Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố long xuyên, tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.77 KB, 72 trang )

TÓM TẮT

Đề tài “Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh
hoạt trên địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang”, nhằm nắm bắt hiện trạng rác
thải và quản lý rác thải, nhận thức của cộng đồng địa phương về vấn đề rác thải và
đánh giá tính hiệu quả của công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR của chính
quyền địa phương từ đó đề xuất các giả pháp công tác thu gom, vận chuyển và xử lý
CTR hiệu quả hơn.
Nghiên cứu tập trung ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang bằng các phương
pháp:





Tiến hành thu thập số liệu thứ cấp ;
Phỏng vấn người dân địa phương sinh sống tại khu vực nghiên cứu
Thu thập số liệu thực bằng các phiếu phỏng vấn hộ ở các phường và
Tiến hành phân tích, xử lý số liệu.

Kết quả khảo sát hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải cho
thấy:
- Trung bình mỗi ngày người dân thành phố Long Xuyên thải ra một lượng rác thải
là 0,7 kg/người/ngày đêm. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn thành phố
khoảng 73.859 tấn/năm.
- Trong công tác về khâu thu gom chi phí tiết kiệm được từ các đợt vệ sinh phong
trào và cộng đồng tự quản là 3.155.132.436 đồng/năm, khâu vận chuyển là
688.250.627,8 đồng/năm, khâu xử lý là 883.840.276 đồng/năm, như vậy tổng hiệu quả
của công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Long
Xuyên là: 4.727.223.340 đồng/năm.
- Công ty Môi trường đô thị An Giang phối hợp với các phường, các tổ chức, các cơ


quan, các khu hành chính trên địa bàn tổ chức công tác vệ sinh môi trường theo định
kỳ, kết quả là 11/11 phường đều tổ chức thực hiện.


MỤC LỤC

2


DANH MỤC HÌNH
Tên hình

3

Trang


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

4

Trang


DANH MỤC VIẾT TẮT

CTRSH

:


Chất thải rắn sinh hoạt

UBND

:

Ủy ban nhân dân

HCM

:

Hồ Chí Minh

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông cửu long

TNHH MTV

:

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

NXB

:


Nhà xuất bản

5


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, môi trường toàn thế giới đang phải đối mặt với những thách thức lớn
là: biến đổi khí hậu toàn cầu, hiệu ứng nhà kính gia tăng, lỗ thủng tầng ôzôn,cạn kiệt
tài nguyên hay mất cân bằng sinh thái. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng chất thải phát
sinh ngày càng nhiều và công tác quản lý, bảo vệ môi trường chưa được quan tâm một
cách đúng mức (Đặng Nguyễn Thiên Hương, 2016).
Việt Nam là một quốc gia đang ngày càng vững bước trên con đường hội nhập
quốc tế với hàng loạt những ưu tiên cho phát triển về kinh tế. Vì vậy, quá trình công
nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh: các nhà máy được mọc lên ngày
càng nhiều; các khu đô thị được hình thành với quy mô lớn hơn,với số lượng dân cư
đông hơn; việc phát triển các khu vui chơi giải trí cũng đượcmở rộng hơn. Bên cạnh
những mặt tích cực thì những hoạt động này đã gây ảnh hưởng không tốt tới môi
trường với việc thải bỏ ra một lượng lớn chất thải rắn qua quá trình sử dụng.
Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống. Ở các đô thị Việt Nam, rác thải phát
sinh theo nhiều dạng khác nhau. Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn mà
tập trung lẫn lộn, sau đó được vận chuyển đến bãi chôn lấp. Do mạng lưới thu gom
chưa phủ kín được địa bàn quản lý, dụng cụ thu gom và chuyên chở rác còn thô sơ
cộng với ý thức của người dân trong giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị chưa cao nên
hiện tượng đổ rác bừa bãi vẫn còn phổ biến (Nguyễn Văn Phước, 2006).
Long Xuyên là một thành phố trực thuộc tỉnh An Giang, là nơi tập trung nhiều
các bệnh viện lớn của tỉnh, là trung tâm buôn bán, khu vui chơi giải trí nên điều kiện
kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên song song với quá
trình phát triển đó thì vấn đề rác thải cũng đang là mối lo ngại. Hàng ngày, trên địa bàn

thành phố một lượng lớn rác thải được thải ra từ các hộ gia đình, các doanh nghiệp từ
nhỏ đến lớn, các cơ sở sản xuất, bệnh viện, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và
ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị. Đứng trước các thách thức to lớn và yêu cầu bức xúc
đối với bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa phục vụ sự
nghiệp phát triển đất nước. Công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới cần phải có
những chuyển biến tích cực. Để tiếp tới mục tiêu đó là xã hội hóa bảo vệ môi trường.
6


Trong công tác bảo vệ môi trường đó phải nhắc tới một mảng rất quan trọng đó là việc
thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Chất thải rắn nói chung hay chất thải sinh
hoạt hiện nay đang là một vấn đề rất cấp thiết được đặt ra. Việc phát sinh chất thải rắn
ngàycàng nhiều, khâu công tác thu gom đạt tỷ lệ thấp, không xử lý kịp thời nguyên
nhân là do các bãi chôn lấp quá tải. Công việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải
rắn tại các ấp, xã, thị trấn còn nhiều bất cập, hạn chế. Và công tác thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải đã được đưa ra và áp dụng đã đạt được những thành tựu khá
cao và cần áp dụng rộng rãi. Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài : “Đánh giá hiện trạng
công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Long
Xuyên, tỉnh An Giang.”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải, tìm những mặt mạnh, yếu trong công tác
quản lý từ đó đề xuất giải pháp cho công tác thu gom rác thải sinh hoạt có hiệu quả
hơn trên địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá hiệu quả của công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn ề các
mặt như: hiệu quả kinh tế, hiệu quả về quản lý, hiệu quả môi trường, hiệu quả về xã
hội.
Chỉ ra những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt
tại thành phố Long Xuyên.

Đề xuất giải pháp để cải thiện và nâng cao công tác thu gom, vận chuyển và xử
lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Long Xuyên nhằm giảm thiểu các tác động tới
môi trường và sức khỏe cộng dồng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

7


1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 12/05/2018 đến ngày 12/07/2018.
1.3.3. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành
phố Long Xuyên.
Thu thập tài liệu, thông báo liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn trên địa
bàn thành phố Long Xuyên.
Phân tích, tổng hợp và đánh giá hiện trạng của công tác thu gom vận chuyển và
xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Long Xuyên.
Đề xuất giải pháp phù hợp trong công tác thu gom vận chuyển và xử lý chất thải
rắn trên địa bàn thành phố Long Xuyên nói riêng và tỉnh An Giang nói chung.

8


CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu
2.1.1. Khái niệm chất thải rắn
Chất thải: Là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc từ các hoạt động khác.

Chất thải rắn:
- Theo quan điểm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các tạp chất được con người
loại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất,
các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng). Trong đó quan trọng nhất là
các chất thải ra từ hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
- Theo quan điểm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được
định nghĩa là: Vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị, mà
không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ. Thêm vào đó, chất thải được gọi là chất
thải rắn đô thị, nếu được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố có tránh nhiệm
thu gom và phân hủy (Luật bảo vệ môi trường, 2015).
Chất thải rắn sinh hoạt: Là chất thải rắn sinh ra từ các khu nhà ở (biệt thự, hộ gia
đình riêng lẻ, chung cư,…), khu thương mại (cửa hàng, nhà hàng, chợ, siêu thị, văn
phòng, khách sạn, nhà nghỉ, trạm dịch vụ, của hàng sửa xe,…), cơ quan (trường học,
viện nghiên cứu, trung tâm, bệnh viện, nhà tù, các trung tâm hành chính nhà nước,…),
khu dịch vụ công cộng (quét đường, công viên, giải trí, tỉa cây xanh,…) và từ công tác
nạo vét cống rãnh thoát nước. Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm cả chất thải nguy hại
sinh ra từ các nguồn trên (Trần Thị Mỹ Diệu, 2010).
Rác thải sinh hoạt: Là các chất thải có liên quan tới các hoạt động của con người,
nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm
dịch vụ thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm cả kim loại, giấy
vụn, sành sứ,… (Trần Hiếu Nhuệ, 2001).
2.1.2. Chất thải rắn đô thị
Bao gồm CTR sinh hoạt từ các khu dân cư, các cơ sở công nghiệp (khu công
nghiệp, khu chế xuất, nhà máy, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ), từ các khu xây dựng và

9


đập phá (xà bần), khu vực nhà máy xử lý (nhà máy xử lý nước, nước sinh hoạt), lò đốt
CTR đô thị (Trần Thị Mỹ Diệu, 2010).

2.1.3. Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau nhưng hầu hết
chúng có nguồn gốc từ khu công nghiệp. Những nguồn phát sinh chất thải phi công
nghiệp bao gồm hộ gia đình, các cơ quan và các khu buôn bán, thương mại.
Các chất thải nguy hại là những chất có thể gây nguy hiểm cho con người hoặc
các tổ chức sống khác vì các chất thải này có tính chất độc hại, ăn mòn, dễ cháy nổ, dễ
gây phản ứng hoặc có tính chất bệnh lý. Chất thải độc hại có thể gây tử vong hoặc
thương tích nghiêm trọng khi hít thở, ăn và hấp thụ. Do nguy cơ gây tác hại đối với
con người và môi trường nên các chất thải nguy hại cần được để tách riêng khỏi các
loại chất thải khác càng triệt để càng tốt và cần được chuyển đến các cơ sở xử lý chất
thải nguy hại chuyên biệt (Nguyễn Đức Khiển, 2010).
2.1.4. Nguồn phát sinh chất thải rắn
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của chất thải rắn là cơ sở
quan trọng trong thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản
lý chất thải rắn thích hợp.
Có nhiều cách phân loại nguồn gốc phát sinh chất thải rắn khác nhau nhưng phân
loại theo cách thông thường nhất là:
- Khu dân cư
- Khu thương mại
- Cơ quan, công sở
- Khu xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng
- Khu công cộng
- Nhà máy xử lý chất thải
- Công nghiệp
10


- Nông nghiệp.
Chất thải đô thị có thể xem như chất thải công cộng, ngoại trừ các chất thải từ
quá trình chế biến tại các khu công nghiệp và chất thải nông nghiệp.

Chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, căn cứ vào đặc điểm chất thải
có thể phân chia thành 3 nhóm lớn: Chất thải đô thị, công nghiệp và chất thải nguy hại.
Nguồn thải của rác thải đô thị rất khó quản lý tại các nơi đất trống (open area), bởi vì
tại các vị trí này sự phát sinh các nguồn chất thải là một quá trình phát tán.
Chất thải nguy hại thường phát sinh tại các khu công nghiệp, do đó những thông
tin về nguồn gốc phát sinh và đặc tính các chất thải nguy hại của các loại hình công
nghiệp khác nhau là rất cần thiết. Các hiện tượng như chảy tràn, rò rỉ các loại hoá chất
cần phải đặc biệt chú ý, bởi vì chi phí thu gom và xử lý các chất thải nguy hại bị chảy
tràn rất toán kém. Ví dụ, chất thải nguy hại bị hấp phụ bởi các vật liệu dễ ngậm nước
như rơm rạ, và dung dịch hoá chất bị thấm vào trong đất thì phải đào bới đất để xử lý.
Lúc này, các chất thải nguy hại bao gồm các thành phần chất lỏng chảy tràn, chất hấp
phụ (rơm, rạ), và cả đất bị ô nhiễm (Nguyễn Văn Phước, 2006).
2.1.5. Tác hại của chất thải rắn
Chất thải rắn gây hại cho sức khỏe cộng đồng
Từ việc thải các chất thải hữu cơ, xác chết động vật qua những trung gian truyền
bệnh sẽ gây nên nhiều bệnh tật, nhiều lúc trở thành dịch. Ví dụ điển hình nhất là dịch
hạch thông qua môi trường trung gian là chuột gây nên cái chết cho hàng nghìn người
vào những năm 30- 40 của thế kỷ 10. Người ta đã tổng kết rác thải gây ra 22 loại bệnh
cho con người. Điển hình là rác plastic (nilon) là nguyên nhân gây ung thư cho súc vật
ăn cỏ. Hơn thế nữa khi đốt plastic ở 12000C nó sẽ biến đổi thành dioxit gây quái thai ở
người.
Chất thải rắn làm ô nhiễm không trung
Vấn đề đã trở thành nguy hiểm khi 7700 món bay lơ lửng trở thành mối đe dọa
thường xuyên cho các con tàu vũ trụ .

11


Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường nước
Các chất thải rắn, nếu là chất thải hữu cơ trong môi trường nước sẽ phân hủy một

cách nhanh chóng. Phần nổi lên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa chất hữu cơ để
tạo ra các sản phẩm trung gian sau đó là những sản phẩm cuối cùng là chất khoáng và
nước. Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các hợp chất
trung gian và sau đó là những sản phẩm cuối cùng như CH 4, H2S, H2O, CO2. Tất cả
các chất trung gian này đều gây mùi thối và là độc chất. Bên cạnh đó còn bao nhiêu vi
trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồnnước.
Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn trong môi
trường nước. Sau đó quá trình oxi hóa có oxy và không có oxy xuất hiện, gây nhiễm
bẩn cho môi trường nước, nguồn nước. Những chất độc như Hg, Pb, hoặc các chất thải
phóng xạ còn nguy hiểm hơn.
Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường đất
Các chất thải hữu cơ được phân hủy trong môi trường đất trong hai điều kiện
yếm khí và háo khí khi có độ ẩm thích hợp để rồi qua hàng loạt sản phẩm trung gian
cuối cùng tạo ra H2O, CO2. Nếu là yếm khí thì sản phẩm cuối cùng chủ yếu là CH 4,
H2O, CO2, gây độc cho môi trường. Với một lượng vừa phải thì khả năng tự làm sạch
của môi trường đất khiến rác không trở thành ô nhiễm. Nhưng với lượng rác quá lớn
thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Ô nhiễm này sẽ cùng với ô nhiễm
kim loại nặng, chất độc hại theo nước trong đất chảy xuống mạch nước ngầm, làm ô
nhiễm nước ngầm. Mà một khi nước ngầm bị ô nhiễm thì sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường không khí
Các chất thải rắn thường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi ô nhiễm
không khí. Cũng có những chất thải có khả năng thăng hoa phát tán vào không khí gây
ô nhiễm trực tiếp. Có loại rác trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (tốt nhất là
350C và độ ẩm 70-80%), sẽ có quá trình biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật. Kết
quả của quá trình là gây ô nhiễm không khí. Các bãi rác thực phẩm, nông phẩm không
được xử lý kịp thời và đúng kỹ thuật sẽ bốc mùi hôi thối. Ở những bải rác lớn mà
trong rác có một lượng nước nhất định hoặcmưa xuống làm nước ngầm vào rác thì tạo
ra một loại nước rò rỉ làm ô nhiễm môi trường (Trần Hiếu Nhuệ, 2001).
12



2.1.6. Thành phần chất thải rắn
Thành phần của chất thải rắn biểu hiện sự đóng góp và phân phối của các phần
riêng biệt mà từ đó tạo nên dòng chất thải, thông thường được tính bằng phần trăm
khối lượng. Thông tin về thành phần chất thải rắn đóng vai trò rất quan trọng trong
việc đánh giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp để xử lý, các quá trình xử lý cũng
như việc hoạch định các hệ thống, chương trình và kế hoạch quản lý chất thải rắn.
Thông thường trong rác thải đô thị, rác thải từ các khu dân cư và thương mại
chiếm tỉ lệ cao nhất từ 50-75%. Phần trăm đóng góp của mỗi thành phần chất thải rắn,
giá trị phân bố sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào sự mở rộng các hoạt động xây dựng, sữa
chữa, sự mở rộng của các dịch vụ đô thị cũng như công nghệ sử dụng trong xử lý
nước. Thành phần riêng biệt của chất thải rắn thay đổi theo vị trí địa lý, thời gian, mùa
trong năm, điều kiện kinh tế và tùy thuộc vào thu nhập của từng quốc gia.
Bảng 2.1. Nguồn gốc các loại chất thải

Nguồn phát sinh
Khu dân cư

Nơi phát sinh

Các dạng chất thải

Hộ gia đình, biệt thự,
chung cư.

Thực phẩm dư thừa, giấy,
can nhựa, thủy tinh, can
thiếc, nhôm.

Khu thương mại


Nhà kho, nhà hàng, chợ,
khách sạn, nhà trọ, các
trạm sữa chữa và dịch vụ.

Giấy, nhựa, thực phẩm
thừa, thủy tinh, kim loại ,
chất thải nguy hại

Cơ quan, công sở

Trường học, bệnh viện,

Giấy, nhựa, thực phẩm

văn phòng, công sở nhà

thừa, thủy tinh, kim loại,

nước.

chất thải nguy hại.

Công trình xây dựng và

Khu nhà xây dựng mới,

Gạch, bê tông, thép, gỗ,

phá huỷ


sửa chữa nâng cấp mở

thạch cao, bụi,...

rộng đường phố, cao ốc,
san nền xây dựng.
Khu công cộng

Đường phố, công viên,
khu
13

Rác vườn, cành cây cắt
tỉa, chất thải chung tại


vui chơi giải trí, bãi tắm.

các
khu vui chơi, giải trí.

Nhà máy xử lý chất thải
đô thị

Nhà máy xử lý nước
cấp,

Bùn tro


nước thải và các quá
trình
xử lý chất thải công
nghiệp
khác.
Công nghiệp

Công nghiệp xây dựng,
chế tạo, công nghiệp
nặng,

Nông nghiệp

Chất thải do quá trình
chế

nhẹ, lọc dầu, hoá chất,

biến công nghiệp, phế
liệu,

nhiệt điện.

và các rác thải sinh hoạt.

Đồng cỏ, đồng ruộng,

Thực phẩm bị thối rửa,
sản


vườn cây ăn quả, nông
trại.

phẩm nông nghiệp thừa,
rác, chất độc hại.
(Lê Văn Khoa, 2009)

2.2. Đặc điểm chất thải rắn (CTR)
2.2.1. Tính chất lý học
Những tính chất vật lý quan trọng nhất của CTR đô thị là khối lượng riêng, độ
ẩm, kích thước, cấp phối hạt, khả năng giữ ẩm thực tế về độ xốp của CTR. Trong đó,
khối lượng riêng và độ ẩm là hai tính chất được quan tâm nhất trong công tác quản lý
CTR đô thị.
Khối lượng riêng
Khối lượng riêng của chất thải rắn được định nghĩa là trọng lượng của một đơn vị
vật chất tính trên 1 đơn vị thể tích (kg/m3). Bởi vì chất thải rắn có thể ở những trạng
thái như: xốp, chứa trong các thùng chứa container, không nén, nén,… nên khi báo cáo
14


giá trị khối lượng riêng phải chú thích trạng thái của các mẫu rác một cách rõ ràng. Dữ
liệu khối lượng riêng rất cần thiết được sử dụng để ước lượng tổng khối lượng và thể
tích rác cần phải quản lý. Khối lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu trữ chất thải. Do đó cần phải thận trọng khi
chọn giá trị thiết kế. Khối lượng riêng của một chất thải đô thị biến đổi từ 180 – 400
kg/m3, điển hình khoảng 300 kg/m3.
Độ ẩm
Độ ẩm của chất thải rắn thường được biểu diễn theo một trong hai cách sau là
tính theo thành phần phần trăm khối lượng ướt và thành phần phần trăm khối lượng
khô. Trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn phương pháp khối lượng ướt thông dụng hơn

(Lê Hoàng Việt, 2004).
2.2.2. Tính chất hóa học
Chất hữu cơ
Lấy mẫu nung 9500C. Phần bay hơi đi là chất hữu cơ hay còn gọi là tổn thất khi
nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40- 60%. Trong tính toán lấy
trung bình 53% chất hữu cơ.

15


Chất tro
Phần còn lại sau khi nung- tức là các chất trơ dư hay chất vô cơ.
Hàm lượng cacbon cố định
Là lượng cacbon còn lại sau khi đã loại các chất vô cơ không phải là cacbon trong tro,
hàm lượng này thường chiếm khoảng 5- 12%, trung bình là 7%. Các chất vô cơ khác
trong tro bao gồm thủy tinh, kim loại… Đối với chất thải rắn đô thị, các chất này có
trong khoảng 15- 30%, trung bình là 20% (Nguyễn Đức Khiển, 2010).
2.2.3. Tính chất sinh học
Đặc tính sinh học quan trọng của thành phần chất hữu cơ có trong chất thải rắn
sinh hoạt là hầu hết các thành phần này đều có khả năng chuyển hóa sinh học tạo thành
các khí, chất rắn hữu cơ trơ, và các chất vô cơ. Muỗi và ruồi nhộng sinh ra trong quá
trình chất hữu cơ bị thối rữa (rác thực phẩm) có trong chất thải rắn sinh học.
Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần chất hữu cơ
Hàm lượng chất thải rắn bay hơi được xác định bằng cách nung ở nhiệt độ 550 0C
thường được sử dụng để đánh giá khả năng phân hủy sinh học của chất hữu cơ trong
chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ tiêu hàm lượng chất thải rắn bay
hơi để biểu diễn khả năng phân hủy sinh học của phần chất hữu cơ có trong chất thải
rắn sinh hoạt là chính xác vì một số thành phần chất hữu cơ rất dễ bay hơi nhưng rất
khó bị phân hủy sinh học.
Sự hình thành màu

Mùi sinh ra tồn trữ chất thải rắn trong thời gian dài giữa các khâu thu gom, vận
chuyển và thải ra bãi rác nhất là ở những vùng khí hậu nóng do quá trình phân hủy kỵ
khí các chất hữu cơ dễ bị phân hủy có trong chất thải rắn sinh hoạt.
Ví dụ: trong điều kiện kỵ khí, sulfate có thể bị khử thành sulfide (S 2-), sau đó
sulfide kết hợp với hydro tạo thành H2S.

16


Sự sản sinh ruồi nhộng
Vào mùa hè cũng như tất cả các mùa của những vùng có khí hậu ấm áp, sự sản
sinh ruồi nhộng ở khu vực chứa rác là vấn đề đáng quan tâm. Thông thường chu kỳ
phát triển của ruồi ở khu dân cư từ trứng thành ruồi có thể biểu diễn như sau:
- Trứng phát triển: 8-12 giờ
- Giai đoạn đầu của ấu trùng: 20 giờ
- Giai đoạn thứ hai của ấu trùng: 24 giờ
- Giai đoạn thứ ba của ấu trùng: 3 ngày
- Giai đoạn nhộng: 4-5 ngày
- Tổng cộng: 9- 11 ngày (Lê Hoàng Viêt, 2004).
2.3. Những nguyên tắc trong việc quản lý chất thải rắn
2.3.1. Phân loại chất thải rắn tại nguồn
Phân loại chất thải rắn tại nguồn thành 2 loại vô cơ, hữu cơ hoặc nhiều hơn nhằm lấy
ra các loại chất thải có giá trị tái chế (mua bán, trao đổi) cao, đặc biệt là các loại chất
thải nguy hại ra khỏi thành phần rác thải hữu cơ (thực phẩm rau củ quả thức ăn dư
thừa,…) và rác vườn ngay tại nguồn thải để tạo nguồn hữu cơ sạch có khả năng phân
hủy sinh học để sản xuất compost, phân hữu cơ vi sinh có chất lượng cao sử dụng
trong công nghiệp, đồng thời có thể thu khí để đốt, phát điện. Thành phần rác hữu cơ
có khả năng phân hủy sinh học chiếm tỷ lệ lớn trong rác thải sinh hoạt (55% - 65%
trọng lượng ướt tính tại nguồn và 90% - 96% trọng lượng ướt tính tại các bãi chôn
lấp), nhưng loại rác hữu cơ này cũng có độ ẩm cao, thành phần hữu cơ dễ phân hủy

sinh học trong rác thải là nguyên nhân chính gây nên mùi hôi thối, nước rỉ rác có khả
năng làm ô nhiễm môi trường trên diện tích rộng, đồng thời cũng là môi trường thuận
lợi phát triển và lan truyền các loại côn trùng (ruồi, muỗi,…) động vật (chuột, gián,
…). Đây là nguồn nguyện liệu tolớn để sản xuất compost, khí methane (CH4) tái sinh
năng lượng (Đặng Nguyễn Thiên Hương, 2016).

.

17


2.3.2. Một số phương pháp xử lý chất thải rắn
Xử lý sơ bộ chất thải rắn
Giảm thể tích bằng phương pháp cơ học: Nén rác là một khâu quan trọng trong
quá trình xử lý chất thải rắn. Một số phương pháp vận chuyển chất thải rắn được trang
bị thêm bộ phận cuốn ép và nén rác. Điều này góp phần làm tăng sức chứa của xe và
tăng hiệu suất chuyên chở cũng như kéo dài thời gian phục vụ cho bãi chôn lấp. Các
thiết bị nén ép có thể là các máy nén cố định và di động hoặc các thiết bị nén ép cao
áp.
Giảm thể tích bằng phương pháp hóa học: chủ yếu bằng phương pháp trung hòa,
hóa rắn kết hợp với các chất phụ gia đông cứng, khi đó thể tích của chất thải có thể
giảm đến 95%.
Tách, phân chia các hợp phần của chất thải rắn: để thuận tiện cho việc xử lý, người ta
phải tách, phân chia các hợp phần của chất thải rắn. Đây là quá trình cần thiết trong
công nghệ xử lý để thu hồi tài nguyên từ chất thải rắn, dùng cho quá trình chuyển hóa
biến thành sản phẩm hoặc cho các quá trình thu hồi năng lượng sinh học (Luật bảo vệ
môi trường, 2015).
Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện
Phương pháp ép kiện được dựa trên cơ sở toàn bộ rác thải tập trung thu gom vào
nhà máy. Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải, các chất trơ và

các chất có thể tận dụng được như: kim loại, nilon, giấy, thủy tinh, plastic… được thu
hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ được băng tải chuyền qua hệ thống ép rác bằng
thủy lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện với tỷ số
ép rất cao.
Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ sinh học
Ủ sinh học (compost) có thể được coi như là quá trình ổn định sinh hóa các chất
hữu cơ để thành các chất mùn với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học,
tạo môi trường tối ưu đối với quá trình. Phương pháp này được áp dụng rất hiệu quả.
Những đống lá hoặc đống phân có thể để hàng năm và thành chất thải hữu cơ rồi thành
phân ủ ổn định nhưng quá trình có thể tăng nhanh trong vòng một tuần hoặc ít hơn…
Quá trình ủ có thể coi như một quá trình xử lý tốt hơn được hiểu và so sánh với quá
18


trình lên men yếm khí bùn hoặc quá trình hoạt hóa bùn. Theo tính toán của nhiều tác
giả quá trình ủ có thể tạo ra thu nhập cao gấp 5 lần khi bán khí metan của bể metan với
cùng một loại bùn đó và thời gian rút ngắn lại một nữa. Sản phẩm cuối cùng thu được
không có mùi, không chứa vi sinh vật gây bệnh và hạt cỏ. Trong quá trình ủ oxy sẽ
được hấp thụ hàng trăm lần và hơn nữa so với ở bể aeroten. Quá trình ủ áp dụng đối
với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là khử nước, sau là khử vật liệu luôn luôn ở
trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ. Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình
oxy hóa sinh hóa các chất thối rữa. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy là
CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững như lignin, xenlulo và sợi.
Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt
Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng cho một số loại rác nhất định không thể xử
lý bằng các phương pháp khác. Đây là một giai đoạn oxy hóa nhiệt độ cao với sự có
mặt của oxy trong không khí, trong đó các rác độc hại được chuyển hóa thành khí và
các chất thải rắn khác không cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc không được làm
sạch thoát ra ngoài không khí. Chất thải rắn được chôn lấp.
Việc xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm tới mức nhỏ

nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ tiên tiến còn có ý
nghĩa cao trong bảo vệ môi trường. Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò
hơi, lò sưởi hoặc các nông nghiệp cần nhiệt và phát điện (Nguyễn Văn Phước, 2006)
Xử lý bằng công nghệ chôn lấp rác
Bãi chôn lấp hở: còn gọi bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, rác thải sau khi được
thu gom sẽ vận chuyển đến bãi chôn lấp hở, người ta sẽ đổ thành đống và phun chế
phẩm khử mùi. Cứ thế rác sẽ được đổ dồn lên và gây ảnh hưởng môi trường nghiêm
trọng đó là sự sản sinh ruồi nhặng và những mùi gây khó chịu ảnh hưởng đến môi
trường và sức khỏe cộng đồng.
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh: là phương pháp kiểm soát sự phân hủy của chất thải
rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị
tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các
chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nito, các hợp chất amon và một số khí như CO 2,
CH4.
19


Điều kiện chôn lấp các loại chất thải rắn tại bãi chôn lấp
Chất thải rắn được chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tất cả các loại chất
thải không nguy hại có khả năng phân hủy tự nhiên theo thời gian bao gồm:
- Rác thải gia đình.
- Rác thải chợ, đường phố.
- Giấy, bìa, cành cây nhỏ và lá cây.
- Tro, củi gỗ mục, vải, đồ da (trừ phế thải da có chứa crom).
- Rác thải từ văn phòng, khách sạn, nhà hàng ăn uống.
- Phế thải sản xuất không nằm trong danh mục rác thải nguy hại từ các ngành
công nghiệp (chế biến lương thực, thực phẩm, rượu bia giải khát, giấy, giấy da…).
- Bùn sệt thu được từ các trạm xử lý nước (đô thị và công nghiệp) có cặn thô
lớn hơn 20%.
- Phế thải nhựa tổng hợp.

- Tro, xỉ không chứa các thành phần nguy hại được sinh ra từ quá trình đốt rác
thải.
- Tro, xỉ từ quá trình đốt nhiêu liệu. Rác thải không được chấp nhận lấp tại bãi
chôn lấp hợp vệ sinh là tất cả các loại rác có đặc tính như sau:
- Rác thải có đặc tính lây nhiễm
- Rác thải phóng xạ bao gồm những chất có chứa một hoặc nhiều hạt nhân
phóng xạ theo quy chế an toàn phóng xạ.
- Các loại tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, rác thải dễ cháy và nổ.
- Bùn sệt từ các trạm xử lý nước (đô thị và công nghiệp) có hàm lượng cặn khô
thấp hơn 20%.
- Đồ dùng gia đình có thể tích to, cồng kềnh như giường, tủ, bàn, tủ lạnh…
- Các phế thải vật liệu, khai khoáng.
20


- Các loại súc vật với khối lượng lớn.
Phân loại bãi chôn lấp vệ sinh
Hiện nay trên thế giới thường sử dụng các bãi chôn lấp sau:
- Loại 1: Bãi chôn lấp rác đô thị: loại bãi rác này đòi hỏi có hệ thống thu gom
và xử lý nước rò rỉ, hệ thống thu gom nước bề mặt, thu hồi khí nhân tạo.
- Loại 2: Bãi chôn lấp chất thải nguy hại: loại bãi rác này đòi hỏi phải có nhiều
đầu tư về quản lý và được kiểm soát nghiêm ngặt trong quá trình thi công và vận hành.
- Loại 3: Bãi chôn lấp chất thải đã xác định: thường chôn lấp các loại chất thải
đã được xác định trước như: tro sau khi đốt, các loại chất thải công nghiệp khó phân
hủy (Trần Hiếu Nhuệ, 2001).
2.4. Cơ sở pháp lý
Việc lựa chọn phương pháp quản lý chất thải rắn nói chung cần phải đạt những
tiêu chuẩn và những quy định phù hợp với địa phương. Việc lựa chọn phương pháp xử
lý chất thải rắn dựa trên cơ sở pháp lý có nghĩa là căn cứ vào những chủ chương, chính
sách của nhà nước hoặc của địa phương mà chúng ta áp dụng hoặc buộc phải áp dụng

hoặc phải áp dụng công nghệ đó. Như việc quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thành
phố Long Xuyên bắt buộc phải theo đúng các văn bản sau:
- Chỉ thị số 17/2008/CT-TTg ngày 25/6/2008 của Chính phủ về một số giải
pháp cấp bách đẩy mạnh công tác xử lý triệt để các cở sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.
- Chỉ thị số 34/2004/CT.UB ngày 30/09/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh An
Giang về việc triển khai thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm bảo vệ môi trường
trong lĩnh vực thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn Tỉnh An Giang.
- Chỉ thị số 23/2005/CT- TTg ngày 21/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy
mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị và công nghiệp.

21


- Quyết định 256/2003/QĐ – TTg ngày 12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt “Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020.
- Quyết định 32/2008/QĐ – UBND tỉnh An Giang ngày 03/09/2008 về việc ban
hành Quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang
- Quyết định số 1566/2010/QĐ- UBND ngày 25/8/2010 của UBND tỉnh An
Giang về việc phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020.
- Quyết định số 2023/2004/ QĐ- UBND ngày 29/9/2004 của UBND tỉnh An
Giang về việc ban hành quy chế xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý
chất thải rắn.
- Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Chính phủ về chiếc
lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm
2050.
- Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực
thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về việc quản lý
chất thải rắn.
- Nghị quyết số 25/2009/NQ–HĐND ngày 10/12/2009 về việc thông qua “Quy
hoạch bảo vệ môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020”
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung
một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định 175/NĐ-CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật BVMT
1993
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường.

22


- Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Luật bảo
vệ môi trường, 2015).
2.5. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt
2.5.1. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới
Vấn đề quản lý chất thải rắn mà trong đó việc quản lý CTRSH đang là một trong
những thách thức môi trường mà Việt Nam cũng như các nước trên thế giới phải đối
mặt.
2.5.1.1. Mức độ phát sinh
Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị của các nước vào khoảng từ 0,5kg đến
1,5kg/người/ngày. Tại một số thành phố lớn của Trung Quốc, tỷ lệ này vào khoảng
1,12 đến 1,2kg/người/ngày. Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị ở Thái Lan khoảng 1kg, ở
Campuchia là 0,74kg. Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị tăng theo tỷ lệ thuận với mức
tăng GDP (Gross Domestic Product - tổng sản phẩm quốc nội) tính theo đầu người.
Chất hữu cơ là thành phần chính trong chất thải rắn đô thị và chủ yếu là chôn lấp, do

chi phí chôn lấp rẻ. Các thành phần khác, như: giấy, thuỷ tinh, nhựa tổng hợp và kim
loại hầu hết được những đối tượng thu gom không chính thức thu gom và tái chế.
Bảng 2.2. Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước

Tên nước

Dân số đô thị hiện nay
(% tổng số)

Lượng phát sinh
CTRSH đô thị hiện
nay
(kg/người/ngày)

Mức có thu nhập thấp

15,92

0,40

Nepal

13,70

0,50

Bangladesh

18,30


0,49

Việt Nam

20,80

0,55

Ấn Độ

26,80

0,46

Nước có thu nhập trung bình

40,80

0,79

Indonesia

35,40

0,76

Philippines

54,00


0,52

Thái Lan

20,00

1,10

23


Malaysia

53,70

0,81

Nước có thu nhập cao

86,30

1,39

Hàn Quốc

81,30

1,59

Singapore


100,000

1,10

Nhật Bản

77,60

1,47
(Trần Hiếu Nhuệ, 2001).

2.5.1.2. Thu gom, lưu trữ, vận chuyển CTRSH
Trên thế giới, các nước phát triển đã có những mô hình phân loại, thu gom, xử lý
chất thải rắn sinh hoạt rất hiệu quả. Tại các nước phát triển quá trình phân loại rác tại
nguồn đã diễn ra cách đây 30 - 40 năm và đến nay hầu hết đã đi vào nề nếp. Ở mức độ
thấp, rác thải được tách thành 2 loại là hữu cơ dễ phân huỷ và loại khó phân huỷ. Ở
mức độ cao hơn, rác được tách thành 3 hay nhiều loại hơn nữa ngay từ hộ gia đình
hoặc ở các điểm tập kết trong khu dân cư. Nhờ đó công tác tái chế rác thải đạt hiệu quả
cao hơn, tốn ít chi phí hơn.
Nhưng sự thành công của việc sử dụng lại và tái chế chất thải là kết quả của ba
yếu tố có liên quan mật thiết với nhau. Một là quá trình kiên trì vận động, tuyên truyền
và cưỡng chế người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn. Hai là sự đầu tư thoả đáng
của Nhà nước và xã hội vào các cơ sở tái chế rác thải để đủ năng lực tiếp nhận và tiếp
tục phân loại, tái chế lượng rác đã được phân loại tại nguồn. Ba là trình độ phát triển
của xã hội cả về mặt kinh tế, nhận thức và sự đầu tư cơ sở vật chất để thực hiện tái chế
phần lớn lượng rác thải ra hàng ngày và tiêu dùng các sản phẩm tái tạo từ chất thải.
California: Nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác khác
nhau. Kế tiếp rác sẽ được thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rác được thu gom 3
lần/tuần với chi phí phải trả là 16,39 USD/tháng. Nếu có những phát sinh khác nhau

như: Khối lượng rác tăng hay các xe chở rác phải phục vụ tận sâu trong các tòa nhà
lớn, giá phải trả sẽ tăng thêm 4,92 USD/tháng. Phí thu gom rác được tính dựa trên khối
lượng rác, theo cách này có thể hạn chế được đáng kể lượng rác phát sinh. Tất cả chất
thải rắn được chuyển đến bãi rác với giá 32,28 USD/tấn. Để giảm giá thành như thu
gom rác, thành phố cho phép nhiều đơn vị cùng đấu thầu việc thu gom và chuyên chở
rác.
Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt
và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ, giấy, vải,
24


thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuất
phân vi sinh. Các loại rác còn lại như: giấy, vải, thủy tinh, kim loại,… Đều được đưa
đến cơ sở tái chế hàng hóa. Tại đây, rác được đưa đến hầm ủ có nắp đậy và được chảy
trong một dòng nước, có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một
cách triệt để. Sau quá trình xử lý đó, rác chỉ còn như một hạt cát mịn và nước thải
giảm ô nhiễm. Các cặn rác không còn mùi sẽ được đem nén thành các viên lát vỉa hè
rất xốp, chúng có tác dụng hút nước khi trời mưa.
Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210 triệu tấn.
Tính bình quân mỗi người dân Mỹ thải ra 2kg rác/ngày. Hầu như thành phần các loại
rác thải trên đất nước Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ, cao nhất không phải
là thành phần hữu cơ như các nước khác mà là thành phần chất thải vô cơ (giấy các
loại chiếm đến 38%), điều này cũng dễ lý giải đối với nhịp điệu phát triển và tập quán
của người Mỹ là việc thường xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực phẩm ăn sẵn cùng
các vật liệu có nguồn gốc vô cơ. Trong thành phần các loại sinh hoạt thực phẩm chỉ
chiếm 10,4% và tỷ lệ kim loại cũng khá cao là 7,7%. Như vậy, rác thải sinh hoạt các
loại ở Mỹ có thể phân loại và xử lý chiếm tỉ lệ khá cao (các loại khó hoặc không phân
giải được như kim loại, thủy tinh, sứ chiếm khoảng 20%).
Singapore: Đây là nước đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới. Để
có được kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý

đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử
lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore được thu gom và phân loại bằng túi nilon. Các
chất thải có thể tái chế được, được đưa về nhà máy để tiêu hủy. Ở Singapore có 2
thành phần chính tham gia vào thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư
và công ty, hơn 300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương
mại. Tất cả các công ty này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát,
kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học công nghệ và Môi trường. Ngoài ra, các hộ dân và
các công ty của Singapore được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải cho
các hộ dân vào các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác thải trực tiếp
tại nhà phải trả phí 17 đôla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cư chỉ
phải trả phí 7 đôla Singapore/tháng. Một số nước đang phát triển trong khu vực cũng
như trên thế giới cũng đang bắt đầu triển khai chương trình 3R (Reduce, Reuse,
Recycle - giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế). Chương trình khuyến khích mọi người
25


×