Chinatown (Phố Tàu) – Thuận
Khi nhà văn yên vị, tức là lúc ngòi bút bất lực
Cập nhật ngày 28 tháng 10 năm 2006 lúc 1:08 am (GMT+7)
Nhà văn Thuận tên thật là Đoàn Ánh Thuận, sinh 1967 tại
Hà Nội, hiện sống tại Pháp. Học đại học ở Nga, cao học ở
Pháp. Tác phẩm: Made in Vietnam, Chinatown (Phố Tàu),
Paris 11 tháng 8. Sắp in: T mất tích. Nhà văn Thuận đã có
buổi nói chuyện về Tặng thưởng Hội Nhà văn VN 2005 và
đối thoại xung quanh những tác phẩm của chị.
>> Tặng thưởng của Hội Nhà văn VN bị từ chối, vì sao?
Rốt cuộc, chị có nhận Tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam 2005 cho cuốn
"Paris 11 tháng 8"?
Tôi ít quan tâm đến giải thưởng, loại nào cũng thế. Đó là những thứ dễ làm người
ta mụ mẫm và thỏa hiệp.
Giả sử sách của chị được Giải thưởng chính thức chứ không chỉ là Tặng thưởng,
thái độ của chị có khác?
Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 1
Chinatown (Phố Tàu) – Thuận
Đã thờ ơ thì tưởng chẳng có gì đơn giản hơn. Tôi sẽ không hồ hởi đáp máy bay về
nhận, cũng như không mất sức viết một lá đơn từ chối.
Phải chăng nếu Hội Nhà văn VN cho rằng mình đã không bỏ sót tác phẩm hay dù
tác giả ở nơi xa xôi, họ nên ghi nhận "Chinatown" trước khi biết đến "Paris 11
tháng 8"?
Thực ra Chinatown và Paris 11 tháng 8 xuất bản cùng năm 2005, chỉ cách nhau có
vài tháng. Nhưng dù thế nào, tôi cũng không bao giờ bức xúc vì nó đã không lọt
vào mắt xanh của Hội Nhà văn. Trên thực tế, tôi ngạc nhiên khi thấy tác phẩm của
mình được trao tặng thưởng chứ không phải là ngược lại.
Chị có thể tiết lộ đôi chút về thủ pháp cuốn mới nhất "T mất tích", có gì đột phá so
với "Chinatown" và "Paris 11 tháng 8"?
Có lẽ lần đầu tiên tôi không còn cảm giác phải gồng mình làm mới. T mất tích
không có cấu trúc tiểu thuyết lồng tiểu thuyết (như Chinatown) hay văn kết hợp báo
(như Paris 11 tháng 8). Nó cũng không sử dụng những câu dài nửa trang, những
đoạn viết vô hồi kì trận như Made in Vietnam.
Không quá lạnh lùng, không thật sôi nổi, T mất tích khiến người viết là tôi bình
thản đi vào cuộc phiêu lưu ngay từ những dòng đầu, phiêu lưu theo đúng cái nghĩa
là không biết câu sau sẽ thế nào, trang tới sẽ đi đến đâu, la bàn chỉ hướng về mỗi
cụm từ “Cấm Kể Chuyện”.
Thế mà càng viết mới thấy cái đích tưởng đơn giản sao khó thực hiện, nhất là khi T
mất tích nhỡ mang cấu trúc “trinh thám”, khi nhân vật chính thường ngại phát biểu
thành lời, khi ngay cả các tiểu tiết cũng bị đặt lên bàn mổ.
Đọc một đoạn trích "T mất tích" thấy có yếu tố sex (khá thẳng thắn và vui)- điều
không thấy ở hai cuốn trước? Chị có quan niệm riêng nào về sex trong văn chương,
và có khen ai trong khu vực hóc búa này không?
Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 2
Chinatown (Phố Tàu) – Thuận
Trên bản đồ văn chương thế giới, vài cái đỉnh rất cao về tình dục là Nobokov,
Coetzee, Houellebecq... Tôi luôn ngạc nhiên rằng những phong cách rất khác nhau
này lại có một điểm khá chung, ấy là sự chân thật cao độ.
Có lẽ bản chất của tình dục đã hấp dẫn (hình như không một cái gì có thể vừa ám
ảnh vừa bất thường hơn thế), nên cứ đưa được nó vào tác phẩm một cách nguyên
lành cũng đã là một thành công. Thật sai lầm khi bắt tình dục phải đeo kính, đội
mũ, trịnh trọng đóng vai các nhà tư tưởng, các nhà triết học, các nhà nữ quyền...
Chị nói mỗi tác phẩm là một chuyến đi xa để tác giả tìm thấy một cái Tôi khác của
mình. Một phần cái Tôi của nhà văn Thuận: thật thông minh, lý trí, lạnh lùng, không
khoan nhượng?
Tôi vẫn đau khổ vì thường phát hiện ra những cái Tôi ngược lại như chị miêu tả.
Nếu tôi không nhầm thì những người không viết là những kẻ hạnh phúc nhất.
Chị không thích sung vào đội ngũ “tầm tầm” các nhà văn di cư viết tiếng Pháp nên
vẫn dùng vũ khí là tiếng Việt, văn học cho độc giả người Việt. Vậy chị có quan tâm
đến thứ hạng của mình ở trong nước không?
Ngay trong đội ngũ các nhà văn “tầm tầm” ở nước Pháp cũng có mặt không ít các
tác giả sinh ra và lớn lên tại đây. Đơn giản là vì khả năng văn chương không chỉ
bao gồm hai việc đọc thông và viết thạo.
Xếp hạng mấy ư? Dư luận chưa bao giờ gây được sức ép nào với tôi nên chuyện
thứ bậc lại còn viển vông hơn nữa.
Năm ngoái chị có cuộc bút chiến với nhà văn Nguyên Ngọc. Có phải một phần vì
ông ấy đã không xếp chị vào chiếu các nhà văn Việt Nam quan trọng nhất hiện nay
như lẽ ra phải thế?
Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 3
Chinatown (Phố Tàu) – Thuận
“Bút chiến”, trong trường hợp này, là một từ quá ư phóng đại. Cuộc trao đổi giữa
tôi và nhà văn Nguyên Ngọc chỉ mang tính chuyên môn, không để phân thắng bại,
không xuất phát từ tình cảm cá nhân.
Đối với tôi không có chiếu trên cũng chẳng có chiếu dưới. Bởi vì khi nhà văn yên
vị tức là lúc ngòi bút bất lực.
Việc là con dâu nhà thơ Trần Dần (vợ của họa sĩ Trần Trọng Vũ) hẳn có chi phối
thế giới quan nhân sinh quan, hay ít ra quan niệm sáng tác, đối tượng sáng tác của
chị?
Cách tân triệt để là điều mà tôi rất ngưỡng mộ nơi Trần Dần. Nhưng học được bao
nhiêu ở tinh thần ấy phải còn để thời gian thử thách.
Theo Tiền Phong
Nhà văn Thuận:
Những cái chưa viết đều là thử thách
Nhà văn Thuận (ảnh do nhân vật cung cấp)
Sau những tác phẩm tạo tiếng vang trên văn đàn Việt Nam: Made in Vietnam,
Chinatown, Paris 11 tháng 8..., nhà văn Thuận vừa cho ra mắt tác phẩm mới: Vân
Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 4
Chinatown (Phố Tàu) – Thuận
Vy (NXB Hội Nhà văn và Công ty Nhã Nam ấn hành). Nữ nhà văn đã có cuộc trao
đổi với phóng viên Báo Người Lao Động
- Phóng viên: Có vẻ như Thuận đã “lên lịch” rất kỹ cho văn chương, vì cứ thấy
chị ra tác phẩm một cách rất đều đặn?
- Nhà văn Thuận: Thật lạ là người ta hết sức bình thản nghe chuyện bác nông dân
tính mùa sau nên gieo hạt gì, cô ca sĩ dự định năm tới nên tổ chức live show ra
sao... nhưng lại có vẻ bất ngờ khi một nhà văn “lên lịch” cho văn chương. Trên
thực tế, viết là một công việc, dù khác biệt đến đâu, muốn hoàn thành không thể
không chuẩn bị. Tác phẩm văn học không phải là quả sung để các nhà văn chỉ cần
nằm chờ rụng.
- Với Vân Vy, người đọc thấy sex được miêu tả một cách trần trụi (trong khi các
tác phẩm trước thì không có). Có phải Thuận đang cố đuổi theo để bắt kịp trào
lưu của thế giới, mang sex vào văn học?
“Khi bắt tay vào nghề viết, tôi đã chọn cho mình một bút danh ngắn nhất có thể,
với hy vọng sau này, nó sẽ được kéo dài bởi nhiều nhan đề tiểu thuyết”- nhà văn
Thuận chia sẻ.
- Tình dục, cũng như xe hơi, được nhập khẩu vào Việt Nam quá muộn nên người
Việt cứ ngỡ mang sex vào văn chương và di chuyển bằng xe bốn bánh đang là trào
lưu trên toàn thế giới. Với tôi, những cái chưa viết đều là thử thách. Tuy vậy, thử
thách không nằm ở đề tài, mà là cách xử lý đề tài ấy. Vân Vy là tuổi trẻ và tình dục.
Các tác phẩm tiếp theo rất có thể là chiến tranh, hay chính trị, lịch sử...
- Các nhân vật trong tác phẩm của chị lắm khi không có một cái tên trọn vẹn: T
trong T mất tích, rồi B, V, N... trong VânVy. Chị không muốn gọi tên ai, hay đó
chính là cách chị gọi tên tất cả hình hài người trong cuộc sống này?
Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 5
Chinatown (Phố Tàu) – Thuận
- Theo tôi, một chữ cái cũng có thể là một cái tên. Tên là cái người ta bắt buộc nhận
chứ không được quyền tự chọn bao giờ. Thế nên, tìm ra tên cho nhân vật vừa dễ lại
vừa khó, nhiều khi tưởng như có ý nghĩa mà lại chẳng theo logic nào. May mắn
nhất là càng viết càng thấy con người ấy hiện ra, với cái tên ấy, không thể khác
được.
- Dù đã làm mới giọng văn của mình với T mất tích (bằng cách không nói quá
nhiều về ký ức), nhưng với Vân Vy, vẫn là bóng dáng con người Hà Nội. Chị
không muốn, hay không thể đi một đường văn rời xa ký ức?
- Tôi không thích ủy mị nên rất ngại hoài cổ. Tuy thế, không thể phủ nhận rằng quê
hương và quá khứ, dù muốn hay không, vẫn là những ám ảnh. Made in Vietnam,
Chinatown, Paris 11 tháng 8 hay Vân Vy đều không thể thiếu Hà Nội của cả ngày
hôm nay lẫn thời bao cấp. Tôi từng nghĩ với một kẻ cầm bút như tôi, quê hương và
nước Pháp không bên nào nặng hơn bên nào. Nhưng rồi lại tự nhủ dường như nhiều
lại thành thiếu, lại hóa không còn gì. Như một đứa trẻ có hai người mẹ, hạnh phúc
và bất hạnh cũng ngang nhau.
- Nếu không có một Đoàn Ánh Thuận thiên di, thì theo chị, liệu rằng có hay
không một nhà văn xa xứ Thuận như bây giờ?
- Đúng là đề tài di cư trở đi trở lại trong các tác phẩm của tôi, nhưng viết với tôi
không bao giờ nhằm mục đích tâm sự, kiểu “sao hôm nay bỗng thèm rau muống
chấm tương đến nao lòng”... Có người phàn nàn tôi chối bỏ quá khứ. Họ dường
như quên rằng tâm-sự-xa-quê không cần tôi thì vẫn chất cao như núi. Nếu ở lại Việt
Nam, tôi vẫn sẽ cầm bút. Văn chương không phải là đặc ân dành cho người di dân.
- Người viết văn, thường rất hay “nuôi nỗi buồn” và không ngại giữ cô đơn. Theo
chị, đâu sẽ là điểm dừng hạnh phúc cho một người cầm bút?
- Nhưng buồn và cô đơn không đủ cho người ta thành một nhà văn. Còn điểm dừng
hạnh phúc ư? Trong đời thường còn khó xác định nữa là trong văn chương. Một
Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 6