Chinatown (Phố Tàu) – Thuận
Tiểu thuyết 'Chinatown' và những chiều kích hiện tại
của thời gian quá khứ
Nguyễn Chí Hoan
Câu chuyện chính của tiểu thuyết là một đoạn hồi tưởng của một phụ nữ Việt
kiều ở Paris. Đoạn hồi tưởng diễn ra trong một thời gian dài hai giờ - theo
tường thuật của nhân vật - khi chuyến tàu chị ta đi bị tạm dừng ở một ga xép
để chờ một cuộc điều tra nào đó về một cái túi xách vô chủ nào đó bị nghi là
một âm mưu đánh bom khủng bố.
Sự kiện khởi đầu này đã đưa toàn bộ đoạn hồi ức dài như cả một đời người của
nhân vật xâm nhập vào hiện tại. Như thể một đứt gãy địa tầng làm cho một khối
nham thạch trào lên. Cái được coi là quá khứ đi lại thênh thang trong không gian
và thời gian hiện tại - cứ theo như một câu bất hủ mà nói - nó như “máu của máu
Việt Nam, thịt của thịt Việt Nam”. Theo cách thức ấy, hồi ức về chuyện tình dang
Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 1
Chinatown (Phố Tàu) – Thuận
dở của nhân vật ăn khớp vào bất cứ đầu mối nào của những câu chuyện ngổn
ngang ở đời sống các đô thị hiện đại. Đây là điều người ta gọi là “tính lắp lẫn”
trong công nghệ, nghĩa là nó đã được tiêu chuẩn hóa rất cao. Đơn giản có lẽ vì nó
là câu chuyện về một số phận cá nhân trong một diễn trình xung đột rồi hòa giải
với các diễn biến của lịch sử thời cuộc.
Câu chuyện tình yêu của nhân vật, một thiếu nữ Hà Nội, trong hồi ức của cô, bị
một đứt gãy của thời cuộc rộng lớn làm cho thành vô vọng - chuyện xảy ra vào
cuối thập niên 1980. Cuộc khủng hoảng của thời cuộc đi vào cả tình yêu và hôn
nhân và những toan tính thiết yếu của mỗi cá nhân về đời sống. Vào lúc nhân vật
kể lại câu chuyện ấy, cô ta cũng đang ở trên một chuyến tàu khủng hoảng của thời
“hậu 11/9”, khi mà ở đâu cũng lo về “quân khủng bố” đánh bom. Hồi ức đã đi vào
hiện tại như thế, với cùng tính chất là những cuộc khủng hoảng nối tiếp, đan cài
chồng chéo vào nhau. Những tình thế khủng hoảng xuất hiện dồn dập và qua ống
kính vạn hoa của hồi tưởng, chúng được ghép vào với các sự kiện hiện tại theo
những góc và những phương bất kỳ.
Đó là chỗ bộc lộ đặc điểm nổi bật nhất của văn phong tác giả trong cuốn tiểu
thuyết này. Hoàn toàn nhất quán. Nhịp điệu lạ lùng xuyên suốt cuốn sách và xuyên
suốt cả một cuốn tiểu thuyết dở dang nội tiếp trong đó - cuốn I’m yellow mà nhân
vật kể rằng cô ta đang viết. Nhịp điệu này, về mặt hình thức tạo nên bởi cách ngắt
câu độc đáo và các motive lặp điển hình. Cách ngắt câu ở đây không tuân thủ ngữ
pháp của văn viết mà, ở bất cứ chỗ nào cần thiết, tuân thủ ngữ pháp của một vai kể
chuyện tự thuật bằng miệng. Đó là một thứ khẩu ngữ hết sức sinh động và không
bao giờ trúc trắc, nghịch tai hay khó hiểu, bởi cái logic nội tâm và cái logic của
chuỗi hình ảnh hồi tưởng. Yếu tố các motive lặp ở đây có đến ba vai trò. Thứ nhất,
đó là những đơn vị tạo nên câu chuyện. Giống như người ta dùng các khối ghép
Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 2
Chinatown (Phố Tàu) – Thuận
giống nhau để tạo nên những đơn nguyên giống nhau hoặc khác nhau trong xây
dựng. Thứ hai, các motive lặp mang tính chủ điệu, như các nốt làm nên chủ đề của
một bản nhạc. Cái chủ đề này liên tục được phát triển xa hơn, rồi nhắc lại, rồi lại
tiếp tục phát triển, phân nhánh, rồi quay lại. Cứ như vậy, nó sinh ra các chủ đề phụ
với cùng một cách thức phát triển đó. Sự lặp lại của các motif như vậy được tổ
chức chặt chẽ với tần suất rất cao.
Và đó là vai trò thứ ba, vai trò tạo nên cảm giác về tốc độ và cảm giác bi hài kịch.
Ai cũng biết sự lặp đi lặp lại là một yếu tố gây cười. Tất nhiên, sự lặp lại cũng có
thể làm tăng hiệu quả bi thảm trong một loạt hình ảnh hay tình huống nào đó. Ta
có thể nhắc đến một thí dụ kinh điển: hình ảnh người thợ cầm mỏ lết vặn các bu
lông trên một dây chuyền sản xuất mà vua hề Sác-lô đã tạo nên trong bộ phim Thời
hiện đại. Ở đây, tác giả đã phát hiện trong hồi ức của nhân vật của Chinatown
những motif lặp đúng theo phong cách đó, khiến có thể làm cho một người đọc ủ
rũ nhất phải bật cười.
Ai cũng biết đến sự thâm thúy của rất nhiều câu chuyện tiếu lâm. Hài hước rõ ràng
cũng là một cách thế để suy ngẫm. Nhân vật của Chinatown kể lể hồi ức theo cách
đó giống như một sự hòa giải bất thành với quá khứ, bởi vì mối tình của cô ta trong
quá khứ có lẽ đã đứt hẳn rồi. Nhưng đồng thời toàn bộ cái quá khứ đó vẫn sống
động trong tâm tưởng, sống động đến mức một vài sợi chỉ mỏng manh của nó vẫn
có thể làm nên một cuộn chỉ rối trong hiện tại bây giờ. Bởi vì có những cuộc khủng
hoảng sau đó được kiểm soát và giải gỡ, nhưng cũng có những cuộc khủng hoảng
chỉ dừng lại ở trạng thái đông cứng mà bất cứ một đứt gãy thời cuộc nào cũng có
thể kích hoạt nó trở lại.
Nhưng đó không phải là điều mà một ký ức cá thể đề cập đến. Cho dù lịch sử là
Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 3
Chinatown (Phố Tàu) – Thuận
một sự bất công phổ biến bởi cái người ta coi là tính khách quan lạnh lùng của nó,
thì nó vẫn là một thứ dòng sông mà các cụ minh triết đời xưa luôn ước ao được
tắm đến hai lần.
(Bài đọc tại buổi ra mắt sách của Thuận và Milorad Pavic
tại Café Intello, Văn Miếu, Hà Nội, 10/3/2005)
Bí ẩn cuối cùng là Chinatown
Đọc Phố Tàu, tiểu thuyết, Thuận, NXB Đà Nẵng 2005
Có một người đàn bà suốt đời bị ám bởi một người đàn ông. Và một bé trai
suốt đời bị ám bởi một ông bố. Thụy rất mờ ảo suốt 227 trang sách, vậy mà đã
chiếm ngự cô gái, biến cô thành người yêu đày đọa, thành nàng vọng phu hiện
đại. Chỉ vì trên chuyến xe đi cắm trại, cậu học trò mười sáu đã gục ngủ trên
vai cô bạn cùng lớp?
Hay chỉ vì, trong lớp không ai chơi với Thụy, không thầy cô nào gọi Thụy lên
bảng, mỗi khi Thụy đi qua mọi người đều nhìn đi nơi khác? "Mười năm học, tôi
ngồi một mình một bàn. Mười năm học, tôi chỉ biết con đường từ nhà đến trường.
Hết giờ học về nhà để lại ngồi vào bàn học tiếp". Cô gái được quản thúc bởi một
ông bố bà mẹ kiểu mẫu của thứ nhân sinh quan kỳ quặc: "Bố tôi với mẹ tôi là một,
là một trong khả năng không bao giờ mon men lại giường của nhau. Ngay cả khi
có khách nhà quê ra ngủ nhờ, bố mẹ tôi vẫn giữ vững nguyên tắc giường ai người
nấy nằm...". Cô gái ấy liệu có thể yêu ai?
Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 4
Chinatown (Phố Tàu) – Thuận
Tuổi thơ và tuổi dậy thì của cô đã trôi qua, chỉ với mục đích duy nhất: "Chè đỗ
đen, óc lợn hấp nồi cơm, tôi có nhiệm vụ chuyển chúng thành những điểm mười,
thành những lời khen trong học bạ: xuất sắc, chăm chỉ, chuyên cần, nghiêm túc, rất
có tương lai". Cô đã tự nguyện làm tòng phạm trong cuộc tiêu diệt chính mình:
"Tương lai của tôi là của bố mẹ tôi. Điểm mười của tôi là của bố mẹ tôi. Lời khen
trong học bạ của tôi là của bố mẹ tôi. Giấy gọi đi học nước ngoài của tôi là của bố
mẹ tôi". Tình yêu với anh bạn học có lẽ là trục trặc duy nhất. Nhưng chỉ trục trặc
duy nhất ấy đã đủ xóa sạch mọi công phu của bố mẹ cô.
Cô gái đã âm thầm chống lại bố mẹ ngay trong nhà mình. Để rồi trên đất Pháp, con
trai cô lặng lẽ gạt cô ra khỏi tương lai, từ khi nó khám phá một hào quang chói lọi:
"Mười tám tuổi là con đi làm. Mười tám tuổi là con có hộ chiếu. Một hộ chiếu
Việt. Một hộ chiếu Pháp. Một hộ chiếu Trung Hoa. Con sẽ nói ba thứ tiếng. Lúc đó
tiếng Hoa sẽ mạnh hơn tiếng Anh. Un milliard de chinois...". Cô gái - đứa con,
người đàn bà - người mẹ ấy hoàn tất quy trình thất bại của mình, mọi lúc mọi nơi.
Lúc nào cũng chỉ mình cô trong một thế giới. Cô đã bị hỏng. Cô chỉ lưu lạc trong
cuộc đời này. "Mười năm rồi tôi đã qua bao nhiêu ngoại ô của Paris. Những toa tàu
chỉ mình tôi ngồi ngủ gật. Những sân ga mù mịt. Những phòng bán vé chưa buồn
mở cửa...". Người đàn bà ấy cứ một mình mơ những giấc mơ lúc thức, trở đi trở lại
một tra vấn dường như vô nghĩa: "Tôi chỉ muốn gặp Thụy để hỏi... Những ngày ấy
Thụy ở đâu, gặp ai, làm gì...".
Thụy vẫn đang ở Chợ Lớn nhưng mười hai năm không thư từ, không gọi điện,
không liên lạc. Bi kịch lớn nhất của người đàn bà ấy là con trai chị "sẽ ra đi như
Thụy từng ra đi... Trong đầu nó tôi là hiện tại còn Thụy là tương lai..., tôi là nước
Pháp còn Thụy là Chinatown. Tôi là điểm khởi hành còn Thụy là cái đích phải
đến".
Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 5
Chinatown (Phố Tàu) – Thuận
Chỉ bằng những câu cực ngắn, với những hồi ức - ám tượng của người đàn bà
trong hai giờ bị kẹt bởi sự cố tàu điện ngầm, và với một hệ thống thẩm mỹ riêng,
nữ nhà văn Thuận dựng nên một thế giới khôi hài và đáng sợ. Khôi hài vì nó chệch
ra khỏi mọi chuẩn mực đời sống nhưng lại rất vênh váo bởi chính sự lệch lạc đó.
Đáng sợ vì cái mớ bòng bong ấy không cho con người nhận ra bản thể, bản ngã của
mình. Nhân vật của tiểu thuyết chính là sự vong thân. Có những kẻ lưu vong trên
xứ người nhưng luôn biết rõ mình là ai, muốn gì, và phải làm gì. Lại có những kẻ
lưu vong ngay trên xứ sở mình, trong chính thân phận mình, không hề biết mình là
ai, muốn gì, và sẽ đến đâu. Nhân vật của Thuận đang tìm cách trả lời điều đó: "Chỉ
đến tiểu thuyết cuối cùng tôi mới biết viết để làm gì. Chỉ đến tiểu thuyết cuối cùng,
tôi mới hiểu được Thụy... Tôi đã yêu Thụy như yêu một điều bí ẩn, điều bí ẩn chứa
những điều bí ẩn... Yên Khê là bí ẩn đầu tiên. Chinatown là bí ẩn cuối cùng". Phải
chăng vì thế nên tiểu thuyết đã mang tên Chinatown?
Nguồn: Thanh niên
Thuận và PHỐ TẦU:
Dùng nghịch lý để kể những nghịch lý
Nguyễn Chí Hoan thực hiện
Tiểu thuyết Chinatown - Phố Tầu trình hiện một đoạn hồi kí của một phụ nữ Việt
sống tại Pháp, một chuyện tình dang dở len lỏi trong dòng thế sự. Hà Nội của thời
bao cấp và mở cửa, Liên Xô trước thềm Perestroika, Paris với khu phố Tàu, cuộc
chiến Irac... Đó là cái ưu thế không thể tranh cãi của dòng hồi tưởng. Và tất cả
chảy đi trong một nhịp điệu hết sức độc đáo, vừa xót xa vừa hài hước.
Về một đặc điểm văn phong của tác giả này, có thể nhắc lại lời nhận xét của
Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 6
Chinatown (Phố Tàu) – Thuận
Natalie Levisalles đăng trên tờ Libération ngày 3/3/2005 nhân một truyện ngắn của
Thuận được in chung trong tập Tầng trệt thiên đường (nxb Philippe Picquier):
"...''What do you like for your breakfast?'' của Thuận là một tuyệt tác bé nhỏ của
khôi hài và nuối tiếc..."
Nhân dịp về Việt Nam khi cuốn tiểu thuyết này của chị được Nxb Đà Nẵng ấn
hành, tác giả đã dành cho báo Người Hà Nội cuộc phỏng vấn đầu tiên.
.
N.C.H: Người ta thường tìm kiếm trong đời sống riêng tư của các nhà văn những
chỉ dẫn hay thậm chí cả một đề cương về tác phẩm của họ. Theo chị, việc đó có
đúng không? Công chúng tìm thấy những gì bổ ích và thú vị trong đời tư của các
nhà văn và nghệ sĩ? Chị sẽ nói về mình như thế nào trong một buổi giao lưu với
bạn đọc của Chinatown?
Thuận: Để hiểu một tác phẩm, cách duy nhất là đọc nó. Đời tư của tác giả có thể bổ
ích nhưng không bao giờ thay thế được tác phẩm. Mối quan hệ hiện thực/văn học ít
khi có chung một logic với các mối quan hệ mà người ta vẫn gặp trong đời sống.
Một nhà văn xuất thân là bác sĩ không nhất thiết phải có giọng văn sặc mùi thuốc
khử trùng, cũng như trong số các cây bút hay rao giảng đạo đức chỉ vài phần trăm
đã tốt nghiệp sư phạm. Một nhà văn chưa từng đạp xe khỏi năm cửa ô Hà Nội hoàn
toàn có thể vừa huýt sáo vừa viết thiên chuyện tình éo le dưới chân tháp ép Phen.
Tương tự, cuộc thi bảo vệ các giá trị văn học truyền thống mà được tổ chức, các
tác giả đang sống bên ngoài nước Việt vẫn có khả năng đoạt giải nhất, giải nhì.
Trong Chinatown, nhân vật chính-người phụ nữ xưng tôi- đang viết I’m yellow,
một tiểu thuyết như chị gọi, một tác phẩm độc lập mà độc giả có thể đọc và hiểu
không cần sự hướng dẫn đến từ Chinatown-câu chuyện về cuộc đời chị. Ngược lại,
I’m yellow là một điểm không thể thiếu được trên chân dung nhân vật này. Hơn cả
thế, chính nó đã rọi ánh sáng vào những phần vẫn bị che khuất.
Người đọc thông thường hay đi tìm những chỗ dựa dễ dãi để củng cố cho kiến thức
Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 7