Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 128 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN HOÀNG VŨ

QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI ĐẠI DIỆN
THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

Hà Nội, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN HOÀNG VŨ

QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI ĐẠI DIỆN
THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2014
Ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT

Hà Nội - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn luật học này là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học rất nghiêm túc và
nhiệt tình của Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Như Phát.
Những thông tin, trích dẫn và bản án trong luận văn là trung thực, được
dẫn từ các nguồn tham khảo có thật. Các phân tích, bình luận, đánh giá, so
sánh, gợi mở và kiến nghị trong công trình đều dựa trên một quá trình làm
việc, tìm tòi, nghiên cứu một cách nghiêm túc của chính tác giả luận văn.
Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, học viên Trần Hoàng Vũ xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Trần Hoàng Vũ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƢỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP
LUẬT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ...................................................................6
1.1. Khái niệm về công ty cổ phần và đại diện công ty cổ phần ..........................6
1.1.1. Khái niệm Công ty cổ phần ........................................................................6
1.1.2. Người đại diện theo pháp luật ..................................................................10
1.2. Đặc điểm của người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần ...........12
1.3. Cơ sở hình thành mối quan hệ đại diện giữa người đại diện theo pháp luật
với công ty cổ phần.............................................................................................17
1.4. Vai trò của người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần ...............20
1.5. Căn cứ xác lập quyền đại diện của người đại diện theo pháp luật trong công
ty cổ phần ............................................................................................................21
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA
NGƢỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ......25

2.1. Xác lập và chấm dứt tư cách người đại diện theo pháp luật........................25
2.1.1. Điều kiện trở thành người đại diện theo pháp luật ..................................25
2.1.2. Các trường hợp xác lập và chấm dứt tư cách người đại diện theo pháp luật
............................................................................................................................29
2.2. Số lượng người đại diện theo pháp luật .......................................................32
2.3. Chức danh quản lý của người đại diện theo pháp luật ................................34
2.4. Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật ....37
2.4.1. Quyền hạn, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật .........................37
2.4.2. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật ......................................42
2.5. Giới hạn thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật .............................47
2.6. Cơ chế giám sát thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật .................49
CHƢƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA
NGƢỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ......57
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật .........................................................57


3.2. Những kiến nghị cụ thể ...............................................................................58
3.2.1. Kiến nghị về khái niệm người đại diện theo pháp luật ............................58
3.2.2. Kiến nghị về thời điểm phát sinh tư cách người đại diện theo pháp luật 59
3.2.3. Kiến nghị về công khai thông tin về người đại diện theo pháp luật ........62
3.2.4. Kiến nghị xây dựng án lệ về trách nhiệm của người đại diện theo pháp
luật ......................................................................................................................63
KẾT LUẬN ..............................................................................................................65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CTCP


Công ty cổ phần

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông



Tổng giám đốc hoặc Giám đốc

HĐQT

Hội đồng quản trị

LDN

Luật Doanh nghiệp

NĐDTPL

Người đại diện theo pháp luật


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc tiếp nhận các học thuyết pháp lý điển hình vào việc xây dựng và ban
hành pháp luật là một nhu cầu cần thiết, đặc biệt là lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp.
Theo đó, học thuyết về đại diện đã được pháp luật công ty nhiều quốc gia tiếp nhận,
phát triển các nguyên tắc của học thuyết vào mô hình quản trị công ty hiện đại, đặc
biệt là sự phân tách giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, kiểm soát công ty. Việt

Nam cũng là một quốc gia tiếp nhận gần như trọn vẹn học thuyết đại diện vào pháp
luật doanh nghiệp.
Việc chuyển giao vốn và quyền quản lý công ty từ cổ đông sang người quản
lý, người đại diện chính là đặc trưng pháp lý nổi bật của công ty cổ phần (CTCP), từ
đó đặt ra những vấn đề pháp lý cần phải giải quyết cho pháp luật doanh nghiệp,
trong đó có vấn đề người đại diện theo pháp luật (NĐDTPL) của CTCP. Bản thân
CTCP là bộ phận cấu thành của nền kinh tế, là một chủ thể độc lập của quan hệ
pháp luật. Tự bản thân công ty không thể đứng ra xác lập và thực hiện các giao dịch
mà nó chỉ hành động thông qua những con người cụ thể. Cho nên, CTCP cần có
NĐDTPL để nhân danh và vì lợi ích của công ty xác lập, thực hiện các giao dịch
với các chủ thể khác trong xã hội. Chế định NĐDTPL là một trong những chế định
quan trọng và có nhiều điểm mới trong Luật doanh nghiệp 2014 (LDN 2014) mang
tính đột phá, thể hiện tư duy rất thoáng về quyền tự do kinh doanh của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, bản thân LDN 2014 và các văn bản pháp luật liên quan khi quy
định về NĐDTPL cũng tồn tại nhiều quy định bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn
đời sống kinh doanh của CTCP. Bên cạnh đó, quá trình làm ăn, giao thương với
CTCP thì khách hàng, đối tác cũng rất khó khăn trong việc xác định đúng NĐDTPL
của chính CTCP đó, trong nhiều trường hợp có thể tạo nên những rủi ro đe dọa bởi
nguy cơ hợp đồng vô hiệu.
Hiện nay, khoa học pháp lý rất cần những nghiên cứu để làm rõ các vấn đề lý
luận, thực trạng pháp luật về NĐDTPL trong CTCP, đồng theo đề xuất các kiến
nghị, giải pháp hữu ích để hoàn thiện các quy định của pháp luật doanh nghiệp.
1


Chính vì các lẽ đó, tác giả quyết định chọn đề tài “Quyền, nghĩa vụ của người đại
diện theo pháp luật trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014” để làm
luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hiện nay, chế định về NĐDTPL của doanh nghiệp đã được nhiều tác giả

quan tâm và nghiên cứu, điển hình như các công trình như:
Ngô Gia Hoàng – Nguyễn Thị Thương (2016), Người đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 dưới góc độ quyền tự do
kinh doanh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7 (339). Bài viết trình bài khái quát
về NĐDTPL của doanh nghiệp và quyền tự do kinh doanh; những điểm mới nổi bật
về NĐDTPL của LDN 2014; đưa ra một số đề xuất hoàn thiện pháp luật liên quan
đến NĐDTPL. Tuy nhiên, bài tạp chí này chỉ tiếp cận ở góc độ hẹp trên tinh thần
của quyền tự do kinh doanh mà chưa giải quyết các vấn đề lý luận, thực tiễn có liên
quan;
Nguyễn Hợp Toàn (2017), Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ
ba trong trường hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ phần có nhiều
người đại diện theo pháp luật, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9. Bài viết trình bày cơ
bản về ý nghĩa của quy định có nhiều NĐDTPL của LDN 2014 và làm rõ cơ chế
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba trong trường hợp Công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ phần có nhiều NĐDTPL;
Phan Thành Nhân (2018), Thực trạng quy định của pháp luật về người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp và hướng hoàn thiện, Tạp chí Tòa án nhân
dân, số 7. Bài viết khái quát về các khía cạnh pháp lý quan trọng về NĐDTPL của
LDN 2014, từ đó có phân tích một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện;
Nguyễn Thị Thanh (2016), Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp,
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề (tháng 8). Bài viết trình bày những ưu
điểm của việc doanh nghiệp có nhiều NĐDTPL, từ đó có đề xuất các kiến nghị để
hoàn thiện pháp luật;
Bùi Đức Giang (2015), Hành lang pháp lý mới về người đại diện theo pháp
2


luật của luật doanh nghiệp 2014, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6(326). Bài
viết tập trung phân tích các quy định mới của LDN 2014 về chế định NĐDTPL, đặc
biệt về việc chỉ định, quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL cùng trách nhiệm dân sự của

chức danh này.
Bùi Thị Tâm (2017), Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp từ thực tiễn
Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học - Học viện khoa học Xã
hội. Đề tài này trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp, cũng như thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn của Tổng Công
ty thuốc lá Việt Nam về NĐDTPL.
Phạm Lâm Hải Nguyên (2014), Chế định người đại diện của doanh nghiệp
theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học – Trường Đại học
Luật Tp. Hồ Chí Minh. Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận và thực
tiễn áp dụng các quy định về người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh
nghiệp 2005. Từ đó, đề xuất kiến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện
pháp luật doanh nghiệp Việt Nam về chế định người đại diện của doanh nghiệp.
Ngoài các công trình tiêu biểu trên, khoa học pháp lý còn tồn tại khá nhiều
công trình nghiên cứu về chế định NĐDTPL của doanh nghiệp. Mỗi công trình đều
có phạm vi và mục đích nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu về NĐDTPL
trong CTCP, đặt trong đặc trưng của CTCP về vốn, quản trị nội bộ thì chưa có
nhiều. Đây được xem là “khoảng trống” để tác giả lựa chọn và nghiên cứu đề tài
này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực trạng pháp luật về
quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL trong CTCP. Từ đó, đề xuất các kiến nghị và giải
pháp khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp Việt Nam về người đại diện
công ty cổ phần.
Để được mục đích nghiên cứu, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể
sau: Một là, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về NĐDTPL trong CTCP; Hai là, phân
tích, đánh giá, bình luận thực trạng quy định của pháp luật doanh nghiệp về quyền
3


và nghĩa vụ của NĐDTPL trong CTCP; làm rõ về cơ bản thực tiễn pháp luật về

quyền quyết định về số lượng và thẩm quyền của NĐDTPL trong các CTCP; Ba là,
tìm ra các kiến nghị và giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện quy định về quyền và
nghĩa vụ NĐDTPL của LDN và văn bản liên quan.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo
pháp luật trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014”, cụ thể là: (i) những
vấn đề lý luận về đại diện trong pháp luật công ty, quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL;
(ii) thực trạng quy định của LDN 2014 về quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL trong
CTCP; (iii) thực tiễn áp dụng LDN 2014 về quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL trong
các CTCP.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các quy định của LDN và các văn bản pháp
luật liên quan như Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 về quyền quyết định của CTCP về
số lượng và thẩm quyền của NĐDTPL, cũng như quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL
trong CTCP. Ngoài ra, đề tài cũng nghiên cứu thực tiễn áp dụng LDN 2014 về
quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL trong các CTCP.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để phục vụ nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu chủ đạo sau: Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so
sánh và phương pháp phân tích bản án.
Thứ nhất, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp: đây là hai
phương pháp nghiên cứu quan trọng của đề tài, được sử dụng ở cả 3 Chương của
luận văn, nhằm phân tích, giải mã và đánh giá các quy định của LDN 2014 về
quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL. Phương pháp tổng hợp còn được sử dụng để tổng
hợp và đúc rút kết quả của quá trình nghiên cứu;
Thứ hai, phương pháp phân tích vụ việc: được sử dụng để phân tích, đánh giá
và bình luận một số tranh chấp về thẩm quyền của NĐDTPL trong CTCP. Từ đó,
tạo tiền đề để phát hiện các vấn đề liên quan, cũng như tạo ra các luận cứ quan trọng
cho việc nghiên cứu đề tài.
4



Thứ ba, phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh và đối chiếu các quy
định của các văn bản pháp luật sau: (i) BLDS 2015 với BLDS 2005 về vấn đề đại
diện trong quan hệ dân sự; (ii) LDN 2005 với LDN 2014 về chế định NĐDTPL của
doanh nghiệp. Qua đó, tác giả đánh giá những vấn đề tương đồng và khác biệt để
làm rõ ền ngày 26/7/2011) và ông BĐ_Trần Văn Phương- ủy quyền
cho ông Trần Tuấn Kiệt(Giấy ủy quyền ngày 27/7/2011và việc ủy quyền cho
ông Kiệt được ông BĐ_Trần Văn Phương thừa nhận tại đơn yêu cầu độc
lập ngày 19/11/2013). Như vậy, cuộc họp Hội đồng quản trị ngày 28/7/2011 có
mặt đầy đủ các thành viên Hội đồng quản trịcủa Công ty cổphần Địa ốc An An
Nam Kỳ và cuộc họp của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc An An
Nam Kỳ này đã thông qua quyết định bãi nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc đối với
ông BĐ_Trần Văn Phương; bổ nhiệm ông LQ_Trần Văn Châu giữ chức vụ Tổng
Giám đốc của Công ty cổ phần Địa ốc An An Nam Kỳ thay cho ông BĐ_Trần

43


Văn Phương với số phiếu biểu quyết là 05/06 phiếu, là hoàn toàn đúng quyền hạn
của Hội đồng quản trị được quy định tại Điều 27, 29 Điều lệ Công tycổ phần Địa
ốc An An Nam Kỳ và Điểm h Khoản 1,Khoản 3 Điều 108; Khoản 2, Khoản
8Điều 112 và Khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp. Căn cứ kết quả của cuộc
họp Hộiđồng quản trị ngày 28/7/2011, ông NĐ_Nguyễn Văn Kiệt- Chủ tịch Hội
đồng quản trị ra quyết định số 09/HĐQT ngày 01/8/2011 bổ nhiệm ông
LQ_Trần Văn Châu làm Tổng Giám đốc của Công ty cổ phần Địa ốc An An
Nam Kỳ; Quyết định số 10/HĐQT ngày 01/8/2011 miễn nhiệm chức danh Tổng
Giám đốc -người đại diện theo pháp luật của ông BĐ_Trần Văn Phương. Việc
ông NĐ_Nguyễn Văn Kiệt ra quyết định miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc
của ông BĐ_Trần Văn Phương và quyết định bổ nhiệm ông LQ_Trần Văn Châu
làm Tổng Giám đốc của Công ty cổ phần Địa ốc An An Nam Kỳ phù hợp với

quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 28 Điều lệ Công ty cổ phần Địa ốc An An
Nam Kỳ và Điểm c Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp. Do đó, LQ_Công ty
cổ phần Tập đoàn An An cho rằng Công ty cổ phần Địa ốc An An Nam Kỳtổ
chức cuộc họp Hội đồng quản trị thông qua các quyết định bãi nhiệm chức vụ
Tổng Giám đốc đối với ông BĐ_Trần Văn Phương; bổ nhiệm ông LQ_Trần Văn
Châu giữ chức vụ Tổng Giám đốc của Công ty cổ phần Địa ốc An An Nam Kỳ
và Chủ tịch Hội đồng quản trị ra các Quyết định số 09 và 10 ngày 01/8/2011 trái
pháp luật là không có cơ sở chấp nhận.
Ngoài ra, trong cùng ngày 28/7/2011 Công ty cổ phần Địa ốc An An
Nam Kỳ tổ chức Đại hội đồng cổ đông để thay đổi người đại diện theo pháp luật
và sửa đổi Điều 6 Điều lệ Công tycổ phần Địa ốc An An Nam Kỳ. Theo ghi
nhận tại biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thể hiện kết quả biểu quyết nhất trí
của Đại hội đông cổ đông về thay đổi người đại diện theo pháp luật và sửa đổi
Điều 6 Điều lệ Công ty là 5/6 phiếu, đạt tỉ lệ 83% trên tổng số phiếu biểu quyết.
Nhưng theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 23 Nghị định 102/2010/NĐ-CP
ngày 01/10/2010 của Chính phủ thì “cổđông chỉ thanh toán 1 phần số cổ phần
đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết tương ứng với với số cổ phần đã thanh

44


toán”. LQ_Công ty cổ phần Tập đoàn An An cho rằng LQ_Công ty cổ phần Tập
đoàn An An đã thanh toán vào Công ty cổ phần Địa ốc An An Nam Kỳ là
9.772.070.228 và cho rằng ông Vĩnh chỉ góp 1,22 tỷ đồng, ông LQ_Hiếu chỉ
góp 0,5 tỷ đồng, ông LQ_Đăng chỉ góp 0,7 tỷ đồng, bà Thảo chỉ góp 0,7 tỷ
đồng, riêng ông LQ_Thành chỉ mang tính chất ghi danh, sau đó mới góp 400
triệu đồng nhưng không xuất trình được chứng cứ chứng minh cho việc đã thanh
toán số tiền này (BL 382). Hơn nữa, số tiền mà LQ_Công ty cổ phần Tập đoàn
An An cho rằng đã thanh toán này cũng không được các cổ đông NĐ_Nguyễn
Văn Kiệt, LQ_Lê Văn Hiếu, LQ_Trần Văn Châu, LQ_Trần Hải Đăng,

LQ_Nguyễn Văn Thành chấp nhận, nên việc LQ_Công ty cổ phần Tập đoàn An
An khai đã thanh toán 9.772.070.228 đồng không có cơ sở để tin cậy. Các cổ
đông NĐ_Nguyễn Văn Kiệt khai đã thanh toán 2 tỷ 320 triệu đồng, LQ_Nguyễn
Văn Thành khai đã thanh toán 3 tỷ đồng, LQ_Lê Văn Hiếu khai đã thanh toán 1,6
tỷ đồng, LQ_Trần Hải Đăng khai đã thanh toán 1,8 tỷ đồng, LQ_Trần Văn
Châu đã thanh toán 1,8 tỷ đồng nhưng cũng không đưa ra được đầy đủ chứng cứ
để chứng minh (cho rằng có một số giấy thanh toán tiền bị thất lạc).Hội đồng
xét xử xét thấy các lời khai về số tiền đã thanh toán của 06 cổ đông Công ty cổ
phần Địa ốc An An Nam Kỳ không có căn cứ để chấp nhận. Vì vậy, để xác định
tỷ lệ giá trị cổ phần đã thanh toán của mỗi cổ đông với giá trị cổ phần phải thanh
toán thì phải căn cứ vào các biên bản họp Đại hội đồng cổ đông ngày
13/11/2010 (BL 206, 207, 239, 241) bởi lẽ:
 Tại đơn khởi kiện vụ án hành chính ngày 30/9/2013 và văn bản trình

bày ngày 10/10/2013 của LQ_Công ty cổ phần Tập đoàn An An - do ông
BĐ_Trần Văn Phương ký tên đại diện đã xác định đầu tư tại dự án 7A: “số tiền
gần15 tỷ đồng”. Tuy nhiên, theo báo cáo tổng hợp chi phí của Ban quản lý phát
triển Khu đô thị mới ĐN thì chi phí đầu tư của Công ty cổ phần Địa ốc An An
Nam Kỳ tại dự án là 13.004.009.000 đồng. Báo cáo này phù hợp với việc xác
định tổng mức chi phí tại Biên bản ngày 13/11/2010: 11.892.070.228 đồng +
ông LQ_Thành góp thêm 400 triệu đồng (như nguyên đơn và bị đơn trình bày)

45


+ LQ_Công ty cổ phần Tập đoàn An An góp thêm570.000 đồng (như nguyên
đơn và những người liên quan trình bày).
 Các biên bản này là các biên bản cuối cùng được Đại hội đồng cổ

đông (cómặt 100% cổ đông) thông qua xác định số cổ phần mà các cổ đông

phải đóng góp (đăng ký mua) và xác định số tiền mà các cổ đông đã đóng góp
(đã thanh toán) vào Công ty cổ phần Địa ốc An An Nam Kỳ. Đồng thời, theo
như lời khai của các đương sự thì các đương sự không góp thêm và dự án đã
dừng đầu tư.
 Quy định tại Điều 7 Điều lệ Công ty cổ phần An An Nam

Kỳ:“vốnđiều lệ có thể tăng hoặc giảm do yêu cầu tình hình hoạt động của
Công ty và do quyết định của Đạihội đồng cổ đông”.


Tính từ ngày Công ty cổ phần Địa ốc An An Nam Kỳ được cấp Giấy

chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến nay đã hơn 03 năm. Theo quy định tại
Điều 6 và Điểm a, b Khoản 5, Khoản 6, Khoản 9 Điều 23 của Nghị định số
102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ thì Công ty cổ phần Địa ốc
An An Nam Kỳ phải đăng ký lại vốn điều lệ và vốn điều lệ của Công ty cổ phần
Địa ốc An An Nam Kỳ là tổng số cổ phần được quyền phát hành (vốn phải đóng
góp) được ghi nhận tại Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông ngày 13/11/2010.
Do đó, Hội đồng xét xử xác định cụ thể như sau:
Phần vốn phải đóng góp (Tống giá trị cổ phần được quyền phát hành)
là14.533.333.333 đồng.
Các cổ đông đã đóng góp (thanh toán) được tính theo tỉ lệ sau:
 LQ_Công

ty

cổ

phần


Tập

đoàn

An

Nam:

2.342.070.028

đồng/14.503.333.333đồng,chiếm tỷ lệ 16,15%;
 Ông NĐ_Nguyễn Văn Kiệt: 2.320.000.000 đồng/14.503.333.333

đồng, chiếm tỷ lệ16%;
 Ông LQ_Lê Xuân Thành: 3.000.000.000 đồng/14.503.333.333 đồng

chiếm tỷ lệ20,68%;
Ông LQ_Lê Phi Hiếu: 1.600.000.000 đồng/14.503.333.333 đồng,

46


chiếm tỷ lệ11,03%;
 Ông LQ_Trần Hải Đăng: 1.800.000.000 đồng/14.503.333.333

đồng, chiếm tỷ lệ 12,41%;
Ông LQ_Ngô Bảo Châu: 1.800.000.000 đồng/14.503.333.333 đồng,
chiếm tỷ lệ12,41%;
Số tiền chưa góp theo thống nhất tại Biên bản ngày 13/11/2010:
1.641.263.305 đồng, tỷ lệ 11,32%.

Như vậy, theo thống nhất của Đại hội đồng cổ đông ngày 13/11/2010 về
giá trị số cổ phần mà các cổ đông phải đóng góp (đăng ký mua) và giá trị số cổ
phần đã thanh toán của từng cổ đông theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 23
Nghị định 102/NĐ-CP nêu trên thì cuộc họp Đại hội đồng cổ đông ngày
28/7/2011có nội dung thông qua việc thay đổi người đại diện theo pháp luật và
sửa đổi Điều lệ của Công ty cổ phần Địa ốc An An Nam Kỳ với kết quả biểu
quyết nhất trí của 5/6 cổ đông (NĐ_Kim, LQ_Thành, LQ_Hiếu, LQ_Đăng,
LQ_Châu) chỉ chiếm tỷ lệ biểu quyết 69,63%. 01 cổ đông ông Trần Tuấn Kiệt đại diện cho LQ_Công ty cổ phần Tập đoàn An An không nhất trí, chiếm tỉ lệ
30,37%. Căn cứ theo Điểm b Khoản 3 Điều
104 Luật Doanh nghiệp: “Phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng
số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận” thì việc thay đổi
người đại diện theo pháp luật và sửa đổi Điều 6 Điều lệ Công ty của Đại hội
đồng cổ đông của Công ty cổ phần Địa ốc An An Nam Kỳ không được thông
qua. Cho nên, việc ông NĐ_Nguyễn Văn Kiệt - Chủ tịch Hội đồng quản trị căn
cứ vào kết quả không được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông ngày
28/7/2011 để ra Quyết định số 08 ngày 01/8/2011 thay đổi ông BĐ_Trần Văn
Phương bằng ông LQ_Trần Văn Châu làm người đại diện theo pháp luật; sửa đổi
Điều 6 Điều lệ Công ty và ra Quyết định số 10/HĐQT ngày 01/8/2011 của Hội
đồng quản trị thay đổi người đại diện theo pháp luật từ ông BĐ_Trần Văn
Phương sang ông LQ_Trần Văn Châu là không đúng quy định.
Tuy nhiên, sau khi ra các quyết định trên, vào ngày 03/4/2012 Công ty

47


cổ phần Địa ốc An An Nam Kỳ tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (lần 1)
để tiến hành thay đổi người đại diện theo pháp luật và thay đổi Điều lệ Công ty.
Cuộc họp này ông BĐ_Trần Văn Phương không tham dự và theo quy định tại
Khoản 1 Điều 33 Điều lệ Công ty“phải do số cổ đông đại diện ít nhất 75%
tổng sốcổ phần có quyền biểu quyết” theo quy định của Điều lệ này thì cuộc

họp Đại hội đồng cổ đông ngày 03/4/2012 không đủ điều kiện tiến hành họp
nên Đại hội đồng cổ đông đã thống nhất hoãn phiên họp này và quyết định tổ
chức họp Đại hội đồng cổ đông vào ngày 20/4/2012. Ngày 20/4/2012 Đại hội
đồng cổ đông tiếp tục tiến hành họp để xem xét các nội dung trên. Tại cuộc họp
này, ông BĐ_Phương vẫn vắng mặt và có mặt 5/6 cổ đông,với tỉ lệ 69,63% cổ
phần có quyền biểu quyết. Như vậy, theo quy định tại Khoản 2 Điều 33 Điều lệ
Công ty và Khoản 2 Điều 102 Luật Doanh nghiệp“cuộc họp Đại hội đồng cổ
đông triệu tập lần thứ 2 được tiến hành khi có số cổ đông đại diện ít nhất 51%
tổng số cổ phần có quyền biểu quyết” cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần hai
ngày 20/4/2012 đủ điều kiện đế tiến hành. Tại cuộc họp lần hai, Đại hội đồng
cổ đông đã nhất trí thay đổi Điều lệ Công ty liên quan đến người đại diện theo
pháp luật và ông LQ_Trần Văn Châu - Tổng Giám đốc là người đại diện theo
pháp luật của Công ty với số phiếu biểu quyết nhất trí 5/5 cổ đông, đạt 100%
tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của các cổ đông dự họp. Vì vậy, theo quy
định tại Điểm b Khoản 3 Điều 104 Luật Doanh nghiệp“Phải được số cổ đông
đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp
chấp thuận” thì quyết định về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật; sửa
đổi Điều 6 Điều lệ Công ty của Đại hội đồng cổ đông của Công ty cổ phần Địa
ốc An An Nam Kỳ được thông qua và theo quy định tại Điều 27 Nghị định
số 102/2010/NĐ- CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ thì quyết địnhcủa Đại hội
đồng cổ đông có hiệu lực kể từ ngày thông qua, tức kể từ ngày 20/4/2012 ông
LQ_Trần Văn Châu là người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần Địa
ốc An An Nam Kỳ. Cho nên, căn cứ vào Khoản 2 Điều 36 Luật Doanh nghiệp:
“Con dấu là tài sản của doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của doanh

48


nghiệp phải chịu trách nhiệm quản lý sử dụng con dấu theo quy định của pháp
luật...” và căn cứ vào Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày

24/8/2001 của Chính
phủ về quản lý, sử dụng con dấu: “Người đóng dấu các cơ quan, tổ chức có
trách nhiệm quản lý, sử dụng con dấu của cơ quan tổ chức mình ” thì ông
LQ_Trần Văn Châu- người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần Địa ốc
An An Nam Kỳ là người có trách nhiệm quản lý, sử dụng con dấu và ông
BĐ_Trần Văn Phương đang giữ con dấu của Công ty cổ phần Địa ốc An An
Nam Kỳ(BL 61, 137) phải có trách nhiệm bàn giao con dấu của Công ty cổ
phần Địa ốc An An Nam Kỳ cho ông LQ_Trần Văn Châu như yêu cầu khởi
kiện của ông NĐ_Nguyễn Văn Kiệt là có căn cứ pháp luật.
Đối với yêu cầu tuyên vô hiệu đối với các văn bản họp, quyết định được
lập từ thời điểm ngày 30/9/2010 (ngày thiết lập hợp đồng chuyển nhượng cổ
phần): Tòa án nhân dân tỉnh QN đã nhiều lần yêu cầu LQ_Công ty cổ phần Tập
đoàn An An nêu cụ thể tuyên vô hiệu đối với các văn bản họp, quyết định nào
nhưng LQ_Công ty cổ phần Tập đoàn An An không nêu cụ thể. Hơn nữa, như
đã nhận định trên, các cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, các
quyết định của Hội đồng quản trị là hợp pháp nên không chấp nhận yêu cầu này
của LQ_Công ty cổ phần Tập đoàn An An.
Ngoài ra, bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có đơn yêu cầu
độc lập LQ_Công ty cổ phần Tập đoàn An An còn cho rằng: Biên bản họp Hội
đồng quản trị ngày 28/7/2011 không có chữ ký của ông Kiệt tại các trang. Tuy
nhiên, qua xem xét bản gốc của biên bản này các trang đều có chữ ký của ông
Kiệt.
Bên cạnh đó, LQ_Công ty cổ phần Tập đoàn An An cho rằng không nhận
được các văn bản triệu tập Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị cũng như
các biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, họp Hội đồng quản trị và quyết định
miễn nhiệm bãi nhiệm của Công ty đối với ông BĐ_Phương. Tuy nhiên, lời
trình bày trên không đúng với thực tế bởi lẽ như sau:

49



 Ông Kiệt có tham dự cuộc họp ngày 28/7/2011 theo ủy quyền của ông

BĐ_Phương.


LQ_Công ty cổ phần Tập đoàn An An có giấy chuyển phát nhanh

các văn bản trên có tại hồ sơ vụ án thế hiện có gởi nên mới có giấy hoàn lại.
 Ông BĐ_Phương có nhận được các văn bản nên mới có phản đối tại

Công văn số 42/2011/TĐV ngày 23/8/2011.
 Tại đơn yêu cầu giám định ngày 16/5/2011 (BL 562) có kèm theo

văn bản gốc Biên bản họp Hội đồng quản trị ngày 10/12/2012.
Như vậy, LQ_Công ty cổ phần Tập đoàn An An cho rằng không nhận
được các văn bản nào là không đúng sự thật.
Về số tiền 3.000.000 đồng mà LQ_Công ty cổ phần Tập đoàn An An nộp
cho Tòa án nhân dân tỉnh QN tạm ứng để chi phí cho việc giám định, tại biên
bản giao nhận của Tòa án nhân dân tỉnh QN vào ngày 18/4/2014 nhưng việc
giám định không thực hiện. Do đó, số tiền này được hoàn trả lại cho LQ_Công
ty cổ phần Tập đoàn An An. Tuy nhiên, LQ_Công ty cổ phần Tập đoàn An An
không nhận lại số tiền này. Hội đồng xét xửxét thấy số tiền này cần chuyển giao
cho cơ quan Thi hành án tỉnh QN nhận để hoàn trả lại cho LQ_Công ty cổ phần
Tập đoàn An An là đúng theo quy định của pháp luật.
Vì các lẽ trên;
QUYẾTĐỊNH:
Áp dụng: Khoản 2 Điều 36; Khoản 2 Điều 102; Điểm b Khoản 3
Điều 104; Điểm h
Khoản 1 Khoản 3 Điều 108; Khoản 1 Điều 111; Khoản 2, Khoản 8 Điều 112

và Khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp,
Xử:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông NĐ_Nguyễn Văn Kiệt:

Buộc ông BĐ_Trần Văn Phương bàn giao con dấu Công ty cổ phần Địa ốc
An Nam Nam Kỳ cho người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần Địa ốc
An An Trung Kỳ là ông LQ_Trần Văn Châu quản lý, sử dụng theo quy định.

50


2. Không chấp nhận các yêu cầu độc lập của LQ_Công ty cổ phần Tập
đoàn An An về:


Yêu cầu hủy bỏ các văn bản liên quan đến việc thành lập Công ty cổ phần

Địa ốc An Nam Nam Kỳ gồm: Các hợp đồng chuyển nhượng cổ phần ngày
30/9/2010; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 4000501099 do Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh QN cấp ngày 27/10/2010.


Yêu cầu hủy bỏ Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và Biên bản họp

Hội đồng quản trị ngày 28/7/2011; Quyết định số 10/HĐQT ngày 01/8/20-11 và
Quyết định số 09/HĐQT ngày 01/8/2011; Quyết định số 08 ngày 01/8/2011 và
Quyết định số 10/HĐQT ngày 01/8/2011 của Hội đồng quản trị của LQ_Công
ty cổ phần Tập đoàn An An.
 Yêu cầu tuyên vô hiệu đối với các văn bản họp, quyết định được lập


từ thời điểm ngày 30/9/2010 (ngày thiết lập hợp đồng chuyển nhượng cổ
phần).
2. Án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm:


Ông NĐ_Nguyễn Văn Kiệt không phải chịu. Công ty cổ phần Địa

ốc An An Nam Kỳ được hoàn trả số tiền tạm ứng án phí 2.000.000 đồng (Hai
triệu đồng) đã nộp tại biên lai thu số
179 ngày 04/10/2013 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh QN(ông LQ_Trần Hải
Đăng nộp thay).
 LQ_Công ty cổ phần Tập đoàn An An phải chịu 2.000.000 đồng

(Hai triệu đồng). Được trừ vào số tiền 2.000.000 đồng tạm ứng án phí đã nộp
tại biên lai thu số 189 ngày 21/11/2013 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh QN.
3. Về số tiền giám định:

Hoàn trả lại cho LQ_Công ty cổ phần Tập đoàn An An số tiền tạm ứng
giám định 3.000.000 đồng (Ba triệu đồng).
Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành
án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có
quyền thỏa thuận thi hành án, yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị

51


cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân
sự; thời hiệu thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật
Thi hành án dân sự. Các đương sự có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ
ngày tuyên án.


52



×