Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Chinatown (Phố Tàu) – Thuận 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.77 KB, 16 trang )

Chinatown (Phố Tàu) – Thuận
Viết, để phá vỡ sự cân bằng
Thuận
Viết, để phá vỡ sự cân bằng

Phong Điệp trò chuyện với nhà văn Thuận

Nhà văn Thuận:
Sinh năm 1967. Tốt nghiệp Đại học sư phạm Sư phạm ngoại ngữ Pyatigorsk
(Cộng hoà Nga), cao học đại học Paris 7 và đại học Sorbonne.
Tác giả của Made in Vietnam (tiểu thuyết), Chinatown (tiểu thuyết) và một số
truyện ngắn, tiểu luận.
Hiện đang sống tại Pháp.

... Chinatown của Thuận , theo những gì ăng-ten tôi bắt sóng được, là một cuốn
tiểu thuyết về thân phận tha hương theo nghĩa rộng nhất của từ này. Thời gian
Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 1
Chinatown (Phố Tàu) – Thuận
của câu chuyện được kể lại bắt đầu từ lúc "đồng hồ đeo tay chỉ số mười'' và
kết thúc khi ''đồng hồ đeo tay chỉ số mười hai''. Giữa khoảng thời gian đó,
suốt hai tiếng đồng hồ bị kẹt cùng đứa con trai 12 tuổi tại một ga xe điện ngầm
ngoại ô Paris vì một túi du lịch vô chủ được phát hiện quanh đó khiến người ta
nghĩ "âm mưu đánh bom một cái ga hiu hắt như thế này chứa một âm mưu
khác nguy hiểm hơn nhiều'', người kể truyện, một phụ nữ Việt Nam tha
hương, một Việt Kiều bất đắc dĩ mấp mé tứ tuần, mặc sức thả mình vào
những hồi ức và những suy nghĩ miên man...
Ngổn ngang và tung toé như những mảnh của một trò chơi ghép hình, không
chương hồi liền một mạch suốt hơn 200 trang sách, bề bộn những suy ngẫm,
hình tượng, chi tiết nhấn đi nhấn lại bất tận đến thành ám ảnh, như lưỡi dao
cùn nhay mãi không đứt, như cái đĩa hát cũ bị vấp rãnh, cuốn sách đậm đặc
một thứ humour xót xa và không thiếu những yếu tố mà giờ đây người ta gọi


là hậu hiện đại này nhiều lúc làm tôi như nhập đồng..."
Dương Tường

Phóng viên: Trong một cuộc trò chuyện văn chương trên báo Văn nghệ Trẻ cùng
tác giả Trần Nhã Thuỵ cách đây ít lâu, tôi có nhắc đến chị cùng với những tác
phẩm của chị. Rằng tôi đã lang thang ngoài hiệu sách và chứng kiến cảnh người
ta tìm sách chị hào hứng như thế nào. Với người viết thì đây là một hạnh phúc,
là một điều mơ ước. Tôi cũng đã đọc sách của chị và rất muốn được trò chuyện
cùng chị.
Đã từng xuất hiện trên văn đàn - lần đầu là với tên Thuận ánh, lần này là Thuận.
Cảm xúc của chị ở lần trở lại này?
Thuận: Tôi rất vui vì Chinatown được quan tâm ở Việt Nam. Sáu tuần trở lại Hà
Nội và Sài Gòn, mỗi lần bước chân ra đường, tôi hay tự hỏi ai trong số những
Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 2
Chinatown (Phố Tàu) – Thuận
khuôn mặt không quen này sẽ đọc tôi. Quả thực tôi bị choáng bởi mật độ dân số
trong nước, nhất là vào giờ tan tầm và tan trường. Chỉ cần một phần trăm trong số
này giành một chút tình yêu cho văn học. Độc giả ngày nay đã thay đổi nhiều. Tôi
nghĩ họ "lớn lên" nhiều thì đúng hơn. Rất đông trong số họ, qua Internet và các
dịch phẩm văn học đương đại, dần dần biết rằng tủ sách quốc tế không chỉ có Sông
Đông êm đềm hay Những người khốn khổ, cuộc sống cũng không chỉ bao gồm hai
phần rõ ràng vật chất và tinh thần, trong đó vật chất là 15 cân gạo một tháng còn
tinh thần là xuất phim Ba Lan Cánh cửa mở rộng của thời bao cấp. Từ cuối thế kỉ
20, khái niệm tinh thần trở nên rất khó định nghĩa. Nó thường xuyên bị va chạm với
khái niệm giải trí. Văn học nghệ thuật làm sao tránh khỏi cuộc chạy đua không cân
sức với trò chơi điện tử, điện ảnh thương mại, vô tuyến truyền hình đêm nào cũng
truyền hình tại chỗ một cuộc thi hoa hậu hay người mẫu. Cuối cùng thì nhà văn thế
hệ chúng tôi, sinh sau đẻ muộn, đành phải tự an ủi bằng câu: cạnh tranh là điều
không thể thiếu cho mọi sự phát triển.
Phóng viên: Vâng đúng là như vậy. Nhưng ở những lĩnh vực khác cạnh tranh có

thể phân tích một cách rạch ròi, lên kế hoạch, chiến lược cụ thể và thực hiện
bằng những bước đi cụ thể. Còn trong văn học, nói là một chuyện, thực hiện
được nó lại là công việc khá trừu tượng và ... khó, rất khó. Không thể chỉ nói :"
tôi sẽ đổi mới để chiếm lĩnh độc giả đây" là xong. Mà cái sự "trống giong cờ mở"
đôi khi lại làm cho bạn đọc khó chịu.
Thuận: Cuộc cạnh tranh giữa văn học nghệ thuật và các ngành giải trí là cuộc cạnh
tranh không cân sức. Không cân sức đến nỗi từ cạnh tranh đâm ra gượng ép. Một
bên là công việc mang tính chất cá nhân, hầu như cô đơn và không thể thực hiện
theo đơn đặt hàng, chinh phục được đám đông hay không không phải là điều quan
trọng nhất. Một bên là sự hợp tác của nhiều lực lượng, một quá trình thương mại
được lên kế hoạch, chiến lược cụ thể, với những bước đi cụ thể, làm hài lòng đám
đông là yêu cầu hàng đầu. Chính vì sự khác nhau, thậm chí có thể nói là đối lập ấy
Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 3
Chinatown (Phố Tàu) – Thuận
mà cùng một câu tuyên bố: “đổi mới để chiếm lĩnh quần chúng” nếu của một ca sĩ
thị trường sẽ được vui vẻ hưởng ứng, còn nếu của một nhà văn sẽ làm nhiều người
khó chịu. Tôi chỉ ngạc nhiên là bạn đọc trong thâm tâm hiểu được điều đó, hiểu thì
mới khó chịu, nhưng lại vẫn muốn nhà văn hành nghề như ca sĩ thị trường, nghĩa là
phải viết làm sao để ai cũng đọc được, ai cũng yêu được.
Phóng viên: Cuộc sống luôn chứa đựng những mâu thuẫn phải không chị! Xin
được trở lại cuốn sách vừa ra mắt của chị - Chinatown. Trước hết phải khẳng
định rằng phong cách viết ở Chinatown làm cho người đọc tò mò và gây nên một
"cơn sốt" nho nhỏ. Người ta đọc một cách vừa khó chịu bởi cảm giác hoang
mang và chênh vênh không có điểm tựa; vừa thú vị bởi sự biến thái linh hoạt, dí
dỏm của dòng suy tưởng. Một sự mâu thuẫn khiến người ta vừa muốn buông
sách vừa muốn nghiền ngẫm đến dòng cuối cùng. Xin hỏi khi viết Chinatown,
chị đã "sắp xếp mọi việc" một cách có chủ đích hay hoàn toàn tuân theo ngẫu
hứng?
Thuận: Tôi không quan niệm viết văn như xây một ngôi nhà. Chinatown không có
sơ đồ thiết kế, không có ý tưởng chủ đạo, không có điểm chốt, điểm mở, không cứ

nhất thiết phải xây xong phần cơ bản mới xây đến các chi tiết phụ. Mặt khác, tôi lại
e dè sự dễ dãi nên những gì đến một cách tình cờ ít khi được hoan nghênh. Tôi cố
gắng để có những câu văn sống động và nhuần nhuyễn, nghĩa là chúng vừa không
mất tính ngẫu hứng vừa phải là kết quả của một quá trình chọn lọc. Không muốn
Chinatown trở thành một cuốn hồi kí, tôi để cho nhân vật nữ tự do hồi tưởng, tuy
vậy tôi cũng cho phép mình huýt còi trong những trường hợp cần thiết, chẳng hạn
khi cô ta có ý định xích lại hai đối tượng đáng ghét là hoài cổ và lãng mạn hoặc vô
tình sán đến những vị mà tôi chót đem lòng yêu mến quá mức cần thiết.
Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 4
Chinatown (Phố Tàu) – Thuận
Phóng viên: Chị có nghĩ rằng truyện ngắn hay dài, yếu tố chuyện là ... một
chuyện. Quan trọng là người viết kể câu chuyện đó như thế nào, có đủ sức lôi độc
giả tham gia vào trang sách của mình hay không mà thôi?
Thuận: Kéo độc giả tham gia vào tác phẩm của mình không phải là mong muốn
của mọi tác giả. Rất nhiều nhà văn coi viết là để triển lãm tài năng uyên thâm nên
họ nghĩ hộ độc giả từ A đến Z, độc giả không mảy may băn khoăn, cứ thế vừa đọc
vừa mở sổ tay chép lại những lời có cánh. Tôi thì không dọn một bữa cỗ ăn sẵn như
thế. Chinatown luôn giành cho người đọc những kẽ hở để ngờ vực, để đi vào tác
phẩm bằng con đường riêng của mình, để hiểu rằng còn có những cách hiểu khác.
Phóng viên: Gấp cuốn sách lại, tôi chợt nảy ra một thắc mắc: Nếu vụ kẹt xe làm
bối cảnh nền cho toàn bộ câu chuyện trong Chinatown không phải là hai tiếng
mà là ba, bốn, thậm chí là nhiều giờ hơn nữa thì sao nhỉ? Nhân vật Tôi sẽ còn
trôi đến đâu?
Thuận: Về điểm này, tôi cũng không biết gì hơn.
PV: Phải chăng chị thuộc "tuýp" nhà văn viết cũng là khám phá bản thân?
Những cảm xúc tò mò, háo hức lẫn mệt mỏi vân …vân và vân… vân… thúc đẩy
người viết đi đến tận cùng trang sách của mình.
Thuận: Viết bao giờ cũng là khám phá bản thân. Nhưng ở múc độ nào? Nếu kết
quả cuối cùng giống dự kiến ban đầu 90% thì bạn chỉ khám phá bản thân được
10%. Nếu chúng giống nhau 10% có nghĩa là bạn vừa có dịp khám phá bản thân tới

90%. Nếu chúng khác nhau hoàn toàn, hóa ra trước đây bạn hầu như không hiểu gì
về mình. Những người không lập dàn ý như tôi biết lấy cơ sở nào để so sánh, đọc
lại cái tự tay viết ra mà không khỏi giật mình. Thế là thành công hay thất bại, tôi
cũng không biết nữa.
Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 5
Chinatown (Phố Tàu) – Thuận
Viết, một cách nào đấy, giống như một chuyến đi dài. Tò mò, háo hức chỉ là
cảm giác lúc mới lên đường, càng về cuối càng thấy khó, khó chứ không phải mệt
mỏi, bởi vì mệt mỏi thì làm sao đi được đến đích.
Phóng viên: Chị từng phát biểu rằng mình e sợ các cụm từ xây dựng nhân vật,
phát triển nhân vật; và không phát triển nhân vật, không xây dựng/tuân thủ kết
cấu truyền thống. Tuy nhiên để viết một cuốn sách hơn 200 trang chị vẫn phải
dựa vào "điểm chốt" nào chứ, không thể như "cuộc dạo chơi" với truyện ngắn
mà chị cho phép mình dừng lại khi cạn ý và những khi đã mệt?
Thuận: Quả thực tôi không dựa vào một mấu chốt nào cả. Khi viết, tôi có cảm giác
bị nhốt dưới lòng đất, trong tay chỉ có một chiếc xẻng nhỏ. Mỗi con chữ, mỗi câu
văn đào được sẽ giúp tôi một chút không khí. Tác phẩm chỉ kết thúc khi tôi không
còn gì để đào bới thêm. Nếu không ít tác giả đi tìm sự yên ổn trong sáng tạo thì viết
với tôi lại chính là để phá vỡ trạng thái cân bằng, cho cả tác giả lẫn độc giả. Mục
đích ấy phải chăng đã đạt được phần nào khi có người công nhận đã hoang mang,
không điểm tựa trong lúc đọc Chinatown.
Phóng viên: Theo chị, sau khi đã có trong tay Made in Vietnam và Chinatown,
điều gì quan trọng nhất cho việc viết một cuốn tiểu thuyết?
Thuận: Cho đến bây giờ, tiểu thuyết vẫn là một nghệ thuật vô cùng bí hiểm đối với
tôi. Có lẽ ngày nào khám phá ra bí quyết của nó, tôi sẽ đành chuyển sang thể loại
khác.
Phóng viên: ... Vì nó đã hết sự bí ẩn để đủ sức "quyến rũ" chị?
Thuận: Vì nó mất khả năng phá vỡ sự cân bằng!
Phóng viên: "Tiểu thuyết là một cuộc phiêu lưu nguy hiểm. Nguy hiểm nhất là
không biết đi về đâu". Chính chị đã nói thế. Vậy mà chị đã hai lần đương đầu với

mối nguy hiểm ấy. Cứ theo đà này mà suy diễn, thì chị sẽ còn "sa đà" với cuốn
Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 6

×