĐỊA BÀN XÃ DÂN CHỦ - HUYỆN HÕA AN - TỈNH CAO BẰNG

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế và PTNT


Khóa học

: 2014 - 2018

Giảng viên hƣớng dẫn

: TS Bùi Đình Hòa

Cán bộ cơ sở hƣớng dẫn

: Nguyễn Thị Vân

Thái Nguyên, năm 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trƣờng, Ban chủ nhiệm khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sau
khi hoàn thành khoá học ở trƣờng tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã
Dân Chủ – Hòa An – Cao Bằng với đề tài:
“Tìm hiểu quá trình sản xuất, kinh doanh cây thuốc lá tại địa bàn xã
Dân Chủ, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”.
Khóa luận đƣợc hoàn thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, cá
nhân, cơ quan và nhà trƣờng.
Tôi xin chân thành cảm ơn trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên
nơi đào tạo, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên
cứu tại trƣờng.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS Bùi Đình Hòa giảng viên khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn chỉ bảo và giúp

đỡ tôi tận tình trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Đồng thời tôi xin chân thành
cảm ơn sự giúp đỡ của UBND xã Dân Chủ, các ban ngành cùng nhân dân
trong xã đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên,27 tháng 1 năm 2018
Sinh viên

Lãnh Hoàng Vƣơng


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thời vụ gieo trồng của các tỉnh phía bắc ......................................... 8
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng thuốc lá Việt Nam giai đoạn 2011 2013 ................................................................................................. 19
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lƣợng của các huyện trồng thuốc lá tiêu
biểu năm 2016 ................................................................................. 22
Bảng 3.1: Diện tích đất đai của xã Dân Chủ năm 2016 .................................. 25
Bảng 3.2: Thành phần dân tộc xã Dân Chủ năm 2016 ................................... 27
Bảng 3.3: Giá trị sản xuất của các ngành tại xã Dân Chủ năm 2016.............. 28
Bảng 3.4: Diện tích, năng suất, sản lƣợng cây trồng xã Dân Chủ năm 2016 . 29
Bảng 3.5: Tình hình chăn nuôi của xã Dân Chủ năm 2016 ............................ 29
Bảng 3.6: Tình hình dân số, lao động xã Dân Chủ năm 2016 ........................ 31
Bảng 3.7: Diện tích, năng suất, sản lƣợng thuốc lá của xã Dân Chủ qua 3 năm
2015-2017 ....................................................................................... 41
Bảng 3.8: Thị trƣờng tiêu thụ thuốc lá tại xã Dân Chủ năm 2017 .................. 43
Bảng 3.9: Cơ cấu phân loại thuốc lá xã Dân Chủ năm 2017 .......................... 44

Bảng 3.10: Doanh thu từ thuốc lá khô tại xã Dân Chủ năm 2017 .................. 45


iii

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Hái sấy thuốc lá tại địa phƣơng ...................................................... 16
Sơ đồ 3.1: Kênh tiêu thụ thuốc lá của xã Dân Chủ năm 2017 ........................ 46


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa

1

BVTV

Bảo vệ thực vật

2

CSHT

Cơ sở hạ tầng

3


GTNT

Giao thông nông thôn

4

KHKT

Khoa học kỹ thuật

5

LĐTB&XH

Lao động thƣơng binh và xã hội

6

NLN-TS

Nông lâm nghiệp - thủy sản

7

TB

Trung bình

8


THCS

Tung học cơ sở

9

UBND

Ủy ban nhân dân

10

VAC

Vƣờn ao chuồng

STT


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ........................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
1.2.Mục tiêu và yêu cầu .................................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.2.3. Yêu cầu.................................................................................................... 2
1.3. Nội dung thực tập và phƣơng pháp thực hiện ............................................ 3
1.3.1. Nội dung thực tập: ................................................................................... 3
1.3.2. Phƣơng pháp thực hiện: .......................................................................... 3
1.3.4. Thời gian và địa điểm thực tập ............................................................... 4
1.3.5. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập: ............................................ 4
Phần 2. TỔNG QUAN .................................................................................... 5
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập ................................. 5
2.1.2. Yêu cầu sinh thái và quy trình trồng, sây khô thuốc lá ........................... 7
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 18
2.2.1. Tình hình sản xuất thuốc lá tại Việt Nam ............................................. 18
2.2.2. Tình hình sản xuất thuốc lá tại tỉnh Cao Bằng ...................................... 21
Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP................................................................... 23
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ...................................................................... 23
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Dân Chủ. ............................. 23


vi
3.1.2. Những thành tựu đạt đƣợc của cơ sở thực tập ...................................... 37
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ............ 38
3.2. Kết quả thực tập ....................................................................................... 39
3.2.1. Mô tả nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập 39
3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập........................................................................ 40
3.2.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hiệu quả sản xuất, kinh doanh
cây thuốc lá tại xã Dân Chủ ............................................................................ 48
3.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................... 53
PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 55

4.1 Kết luận .................................................................................................... 55
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía bắc nƣớc ta, một vùng đất còn
nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển, vẫn còn nhiều hộ nghèo, nhất là ở
vùng sâu, vùng xa những nơi cách xa trung tâm thành phố. Đời sống ngƣời
dân phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, điều kiện sản xuất gặp nhiều khó
khăn, đất nghèo dinh dƣỡng, điều kiện về cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi
chƣa đồng bộ, khí hậu thời tiết có nhiều bất lợi do đó năng suất cây trồng
thấp, dẫn đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp không cao, đời
sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Xã Dân Chủ là một xã vùng sâu, vùng xa nằm ở phía Bắc của huyện
Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Ngƣời dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào nông
nghiệp, là vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp với một số loại cây trồng phổ
biến nhƣ lúa, ngô, khoai, sắn, thuốc lá. Tuy nhiên so với các loại cây trồng
khác thì cây thuốc lá là cây trồng đem lại thu nhập lớn nhất cho ngƣời dân nơi
đây. Thuốc lá là loại cây công nghiệp ngắn ngày, có khả năng chịu hạn tốt,
thích hợp trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, cây thuốc lá góp phần tạo công
ăn việc làm, tận dụng lao động phụ, sử dụng lao động hợp lý, tăng thu nhập
cho ngƣời lao động, làm phong phú them cơ cấu luân canh góp phần cải tạo
đất trồng trọt, phân bố lại dân cƣ.
Cây thuốc lá đã trở thành cây trồng phổ biến ở xã Dân Chủ và thực tế
cho thấy nhiều hộ nông dân đã có cuộc sống khá hơn. Đây là thực tế đáng
mừng bởi nhƣ thế có nghĩa là ngƣời dân đã tìm đƣợc lối thoát xóa đói giảm

nghèo cho chính họ. Chính vì hiệu quả của việc trồng thuốc lá cao mà ngƣời
dân ngày một chăm lo đầu tƣ, áp dụng nhiều kĩ thuật mới vào sản xuất. Trong
những năm gần đây diện tích trồng thuốc lá và số hộ trồng cây thuốc lá ổn


2
định, năng suất ngày càng tăng cao. Năm 2016 diện tích trồng thuốc lá tại xã
là 290ha, đạt năng suất 22,1 tạ/ha, sản lƣợng ƣớc tính đạt 640,9 tấn thuốc lá
khô. Theo đó đời sống ngƣời dân trong xã từng bƣớc đƣợc cải thiện rõ rệt, là
một hƣớng chuyển dịch cơ cấu cấy trồng đúng đắn.
Bên cạnh những thành quả đó thì vẫn tồn tại nhiều vấn đề nhƣ: trình độ
sản xuất của ngƣời dân chƣa cao, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất còn hạn chế, ngƣời dân chƣa nắm bắt đƣợc nhiều thông tin, kĩ năng kiến
thức về giá cả và thị trƣờng, thƣờng bị các thƣơng buôn chèn ép giá. Chính vì
vậy tôi thực hiện đề tài “Tìm hiểu quá trình sản xuất, kinh doanh cây thuốc
lá tại địa bàn xã Dân Chủ, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”.
1.2.Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu tình hình sản xuất, kinh doanh cây thuốc lá trên địa bàn xã
Dân Chủ, từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc sản xuất, kinh
doanh cây thuốc lá.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu khái quát điều kiện tự nhiên, KT - XH của xã Dân Chủ.
- Tìm hiểu tình hình và quá trình sản xuất, kinh doanh cây thuốc lá trên
địa bàn xã Dân Chủ.
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh
doanh cây thuốc lá tại địa bàn xã Dân Chủ.
- Đƣa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc sản xuất, kinh doanh cây
thuốc lá trên địa bàn xã Dân Chủ.
1.2.3. Yêu cầu

1.2.3.1. Về chuyên môn nghiệp vụ:
- Bám sát điều kiện thực tế của địa phƣơng.


3
- Tìm hiểu chính xác quá trình sản xuất và kinh doanh cây thuốc lá tại
địa bàn xã Dân Chủ.
- Học hỏi kiến thức thực tế từ bà con nông dân tại địa phƣơng
- Đảm bảo đúng thời gian.
- Số liệu phải trung thực, chính xác.
1.2.3.2. Về thái độ và ý thức trách nhiệm:
- Hoàn thành tốt công việc đƣợc giao.
- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định của UBND xã và địa bàn
thực tập.
1.3. Nội dung thực tập và phƣơng pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập:
- Tìm hiểu khái quát điều kiện tự nhiên KT-XH của xã Dân Chủ.
- Tìm hiểu tình hình, quá trình sản xuất, kinh doanh cây thuốc lá tại xã
Dân Chủ.
- Thăm các đồng ruộng trồng thuốc lá và tiến hành sản xuất cùng ngƣời
dân để học hỏi các kinh nghiệm thực tế từ đó hiểu đƣợc những thuận lợi và
khó khăn trong quá trình sản xuất cây thuốc lá tại địa bàn xã Dân Chủ.
1.3.2. Phương pháp thực hiện:
1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
A. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu liên quan trực tiếp và gián tiếp đến
vấn đề nghiên cứu của đề tài nhƣ: Các báo cáo tổng quan về điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội của xã; niên giám thống kê tỉnh và huyện; các báo cáo
chuyên ngành, những báo cáo khoa học đã đƣợc công bố và các thông tin, tài
liệu do các cơ quan của xã Dân Chủ huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng cung cấp.

Một số sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh cây thuốc lá.


4
B. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Phƣơng pháp quan sát: quan sát cán bộ nông nghiệp, khuyến nông làm
việc, ngƣời nông dân tham gia sản xuất, quan sát các hình ảnh thực tế để có
đƣợc thông tin chính xác nhất.
1.3.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Những thông tin, số liệu thu thập đƣợc tổng hợp, phân loại và xử lý
thông qua phần mềm Microsoft Excel, Word.
1.3.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian thực tập: Từ 15/8/2017 đến 21/12/2017
- Địa điểm thực tập:
Đề tài tiến hành thực tập tìm hiểu quá trình sản xuất kinh doanh cây
thuốc lá trên địa bàn xã Dân Chủ, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
Tên cơ sở thực tập: UBND xã Dân Chủ. Địa chỉ: Xóm Mỏ Sắt, xã
Dân Chủ, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
1.3.5. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập:
- Thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của cơ sở thực tập, tích
cực, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc.
- Làm việc nhƣ một nhân viên của ủy ban, chấp hành mọi phân công
của nơi thực tập.
- Giữ gìn và bảo vệ tài sản chung của cơ sở thực tập.
- Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội vì
cộng đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của cơ sở thực tập.
- Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ ngƣời hƣớng dẫn
thực tập để có thể hoàn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực
của bản thân.

- Tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh cây thuốc
lá tại địa phƣơng.


5
Phần 2
TỔNG QUAN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
2.1.1.1. Các khái niệm
- Sản xuất là quá trình biến đổi những yếu tố đầu vào thành đầu ra. Mục
đích của quá trình chuyển hoá này là tạo giá trị gia tăng để cung cấp cho
khách hàng. Đầu vào của quá trình chuyển đổi bao gồm nguồn nhân lực, vốn,
kĩ thuật, nguyên vật liệu, đất, năng lƣợng, thông tin. Đầu ra của quá trình
chuyển đổi là sản phẩm, dịch vụ, tiền lƣơng, những ảnh hƣởng đối với môi
trƣờng.
- Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình đầu tƣ từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ
trên thị trƣờng nhằm mục đích sinh lời.
- Thuốc lá nguyên liệu là một loại thuốc lá lá, đƣợc tạo ra trong suốt
quá trình sản xuất nông nghiệp, đƣợc sơ chế bởi công nghệ sấy, phơi nắng
hoặc hong gió, tùy theo giống và mục đích sử dụng. Là nguyên liệu chính để
cung cấp đầu vào cho các Nhà máy sản xuất thuốc lá điếu và ngƣời tiêu
dùng.(Viện KT-KT thuốc lá, 2011).
2.1.1.2. Giới thiệu chung về cây thuốc lá
* Cây thuốc lá có tên khoa học là Nicitinana.sp thuộc ngành hạt kín
Angiospe, lớp 2 lá mầm Dicotylndones, phân lớp Asteridae, bộ hoa mõm sói
Scophulariales, họ cà Solanaceae, chi Nicotiana. Trong chi Nicotiana có 50 70 loài, đa số là dạng cỏ, một phần thân đứng, hầu hết là các dạng dại phụ.
Căn cứ vào hình thái, màu sắc của hoa ngƣời ta phân chia thành 4 loại chính:
- Loài Nicotiana tabacum L : có hoa màu hồng hay đỏ tƣơi. Đây là loài

phổ biến nhất, chiếm 90% diện tích thuốc lá trên Thế giới.


6
- Loài Nicotiana rustica L : có hoa màu vàng, chiếm 10% diện tích
thuốc lá trên Thế giới.
- Loài Nicotiana petunioide L : có hoa màu trắng, loài này cũng đƣợc ít
dùng trong sản xuất, chủ yếu chỉ có trong vƣờn thực vật học của môt số quốc gia.
* Giá trị của cây thuốc lá:
Thuốc lá (Nicotiana tabacum L) là cây công nghiệp ngắn ngày có tầm
quan trọng bậc nhất về kinh tế trên thị trƣờng Thế giới, không chỉ đối với trên
33 triệu dân của 120 quốc gia trồng thuốc lá, mà còn cho cả toàn bộ nền công
nghiệp, từ các nhà máy chế biến thuốc lá điếu, sản xuất phụ gia, phụ liệu, đến
cả hệ thống phân phôi tiêu thụ, thậm chí đến cả một phần ngành sản xuất của
vật tƣ nông nghiệp phục vụ cho cây thuốc lá nhƣ phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật. Trồng thuốc lá có hiệu quả cao hơn nhiều so với các cây trồng khác (giá
bán 1.000 - 1.200 USD/tấn lá khô). Các hãng sản xuất thuốc lá của các nƣớc
tƣ bản dều nhận đƣợc nguồn lợi nhuận khổng lồ từ cây thuốc lá.
Ở nƣớc ta, cây thuốc lá cũng mang lại giá trị kinh tế cao, sử dụng hiệu
quả đất đai, góp phần tạo công ăn việc làm, tận dụng đƣợc nguồn lao động
của địa phƣơng, tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Lợi nhuận cao từ sản xuất
thuốc lá đã có sự quan tâm của nhiều cấp chính quyền trong cả nƣớc, tại một số
tỉnh miền núi phía bắc nhƣ Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn… Cây thuốc lá đã
nằm trong cơ cấu cây trồng truyền thống thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2010, Tổng công ty thuốc lá Việt Na đạt kim ngạch xuất khẩu trên
175 triệu USD, tăng 17% so với năm 2009, suất siêu gần 54 triệu USD, nộp
ngân sách vƣợt mốc 5.000 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2009. Đời sống, việc
làm va thu nhập của ngƣời lao động đƣợc đảm bảo, ổn định.
Trong thuốc lá có thể chiết suất mọt số chất hóa học có thể đƣợc sử
dụng làm thuốc bảo vệ thực vật.



7
Trong Y học ngƣời ta chiết suất từ thuốc lá chất Hemoglobin đƣợc sử
dụng làm thuốc chữa bệnh.
Đối với ngành công nghệ sinh học, cây thuốc lá đƣợc sử dụng nhƣ thực
vật mô hình cho nghiên cứu cơ bản cũng nhƣ ứng dụng nhờ khả năng dễ dàng
tiến hành, nuôi cấy In vitro và chuyển gen.
2.1.2. Yêu cầu sinh thái và quy trình trồng, sây khô thuốc lá
2.1.2.1. Yêu cầu sinh thái
Theo tài liệu “Tập huấn kỹ thuật sản xuất thuốc lá” của Viện kinh tế kỹ
thuật thuốc lá (2011), cây thuốc lá có những đặc điểm và yêu cầu sinh thái
nhƣ sau:
 Khí hậu: thuốc lá là cây ƣa nóng ẩm và biên độ nhiệt độ lớn, lƣợng
mƣa không quá lớn và cƣờng độ ánh sáng thích hợp sẽ cho năng suất cao,
nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất thuốc lá
 Nhiệt độ: nhiệt độ là một yếu tố khí hậu cần thiết cho sự nảy mầm.
sinh trƣởng phát triển của cây thuốc lá. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh
trƣởng là từ 25- 280C, nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều kìm hãm sinh trƣởng
và phát triển của cây. Nhiệt độ ảnh hƣởng đến thời gian sinh trƣởng và phát
triển của cây, khi nhiệt độ khoảng 180C thì thời gian sinh trƣởng kéo dài
khoảng 175 ngày, khi nhiệt độ khoảng 220C thì chỉ cần khoảng 130 ngày, khi
250C cần khoảng 120 ngày. Tuy nhiên một khoảng thời gian khô là cần thiết
cho quá trình chín và thu hoạch lá.
 Độ ẩm: cây thuốc lá yêu cầu độ ẩm đất 60- 80%, độ ẩm không khí 7080%, thời kỳ phục hồi sinh trƣởng yêu cầu độ ẩm cao hơn, khoảng 80-90%, ở
ruộng sản xuất cây thuốc lá thì cần lƣợng mƣa từ 330-360mm/vụ. Tuy nhiên
cũng cần tùy từng giai đoạn mà có chế độ nƣớc tƣới phù hợp, trong một số
thời kỳ nhất định việc, chẳng hạn khi cấy giống thì nếu có một giai đoạn thiếu
nƣớc vừa phải thì sẽ làm tăng khả năng chịu hạn của cây.



8
 Ánh sáng: Cây thuốc lá ƣa sáng trực tiếp, những nơi có đầy đủ lƣợng
ánh sáng thì cây sẽ cho chất lƣợng, sản lƣợng cao hơn hẳn so với nơi thiếu
ánh sáng. Cây thuốc lá là cây quang hô hấp, sử dụng bức xạ mặt trời còn thấp
hơn một số cây trồng khác khoảng 30-40%
 Đất đai: thuốc lá phù hợp trồng trên đất trồng từ cát pha, thịt nhẹ, thịt
trung bình đến thịt nặng, nhƣng mỗi loại đất lại cho sản lƣợng và chất lƣợng
khác nhau. Trồng thuốc lá yêu cầu đất cao ráo, tơi xốp, có mực nƣớc ngầm
sâu, vì cây rất sợ úng nƣớc, đất vụ trƣớc không trồng các cây họ cà nhƣ cà
chua, khoai tây…Độ PH thích hợp 5,8 – 6,5, chất lƣợng lá sẽ bị ảnh hƣởng
bởi độ mặn của đất.
 Thời vụ gieo trồng:
Đối với các tỉnh phía bắc:
Bảng 2.1: Thời vụ gieo trồng của các tỉnh phía bắc
Vụ

Gieo

Đông xuân

15/10-

(chính vụ)

30/11

Thu

Trồng


1/12-15/1

hoạch
1/2 -15/5

Đặc điểm vùng trồng
Đất bằng phẳng có nguồn
nƣớc tƣới chủ động
Đất cao ráo, thoát nƣớc dễ.

Hè thu

1/3-15/4

15/4-30/5

14/6- 30/7

Có nguồn nƣớc tƣới chủ
động. Có nƣớc tƣới bổ
sung tốt.

Nguồn: Nguyễn Ngọc Sơn (2009)
2.1.2.2. Quy trình trồng, sấy khô thuốc lá
A. Sản xuất cây con giống:
Sản xuất cây con tốt, khỏe, sạch sâu bệnh và đủ số lƣợng theo kế hoạch
là yếu tố thành công trong bƣớc khởi đầu một vụ trồng. Cây con khỏe đạt tiêu
chuẩn là tiền đề cho một vụ mùa thắng lợi.



9
Tại địa phƣơng ngƣời dân quen trồng với các giống cây con nhƣ GL2
GL7 và K326.
I. GIAI ĐOẠN VƢỜN ƢƠM:
1. Chọn địa điểm:
Đất làm vƣờn ƣơm phải đạt các yêu cầu sau:
- Vụ trƣớc không trồng các cây họ cà, các cây rau nhƣ dƣa chuột, đậu
bắp...
- Cao, thoát nƣớc tốt, dốc nhẹ (1 – 5%).
- Tơi xốp, tầng canh tác dày, pH: (5,5 – 6,2).
- Có đủ nguồn nƣớc sạch phục vụ tƣới cây con.
- Thoáng nhƣng khuất gió.
- Xa khu dân cƣ, kho tàng, chuồng trại gia súc, vƣờn cây.
- Thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển.
2. Chuẩn bị đất:
- Tùy độ pH, đất có thể bón thêm vôi từ 500 – 1.000kg trên mặt rồi cày
đất sâu 25 – 30 cm trƣớc ngày gieo từ 3 – 4 tuần lễ. Đến trƣớc ngày gieo 1
tuần, cày trở đất và bừa tơi, san phẳng.
- Lên luống kích thƣớc 1m x 10m, khoảng cách 2 luống kề nhau 0,5 –
0,6m. Nếu cây con trồng thẳng cần 7 – 10 luống/ha, trồng bầu cần 4 – 5
luống/ha.
- Cào phẳng mặt luống, gom hết tất cả các tàn dƣ thực vật, cỏ dại ra
ngoài.
3. Bón phân:
Cách ngày gieo 2 - 3 ngày, bón phân lót vào các luống ƣơm, rải đều lên
bề mặt rồi dùng cào xới chôn sâu khoảng 7 – 8 cm.
Dùng tấm PE đậy lại chờ gieo.



10

4. Gieo hạt:
- Dỡ tấm bạt, tạo gờ và làm bằng mặt luống bằng cách đầm nhẹ để
chống xói mòn.
- Lƣợng hạt gieo: 1,0 – 1,2g/ 10m2 (tỉ lệ nảy mầm > 85%).
- Trƣớc khi gieo phải tƣới cho luống ƣơm đủ ẩm.
- Tiến hành gieo đều trên mặt luống.
- Phủ lên bề mặt đã gieo một lớp tro trấu hay phân hữu cơ vi sinh 1 lớp
dày 0,5 cm. Tƣới nƣớc giữ ẩm cho mặt luống.
5. Làm dàn che:
- Thực hiện làm giàn che ngay sau khi gieo hạt.
6. Chăm sóc cây con:
- Tƣới nƣớc: Sau khi gieo mặt luống cần phải giữ ẩm liên tục và vừa
phải, nếu để thiếu nƣớc hạt đang nứt nanh dễ bị thui chột. Trong suốt thời kỳ
sinh trƣởng cây con cần cung cấp đủ nƣớc. Từ khi gieo hạt đến khi mọc 2 lá
mầm, bộ rễ chƣa đủ bám chặt vào đất nên dễ bị trôi dạt,do đó phải sử dụng
thùng ô doa có tia thật mịn để tƣới cho cây con. Sau khi gieo mỗi ngày cần
tƣới 2 – 3 lần (mỗi lần 20 – 30 lít nƣớc/10m2) cho đến khi hạt mọc mầm đều
và giảm dần còn từ 1 – 2 lần/ ngày tùy theo độ ẩm mặt luống.
- Tỉa cây, làm cỏ: Sau khi cây mọc từ 5 – 7 ngày cần tiến hành làm cỏ
ngay, kết hợp tỉa bỏ cây con những chỗ có mật độ dày. Mật độ cây con từ 500
– 550 cây/ 1m2 nếu cây con cấy bầu, từ 350 - 400 cây/ 1m2 nếu cây con trồng
thẳng. Trƣớc và sau khi tỉa bỏ cây hay làm cỏ phải tƣới nƣớc thật đẫm trên
mặt luống để ổn định bộ rễ cây con. Dọn vệ sinh trong và ngồi vƣờn ƣơm
sạch sẽ.
- Điều khiển mái che: Từ khi cây con có 2 lá thật rất cần ánh sáng để
phát triển bộ rễ, thiếu ánh sáng cây dễ bị vống, yếu, dễ bị bệnh nên giai đoạn



11
này cần luôn điều chỉnh mái che để cho cây hƣởng ánh sáng tối đa. Những
ngày nắng nóng phải che phủ mái che cản bớt ánh nắng khoảng từ 11 giờ đến
2 giờ chiều tránh gây tổn thƣơng cho cây.
- Tƣới thúc: đôi khi cây con bị xấu, kém phát triển có thể thúc bằng cách
hòa tan 50 – 100 gr đạm Ure trong 20 lít nƣớc tƣới đều trên mặt luống ƣơm.
7. Phòng trừ sâu bệnh:
Thƣờng xuyên kiểm tra vƣờn ƣơm, thấy bệnh cần xử lý kịp thời bằng
các biện pháp phun thuốc trừ bệnh. Vƣờn ƣơm phải có rào chắn ngăn không
cho ngƣời lạ, gia súc phá, không cho hút thuốc lá trong vƣờn ƣơm. Sau khi
nhổ cây xong phải thu don vệ sinh sạch sẽ.
II. SẢN XUẤT CÂY CON THUỐC LÁ Ở VƢỜN BẦU
1. Chọn và xử lý đất:
a. Chọn đất:
- Đất phải gần ruộng trồng, hoặc làm ngay trên ruộng dự định trồng
thuốc lá, để thuận lợi đƣa cây giống ra trồng.
- Đất phải gần nguồn nƣớc tƣới, ánh sáng đầy đủ có đƣờng thoát nƣớc tốt.
b. Xử lý đất:
- Đất đƣợc lên luống cao 20 – 24cm, rộng 1,2m dài 10m. Khoảng cách
giữa 2 luống cách nhau 50cm để tiện đi lại chăm sóc.
- Đất đƣợc làm bằng phẳng bề mặt.
- Đất đƣợc trộn đều các nguyên liệu lại với nhau (xới sâu xuống mặt
đất 10 – 12cm).
- Bầu bằng nylon rỗng đáy hình ống, có kích thƣớc 8cmx11cm.
- Có thể dùng tay hoặc lon nhựa hoặc lon bia xúc đất vào bầu. không
nên ém chặt bầu khi cho đất vào bầu.
2. Cấy cây con vào bầu:
Chuẩn bị và cấy cây con



12
- Cây con đƣợc nhổ yêu cầu:
+ Có 3 – 4 lá thật.
+ Cây có chiều cao tƣơng đối đồng đều.
+ Sạch bệnh, rễ trắng.
- Nhổ cây vào lúc sáng sớm cho vào giỏ, giữ cây đứng không chồng lên
nhau, vận chuyển vào chỗ mát và phun ẩm khi cần thiết.
- Thời điểm khi cấy bầu thích hợp nhất là 15 giờ chiều trở đi, tƣới thật
đẫm vào bầu trƣớc khi cấy, thao tác cấy:
+ Dùng que hoặc ngón tay chọc lỗ sâu 1-1,5 cm, cho gọn bộ rễ vào lỗ
(không cho rễ lồi trên mặt bầu), nén nhẹ đất.
+ Tƣới nƣớc sau khi vào bầu xong nhằm rửa sạch đất dính lá trong
quá trình cấy, cũng nhƣ ổn định bộ rễ.
Dàn che phủ:
Cây cấy xong lập dàn che bằng cung tre, che phủ bằng tấm nylon đề
giữ ẩm và che mát cho cây, giúp cây không bị héo, chết ở giai đọan đầu, tạo
cho cây mau hồi phục.
3. Chăm sóc cây bầu:
a. Tƣới nƣớc:
- Những ngày đầu cây bầu đƣợc che nắng và giữ ẩm rất quan trọng,
thông thƣờng nên tƣới 2 – 3 lần/ngày với lƣợng nƣớc tƣớc đủ ẩm, tránh tƣới
vào thời điểm trƣa nắng gắt cây đang héo. Thời gian tƣới 7 – 8 giờ sáng và 15
– 16 giờ chiều.
- Sau khi cấy bầu 4 – 5 ngày sau, cây đã phục hồi. Dần dần giảm bớt
lƣợng nƣớc tƣới. Số lần tƣới và kết hợp mở dần dàn che để huấn luyện cây con.
- Nếu cây chậm phát triển có thể tƣới thúc với các loại đạm Ure và
phân NPK sau đó tƣới lại bằng nƣớc lã để làm sạch lá.


13

b. Dặm cây con: Sau 3 – 5 ngày cấy dặm những cây con bị yếu khó
phục hồi.
c. Xén lá: để tạo cây đồng đều và tăng đƣờng kính thân.
d. Tập chịu hạn:
Nhằm tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển mạnh, sâu, rộng và tăng cƣờng
khả năng chống chịu hạn bằng cách khi cây 15 – 17 ngày cho ngƣng tƣới
nƣớc, khi nào thấy cây thuốc vào khỏang 10 giờ héo cho tƣới lại, lặp lại cách
này ít nhất 3 lần.
e. Phòng trừ sâu bệnh:
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phun hoặc tƣới cho cây con hoặc loại
bỏ luôn cây con bị tổn hại nhiều.
Tiêu chuẩn cây con bầu:
- Chiều cao cây: 10 – 15cm.
- Đƣờng kính thân: 4 – 6 mm.
- Cây có 6 – 8 lá thật, sạch sâu bệnh, rễ nhiều.
B. Làm đất, trồng và chăm sóc cây con trên ruộng
I. Làm đất:
+ Đất phải đƣợc cày và để ải trƣớc khi trồng từ 20 đến 25 ngày, đƣợc
cày sâu từ từ 20 – 30cm.
+ Lên luống theo dạng luống đơn hoặc luống đôi, 2 luống cách nhau
30cm để thuận tiện chăm sóc, luống cao 30 - 40cm.
+ Bổ hốc: Khoảng cách giữa các hốc khoảng 0,5 – 0,6m, mật độ trồng
18.000 – 20.000 cây/ha.
II. Trồng:
+ Cây con đem trồng phải khoẻ, đồng đều không bị sâu bệnh. Cây có từ
5 – 6 lá, không sử dụng cây quá 75 ngày tuổi.


14
+ Trƣớc khi trồng nên ngắt bỏ lá bị bệnh, bị vàng thu gom và vứt ra xa

ruộng trồng. Trồng vào mép hốc, sau đó lấp đất đầy hốc, trồng xong tiến hành
tƣới nƣớc cho cây.
III. Dặm cây sau khi trồng:
+ Sau khi trồng 3 ngày phải tiến hành kiểm tra tình trạng cây chết và
trồng dặm kịp thời. Khi trồng dặm phải chọn những cây khoẻ mạnh, có bộ rễ
tốt và tốt nhất là những cây trồng dặm cần có nhiều đất bám vào bộ rễ.
+ Cây trồng dặm cần chăm sóc cẩn thận, nhất là đủ ẩm cho cây
IV. Tƣới nƣớc cho thuốc lá:
Để tƣới nƣớc hợp lý, có hiệu quả phải căn cứ vào:
+ Đặc tính thấm nƣớc và khả năng giữ ẩm của đất
+ Địa hình của ruộng trồng.
+ Thời tiết khí hậu của khu vực trồng.
+ Yêu cầu nƣớc của từng giống, từng giai đoạn sinh trƣởng.
+ Có hai cách tƣới nƣớc là tƣới theo rãnh và tƣới phun mƣa.
V. Bón phân:
+ Loại phân sử dụng: Phân hỗn hợp NPK
+ Cách bón:
- Bón lót ½ lƣợng phân, bón thúc lƣợng còn lại sau trồng 25 – 30 ngày,
không đƣợc bón chậm quá sau trồng 35 ngày.
- Bón thúc: Bón ½ lƣợng phân còn lại. Đào hốc sâu 10cm cách gốc
10cm, sau đó vun đất lấp phân và tƣới nƣớc, không bón thúc muộn quá 35
ngày.
VI. Vun xới và diệt cỏ dại:
Việc xới sáo, vun gốc cho cây cần phải kết hợp với việc diệt cỏ dại trên
đồng ruộng, làm vệ sinh đồng ruộng nhƣ: vặt bỏ những lá vàng úa, lá bị bệnh
hại nặng.


15
Có thể tiến hành xới sáo, vun luống vào 3 đợt:

- Đợt 1: Sau trồng 7 – 10 ngày, xới phá váng, làm sạch cỏ dại xới nông
khoảng 3 – 5cm.
- Đợt 2: Sau trồng khoảng 15 – 20 ngày, xới sâu 5 – 7cm, kết hợp làm
cỏ, bón phân thúc lần 1, vun nhẹ quanh gốc.
- Đợt 3: Sau trồng 30 – 35 ngày, xới sâu 7 – 10cm, kết hợp bón phân
thúc lần 2, vun cao luống và vét rãnh để thoát nƣớc tốt. Đây là lần vun xới
cuối cùng nhằm kích thích bộ rễ bất định phát triển, tăng cƣờng tính chống đổ
cho cây.
- Thời điểm ngắt ngọn thích hợp là khi cây có nụ hoặc hoa đầu tiên nở.
Nếu ngắt ngọn trƣớc lúc có nụ hàm lƣợng đƣờng hoà tan và hàm lƣợng tinh
bột thấp hơn so với bấm ngọn khi cây có nụ. Ngắt ngọn quá muộn sẽ làm
giảm năng suất và chất lƣợng thuốc lá.
- Độ cao ngắt ngọn cũng ảnh hƣởng tới tính chất hoá học của thuốc lá,
thông thƣờng ngắt nụ hoa phải ngắt sâu thêm 2 – 3 lá nhỏ nữa. Ngắt ngọn
càng thấp thì hàm lƣợng Nicotin trong lá càng cao. Trong thực tế sản xuất
ngƣời ta thƣờng ngắt ngọn ở vị trí lá thứ 20 – 22 (trừ các giống siêu lá), làm
nhƣ vậy số lá trên cây luôn đạt yêu cầu theo quy trình kỹ thuật, đảm bảo năng
suất thuốc lá nguyên liệu.
VII. Phòng trừ sâu bệnh hại:
- Thƣờng xuyên thăm đồng ruộng thuốc lá để phát hiện sớm sâu bệnh,
ngăn chặn sâu bệnh lây lan bằng cách sử dụng thuốc BVTV và ngắt các cây,
lá bị bệnh.
C. Hái, sấy thuốc lá


16

Hình 2.1: Hái sấy thuốc lá tại địa phƣơng
I. Hái thuốc lá:
+ Muốn có phẩm cấp thuốc lá cao cần hái đúng độ chín kỹ thuật. Lá

chín có biểu hiện nhƣ:
- Lá từ màu xanh chuyển sang màu vàng.
- Lông trên bề mặt lá rụng nhiều, mặt lá sáng bóng.
- Bẻ cọng lá thấy giòn.
+ Không hái lá quá chín và lá qua xanh để thuốc lá sau sấy có chất
lƣợng cao, màu sắc của lá thuốc đẹp. Hái lá quá chín khi sấy sẽ chuyển sang
màu nâu, hái lá xanh sẽ có màu xanh chết. mỗi đợt hái từ 2 – 3 lá trên cây.
Cần phân loại lá theo độ chín để đảm bảo độ đồng đều của một sào sấy. Hái
xong cuốn vào sào ngay, không xếp chồng đống lá đã hái, tránh dập nát.
+ Cuốn lá vào sào sấy: Nếu lá to mỗi nút chỉ buộc 2 lá, lá nhỏ có thể cuốn
3 lá/nút. Lƣợng thuốc không quá 5kg thuốc tƣơi trên 1mét chiều dài sào sấy
Chú ý: Lá cuốn vào sào phải quay lƣng vào nhau.
II. Xếp thuốc vào lò:
+ Trƣớc khi xếp lá thuốc vào lò phải làm vệ sinh lò sấy, kiểm tra đƣờng
ống dẫn nhiệt, các cửa và chuẩn bị than (củi) sấy, dụng cụ phòng cháy chữa
cháy, nhiệt kế.
+ Xếp thuốc vào lò theo quy tắc sau:
- Tầng dƣới xếp thƣa, tầng trên xếp dày.


17
- Lá quá chín xếp vào hàng dƣới, lá xanh xếp ở trên, không để lá thuốc
tầng trên chạm vào lá thuốc tầng dƣới.
+ Khoảng cách giữa các tầng xà gồ là 60 – 70 cm khoảng cách giữa các
sào sấy từ 35 – 40cm. Khoảng cách giữa các đuôi lá tầng dƣới cùng cách
đƣờng ống dẫn nhiệt tối thiểu là 30cm.
+ Tại các cửa quan sát xếp các sào thuốc đại diện cho mẻ sấy, sau khi
xếp thuốc vào lò lắp dàn chống hoả và đóng kín các cửa.
III. Quy trình sấy:
+ Giai đoạn ủ vàng: Tuỳ thời tiết và mức độ lá thuốc chín ngoài đồng

để điều chỉnh nhiệt độ trong lò khi ủ vàng.
+ Thời gian ủ vàng:
- Đối với lá gốc nhiệt độ ủ 36 - 38oC, thời gian 22 – 24 giờ.
- Đối với lá giữa nhiệt độ ủ 37 - 39oC, thời gian 22 – 24 giờ.
- Đối với lá ngọn nhiệt độ ủ 36 - 38oC, thời gian 28 -32 giờ.
Chú ý: Ủ vàng trong vụ thu cần đốt nhỏ lửa.
- Lá thuốc bị mƣa ƣớt, khi cuốn sào cần treo sào thuốc để giảm bớt
nƣớc trên bề mặt lá, vào lò cần đốt ngay và mở cửa thoát ẩm. Khi không còn
nƣớc trên bề mặt lá thì đóng cửa và đốt nhƣ bình thƣờng.
- Lá chuyển vàng tốt nhất khi sờ vào lá thuốc thấy “ ấm tay”, trên mặt
lá không đọng nƣớc.
- Thời điểm kết thúc ủ vàng khi tầng dƣới chuyển vàng gần hết chỉ còn
phớt xanh dọc theo gân chính. Tầng trên cùng đã chuyển vàng 2/3 diện tích lá.
+ Giai đoạn cố định màu sắc:
- Quy trình cố định màu sắc diễn ra khoảng 45 – 50 giờ, phụ thuộc vào
vị trí lá. Khi nhiệt độ trong lò đạt 45oC cần mở cửa thoát, điều chỉnh cửa hút,
sao cho nhiệt độ trong lò không bị hạ xuống, quan sát trạng thái thuốc trong lò
để điều chỉnh cửa hút và cửa thoát. Nguyên tắc lá thuốc chuyển vàng đến đâu


×