Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng về bệnh đái tháo đường của người bệnh tại đơn vị tim mạch bệnh viện hoàn mỹ cữu long năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.71 KB, 42 trang )

i

TÓM TẮT
Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa thường gặp trên thế giới. Tỷ lệ mắc
bệnh tiểu đường đang tăng lên nhanh chóng với tốc độ phát triển của nền kinh tế - xã
hội và là nguyên nhân chính gây nên bệnh tật và tử vong. (Đỗ Trung Quân, 2011). Tại
Việt Nam năm 2017 có tới 3,5 triệu người hiện mắc bệnh đái tháo đường tương đương
5,5% dân số và có khoảng 29,1 người chết do bệnh đái tháo đường. (IDF, 2017). Nhiều
báo cáo cho thấy kiến thức đúng về bệnh đái tháo đường và phòng bệnh, còn hạn chế
là một trong những yếu tố làm tăng độ nặng của bệnh. Do đó vai trò của mỗi người
dân và người bệnh rất quan trọng khi được trang bị đầy đủ kiến thức và có cái nhìn
quan trọng trong việc phòng chống về bệnh đái tháo đường để có thể kiểm soát và
quản lý bệnh hiểu quả hơn.
Nhằm đánh giá năng cao nhận thức hiểu biết và phòng chóng bệnh đái tháo đường
của người bệnh, đề tài:“Khảo sát Kiến thức, Thái độ, Thực hành dự phòng về bệnh
đái tháo đường của người bệnh tại đơn vị tim mạch Bệnh viện Hoàn Mỹ Cữu
Long năm 2018” được thực hiện với 2 mục tiêu cụ thể sau
1. Xác định tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng về bệnh
đái tháo đường tại đơn vị tim mạch Bệnh viện Hoàn Mỹ Cữu Long năm 2018.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng về
bệnh đái tháo đường.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang phân tích và cỡ mẫu được
tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ với cách chọn mẫu thuận tiện trên 140 bệnh
nhân điều trị ngoại trú và nội trú tại đơn vị tim mạch Bệnh viện Đa Khoa Hoàn Mỹ
Cửu Long năm 2018. Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn cá nhân theo bộ câu
hỏi tự điền được soạn sẵn. Tổng hợp, xử lý số liệu và phân tích kết quả trên phần mềm
SPSS 16.0.
Kết quả: Có 46,4% bệnh nhân có kiến thức đúng về bệnh đái tháo đường. Có 62,1%
bệnh nhân có thái độ đúng về bệnh đái tháo đường và có 51,4% thực hành dự phòng
đúng về bệnh đái tháo đường.
Kiến nghị: Cần mở các buổi hội thảo giáo dục sức khỏe, cung cấp kiến thức y học về


bệnh đái tháo đường cho tất cả những người chưa mắc và đang mắc bệnh đái tháo
đường. Chú trọng tuyên truyền kiến thức về bệnh đái tháo đường cho những bệnh
nhân đến từ vùng sâu vùng xa. Tăng cường phối hợp với các khoa khám để tuyên
truyền thông qua loa phát thanh của bệnh viện về bệnh đái tháo đường. Cần khuyến
khích người bệnh và các thành viên trong gia đình nên khám sức khỏe định kỳ nhằm
phát hiện sớm và phòng chống bệnh đái tháo đường, đặc biệt cho những người mắc
bệnh đái tháo đường ngăn ngừa biến chứng phát triển.


ii

MỤC LỤC
Chương 1. MỞ ĐẦU ..............................................................................................
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................
2.1. ĐỊNH NGHĨA..................................................................................................
2.2. CƠ CHẾ BỆNH SINH.....................................................................................
2.3...........................................................................................................................
2.4. .........................................................................................................................
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................................
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................
3.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU...............................................................
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................................
4.2. THẢO LUẬN ..................................................................................................
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................
5.1. KẾT LUẬN......................................................................................................
5.2. KIẾN NGHỊ.....................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................
PHỤ LỤC ...............................................................................................................


1
3
3
4
7
18
20
20
20
25
26
26
33
39
39
40
41
43


iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Chia độ tăng huyết áp theo WHO/ISH (năm 2003)................................. 3
Bảng 2.2. Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay........................................ 3
Bảng 4.1. Phân bố theo nhóm tuổi........................................................................... 26
Bảng 4.2. Phân bố theo giới tính............................................................................. 27



iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình vẽ 2.1..............................................................................................................
Hình vẽ 2.2..............................................................................................................
Biểu đồ 4.1. Phân bố theo nhóm tuổi......................................................................
Biểu đồ 4.2. ............................................................................................................

3
3
26
27


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BMI
Cre
DTH
ĐTĐ
HA

Body Mass Index (chỉ số khối cơ thể)
Creatinin
Dịch tễ học
Đái tháo đường
Huyếp áp



vi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU


vii

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


viii

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân đến khám và đang điều trị tại đơn vị tim mạch của bệnh viện đa
khoa Hoàn Mỹ Cửu Long từ tháng 03/2018 đến cuối tháng 04/2018.
3.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Những bệnh nhân đến khám và đang điều trị tại đơn vị tim mạch.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
3.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Bệnh nhân có tình trạng tri giác kém, hôn mê, rối loạn tri giác.
- Bệnh nhân khiếm thính, khiếm thị.
- Bệnh nhân không biết chữ.
3.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: đơn vị tim mạch của bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long.
- Thời gian: được tiến hành từ tháng 3 đến cuối tháng 4 năm 2018.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu cắt ngang phân tích.
3.2.2. Cở mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ.

n=
Trong đó:
n: là cở mẫu tối thiểu.
= 1,96 với độ tin cậy 95%.
α: là mức ý nghĩa thống kê.
p: tỷ lệ người bệnh đái tháo đường thực hành tốt về tập luyện theo đề tài. “Nghiên
cứu kiến thức, thực hành về bệnh đái tháo đường của bệnh nhân đái tháo đường type 2
tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình-tỉnh Bạc Liêu năm 2010” của Nguyễn Trung Kiên và
cộng sự có 95,23% người bệnh thực hành tốt về tập luyện, chọn p = 0,9523.
e: khoảng sai lệch cho phép. Chọn độ tin chính xác mong muốn là 95% nên e =
0.05


ix
Thay vào công thức tính được n = 70.
Để tăng độ tin cậy và khống chế sai số chúng tôi lấy 2n = 140 đối tượng.
Tiến hành lấy 140 mẫu.
3.2.3. Phương pháp chọn mẫu
- Dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
- Chọn 60 bệnh nhân nội trú và 80 bệnh nhân ngoại trú bất kỳ trong vòng 1 tháng.
- Tiêu chuẩn một ngày lấy 3 bệnh nội trú và 4 bệnh ngoại trú trong vòng 1 tháng.
- Tiến hành lấy mẫu cho đến khi đủ 140 đối tượng nghiên cứu.
3.2.4. Nội dung nghiên cứu
3.2.4.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu
- Giới Tính: có hai giá trị
+ Nam.

+ Nữ.
- Tuổi của đối tượng nghiên cứu có 3 giá trị:
+ Nhóm tuổi lớn hơn 18.
+ Nhóm tuổi từ 30- 60.
+ Nhóm tuổi lớn hơn 60.
- Địa chỉ: các đối tượng được chia thành 2 giá trị:
+ Nông thôn.
+ Thành thị.
- Dân tộc được chia thành hai giá trị: dân tộc kinh, dân tộc khơme.
- Nghề nghiệp: các đối tượng chia thành 4 giá trị.
+ Nông dân.
+ Công nhân viên chức.
+ Buôn bán.
+ Khác (nội trợ, nghỉ hưu, sinh viên).
- Trình độ học vấn: các đối tượng nghiên cứu được chia làm 4 giá trị:
+ Biết chữ, biết viết.
+ Trung học phổ thông.
+ Trung học cơ sở.
+ Trung cấp, cao đẳng, đại học.
- Các đối tượng được cung cấp thông tin về bệnh đái tháo đường từ đâu có 4 giá
trị:
+ Ti vi, đài phát thanh.
+ Sách, báo, tạp chí.
+ Cán bộ y tế, cộng đồng
+ Trường học, bài giảng.


x
- Các đối tượng có người thân mắc bệnh đái tháo đường không có 2 giá trị:
+ Có.

+ Không.
- Các đối tượng có mắc bệnh đái tháo đường không có 2 giá trị:
+ Có.
+ Không.
3.2.4.2. Các nội dung về kiến thức đúng về bệnh đái tháo đường của người dân
Bộ câu hỏi khảo sát bao gồm 14 nội dung, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu
trả lời chưa đúng được 0 điểm. Do nhiều đáp án đúng nên trả lời đúng mỗi ý của 1 câu
trên 70% thì cũng tính được ʻ1 điểmʼ, dưới 70 % thì ʻ0 điểmʼ.
- Kiến thức về khái niệm bệnh đái tháo đường, có 4 giá trị:
+ Là lượng đường trong máu cao hơn bình thường.
+ Là lượng đường trong máu thấp hơn bình thường.
+ Là một bệnh mãn tính gây ra do sự thiết hụt insulin.
+ Không biết.
Câu trả lời đúng: là lượng đường trong máu cao hơn bình thường, là một bệnh mãn
tính gây ra do sự thiết hụt insulin.
- Kiến thức về phân loại bệnh đái tháo đường, có 4 giá trị:
+ Đái tháo đường type 1, type 2.
+ Đái tháo đường thai kỳ.
+ Các thể đái tháo đường khác.
+ Không biết.
Câu trả lời đúng: Đái tháo đường type 1, type 2. Đái tháo đường thai kỳ. Các thể đái
tháo đường khác.
- Kiến thức về những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh đái tháo đường, có 5 giá trị:
+ Tiền sử gia đình có người đái tháo đường thế hệ cận kề (cha, me, anh, em).
+ Thừa cân béo phì.
+ Đã được chẩn đoán tiền đái tháo đường.
+ Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.
+ Không biết.
Câu trả lời đúng: Tiền sử gia đình có người đái tháo đường thế hệ cận kề (cha, me,
anh, em). Thừa cân béo phì. Đã được chẩn đoán tiền đái tháo đường. Tăng huyết áp,

rối loạn lipid máu.
- Kiến thức về biểu hiện của bệnh đái tháo đường, có 4 giá trị:
+ Uống nhiều, tiểu nhiều.
+ Sụt cân nhiều, ăn nhiều.
+ Mắt mờ, lâu lành vết thương.


xi
+ Không biết.
Câu trả lời đúng: Uống nhiều, tiểu nhiều. Sụt cân nhiều, ăn nhiều. Mắt mờ, lâu lành vết
thương.
- Kiến thức về chẩn đoán bệnh đái tháo đường, có 3 giá trị:
+ Xét nghiệm máu.
+ Xét nghiệm nước tiểu.
+ Không biết.
Câu trả lời đúng: Xét nghiệm máu. Xét nghiệm nước tiểu.
- Kiến thức về ý nghĩa xét nghiệm HbA1c, có 3 giá trị:
+ Để theo dõi tình trạng kiểm soát đường huyết trong 3 tháng.
+ HbA1c có vai trò quan trọng trong việc theo dõi và tiên lượng bệnh đái tháo
đường.
+ Không biết.
Câu trả lời đúng: Để theo dõi tình trạng kiểm soát đường huyết trong 3 tháng. HbA1c
có vai trò quan trọng trong việc theo dõi và tiên lượng bệnh đái tháo đường.
- Kiến thức về chẩn đoán mức đường huyết khi mắc bệnh đái tháo đường, có 3
giá trị:
+ Đường huyết lúc đối ≥ 126 mg/dl (hay 7 mmol/l).
+ Ở bệnh nhân có triệu chứng tăng đường huyết ở thời điểm bất kỳ ≥ 200
mg/dl (hay 11,1 mmol/l).
+ HbA1c ≥ 6,5 %.
+ Không biết.

Câu trả lời đúng: Đường huyết lúc đối ≥ 126 mg/dl (hay 7 mmol/l). Ở bệnh nhân có
triệu chứng tăng đường huyết ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dl (hay 11,1 mmol/l).
HbA1c ≥ 6,5 %.
- Kiến thức về những biến chứng của bệnh đái tháo đường, có 4 giá trị:
+ Biến chứng tăng huyết áp, đột quỵ.
+ Biến chứng về mắt.
+ Biến chứng cắt cục chi.
+ Không biết.
Câu trả lời đúng: Biến chứng tăng huyết áp, đột qụy. Biến chứng về mắt. Biến chứng
cắt cục chi.
- Kiến thức về điều trị bệnh đái tháo đường, có 3 giá trị:
+ Điều trị bằng thuốc.
+ Điều trị bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
+ Điều trị bằng chế độ luyện tập thể dục thường xuyên.


xii
Câu trả lời đúng: Điều trị bằng thuốc. Điều trị bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Điều trị
bằng chế độ luyện tập thể dục thường xuyên.
- Kiến thức về chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường, có 4 giá trị:
+ Tăng cường chế độ luyện tập thể dục.
+ Chế độ dinh dưỡng hợp lý.
+ Tuân thủ tốt chế độ điều trị thuốc.
+ Tự kiểm tra đường huyết thường xuyên theo thời gian biểu đã định.
Câu trả lời đúng: Tăng cường chế độ luyện tập thể dục. Chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Tuân thủ tốt chế độ điều trị thuốc. Tự kiểm tra đường huyết thường xuyên theo thời
gian biểu đã định.
- Kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho bệnh đái tháo đường, có 4 giá trị:
+ Giảm những thực phẩm có nhiều đường.
+ Giảm những thực phẩm giàu chất béo.

+ Chia nhỏ nhiều bửa ăn.
+ Ăn nhiều chất xơ.
Câu trả lời đúng: Giảm những thực phẩm có nhiều đường. Giảm những thực phẩm
giàu chất béo. Chia nhỏ nhiều bửa ăn. Ăn nhiều chất xơ.
- Kiến thức về chế độ luyện tập cho bệnh đái tháo đường, có 4 giá trị:
+ Tích cực hoạt động thể lực.
+ Tập thể dục thể thao theo từng tình trạng sức khỏe (khoảng 30-60 phút mỗi
ngày).
+ Tránh lối sống thụ động.
+ Tập luyện theo sở thích không đều đặn.
Câu trả lời đúng: tích cực hoạt động thể lực. Tập thể dục thể thao theo từng tình trạng
sức khỏe (khoảng 30-60 phút mỗi ngày). Tránh lối sống thụ. Tập luyện theo sở thích
không đều đặn.
- Kiến thức về cách sử dụng thuốc hợp lý để kiểm soát tốt đường huyết, có 4 giá
trị:
+ Dùng đúng thuốc, đúng liều, đều đặn theo đơn của bác sĩ.
+ Tự mua thuốc theo đơn cũ.
+ Sử dụng thuốc cần kết hợp với chế độ ăn.
+ Sự dụng thuốc cần kết hợp với tập luyện thể dục.
Câu trả lời đúng: Dùng đúng thuốc, đúng liều, đều đặn theo đơn của bác sĩ. Sử dụng
thuốc cần kết hợp với chế độ ăn. Sự dụng thuốc cần kết hợp với tập luyện thể dục.
- Kiến thức về phòng chống bệnh đái tháo đường, có 4 giá trị:
+ Thường xuyên luyện tập thể dục.
+ Ăn uống hợp lý (giảm thực phẩm béo, đường nên ăn nhiều chất xơ).
+ Bỏ hút thuốc lá.
+ Duy trì cân nặng hợp lý không để béo phì.


xiii
Câu trả lời đúng: Thường xuyên luyện tập thể dục. Ăn uống hợp lý (giảm thực phẩm

béo, đường nên ăn nhiều chất xơ). Bỏ hút thuốc lá. Duy trì cân nặng hợp lý không để
béo phì.
3.2.4.3. Nội dung về thái độ tích cực của người bệnh đối với bệnh đái tháo đường
Bộ câu hỏi khảo sát gồm 6 nội dung từ B1-B6. Mỗi câu trả lời có thái độ hoàn toàn
đồng ý được “2 điểm” và đồng ý được “1 điểm” và không đồng ý được “0” điểm.
Riêng câu B5 trả lời không đồng ý được “2 điểm” trả lời hoàn toàn đồng ý “1 điểm”
và đồng ý được “0” điểm. Tổng điểm tối đa là 17 điểm. Thái độ tích cực khi ≥ 12 điểm
- Đái tháo đường là bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, có 3 giá trị:
+ Hoàn toàn đồng ý
+ Đồng ý.
+ Không đồng ý.
Thái độ tích cực đối với yếu tố nguy cơ: Hoàn toàn đồng ý. Đồng ý.
Không tích cực với yếu tố nguy cơ: Không đồng ý.
- Việc luyện tập và chế độ ăn hợp lý có tác dụng điều trị và phòng chống bệnh đái
tháo đường, có 3 giá trị:
+ Hoàn toàn đồng ý
+ Đồng ý.
+ Không đồng ý.
Thái độ tích cực với việc luyện tập và chế độ ăn có thể điều trị và phòng chống bệnh
đái tháo đường: Hoàn toàn đồng ý. Đồng ý.
Không tích cực với việc luyện tập và chế độ ăn có thể điều trị và phòng chống: Không
đồng ý.
- Các biến chứng của bệnh đái tháo đường có thể ngăn ngừa khi kiểm soát tốt
đường huyết, có 3 giá trị:
+ Hoàn toàn đồng ý
+ Đồng ý.
+ Không đồng ý.
Thái độ tích cực đối với biến chứng của bệnh đái tháo đường có thể ngăn ngừa khi
kiểm soát tốt đường huyết: Hoàn toàn đồng ý. Đồng ý.
Không tích cực với biến chứng của bệnh đái tháo đường có thể ngăn ngừa khi kiểm

soát tốt đường huyết: Không đồng ý.
- Việc duy trì cân nặng có thể giúp trong phòng chống bệnh đái tháo đường, có 3
giá trị:
+ Hoàn toàn đồng ý.
+ Đồng ý.
+ Không đồng ý.


xiv
Thái độ tích cực: việc duy trì cân nặng có thể giúp trong phòng chống bệnh đái tháo
đường: Hoàn toàn đồng ý. Đồng ý.
Thái độ không tích cực: Không đồng ý.
-Bệnh đái tháo đường có thể chữa khỏi hoàn toàn, có 3 giá trị:
+ Hoàn toàn đồng ý.
+ Đồng ý.
+ Không đồng ý.
Có thái độ tích cực là có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn: Không đồng ý.
Thái độ không tích cực: Hoàn toàn đồng ý. Đồng ý.
- Các thành viên trong gia đình nên kiểm soát đường huyết 6 tháng 1 lần có 3 giá
trị:
+ Hoàn toàn đồng ý.
+ Đồng ý.
+ Không đồng ý.
Có thái độ tích cực với việc kiểm soát đường huyết định kỳ: Hoàn toàn đồng ý. Đồng
ý.
Thái độ không tích cực với việc kiểm soát đường huyết định kỳ: Không đồng ý.
3.2.4.4. Các nội dung thực hành dự phòng của người bệnh đối với bệnh đái tháo
đường
Bộ câu hỏi gồm 7 nội dung từ câu C1- C7. Mỗi câu trả lời thực hành thường xuyên
được “2 điểm”, thực hành ít thường xuyên “ 1 điểm” và không làm được “0 điểm.

Riêng câu C4 và C5 trả lời không làm được “2 điểm”, trả lời thường xuyên “ 1 điểm”
và ít thường xuyên được “0 điểm”. Tổng điểm tối đa là 21 điểm. Thực hành đúng khi
≥ 15 điểm.
- Ông/bà có tìm hiểu về bệnh đái tháo đường, có 3 giá trị:
+ Thường xuyên.
+ Ít thường xuyên.
+ Không làm.
Thực hành đúng với tìm hiểu bệnh với câu trả lời: Thường xuyên.
Thực hành không đúng với tìm hiểu bệnh với câu trả lời: Ít thường xuyên, không làm.
- Ông/bà có tập thể dục mỗi ngày, có 3 giá trị:
+ Thường xuyên.
+ Ít thường xuyên.
+ Không làm.
Thực hành đúng về chế độ luyện tập với câu trả lời: Thường xuyên.
Thực hành không đúng với câu trả lời: Ít thường xuyên, không làm.
- Ông/bà có kiểm tra lượng đường trong máu định kỳ, có 3 giá trị:
+ Thường xuyên.
+ Ít thường xuyên.
+ Không làm.


xv
Thực hành đúng về kiểm tra đường huyết với câu trả lời: Thường xuyên.
Thực hành không đúng với câu trả lời: Ít thường xuyên, không làm.
- Ông/bà có uống rượu, bia, có 3 giá trị:
+ Thường xuyên.
+ Ít thường xuyên.
+ Không làm.
Thực hành đúng không uống rượu, bia với câu trả lời: Không làm.
Thực hành không đúng với câu trả lời: Thường xuyên, ít thường xuyên

- Ông/bà có hút thuốc lá hay không, có 3 giá trị:
+ Thường xuyên.
+ Ít thường xuyên.
+ Không làm.
Thực hành đúng không hút thuốc lá với câu trả lời: Không làm.
Thực hành không đúng với câu trả lời: Thường xuyên, ít thường xuyên.
- Ông/ bà có ăn nhiều thức ăn có đường và chất béo, có 3 giá trị:
+ Thường xuyên.
+ Ít thường xuyên.
+ Không làm.
Thực hành đúng không ăn nhiều thức ăn có đường và chất béo: Không làm.
Thực hành không đúng với câu trả lời: Thường xuyên, ít thường xuyên.
- Ông/bà có duy trì cân nặng hợp lý, có 3 giá trị:
+ Thường xuyên.
+ Ít thường xuyên.
+ Không làm.
Thực hành đúng duy trì cân nặng hợp lý với câu trả lời: Thường xuyên.
Thực hành không đúng với câu trả lời: Ít thừng xuyên, không làm.
3.2.4.5. Các yếu tố liên quan của người bệnh đối với bệnh đái tháo đường
- Liên quan giữa nhóm tuổi với kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng về bệnh
đái tháo đường của bệnh nhân được khảo sát.
- Liên quan giữa dân tộc với kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng về bệnh đái
tháo đường của bệnh nhân được khảo sát.
- Liên quan giữa giới tính với kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng về bệnh đái
tháo đường của bệnh nhân được khảo sát.
- Liên quan giữa nơi cư trú với kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng về bệnh
đái tháo đường của bệnh nhân được khảo sát.
- Liên quan giữa nghề nghiệp với kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng về bệnh
đái tháo đường của bệnh nhân được khảo sát.
- Liên quan giữa trình độ học vấn với kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng về

bệnh đái tháo đường của bệnh nhân được khảo sát.


xvi
- Liên quan nơi cung cấp thông tin từ đâu với kiến thức, thái độ, thực hành dự
phòng về bệnh đái tháo đường của bệnh nhân được khảo sát.
- Liên quan giữa người thân mắc bệnh đái tháo đường với kiến thức, thái độ, thực
hành dự phòng về bệnh đái tháo đường của bệnh nhân được khảo sát.
- Liên quan giữa người mắc bệnh đái tháo đường với kiến thức, thái độ, thực
hành dự phòng về bệnh đái tháo đường của bệnh nhân được khảo sát.
3.2.5. Phương pháp thu thập số liệu
+ Chọn bệnh nhân theo tiêu chuẩn của khoa nội trú và ngoại trú tại đơn vị tim mạch
để nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
+ Chuẩn bị bộ câu hỏi soạn sẳn.
+ Giải thích mục đích, ý nghĩa vấn đề khảo sát, phổ biến bộ câu hỏi cho đối tượng
nghiên cứu.
+ Tiến hành phát bộ câu hỏi cho đối tượng nghiên cứu.
+ Dành thời gian cho các đối tượng đọc câu hỏi và tự trả lời.
+ Thu thập phiếu trả lời sau khi các đối tượng trả lời xong.
+ Đánh giá tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành và các yếu tố liên quan về bệnh đái
tháo đường của bệnh nhân.
3.2.6. Sơ đồ nghiên cứu
Chọn bệnh nhân theo tiêu chuẩn của khoa nội trú và ngoại trú tại đơn vị tim mạch để
nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.


Chuẩn bị bộ câu hỏi soạn sẳn.


Gỉai thích mục đích, ý nghĩa vấn đề khảo sát, phổ biến bộ câu hỏi cho đối tượng

nghiên cứu.


Đánh giá tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành và các yếu tố liên quan về bệnh đái tháo
đường của bệnh nhân.
3.1. Sơ đồ nghiên cứu
3.2.7. Phân tích và xử lý số liệu
- Số liệu được nhập, xử lý và phân tích bằng phần mền vi tính SPSS16.0.
- Hình được vẽ bằng phần mền vi tính Excel.
- Tính tần số (n), tỷ lệ phần trăm (%) và một số yếu tố liên quan.
- Sử dụng kiểm định

với khoảng tin cậy 95%, α = 0.05.

3.2.8. Biện pháp khắc phục sai số


xvii
- Sai số do nội dung câu hỏi làm người trả lời không hiểu. Để khắc phục sai số, bộ câu
hỏi đơn giản, dùng từ địa phương, hạn chế dùng các từ chuyên môn, giải thích bộ câu
hỏi cho đối tượng nghiên cứu.
- Sai số do người trả lời không trung thực. Để khắc phục sai số trước khi phát bộ câu
hỏi cần giải thích mục tiêu, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu, đảm bảo bí mật thông tin
của các đối tượng nghiên cứu.
- Sai số trong quá trình làm sạch và nhập dữ liệu. Để khắc phục cần đọc phiếu và
kiểm tra lại trước khi nhập dữ liệu.
- Làm sạch các số liệu bị thiếu và số liệu không hợp lý trước khi phân tích.
3.3. Đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu được báo cáo và được sự đồng ý của ban giám đốc, trưởng khoa đơn vị
tim mạch của bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long.

- Bộ câu hỏi không mang tính chất riêng tư, các vấn đề nhạy cảm ảnh hưởng đến sức
khỏe tinh thần bệnh nhân.
- Trước khi trả lời bệnh nhân được giải thích rõ về nội dung, mục đích nghiên cứu và
có sự chấp thuận tham gia tự nguyện, trường hợp nếu thấy không thích hợp đối tượng
có thể từ chối không tham gia.
- Các số liệu được thu thập nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu, kết quả nghiên
cứu sẽ được đánh giá và sử dụng vào mục đích năng cao kiến thức, thái độ, thực hành
dự phòng về bệnh đái tháo đường.
- Trên cơ sở kết quả thu được sẽ đề ra các khuyến nghị nhằm năng cao kiến thức, thái
độ, thực hành dự phòng.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
4.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT


xviii
4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 4.1. Đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới tính, địa chỉ, dân tộc
Đặc điểm

Tuổi

Tần số
(n)

Tỷ lệ
(%)

> 18 tuổi


21

15,0

30 – 60 tuổi

77

55,0

> 60 tuổi

42

30,0

Nam

52

37,1

Nữ

88

62,9

Nông thôn


75

53,6

Thành thị

65

46,4

Kinh
Khác (khmer)

133
7

95,0
5,0

Giới
Địa chỉ
Dân tộc

Tổng

140

140
140
140


Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm tuổi lớn hơn 18 chiếm thấp nhất là 15%,
và nhóm từ 30-60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 55%. Đối tượng nghiên cứu phân
theo giới tính với tỷ lệ nam chiếm 37,1% và nữ chiếm tỷ lệ 62,9%. Đối tượng nghiên
cứu thuộc khu vực thành thị chiếm tỷ lệ cao nhất là 46,4% và 53,6% là tỷ lệ thuộc khu
vực nông thôn. Đối tượng nghiên cứu phần lớn thuộc dân tộc kinh chiếm tỷ lệ là 95%
và 5% thuộc dân tộc khác (khmer).
Bảng 4.2. Đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp
Tần số
Tỷ lệ
(n)
(%)
Nông dân
36
25,7
Buôn bán
35
25,0
Công nhân, viên chức
23
16,4
Khác (nội trợ, nghỉ hưu, sinh viên).
46
32,9
Tổng
140
100
Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp là khác (nội trợ, nghỉ hưu, sinh viên)
chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm tỷ lệ 32,9% và đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệm làm
công nhân, viên chức chiếm tỷ lệ thấp nhất là 16,4%.

Nghề nghiệp

Bảng 4.3. Đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn


xix
Tần số
Tỷ lệ
(n)
(%)
Biết chữ biết viết
34
24,3
Trung học cơ sở
31
22,1
Trung học phổ thông
33
23,6
Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
42
30,0
Tổng
140
100
Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn là trung cấp, cao đẳng, đại học
chiếm tỷ lệ cao nhất là 30% và đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn trung học cơ
sở chiếm tỷ lệ thấp nhất là 22,1%.
Trình độ học vấn


Hình 4.1. Nguồn cung cấp thông tin về bệnh đái tháo đường
Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu biết về bệnh đái tháo đường qua ti vi, đài phát thanh
chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 92,9% và tỷ lệ thấp nhất của đối tượng nghiên cứu bệnh đái
tháo đường qua trường học bài giảng chiếm 10%.

Bảng 4.4. Đối tượng nghiên cứu theo yếu tố gia đình và mắc bệnh đái tháo đường


Không

Tổng


xx
Đặc điểm
Yếu tố gia đình
Mắc bệnh đái tháo đường

Tần số
(n)
65
27

Tỷ lệ
(%)
46,4
19,3

Tần số
(n)

75
113

Tỷ lệ
(%)
53,6
80,7

140
140

Nhận xét: Có 46,4% đối tượng nghiên cứu có người thân mắc bệnh đái tháo đường và
không có người thân mắc bệnh đái tháo đường chiếm tỷ lệ là 53,6%. Tỷ lệ đối tượng
nghiên cứu có mắc bệnh đái tháo đường là 19,3% và 80,7% đối tượng nghiên cứu
không mắc bệnh đái tháo đường.
4.1.2. Kiến thức đúng về bệnh đái tháo đường của người bệnh tại đơn vị tim mạch
Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cữu Long
Bảng 4.5. Kiến thức đúng về khái niện và phân loại bệnh đái tháo đường
Kiến thức

Khái niệm bệnh đái tháo đường
Phân loại bệnh đái tháo đường
Biểu hiện của bệnh đái tháo đường

Đúng
Tần số
Tỷ lệ
(n)
(%)
47

33,6
41
29,3
104
74,3

Chưa đúng
Tần số Tỷ lệ
(n)
(%)
93
66,4
99
70,7
36
25,7

Tổng

140
140
140

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu biết về khái niệm bệnh đái tháo đường chiếm 33,6%
và chưa đúng về khái niệm bệnh đái tháo đường chiếm 66,4%.
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về phân loại bệnh đái tháo đường
chiếm 29,3%.
Có 74,3% đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về biểu hiện bệnh đái tháo đường.
Bảng 4.6. Kiến thức đúng về chỉ số đường huyết và xét nghiệm cận lâm sàng
Kiến thức


Đúng
Tần số
Tỷ lệ
(n)
(%)

Chưa đúng
Tần số Tỷ lệ
(n)
(%)

Tổng

Chẩn đoán bệnh đái tháo đường
115
82,1
25
17,9
140
cần làm cận lâm sàng nào
Chẩn đoán đái tháo đường khi chỉ
33
23,6
107
76,4
140
số đường huyết bao nhiêu
Ý nghĩa của xét nghiệm HbA1c
19

13,6
121
86,4
140
Nhân xét: Đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về chẩn đoán bệnh đái tháo đường
cần làm cận lâm sàng nào chiếm 82,1% và 17,9% đối tượng nghiên cứu có kiến thức
chưa đúng.


xxi
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu trả lời đúng về chẩn đoán bệnh khi chỉ số đường huyết
bao nhiêu là 23,6% và 76,4% đối tượng nghiên cứu trả lời chưa đúng về chẩn đoán
bệnh khi chỉ số đường huyết bao nhiêu.
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có biết về ý nghĩa xét nghiệm HbA1c chiếm 13,6% và tỷ
lệ đối tượng nghiên cứu không biết về ý nghĩa xét nghiệm HbA1c chiếm 66,4%.
Bảng 4.7. Kiến thức đúng về biến chứng yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường
Kiến thức

Biến chứng của bệnh đái tháo
đường
Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh đái
tháo đường

Đúng
Tần số
Tỷ lệ
(n)
(%)

Chưa đúng

Tần số Tỷ lệ
(n)
(%)

Tổng

95

67,9

45

32,1

140

50

35,7

90

64,3

140

Nhận xét: Biến chứng bệnh đái tháo đường được đối tượng nghiên cứu trả lời đúng
chiếm tỷ lệ là 67,9% và trả lời chưa đúng chiếm 32,1%.
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu trả lời đúng về các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh đái tháo
đường là 35,7% và 64,3% trả lời yếu tố nguy cơ bệnh đái tháo đường.

Bảng 4.8. Kiến thức đúng về điều trị và cách sử dụng thuốc
Kiến thức

Điều trị bệnh đái tháo đường
Cách sử dụng thuốc hợp lý

Đúng
Tần số
Tỷ lệ
(n)
(%)
122
87,1
123

87,9

Chưa đúng
Tần số Tỷ lệ
(n)
(%)
18
12,9
17

12,1

Tổng

140

140

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về điều trị bệnh đái tháo đường
chiếm tới 87,1% và tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về cách sử dung
thuốc để kiểm soát đường huyết chiếm 87,9%.

Bảng 4.9. Kiến thức về chăm sóc
Kiến thức

Đúng

Chưa đúng

Tổng


xxii

Chăm sóc bệnh nhân đái tháo
đường
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh đái
tháo đường
Chế độ luyện tập cho bệnh đái
tháo đường

Tần số
(n)

Tỷ lệ
(%)


Tần số
(n)

Tỷ lệ
(%)

130

92,9

10

7,1

140

129

92,1

11

7,9

140

112

80,0


28

20,0

140

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về chăm sóc bệnh nhân đái tháo
đường chiếm 92,9% và trả lời chứa đúng chiếm 7,1%.
Đa số đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân
đái tháo đường chiếm tỷ lệ là 92,1%.
Đối tượng nghiên cứu có câu trả lời đúng về chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo
đường chiếm tỷ lệ cao là 80,0% và chưa đúng về chế độ luyện tập chiếm tỷ lệ 20,0%.
Bảng 4.10. Kiến thức đúng về phòng chống bệnh đái tháo đường
Kiến thức

Phòng chống bệnh đái tháo đường

Đúng

Chưa đúng

Tần số
(n)

Tỷ lệ
(%)

Tần số
(n)


Tỷ lệ
(%)

124

88,6

16

11,4

Tổng

140

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về phòng chống bệnh đái tháo
đường chiếm 88,6% và có kiến thức chưa đúng về phòng chống bệnh đái tháo đường
chiếm 11,4%.
Bảng 4.11. Kiến thức chung về bệnh đái tháo đường
Kiến thức chung
Đúng
Chưa đúng

Tần số
(n)
65
75

Tỷ lệ

(%)
46,4
53,6

Tổng
140
140

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng chung về bệnh đái tháo đường là
46,4% . Đối tượng nghiên cứu có kiến thức chưa đúng chung về bệnh đái tháo đường
có tới 53,6%.
4.1.3. Thái độ của đối tượng nghiên cứu đối với bệnh đái tháo đường của người
bệnh tại đơn vị tim mạch Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cữu Long
Bảng 4.12. Thái độ của người dân về biến chứng bệnh đái tháo đường


xxiii

Nội dung

Đái tháo đường là
bệnh có nhiều biến
chứng nguy hiểm đối
với sức khỏe
Các biến chứng của
bệnh đái tháo đường
có thể ngăn ngừa được
nếu kiểm soát tốt
đường huyết


Hoàn toàn
đồng ý
Tần số
(n)

Đồng ý

Không đồng ý Tổng

Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ
(%)
(n)
(%)
(n)
(%)

96

68,6

36

25,7

8

5,7

140


83

59,3

49

35,0

8

5,7

140

Nhận xét: Có 68,6% đối tượng nghiên cứu hoàn toàn đồng ý với bệnh đái tháo đường
có nhiều biến chứng nguy hiểu đối với sức khỏe và không đồng ý chiếm 5,7%.
Đối tượng nghiên cứu hoàn toàn đồng ý với các biến chứng của bệnh đái tháo đường
có thể ngăn ngừa được nếu kiểm soát tốt đường huyết chiếm 59,3% và không đồng ý
với bệnh đái tháo đường có thể ngăn ngừa được nếu kiểm soát tốt đường huyết chiếm
5,7%.
Bảng 4.13. Thái độ của người dân về điều trị bệnh đái tháo đường
Tần số
(n)

Tỷ lệ
(%)

Hoàn toàn đồng ý và Đồng ý

44


31,4

Không đồng ý

96

68,6

140

100

Thái độ

Tổng

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có thái độ hoàn toàn đồng ý và đồng ý với việc điều
trị bệnh đái tháo đường có thể khỏi chiếm 31,4% và 68,6% không đồng ý với việc điều
trị bệnh đái tháo đường có thể chữa khỏi.

Bảng 4.14. Thái độ của người dân về phòng chống bệnh đái tháo đường


xxiv

Nội dung

Hoàn toàn
đồng ý

Tần số
(n)

Đồng ý

Không đồng ý Tổng

Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ
(%)
(n)
(%)
(n)
(%)

Luyện tập thể thao và
chế độ ăn có thể phòng
chống bệnh đái tháo
đường

100

71,4

33

23,6

7

5,0


140

Duy trì cân năng hợp
lý có thể phòng chống
bệnh đái tháo đường

77

55,0

43

30,7

20

14,3

140

Các thành viên trong
gia đình nên sàng lọc
bệnh đái tháo đường

78

55,7

54


38,6

8

5,7

140

Nhận xét: Việc luyện tập thể dục và chế độ ăn hợp lý có tác dụng điều trị và phòng
chống bệnh đái tháo đường được các đối tượng nghiên cứu lựa chọn hoàn toàn đồng ý
chiếm 71,4% và không đồng ý chiếm 5,0%.
Có tới 55,0% đối tượng nghiên cứu hoàn toàn đồng ý với việc duy trì cân nặng hợp lý
có thể phòng chống bệnh đái tháo đường và 14,3% đối tượng nghiên cứu không đồng
ý với việc duy trì cân nặng hợp lý có thể phòng chống bệnh đái tháo đường.
Đối tượng nghiên cứu hoàn toàn đồng ý với các thành viên trong gia đình nên kiểm
soát sàng lọc bệnh đái tháo đường chiếm 55,7% và không đồng ý các thành viên trong
gia đình nên kiểm soát bệnh đái tháo đường chiếm 5,0%.
Bảng 4.15. Thái độ chung về bệnh đái tháo đường
Tần số
(n)

Tỷ lệ
(%)

Đúng

87

62,1


Chưa đúng

53

37,9

140

100

Thái độ chung

Tổng

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có thái độ đúng chung về bệnh đái tháo đường chiếm
62,1% và thái độ chưa đúng về bệnh đái tháo đường chiếm tỷ lệ là 37,9%.
4.1.4. Thực hành của đối tượng nghiên cứu về bệnh đái tháo đường của người
bệnh tại đơn vị tim mạch Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cữu Long


xxv
Bảng 4.16. Thực hành của người dân về bệnh đái tháo đường
Ít thường
Không làm
Tổng
xuyên
Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ
(%)
(n)

(%)
(n)
(%)

Thường xuyên
Nội dung
Có tìm hiểu về bệnh
đái tháo đường
Có kiểm tra đường
huyết định kỳ
Có tập thể dục mỗi
ngày

Tần số
(n)
46

32,9

67

47,9

27

19,3

140

52


37,1

41

29,3

47

33,6

140

62

44,3

55

39,3

23

16,4

140

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có thực hành ít thường xuyên về tìm hiểu bệnh đái
tháo đường chiếm 47,9% và có 19,3% không thực hành về tìm hiểu bệnh đái tháo
đường. Thực hành thường xuyên về kiểm tra đường huyết của đối tượng nghiên cứu

chiếm 37,1% và không làm về kiểm tra đường huyết chiếm 33,6.
- Đối tượng nghiên cứu thường xuyên có chế độ luyện tập thể dục chiếm 44,3% và
không làm đối với luyện tập thể dục chiếm 16,4%.
Bảng 4.17. Thực hành của người dân về phòng chống bệnh đái tháo đường
Thường xuyên
Nội dung

Ít thường
Không làm
Tổng
xuyên
Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ
(n)
(%)
(n)
(%)

Tần số
(n)

Tỷ lệ
(%)

Có uống rượu, bia

5

3,6

37


26,4

98

70

140

Có hút thuốc lá
Có ăn nhiều thức ăn
đường, béo
Có duy trì cân nặng
hợp lý

4

2,9

15

10,7

121

86,4

140

14


10,0

82

58,6

44

31,4

140

14

10,0

55

39,3

71

50,7

140

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu thường xuyên uống rượu, bia chiếm 3,6% và không
uống rượu, bia chiếm 70%. Thường xuyên hút thuốc lá của đối tượng nghiên cứu
chiếm 2,9% và không hút thuốc lá chiếm 86,4%. Đối tượng nghiên cứu thường xuyên

có chế độ ăn chất đường, béo chiếm 10,0% và không ăn chất đường, béo chiếm 31,4%.
Thực hành thường xuyên duy trì cân nặng hợp lý chiếm 10,0% và không duy trì cân
nặng hợp lý chiếm 50,7%.
Bảng 4.18. Thực hành chung về bệnh đái tháo đường
Thái độ chung

Sồ lượng
(người)

Tỷ lệ
(%)


×