Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một số giải pháp tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.35 KB, 12 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện.
- Họ và tên:
- Ngày tháng năm sinh:
- Nơi công tác:
- Chức danh (chức vụ):
- Trình độ chuyên môn:
- Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số giải pháp tổ chức lớp học
theo mô hình trường học mới Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh
lớp 2 ở trường Tiểu học.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: áp dụng trong ngành Giáo dục.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: ngày 20 tháng 8 năm 2018
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
Học sinh lớp 2 chưa biết hợp tác trong khi học nhóm. Một số em học tập thụ động,
chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao. Các em còn
rụt rè chưa quen với cách học cũng như chưa mạnh dạn bày tỏ ý kiến. Giải pháp nhằm
giúp học sinh tự tin, có khả năng làm chủ bản thân, có khả năng ứng xử phù hợp, tích cực
trước các tình huống trong cuộc sống; học sinh nỗ lực tiếp thu bài giảng và tìm tòi những
kiến thức liên quan đến bài học để liên hệ áp dụng vào thực tiễn. Đồng thời xây dựng tinh
thần chia sẻ, ý thức trách nhiệm cho các em. Tạo tinh thần đoàn kết, gắn bó, quan tâm
giúp đỡ lẫn nhau trong học tập; Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm; Nâng cao kỹ năng điều
hành của Hội đồng tự quản. Tạo sự gần gũi, thân thiện giữa giáo viên và học sinh; Giúp
giáo viên biết cách trang trí và sử dụng các công cụ hỗ trợ mô hình trường học mới; Đánh
giá động viên khuyến khích học sinh kịp thời.
+ Về nội dung của sáng kiến: Ổn định tổ chức lớp học. Xây dựng các nề nếp của
lớp ngay từ đầu năm học. Xây dựng Hội đồng tự quản của lớp và một số công cụ hỗ trợ
Hội đồng tự quản. Giáo viên thiết kế và xây dựng môi trường lớp học thân thiện, tích cực.
Đổi mới về phương pháp dạy-học. Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi


lành mạnh. Đánh giá, động viên khuyến khích học sinh kịp thời. Phối hợp với cộng đồng
cùng tham gia công tác giáo dục.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Giải pháp này đã được áp dụng thành
công trong công tác tổ chức lớp học cho học sinh lớp 2B theo mô hình trường học mới
Việt Nam tại trường và áp dụng được các trường trong tỉnh và các tỉnh tương đồng trong
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Phòng học, cơ sở trường lớp
tương đối khang trang. Môi trường học tập sạch sẽ, thân thiện; Đa số học sinh ngoan,
chăm học nên trong quá trình học tập các em đều rất nhiệt tình. Tài liệu học tập của học
sinh được trang bị đầy đủ có tranh ảnh rất đẹp nên thu hút được học sinh học tập.
- Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến:
Hiệu quả về kĩ thuật: Việc thực hiện giải pháp giúp giáo viên, học sinh có kĩ thuật
trong dạy và học. Giúp Hội đồng tự quản có kĩ năng điều hành các bạn thực hiện các hoạt
động và học sinh có kĩ năng làm việc với các bạn trong nhóm. Giúp giáo viên có kế
hoạch phối hợp với cộng đồng cùng tham gia công tác giáo dục.
1


Hiệu quả về kinh tế: Sau khi áp dụng giải pháp học sinh đã có thói quen học tập
mới, có cách tự học và quen dần với môi trường học tập của tập thể; học sinh không thụ
động, chờ đợi mà tự lực, tích cực tham gia vào quá trình tìm kiếm, khám phá, phát hiện,
chiếm lĩnh và giành lấy kiến thức, vận dụng kiến thức trong thực tiễn. Qua đó học sinh
được học tập, sáng tạo và phát triển phẩm chất, năng lực cho bản thân. Các em tự tìm
kiến thức mới nên hầu hết các em không cần phải bỏ thời gian, tiền của ra để học thêm
ngoài giờ học được tổ chức ở trên lớp. Phụ huynh tiết kiệm được về thời gian, về kinh tế
trong việc hướng dẫn con em học ở nhà hoặc cho con đi học thêm ở ngoài nhà trường, ước
tính tiết kiệm được 1.450.000đồng/học sinh/năm cho con đi học thêm. Giáo viên tiết kiệm
được thời gian trong việc truyền thụ kiến thức mới cho học sinh nhưng vẫn đạt chất
lượng giáo dục. Cụ thể:
+ Trước khi chưa áp dụng giải pháp, số học sinh hoàn thành tốt kiến thức, kỹ

năng: 5em, chiếm tỉ lệ: 18%; hoàn thành: 15em, chiếm tỉ lệ: 56%; chưa hoàn thành: 7em,
chiếm tỉ lệ: 26%. Về năng lực - phẩm chất số học sinh tốt là 6em, chiếm tỉ lệ: 22%; số
học sinh đạt là 15 em, chiếm tỉ lệ: 56%, số học sinh cần cố gắng là 6em, chiếm tỉ lệ: 22%.
+ Đến giữa tháng 4, hoàn thành tốt kiến thức, kỹ năng là 11em, chiếm tỉ lệ: 41%;
hoàn thành: 16em, chiếm tỉ lệ: 59%; chưa hoàn thành: 0em, chiếm tỉ lệ: 0%. Về năng lực
- phẩm chất số học sinh tốt là 13em, chiếm tỉ lệ: 48%; số học sinh đạt là 14em, chiếm tỉ
lệ: 52%; số học sinh cần cố gắng là 0em, chiếm tỉ lệ: 0%.
Hiệu quả về xã hội: Hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh và cộng đồng tạo
điều kiện cho cha mẹ các em và các tổ chức, người dân địa phương tham gia vào các hoạt
động nhà trường thường xuyên và hiệu quả; Cha mẹ học sinh và cộng đồng trở thành chủ
thể của lực lượng giáo dục, trực tiếp hỗ trợ học tập, đồng thời tham gia đánh giá và giáo
dục học sinh theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc sửa đổi Quy định đánh giá học sinh tiểu học. Lớp học tổ chức
theo mô hình trường học mới thì học sinh được tự chủ, tự quản, dân chủ, thân mật và hợp
tác; học sinh tích cực tham gia vào quá trình học tập để phát triển toàn diện cả về thể
chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ em; phát huy tốt nhất tiềm
năng của bản thân được quy định tại điều 4 Luật trẻ em năm 2019.
Hiệu quả về môi trường: Việc xây dựng các công cụ hỗ trợ học tập trong lớp học
khi tổ chức hoạt động học tập cho học sinh có hiệu quả rất rõ rệt, giúp các em trực tiếp
thực hành học tập thông qua các đồ vật thật, tạo môi trường lớp học thân thiện và hiệu
quả. Việc tận dụng những vỏ hộp bánh đã qua sử dụng, những tấm giấy bìa cứng để trang
trí các công cụ hỗ trợ học tập, các chai nhựa bỏ tái chế lại để phục vụ cho việc học tập
cũng góp phần vào việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
, ngày 10 tháng 4 năm 2019
Người nộp đơn

2



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:........
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp tổ chức lớp học theo mô hình trường
học mới Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 2 ở trường
Tiểu học.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giải pháp Tác nghiệp trong giáo dục.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
* Nhiệm vụ được giao: Giáo viên chủ nhiệm lớp 2B trường Tiểu học
3.1. Thực trạng trước khi đổi mới:
Nền giáo dục phổ thông truyền thống với mô hình sư phạm là giảng-nghe,
đọc-chép. Điều đó làm hạn chế khả năng giao tiếp và tư duy phản biện của học
sinh, về lâu dài khiến trẻ khó có khả năng tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, và
không thể trở thành người có tư duy phê phán, thiếu kỹ năng lãnh đạo, quản lý và
làm việc nhóm. Để khắc phục những nhược điểm trên đòi hỏi giáo viên phải đổi
mới phương pháp tổ chức lớp học nhằm kích thích tối đa sự chủ động, sáng tạo của
học sinh. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến
“Một số giải pháp tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới Việt Nam nhằm
nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học Ngọc Chúc 1
năm học 2018 – 2019”
Ưu điểm:
- Bản thân giáo viên nhiệt tình, có tay nghề vững vàng và được tham gia lớp
tập huấn về phương pháp, hình thức dạy học theo Mô hình trường học mới tại
huyện.
- Đa số học sinh ngoan, chăm học nên trong quá trình học tập các em đều rất
nhiệt tình.
- Một số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em.

Nhược điểm:
- Về phía học sinh: Một vài học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và
làm theo thầy cô giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao; Hội đồng tự quản học sinh
chưa biết cách điều hành chung cả lớp.
- Về phía giáo viên: Một vài giáo viên chưa thật gần gũi, thân thiện với học
sinh; chưa xây dựng được các công cụ hỗ trợ học tập theo mô hình trường học mới.
Việc đổi mới phương pháp dạy - học nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh còn gặp nhiều khó khăn
- Về phía phụ huynh học sinh: Một vài phụ huynh phải lo vấn đề mưu sinh
nên chưa thật sự quan tâm sâu sát đến việc giáo dục đạo đức và quản lí giờ giấc
học hành, sinh hoạt của con em.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1 Mục đích của giải pháp:
- Mục đích chung: Tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới Việt Nam
3


nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học Ngọc
Chúc 1 năm học 2018 – 2019, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh nhà.
- Mục đích cụ thể: 100% học sinh có kỹ năng làm việc nhóm, tích cực, tự
giác trong học tập; Hội đồng tự quản điều hành các hoạt động trong lớp đạt hiệu
quả 100%. Tạo sự gần gũi, thân thiện giữa giáo viên và học sinh; 100% giáo viên
biết cách trang trí và sử dụng các công cụ hỗ trợ mô hình trường học mới; 100%
học sinh được đánh giá động viên khuyến khích kịp thời. Giáo viên tranh thủ sự
tham gia giáo dục của cộng đồng.
3.2.2 Nội dung giải pháp:
3.2.2.1 Tên giải pháp:
(i) Giải pháp 1: Ổn định tổ chức lớp học.
(ii) Giải pháp 2: Xây dựng các nề nếp của lớp ngay từ đầu năm học.
(iii) Giải pháp 3: Xây dựng Hội đồng tự quản của lớp và một số công cụ hỗ

trợ Hội đồng tự quản.
(v) Giải pháp 4: Giáo viên thiết kế và xây dựng môi trường lớp học thân
thiện, tích cực.
(vi) Giải pháp 5: Đổi mới về phương pháp dạy-học.
(vii) Giải pháp 6: Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành
mạnh.
(viii) Giải pháp 7: Đánh giá, động viên khuyến khích học sinh kịp thời.
(ix) Giải pháp 8: Phối hợp với cộng đồng cùng tham gia công tác giáo dục.
3.2.2.2 Triển khai giải pháp:
(i) Giải pháp 1: Ổn định tổ chức lớp học:
Ổn định tổ chức lớp học, xếp lại chỗ ngồi là việc làm cần thiết. Cần phải
cân nhắc, làm sao để lựa chọn bạn ngồi chung bàn, chung nhóm hỗ trợ nhau trong
việc học và làm việc theo nhóm thuận tiện. Xếp chỗ dàn đều số học sinh giỏi, khá,
trung bình, chưa đạt chuẩn giữa các tổ để tạo sự cân bằng trong thi đua và cùng
nhau phấn đấu tốt hơn. Tuy nhiên hàng tháng tôi cũng có sự thay đổi chỗ ngồi nếu
thấy tình hình thực tế chưa hợp lí. Thiết kế cho học sinh ngồi thành từng nhóm
4em, các em hoạt động cá nhân, khi cần thiết có thể trao đổi trong nhóm đôi, nhóm
4. Sự thay đổi trong cách sắp xếp bàn ghế tạo ra sự thay đổi về vị trí chỗ ngồi, từ
đó tạo ra sự thay đổi về tương tác học tập giữa học sinh với học sinh, học sinh với
giáo viên. Vào đầu năm học, tôi thường chọn những học sinh học tốt, có khả năng
điều hành nhóm làm nhóm trưởng, bồi dưỡng kĩ năng điều hành cho các em. Thời
gian sau tôi mới thực hiện sự luân phiên làm nhóm trưởng. Như vậy mới tạo sự
bình đẳng giữa các thành viên trong nhóm, giúp tất cả các thành viên trong nhóm
tự tin trước mọi người.
(ii) Giải pháp 2: Xây dựng các nề nếp của lớp ngay từ đầu năm học
Công việc này hết sức quan trọng đòi hỏi rất nhiều thời gian, trí tuệ, nghệ
thuật của giáo viên khi xây dựng nề nếp lớp học. Giáo viên không nên nóng vội mà
phải kiên trì, tôn trọng, khuyến khích những việc học sinh đã đạt được dù là nhỏ
nhất. Xây dựng nề nếp phải được tiến hành ngay từ đầu năm học và phải thường
xuyên. Nếu không, khó mà hình thành được thói quen. Cần bồi dưỡng cho Chủ

tịch hội đồng tự quản từ đầu năm học để các em chỉ huy được các nề nếp lớp.
Những nề nếp cần được xây dựng trong lớp: nề nếp học bài làm bài trước khi đến
4


lớp, nề nếp học tập theo nhóm trong giờ học, nề nếp truy bài đầu giờ, nề nếp đi
học đúng giờ, nề nếp tự quản trong học tập…Khi các nề nếp đó trở thành thói quen
của từng cá nhân học sinh thì các em sẽ tự giác trong các hoạt động học tập cũng
như các hoạt động khác. Khi đó giáo viên ít cần đến sức lực của mình để điều
khiển quá trình học tập của học sinh.
(iii) Giải pháp 3: Xây dựng Hội đồng tự quản của lớp và một số công cụ
hỗ trợ Hội đồng tự quản:
Hoạt động 1: Theo mô hình của trường học mới, quản lí lớp học là “Hội
đồng tự quản học sinh” đây là một công cụ giúp học sinh được phát huy quyền làm
chủ quá trình học tập, giáo dục; Hội đồng tự quản học sinh và các ban trong lớp do
học sinh tự nguyện xung phong và được các bạn tín nhiệm. Giáo viên tư vấn, khích
lệ, giám sát cùng với sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh giúp học sinh thành lập Hội
đồng tự quản học sinh, Ban học tập, Ban Văn nghệ, Ban vệ sinh, Ban đồ dùng,…
để khuyến khích và bảo đảm cho các em tham gia một cách dân chủ, tích cực, toàn
diện vào các hoạt động của nhà trường đồng thời chuẩn bị cho các em ý thức trách
nhiệm khi thực hiện quyền và bổn phận của mình trong lớp học và trong các hoạt
động của trường; phát triển cho các em lòng khoan dung, sự tôn trọng, bình đẳng,
tinh thần hợp tác và đoàn kết.
Hoạt động 2: Sau khi thành lập được hội đồng tự quản, tôi đã tổ chức tập
huấn cho hội đồng tự quản về nhiệm vụ cụ thể của từng ban và cách thức làm việc
như: Chủ tịch hội đồng tự quản vào đầu và cuối mỗi tiết học hoặc khi có khách tới
biết mời các bạn đứng lên chào, mời Ban văn nghệ lên sinh hoạt văn nghệ, sau đó
mời Ban đồ dùng lên phát đồ dùng học tập; Các Phó chủ tịch Hội đồng tự quản phụ
trách theo dõi, đôn đốc, giúp đỡ các bạn thực hiện các nhiệm vụ được phân công
phụ trách; Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn hát, múa, chơi trò chơi vào đầu tiết

học và cuối tiết học. Có thể lồng ghép chơi trò chơi để ôn lại kiến thức cũ; Ban học
tập kiểm tra bài cũ, bài tập ứng dụng của các bạn, báo cáo với cô giáo vào đầu giờ.
Trong tiết học ngoài nhiệm vụ học tập của mình phải quan sát bao quát lớp để cuối
mỗi tiết học nhận xét đánh giá tình hình học tập của lớp; Ban vệ sinh có nhiệm vụ
theo dõi vệ sinh chung của cả lớp. Đầu mỗi buổi học phải phân công vệ sinh lần
lượt cho các nhóm và kiểm tra nhóm nào chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt.
Cuối mỗi buổi học cũng phải kiểm tra lại xem nhóm nào thực hiện vệ sinh chưa tốt
để kịp thời nhắc nhở các bạn thực hiện tốt.
Hoạt động 3: Để hội đồng tự quản làm việc có hiệu quả giáo viên phải xây
dựng được: Nội quy lớp học do các em đề ra sau đó dưới sự hướng dẫn của giáo
viên học sinh tự xây dựng nội quy lớp học như: không vứt rác bừa bãi, đi học đúng
giờ, hợp tác tốt và vẽ thành những hình ảnh đẹp mắt. Ngoài Nội quy lớp học thì tôi
hướng dẫn học sinh dùng giấy A4 hoặc giấy bìa cứng cắt thành phong bì ghi tên
mình, tự mình sáng tạo vẽ thêm những hình ảnh mà các em thích ngoài phong thư
tạo thành hòm thư cá nhân. Hằng ngày qua hộp thư này các em có thể gửi thư để
trao đổi và góp ý cho nhau cùng giúp đỡ nhau tiến bộ. Thêm nữa là Hòm cam kết,
Hộp thư vui, Điều em muốn nói; Tôi đã tận dụng những hộp bánh ở gia đình thải
ra mang đến lớp rồi dán những hình ảnh ngộ nghĩnh, bắt mắt. Đây là nơi chứa
đựng những nội dung các em học sinh viết ra để chia sẻ những niềm vui hay mong
muốn nhận được sự giúp đỡ, hay cần sự hỗ trợ, với những vấn đề cá nhân các em
5


gặp phải; 15 phút đầu giờ, cuối tuần sinh hoạt lớp giáo viên cùng các em ngồi lại
với nhau thảo luận các vấn đề các em gặp phải rồi tìm hướng giải quyết. Ngoài ra
còn có bảng Ngày em đến lớp tôi đã dùng giấy A4 kẻ theo mẫu treo ở nơi thích
hợp trong lớp học, hướng dẫn học sinh tự đánh dấu ngày đi học của mình; giúp các
em thấy được việc đi học là tự giác, vui vẻ thoải mái; Đi học là cần thiết, phải đi
học đúng giờ, có trách nhiệm trong học tập.
(iv) Giải pháp 4: Giáo viên thiết kế và xây dựng môi trường lớp học thân

thiện, tích cực:
Giáo viên cần tận dụng hết không gian của lớp học: Từ mảng tường trên cao,
mảng tường hai bên lớp học để thể hiện những mảng màu sắc, những hình ảnh
sống động thu hút sự tiếp cận của học sinh bởi trên tất cả không gian trong và
ngoài lớp được chuẩn bị và hỗ trợ quá trình học tập rất rõ nét: những câu tục ngữ,
những bài văn hay, bài viết đẹp, sản phẩm khéo tay của học sinh đều được trưng
bày, tạo cơ hội cho tất cả học sinh được đọc, được hiểu nhiều hơn sự trong sáng
của Tiếng Việt. Giáo viên cần đưa những đồ dùng học tập do Bộ Giáo Dục cấp,
những đồ dùng tự làm vào các góc môn Toán, góc môn Tiếng Việt, góc Tự nhiên
và xã hội phục vụ cho việc học tập của các em. Giáo viên vận động phụ huynh và
học sinh quyên góp sách, truyện cũ, các loại báo nhi đồng,… bỏ vào thư viện lớp
học, giao cho ban thư viện quản lí, nhằm tạo điều kiện cho học sinh đọc sách ở mọi
lúc, mọi nơi.
(v) Giải pháp 5: Đổi mới về phương pháp dạy-học:
Trường học mới Việt Nam là nơi học sinh cùng nhau học tập để lĩnh hội
những kiến thức liên quan mật thiết đến cuộc sống của các em, học sinh được học
tập theo bản năng vốn có, được hoạt động, vui chơi (mỗi ngày tới trường là một
ngày vui), được tự khẳng định mình, nuôi dưỡng lòng khát khao, mong muốn được
cống hiến sáng tạo. Các em tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, tự
giác. Vì vậy, trong mô hình này thì học sinh học tập cá nhân, tự học là chính. Đồng
thời phối hợp với học hợp tác và học theo nhóm; Vai trò của giáo viên thay đổi thật
sự, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn và khích lệ các em tìm tòi, chiếm lĩnh
kiến thức, hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp, ứng xử dân chủ, bình đẳng.
Giáo viên không phải soạn bài nhưng dành thời gian nghiên cứu kĩ bài học trước
khi lên lớp, làm đồ dùng, sưu tầm tư liệu giúp học sinh gắn kiến thức với thực tiễn;
vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức phù hợp với nội dung bài dạy và đối
tượng học sinh thông qua tổ chức các hoạt động dạy học cho học sinh; đánh giá
hiệu quả đạt được sau mỗi tiết dạy để có biện pháp cụ thể khắc phục những tồn tại
ở tiết học sau.
(vi) Giải pháp 6: Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi

lành mạnh:
Ngay những ngày đầu tiên khi các em vào lớp học, tôi đã phát động phong
trào: "Nói lời hay làm việc tốt" qua cách ứng xử lễ phép như biết đi thưa về trình,
chào hỏi những người lớn tuổi, biết xin lỗi khi có khuyết điểm, cảm ơn khi được
tặng quà, vui vẻ hoà nhã với bạn bè và tổng kết vào các tiết sinh hoạt lớp. Tôi học
cách lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân, và dùng lời lẽ mềm mỏng bằng những tình
cảm, cử chỉ yêu thương của mình khi yêu cầu điều gì đó với học sinh; Thường
xuyên tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi tập thể lành mạnh, chơi các trò chơi
6


dân gian. Khi tổ chức cho các em sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi là giáo
viên đã giúp các em “học mà chơi, chơi mà học” kiến thức và kỹ năng ở mỗi em sẽ
được hình thành và rèn luyện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng,
gò bó; Tổ chức các hoạt động lao động vừa sức với học sinh: vệ sinh sân trường,
lớp học, trồng chăm sóc cây trên sân trường, bồn hoa, vườn trường. Qua đó học
sinh được rèn một số kỹ năng như: cầm chổi quét, hốt rác, tưới cây, tỉa lá,...
(vii) Giải pháp 7: Đánh giá, động viên khuyến khích học sinh kịp thời:
Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được xem như là
một bộ phận không chỉ của cả quá trình dạy học mà là một bộ phận của mỗi hoạt
động học tập. Kiểm tra đánh giá phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ngay
trong quá trình thực hiện mỗi hoạt động học tập để kịp thời khuyến khích, động
viên và nhất là giúp các em điều chỉnh những sai sót để hoạt động học tập có hiệu
quả. Việc đánh giá hoạt động chủ yếu do học sinh thực hiện, học sinh tự đánh giá.
Có những hoạt động học sinh tự đánh giá trong cặp, trong nhóm bằng cách đổi bài
cho nhau để cùng rà soát xem kết quả nào đúng và đủ, kết quả nào chưa đúng và
còn thiếu. Có những hoạt động học sinh tự đánh giá chéo giữa các nhóm. Có
những hoạt động học sinh cùng giáo viên đánh giá theo những tiêu chí giáo viên đã
nêu trên cơ sở công bằng, khách quan; Giáo viên luôn tạo điều kiện cho học sinh tự
đánh giá lẫn nhau trong học tập, để từ đó các em thấy được những việc làm đúng

và việc làm sai, những điều mình cần phải học tập bạn để phát huy và khắc phục.
Không nên chê các em trước các bạn khi các em mắc phải những khuyết điểm như
bài làm sai, chữ viết chưa đẹp… Những em có khuyết điểm giáo viên nên trực tiếp
trò chuyện và nhắc nhở.
(viii) Giải pháp 8: Phối hợp với cộng đồng cùng tham gia công tác giáo
dục:
Giáo viên cần tranh thủ sự ủng hộ của các cấp, các đoàn thể, chính quyền
địa phương, hội khuyến học, hội phụ huynh, đặc biệt là tất cả phụ huynh của lớp. Ở
mô hình này luôn có sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng. Giáo viên cần phối
hợp tốt với phụ huynh học sinh để xây dựng được Sơ đồ cộng đồng. Bởi vì nó giúp
ta hiểu được khoảng cách mà mỗi em học sinh phải đi từ nhà đến trường, giúp giáo
viên biết đường đi đến nhà học sinh; Giáo viên cần nhờ phụ huynh học sinh cùng
giúp xây dựng một Góc cộng đồng vì Góc cộng đồng giúp cho giáo viên biết các
sản phẩm đặc trưng của địa phương, lễ hội văn hoá để đưa vào bài học. Mặt khác
những kiến thức học sinh được học ở trên lớp cũng có thể được áp dụng vào cuộc
sống gia đình và cộng đồng. Tuyên truyền và nâng cao nhận thức trong xã hội về
vai trò của giáo dục, từ đó khắc phục những tư tưởng, nhận thức không đúng đắn
về giáo dục, giúp phụ huynh phối kết hợp với giáo viên cùng với nhà trường trong
việc tham gia giáo dục học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện:
"Giáo dục cho mọi người, mọi người làm giáo dục".
* Tính mới và sáng tạo của giải pháp: Bồi dưỡng cho Chủ tịch hội đồng
tự quản từ đầu năm học để các em chỉ huy được các nề nếp lớp. Những nề nếp cần
được xây dựng trong lớp: nề nếp học bài làm bài trước khi đến lớp, nề nếp học tập
theo nhóm trong giờ học, nề nếp truy bài đầu giờ, nề nếp đi học đúng giờ, nề nếp
tự quản trong học tập; Giáo viên tư vấn, khích lệ, giám sát cùng với sự hỗ trợ của
cha mẹ học sinh giúp học sinh thành lập Hội đồng tự quản học sinh, Ban học tập,
7


Ban Văn nghệ, Ban vệ sinh, Ban đồ dùng…; Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn

hát, múa, chơi trò chơi vào đầu tiết học và cuối tiết học, có thể lồng ghép chơi trò
chơi để ôn lại kiến thức cũ. Ban học tập kiểm tra bài cũ, bài tập ứng dụng của các
bạn, báo cáo với cô giáo vào đầu giờ; Giáo viên vận động phụ huynh và học
sinh quyên góp sách, truyện cũ, các loại báo nhi đồng,… bỏ vào thư viện lớp học,
giao cho ban thư viện quản lí, nhằm tạo điều kiện cho học sinh đọc sách ở mọi lúc,
mọi nơi; Giáo viên luôn tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau trong học
tập, để từ đó các em thấy được những việc làm đúng và việc làm sai, những điều
mình cần phải học tập bạn để phát huy và khắc phục; Giáo viên cần nhờ phụ huynh
học sinh cùng giúp xây dựng một Góc cộng đồng vì Góc cộng đồng giúp cho giáo
viên biết các sản phẩm đặc trưng của địa phương, lễ hội văn hoá để đưa vào bài
học.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Giải pháp này đã được áp dụng thành công trong công tác tổ chức lớp học
cho học sinh lớp 2B theo mô hình trường học mới Việt Nam tại trường Tiểu học và
áp dụng được các trường trong tỉnh và các tỉnh tương đồng trong khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp
- Hiệu quả về kĩ thuật: Việc thực hiện giải pháp giúp giáo viên, học sinh có
kĩ thuật trong dạy và học. Giúp Hội đồng tự quản có kĩ năng điều hành các bạn
thực hiện các hoạt động và học sinh có kĩ năng làm việc với các bạn trong nhóm.
Giúp giáo viên có kế hoạch phối hợp với cộng đồng cùng tham gia công tác giáo
dục.
- Hiệu quả về kinh tế: Sau khi áp dụng giải pháp học sinh đã có thói quen học
tập mới, có cách tự học và quen dần với môi trường học tập của tập thể; học sinh
không thụ động, chờ đợi mà tự lực, tích cực tham gia vào quá trình tìm kiếm, khám
phá, phát hiện, chiếm lĩnh và giành lấy kiến thức, vận dụng kiến thức trong thực
tiễn. Qua đó học sinh được học tập, sáng tạo và phát triển phẩm chất, năng lực cho
bản thân. Các em tự tìm kiến thức mới nên hầu hết các em không cần phải bỏ thời
gian, tiền của ra để học thêm ngoài giờ học được tổ chức ở trên lớp. Phụ huynh tiết

kiệm được về thời gian, về kinh tế trong việc hướng dẫn con em học ở nhà hoặc
cho con đi học thêm ở ngoài nhà trường, ước tính tiết kiệm được 1.450.000đồng/học
sinh/năm cho con đi học thêm. Giáo viên tiết kiệm được thời gian trong việc truyền
thụ kiến thức mới cho học sinh nhưng vẫn đạt chất lượng giáo dục. Cụ thể:
+ Trước khi chưa áp dụng giải pháp, số học sinh hoàn thành tốt kiến thức, kỹ
năng: 5em, chiếm tỉ lệ: 18%; hoàn thành: 15em, chiếm tỉ lệ: 56%; chưa hoàn
thành: 7em, chiếm tỉ lệ: 26%. Về năng lực - phẩm chất số học sinh tốt là 6em,
chiếm tỉ lệ: 22%; số học sinh đạt là 15 em, chiếm tỉ lệ: 56%, số học sinh cần cố
gắng là 6em, chiếm tỉ lệ: 22%.
+ Đến giữa tháng 4, hoàn thành tốt kiến thức, kỹ năng là 11em, chiếm tỉ lệ:
41%; hoàn thành: 16em, chiếm tỉ lệ: 59%; chưa hoàn thành: 0em, chiếm tỉ lệ: 0%.
Về năng lực - phẩm chất số học sinh tốt là 13em, chiếm tỉ lệ: 48%; số học sinh đạt
là 14em, chiếm tỉ lệ: 52%; số học sinh cần cố gắng là 0em, chiếm tỉ lệ: 0%.
- Hiệu quả về xã hội: Hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh và cộng đồng
8


tạo điều kiện cho cha mẹ các em và các tổ chức, người dân địa phương tham gia
vào các hoạt động nhà trường thường xuyên và hiệu quả; Cha mẹ học sinh và cộng
đồng trở thành chủ thể của lực lượng giáo dục, trực tiếp hỗ trợ học tập, đồng thời
tham gia đánh giá và giáo dục học sinh theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày
22 tháng 9 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi Quy định đánh
giá học sinh tiểu học. Lớp học tổ chức theo mô hình trường học mới thì học sinh
được tự chủ, tự quản, dân chủ, thân mật và hợp tác; học sinh tích cực tham gia vào
quá trình học tập để phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức
và mối quan hệ xã hội của trẻ em; phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân được
quy định tại điều 4 Luật trẻ em năm 2019.
- Hiệu quả về môi trường: Việc xây dựng các công cụ hỗ trợ học tập trong
lớp học khi tổ chức hoạt động học tập cho học sinh có hiệu quả rất rõ rệt, giúp các
em trực tiếp thực hành học tập thông qua các đồ vật thật, tạo môi trường lớp học

thân thiện và hiệu quả. Việc tận dụng những vỏ hộp bánh đã qua sử dụng, những
tấm giấy bìa cứng để trang trí các công cụ hỗ trợ học tập, các chai nhựa bỏ tái chế
lại để phục vụ cho việc học tập cũng góp phần vào việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ
môi trường.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
- Đơn xin công nhận sáng kiến cấp cơ sở
- Một bảng so sánh số liệu trước và sau khi tác động.
- Bảng xử lý số liệu thống kê của thử nghiệm và kiểm chứng.
Giồng Riềng, ngày 10 tháng 4 năm 2019
Người mô tả

PHÒNG GD&ĐT H GIỒNG RIỀNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
9


TRƯỜNG TH NGỌC CHÚC 1

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢNG SO SÁNH SỐ LIỆU
CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 2B
NĂM HỌC 2018-2019

Tổng số học sinh:
27 em
Môn học và hoạt động
giáo dục:
- Hoàn thành tốt:

- Hoàn thành:
- Chưa hoàn thành:
Năng lực:
- Tốt:
- Đạt:
- Cần cố gắng:
Phẩm chất:
- Tốt:
- Đạt:
- Cần cố gắng:

Đầu năm

Giữa tháng 4

Tăng (giảm)

5em (chiếm 18%)
15em (chiếm 56%)
7em (chiếm 26%)

11em (chiếm 41%)
16em (chiếm 59%)
0em (chiếm 0%)

Tăng 23%
Tăng 3%
Giảm 26%

6em (chiếm 22%) 13em (chiếm 48%)

15em (chiếm 56%) 14em (chiếm 52%)
6em (chiếm 22%)
0em (chiếm 0%)

Tăng 26%
Giảm 4 %
Giảm 22%

6em (chiếm 22%) 13em (chiếm 48%)
15em (chiếm 56%) 14em (chiếm 52%)
6em (chiếm 22%)
0em (chiếm 0%)

Tăng 26%
Giảm 4 %
Giảm 22%

Giồng Riềng, ngày 10 tháng 4 năm 2019
Người lập bảng

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÓM
10


Nhóm thực nghiệm
TT

Họ VàTên HS

Điểm kiểm tra môn Toán

lớp 2B
Trước TĐ
9
8
7
9
7

Sau TĐ
10
9
9
9
10

Nhóm đối chứng
Họ VàTên HS

Điểm kiểm tra môn toán
lớp 2C
Trước TĐ
5
8
8
7
9

Sau TĐ
6
9

9
8
8

9

6

9
8
2

6
8
5

1
2
3
4
5

Nguyễn Gia Bảo
Phạm Ngọc Diệp
Trần Quốc Đạt
Thái Cẩm Hằng
Danh Thị Ngọc Hân

6


Lê Gia Hội

7

10

7
8
9

7
8
5

9
10
10

9

10

Trần Hữu Nghị

7

8

11
12

13
14

Sơn Duy Khánh
Nguyễn Đình Khôi
Trần Tường Lam
Nguyễn Trần Minh
Luân
Huỳnh Từ Gia Minh
Nguyễn Hồng Mơ
Lương Hữu Nghĩa
Trương Tấn Nghĩa

Lê Huỳnh Anh
Võ Trâm Anh
Trần Văn Chuyền
Võ Ngọc Diệp
Trần Tấn Đạt
Nguyễn Huỳnh Hải
Đăng
Lê Quốc Khải
Lê Quốc Khanh
Đặng Minh Kiên

3
8
7
8

8

10
9
9

6
9
9
10

10
7
8
9

15

Trần Anh Nhi

8

9

10

9

16
17
18


Nguyễn Như Quỳnh
Lâm Minh Tâm
Huỳnh Thanh Tân

6
10
4

9
10
7

4
9
6

5
9
9

19

Nguyễn Việt Thái

8

10

10


10

20

8

10

7

9

9

10

9

10

10

10

Nguyễn Minh Trí

9

8


23
24

Trần Thanh Thảo
Nguyễn Trường
Thịnh
Hoàng Thị Ngọc
Thơ
Danh Minh Trí
Lê Hữu Trọng

Phạm Trọng Nghĩa
Thái Yến Nhi
Võ Huỳnh Như
Phan Đình Phú
Nguyễn Thanh
Phương
Dương Cẩm Quyên
Nguyễn Ngọc Quyên
Lâm Nhựt Tân
Nguyễn Thị Kim
Thùy
Lý Trọng Tín
Mai Huỳnh Phương
Trang

9
7

10

10

10
10

10
9

25

Phạm Nhật Trường

8

9

8

8

26

Huỳnh Chí Vĩ

6

7

Huỳnh Minh Vĩ
Nguyễn Thảo Vy

Nguyễn Phạm Đông
Yên
Nguyễn Lâm Ánh
Dương

6

7

10

21
22

27

Trần Chí Vũ
8
9
Mốt (Mode)
8
10
Trung vị (Median)
8
10
Giá trị trung bình (MEAN) 7.51851852 9.333333333

9
9
8.5

8
7.8461538 8.076923077
11


Max
10
10
10
10
Min
3
7
2
5
Độ lệch chuẩn (SD)
1.64948408 0.877058019
2.0335645 1.494605685
Mức độ ảnh hưởng ES
0.840629919
Giá trị P (Phép kiểm
0.2617137 0.000310092
chứng t-test độc lập)
Giá trị P (Phép kiểm
0.321619866
0.0000051967
chứng t-test phụ thuộc)
* Kết quả giá trị trung bình của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là
9,333333333 kết quả giá trị trung bình của bài kiểm tra nhóm đối chứng là 8,0769231. Độ chênh
lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,256410233. Điều đó cho thấy điểm giá trị trung bình của hai

nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm
trung bình cao hơn lớp đối chứng .
*Giá trị (Phép kiểm chứng t-test độc lập) p = 0,261 > 0,05 cho thấy chênh lệch giá trị
giữa kết quả kiểm tra trước tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là KHÔNG có ý
nghĩa!; Theo kết quả, ta thấy kết quả kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng giá trị (Phép kiểm chứng t-test độc lập) p=0,00031 < 0,05 điều này chứng tỏ dữ liệu mà
ta thu thập được là có giá trị, có ý nghĩa . Hay nói một cách khác là kết quả dữ liệu (số liệu) thu
thập được không bị tác động của ngẫu nhiên và nó có giá trị đối với nội dung đang nghiên cứu.
Nghĩa là nó có tính khách quan, dữ liệu mô tả chính xác nội hàm của đối tượng. Các kết luận rút
ra từ dữ liệu có tính phổ biến có tính qui luật có thể áp dụng được trong các đối tượng có điều
kiện và hoàn cảnh tương đương.
*Kết quả kiểm tra sau tác động của nhóm đối chứng, giá trị (Phép kiểm chứng phụ thuộc)
p=0.321 > 0,05 điều này chứng tỏ dữ liệu mà ta thu thập được là không có giá trị, không có ý
nghĩa; Theo kết quả, ta thấy kết quả kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm, giá trị (Phép
kiểm chứng t-test phụ thuộc) p=0,0000051 < 0,05 điều này chứng tỏ dữ liệu mà ta thu thập được
là có giá trị, có ý nghĩa. Hay nói một cách khác là kết quả dữ liệu (số liệu) thu thập được không
bị tác động của ngẫu nhiên và nó có giá trị đối với nội dung đang nghiên cứu. Nghĩa là nó có tính
khách quan, dữ liệu mô tả chính xác nội hàm của đối tượng. Các kết luận rút ra từ dữ liệu có tính
phổ biến có tính qui luật có thể áp dụng được trong các đối tượng có điều kiện và hoàn cảnh
tương đương.
*Sử dụng công thức tính mức độ ảnh hưởng là 0,840 đối chiếu với bảng tiêu chí của
Cohen cho thấy ảnh hưởng của tác động của giải pháp là lớn.
*Qua kết quả thu nhận được trong quá trình ứng dụng, tôi nhận thấy rằng việc tổ chức
lớp học theo mô hình trường học mới Việt Nam, đã nâng cao chất lượng học tập cho học sinh;
các em đã có thói quen học tập mới, có cách tự học và quen dần với môi trường học tập của tập
thể; học sinh không thụ động, chờ đợi mà tự lực, tích cực tham gia vào quá trình tìm kiếm, khám
phá, phát hiện, chiếm lĩnh và giành lấy kiến thức, vận dụng kiến thức trong thực tiễn. Lớp học
sôi nổi và tất cả các em đều hăng hái tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, trao đổi.
NGƯỜI PHÂN TÍCH DỮ LIỆU


12



×