Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

CƠ sở lý LUẬN của đề tài xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở xã THÀNH lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.29 KB, 71 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở XÃ THÀNH LỢI


Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX, xã hội Hàn Quốc đã thay đổi
tận gốc rễ bởi sự bất đồng về tư tưởng và đói nghèo. GDP
bình quân đầu người năm 1960 chỉ đạt 85 USD. Phần lớn
người dân Hàn Quốc sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp,
trong khi đó khắp đất nước liên tiếp bị lũ lụt, hạn hán xảy ra
thường xuyên. Xã hội Hàn Quốc thời đó là một xã hội thờ ơ,
hỗn độn và vô vọng. Nỗi lo lớn nhất của Chính phủ là làm
cách nào để thoát khỏi đói nghèo. Các sản phẩm xuất khẩu lúc
đó trở thành mục tiêu chính để tăng trưởng kinh tế. Kế hoạch
5 năm bắt đầu từ năm 1962 và đến đầu thập kỷ 70 đã phát huy
hiệu quả, nền kinh tế Hàn Quốc bắt đầu cất cánh. Kinh tế phát
triển, kèm theo đó là hệ luỵ của việc thanh niên nông thôn dần
dần dồn về các thành phố ngày càng đông. Mặc dù Chính phủ
đã chú trọng tăng sản lượng lương thực, nhưng nhìn chung
đời sống nông dân ở nông thôn vẫn còn rất lạc hậu. Mãi đến
năm 1970 vẫn còn 80% người dân nông thôn phải sống trong
nhà mái lá và 80% không có điện thắp sáng, vẫn phải dùng
đèn dầu.
Sau trận lũ lụt năm 1969, người dân phải tu sửa nhà cửa,


đường sá mà không có sự trợ giúp của Chính phủ. Điều này
làm Tổng thống Park Chung-hee suy nghĩ rất nhiều, phải làm
gì để tìm cách phát triển các vùng nông thôn. Tổng thống
Park Chung-hee nhận ra rằng việc hỗ trợ của Chính phủ cũng


sẽ là vô nghĩa nếu người dân không nghĩ cách tự cứu giúp
chính mình. Hơn nữa khuyến khích người dân hợp tác và giúp
đỡ nhau là điểm mấu chốt để phát triển nông thôn. Những ý
tưởng này chính là nền tảng của Phong trào Làng mới.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát
triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của nông dân là nhiệm vụ mang tính chiến lược đặc
biệt. Thực tế, nông nghiệp đóng vai trò to lớn trong phát triển
kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm,
tăng thu nhập cho nông dân, lực lượng hùng hậu của đất nước
hiện nay nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế, đưa đất nước
nhanh chóng hội nhập khu vực và thế giới.
Vì thế, ngày 5/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã
ban hành Nghị quyết số 26 - NQ/T.Ư "Về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn”, Nghị quyết nêu rõ quan điểm: “Giải quyết
vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả


hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh
thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân.
Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có
đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo
động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn
mới, nâng cao đời sống nông dân”.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số
491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về việc ban hành Bộ tiêu chí
Quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày
04/6/2010 về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia
về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết 26-NQ/T.Ư của Ban Chấp

hành Trung ương Đảng, các Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng
nông thôn mới Tỉnh Vĩnh Long biên soạn tài liệu hỏi – đáp
Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới để phổ biến rộng rãi
trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhằm hướng
đến việc xây dựng một nông thôn văn minh, hiện đại.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã


hội, chính trị và an ninh quốc phòng do Chính phủ Việt
Nam xây dựng và triển khai trên phạm vi nông thôn toàn
quốc, căn cứ tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá
X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (ngày 5 tháng 8 năm
2008).
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
là gì?
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội,
chính trị và an ninh quốc phòng. Với mục tiêu toàn diện: xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bước
hiện đại; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản
xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy
hoạch; xây dựng nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân
tộc; bảo vệ môi trường sinh thái; giữ vững an ninh – trật tự;
tăng cường hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo
của Đảng; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân.



Vì sao phải tiến hành xây dựng nông thôn mới?
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động
lớn để cộng đồng dân cư nông thôn đồng lòng xây dựng thôn,
xã khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp, dịch vụ một cách toàn diện; có nếp sống văn
hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu
nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng
cao.
Thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng,
nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành
tựu to lớn. Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương
xứng với tiềm năng và lợi thế. Kết cấu hạ tầng nông thôn như:
điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi còn nhiều yếu kém;
sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng nông sản
còn thấp, bảo quản chế biến chưa gắn với thị trường tiêu thụ;
chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với cơ cấu lao động, ứng dụng
khoa học công nghệ còn chậm. Thu nhập của nông dân thấp,
tỷ lệ hộ nghèo còn cao; kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác
xã còn nhiều yếu kém; đời sống tinh thần của nhân dân còn
hạn chế, nhiều nét văn hoá truyền thống đang có nguy cơ mai


một; môi trường và an ninh nông thôn còn nhiều vấn đề bức
xúc...
Nước ta đang phấn đấu trở thành nước công nghiệp, một nước
công nghiệp không thể để nông nghiệp, nông thôn lạc hậu,
nông dân nghèo khó. Vì vậy, phải tiến hành xây dựng xã nông
thôn mới.

- Các khái niệm công cụ của đề tài:
- Khái niệm về nông thôn:
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các
thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở
là ủy ban nhân dân xã.
Nông thôn là vùng sinh sống, làm việc của cộng đồng chủ yếu
là nông dân, dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, là nơi có mật độ dân cư thấp, môi
trường chủ yếu là thiên nhiên, cơ sở hạ tầng kém phát triển,
tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá thấp (trích từ tài liệu
hỏi đáp về xây dựng NTM ).
- Quan điểm về phát triển nông thôn:


Khác với phát triển và phát triển kinh tế, phát triển nông thôn chỉ
sự

phát

triển kinh tế - xã hội trên phạm vi hẹp hơn. Phát triển nông
thôn cũng có nhiều quan điểm khác nhau.
Có quan điểm cho rằng phát triển nông thôn nhằm nâng cao
về vị thế kinh tế, xã hội cho người dân nông thôn thông qua
việc sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực của địa phương
bao gồm nhân lực, vật lực và tài lực. Phát triển nông thôn
sẽ thành công khi chính người dân tham gia tích cực vào quá
trình phát triển.
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.

Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải
quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước…xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các
cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch
là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là
then chốt.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật


chất, tinh thần của nông dân.
Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm
vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
- Quan điểm về xây dựng nông thôn:
Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp
lý...; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc;
dân trí được nâng cao; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự
lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông
dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững
mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ( tài liệu hỏi đáp về xây dựng
NTM ).
-. Khái niệm nông thôn mới:
Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần
của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách
biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp
thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững



vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.
Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở
hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy
hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch
vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc,
môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống
chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và
trật tự xã hội ( trích từ tài liệu hỏi đáp về xây dựng NTM ).
- Mô hình nông thôn mới:
Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc
tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp
ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện
nay, là nông thôn được xây dựng so với mô hình nông thôn cũ
truyền thống ở tính tiên tiến về mọi mặt.
Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: đáp
ứng yêu cầu phát triển, có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và
cảnh quan môi trường, đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các
mặt kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội tiến bộ hơn so với mô
hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung có thể phổ biến và
nhân rộng trên cả nước.


Sau 3 năm triển khai (2014-2017), mô hình “nhà tôi xanh sạch - đẹp” đã góp phần không nhỏ trong xây dựng nông thôn
mới. Cán bộ, đoàn viên, hội viên, quần chúng đăng ký thực
hiện 13 tiêu chí “nhà tôi xanh - sạch - đẹp”. Nhiều mô hình,
tập thể, cá nhân thực hiện có hiệu quả, được nhân rộng, khen
thưởng, biểu dương.
Qua thực hiện các mô hình, ý thức của người dân về phòng
chống tội phạm, tệ nạn xã hội được nâng lên, tỷ lệ trẻ suy
dinh dưỡng, bỏ học giảm đáng kể, chất lượng cuộc sống ngày

càng tốt hơn, cảnh quan môi trường từng bước được cải thiện,
nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp góp phần xây dựng nông thôn
mới ở địa phương.
- Yêu cầu xây dựng nông thôn mới:
Quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu và nội dung của Nghị
quyết Trung ương để xây dựng các chương trình kinh tế - xã
hội, các đề án chuyên ngành, cụ thể hóa thành các văn bản
quy phạm pháp luật. Trên cơ sở Nghị quyết và Chương trình
hành động của Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân
tỉnh, huyện, xã xây dựng kế hoạch cụ thể để chỉ đạo triển khai
thực hiện.


Xây dựng nông thôn mới cần sát với yêu cầu thực tế đó là đẩy
nhanh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, điều chỉnh Bộ tiêu chí
xây dựng nông thôn mới, để người dân phát huy được vai trò
chủ thể trong xây dựng nông thôn mới.
Việc tái cơ cấu nông nghiệp là thay đổi phương thức sản xuất
nông nghiệp từ thủ công sang quy mô hóa, hiện đại hóa. Việc
này nếu chỉ nhà nước hay nhân dân đều không làm được mà
phải dựa vào doanh nghiệp. Vì thế, cần đề ra những cơ chế,
chính sách pháp luật đủ mạnh để thu hút các doanh nghiệp
đầu tư vào nông nghiệp. Theo đó, tái cơ cấu nông nghiệp cần
cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp nông nghiệp có thu như
trạm giống cây trồng, vật nuôi, công ty thủy lợi, trung tâm
khuyến nông, khuyến ngư…Những đơn vị này trong nhiều
năm qua hoạt động với cơ chế bao cấp, không phải là đơn vị
nghiên cứu hay đơn vị kinh tế thực thụ nên dù có đóng vai trò
dẫn dắt người dân làm theo, nhưng không thể cam kết bao
tiêu sản phẩm cho người nông dân. Kết quả là, khi xảy ra tình

trạng được mùa mất giá hay được giá mất mùa, người thiệt
thòi nhất vẫn là nông dân. Vì thế, khi doanh nghiệp đầu tư vào
phát triển nông nghiệp sẽ là người quyết định sự phân khúc
thị trường, nên sẽ hướng dẫn người nông dân làm theo quy


trình canh tác của mình và bao tiêu sản phẩm cho người nông
dân.
Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng
hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu
quả và khả năng cạnh tranh cao; Nâng cao chất lượng cuộc
sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn; Hoàn thiện
đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; xây dựng
nông thôn mới bền vững theo hướng văn minh, giàu đẹp, bảo
vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; đảm
bảo điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, thể dục
thể thao ở hầu hết các vùng nông thôn gần với các đô thị trung
bình; Nâng cao năng lực phòng chống giảm nhẹ thiên tai, thực
hiện một bước các biện pháp thích ứng và đối phó với biển
đổi khí hậu toàn cầu, nhất là nước biển dâng.
- Sự khác biệt giữa xây dựng nông thôn trước đây với xây
dựng nông thôn mới:
Xây dựng nông thôn mới là một nhu cầu tất yếu, và là để đáp
ứng nhu cầu tất yếu của con người thì phải xây dựng nông thôn
mới .
Ở từng giai đoạn khác nhau, xây dựng và phát triển NN, nông


thôn khác nhau sao cho phù hợp với nhu cầu con người. Ví dụ:
Trước đây nước ta còn đói nghèo thì nhu cầu là: “Ăn no, mặc

ấm”. Ngày nay, kinh tế phát triển thì nhu cầu là: “Ăn ngon, mặc
đẹp”.
Xây dựng nông thôn mới là câu chuyện mới có sự khác biệt so
với trước đây, đó là: Xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí
quy định. Có sự chỉ đạo quyết liệt. Tập chung sức của toàn dân
và cả hệ thống chính trị.
Nông thôn là khu vực luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm
đã có nhiều chương trình, dự án, chính sách để phát triển vùng
nông thôn. Tuy nhiên, phương pháp và cách làm khác nhau,
các chương trình, dự án trước đây còn manh mún, chưa đồng
bộ, đồng thời thiếu sự gắn kết nên việc đầu tư còn trùng lặp,
chồng chéo. Rút kinh nghiệm từ những thành công và chưa
thành công của các chương trình trước, kết hợp học tập kinh
nghiệm nước ngoài, Chương trình xây dựng NTM lần này có
nhiều điểm mới so với các chương trình, dự án đã triển khai
từ nhiều năm trước đây; cụ thể là:
-Thứ nhất: xây dựng NTM thực hiện trên địa bàn xã theo Bộ
tiêu chí Quốc gia NTM(từ trước tới nay đây là lần đầu tiên


Nhà nước ta ban hành bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM để
các địa phương thực hiện mà trước đây chưa có).
-Thứ hai: trước đây xây dựng nông thôn cấp huyện, có thời kỳ
cấp thôn, nay trên địa bàn cấp xã và phạm vi toàn quốc.
-Thứ ba: cộng đồng dân cư trong đề án không trùng lặp nhau.
Đây là chương trình tổng thể, bao trùm các mục tiêu xây dựng
và phát triển nông thôn nước ta.
- Huy động cộng đồng:
a/ Khái niệm:
Cộng đồng là gì? Là một nhóm người chung sống trong

những liên kết xã hội nhất định, có chung một số đặc điểm và
quyền lợi, dựa vào nhau cùng tồn tại và phát triển.
Huy động cộng đồng là quá trình huy động các cá nhân và tập
thể (không phân biệt giai tầng, ý thức hệ, khoảng cách địa lí,
…), ở đó một nhóm người nhận thức được các mối quan tâm
hay nhu cầu chung và quyết định hành động để tạo nên lợi ích
chung.
b/ Đặc điểm:


Huy động cộng đồng có những đặc điểm cơ bản như sau:
+ Sức mạnh tổng hợp của các ngành có liên quan được huy
động vào việc phát triển cộng đồng.
+ Các lí luận xã hội của cộng đồng được huy động tham gia
vào công tác phát triển nông thôn.
+ Mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác tiềm năng về nhân lực,
vật lực, tài lực trong xã hội, phát huy và sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho cộng đồng phát
triển.
+ Có sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên của Đảng, sự quản
lý chặt chẽ của Nhà nước và vai trò chủ động, nòng cốt của
các ban ngành. Đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành
công việc huy động cộng đồng.
c/ Vai trò:
Huy động cộng đồng có vai trò huy động các lực lượng xã hội
tham gia vào công tác phát triển cộng đồng, phát triển nông
thôn.
Lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện chương trình;
huy động các nguồn lực, đặc biệt là huy động sự đóng góp nỗ



lực của nhân dân, các doanh nghiệp.
d/ Ý nghĩa:
An sinh của người dân:
Mọi người đều có quyền được phát triển, có công ăn việc làm,
đảm bảo cuộc sống có nhân phẩm và giá trị, được tôn trọng và
bảo vệ.
Công bằng xã hội:
Mọi người đều có quyền, có cơ hội như nhau để thỏa mãn nhu
cầu cơ bản và giữa gìn giá trị nhân phẩm của mình. Công
bằng xã hội đòi hỏi phân bố tài nguyên và quyền lấy quyết
định trong xã hội.
Tinh thần cộng đồng và trách nhiệm xã hội:
Con người với tư cách là một thành tố cộng đồng và xã hội,
không chỉ quan tâm đến cá nhân mình mà còn có trách nhiệm
với đồng loại, cùng nhau giải quyết những nhu cầu và vấn đề
chung.
- Huy động cộng đồng trong việc xây dựng nông thôn mới:
a/ Khái niệm:


Huy động cộng đồng trong việc xây dựng nông thôn mới là
quá trình huy động các nguồn lực xã hội có mối liên kết chặt
chẽ với nhau tham gia vào công tác xây dựng nông thôn mới.
b/ Đặc điểm, đặc trưng:
Huy động cộng đồng trong việc xây dựng nông thôn mới có
những đặc điểm, đặc trưng như sau:
+ Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân
nông thôn được nâng cao;
+ Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng

kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ;
+ Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và
phát huy;
+ An ninh tốt, quản lý dân chủ.
+ Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao.
c/ Vai trò:
Huy động cộng đồng trong việc xây dựng nông thôn mới,
người nông dân đóng vai trò chủ thể, vì vậy để nâng cao vai
trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới thì trước hết


phải tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người dân
về đường lối, chủ trương, chính sách và chương trình MTQG
xây dựng NTM.
d/ Phương pháp huy động cộng đồng trong việc xây dựng nông
thôn mới:
Tổ chức triển khai các chương trình trên địa bàn.
Phân công, phân cấp trách nhiệm của từng cấp và các ban,
ngành cùng cấp trong việc tổ chức thực hiện Chương trình
theo nguyên tắc tăng cường phân cấp và đề cao tinh thần trách
nhiệm cho cơ sở.
Chỉ đạo lồng ghép có hiệu quả các Chương trình, dự án trên
địa bàn; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý thực
hiện chương trình và thực hiện chế độ báo cáo hàng năm.
Tổ chức tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và
nhà nước về xây dựng NTM thông qua các hệ thống văn bản,
thông tin đại chúng, báo chí, xây dựng phim… nhằm huy
động cộng đồng chung tay xây dựng nông thôn trên địa bàn
xã.
Huy động sự tham gia của tầng lớp nhân dân, cán bộ, các tổ



chức đoàn thể: đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã và các tổ
chức thành viên tích cực tham gia vào thực hiện Chương
trình; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, bổ sung theo các
nội dung mới phù hợp với chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới.
- Chủ thể xây dựng nông thôn mới:
Nông nghiệp là quá trình sản xuất ra lương thực, thực phẩm
cung cấp cho con người và tạo ra của cải cho xã hội.
Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia
sản xuất NN, sống chủ yếu bằng ruộng vườn sau đó đến ngành
nghề khác và tư liệu chính là đất đai.
Nông thôn là nơi ở, nơi cư trú của mọi tầng lớp nhân dân, trong
đó chủ yếu là nông dân. Nông thôn là nơi nền sản xuất chủ yếu
dựa vào nông nghiệp.
Chương trình xây dựng NTM đặt vai trò người nông dân làm
chủ thể được thể hiện ở các điểm sau:
Ngay từ đầu người dân được tham gia ý kiến vào bản Quy hoạch
NTM của xã, vào Đề án xây dựng NTM của xã theo nhiều hình


thức khác nhau.
Cộng đồng dân cư sẽ quyết định làm việc gì trước, việc gì làm
sau nếu xét thấy thiết thực, hiệu quả nhất với nhu cầu của
người dân trong xã nhưng vẫn theo quy hoạch, kế hoạch đã
được duyệt và theo các quy chuẩn của nhà nước.
Quyết định mức đóng góp công, của vào xây dựng các công
trình công cộng của địa phương.

Tự giác, chủ động thực hiện chỉnh trang nơi ăn, chốn ở của
mình theo tiêu chuẩn NTM như: Xây dựng đủ các công trình
vệ sinh, bố trí khu chăn nuôi hợp vệ sinh; cải tạo ngõ xóm,
tường rào để có cảnh quan đẹp. Không thể có NTM nếu các
hệ thống công cộng đẹp mà nơi ở của người dân lại không
được quy hoạch, xây dựng, chỉnh trang, ngăn nắp sạch sẽ...thì
cũng không đạt được tiêu chuẩn về nông thôn mới.
Tất cả các công việc trong xây dựng NTM, việc gì người dân
làm được thì giao cho người dân làm, việc gì người dân
không làm được mới thuê và có sự giám sát của Ban quản lý
xây dựng nông thôn mới cấp xã và ban giám sát thôn và người
dân.


Người dân làm chủ xây dựng NTM phải thể hiện: xuất phát từ
nhu cầu tăng thu nhập người dân cần chủ động tìm cách tiếp
thu, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, phải
học hành, quyết định đầu tư, chọn hướng sản xuất và thâm
canh trên ruộng, nương, vườn của mình để có năng suất cao,

Tóm lại, xây dựng NTM là mọi công việc đều phải dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ. Chúng ta
không thể có NTM dù hạ tầng khang trang mà đời sống vật
chất, tinh thần của người dân còn nghèo, thiếu việc làm,…
- Căn cứ xác định tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo bộ
NN&PTNT:
- Cấp tỉnh:
Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng NTM cấp tỉnh do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm trưởng ban, Phó Trưởng ban
thường trực là Phó Chủ tịch UBND tỉnh và 01 Phó Trưởng

ban là Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các
thành viên Ban Chỉ đạo là lãnh đạo các sở, ban ngành liên
quan. Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh gồm Trưởng ban, các
phó trưởng ban và 3 ủy viên là đại diện lãnh đạo các Sở: Xây


dựng, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính;
Ban Chỉ đạo các Chương trình xây dựng NTM của tỉnh, Cấp
tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, điều hành việc thực hiện
các nội dung của Chương trình NTM trên phạm vi địa bàn.
b) Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng NTM cấp tỉnh thành lập
Văn phòng điều phối Chương trình Mục tiêu quốc gia NTM
đặt tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Ban Chỉ
đạo tỉnh thực hiện Chương trình trên địa bàn. Nhân sự của Văn
phòng điều phối gồm cán bộ do các sở, ngành liên quan cử đến
và cán bộ chuyên trách của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn. Chánh Văn phòng điều phối là Lãnh đạo Sở Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
- Cấp huyện:
Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng NTM cấp huyện do Chủ
tịch UBND huyện làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch UBND
huyện là Phó Trưởng ban. Thành viên gồm lãnh đạo các
phòng, ban có liên quan của địa phương;
Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của huyện có trách
nhiệm chỉ đạo, quản lý, điều hành việc thực hiện các nội dung


của Chương trình NTM trên phạm vi địa bàn.
b) Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng
Kinh tế) là cơ quan thường trực điều phối, giúp Ban Chỉ đạo

huyện thực hiện Chương trình trên địa bàn.
- Cấp xã:
Thành lập Ban Quản lý xây dựng NTM xã do UBND xã quyết
định thành lập. Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban; Phó Chủ
tịch UBND xã là Phó Trưởng ban. Thành viên là một số công
chức xã, đại diện một số Ban, ngành, đoàn thể chính trị xã và
trưởng thôn.
Ban quản lý xây dựng NTM xã hoạt động theo hình thức kiêm
nhiệm, trực thuộc UBND xã, có tư cách pháp nhân, được mở
tài khoản và sử dụng con dấu của UBND xã trong hoạt động
giao dịch với các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của
pháp luật
Ban quản lý xây dựng NTM xã có các nhiệm vụ và quyền
hạn chủ yếu sau đây:
Ban quản lý xây dựng NTM xã là chủ đầu tư các dự án, nội
dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. UBND tỉnh và


UBND huyện có trách nhiệm hướng dẫn và tăng cường cán
bộ chuyên môn giúp các Ban quản lý xây dựng NTM xã thực
hiện nhiệm vụ được giao.
Tổ chức xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch tổng thể và kế
hoạch đầu tư hàng năm xây dựng NTM của xã, lấy ý kiến các
cộng đồng dân cư trong toàn xã và trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
Tổ chức và tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện,
giám sát các hoạt động thực thi các dự án đầu tư trên địa bàn
xã.
Quản lý và triển khai thực hiện các dự án, nội dung bao gồm
việc thực hiện các bước từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư,

nghiệm thu bàn giao và đưa dự án vào khai thác, sử dụng.
Được ký các hợp đồng kinh tế với các đơn vị có tư cách pháp
nhân, cộng đồng hoặc cá nhân cung cấp các hàng hóa, xây lắp
và dịch vụ để thực hiện các công trình, dự án đầu tư.
Trong trường hợp, đối với các công trình có yêu cầu kỹ thuật
cao, đòi hỏi có trình độ chuyên môn mà Ban quản lý xây dựng
NTM xã không đủ năng lực và không nhận làm chủ đầu tư,


×