Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.45 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN : PGS.TS PHẠM MẠNH HÀ
NGƯỜI THỰC HIỆN : ĐỖ THỊ THƯ
NGÀNH

: SƯ PHẠM NGỮ VĂN VÀ LỊCH SỬ

MSV

: 18010384

Hà Nội - 2019

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI
FACEBOOK ĐẾN LỐI SÔNG HỌC SINH TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGỌC TẢO HIỆN NAY.

Hà Nội - 2019


2


MỤC LỤC

3


DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
THPT: Trung học phổ thông

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển
đặc biệt với sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong khoảng thời gian một
thập niên trở lại đây, thế giới đã chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ trong lối sống,
cách làm việc của giới trẻ. Đó là trào lưu sử dụng mạng xã hội như: Twitter,
Zing, Zalo, Instargram, Viber,…..nhưng phổ biến nhất có lẽ vẫn là Facebook.
Mạng xã hội Facebook ra đời không lâu, nhưng đã phát triển với tốc độ
rất nhanh chóng, thu hút được đông đảo người dùng tham gia. Đối với cuộc
sống đang trên đà phát triển tổng thể về kinh tế, văn hóa, chính trị như hiện nay
thì việc tìm hiểu nhiều thông tin và cập nhập thông tin một cách nhanh chóng là
một nhu cầu thiết yếu của tất cả mọi người. Vì vậy, rất nhiều người cần có một
tài khoản Facebook cho riêng mình, đặc biệt là đối với giới trẻ trong đó học sinh
chiếm một số lượng không hề nhỏ. Nhiều người sử dụng Facebook như một
phương tiện để tìm lại những người bạn cũ của mình và là công cụ kết nối với
những người bạn mới. Từ việc thăm hỏi, trao đổi thông tin, buôn bán… được

chủ nhân của Facebook ấy sử dụng và đem lại cho họ một nguồn lợi ích không
nhỏ, thậm chí nhiều người đã tận dụng mạng xã hội này là nơi tìm kiếm những
cơ hội thích hợp đối với mình. Điều đó cho chúng ta thấy Facebook có tác động,
ảnh hưởng đến các mặt về đời sống của mỗi cá nhân. Bên cạnh việc tham gia
vào mạng xã hội này thì việc sử dụng Facebook một cách có hiệu quả là điều vô
cùng quan trọng. Bởi mỗi người sử dụng Facebook với nhiều mục đích khác
nhau và Facebook tốt hay xấu lại tùy thuộc vào mục đích sử dụng của mỗi
người.
Trong cuộc sống thì mỗi người có một lối sống khác nhau sao cho phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình. Thế nhưng, khi họ cùng sử dụng mạng
xã hội đặc biệt là Facebook thì lối sống của họ ít nhiều đều thay đổi theo hướng
tích cực hay tiêu cực đặc biệt là học sinh THPT. Học sinh THPT đây là lứa tuổi
mới lớn ham hiểu biết, thích tìm tòi, học hỏi,… nhưng còn non yếu, tiếp thu
chưa có sự chọn lọc, nhạy cảm nên họ chịu sự tác động mạnh mẽ của Facebook
với sự thay đổi về cuộc sống đặc biệt là lối sống. Học sinh THPT nói chung và
học sinh THPT Ngọc Tảo nói riêng khi sử dụng Facebook thì lối sống ít nhiều
thay đổi theo hướng tích cực và tiêu cực. Vậy nên, chúng ta cần đưa ra những
biện pháp nhằm phát huy tính tích cực và hạn chế tiêu cực của Facebook đến
học sinh THPT Ngọc Tảo sao cho học sinh có một lối sống tích cực và lành
mạnh. Từ những điều trên đã thu hút sự quan tâm của tôi đối với vấn đề này. Vì
5


thế tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng của Facebook đến lối sống của học sinh trường
THPT Ngọc Tảo hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu về mạng xã hội Facebook để giúp mọi người có thêm
những hiểu biết về mạng xã hội nói chung và mạng xã hội Facebook nói riêng.
Giúp học sinh trường THPT Ngọc Tảo hiểu biết được những ảnh hưởng của
Facebook đến lối sống học sinh. Từ đó các học sinh trường THPT Ngọc Tảo có

thể sử dụng hiệu quả nhất cũng như khắc phục được những hạn chế khi sử dụng
mạng xã hội Facebook.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đưa ra những nét khái quát về mạng xã hôi Facebook.
- Chỉ ra thực trạng sử dụng Facebook của học sinh trường THPT Ngọc Tảo,
những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực khi sử dụng mạng xã hội Facebook.
- Đề xuất một số giải pháp khi sử dụng mạng xã hội Facebook để đạt được kết
quả cao nhất.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến lối sống đối
với học sinh trường THPT Ngọc Tảo.
- Khách thể nghiên cứu: học sinh THPT
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này tìm hiểu ảnh hưởng của mạng xã hội
Facebook đến học sinh Trường THPT Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ, thành phố
Hà Nội.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện trạng học sinh sử dụng mạng xã hội Facebook như thế nào?
- Sử dụng mạng xã hội Facebook có ảnh hưởng tích cực, tiêu cực như thế nào
đến lối sống học sinh THPT?
- Có những giải pháp nào nhằm xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực cho học
sinh THPT?
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
6


- Phương pháp phân tích tài liệu
- Phương pháp phỏng vấn sâu
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Facebook đã trở thành một phần trong hoạt động hàng ngày của học sinh

trường THPT Ngọc Tảo.
- Sử dụng mạng xã hội Facebook vừa có ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực tới lối
sông của học sinh trường THPT Ngọc Tảo.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài bao
gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về lối sống và mạng xã hội Facebook.
Chương 2: Ảnh hưởng của Facebook đến lối sống của học sinh trường
THPT Ngọc Tảo.
Chương 3: Giải pháp xây dựng một lối sống lành mạnh, tích cực và văn
minh cho học sinh trường THPT Ngọc Tảo.

7


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu trên thế giới
Một nghiên cứu do các nhà tâm lí học tại trường Đại học Edinburgh
Napier thực hiện mang tên Cuộc nghiên cứu thông qua các giải pháp phỏng vấn
trực tiếp, khảo sát trực tuyến phát hiện ra sử dụng Facebook có thể khiến người
dùng lo lắng và căng thẳng. Tại hội thảo Tiến sĩ Kathy Charles đã thông qua các
kết quả cho thấy sự căng thẳng, lo lắng biểu hiện ở một số thái độ khác nhau:
63% trì hoãn trả lời bạn bè, 12% cảm thấy lo lắng, 32% cảm thấy có lỗi vì từ
chối lời đề nghị kết bạn của một ai đó trên Facebook, 10% không thích nhận
bình luận của bạn bè.
Bài nghiên cứu bệnh “tự yêu mình” đối với những người sử dụng
Facebook của trường Đại học Western lllinois. Bài nghiên cứu đã chỉ ra số
lượng bạn bè cùng với các hoạt động chia sẻ của người dùng trên Facebook có

một số liên hệ với chứng tự yêu mình. Nghiên cứu đã khảo sát 300 người tham
gia và kết quả đạt được đăng trên tạp chí Personality anh Individual Differences.
Kết quả cao nhất là việc sử dụng Facebook là tag bạn bè của mình vào những
bức ảnh hay status của chính mình để có nhiều lượt Like hay thói quen gọi là
câu Like.
Nghiên cứu của Sophie Tan-Ehrhardt năm 2013: “Social networks and
Internet usages by the young generations” (Mạng xã hội và thói quen sử dụng
của thế hệ trẻ). Nghiên cứu này đã chỉ ra những thói quen của giới trẻ khi sử
dụng mạng xã hội và Internet, so sánh những thói quen này với những hành vi
trong đời thực cũng như những quan điểm của thế hệ trẻ về mạng xã hội
Internet. Đồng thời nghiên cứu cũng nhấn mạnh về sự quan trọng của mạng xã
hội và Internet trong xã hội hiện đại.
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu tại Việt Nam
“Văn hóa giao tiếp trên Faceboook” là tác phẩm của nhóm sinh viên
khoa Việt Nam học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trong tác phẩm cũng đã
đưa ra được thực trạng văn hóa giao tiếp trên Facebook của một bộ phận nhỏ
trong giới trẻ (sinh viên K63, khoa Việt Nam học) và có đưa ra những đề xuất
để sử dụng mạng xã hội Facebook một cách hiệu quả nhất. Nhưng trong tác
phẩm này chỉ tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của Facebook đến văn hóa
8


giao tiếp của sinh viên, tuy giao tiếp là một khía cạnh của lối sống nhưng tác
phẩm cũng chưa đề cập đến lối sống.
“Bàn về Facebook đối với học sinh” của cô giáo Phạm Thị Loan, đã đưa
ra những mặt tích cực và đồng thời cũng chỉ ra những mặt tiêu cực của
Facebook, đặc biệt đối tượng chủ yếu là học sinh. Đã đưa ra những giải pháp để
sao cho người dùng không chỉ riêng học sinh mà tất cả mọi người cùng sử dụng
sao cho hợp lí, hiệu quả. Tuy nhiên, bài viết cũng chưa chỉ ra được thực trạng
cũng như là sự ảnh hưởng của Facebook đến lối sống của học sinh.

Tác phẩm “Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với sinh viên” của tác giả Lê
Thị Cẩm Nhung đã chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực khi người dung sử
dụng mạng xã hội. Tuy nhiên, thực trạng việc sử dụng và các giải pháp để phát
huy mặt tích cực khi sử dụng mạng xã hội là chưa được đề cập đến một cách cụ
thể và đối tượng nghiên cứu ở đây là sinh viên.
“Tìm hiểu tác động của Facebook đối với sinh viên Đại học Nông lâm
Thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thị Ngọc Châu, nghiên cứu về thực
trạng sử dụng Facebook và tác động tích cực, tiêu cực của nó đến sinh viên
trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời đưa ra giải pháp
giúp sinh viên sử dụng Facebook hiệu quả.
Trên đây chỉ là một số những công trình nghiên cứu cơ bản của những
nhà nghiên cứu đã từng nghiên cứu vấn đề này trước đây. Facebook được mọi
người cũng như học sinh sử dụng khá phổ biến tuy nhiên nó là mạng xã hội vẫn
còn mới nên những công trình nghiên cứu về Facebook còn hạn chế. Trên cơ sở
kế thừa những kết quả nghiên cứu, tôi đã tiếp thu những thành quả của các công
trình nghiên cứu khoa học trước đó và kết hợp với khối kiến thức bản thân thu
thập, tìm hiểu, tích lũy, chọn lọc trong quá trình học tập, khảo sát thực tế. Qua
đó, chúng tôi đưa ra giải pháp nhằm giúp các em học sinh sử dụng Facebook
một cách hiệu quả và có được một lối sống lành mạnh, văn minh, tích cực.
1.2. Một số khái niệm liên quan
1.2.1 Mạng xã hội Facebook
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về mạng xã hội, tuy nhiên ở nước ta khái
niệm này vẫn còn mới và chưa có một khái niệm cụ thể và hoàn chỉnh. Tùy theo
các tiếp cận của mỗi người mà họ đưa ra những quan điểm khác nhau về mạng
xã hội.
Có ý kiến cho rằng mạng xã hội hay còn gọi là mạng xã hội ảo là dịch vụ
nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau, với nhiều mục
đích khác nhau, không phân biệt không gian và thời gian. Những người tham
gia vào mạng xã hội còn được gọi là dân cư mạng.
9



Cũng có ý kiến khác cho rằng: mạng xã hội là một đại diện tiêu biểu của
web2.0. Mạng xã hội tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng
chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý,
xây dựng một mẫu định danh trực truyến nhằm phục vụ những yêu cầu công
cộng chung và những giá trị của xã hội.
Theo chúng tôi, mạng xã hội là mạng được tạo ra để tự thân nó lan rộng
trong cộng đồng thông qua các tương tác của các thành viên trong chính cộng
đồng đó. Mọi thành viên trong mạng xã hội cùng kết nối và mỗi người là một
mắt xích tạo nên một mạng lưới rộng lớn để truyền tải thông tin.
Về cơ bản, mạng xã hội giống như một trang web mở với nhiều ứng dụng
khác nhau. Mạng xã hội khác với trang web thông thường ở cách truyền tải
thông tin và tích hợp những ứng dụng. Trang web thông thường cũng giống như
truyền hình, cung cấp càng nhiều thông tin, thông tin càng hấp dẫn thì càng tốt;
còn mạng xã hội tạo ra các ứng dụng mở, các công cụ tương tác để mọi người tự
tương tác với nhau và tạo ra những dòng tin rồi cùng lan truyền những dòng tin
đó.
Một trong những mạng được cư dân mạng sử dụng nhiều nhất hiện nay
đó chính là mạng xã hội Facebook. Vậy mạng xã hội Facebook là gì?
Facebook là một website truy cập miễn phí do công ty Facebook, Inc điều
hành. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố,
nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác.
Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ
cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng. Tính đến tháng 6 năm
2018, Facebook hiện có hơn hai tỷ thành viên tích cực trên khắp thế giới. Với
con số ấy, Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất.
1.2.2. Lối sống
Đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau về phạm trù “lối sống”, nội
hàm của phạm trù này được xác định tùy theo cách tiếp cận của các khoa học.

Trong giáo trình “Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng cộng
sản Việt Nam” (2000 - NXB Chính trị Quốc gia) đã cho rằng: Lối sống là một
phạm trù xã hội khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp,
các nhóm xã hội, các cá nhân trong điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội
nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội: trong lao động và
hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn
hóa.

10


PGS.TS Phạm Hồng Tung cho rằng: lối sống của con người là các
chiều cạnh chủ quan của văn hóa, là quá trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa
thông qua hoạt động sống của con người. Lối sống bao gồm tất cả những hoạt
động sống và phương thức tiến hành các hoạt động sống được một bộ phận lớn
hoặc toàn thể nhóm hay cộng đồng người chấp nhận và thực hành trong một
khoảng thời gian tương đối ổn định, đặt trong mối tương tác biện chứng của các
điều kiện sống hiện hữu và trong các mối liên hệ lịch sử của chúng.
Như vậy, hầu hết các tác giả đều cho rằng, lối sống gồm tất cả các lĩnh
vực hoạt động sống cơ bản của con người-lao động, hoạt động chính trị - xã hội
và giải trí. Từ phạm vi rất rộng của lối sống, chúng ta có thể tán thành với định
nghĩa lối sống: Lối sống là phạm trù xã hội khái quát toàn bộ hoạt động sống
của các dân tộc, giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện
của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của
đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người,
trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa.
Nổi lên trong lối sống là hoạt động của con người. Về thực chất, đó là
cách thức con người ứng xử với tự nhiên và xã hội để bảo tồn và phát triển đời
sống của mình. Vì vậy, khái niệm lối sống bao gồm cả hai mặt khách quan và
chủ quan. Mặt khách quan là điều kiện sống của con người, trong đó bao hàm

những đặc điểm của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định mà cốt lõi là
phương thức sản xuất. Mặt chủ quan chính là ý thức của con người trong sự
lựa chọn cho mình lối sống, một thái độ sống cụ thể, những mục tiêu mà con
người đặt ra.
Hiện nay, tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng hầu hết các nhà
nghiên cứu đều cho rằng, mức sống cho chúng ta một chỉ báo về lối sống, nó
phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chất của con người. Xây dựng lối sống lành
mạnh, có văn hóa không thể không quan tâm nâng cao mức sống cho cộng
đồng. Để hiểu rõ hơn khái niệm lối sống, có thể tìm hiểu thêm mối quan hệ giữa
lối sống với các khái niệm có liên quan như: lẽ sống, nếp sống, mức sống,
phong cách sống…
Tóm lại, theo tôi: lối sống là toàn bộ các mô hình, cách thức, phong thái
sống của con người thể hiện trong lĩnh vực hoạt động, từ sản xuất, tiêu dùng,
sinh hoạt đến thái độ, hành vi, cách tư duy, lối sống ứng xử giữa con người với
con người, giữa chủ thể với đối tượng,… Lối sống là một thói quen có định
hướng, là phương cách thể hiện tổng hợp tất cả các điều kiện sống, đặc trưng
văn hóa của một người hay một cộng đồng. Xét theo cấu trúc của lối sống có thể

11


kể đến các mặt sau: cách thức lao động, phong tục tập quán, cách ứng xử giao
tiếp, hành vi, cử chỉ, thói quen…
1.2.3. Học sinh THPT
Học sinh THPT là giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên thường bắt đầu từ
14, 15 tuổi cho đến 17, 18 tuổi hay còn gọi là thanh niên mới lớn, thanh niên
học sinh. Tuổi thanh niên học sinh là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt
thể lực nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát triển cơ thể của người
lớn. Nhịp độ tăng trưởng chiều cao và cân nặng đã chậm lại. Sự phát triển của
hệ thần kinh đã có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não

phức tạp và các chức năng của não phát triển. Đa số các em đã vượt qua thời kỳ
phát dục. Nhìn chung đây là lứa tuổi các em có cơ thể phát triển cân đối khỏe và
đẹp. Đa số các em có thể đạt được những khả năng phát triển về cơ thể như
người lớn.
Hoạt động của học sinh THPT ngày càng phong phú và phức tạp nên
vai trò xã hội và hứng thú xã hội của các em không chỉ mở rộng về số lượng và
phạm vi mà còn biến đổi cả về chất lượng. Xuất hiện nhiều vai trò của người
lớn và thực hiện những vai trò đó ngày càng có tính độc lập và tinh thần trách
nhiệm hơn. Trong tổ chức đoàn, các em có thể tham gia các công tác của tập thể
và công tác xã hội. Khi đủ 18 tuổi các em đã có quyền bầu cử, có chứng minh
thư, nghĩa vụ lao động. Tất cả các em đều có suy nghĩ về việc lựa chọn ngành
nghề cho tương lai. Đối với gia đình, các em đã có nhiều quyền lợi và trách
nhiệm của một người lớn, cha mẹ bắt đầu trao đổi với các em một số vấn đề
trong gia đình và các em cũng biết quan tâm đến nhiều mặt sinh hoạt trong gia
đình. Nhìn chung các em đã có một vị trí nhất định trong gia đình và xã hội,
nhưng nó lại có tính chất không ổn định.

12


CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Tổ chức nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
Tôi đã tiến hành điều tra lấy số liệu trên 132 học sinh, tại trường THPT
Ngọc Tảo.
2.1.2. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tôi đã chọn học sinh lớp 10, 11, 12 tại trường THPT
Ngọc Tảo để thu thập dữ liệu. Trong 150 phiếu chúng tôi phát cho học sinh,
chúng tôi thu được 137 phiếu, có 132 phiếu hợp lệ và được sử dụng cho nghiên
cứu.

2.1.3. Quy trình nghiên cứu
2.1.3.1. Xây dựng công cụ nghiên cứu
Trước khi lấy số liệu thực tế tại các trường THPT, tôi đã tiến hành điều
tra thử trên 5 học sinh THPT.Khi đưa phiếu hỏi thông tin cho các em, chúng tôi
giới thiệu sơ qua về đề tài mà mình đang làm, giải thích cho các em hiểu những
việc cần làm, giải thích những thắc mắc hay khó khăn của các em khi điền vào
các bảng hỏi. Trong quá trình các em làm bảng hỏi, chúng tôi đã ghi lại những
khó khăn, thắc mắc của các em, các câu mà các em hiểu sai nghĩa, khó hiểu
hoặc chưa rõ nghĩa, những phản hồi đóng góp thêm cho nội dung bảng hỏi.Từ
đó, chúng tôi sửa lại cho hoàn chỉnh trước khi điều tra lấy số liệu từ học sinh
các trường.
2.1.3.2.Thu thập số liệu
Nghiên cứu này được thực hiện trên 132 học sinh lớp 10 ,11, 12 ở trường THPT
Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.Sau khi hoàn thiện các bảng hỏi
trong phiếu hỏi thông tin, tôi đã thu thập số liệu dưới sự giúp đỡ của hiệu
trưởng và các giáo viên. Khi đã được sự cho phép của giáo viên chủ nhiệm lớp,
tôi tiến hành cho học sinh làm phiếu hỏi thông tin trong giờ sinh hoạt. Trước khi
phát phiếu hỏi, chúng tôi giới thiệu về đề tài mà mình đang làm, giải thích cho
các em hiểu việc cần làm và cam đoan những câu trả lời của các em và mọi
thông tin cá nhân sẽ được giữ bí mật hoàn toàn, tất cả chỉ nhằm mục đích phục
vụ cho nghiên cứu.

13


Khi phát phiếu hỏi cho các em, tôi cũng đã giải thích rõ từng phần và yêu
cầu các em nếu có phần nào không hiểu thì có thể hỏi. Sau khi học sinh làm
xong, tôi thu lại phiếu hỏi và kiểm tra xem các em có hoàn thành hết hay không.
Trong quá trình học sinh làm phiếu hỏi, tôi có giám sát và nhắc nhở học sinh
làm nghiêm túc. Sau khi tiến hành điều tra xong, tôi cảm ơn sự giúp đỡ của học

sinh và các thầy cô.
2.1.3.3.Xử lý, thống kê, phân tích số liệu
Với những phiếu thu được khi điều tra, tôi nhập số liệu vào Excel, tôi có
kiểm tra và loại bỏ các phiếu hỏi thông tin không đạt yêu cầu. Từ số liệu thực tế
thu được, chúng tôi tiến hành tổng hợp dữ liệu bằng phần mềm Excel.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng công cụ tìm kiếm Google, trang web của thư viện đại học Quốc
gia Hà Nội, trang web Tài nguyên số của Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi đã tìm
hiểu lịch sử nghiên cứu và các lý thuyết về ảnh hưởng của mạng xã hội
Facebook tới lối sông của học sinh qua các cuốn sách, các công trình nghiên
cứu khoa học, luận án, luận văn. Ngoài ra, tôi có tìm hiểu thêm những tài liệu
như luận văn, trên thư viện trường Đại học Giáo dục, Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn để phục vụ cho việc nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Tôi đã tham khảo các bảng hỏi, thang đo trong các công trình nghiên cứu
trên thế giới và tại Việt Nam về vấn đề này. Từ đó, tôi xây dựng bảng hỏi để
điều tra . Tôi đã tham khảo một số bảng hỏi từ những nội dung về ảnh hưởng
của mạng xã hội Facebook trong các công trình nghiên cứu trước đây, dựa vào
kết quả điều tra thử trên 5 học sinh THPT và tiến hành xây dựng bảng hỏi cho
nghiên cứu này.
2.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Tôi đã gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với 5 bạn học sinh hàng ngày sử dụng mạng
xã hội Facebook. Với những câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn như: “Bạn thường
truy cập Facebook vào thời gian nào?”; “Các em cảm thấy như thế nào nếu một
ngày không sử dụng Facebook?”; “Em thường truy cạp vào Facebook với mục
đích gì?”; Câu hỏi về biện pháp: “Theo em cần làm cách nào để sử dụng

14



Facebool một cách hiệu quả?” Ngoài ra còn có một số câu hỏi phụ đi kèm khác
trong quá trình phỏng vấn.

15


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Thực trạng ảnh hưởng của Facebook đến lối sống của học sinh trường THPT
Ngọc Tảo
3.1.1 Kết quả khảo sát
Kế hoạch khảo sát: Chúng tôi tiến hành khảo sát với 150 em học sinh
trong trường THPT Ngọc Tảo. Kết quả thu lại được là 132 phiếu hợp lệ.
Khi được hỏi về vai trò của lối sống đối với bản thân mỗi học sinh trong
giai đoạn hiện nay, có tới 86,9% học sinh cho rằng là rất quan trọng và quan
trọng; chỉ có 8,2% học sinh cho rằng là không quan trọng và bên cạnh đó có
4,9% học sinh các em không định hướng được vai trò của lối sống đối với cuộc
sống của mình. Như vậy, kết quả trên cho chúng ta thấy được đại đa số các em
học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của lối sống.
Có tới 20,1% các em học sinh cho rằng Facebook có vai trò cực kỳ quan
trọng và 56,2% cho rằng Facebook có vai trò quan trọng đối với bản thân. Điều
đó cho thấy rằng Facebook là một mạng xã hội được rất nhiều các em học sinh
sử dụng và cảm thấy nó cần thiết đối với cuộc sống của mình.
Thời gian mà các em dành cho việc truy cập Facebook từ 2-3 giờ
chiếm 68% và chỉ có 4% các em học sinh truy cập từ 20-30 phút cho thấy các
em dành khá nhiều thời gian để truy cập Facebook. Có tới 67% học sinh truy
cập Facebook với mục đích chính là nói chuyện với bạn bè và người thân mà
chưa đề cập đến việc học.
Khi được hỏi: Bạn có thói quen như thế nào mỗi khi đăng tải Status?
12,8% học sinh trả lời rằng viết ra tất cả những suy nghĩ của mình; 42,6% học

sinh chú ý sửa chữa hình ảnh và nội dung trước khi đăng tải; 24,3% học sinh thể
hiện tâm trạng bất kì thời điểm nào; 20,3% học sinh chụp ảnh rồi đăng tải ngay
lên Facebook kèm theo các chú thích.
Qua thống kê chúng ta có thể nhận thấy, HS trường THPT Ngọc Tảo đã
chú ý chọn lọc, suy nghĩ và lựa chọn nội dung trước khi đăng tải lên Facebook.
Tuy nhiên, cũng còn một bộ phận học sinh (24,3%) đăng Status mọi lúc mọi
nơi. Đi chơi, đi ăn, hay buồn bực chuyên gì cũng chia sẻ lên mạng xã hội. Thói
quen này là một thói quen không tốt. Cần phải sửa ở các bạn học sinh vì nó
không có mục đích nào khác ngoài giải trí, thỏa mãn như cầu thích thể hiện bản
thân của các bạn. Chúng ta hãy cân nhắc trước khi đăng tải, xem nó có thực sự
cần thiết hay không?

16


Facebook đã ảnh hưởng đến việc học của các em rất nhiều với 11,9%
và thỉnh thoảng việc học cũng bị ảnh hưởng bởi Facebook chiếm 56,2%. Điều
đó cho thấy các em sử dụng Facebook còn chưa hợp lý, chưa biết cách phân bổ
thời gian một cách hợp lý, hiệu quả. Và có tới 58,2% các em học sinh cho rằng
Facebook có ảnh hưởng đến lối sống của mình.
Theo các em, nhà trường có vai trò rất quan trọng đối với việc giáo dục kĩ
năng sống, lối sống cho học sinh (24,2%) và nhà trường có vai trò quan trọng
chiếm 44,3%. Và có tới 65,5% các em học sinh cho rằng môn Giáo dục công
dân ở trường THPT là rất cần thiết đối với việc giáo dục đạo đức lối sống cho
học sinh.
Qua kết quả khảo sát trên cho chúng ta thấy lối sống của học sinh trường
THPT Ngọc Tảo đã bị ảnh hưởng bởi Facebook, các em còn chưa biết cách sử
dụng hợp lý, lối sống của các em cũng đã bị ảnh hưởng bởi Facebook. Vậy nên
cần có những biện pháp để các em sử dụng Facebook hiệu quả và quan trọng
hơn là xây dựng cho các em một lối sống lành mạnh, tích cực.

3.1.2 Kết quả phỏng vấn
Tổng hợp các ý kiến trao đổi về sử dụng Facebook, về lối sống của các
em, về sự ảnh hưởng của Facebook đến lối sống cũng như các biện pháp để xây
dựng lối sống lành mạnh, tích cực của một số học sinh trường THPT Ngọc Tảo.
Chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:
Về thời gian truy cập Facebook, đa số các em truy cập vào thời gian rảnh
và bên cạnh đó cũng không ít học sinh truy cập mọi lúc mọi nơi. Điều đó cho
thấy Facebook được các em rất ưa chuộng, tận dụng thời gian của mình để truy
cập Facebook nên khi được hỏi rằng “Các bạn cảm thấy như thế nào khi một
ngày không truy cập Facebook?” thì đã có câu trả lời là cảm thấy bứt rứt khó
chịu, không yên, thậm chí quên ăn, quên ngủ để truy cập Facebook, đó là hiện
tượng chúng tôi cho rằng những em này bị “nghiện Facebook”.
Về cách sử dụng Facebook, các có câu trả lời cho rằng các em mải mê
với cuộc sống trên Facebook mà quên đi cuộc sống thực cho câu hỏi “Facebook
có làm các em quên đi cuộc sống thực không?”. Việc các em truy cập Facebook
còn chưa chú trọng cho việc học, bởi khi được hỏi “Các em truy cập Facebook
có phục vụ cho việc học của mình không?” thì câu trả lời mà chúng tôi nhận
được thường là “Không” mà câu trả lời chủ yếu là để trò chuyện, tán gẫu với
bạn bè….
Về biện pháp sử dụng Facebook hiệu quả. Chúng tôi đưa ra câu hỏi “Các
em cần làm gì để sử dụng Facebook một cách hiệu quả mà không bị ảnh hưởng
17


đến việc học và cuộc sống của mình?”. Đa phần các em đã có câu trả lời là: truy
cập Facebook ít nhưng hiệu quả, chú trọng đến việc học hơn là những trò giải
trí, thời gian rảnh nên phụ giúp gia đình, tham gia các hoạt động của trường lớp,

Như vậy, các em cũng đã nhân thức được sự ảnh hưởng của Facebook
đến cuộc sống và học tập của bản thân. Và cũng đã tự đưa ra cho mình một số

những biện pháp để hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của Facebook.
Tóm lại:Qua phần khảo sát và phỏng vấn từ phía học sinh cho chúng ta
thấy rằng: hiện nay Facebook là một mạng xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ đối với
học sinh trường THPT Ngọc Tảo. Nó đã làm sao nhãng việc học tập của các em
mà trong khi đây là lứa tuổi cần phải trang bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết
làm hành trang cho tương lai. Do đó, các em cần biết sử dụng Facebook một
cách hợp lí đồng thời gia đình cần quan tâm, gần gũi để hiểu được tâm tư, tình
cảm của lứa tuổi này để từ đó định hướng lối sống cho các em. Bên cạnh đó,
nhà trường cần có những buổi, những chuyên đề giáo dục đạo đức lối sống và
các thầy cô dạy môn Giáo dục công dân cần nhận thấy được vai trò của bản thân
và môn học là rất cần thiết đối với việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh.
Và quan trọng hơn cả là bản thân các em phải nhận thức được mối quan tâm
hàng đầu của mình bây giờ là học tập để việc học được đi lên thì trước hết đừng
để lối sống của mình ảnh hưởng đến việc học - tương lai sau này. Vậy nên, các
em cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, tích cực và văn minh.
3.2 Ảnh hưởng của Facebook đến lối sống của học sinh trường THPT Ngọc Tảo
3.2.1 Tác động tích cực của mạng xã hội Facebook
* Giới thiệu bản thân mình với mọi người:
Mạng xã hội Facebook giúp chúng ta tạo một tài khoản trên mạng và nhờ
đó chúng ta có thể giới thiệu về bản thân, upload những thông tin cá nhân. Qua
những dòng tâm trạng đó, chúng ta đã thể hiện được tính cách, sở thích cá nhân
cũng như quan điểm, cái nhìn nhận của bản thân về thế giới xung quanh.
Facebook vô tình giúp chúng ta tìm kiếm được những cơ hội phát triển bản thân
mình.
* Bày tỏ quan niệm cá nhân:
Những status đăng tải trạng thái của mỗi cá nhân, từ vui, buồn, hờn giận
ai đó,... đều được các bạn đăng tải trên mạng xã hội. Ngoài ra Facebook cũng
giúp chúng ta thể hiện quan điểm cá nhân về một vấn đề được người khác đăng
tải trên mạng xã hội. Phải chăng nó giúp cho các cư dân mạng trở nên thanh
thản hơn. Một số người rất thích tiện ích này do nó có thể giúp họ chia sẻ vấn đề

18


khó khăn mà ngoài đời thực họ khó có thể nói. Chính vì vậy mà có lẽ việc chia
sẻ những suy nghĩ của mình trên mạng xã hội Facebook phần nào giúp họ giải
tỏa được nhiều hơn những vấn đề của mình.
* Kết nối bạn bè:
Thông qua những tài khoản Faceboook đó mà chúng ta có thể biết thông
tin của nhau dù cách xa nhau khoảng cách bao nhiêu đi nữa. Facebook giúp
chúng ta kết nối với những người bạn cách xa từ nước này sang nước khác, từ
lục địa này sang lục địa khác. Thậm chí là cách xa nhau nửa vòng trái đất. Với
Facebook khoảng cách không còn là vấn đề. Chúng ta có thể gặp gỡ và giao lưu
kết bạn với tất cả mọi người trên thế giới có cùng sở thích hay quan điểm giống
mình. Từ đó có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn hoặc hợp tác với nhau về
nhiều mặt. Ngoài ra Facebook cũng giúp chúng ta có thể trao đổi thông tin với
những người thân, người bạn lâu ngày không gặp.
* Thu thập thông tin, học hỏi kiến thức và kỹ năng:
Việc cập nhật thông tin trong một xã hội hiện đại như hiện nay là điều
nên làm và cần phải làm, nó giúp chúng ta dễ dàng tìm hiểu, nắm bắt được
nhiều thông tin quan trọng. Học hỏi thêm rất nhiều kiến thức, trau dồi những kĩ
năng giúp cho bạn hoàn thiện bản thân mình hơn nữa. Tốc độ cập nhật thông tin
trên Facebook đang ở tốc độ chóng mặt. Một thông tin được đăng tải lên trên
Facebook có thể có được hàng nghìn like và comment chỉ sau vài chục phút.
Tốc độ người đọc tăng ở tốc độ chóng mặt. Đối với một số câu lạc bộ, đội
nhóm, lớp học…Facebook thực sự là một kênh truyền thông tích cực, bởi lẽ,
hầu hết những thông tin, kế hoạch hoạt động của câu lạc bộ, đội nhóm, lớp
học…đều được chia sẻ trên trang Facebook riêng của nhóm. Các em cũng có
thể lập một nhóm học tập trên Faceboook để hỏi đáp, trao đổi thông tin của bài
học mà không cần phải tụ tập, gặp mặt thông qua nhóm các em nhận được sự
giúp đỡ từ nhiều bạn bè đặc biệt là thầy cô cũng có thể giúp đỡ các em. Bên

cạnh đó, các em cũng có thể tham gia vào các diễn đàn học tập, từ đó học hỏi
được kinh nghiệm học tập của bạn bè và thầy cô trên mọi miền tổ quốc, tìm
kiếm được nhiều bài tập khác lạ để kiến thức ngày càng được khắc sâu. Qua đó,
giúp các em hình thành được kĩ năng tổng hợp và giải quyết vấn đề, trau dồi
kiến thức và hiểu bài một cách sâu sắc.
* Tiết kiệm chi phí liên lạc cho người sử dụng
Facebook giúp chúng ta liên lạc và trao đổi thông tin với chi phí siêu rẻ.
Bạn chỉ cần có một chiếc điện thoại có thể bắt sóng wifi hoặc là có thể kết nối
3G hoặc bất kì một thiết bị nào có tính năng tương tự như máy tính bảng,
laptop,... bạn cũng có thể lên mạng và sử dụng ứng dụng Facebook. Không tốn
19


kém nhiều chi phí như sử dụng tin nhắn SMS hay gọi điện thoại thông thường.
Đối với học sinh, là một bộ phận rất hạn chế về tài chính thì nói chuyện và nhắn
tin, trao đổi thông tin trên Facebook giải quyết được nhu cầu sử dụng đó. Chính
vì vậy mà chúng ta có thể nói, Facebook giúp tiết kiệm chi phí cho người sử
dụng. Thậm chí là trao đổi thông tin với giá 0 đồng – một con số thật là bất ngờ.
* Tốc độ truyền tải nhanh
Chính vì Facebook có khả năng kết nối mọi người trong xã hội nhanh nên
Facebook rất hữu dụng cho truyền thông. Mạng xã hội Facebook làm cho các
thông tin lên sóng một cách nhanh chóng, sức lan tỏa của nó rất mạnh mẽ. Nhờ
có Facebook mà thế giới như nằm trong lòng bàn tay người sử dụng. Mỗi một
thông tin được chia sẻ lên Facebook ngay lập tức sẽ có hàng trăm hàng nghìn
lượt like và chia sẻ trên Facebook. Ví dụ, khi muốn trao đổi thông tin về hoạt
động của một lớp lên Facebook chúng ta có thể đăng một status lên trang của
nhóm lớp. Ngay lập tức sau một thời gian ngắn, gần như tất cả học sinh trong
lớp đều đọc được và biết được thông tin trong chỉ vài phút đăng tải.
* Giải trí
Một trong những lợi ích tiếp theo của Facebook là giải trí. Nó là môi

trường để cho các bạn học sinh giải tỏa Stress. Khi lên Facebook cả thế giới như
trong lòng bàn tay bạn. Bạn có thể đọc truyện cười, xem hình biếm họa, xem
các video hài hước. hay chơi các trò chơi điện tử. Chính vì thế, có thể nói
Facebook có tính năng giải trí. Mỗi khi truy cập Facebook các bạn sinh viên có
thể kết hợp vừa chơi, vừa xem lại có thể nắm bắt được các thông tin một cách
nhanh chóng. Nó tạo cho các bạn cảm giác thoải mái, thư giãn sau thời gian sinh
hoạt và học tập mệt mỏi.
Tóm lại, khi nhắc đến Facebook thì không ai là không biết đến, nó là một
mạng xã hội lớn nhất trên thế giới với số lượng người truy cập và sử dụng hàng
ngày lên tới con số hàng tỉ người. Điều này chứng tỏ rằng mạng xã hội
Facebook có sức hút rất lớn. Nó có nhiều tính năng đa dạng và phong phú, nó là
một phương tiện hay một công cụ để kết nối mọi người trên toàn cầu lại với
nhau không kể không gian hay thời gian, không phân biệt tuổi tác, giới tính,
giàu nghèo, hay bất kỳ địa vị nào đó trong xã hội. Nó là cầu nối giúp mọi người
trở nên gần gũi với nhau nhiều hơn, đặc biệt là những người có chung sở thích
hay những ý tưởng thì Facebook sẽ tạo điều kiện để các bạn có thể gặp gỡ và
hợp thành những tổ chức. Phải công nhận rằng mạng xã hội Facebook hiện nay
đang có những tác động rất lớn vào đời sống và văn hóa của con người. Nhưng
chúng ta cần phải biết cách hợp lý và khoa học thì Facebook mới phát huy hết
những mặt tích cực mà nó mang lại cho người dùng.
20


3.2.2 Tác động tiêu cực của mạng xã hội Facebook
Như đã nói ở trên, Facebook rất tốt với những ai sử dụng nó theo đúng
nghĩa khoa học, còn nó sẽ ảnh hưởng rất xấu đối với những người nào sử dụng
nó vào những mục đích không hay hoặc những mục đích thiếu văn hóa lành
mạnh, lối sống của họ cũng dễ dàng thay đổi từ đó. Việc ảnh hưởng xấu này
thường xảy ra đối với các bạn trẻ, đặc biệt là học sinh, bởi đây là lứa tuổi rất
hiếu kỳ, tò mò, muốn khám phá tất cả mọi thứ, dù rẳng có những điều đã biết là

không nên nhưng không thể kìm hãm lại được nhu cầu muốn khám phá, nhu cầu
khẳng định mình một cách thái quá. Dưới đây là một số ảnh hưởng tiêu cực của
Facebook đến lối sống của học sinh khi các em sử dụng một cách không khoa
học:
* Lối nói tiêu cực, thiếu văn hóa.
Những học sinh lạm dụng Facebook có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi lối nói
tiêu cực. Bởi trên Facebook mọi người thích nói gì cũng được, không có sự
ngăn cấm từ người khác. Vì thế khi các em online thường xuyên sẽ chịu ảnh
hưởng và vô tình học được lối nói ấy, biểu hiện là những lời bình luận comment
“ẩu”, “bừa” thích gì bình luận đó không có sự cân nhắc, suy nghĩ. Trong danh
sách bạn bè có những người có danh tính không rõ, các em có thể dễ dàng cư xử
thiếu tôn trọng bằng cách nói tiêu cực, ăn nói thô lỗ. Điều này trái ngược với
việc tiếp xúc trực tiếp, mỗi cá nhân phải suy nghĩ kỹ càng trước khi có bất kỳ
nhận xét nào.
* Sự nghi ngờ người khác.
Như đã đề cập, những người không biết nhau nhưng vẫn kết bạn, khi có
ấn tượng không tốt thì họ có suy nghĩ mình có thể thoải mái gây khó chịu bởi
cách cư xử hung hăng, thiếu văn hóa của mình mà không lo sợ điều gì. Điều này
khiến cho các em có thể nghĩ rằng lối cư xử này được chấp nhận trong thực
tế. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên sự mất lòng tin đối với những
người chưa quen biết và cũng có thể không loại trừ những người mà mình biết.
* Sự đe dọa trên mạng.
Điều này xảy ra khi một hay nhiềuhọc sinh sử dụng Facebook để thực
hiện hành vi đe dọa đối với một người nào đó hoặc ngay chính người bạn mà
học sinh đang có xích mích thông qua một bài đăng hay thông qua việc gửi tin
nhắn.
* Vấn đề bảo mật thông tin cá nhân.
Các em thường không đọc hoặc không hiểu rõ đầy đủ các thông tin bảo
mật cá nhân khi đăng ký và sử dụng tài khoản của các em. Các em không nhận
thức được những mối nguy hiểm của việc tiết lộ thông tin cá nhân mà các em

21


thường cho là không cần thiết. Đa số các học sinh nghĩ rằng việc gửi thông tin
cá nhân và hình ảnh trực tuyến là hoàn toàn an toàn. Điều này dễ dàng dẫn đến
việc các em trở thành nạn nhân của việc trộm cắp danh tính làm xấu hình ảnh
của các em trong mắt bạn bè và những người xung quanh. Do đó các em trở nên
e ngại, rụt rè trong cuộc sống, ngại giao tiếp
* Sự quấy rối trên mạng xã hội.
Đây là hành vi theo dõi và quấy rầy người dùng Facebook bằng nhiều
cách khác nhau. Bạn trai cũ hoặc người yêu của em có thể nổi giận vì mối quan
hệ trước đây bị tan vỡ. Họ sẽ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để theo
dõi các em. Ngoài ra, họ có thể đăng tải những hình ảnh thân mật, những lời nói
xúc phạm, không có văn hóa, bịa đặt những chuyện không hay…nhằm bôi xấu
danh dự, nhân phẩm, quấy rối cuộc sống hiện nay của các em, khiến cuộc sống
của các em bị đảo lộn.
* Các hình ảnh bạo lực, đồi trụy xuất hiện trên các trang, nhóm.
Việc các em dành nhiều thời gian cho việc truy cập Facebook nên việc
bắt gặp các hình ảnh này ở các bài đăng, bình luận của người dùng Facebook sẽ
ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trí của các em, khiến các em có cái nhìn không tốt
về thế giới.
* Thiếu kỹ năng cá nhân.
Các em dành quá nhiều thời gian cho việc quan tâm các mối quan hệ ảo
hơn thực tế. Chúng bỏ qua việc trau dồi kiến thức,quan tâm đến những người
xung quanh, rèn luyện các kỹ năng giao tiếp thực tế - những nền tảng cho sự
thành công trong cuộc sống sau này.
* Việc kết bạn bừa bãi trên Facebook.
Việc này khiến các em rất dễ bị người khác lợi dụng, rủ rê, lôi kéo, tìm
và tiếp cận với những thông tin thiếu chính xác, không minh bạch. Hay bị dẫn
dắt vào những trang web, những hình ảnh đồi trụy. Nhiều bạn gái do làm quen

và yêu đương trên mạng nên vô tình đã trở thành những con mồi béo bở cho
những tên yêu râu xanh ngoài đời thực hiện những mục đích xấu. Điều này ảnh
hưởng rất lớn đến cuộc sống của các em.
* “Hội chứng Facebook”.
Đó là hiện tượng lạm dụng của những bạn trẻ, trong đó có học sinh làm
ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và đặc biệt là việc học tập của các em. Đang
học các em cũng truy cập Facebook để xem những gì bạn bè chia sẻ, khoảng
thời gian nghỉ giữa giờ ít ỏi cũng được các em dành cho Facebook thay vì trò
chuyện với nhau. Trước khi đi ngủ hay mỗi khi ngủ dậy, việc đầu tiên của các
em là bật máy tính hay điện thoại để truy cập Facebook. Vì một lý do nào đó mà
22


các em không vào Facebook được là các em cảm thấy khó chịu không yên.
Triệu chứng nghiện tự sướng, check in thường gặp ở các bạn gái, họ đi đâu, làm
gì, ăn gì… việc đầu tiên họ làm là chụp ảnh để chia sẻ lên Facebook. Thậm tệ
hơn là việc khoe những chỗ nhạy cảm đang là phong trào được rất nhiều học
sinh hưởng ứng. Nghiện like vì muốn được nhiều người like mà nhiều học sinh
có thể làm tất cả, kể cả hạ thấp bản thân hay xúc phạm người khác để có được
nhiều nhất những lượt like. Nhiều học sinh đặt giá trị ảo lên hàng đầu đã đánh
mất bản thân hay sa ngã vào những cuộc chơi vô bổ cũng từ Facebook.
Tóm lại, những tác hại kể trên là hậu quả của việc dành quá nhiều thời
gian cho việc truy cập Facebook. Dù bạn đang làm gì, dù có bận đến mấy đi
chăng nữa thì ai cũng cố gắng dành một khoảng thời gian nhất định để online
Facebook, cái được gọi là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Chỉ cần
một máy tính xách tay, thậm chí nhỏ gọn hơn là chiếc điện thoại di động có kết
nối Internet cũng có thể đăng nhập vào tài khoản Facebook. Chỉ bằng một cú
click chuột trong vài giây bạn có thể đăng nhập vào tài khoản, một thế giới hoàn
toàn khác được mở ra. Thế giới đó chỉ có bạn ngồi đối diện với một thế giới ảo
trên đó có những con người có thể là bạn bè mình, thậm chí có những người mà

mình chưa gặp bao giờ. Đa phần người sử dụng Facebook là giới trẻ, trong đó
có không ít các bạn học sinh. Số ít các em sau khi hoàn thành việc học ở trường,
thời gian tự học ở nhà và tranh thủ làm thêm, phụ giúp gia đình hoặc tham gia
các hoạt động khác. Số còn lại chọn cách bán thời gian cho việc ăn, ngủ, đi chơi
và ngồi tán gẫu trên Facebook. Tình trạng giành quá nhiều thời gian cho mạng
xã hội này khiến cho các em có rất ít, thậm chí là không có thời gian giành cho
việc học tập cũng như các công việc khác. Nảy sinh ra việc các em sống trong
thế giới ảo nhiều hơn là cuộc sống trong thực tại của mình. Làm đảo lộn thời
gian, khiến các em phụ thuộc vào nó. Một số em không kiểm soát được dẫn đến
“nghiện”, update mọi thứ liên quan đến sinh hoạt hằng ngày như làm gì, đi đâu,
tâm trạng như thế nào, cái nhỏ nhặt cũng đưa lên cập nhật suốt 24/24.
3.3 Giải pháp nhằm xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực cho học sinh trường
THPT Ngọc Tảo.
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều
trang mạng xã hội, điển hình là Facebook, học sinh có nhiều cơ hội tham gia
vào thế giới thông tin, cùng lúc tiếp cận nhiều hệ tư tưởng và giá trị sống khác
nhau. Vấn đề đặt ra là cần phải quản lí, định hướng việc sử dụng mạng xã hôi
Facebook như thế nào cho hiệu quả thực sự cho học sinh trường THPT Ngọc
Tảo và hạn chế những mặt tiêu cực của nó.
23


3.3.1. Đối với cá nhân
- Mỗi học sinh cần phải nhận thức đúng đắn được tác động tích cực và
tiêu cực của mạng xã hội Facebook đối với mỗi cá nhân, từ đó xác định kế
hoạch sử dụng hợp lí.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của cá nhân, hạn chế thời gian rảnh rỗi.
- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, các hoạt động ngoại khóa,
các hoạt động xã hội bổ ích.
- Sử dụng mạng xã hội với liều lượng hợp lí, có kiểm soát.

- Không kết bạn tùy tiện với những người mình không quen biết, những
người quốc tịch nước ngoài, không chia sẻ hình ảnh, chia sẻ thông tin một cách
tùy tiện lên mạng xã hội. Chỉ kết bạn với những người bạn mình thực sự quen
biết ngoài đời thật.
- Khi chia sẻ hay bình luận một vấn đề nào dó hãy chú ý đến ngôn ngữ sử
dụng, bởi vì nếu bạn đã chia sẻ thì chỉ cần một khoảng thời gian ngắn những
thông tin của bạn sẽ làm cho rất nhiều người quan tâm, bình luận có cả tốt, cả
xấu làm cho bạn phiền lòng, phân tâm.
- Không nên like quá nhiều hay bình luận quá nhiều về các bài đăng vì nó
khiến chúng ta phân tâm không chú ý đến các công việc khác.
- Chỉ sử dụng Facebook khi thực sự cần thiết, không nên lạm dụng mạng
xã hội cho các hành vi không tốt.
- Không nên đưa những thông tin cá nhân lên mạng xã hội Facebook như
số điện thoại, số nhà,... do chế độ bảo vệ Facebook lỏng lẻo.
- Khai thác tính chất kết nối bạn bè và chia sẻ các thông tin để dùng trong
mục đích học tập, chia sẻ tài liệu, các diễn đàn cần thiết, hữu ích... khuyến khích
các bạn học sinh chia sẻ những tài liệu, kinh nghiệm học tập,...
- Khi muốn mua hàng online nên truy cập vào những trang web uy tín,
được pháp luật bảo hộ.
- Thắt chặt các mối quan hệ khi sử dụng mạng xã hội, các mối quan hệ
giữa đời thực và trên mạng ảo. Xem mối quan hệ nào là thực sự cần thiết và sử
dụng mạng xã hội cho hiệu quả.
- Cần biết đọc và đọc có chọn lọc những tài liệu, thông tin trên mạng xã
hội, nắm thông tin chính xác, không nên vội vàng tin vào những thông tin trên
mạng, cần xem xét xem nó là đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp với vấn
đề mình quan tâm. Chọn lọc, nâng cao cảnh giác, tránh bị lừa đảo, ảnh hưởng
đến bản thân và những người xung quanh.

24



3.3.2. Đối với nhà trường
- Nâng cao công tác tuyên truyền cho học sinh trường hiểu được những
lợi ích và tác hại của mạng xã hội Facebook để từ đó tìm ra những cách sử dụng
hiệu quả, khai thác tối đa những ưu điểm của nó.
- Nâng cao công tác giáo dục cho học sinh những tác động tích cực và tiêu
cực của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trường THPT Ngọc Tảo.
- Phát động cho học sinh một số hoạt động dạy kĩ năng vào những thời
gian ngoài giờ lên lớp. Do mặt bằng chung học sinh ngoài thời gian lên lớp thì
thời gian rảnh rỗi còn nhiều nên việc tổ chức các lớp học kĩ năng, tin học,… là
cần thiết.
- Môn Giáo dục công dân có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong
giáo dục đạo đức, nhân cách và lối sống của học sinh, vì thông qua các bài học,
người giáo viên sẽ trang bị, hình thành cho học sinh những phẩm chất, chuẩn
mực, hành vi đạo đức, lối sống cần thiết trong cuộc sống một cách có hệ thông
đúng phương pháp và có quy trình.
- Giáo dục lối sống cho học sinh thông qua tác phong, hành vi, nề nếp,
ngôn ngữ,…của giáo viên, cụ thể như: đồng phục, đầu tóc, đến trường lớp đúng
giờ, ăn nói lịch sự, hòa nhã, không vi phạm đạo đức nhà giáo, mẫu mực trong
sinh hoạt và lao động,…
- Tổ chức các hoạt động về giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết các
vấn đề,… để các em tham gia, phát huy tinh thần tự giác, tích cực, sáng tạo của
các em. Hoặc để các em tự tổ chức các chương trình, các hoạt động theo các chủ
đề,… dưới sự quản lí của giáo viên
- Lao động tập thể, ngoại khóa của giáo viên về phòng chống các tệ nạn
xã hội, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động lao động hướng nghiệp,
… giúp học sinh tham gia trải nghiệm thực tế, các câu lạc bộ để điều chỉnh lối
sống của các em, để hạn chế thời gian rảnh của các em để không xa vào tệ nạn
xã hội, có một lối sống lành mạnh, tích cực bên bạn bè, người thân và gia đình.
- Phải thường xuyên nắm được tình hình lối sống của học sinh một

cách cụ thể, có tính chất thường xuyên lâu dài và phổ biến. Đặc biệt là những
tình hình cá biệt có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với học sinh.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×