Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Thử nghiệm nuôi thương phẩm cá heo (botia modesta bleeker, 1865) trong giai lưới với các loại thức ăn và mật độ khác nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 60 trang )

TÓM TẮT
Đề tài “Thử nghiệm nuôi thương phẩm cá Heo (Botia modesta Bleeker, 1865)
trong giai lưới với các loại thức ăn và mật độ khác nhau” được thực hiện từ tháng
3/2018 đến tháng 7/2018 tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
Đề tài được thực hiện gồm 2 thí nghiệm. Mỗi thí nghiệm gồm 03 nghiệm thức khác
nhau được bố trí ngẫu nhiên:
Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tăng
trưởng và tỷ lệ sống của cá Heo giai đoạn nuôi thịt. Với nghiệm thức I (100% cá Nục
xay); nghiệm thức II (50% cá Nục xay + 50% TĂCN); nghiệm thức III (100% TĂCN)
cùng mật độ 450 con/m3. Sau 45 ngày nuôi, tỷ lệ sống của cá Heo ở nghiệm thức I và
II cao nhất (90,4%) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với nghiệm thức III.
Chiều dài và khối lượng của cá Heo tăng nhanh nhất ở nghiệm thức II tương ứng 0,027
cm/ngày và 0,08 g/ngày khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các nghiệm
thức còn lại. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng và tỷ lệ sống
cũng ghi nhận. Sau 60 ngày nuôi, tỷ lệ sống của cá Heo ở nghiệm thức I (300 con/m 3)
cao nhất (96,2%) và thấp nhất (89,2%) ở nghiệm thức II (250 con/m 3). tăng trưởng của
cá Heo nhanh nhất ở nghiệm thức II tương ứng 0,016 cm/ngày và 0,060 g/ngày khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các nghiệm thức còn lại.
Từ khóa: Cá Heo, thức ăn, mật độ, tăng trưởng, tỷ lệ sống.


MỤC LỤC


DANH SÁCH HÌNH


DANH SÁCH BẢNG


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


ĐBSCL
NT
TN
FCR

Wc

Lc
WG
LG
DWG
DLG
c/m3

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Đồng Bằng Sông Cửu Long
Nghiệm thức

Thí Nghiệm
Hệ số chuyển hóa thức ăn
Khối lượng cá ban đầu
Khối lượng cá sau thí nghiệm
Chiều dài cá ban đầu
Chiều dài cá sau thí nghiệm
Tăng trọng của cá
Chiều dài gia tăng của cá
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài
con/m3

TĂCN
TĂCB

:
:

Thức ăn công nghiệp
Thức ăn chế biến


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Đặt vấn đề
Cá Heo (Botia modesta Bleeker, 1865) là loài có kích thước nhỏ, sản lượng thấp, tuy
nhiên màu sắc đẹp có thể thuần hóa làm cá cảnh (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu
Hương, 1993; Rainboth, 1996). Theo Bộ Thủy sản (1996) tuy cá Heo không nằm trong
“danh sách các loài cá kinh tế nước ngọt ở Việt Nam” nhưng hiện nay cá Heo là loài cá
bản địa được nhiều người ưa chuộng trong nuôi cảnh, xuất khẩu và tiêu dùng, là loài

cá cảnh phổ biến ở Thái Lan (Poulsen và ctv., 2005). Ở Việt Nam, cá Heo được người
nuôi bắt đầu chú trọng nuôi bè và nhân rộng qui mô ở vùng An Phú, Châu Đốc tỉnh An
Giang. Cá Heo loại 15 – 20 con/kg cung cấp cho các nhà hàng với giá khá cao 350.000
– 400.000 đồng/kg (Dương Nhựt Long và ctv., 2014). Như vậy cá Heo đã trở thành
loài thủy đặc sản, có giá trị thương phẩm cao và nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày
càng tăng.
Tuy là loài có giá trị cao, nhưng hiện nay nguồn lợi cá Heo cung cấp cho người tiêu
dùng chủ yếu được đánh bắt từ tự nhiên, không đáp ứng đủ cho nhu cầu của thị trường
(Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Theo ghi nhận hiện nay mô hình
nuôi thương phẩm cá Heo (Botia modesta, Bleeker 1865) chủ yếu trong lồng bè ở An
Giang, Đồng Tháp. Trong khi đó, vấn đề nuôi thương phẩm loài cá này trong ao với
các loại thức ăn và mật độ khác nhau cũng có thể là một giải pháp có tính khả thi cao.
Nếu giải quyết được vấn đề này sẽ mở ra cơ hội cải thiện thu nhập cho những hộ nuôi
cá Heo nhưng không có điều kiện đóng lồng bè.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế như vậy, đề tài “Thử nghiệm nuôi thương phẩm cá Heo
(Botia modesta, Bleeker 1865) trong Giai với các loại thức ăn và mật độ khác
nhau” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu đề tài
Xác định loại thức ăn và mật độ nuôi phù hợp và góp phần xây dựng mô hình nuôi
thương phẩm cá Heo (Botia modesta Bleeker, 1865) trong giai đặt trong ao đất.
1.3 Nội dung nghiên cứu
So sánh tăng trưởng; tỷ lệ sống trong nuôi thương phẩm cá Heo (Botia modesta
Bleeker, 1865) trong giai với các loại thức ăn khác nhau.
So sánh tăng trưởng; tỷ lệ sống trong nuôi thương phẩm cá Heo (Botia modesta
Bleeker, 1865) trong giai với các mật độ khác nhau.
Theo dõi một số yếu tố môi trường (nhiệt độ, pH, Oxy) trong quá trình thí nghiệm.

CHƯƠNG 2



LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Một số nghiên cứu về cá Heo
Ngoài nước:
Theo Rainboth (1996) họ Cobitidae gồm 2 họ phụ là: Botiinae và Cobitinae. Trong đó,
họ phụ Botiinae chỉ có 1 giống gồm 8 loài: Botia beauforti Smith (1931); Botia
lecontei Fowler (1937); Botia eos Taki (1972); Botia helodes Sauvage (1876); Botia
modesta Bleeker (1865); Botia morlerti Tirant (1885); Botia sidthimunki Klausewitz
(1959); Botia sp và họ phụ Cobitinae có 4 giống gồm 10 loài: Acanthopsoides delphax
Siebert (1991); Acanthopsoides gracilentus Smith (1945); Acanthopsoides hapalias
Siebert (1991); Acantopsis sp.1; Acantopsis sp.2; Acantopsis sp.3;
Lepidocephalichthys birmanicus Rendahl (1948); Lepidocephalichthys hasselti
Valenciennes (1846); Pangio anguillaris.
Cá Heo (Botia modesta Bleeker, 1865) là 1 trong 8 loài cá nước ngọt thuộc giống
Botia phân bố khá phổ biến trong các lưu vực của vùng hạ nguồn sông Cửu Long như:
Thái Lan, Lào, Campuchia và Đồng Bằng Sông Cửu Long – Việt Nam. Cá có hệ thống
phân loại như sau:
Bộ: Clupeiformes
Họ: Cobitidae
Họ phụ: Botiinae
Giống: Botia
Loài: Botia modesta Bleeker, 1865; Yasuhikotakia modesta Bleeker, 1865

Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài cá Heo (Botia modesta Bleeker, 1865)
(Nguồn: Tepbac.com)
Tên địa phương: cá Heo vạch, cá Heo xanh đuôi đỏ.


Kết quả nhận định của Rainboth (1996) cá Heo bắt mồi chủ yếu vào ban đêm và ẩn
mình trong các hốc cây và khe đá vào ban ngày. Thức ăn chủ yếu là nhuyễn thể, ấu
trùng côn trùng, giun, giáp xác và các loài động vật đáy.

Theo Poulsen et al. (2005) bên trên thác Khone vào đầu mùa mưa cá Heo di cư vào
các sông nhánh, ngòi để đẻ. Trứng và cá con dạt vào các vùng ngập, ở đấy chúng kiếm
mồi và sinh trưởng trong suốt mùa lũ. Khi mức nước bắt đầu xuống, chúng di chuyển
ngược trở lại dòng chính. Có thể có sự trùng lắp về phân bố giữa các quần đàn với
nhau trong cùng một đoạn sông. Ở dưới thác Khone cá Heo cũng đẻ trứng vào lúc bắt
đầu mùa lũ, trứng và ấu trùng cũng được đưa vào vùng ngập ở phía Nam Campuchia
và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Khả năng sinh sản của cá ở phía Bắc Campuchia, giữa
Kra-chiê và thác Khone rất hạn chế. Do đó, đàn cá sống ở phía Nam Campuchia và
Đồng bằng sông Cửu Long (có thể cả hệ thống Biển Hồ và sông Tông Lê Sáp) có
nguồn gốc từ đoạn sông thượng nguồn Kra-chiê cho đến thác Khone. Những đàn cá
riêng lẻ có thể tồn tại ở cá chi lưu chính như hệ thống sông Sê-san. Tuy nhiên chưa xác
định bãi đẻ của chúng nhưng có khả năng chúng di cư đến các nhánh sông nhỏ để sinh
sản.
Theo Poulsen et al. (2005) việc sinh sản cá Heo còn đang trong Giai đoạn thí nghiệm,
công việc buôn bán chỉ dựa vào cá đánh bắt từ tự nhiên. Một trong những nơi cung cấp
giống cá cảnh quan trọng này là sông Song-khram ở vùng Đông Bắc Thái Lan. Người
ta cho rằng chúng sinh sản ở đấy hoặc vùng ngập gần đó vào đầu mùa lũ.
Trong nước:
Theo Trần Đắc Định và ctv (2013) cá Heo thuộc giống Yasuhikotakia (Yasuhikotakia
modesta Bleeker, 1865), tên địa phương gọi là cá Heo. Theo Mai Đình Yên và ctv
(1992) cá Heo thuộc họ cá Chạch (Cobitidae), ở miền Nam Việt Nam tìm thấy 5 giống
là: Botia, Lepidocephalus, Acanthopsis, Noemachilu, Acantophthalmus. Theo Trương
Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) xác định: chỉ có 2 giống hiện diện ở khu vực
Đồng Bằng Sông Cửu Long là: Botia và Acanthopsis và cá Heo (Botia modesta
Bleeker, 1865) là một trong 4 loài cá Heo được phát hiện phân bố khá nhiều trong các
thủy vực nước chảy của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cá Heo là loài có chất
lượng thịt thơm ngon, được nhiều người dân trong vùng ưa thích với các món ăn rất
đặc trưng của vùng Đồng Bằng Nam Bộ. Bên cạnh có giá trị cao về thương phẩm, do
có màu sắc đẹp nên cá Heo còn là đối tượng được thuần hóa để trở thành cá cảnh.



2.1.1 Đặc điểm sinh học
2.1.1.1 Đặc điểm phân loại và hình thái bên ngoài cá Heo
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá Heo thuộc
Lớp cá xương: Osteichthyes
Bộ cá chép: Cypriniformes
Họ: Cobitidae
Giống: Botia
Loài: Botia modesta (Bleeker, 1865)

Hình 2.2 Hình dạng bên ngoài cá Heo (Botia modesta Bleeker, 1865)
(Nguồn: Tepbac.com)
Tên tiếng anh: Redtail loach (A.F. Poulsen et al, 2004).
Tên địa phương: Cá Heo
Cá Heo có một số đặc điểm hình thái sau
Công thức vi
Vi lưng: D. (2 – 3), 8
Vi hậu môn: A. (2 – 3), 5
Vi bụng: V. 1.7
Vi ngực: P. 10 –13
Cá Heo có đầu nhỏ, dẹp bên. Mõm dài nhọn, chót mõm có hai đôi râu ngắn dính nhau
ở gốc. Miệng dưới, hẹp, rạch miệng rất ngắn. Môi trên mỏng trơn láng, rãnh sau môi
liên tục. Môi dưới dày hơn môi trên, chia làm nhiều thùy và trên có nhiều gai thịt mịn.
Mắt nhỏ không bị che phủ bởi da, nằm lệch về phía trên của đầu và gần chót mõm hơn
gần điểm cuối nắp mang. Phía dưới và lệch về phía trước mắt có một gai nhọn, cứng,
gốc gai có một nhánh nhọn, gai này có thể giương ra phía trước để tự vệ khi gặp nguy


hiểm hoặc xếp vào một rãnh nằm ở phía dưới mắt. Phần trán giữa hai mắt cong lồi. Lỗ
mang hẹp, màng mang dính với eo mang.

Thân ngắn, dẹp bên. Vẩy rất nhỏ, rất khó thấy bằng mắt thường, đường bên hoàn toàn
nằm trên trục giữa thân, kéo dài từ mép trên lỗ mang và ngang qua điểm giữa gốc vi
đuôi. Các tia vi đơn mềm dẻo, vi đuôi chẻ hai rãnh, chẻ sâu hơn nữa chiều dài vi đuôi.
Ở cá thể nhỏ có từ 5 – 9 vạch đen vắt ngang thân, vạch nằm ở gốc vi đuôi rộng hơn
các vạch khác.
Ở cá thể lớn các vệt này biến mất, chỉ còn một sọc ở gốc vi đuôi. Thân cá thể lớn có
màu xám xanh, mặt lưng và mặt bên đậm hơn mặt bụng. Vùng quanh mắt, má có màu
vàng cam. Các vi có màu đỏ cam đến màu đỏ huyết, vi lưng, vi hậu môn có màu đậm
hơn vi ngực và vi bụng.
2.1.1.2 Phân bố
Ở Việt Nam chúng phân bố ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long có thể thấy chúng
khắp lưu vực các nhánh sông nhỏ của sông Tiền và sông Hậu, ở các thuỷ vực nước
chảy với mọi kích thước lớn nhỏ khác nhau, thỉnh thoảng cũng bắt gặp chúng trong
các ao hồ nước tĩnh. Cá có tập tính sống theo đàn ở tầng đáy và thường tập trung
quanh các khe đá trụ cầu nơi nước chảy ( ngày 02/02/2013). Cá
tập trung nhiều ở Châu Đốc, Tiền Giang, Bến Tre, ngoài ra còn có ở Tây Ninh. Mùa vụ
người dân khai thác được loài cá này tập trung chủ yếu vào tháng 10 – 11 đến tháng 2
dương lịch, hình thức khai thác chủ yếu bằng cách đóng đáy (Trần Anh Kiều, 1996).
Cá Heo sống ở thủy vực nước ngọt, phân bố chủ yếu ở sông Mê Công: Tìm thấy ở
khắp khu vực ở ĐBSCL Việt Nam cho đến Lào, Campuchia, Thái Lan và ở phía Bắc
Myanma, ngay cả hồ chứa nước vẫn thấy tồn tại (A.F. Poulsen et al, 2004).


Hình 2.3 Sự phân bố cá Heo (A.F. Poulsen et al, 2004)
2.1.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Heo là loài ăn có tính ăn thiêng về động vật. Chúng bắt mồi chủ yếu vào ban đêm
và ẩn mình trong các hốc cây và khe đá vào ban ngày. Thức ăn chủ yếu là nhuyễn thể,
ấu trùng, côn trùng, giun, giáp xác và các loài động vật đáy (Raindboth, 1996; Poulsen
et al, 2005; Vũ Cẩm Lương, 2008).
Trong các bể nuôi cá cảnh, thức ăn thường sử dụng cho cá Heo là trùn chỉ, cá con ròng

ròng, cá rô phi con, các loài ốc nhỏ... (Trần Anh Kiểu, 1996). Ngoài ra loài cá Heo
cảnh (Syncrossus helodes Suavage, 1876) có thể ăn các loại thức ăn viên của cá da
trơn, ấu trùng lăng quăng, ấu trùng tôm.
Theo Nguyễn Thanh Hiệu (2014) cá Heo có tỷ lệ chiều dài ruột trên chiều dài tổng
bằng 0,73. Là loài ăn tạp thiên về động vật với thành phần thức ăn trong dạ dày là:
nhuyễn thể chiếm tỉ lệ cao nhất 60,8%, động vật đáy 10,8%, giáp xác chiếm 5,4%,
mùn bã hữu cơ 20% và một số loài không xác định được 3%. Kết quả nghiên cứu này
cũng khá phù hợp với kết quả nhận định của Rainboth (1996) cá Heo bắt mồi chủ yếu
vào ban đêm và ẩn mình trong các hốc cây và khe đá vào ban ngày. Thức ăn chủ yếu là
nhuyễn thể, ấu trùng côn trùng, giun, giáp xác và các loài động vật đáy.
2.1.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá Heo thường có kích thước
dao động từ 40 – 99 mm, có thể đạt đến 25 cm (Rainboth, 1996). Cho đến nay, có rất ít
tài liệu nghiên cứu công bố về đặc điểm sinh trưởng của cá Heo nói riêng và họ
Cobitidae nói chung.


Cobitidae, Balitoridae và Gyrrinocheilidae là ba họ cá thuộc bộ Clupeiformes. Những
loài cá thuộc ba họ cá này là những loài có kích thước nhỏ, hoạt động chủ yếu về đêm,
ban ngày ẩn mình trong các phiến đá ở đáy sông và sống chủ yếu ở thủy vực nước
chảy. Trong nuôi cá cảnh, người ta thường đặt các vật có các hang hóc để cho chúng
ẩn nấp. Ở Campuchia các loài cá này được đánh bắt chủ yếu bằng các ống tre hoặc các
công cụ đánh bắt đặc biệt tương tự khác (Kottelat, 1998).
Tương quan giữa chiều dài và khối lượng ở cá Heo là rất chặt chẽ (Nguyễn Thanh
Hiệu và ctv, 2014).
Khi cá còn nhỏ chiều dài < 9cm sinh trưởng về chiều dài nhanh hơn sinh trưởng về
trọng lượng; Khi chiều dài = 9 – 10cm thì sự gia tăng về chiều dài và trọng lượng có
sự nhịp nhàng. Đến khi cá đạt chiều dài > 10cm thì có sự tăng nhanh về trọng lượng
(Đặng Văn Giáp, 1997).
2.1.1.5 Đặc điểm sinh sản

Theo Poulsen et al, (2005) mùa đẻ của cá từ tháng 5 - 6 chúng sinh sản ở vùng ngập
của sông Songkhram đông bắc Thái Lan. Ấu trùng trôi theo nước lũ đang lên vào vùng
ngập, chúng di chuyển vào sông, bắt đầu di cư đến nơi ẩn náu cho mùa khô ở các thủy
vực sâu trên sông Mekong.
Loài Botia modesta được biết đến là loài di cư cùng với một số loài cá di cư khác. Bên
trên thác Khone vào đầu mùa mưa Botia modesta di cư vào các nhanh sông để đẻ.
Trứng và cá con dạt vào các vùng ngập, ở đó chúng kiếm mồi và sinh trưởng trong
suốt mùa lũ. Khi mức nước bắt đầu xuống, chúng di chuyển ngược trở lại dòng chính.
Có thể có sự trùng lắp về phân bố giữa các quần đàn với nhau trong cùng một đoạn
sông. Ở dưới thác Khone Botia modesta cũng đẻ trứng vào lúc bắt đầu mùa lũ, trứng
và ấu trùng cũng được đưa vào vùng ngập ở phía Nam Campuchia và ĐBSCL. Khả
năng sinh sản của cá ở phía Bắc Campuchia, giữa Kra-tie và thác Khone rất hạn chế.
Do đó, đàn cá sống ở phía Nam Campuchia và ĐBSCL (và có thể cả hệ thống Biển Hồ
và sông Tông Lê Sáp) có nguồn gốc từ đoạn sông thượng nguồn Kra-tie cho đén thác
Khone. Những đàn cá riêng lẻ khác có thể tồn tại ở hệ thống sông Sê-san.
Theo Dương Nhựt Long và ctv (2014) cá Heo bắt đầu thành thục vào tháng 5, tỷ lệ cá
thành thục trong tháng này đạt cao nhất 49%. Hệ số thành thục đối với cá cái là
11,45% và cá đực là 0,267%. Cá Heo có hệ số thành thục qua các tháng 2, 3, 4, 5 lần
lượt là 0,09; 0,12; 0,35; 1,35. Sức sinh sản tuyệt đối là 2.055– 2.095 trứng/g. Mùa vụ
sinh sản bắt đầu từ tháng 04.
Mùa vụ sinh sản của cá Heo ngoài tự nhiên bắt đầu từ tháng 5, 6 và kéo dài đến tháng
9. Hệ số thành thục sinh dục ở cá Heo qua các tháng thấp và đạt cao nhất là 2,51%
xuất hiện ở tháng 8. Sức sinh sản của cá Heo dao động từ 189.728 – 190.864 trứng/kg
cá cái và đường kính trứng ở Giai đoạn thành thục sinh dục và sẵn sàng cho sinh 0,70
mm. (Nguyễn Thanh Hiệu và ctv, 2014).


Thức ăn nuôi vỗ là tép, cá tạp hay cá tạp kết hợp thức ăn viên đều cho cá thành thục
sinh dục, trong đó tốt nhất là tép. Cá đạt tỉ lệ thành thục 38,9 % ở tháng 4 và 67,8 % ở
tháng 5. Sức sinh sản tuyệt đối 3.773 ± 426 trứng/cá. Hệ số thành thục sinh dục cá Heo

thấp, Giai đoạn cá thành thục, tham gia sinh sản có hệ số thành thục đạt 3,26 ± 1,40
xuất hiện vào tháng 5. (Dương Nhựt Long và ctv, 2014).
2.1.1.6 Đặc điểm sinh thái môi trường
Theo Nguyễn Thanh Chiến (2014) cá Heo ở Giai đoạn cá giống nhỏ (2 - 4 g/con) có
ngưỡng oxy là 1,19 ± 0,26 mgO2/L; tiêu hao oxy là 144,59 ± 26,43 mgO2/kg/h;
ngưỡng nhiệt độ cao và thấp là 37,3 ± 0,58 0C và 14,3 ± 0,580C; ngưỡng độ mặn là 20,3
± 0,58‰; ngưỡng pH cao và thấp là 11,2 ± 0,29 và 3,8 ± 0,29. Cá Heo ở Giai đoạn cá
giống lớn (6 - 8 g/con) có ngưỡng oxy là 0,53 ± 0,09 mgO2/L; tiêu hao oxy là 89,81 ±
11,31 mgO2/kg/h; ngưỡng nhiệt độ cao và thấp là 38,7 ± 0,58 0C và 11,6 ± 0,580C;
ngưỡng độ mặn là 24,7 ± 0,58‰; ngưỡng pH cao và thấp là 11,6 ± 0,29 và 3,3 ± 0,29.

2.2 Các công trình nghiên cứu về cá Heo ở nước ta
Cá Heo sống, sinh trưởng và phát triển ở sông Tiền, sông Hậu và các nhánh thuộc hệ
thống sông Mekong. Đây là loài có kích thước nhỏ. Cá Heo chưa được quan tâm
nghiên cứu nhiều.
Nguyễn Thái Hòa (2011), đã tiến hành kết hợp phân tích thức ăn trong ống tiêu hoá và
quan sát hình thái giải phẫu cơ quan tiêu hóa cá Heo với 134 mẫu thu được kết quả
như sau: nhuyễn thể chiếm 39,1%, ấu trùng côn trùng 28,2%, giáp xác chiếm 26,4%.
Bên cạnh đó theo Huỳnh Thành Phát (2011), phân tích thành phần thức ăn trong ống
tiêu hóa của cá Heo cho thấy trong dạ dày cá gồm các loại thức ăn là: Hai mãnh vỏ,
giáp xác, giun, ấu trùng côn trùng, ốc, và số thức ăn không xác định được thành phần.
Trong thức ăn là hai mãnh vỏ có tần số xuất hiện cao nhất (72,5%), ấu trùng côn trùng
(58,9%), các loại thức ăn không xác định được (21,9%), kế đó giun (17,2%), giáp xác
(13,3%) và cuối cùng là ốc (6,94%).
Mặc khác Dương Nhựt Long và ctv., (2014), cũng đã quan sát hình thái giải phẫu cơ
quan tiêu hóa cá Heo kết hợp phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa từ 446 mẫu đã thu
được cho kết quả như sau: nhuyễn thể chiếm tỷ lệ 60,8%; kế đến là mùn bã hữu cơ
20%; động vật đáy 10,8%; giáp xác chiếm tỷ lệ 5,4% và thành phần không xác định
với tỷ lệ 3%. Từ đó đã đưa ra kết luận là cá Heo là loài cá ăn tạp thiên về động vật.
Dương Nhựt Long và ctv., (2014), đã nghiên cứu thành công kỹ thuật sản xuất giống

cá Heo với chủ đề “Kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá Heo tỉnh An Giang”, đề tài
nghiên cứu có sự phối hợp thực hiện của Bộ môn Kỹ thuật nuôi Thủy sản nước ngọt
-Khoa Thủy sản - Trường Đại học CầnThơ và Trung tâm giống Thủy sản tỉnh An
Giang.


Dương Nhự Long và ctv., (2014), đã nghiên cứu nuôi vỗ thành thục & kích thích cá
Heo (Botia modesta Bleeker, 1865). kết quả cho thấy, trong quá trình nuôi vỗ việc sử
dụng thức ăn là tép; cá tạp hay cá tạp kết hợp với thức ăn viên cho ăn, cá hoàn toàn
thành thục sinh dục và tốt nhất là tép, đạt tỉ lệ 38,9 % ở tháng 4 và 67,8 % vào tháng 5.
Sức sinh sản tuyệt đối của cá đạt 3.773 ± 426 trứng/cá. Hệ số thành thục sinh dục của
cá Heo thấp, cao nhất đạt 3,26 ± 1,40. Trong sinh sản, sử dụng đơn thuần não thùy hay
HCG với một liều kích thích ở mức 3, 5, 7 mg não thùy/kg cá cái và HCG với 1.500,
2.000, 2.500 UI/kg cá cái, cá không rụng trứng. Kích thích cá Heo sinh sản bằng
LHRH-a + Dom ở liều 150 àg/kg + 5 mg Dom cho cá rụng trứng đạt tỷ lệ 100%. Thời
gian hiệu ứng là 6 giờ 15 phút, tỷ lệ nở dao động từ 73 - 83%. Sử dụng kết hợp giữa
não thùy ở mức 2 mg não thùy + 100 ?g LHRH-a + 5 mg DOM/kg cá cái, kích thích cá
rụng trứng. Thời gian hiệu ứng 8 ± 0,8 giờ, tỷ lệ rụng trứng đạt 80 %, tỷ lệ thụ tinh đạt
64,3 ± 22,8%, tỷ lệ nở đạt 75,9 ± 12,7%. Điều kiện nhiệt độ nước từ 26 ? 27 0C, trứng
cá Heo nở sau 17 giờ 50 phút. Trong hoạt động sản xuất con giống cá Heo cung cấp
cho người dân ương nuôi, sử dụng LHRH-a + Dom ở liều 150 àg + 5 mg Dom/kg cá
cái, mang lại hiệu quả.
Nguyễn Thanh Hiệu và ctv., (2017) đã nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến sự thành
thục cá Heo (Botia modesta Bleeker 1865). Thực hiện với 4 nghiệm thức (NT) thức ăn
NT1: tép trấu; NT2: cá tạp biển, NT3: 50% cá tạp biển + 50% thức ăn công nghiệp
40% đạm và NT4 là thức ăn công nghiệp 40% đạm. Sau 4 tháng nuôi vỗ kết quả đạt
được như sau: Nhiệt độ, pH và ôxy trong ao nuôi vỗ luôn nằm trong khoảng thích hợp
để cá thành thục sinh dục. Hệ số thành thục của cá cái (2.7 ± 0.99%) cao nhất ở NT1
và khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) giữa các nghiệm thức.
Nguyễn Thanh Hiệu., (2018), đã xác định được nhu cầu protein và lipid của cá Heo

(Yasuhikotakia modesta Bleeker, 1864) ở giai đoạn cá giống cho thấy tốc độ tăng
trưởng của cá Heo tăng khi hàm lượng protein trong thức ăn tăng từ 25% đến 45%.
Nhu cầu protein trong thức ăn của cá Heo giống cỡ 4,47 g cho tăng trưởng tối ưu được
xác định là 40,6% và hàm lượng lipid tối ưu cho cá Heo giống là 7% ở mức protein là
40,6%.
Nguyễn Thanh Hiệu và ctv., (2018), đã nghiên cứu nuôi vỗ thành thục cá Heo (Botia
modesta Bleeker, 1865) với các mật độ khác nhau. Thực hiện với 3 nghiệm thức (NT)
mật độ là 0,5 kg/m3 ; 1 kg/m3 và 1,5 kg/m3. Thức ăn nuôi vỗ trong thí nghiệm là tép
trấu. Sau 5 tháng nuôi vỗ đạt kết quả như sau: Nhiệt độ, pH và ôxy trong ao nuôi vỗ
luôn nằm trong khoảng thích hợp để cá Heo thành thục sinh dục. Hệ số thành thục của
cá cái ở nghiệm thức 1,5 kg/m3 (4,31%) khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm
thức 0,5 kg/m3 (2,04%). Tỷ lệ cá Heo thành thục cao nhất ở NT2 (1 kg/m 3) là 73,3%
và thấp nhất ở NT1 (0,5 kg/m3) là 46,67% vào tháng 5. Sức sinh sản tương đối của cá
Heo ở NT2 (1 kg/m3) và NT3 (1,5 kg/m3) khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với NT1
(0,5 kg/m3). Hàm lượng Vitellogenin (Vg) thấp nhất ở giai đoạn V (2,59 µg ALP/mg


protein) và cao nhất ở giai đoạn III (3,73 µg ALP/mg protein). Hàm lượng protein
trong cơ và gan lớn nhất ở tháng 1 (5,12 – 7,35 và 7,58 – 21,9 mg protein/g mẫu tươi),
nhỏ nhất ở tháng 4 (4,15 – 4,50 và 7,34 – 10.3 mg protein/g mẫu tươi).


CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian thực hiện: Từ tháng 3/2018 đến tháng 7/2018.
Địa điểm: Xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cá Heo giống bắt đầu từ Giai đoạn cá đạt 2 – 3 g/con.
Cá được bố trí nghiên cứu hoàn toàn khỏe mạnh, không dị hình, đạt chất lượng.


Hình 3.1 cá Heo giống
(Nguồn: Tự chụp)
3.3 Vật liệu và trang thiết bị dùng trong nghiên cứu
3.3.1 Dụng cụ và trang thiết bị
Ao đất: 25m x 20m x 1,5m
Thí nghiệm 1: gồm 9 giai nuôi (2m x 2m x 2m).
Thí nghiệm 2: gồm 9 giai nuôi (1m x 1m x 2m).
Cừ tràm, tre.
Máy móc: Máy sục khí, máy phát điện dự phòng, cân đồng hồ, cân điện tử.
Nhiệt kế, bút đo pH, test Oxy, giấy oli, các loại vợt, đá bọt khí, ống nhựa, sàn ăn...
Các vật liệu khác cần thiết cho thí nghiệm.


Hình 3.2 Test Oxy (a); Bút đo pH (b); Sàn ăn (c)
(Nguồn: Tự chụp)
3.3.2 Thức ăn dùng trong thí nghiệm
Thức ăn công nghiệp được nhập từ công ty SKRETTING. Thành phần chính trong
thức ăn gồm: Bột cá, bột đậu nành, bột cám, bột mì, khoai mì lát, dầu cá, dầu đậu
nành, amino acid, nấm men, vitamin, chất khoáng, và acid hữu cơ. Thức ăn được dùng
trong thí nghiệm có hàm lượng đạm là 42N.

Hình 3.3 Thức ăn công nghiệp
(Nguồn: Tự chụp)
Bảng 3.1 Thành phần hóa học trong thức ăn công nghiệp sử dụng
Protein Lysin Béo thô Xơ thô Độ ẩm
ME
Methionin Ca
P
(%)

(%)
(%)
(%)
(%)
(Kcal/kg
+Cystin
(%)
(%)
)
(%)
42
2,10
6-8
5
11
2900
1,15
1- 2,5 0,7 - 2


Cá Nục được chọn là cá Nục (Decapterus sp) được mua từ các chợ ở TP Cần Thơ.

Hình 3.4 Cá Nục
(Nguồn: Tự chụp)
Bảng 3.2 Thành phần hóa học trong cá Nục (Hồ Thị Trúc Vân, 2012)
Protein (%)
Lipid (%)
Nước (%)
Khoáng (%)
16 - 21

0,5 - 10
70 - 80
1-2
3.4 Khâu chuẩn bị
3.4.1 Chuẩn bị nguồn cá giống
Cá Heo giống dùng để bố trí thí nghiệm là đánh bắt ngoài tự nhiên được ương dưỡng
trong ao đất đến khi đạt kích cở 2 – 3g/con khỏe mạnh và kích cở đồng đều, được vận
chuyển từ trại giống về TP Cần Thơ, sau đó được thuần hóa trong bể lót bạt diện tích
4m x 4 m. Bên trong bể có lắp đặt hệ thống thổi khí liên tục có đến khi không còn hao
thì tiến hành bố trí thí nghiệm.

Hình 3.5 Thuần cá Heo giống
(Nguồn: Tự chụp)


3.4.2 Chuẩn bị hệ thống giai nuôi cá
3.4.2.1 Chuẩn bị ao đặt giai
Ao nuôi được cải tạo theo các bước kỹ thuật như tát cạn nước, vét hết bùn đáy ao, bắt
hết cá tạp, bón vôi với lượng 10 kg/100m2. Sau đó lấy nước vào với mực nước khoảng
1,5 m, khi nước trong ao đã ổn định thì tiến hành thí nghiệm.
3.4.2.2 Chuẩn bị và lắp đặt giai nuôi cá
Giai nuôi cá được may bằng lưới với quy cách là 2m x 2m x 2m (thí nghiệm 1) và 1m
x 1m x 2m (thí nghiệm 2). Dùng 4 cọc tre để cố định từng giai nuôi trong ao. Sau đó
cột chặt các góc của giai vào cọc đã chuẩn bị sẵn. Miệng của giai nuôi cá cách mặt
nước khoảng 50 - 60 cm, đáy giai cách nền đáy ao khoảng 20 cm.

Hình 3.6 Hệ thống bố trí thí nghiệm
(Nguồn: Tự chụp)
3.5 Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.5.1 Thí nghiệm 1: Nuôi cá Heo với các loại thức ăn khác nhau.

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 03 nghiệm thức thức ăn khác nhau,
mỗi nghiệm thức được lặp lại 03 lần. Thí nghiệm được bố trí cùng mật độ 450 con/m 3
và được thực hiện trong thời gian 45 ngày.


Hình 3.7 Bốc thăm bố trí thí nghiệm ngẫu nhiên
(Nguồn: Tự chụp)
Bố trí thí nghiệm
Bảng 3.3 Bố trí thí nghiệm 1
Nghiệm thức (NT)
NT 1
NT 2
NT 3

Loại thức ăn
TĂ Tươi (100% cá Nục xay)
TĂCB (50% TĂCN có độ đạm 42% + 50% cá Nục xay)
TĂCN (100% TĂCN có độ đạm 42%)

Trong NT2, TĂCN trọng lượng khô được phối trộn đều với cá Nục trọng lượng tươi
xay nhuyễn bằng tay theo tỉ lệ ở Bảng 3.1.

Hình 3.8 Phối trộn thức ăn chế biến
(Nguồn: Tự chụp)


Thức ăn
Cá Nục bỏ ruột và được rửa qua nước máy 2 - 3 lần sau đó xay nhuyễn bằng máy và
bảo quản bằng tủ đông. Thức ăn kết dính thành khối để vào sàn cho cá ăn.


Hình 3.9 Xay cá Nục làm thức ăn cho cá Heo
(Nguồn: Tự chụp)
3.5.2 Thí nghiệm 2: Nuôi cá Heo với các mật độ khác nhau
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức mật độ khác nhau,
mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Thời gian thí nghiệm 60 ngày.
Bố trí thí nghiệm
Bảng 3.4 Bố trí thí nghiệm 2
Nghiệm thức (NT)
NT1

Mật độ (con/m3)
200

NT2

250

NT3

300

Sử dụng thức ăn tốt nhất từ thí nghiệm 1 để nuôi thương phẩm cá Heo
3.6 Chăm sóc và quản lý
Các Giai thí nghiệm được kiểm tra thường xuyên, Giai thí nghiệm được vệ sinh 01
lần/tháng. Giữ mực nước để giai luôn ổn định (1 - 1,2 m)
Thức ăn chế biến và thức ăn công nghiệp trong thí nghiệm sẽ được tập cho cá ăn
khoảng 10 – 15 ngày trước khi chuyển sang cho cá ăn hoàn toàn.


Cá Heo được cho ăn thõa mãn theo nhu cầu 2 lần/ngày (sáng lúc 7 giờ và chiều lúc 17

giờ).

Hình 3.10 Sàn nhựa đựng thức ăn của cá
(Nguồn: Tự chụp)
3.7 Ghi nhận số liệu và phương pháp phân tích mẫu
Bảng 3.5 Các chỉ tiêu theo dõi
Chỉ tiêu
Nhịp thu mẫu
pH
02 lần/ngày
Nhiệt độ
02 lần/ngày
Oxy hòa tan
03 ngày/lần
Chiều dài thân
Cuối chu kỳ nuôi
Trọng lượng cá
Cuối chu kỳ nuôi

Thời điểm
7h và 14h
7h và 14h
7h và 14h

Phương pháp
Bút đo pH
Nhiệt kế
Test
Trên giấy oli
Cân điện tử


Các chỉ tiêu môi trường: Được kiểm tra thông qua thu và phân tích mẫu nước được
lấy từ giai nuôi.


Hình 3.11 Dụng cụ dùng đo các chỉ tiêu môi trường
(Nguồn: Tự chụp)
Các chỉ tiêu của cá: Trước khi thí nghiệm cân và đo 30 cá thể ngẫu nhiên để xác định
khối lượng và chiều dài ban đầu. Kết thúc thí nghiệm tiến hành thu toàn bộ, sau đó
đếm cá để xác định tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá.

Hình 3.12 Đo chiều dài (a) và cân trọng lượng (b)
(Nguồn: Tự chụp)
Tỷ lệ sống (Survival rate, SR): Tổng số cá thu được sau khi kết thúc thí nghiệm chia
cho tổng số cá thả lúc bố trí thí nghiệm rồi nhân cho một trăm, thể hiện qua công thức
(3.1).
Tổng số cá thu


SR (%) =

x 100

(3.1)

Tổng số cá thả
Tăng trưởng khối lượng (Weight Gain, WG): Bằng hiệu số giữa khối lượng cá thu
được sau khi kết thúc thí nghiệm với khối lượng của cá lúc thả ban đầu, được tính theo
công thức (3.2).
WG (g) = Wc – Wđ


(3.2)

Tăng trưởng khối lượng theo ngày (Daily Weight Gain, DWG): Khối lượng cá thu
được sau khi kết thúc thí nghiệm trừ cho khối lượng của cá lúc thả ban đầu, chia cho
thời gian thí nghiệm, được tính theo công thức (3.3).
W c – Wđ
DWG (g/ngày) =

(3.3)
T

FCR Hệ số thức ăn (Feed conversion ratio, FCR): Bằng tổng lượng thức ăn đã sử
dụng trong suốt quá trình nuôi chia cho khối lượng cá gia tăng, được tính theo công
thức (3.4)
lượng thức ăn đã sử dụng (g)
FCR =

(3.4)
Khối lượng cá gia tăng (g)

Trong đó:
Thức ăn được tính bằng khối lượng khô (g)
Cá nuôi được tính bằng khối lượng tươi (g)
Tăng trưởng chiều dài (Length Gain): Hiệu số giữa chiều dài của cá thu với chiều
dài cá lúc thả, được tính theo công thức (3.5)
LG (cm) = Lc – Lđ

(3.5)


Tăng trưởng chiều dài theo ngày (Daily Length Gain): Bằng chiều dài của cá thu
trừ cho dài cá lúc thả, sau đó chia cho thời gian trong suốt thí nghiệm. Được tính bằng
công thức (3.6)
Lc – Lđ
DLG (cm/ngày) =

(3.6)
T
nWi

∑ X 100
Phân hóa sinh trưởng theo khối lượng: Wi (%) =

ni

(3.7)


nLi

∑ X 100
Phân hóa sinh trưởng theo chiều dài : Li (%) =

ni

(3.8)

Chú thích:
Wđ, Wc: lần lượt là khối lượng của cá thả trước và sau thí nghiệm (g).
Lc, Lđ: Lần lượt là chiều dài của cá trước và sau thí nghiệm (cm).

T là thời gian thí nghiệm (ngày).
n: là tổng thu (con)
ni: tổng số cá thể i (con)
Wi và Li: lần lượt là khối lượng và chiều dài thứ i của cá.
3.7.1 Phần mềm xử lý số liệu và viết bài
Các giá trị trung bình về tăng trưởng, tỷ lệ sống và chỉ số môi trường được tính bằng
phần mềm Microsoft Office Excel 2010.
So sánh sự khác biệt thống kê các chỉ tiêu bằng phần mềm SPSS 22.0.
Sử dụng Microsoft Office Word 2010 để hoàn thành bài viết.


×