Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT bị GIÁO DỤC TRONG CÁC TRƯỜNG mầm NON HUYỆN AN DƯƠNG, THÀNH PHÔ HẢI PHÒNG đáp ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO dục mầm NON mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.7 KB, 80 trang )

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO DỤC
TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN AN
DƯƠNG, THÀNH PHÔ HẢI PHÒNG ĐÁP ỨNG
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON MỚI


- Vài nét về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo
dục mầm non huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng.
- Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội
Huyện An Dương là một huyện nằm ở phía Tây thành phố
Hải Phòng. Mạng lưới sông ngòi có mật độ dày đặc, đều là hạ
lưu cuối cùng của hệ thống sông Thái Bình sau khi chảy qua
địa phận tỉnh Hải Dương. Huyện An Dương ôm lấy ba mặt
nội thành của thành phố Hải Phòng. Trên địa bàn huyện có
nhiều đầu mối giao thông quan trọng đi qua (đường 5, đường
10). Khí hậu huyện An Dương mang đầy đủ những đặc điểm
cơ bản của khí hậu miền Bắc Việt Nam. Đó là khí hậu nhiệt
đới gió mùa, có mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh, ít
mưa.
Huyện An Dương có 16 đơn vị hành chính (15 xã và 1
thị trấn). Tổng diện đất tự nhiên 9.576, 91 ha. Trong đó đất
nông nghiệp có 6.439, 49 ha. Nông nghiệp An Dương là
ngành nông nghiệp đa dạng vì ngoài cây lúa còn là vành đai
xanh cung cấp thực phẩm: rau xanh, hoa, quả và gia súc gia
cầm cho thành phố và một số tỉnh, thành phố lân cận.


Huyện An Dương có nhiều làng nghề truyền thống: làng
nghề sản xuất bánh đa, cốm thôn Kinh Giao xã Tân Tiến và
thôn Xích Thổ xã Hồng Thái; Mây tre đan xã Hồng Thái,
Đặng Cương; Làng nghề trồng hoa cây cảnh ở các xã Đặng


Cương, Đồng Thái.
Nhiều dự án, khu công nghiệp trong nước và liên doanh
với nước ngoài (Nomura, Nam cầu Kiền, cụm công nghiệp
Tràng Duệ, Lò Đống, Đặng Cương) nhiều cơ sở kinh tế của
Thành phố và Trung ương đóng trên địa bàn. Là huyện ven đô
chịu ảnh hưởng lớn của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.
- Tình hình Giáo dục mầm non của huyện An Dương
- Tình hình phát triển Giáo dục mầm non của huyện An
Dương trong 5 năm trở lại đây
Năm học 2013-2014, huyện An Dương, thành phố Hải
Phòng có 19 trường mầm non. Trong đó có 17 trường mầm
non công lập (trong đó có 42 điểm trường); 2 trường mầm
non tư thực. Tổng số lớp có 250 lớp.Trong đó có 240 lớp
thuộc loại hình trường mầm non công lập và 10 lớp thuộc
loại hình trường mầm tư thục. Tổng số học sinh huy động đến
trường,lớp: 7.980/17.680 học sinh đạt 45.1%.


Đến năm học 2017-2018 có 22 trường trường mầm non.
Trong đó có 17 trường mầm non công lập (trong đó có 40
điểm trường); 5 trường mầm non tư thực. Tổng số lớp có 341
lớp.Trong đó có 310 lớp thuộc loại hình trường mầm non
công lập và 31 lớp thuộc loại hình trường mầm tư thục. Tổng
số học sinh huy động đến trường, lớp: 11.300/18.080 học sinh
đạt 62.5%. Các số liệu cụ thể như sau:
- Đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên
a. Đội ngũ cán bộ quản lý
- Đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường mầm non huyện
An Dương đều là những người trưởng thành từ chuyên môn,
có tay nghề vững vàng, có nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với

nghề. Cán bộ quản lý ở các trường mầm non 100% là nữ.
Tuổi đời của số cán bộ quản lý ở độ tuổi 34 – 53. 100 %
CBQL là đảng viên, 100% CBQL đã qua bồi dưỡng nghiệp
vụ quản lý. Các cán bộ quản lý có thâm niên trên 5 năm
chiếm tỉ lệ 82.7 %.
- Đội ngũ CBQL trường mầm mon huyện An Dương,
thành phố Hải Phòng có phẩm chất đạo đức, lối sống lành
mạnh, gương mẫu, có lập trường tư tưởng chính trị vững


vàng, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình trong công tác.
Luôn ý trí phấn đấu cố gắng vươn lên trong mọi điều kiện,
hoàn cảnh. Luôn có những sáng tạo, đổi mới trong công tác
quản lý, chỉ đạo, đưa chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục của ngành học mầm non huyện An Dương nói riêng và
ngành học mầm non thành phố Hải Phòng nói chung luôn
đứng trong tốp đầu của giáo dục mầm non toàn quốc.
b. Đội ngũ giáo viên
- Đội ngũ giáo viên tương đối đủ về số lượng, đồng bộ về
cơ cấu, đảm bảo chuẩn và trên chuẩn về đào tạo (77,1% trên
chuẩn). Số lượng giáo viên có thâm niên từ 6 năm trở lên đông,
phần lớn có kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy tốt. Số
lượng giáo viên là đảng viên chiếm 52.1%, đây là lực lượng
quan trọng, đóng vai trò là các cốt cán chuyên môn của trường,
huyện, thành phố.
- Hàng năm các trường đều tổ chức Hội thi giáo viên dạy
giỏi cấp trường. 02 năm Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện An
Dương tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện 1 lần. 04
năm Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng tổ chức Hội
thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố 1 lần. Mỗi khi các cấp



phát động tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp đều được
đông đảo giáo viên hửng ứng, tích cực tham gia, một mặt
khẳng định năng lực chuyên môn của bản thân, mặt khác có cơ
hội để học tập kinh nghiệm giảng dạy, tự học, từ bồi dưỡng
chuyên môn để đáp ứng được với yêu cầu đổi với căn bản toàn
diện giáo dục hiện nay.
- Tuy nhiên, một số trường năng lực đội ngũ giáo viên
chưa đồng đều. Do đầu vào đào tạo của một số giáo viên học
theo hình thức vừa học vừa làm nên kiến thức chuyên môn
chưa chắc chắn, mặt khác một giáo viên lớn tuổi đã trải qua
nhiều chương trình giáo dục mầm non (chương trình giáo dục
mầm non cải cách, chương trình giáo mầm non mới) nên có
những hạn chế trong việc cập nhật những quan điểm, phương
pháp giáo dục tiên tiến, đặc biệt là giáo dục theo quan điểm
lấy trẻ làm trung tâm”.
Tính đến thời điểm hiện tại tỷ lệ giáo viên giỏi cấp
huyện: 34.7% trên tổng số giáo viên.
Tỷ lệ giáo viên giỏi cấp thành phố: 3,2 % trên tổng số giáo
viên. Đây là lực lượng giáo viên cốt cán ở trong mỗi nhà
trường. Đó là những cá nhân tiêu biểu có trình độ chuyên môn


nghiệp vụ cao, luôn tỏa sáng trong các phong trào thi đua của
ngành, là tấm gương để đồng nghiệp học tập noi theo. Hàng
năm số lượng giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp đều tăng
lên, điều này cho chúng ta thấy chất lượng đội ngũ giáo viên
mầm non huyện An Dương ngày càng có chất lượng. Tuy nhiên
số lượng giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện và

cấp thành phố còn ít, danh hiệu giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi
cấp huyện và cấp thành phố tỷ lệ chưa cao, lực lượng giáo viên
cốt cán chuyên môn của ngành học giáo dục mầm non huyện
An Dương còn mỏng.
Như vậy, trên thực trạng của đội ngũ giáo viên hiện nay
đòi hỏi các nhà quản lý nhất là các đồng chí Hiệu trưởng cần
quan tâm đến chất lượng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cần
phải có sự phân loại trình độ,năng lực giáo viên để đưa ra
những nội dung, hình thức bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả. Xây
dựng và phát triển đội ngũ giáo viên dạy giỏi các cấp tạo
nguồn lực vững chắc cho sự nghiệp đổi mới giáo dục.
- Cơ sở vật chất trường mầm non
Hiện nay, trong toàn huyện đã có 10/22 trường mầm non
đạt chuẩn Quốc gia. Các trường đạt chuẩn Quốc gia đủ các


tiêu chuẩn, điều kiện về cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc huy động trẻ trên địa bàn ra trường, lớp, mặt khác
môi trường giáo dục quy chuẩn đáp ứng thực hiện tốt chương
trình giáo dục mầm non mới. Hàng năm các trường vẫn thực
hiện nghiêm túc việc cải tạo, duy trì giữ vững các tiêu chuẩn,
điều kiện công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia.
Bên cạnh đó còn nhiều trường mầm non không đủ phòng
chức năng và phòng học dẫn đến việc huy động trẻ em trong
độ tuổi mầm non đến trường, lớp còn thấp.
- Thực trạng thiết bị giáo dục trong các trường mầm
non huyện An Dương, thành phố Hải phòng đáp ứng
chương trình giáo dục mầm mới
Các hoạt động TBGD gồm 3 loại hoạt động là: Trang bị,
sử dụng, bảo quản. Sau đây là sự phân tích thực trạng mỗi loại

hoạt động trên.
- Thực trạng trang bị thiết bị giáo dục trong các
trường mầm non huyện An Dương, thành phố Hải phòng
đáp ứng chương trình giáo dục mầm non mới
- Thực trạng trang bị thiết bị giáo dục


Tính đến thời điểm hiện tại số nhóm, lớp mầm non có đủ
thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi theo Thông tư số 02/2010/TTBGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010 về việc Ban hành danh
mục đồ dùng đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo
dục mầm non; Thông tư số 34/2013/TT-BGDĐT, ngày 19 tháng
9 năm 2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số thiết bị quy định tại
Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng
cho giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số
02/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Số liệu cụ thể như sau:
Thực trạng về đầu tư đủ Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị
dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non năm học 2013 –
2014 đạt tỷ lệ rất thấp: Nhà trẻ đạt 62.5 % , mẫu giáo đạt
65.5% số lớp có đủ Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối
thiểu dùng cho giáo dục mầm non. Đến năm học 2017 – 2018
số lớp có đủ Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu
dùng cho giáo dục mầm non tăng: Nhà trẻ tăng 11.6%, mẫu
giáo tăng 9.0%. Như vậy việc đầu tư các thiết bị đồ dùng, đồ
chơi cho các nhóm, lớp đã được quan tâm, song để đáp ứng
thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới của Bộ


GD&ĐT thì chưa đảm bảo. Bởi vì vẫn còn 27% số lớp nhà
trẻ, 24.9% số lớp mẫu giáo thiếu TBGD.

Chính thực trạng thiếu một số thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
nên giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc đáp ứng thực
hiện chương trình giáo dục mầm non mới.
- Thực trạng chất lượng thiết bi giáo dục được trang bị
Đa số đối tượng được khảo sát đều cho rằng chất lượng
TBGD hiện nay chưa tốt, một bộ phận không nhỏ cho rằng
TBGD có chất lượng kém, chưa thể đáp ứng cao nhu cầu sử
dụng của tất cả các GV mầm trong quá trình tổ chức các hoạt
động giáo dục trẻ, dẫn đến tình trạng thực hiện chương trình
giáo dục mầm non mới còn hạn chế. Một số nội dung bị bỏ qua,
vẫn còn hiện tượng nội dung dễ thì thực hiện còn nội dung khó
thì bỏ. Chính chất lượng TBGD chưa tốt nên giáo viên thường
ngại đưa vào các hoạt động giáo dục trẻ, tình trạng giáo viên
dạy chay khi tổ chức hoạt động cho trẻ nên dẫn đến chất lượng
dạy học thấp như : Dạy trẻ hát nhưng không có nhạc do đàn
organ kém chất lượng, kể chuyện cho trẻ nghe nhưng tranh, rối
minh họa chưa đảm bảo tính thẩm mĩ, khó sử dụng nên dẫn tới
không hấp dẫn trẻ, dạy trẻ học khám phá môi trường xung


quanh nhưng máy tính không được kết nối mạng hoặc bị
hỏng..... Để đánh giá về số lượng và chất lượng của các TBGD
ở các trường mầm non hiện nay qua xử lý bộ phiếu trưng cầu ý
kiến của cán bộ quản lý, giáo viên tôi nhận thấy TBGD ở các
trường mầm non của huyện An Dương, thành phố Hải Phòng so
với yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non mới thì không
chỉ thiếu về số lượng mà chất lượng cũng chưa đảm bảo tốt.
Chất lượng của các TBGD một thời gian sử dụng thường bị
giảm nhanh so với chỉ tiêu của nhà sản xuất đề ra, ví dụ như: độ
bền máy tính, loa, băng ,đĩa, đàn bị liệt phím, âm lượng giảm,

chất lượng âm thanh không đảm bảo, đồ chơi lắp ráp bằng
nhựa...
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:
- Một số thiết bị, đồ dùng, đồ chơi độ bền không cao do
mua sản phẩm kém chất lượng như : Giấy in hình mỏng, màu
sắc không rõ nét, đồ chơi làm từ những loại nhựa kém chất
lượng dễ vỡ, gãy, độc hại cho sức khỏe của trẻ.
- Đối với một số thiết bị điện tử mua không đảm bảo
chất lượng. Nhà trường không có nhân viên phụ trách công


nghệ thông tin nên khi máy vi tính gặp sự cố lỗi phần mềm
hoặc bị virut ...sẽ không được khắc phục ngay.
- Một số GV chưa có kỹ năng trong sử dụng các thiết bị
điện tử. Đối với đồ dùng, đồ chơi thì chưa quan tâm đến việc
dạy trẻ cách chơi hay kỹ năng chơi các đồ dùng, đồ chơi nên
dẫn tới đồ dùng, đồ chơi thường hay bị hỏng, gây mất an toàn.
- Đối với mầm non TBGD do giáo viên tự làm chiếm
xấy xỉ 40% trong tổng số TBGD được trang bị. Chính vì vậy
độ bền không cao, một số GV không khéo tay làm ra đồ dùng
đồ chơi kém thẩm mĩ.
- Chế độ bảo quản TBGD không đúng quy trình của nhà
sản xuất đề ra.
- Thực trạng hoạt động tự tạo thiết bị giáo dục ở các
trường mầm non
Về chất lượng TBGD tự làm có TB cộng = 2.34 (đạt
mức độ trung bình). Qua bảng số liệu trên ta thấy chất lượng
TBGD do giáo viên tự làm là đồ dùng dạy các vận động cơ
bản theo chương trình giáo dục mầm non được đánh giá chất
lượng ở mức độ cao nhất (mức độ tốt


X

= 2.65), xếp thứ bậc 1.


Xếp vị trí thứ 2 là loại TBGD các loại lô tô theo chủ đề (mức
độ tốt

X

= 2.62). Xếp vị trí cuối cùng là loại TBGD các nhân

vật rối thơ, truyện theo chủ đề (mức độ trung bình

X

= 2.01).

So sánh giữa TB cộng của bảng 2.4 và 2.5 ta thấy tại
bảng 2.5 thì TB cộng gần đạt được mức tốt, còn TB cộng của
bảng 2.4 mới ở mức đạt giữa trung bình. Đều đó cho chúng ta
thấy các TBGD giáo viên tự làm là có chất lượng sử dụng tốt
hơn là TBGD mua sẵn, bởi vì một số TBGD nhà trường mua
sẵn chưa phù hợp với độ tuổi, chưa phù hợp với cá nhân một
số trẻ, chưa đa năng hiệu quả sử dụng, bên cạnh đó là kỹ năng
sử dụng TBGD mua sẵn, hiện đại còn hạn chế.
Tuy nhiên chất lượng TBGD tự làm của giáo viên chưa
được đánh giá ở mức độ tốt do một số thiết bị dạy học, đồ
dùng đồ chơi có độ bền không cao, chưa đảm bảo tính thẩm

mĩ nên khi sử dụng trong tổ chức một số hoạt động giáo dục
trẻ chưa đạt hiệu quả cao.
- Thực trạng sử dụng thiết bị giáo dục ở các trường
mầm non huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng


- Thực trạng tần suất sử dụng TBGD ở các trường mầm
non
Để đánh giá đúng thực chất tình hình sử dụng TBGD của
GV chúng tôi đã tiến hành khảo sát; trao đổi với GV, CBQL;
Sổ đăng ký mượn TBGD dùng chung trong nhà trường; Tham
khảo hồ sơ kiểm tra nội bộ về chất lượng tổ chức các hoạt
động giáo dục trẻ. Thực trạng tần suất sử dụng TBGD ở các
trường mầm non được thể hiện tại bảng 2.8 như sau :
- Tần suất sử dụng TBGD của GV các trường mầm non
Qua bảng số liệu cho thấy, đánh giá tần suất sử dụng
TBGD ở các trường mầm non hiện nay đạt mức TB cộng = 2.14
(thỉnh thoảng). Các loại TBGD được đánh giá là sử dụng thường
xuyên xếp thức hạng 1,2,3,4,5,6 (

X

= 2.41 -> 3.00) như: Giá để

đồ chơi và học liệu; Các loại hoa, quả, hạt sâu, luồn; Bộ chữ
cái;Vi tính, loa; Đồ dùng dạy các vận động cơ bản theo chương
trình giáo dục mầm non; Các đồ dùng làm quen với toán: thẻ
chữ số, hình phẳng, khối hình, đồng hồ, bài tập bé làm quen với
toán; Bộ đồ chơi thao tác vai, đóng vai theo chủ đề (búp bê, nồi,
bếp, thực phẩm rau củ quả, tôm, cá...,bộ đồ dùng bác sĩ khám

bệnh....Bởi vì đây là những TBGD cơ bản, dễ sử dụng, giáo viên


sẽ không thể xây dựng được môi trường giáo dục hoặc tổ chức
hoạt động giáo dục liên quan đến dạy toán sơ đẳng cho trẻ hoặc
cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề, dạy các vận động cơ,
dạy trẻ nhận biết chữ cái.
Các loại TBGD xếp thứ hạng 19,20,21,22 (mức thỉnh
thoảng) như : Đồ dùng, dụng cụ tập thể dục sáng (vòng, gậy,
bóng..); Trang phục một số nghề: Bác sĩ, công an, bộ đội, nấu
ăn, công nhân; Đồ dùng đồ chơi khám phá khoa học: Cân chia
vạch, nam châm thẳng đứng, kính núp, bể cát, nước; Phần mềm
trò chơi phát triển tư duy, ngôn ngữ. Các TBGD này có tần xuất
sử dụng đạt mức độ trung bình (

X

= 1.27 -> 2.81). Lý do các

TBGD này thỉnh thoảng được sử dụng do liên quan đến những
nội dung giáo dục khó dạy như: Khám phá về các hiện tượng tự
nhiên, sự vật, hiện tượng hoặc là các nội dung giáo viên cần
không sử dụng đồ dùng ( dạy chay), các trò chơi trong các phần
mềm cũng ít được giáo viên khai thác cho trẻ hoạt động vì số
lượng máy vi tính thiếu, mặt khác giáo viên hạn chế trong sử
dụng, ứng dụng công nghệ thông tin.
Kết quả này tương đối phù hợp với việc kiểm tra hồ sơ
nội bộ của các trường mầm non, số giáo viên được kiểm tra



biên bản là 167 người. Qua kết quả của các biên bản kiểm tra
đột xuất việc có sử dụng TBGD trong tổ chức các hoạt động
giáo dục cho trẻ là 72%, còn lại 28% giáo viên không sử dụng
TBGD trong tổ chức hoạt động giáo dục trẻ.
- Thực trạng hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục đáp ứng
chương trình giáo dục mầm non mới
- Kết quả sử dụng TBGD của các trường mầm non
Mức đánh giá
Nội
STT

Thứ

Trung

dung

Tốt

bình

Kém

đánh giá
SL

%

SL


%

SL

bậc
X

%

Thu hút
được sự
tập trung
1

chú ý
của trẻ
đến nội
dung
giáo dục.

128 65.31 27 13.78 41 20.92 2.44

1


Trẻ dễ
dạng tiếp
2

nhận các

thông tin

114 58.16 50 25.51 32 16.33 2.42

2

115 58.67 35 17.86 46 23.47 2.35

3

100 51.02 45 22.96 51 26.02 2.25

4

92

5

giáo viên
cung cấp
Kích
thích tư
3

duy, sự
tìm
tòi,khám
phá.
Gây
được

hứng

4

thú, cho
trẻ trong
quá trình
hoạt
động.

5

Đáp ứng
được

46.94 45 22.96 59 30.10 2.17


mục tiêu
dạy học.
Khuyến
khích trẻ
có nhiều
sáng tạo
6

trong

95


48.47 36 18.37 65 33.16 2.15

6

87

44.39 36 18.37 73 37.24 2.07

7

cách
chơi với
đồ chơi
của trẻ.
Tạo
nhiều cơ
hội cho
7

trẻ được
thực
hành, trải
nghiệm
TB cộng

Nhận xét:

2.27



Qua bảng số liệu cho thấy, đánh giá kết quả sử dụng
TBGD ở các trường mầm non hiện nay đạt mức trung bình
(TB cộng =2.27). Trong đó, kết quả “Thu hút được sự tập
trung chú ý của trẻ đến nội dung giáo dục” được đánh giá ở
mức độ cao nhất, xếp thứ hạng 1/7 (

X

=2.44). Kết quả sử

dụng TBGD: “Khuyến khích trẻ có nhiều sáng tạo trong cách
chơi với đồ chơi của trẻ; Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được thực
hành, trải nghiệm” được đánh giá xếp thứ bậc 6,7/7. Lý do,
qua thực tiễn tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường
mầm non, chúng tôi thấy việc sử dụng TBGD không phải lúc
nào cũng mang lại kết quả như mong muốn do có sự ảnh
hưởng của các điều kiện chủ quan ( TBGD chưa đảm bảo chất
lượng, hiệu quả sử dụng thực tế chưa cao) và khách quan (khả
năng, kỹ năng sư phạm của giáo viên còn hạn chế nên chưa
tạo nhiều cơ hội cho trẻ được thực hành, trải nghiệm với các
đồ vật, đồ dùng, đồ chơi). Để khắc phục những hạn chế trên
giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm, kỹ thuật sử dụng TBGD, cùng với sự
nhạy bén, sáng tạo của mình thì mới đạt được được kết quả
như mong muốn.


- Thực trạng kỹ năng sử dụng thiết bị giáo dục của giáo
viên ở các trường mầm non
Qua dự giờ, khảo sát kỹ năng sử dụng TBGD của giáo

viên các trường mầm non chúng tôi thu được kết quả như sau:
- Kỹ năng sử dụng TBGD của GV ở các trường mầm non
Nhận xét :
Qua bảng số liệu cho thấy, đánh giá kết quả kỹ năng sử
dụng TBGD ở các trường mầm non hiện nay đạt mức TB cộng
= 2.36 (tương đối thành thạo). Nhìn chung, các TBGD sử dụng
thành thạo (đạt trị số

X

= 2.51 -> 2.74) như: Đồ dùng, dụng cụ

tập thể dục sáng (vòng, gậy, bóng..); Giá để đồ chơi và học liệu;
Đồ dùng dạy các vận động cơ bản theo chương trình giáo dục
mầm non; Trang phục một số nghề: Bác sĩ, công an, bộ đội, nấu
ăn, công nhân; Dụng cụ, đồ dùng dạy âm nhạc: Xăc xô, trống,
thanh la, mõ dừa, mũ múa...;Các loại tranh ảnh môi trường
xung quanh theo chủ đề; Đồ chơi lắp ghép, gạch, hàng rào,
cây.... Đây là các TBGD dễ sử dụng, không đòi hỏi nhiều kỹ
năng, yêu cầu khó khi sử dụng nên giáo viên sử dụng có hiệu
quả cao.


Bên cạnh đó còn có các TBGD thực hiện ở mức tương
đối thành thạo

( đạt trị số

X


= 1.71 -> 2.27) như: Đàn

organ; Phần mềm trò chơi phát triển tư duy, ngôn ngữ; Các
loại lô tô theo chủ đề; Đồ dùng đồ khám phá khoa học: Cân
chia vạch, nam châm thẳng đứng, kính núp, bể cát, nước; Bộ
chữ cái; Các nhân vật rối thơ, truyện theo chủ đề. Các TBGD
này vẫn còn nhiều giáo viên rất lúng túng khi sử dụng, chưa
biết cách sử dụng hoặc chưa biết cách sắp xếp thuận tiện khi
lấy, cất (lô tô các loại, thẻ chữ cái, đồ dùng dạy toán...theo chủ
đề), chính vì vậy khi tổ chức hoạt động giáo dục liên quan đến
việc cần có đủ số lượng trên trẻ và đúng theo chủng loại giống
nhau thì giáo viên gặp nhiều khó khăn khi tổ chức hoặc mất
quá nhiều thời gian chuẩn bị. Kỹ năng sử dụng TBGD liên
quan đến công nghệ thông tin, điện tử của giáo viên còn hạn
chế, đặc biệt khả năng sử dụng đàn của giáo viên còn rất
nhiều hạn chế ( hầu như chưa sử dụng thành thạo chiếm 54.08
%) nên việc tổ chức một số hoạt động giáo dục trong chương
trình giáo dục mầm non mới là chưa đáp ứng được.
- Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc sử dụng TBGD
của GV các trường mầm non


Số ý
STT

Các nguyên nhân

kiến

Tỷ lệ


tán

(%)

đồng
Trình độ tin học, ứng dụng công nghệ thông
1

tin còn hạn chế, kỹ năng sử dụng TBGD còn 61/ 167 36.53
hạn chế

2

3

4

5

Sắp xếp đồ dùng chưa khoa học nên khó
khăn trong việc chuẩn bị
Tập huấn kỹ năng sử dụng TBGD chưa đáp
ứng yêu cầu
TBGD chưa phù hợp hoặc khó sử dụng
Ngại sử dụng TBGD thường xuyên nên
không hình thành được kỹ năng

46/167 27.45


32/167 19.16

12/167

7.19

7/167

4.19

Nhận xét:
Sự chưa thành thạo trong sử dụng TBGD của một bộ phận
đáng kể giáo viên có nhiều nguyên nhân. Theo tự đánh giá của
giáo viên, nguyên nhân chủ yếu là trình độ tin học, ứng dụng
công nghệ thông tin còn hạn chế, kỹ năng sử dụng TBGD còn


hạn chế (36.53 % số giáo viên được hỏi tán đồng với nguyên
nhân này); Nguyên nhân do sắp xếp đồ dùng chưa khoa học
nên khó khăn trong việc chuẩn bị là 27.45 % số giáo viên tán
đồng ; Nguyên nhân là giáo viên ngại sử dụng TBGD thường
xuyên nên không hình thành được kỹ năng chỉ có 4.19 % số
giáo viên tán đồng (Bảng 2.9).
Có thể thấy trình độ tin học, ứng dụng công nghệ thông
tin còn hạn chế, kỹ năng sử dụng TBGD còn hạn chế chưa
đáp ứng được việc thực hiện các mục tiêu, nội dung trong
chương trình giáo dục mầm non mới. Một bộ phận đáng kể
giáo viên còn rất lúng túng khi sử dụng TBGD, chưa biết khai
thác và tận dụng hết chức năng TBGD vào trong từng hoạt
động giáo dục trẻ.

Qua dự giờ với hình thức đột xuất việc tổ chức các hoạt
động giáo dục của giáo viên cho thấy giáo viên thường cắt
xén một số nội dung dạy trẻ theo chương trình giáo dục mầm
non quy định. Đặc biệt là các hoạt động có những đồ dùng
liên quan đến đủ cá nhân mỗi trẻ. Qua phỏng vấn, tìm hiểu
chúng tôi thấy lý do chủ yếu là sắp xếp các TBGD không
được phân theo lĩnh vực/chủ đề nên giáo viên mất rất nhiều
thời gian tìm kiếm, chuẩn bị dùng cho giờ học nên thường


giáo viên bỏ qua hoạt động dạy đó. Đối với các nội dung giáo
dục liên quan đến làm thí nghiệm hoặc sử dụng vật thật cho
trẻ quan sát, trải nghiệm giáo viên thường rất ngại thực hiện.
Chính những lý do trên dẫn đến việc thực hiện quy chế
chuyên môn không nghiêm túc hoặc cắt xén chương trình theo
quy định
- Thực trạng bảo quản TBGD ở các trường mầm non
huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng
- Mức đánh giá bảo quản TBGD ở các trường mầm non
Có một số TBGD có kết quả bảo quản được đánh giá đạt
mức độ tốt như: Đồ dùng, dụng cụ tập thể dục sáng (vòng,
gậy, bóng..); Phần mềm trò chơi phát triển tư duy, ngôn ngữ;
Giá để đồ chơi và học liệu; Các đồ dùng làm quen với toán:
hình phẳng, khối hình, đồng hồ, bài tập bé làm quen với toán.;
Đồ dùng đồ khám phá khoa học: Cân chia vạch, nam châm
thẳng đứng, kính núp, bể cát, nước; Đồ dùng dạy các vận
động cơ bản theo chương trình giáo dục mầm non; Dụng cụ,
đồ dùng dạy âm nhạc: Xăc xô, trống, thanh la, mõ dừa..... Đây
là các đồ dùng đồ chơi thường được đầu tư mua sẵn, làm từ
chất liệu tốt, chịu được lực.



Còn lại một số TBGD kết quả bảo quản đạt mức trung
bình (

X

= 1.77 -> 2.25) gồm các TBGD như: Đồ chơi lắp

ghép, gạch, hàng rào, cây...; Đàn organ; Băng/đĩa các bài hát,
nhạc không lời, dân ca, hát ru, truyện kể theo các chủ đề; Bộ
đồ chơi thao tác vai, đóng vai theo chủ đề (búp bê, nồi, bếp,
thực phẩm rau củ quả, tôm, cá..., bộ đồ dùng bác sĩ khám
bệnh...; Vi tính, loa; Các loại lô tô theo chủ đề; Bộ chữ cái;
Tranh thơ, truyện; Đồ dùng học tập của cá nhân trẻ: Bút chì,
kéo, keo, đất nặn, sáp màu, màu nước, cọ vẽ, giấy vẽ, bảng
con, phấn. Đây là các TBGD được đánh giá là chất lượng bảo
quản chưa tốt mới đạt ở mức bình thường. Lý do, các TBGD
nói trên chủ yếu là dùng để cho cá nhân trẻ hoạt động chơi và
học, vì vậy tần suất xử dụng sẽ nhiều hơn, bên cạnh đó giáo
viên chưa quan tâm đến việc hướng dẫn, quản lý trẻ khi chơi
dẫn đến tình trạng trẻ chơi tự do, gây hỏng đồ dùng, đồ chơi.
Một số trường chưa được đầu tư tủ để thiết bị, đồ dùng, dạy
học, đồ chơi cho trẻ, nên giáo viên thường cất dưới trong kho
chung của toàn trường, việc sắp xếp khoa học dẫn tới việc bảo
quản chất lượng TBGD hạn chế.


×