Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Chinatown (Phố Tàu) – Thuận 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.7 KB, 21 trang )

Chinatown (Phố Tàu) – Thuận

“Bà mối” giúp văn học Việt Nam
đến với cộng đồng Pháp ngữ
Thứ ba , 29 / 7 / 2008, 0: 5 (GMT+7)
Đoàn Cầm Thi chọn dịch các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương,
Nguyễn Việt Hà và Thuận giới thiệu với độc giả Pháp. Cuốn "China
Town" (Thuận) chị chuyển ngữ sẽ được ấn hành tại Pháp năm 2009.
Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 1
Chinatown (Phố Tàu) – Thuận
Chị là Đoàn Cầm Thi, Tiến sĩ văn chương, là
giảng viên bộ môn Văn học Việt Nam tại trường
Đại học Paris VII, Pháp.
Sống và giảng dạy ở Pháp đã gần 20 năm, vừa là nhà phê bình, vừa là
người chuyển ngữ các tác phẩm văn học của Việt Nam sang tiếng
Pháp.
Vừa qua nhân buổi nói chuyện về dòng văn học tự sự Pháp tại Trung
tâm văn hóa Pháp (Hà Nội), chị tâm sự về công việc và cảm nhận của
chị về văn học Pháp cũng như văn học trẻ Việt Nam.
Ngoài cuốn Tầng trệt thiên đường (năm 2005) giới thiệu các tác giả
trẻ Việt Nam đến với độc giả Pháp, chị có ra các tác phẩm mới gần
đây?
Sau khi dịch và giới thiệu tuyển tập gồm 14 truyện ngắn của 14 tác giả
thuộc thế hệ “trẻ”, tôi vẫn muốn quay trở lại tiểu thuyết. Theo tôi, đây
là thể loại đòi hỏi nhà văn đầu tư nhiều vốn liếng và một tinh thần
sáng tạo dài hơi.
Đương nhiên, có một số tác giả chỉ hợp với truyện ngắn, nhưng tôi
nghĩ tiểu thuyết vẫn đáng thể nghiệm, vì chính trong khi theo đuổi
một công trình ròng rã như vậy, người viết đặt ra nhiều câu hỏi, có khi
Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 2
T.S Đoàn Cầm Thi


giao lưu với độc
giả
Chinatown (Phố Tàu) – Thuận
thay đổi hẳn cách viết, đảo ngược hoàn toàn cách đặt vấn đề. Mà thay
đổi là điều kiện tiên quyết của sáng tạo.
Không gì làm cho độc giả nản hơn là nhà văn nhà thơ cứ dọn mãi một
món nhàm chán. Nếu quả là giá trị một tác phẩm không phụ thuộc vào
độ dài của nó, thì đọc nhiều bài thơ ngăn ngắn của một tác giả, bài nào
cũng hao hao bài nào, với những chữ sao sáo, đôi lúc chêm một từ lạ
để làm duyên, tôi hay có cảm giác như đứng trước một sản phẩm dễ
dãi, hụt hơi.
Vì vậy, tôi chọn dịch một số tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương,
Nguyễn Việt Hà và Thuận. Theo tôi, đây là ba cây bút tiểu thuyết có
trọng lượng hiện nay.
Mỗi tác phẩm của họ thường là những thử nghiệm táo bạo, những
thách đố dành cho chính họ. Chinatown do tôi dịch sẽ được NXB
Seuil (là NXB hàng đầu của Pháp hiện nay) ấn hành vào đầu năm tới.
Là tiến sĩ Văn học, gần 20 năm sống và giảng dạy tại Pháp, chị thử
làm một phép so sánh giữa Văn học trẻ Việt Nam và Văn học Pháp?
Điểm khác nhau đầu tiên là số lượng. Ở Pháp, mỗi năm, riêng về tiểu
thuyết, người ta đếm tới 400-500 đầu sách mới in. Vì vậy, ở Pháp
ngay trong nghệ thuật cũng có cạnh tranh. Nếu một cuốn sách in ra,
trong vòng hai ba tháng mà không bán được một số lượng nhất định,
thì sẽ bị rút khỏi thị trường.
Đương nhiên, sách văn chương không phải là thứ hàng hóa thông
thường (một cuốn bestseller chưa chắc đã có chất lượng nghệ thuật
cao nhất), nhưng qui luật cạnh tranh sẽ làm cho cuộc sống văn học sôi
động hơn, lành mạnh hơn.
Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 3
Chinatown (Phố Tàu) – Thuận

Là nhà phê bình, dịch thuật, chị có cảm nhận gì về cuộc sống của các
nhà văn Việt sống tại Pháp hiện thời?
Phần lớn họ là những người xa Việt Nam khá lâu. Trong họ canh cánh
một niềm hoài cổ và một nỗi lo quên tiếng mẹ đẻ, nên nhiều khi viết,
với họ, chỉ mang tính giải tỏa, không có chất chuyên môn. Các sinh
hoạt văn học nghệ thuật nói chung đều trong tinh thần như vậy.
Cảm ơn chị
Hiếu Thảo
Thực hiện
(Theo TP )
Văn hoá
Thứ Ba, 12/08/2008, 15:33
...Hoặc là chính bản thân, hoặc là chuyện phét lác
Thuận, một nhà văn người Việt sống ở Pháp, sắp ra mắt độc giả quê nhà cuốn tiểu
thuyết thứ 5 "VânVy". Với Thuận, "trong văn chương, hoặc là chính bản thân, hoặc
là chuyện phét lác..."
Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 4
Chinatown (Phố Tàu) – Thuận
Nhà văn Thuân - tác giả của Chinatown
Theo thông tin từ dịch giả Đoàn Cầm Thi, bản dịch tiểu thuyết Chinatown của
Thuận do chị thực hiện sẽ sớm được xuất bản tại Pháp bởi một trong các nhà xuất
bản hàng đầu.
Trong thời gian đó, Thuận vẫn tiếp tục viết, và tiểu thuyết thứ năm của chị, VânVy,
chuẩn bị ra mắt độc giả Việt Nam (do Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn ấn hành).
Đây có thể coi là cuốn tiểu thuyết tiếp nối mạch văn do "T mất tích" mở ra, cộng
thêm nhiều khám phá mới về tình trạng cuộc sống và nội tâm của những con người
sống giữa các nền văn hoá.
Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 5
Chinatown (Phố Tàu) – Thuận
Vẫn với lối nói thẳng thắn đi kèm với sự đa dạng về ý tưởng quen thuộc, nhà văn

Thuận nói về trải nghiệm nghề văn mới nhất của chị.
Tiếp tục xuất bản cuốn tiểu thuyết thứ năm tại Việt Nam, chị trông chờ điều gì nhất
từ độc giả tiếng Việt?
Tiểu thuyết đầu tay thường khiến tác giả hoang tưởng, phần lớn ai cũng ngỡ sẽ làm
một quả bom giữa văn đàn. Nhưng càng viết là càng bớt bồng bột.
Tới tiểu thuyết thứ năm thì xuất bản đơn giản là một bước tiếp theo, sau khi đã
hoàn thành tác phẩm. Tuy vậy, với VânVy, tôi vẫn mong mang lại cho độc giả một
cái nhìn khác về hiện thực, một quan niệm khác về tiểu thuyết.
Tại sao hướng đến cộng đồng người Việt trong nước mà vẫn là những cái tên nước
ngoài, bối cảnh sống của nhân vật cũng nước ngoài, cùng những tư duy rất ngoại?
Hai chục năm sống ở nước ngoài, tôi không có lý do nào để chỉ viết về người Việt
trong nước, cùng những tư duy thuần Việt. Thực ra chưa bao giờ tính Việt lại bấp
bênh như ngày hôm nay.
Ngay trong chuyện ẩm thực - cái vẫn được dân Việt coi là thiêng liêng, bất khả
xâm phạm - bây giờ khi túi đầy đầy, người ta thích thưởng thức sushi, pizza hơn là
đặc sản nội địa, và mới đây món kebab của Thổ Nhĩ Kì cũng hạ cánh an toàn giữa
thủ đô Hà Nội.
Hàng tiêu dùng, thậm chí tăm xỉa răng cũng gắn mác made in China. Báo chí, điện
ảnh thì miễn bàn, những cái tên ăn khách nhất đều đến từ Hollywood.
Nhưng những điều tưởng như rất ngoại ấy chỉ là phần nổi của xã hội phương Tây.
Đương nhiên, chúng không là đối tượng sáng tác của tôi.
Thế còn kế hoạch chinh phục độc giả Pháp?
Tôi chưa bao giờ lên kế hoạch chinh phục độc giả, cả Việt lẫn Pháp. Độc giả là số
đông mà tôi rất ngại. Không cẩn thận thì mất mình như chơi.
Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 6
Chinatown (Phố Tàu) – Thuận
Kết thúc thời của Chinatown và Paris 11 tháng Tám
Nhan đề tiểu thuyết mới sắp in VânVy muốn nói lên điều gì?
Vân và Vy là tên của hai nhân vật chính, được viết kề nhau, như chữ trên phông
màn đám cưới. Chương cuối của tiểu thuyết cũng có nhan đề “Đại hỉ”. Lần đầu tiên

tôi muốn một kết thúc có hậu. Nhưng đó lại có vẻ là một happy end không bền.
Liệu các độc giả trung thành của chị sau khi gấp VânVy lại có suy nghĩ: Vẫn kiểu
viết lạnh lùng, dửng dưng ấy, vẫn những nhân vật mòn mỏi giữa cô đơn và nhàm
chán bởi những lặp lại ngày thường, vẫn cách chọn tên nhân vật quen thuộc từ T.
(trong T mất tích) đến N. (người tình của Vy trong VânVy) hoặc toàn V. như Vân,
Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 7
Chinatown (Phố Tàu) – Thuận
Vy, Vượng… nghĩa là vẫn theo kiểu… Thuận. Vậy chị đã làm mới chính mình qua
VânVy như thế nào?
VânVy bao gồm hai phần, hai câu chuyện riêng biệt được viết xen kẽ vào nhau. Một
là của B, đồng tính luyến ái, từ chức quan tòa để cầm bút viết văn, mười năm vật
tay đôi với vi khuẩn HIV. Một là của Vy, thiếu nữ Hà Nội lấy chồng Việt kiều, và
cuộc sống vừa đơn điệu vừa phức tạp của nước Pháp đương đại.
VânVy có thể được coi là tiểu thuyết về một thế hệ trẻ không còn thuần nhất. Trẻ
thiêu thân như kiểu B, cái chết song hành cùng hoan lạc. Trẻ khôn ngoan như kiểu
Vy, sống đồng nghĩa với hưởng thụ. Cả hai đều tôn thờ tự do. Chấm dứt tình yêu
đơn phương của Chinatown và sự ngây ngô của Paris 11 tháng 8 ngày nào.
VânVy, thông qua nhân vật B, nhà văn đồng tính, phản ánh những quan niệm khác
nhau về nghề viết. Trang cuối cùng của tiểu thuyết không phải để khép lại mà dành
cho tuyên ngôn của nhà văn Guillaume Dustan.
Những câu như thế này hẳn sẽ khiến độc giả phải suy ngẫm: “… Trong văn
chương, không có nhiều giải pháp: Hoặc bịa hoàn toàn và phải chịu nghèo túng về
chi tiết (dù đã đưa một vài kinh nghiệm sống vớ vẩn vào câu chuyện được bịa);
hoặc mang đời mình ra kể và phải hứng mệt mỏi kha khá (dù đã tạo những loài đột
biến bằng cách lồng các sự kiện và nhân vật vào nhau).
Trong văn chương, hoặc là chính bản thân, hoặc là chuyện phét lác… Tôi từng thử
văn chương “Chân Chính”. Thất bại hoàn toàn. Khi không hiểu nổi cuộc sống của
bản thân, làm sao tôi có thể mất thời gian lảm nhảm về cuộc sống của những kẻ
thậm chí chẳng quen biết…
Tuyên ngôn này dường như đối lập hoàn toàn với quan điểm văn chương hiện nay

của tôi. Thế nhưng nó vẫn được dành cho một vị trí đặc biệt trong VânVy. Không
chấp nhận, cũng không hoàn toàn phủ nhận, tôi bị nó ám ảnh một thời gian, để
nhiều lần tự hỏi biết bao giờ mới đủ dũng cảm bóc trần đời tư.
Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 8

×