Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Lựa chọn của người dân về các loại hình chăm sóc người cao tuổi hiện nay (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 87 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ DIỄM THÚY

LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI DÂN VỀ LOẠI HÌNH
CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TẠI QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ DIỄM THÚY

LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI DÂN VỀ LOẠI HÌNH
CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TẠI QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
Ngành: Xã hội học
Mã số: 8310301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS TRỊNH DUY LUÂN

HÀ NỘI, năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, do tôi trực tiếp làm dưới sự hướng dẫn của GS Trịnh Duy Luân. Các
số liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa được sử dụng trong bất
cứ một nghiên cứu nào khác. Đây là kết quả tôi đạt được trong quá trình
nghiên cứu
Tôi xin cam đoan mọi tham khảo trong luận văn này đều được ghi rõ
nguồn gốc, trích dẫn rõ ràng. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy định
viết khóa luận, hay gian trá, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2019

Học viên

Nguyễn Thị Diễm Thúy


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành
luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Xã hội học với đề tài:“lựa chọn của người
dân về các loại hình chăm sóc người cao tuổi”. Trước hết tôi xin chân thành
cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Xã hội học – Học viện Khoa học Xã hội,
đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Xã hội học đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ
và định hướng cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến GS Trịnh Duy Luân đã dành
nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá
trình tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo phường 2, Quận 10 Tp. Hồ
Chí Minh, đặc biệt là các bác trong Hội Người cao tuổi đã cung cấp những số

liệu cần thiết và giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình thu thập số liệu phục vụ
đề tài, đồng thời xin cảm ơn sự hợp tác cung cấp thông tin, giúp đỡ nhiệt tình
của người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu trong suốt quá trình tiến hành
nghiên cứu tại địa bàn.
Cuối cùng, tôi xin gửi những lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè
đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành quá trình học
tập và nghiên cứu đề tài của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Học viên

Nguyễn Thị Diễm Thúy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 11
1.1. Một số khái niệm chủ chốt ..................................................................................... 11
1.1.1. Già hoá dân số ................................................................................ 11
1.1.2. Người cao tuổi ................................................................................ 12
1.1.3. Chăm sóc Người cao tuổi ............................................................... 13
1.1.4. Các loại hình chăm sóc người cao tuổi .......................................... 13
1.2. Các lý thuyết vận dụng............................................................................................. 14
1.2.1. Lý thuyết hiện đại hóa của Goode (1963) ...................................... 14
1.2.2. Lý thuyết lựa chọn hợp lý của Jame S. Coleman ............................ 15
1.2.3. Lý thuyết cơ cấu – chức năng ......................................................... 15
1.3. Khung phân tích .......................................................................................................... 15
1.4. Một số chính sách về chăm sóc người cao tuổi hiện nay ........................... 16
1.5. Vai trò của gia đình và của các dịch vụ trong chăm sóc người cao tuổi24

1.5.1. Vai trò của hộ gia đình ................................................................... 24
1.5.2. Vai trò của các dịch vụ trong chăm sóc người cao tuổi ................. 25
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ LỰA CHỌN LOẠI HÌNH CHĂM SÓC
NGƯỜI CAO TUỔI HIỆN NAY ................................................................. 29
2.1. Một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu.......................................................... 29
2.1.1. Đặc điểm kinh tế và dân số. ............................................................ 29
2.1.2. Các đặc điểm văn hóa – xã hội. ...................................................... 29
2.2. Thực trạng chăm sóc người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu .................... 30
2.3. Các đặc điểm nhân khẩu của chủ thể (con cái người cao tuổi) và khách
thể chăm sóc (người cao tuổi) ........................................................................................ 30


2.3.1. Các đặc điểm nhân khẩu của khách thể chăm sóc (người cao tuổi).
................................................................................................................... 30
2.3.2. Các đặc điểm nhân khẩu của chủ thể (con cái người cao tuổi). ..... 35
2.4. Lựa chọn loại hình chăm sóc người cao tuổi trong điều kiện cho phép.37
2.4.1. Lựa chọn của chủ thể chăm sóc (con cái người cao tuổi) .............. 37
2.4.2. Lựa chọn của khách thể được chăm sóc (người cao tuổi).............. 40
Chương 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN LOẠI
HÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI ................................................... 44
3.1. Các yếu tố đạo lý, tâm lý, tình cảm..................................................................... 44
3.2. Yếu tố kinh tế ............................................................................................................... 51
3.3. Yếu tố thị trường dịch vụ ........................................................................................ 55
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 61
1. Kết luận .............................................................................................................................. 61
2. Khuyến nghị ..................................................................................................................... 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NCT

Người cao tuổi

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

Bộ LĐ-TB-XH

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Ủy ban DS-GĐ-TE

Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm nhân khẩu - xã hội của mẫu nghiên cứu ........................ 31
Bảng 2.2. Mức sống, tình trạng hôn nhân, tình trạng sức khỏe của NCT ...... 34
Bảng 2.3. Đặc điểm nhân khẩu – xã hội của nhóm con cái............................ 35
Bảng 2.4. Tương quan giữa giới tính, nghề nghiệp, mức sống của chủ thể
nghiên cứu ....................................................................................................... 37
Bảng 2.5. Đánh giá về mức độ cần thiết của các loại hình chăm sóc NCT ... 38
Bảng 2.6. Lựa chọn của con cái về các loại hình chăm sóc NCT .................. 40
Bảng 2.7. Đánh giá của NCT về mức độ cần thiết của các loại hình chăm sóc
......................................................................................................................... 41
Bảng 2.8. Lựa chọn của NCT về các loại hình chăm sóc ............................... 42
Bảng 3.1. Tương quan giữa các lý do và mong muốn sống cùng con, cháu .. 45

Bảng 3.2. Tương quan giữa ý muốn sử dụng loại viện dưỡng lão /TT chăm sóc
NCT tư nhân với mức độ mong muốn sống chung với NCT của giới trẻ .......... 48
Bảng 3.3. Tương quan giữa mức sống và ý muốn sử dụng loại hình chăm sóc
NCT của giới trẻ............................................................................................... 52
Bảng 3.4. Tương quan giữa cơ cấu nguồn thu nhập và ý muốn sử dụng các loại
hình chăm sóc NCT của NCT .......................................................................... 53
Bảng 3.5. Hệ thống các loại hình chăm sóc NCT ............................................. 55


DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 2.1. Cơ cấu nguồn thu nhập của NCT .................................................... 33
Biểu 2.2. Hoàn cảnh sống hiện tại của NCT................................................... 33
Biểu 2.3. Tình trạng hôn nhân của chủ thể nghiên cứu .................................. 36
Biểu 3.1. Mức độ mong muốn sống chung với NCT của giới trẻ .................. 44
Biểu 3.2. Các lý do của NCT về mong muốn “lựa chọn” hay “ không lựa
chọn” các loại hình chăm sóc NCT ................................................................. 47
Biểu 3.3. Quan điểm của giới trẻ về việc chăm sóc NCT .............................. 49
Biểu 3.4. Lý do “lựa chọn” hoặc “không lựa chọn” các loại hình chăm sóc
NCT của giới trẻ .............................................................................................. 50
Biểu 3.5. Tương quan giữa thời gian làm việc và ý muốn sử dụng các loại
hình chăm sóc NCT của giới trẻ...................................................................... 53


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề người cao tuổi hiện nay đã trở thành vấn đề chung của cả thế
giới, khi mà truyền thống của chế độ đại gia đình và tinh thần làng xã của
Châu Á đang có nguy cơ suy thoái bởi sự cọ sát mạnh mẽ với xã hội công
nghiệp phương Tây. Đồng thời, sự suy giảm mức sinh nhanh chóng đi đôi với
sự cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ con người cũng đã và

đang đặt ra cho các nước nhiều vấn đề nan giải liên quan đến bộ phận dân số
lớn tuổi đang có xu hướng ngày càng gia tăng.
Theo WHO, trung bình cứ một giây có hai người bước vào tuổi 60, tức
mỗi năm thế giới có thêm khoảng 58 triệu người ở độ tuổi 60+. Trung bình cứ
chín người sẽ có một người từ 60 tuổi trở lên và tỷ lệ này sẽ là 5:1vào năm
2050. Năm 2015, thế giới có khoảng 901 triệu người cao tuổi, chiếm 12,3%
dân số. Con số này sẽ tăng lên đến hơn hai tỷ người vào năm 2050, chiếm
22% dân số thế giới. (Báo Nhân Dân, ngày 17/7/2017)
Tại Việt Nam, thách thức hiện nay là dù chính thức bước vào giai đoạn
già hoá dân số từ năm 2011, nhưng tốc độ già hóa lại khá nhanh trong điều
kiện của một nước có mức thu nhập trung bình thấp. Hiện nay nước ta có
khoảng 10 triệu người cao tuổi (NCT). Riêng số NCT từ 80 tuổi trở lên là hai
triệu người. Dự báo đến năm 2030, tỷ trọng NCT tại Việt Nam chiếm 18% và
năm 2050 là 26%. Nếu như các nền kinh tế phát triển mất vài thập kỷ, thậm
chí hàng thế kỷ để chuyển từ giai đoạn già hoá dân số sang dân số già thì với
tốc độ già hoá như hiện nay, Việt Nam chỉ mất 15 năm. (Báo Nhân Dân, ngày
17/7/2017)
Trong những năm gần đây, các vấn đề có liên quan đến người cao tuổi
ở Việt Nam cũng đã được quan tâm, chú ý nhiều hơn. Một số dự án nghiên
cứu xã hội (Bùi Thế Cường, 1993; Đặng Thu, 1994) đã đóng góp thêm nhiều
1


thông tin, kiến thức quan trọng vào dân số cao tuổi ở Việt Nam. Tuy nhiên, có
thể nói còn nhiều vấn đề có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến người cao
tuổi, chẳng hạn như hình thức tổ chức đời sống, các quan hệ trao đổi và hỗ trợ
vật chất tinh thần giữa người cao tuổi và các thế hệ khác trong gia đình… vẫn
chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo và đầy đủ. Đặc biệt, trong quá trình
công nghiệp hóa, khi mà xu hướng gia đình hạt nhân ngày một tăng lên thì
những vấn đề có liên quan đến NCT đang được đặt ra ngày càng cấp thiết.

Ở Trung Quốc, việc con cái bỏ bê cha mẹ già trầm trọng đến mức nhà
nước phải ban hành luật phạt những người con bất hiếu. Tại Việt Nam - một
quốc gia vốn chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của Nho giáo, luôn đề cao người cao
tuổi, và việc chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ già được xem như một tiêu
chuẩn đánh giá đạo đức con người. Thế nhưng, xã hội ngày càng phát triển
kéo theo nhiều thay đổi trong nếp sống, cách suy nghĩ, thái độ và hành vi ứng
xử… Để phù hợp với cuộc sống ngày càng tất bật, hối hả, một số truyền thống
lâu đời dường như cũng đã được nhìn bằng một góc nhìn khác hơn. Cuộc
sống hiện đại khiến người ta tất bật mưu sinh, những khi bố mẹ già yếu, bệnh
tật không phải gia đình nào cũng có thời gian, điều kiện trực tiếp chăm sóc,
hoặc thuê người giúp việc. Bên cạnh đó, tâm lý người cao tuổi thường muốn
được sống cùng con cháu, nhưng với xu hướng hiện nay thì điều này cũng trở
nên khó khăn, nhất là khi cha mẹ cần sự chăm sóc lúc già yếu. Từ thực tế này
đã phát sinh ra các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi (như trung tâm dưỡng
lão, chăm sóc tại gia có thu phí với chất lượng cao) như một nhu cầu tất yếu
khi xã hội phát triển.
Ở các nước phát triển, những loại hình dịch vụ chăm sóc người cao tuổi
đã đáp ứng được các nhu cầu bức thiết này, còn tại Việt Nam thì sao? Liệu có
những yếu tố nào cản trở các loại hình chăm sóc mới này không? Và các thế
hệ (người trẻ, người cao tuổi) có chấp nhận các loại hình chăm sóc mới này
2


không ?. Đó là lý do khiến học viên chọn đề tài “Lựa chọn của người dân về
loại hình chăm sóc người cao tuổi hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp chương
trình Cao học xã hội học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trước hiện tượng già hóa dân số mang tính toàn cầu, mới xuất hiện
trong thế kỷ XX và trước những thách thức của vấn đề già hóa dân số cho
việc phát triển KT-XH và an sinh xã hội, các nghiên cứu dân số NCT đã được

tiến hành từ những năm 50 của thế kỷ XX tại các quốc gia phát triển, đã
chuyển sang giai đoạn “Già hóa dân số”. Nhiều viện nghiên cứu và các tổ
chức xã hội đã nghiên cứu NCT trên phương diện, đặc biệt là những đặc điểm
tâm lý và sinh lý của lứa tuổi. Thời gian đó chủ yếu là các tài liệu, bài viết và
các công trình nghiên cứu về người NCT đều nhằm mục đích là chăm sóc
NCT nói chung và chăm sóc sức khoẻ NCT nói riêng. Sau này những nghiên
cứu dân số NCT cũng đã được thực hiện tại các quốc gia đang phát triển khi
các quốc gia này bắt đầu chuyển sang cơ cấu dân số già hóa.
Liên Hợp Quốc cũng đã tiến hành nhiều nghiên cứu về lĩnh vực già hoá
dân số nói chung và trong chăm sóc NCT nói riêng của thế giới. Các nghiên
cứu được định kỳ công bố các công trình dự báo sự già hoá dân số chung cho
toàn thế giới, từng khu vực và cụ thể cho từng quốc gia thành viên của LHQ.
Ví dụ: dự báo già hoá dân số cho từng nước đến năm 2150 (World Aging,
2002). Tại khu vực châu Á, nhiều nước cùng khu vực, đặc biệt là Nhật Bản,
Hàn Quốc cũng đã tiền hành rất nhiều nghiên cứu về già hoá dân số, chăm sóc
NCT để xác định những chính sách, giải pháp nhằm hạn chế những ảnh
hưởng tiêu cực của già hóa dân số.
Tại Việt Nam, vấn đề NCT cũng đã được quan tâm chú ý như thông tin
về NCT trong các cuộc Tổng điều tra dân số, các nghiên cứu như:

3


Nghiên cứu “Hoàn cảnh của Người cao tuổi nghèo ở Việt Nam” năm
2001 do Help Age International (HAI) phối hợp với Hội Người cao tuổi Việt
Nam, Bộ LĐ-TB-XH, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Viện Xã hội học và
Trung tâm nghiên cứu Hỗ trợ Người cao tuổi thực hiện. Nghiên cứu được tiến
hành tại 1 thôn tại 5 tỉnh/thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Lào Cai, Sóc Trăng,
Ninh Thuận và Phú Yên. Nghiên cứu tập trung vào các chủ đề: Định nghĩa về
tuổi già và thái độ của xã hội đối với NCT; Các phương kế mưu sinh và đóng

góp của NCT; Khó khăn và mối quan tâm chủ yếu của NCT và hệ thống hỗ
trợ NCT. (Bộ LĐ-TB-XH, 2001)
Nghiên cứu “Nghiên cứu một số đặc trưng của NCT và đánh giá mô
hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang áp dụng” năm 2005 của Ủy ban
DS-GĐ-TE tập trung vào các chủ đề: Hệ thống hoá tình hình chung về NCT
trong và ngoài nước, đánh giá thực trạng về NCT ở Việt Nam; Tổng kết, đánh
giá kinh nghiệm từ một số mô hình chăm sóc sức khoẻ NCT đang áp dụng.
Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp về chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
tại cộng đồng. Nghiên cứu được tiến hành điều tra thực địa tại tại 2 huyện của
tỉnh Thái Bình. Mỗi huyện, thị chọn 2 xã, phường hoặc thị trấn để bổ trợ cho
kết quả xử lý số liệu thứ cấp thuộc phạm vi điều tra cơ bản của Hội Người cao
tuổi tiến hành (Ủy ban DS-GĐ-TE, 2005)
Nghiên cứu “Khảo sát thu thập xử lý thông tin về NCT” năm 2007 do
Bộ LĐ-TB-XH phối hợp Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam thực
hiện. Nghiên cứu được tiến hành tại 8 tỉnh thuộc 8 vùng địa lý. Nghiên cứu
tập trung vào các chủ đề: Đánh giá thực trạng vị thế và đời sống NCT ở Việt
Nam; Đánh giá thực trạng việc thực hiện các chương trình/chính sách về
NCT. Trên cơ đó đề xuất một số giải pháp về chính sách nhằm phát huy vai
trò và nâng cao chất lượng cuộc sống của NCT. (Bộ LĐ-TB-XH, 2007)

4


Các nghiên cứu điều tra về thực trạng người cao tuổi Việt Nam (2004),
người cao tuổi từ 80 tuổi (2009) do Viện nghiên cứu Người cao tuổi Việt
Nam (Thuộc Hội Người cao tuổi Việt Nam) thực hiện. Các nghiên cứu, điều
tra cơ bản nhằm phân tích kết quả thực trạng NCT Việt Nam đưa ra các kiến
nghị nhằm phát huy tài năng, trí tuệ trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện
đại hoá đất nước. Gần đây nhất là Nghiên cứu “Nghiên cứu, điều tra cơ bản
thực trạng sức khỏe, bệnh tật của Người cao tuổi Việt Nam” năm 2009 do

Viện nghiên cứu người cao tuổi Việt Nam (Hội Người cao tuổi Việt Nam)
thực hiện. Nghiên cứu được tiến hành 2 huyện thị tại mỗi tỉnh: Sơn La, Quảng
Nam, Đồng Nai, Cần Thơ, Đắk Nông và Ninh Bình. Nghiên cứu tập trung vào
vào mục tiêu tổng quan sức khỏe và bệnh tật của NCT, thực trạng sức khỏe
của NCT. Trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách. (Hội Người
cao tuổi Việt Nam, 2009)
Trịnh Duy Luân trong Tạp chí xã hội học (số 4/2014) về “Một số chiều
cạnh của hệ thống chính sách trợ giúp xã hội cho người cao tuổi ở nước ta
hiện nay” đã chỉ ra rằng: Với sự phân tầng xã hội hiện nay ở nước ta, một bộ
phận người cao tuổi đang gặp khó khăn cần sự trợ giúp xã hội. Trên thực tế
chính sách trợ giúp xã hội ở nước ta hiện nay áp dụng chính sách bằng tiền
hay hiện vật nhằm đáp ứng một phần nhu cầu vật chất tối thiểu đối với nhóm
người cao tuổi khó khăn. Song với nhiều nhóm người cao tuổi, do những đặc
điểm thể chất, tinh thần, tâm lý của họ thì những trợ giúp tâm lý, tinh thần,
tình cảm cũng đóng một vai trò quan trọng. Thậm chí nhiều trường hợp còn
nổi lên như là yếu tố cần được ưu tiên hàng đầu với họ. Nhu cầu này thường
do gia đình và cộng đồng đảm nhiệm. Bởi gia đình, dòng họ và cộng đồng là
những thiết chế quan trọng hình thành nên mạng lưới có thể mang đến cho
người cao tuổi những sức mạnh tinh thần, nhất là khi họ gặp khó khăn, đau
ốm.
5


Trong một nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa người cao tuổi và con
cháu trong gia đình Việt Nam – Một số vấn đề cần quan tâm” tác giả Lê Ngọc
Lân (2012) đã chỉ ra rằng: Gia đình hiện nay cũng đang gặp không ít khó
khăn trong đời sống, mưu sinh. Hai loại khó khăn chính thường được nhắc
đến là kinh tế và thời gian. Kinh tế khó khăn nên việc con cái chăm lo đời
sống cho các cụ không được như ý muốn. Thời gian làm việc cùng với tỷ lệ
người lao động nông thôn di cư ngày càng nhiều hơn cũng đặt ra vấn đề về

thời gian dành cho việc giúp đỡ, chăm sóc cha mẹ là người cao tuổi. Tuy
nhiên, sự biến đổi kinh tế, xã hội cũng đã tạo ra những hình thái, khả năng
mới trong mối quan hệ này: người cao tuổi có điều kiện đang tạo ra cho họ
một “khoảng cách an toàn” với con cái. Họ dự phòng một khoản cho dưỡng
già, phòng khi ốm đau vừa là dự phòng cho tình huống xấu trong mối quan hệ
với con cái vừa là để sau này con cái đỡ phiền hà khi điều kiện còn khó khăn
mà phải lo “hậu sự”. Mặt khác, người cao tuổi dường như ít lắng nghe khó
khăn tâm sự của con trai hơn so với con gái. Cạnh đó, trong khi với con đẻ,
việc sống cùng hay không sống cùng không có ảnh hưởng đáng kể đến việc
lắng nghe tâm sự của cha mẹ đẻ thì với con dâu hoặc con rể, việc sống cùng
làm tăng mức độ lắng nghe ở mức thường xuyên và rất thường xuyên với cha
mẹ vợ/ chồng.
Trong một nghiên cứu về “Chăm sóc người cao tuổi trong xã hội Việt
Nam đang chuyển đổi: những chiều cạnh chính sách và cấu trúc” tác giả Trịnh
Duy Luân và Trần Thị Minh Thi (2016) đã chỉ ra rằng “Khi phúc lợi nhà nước
thay thế dần cho phúc lợi truyền thống thì cũng là lúc nhà nước phải đối mặt
với áp lực gia tăng nhanh chóng của tỷ lệ NCT trong cơ cấu dân số. Áp lực
này khiến cho nhiều nhà nước có xu hướng quay trở lại củng cố phúc lợi
truyền thống, dựa vào phúc lợi truyền thống để chăm sóc cho NCT. Chính
sách NCT của nhà nước Việt Nam cũng đang đi theo xu hướng này. Tuy
6


nhiên, phương hướng này không hứa hẹn sự thành công trong trong lai khi mà
sự suy giảm của mô hình phúc lợi truyền thống (vốn chỉ phù hợp với xã hội
thuần nông) trong xã hội hiện đại là một xu hướng không thể cưỡng lại được.
Hiện nay, đang có những “khoảng trống” về chăm sóc NCT trong hệ
thống các chủ thể tham gia (nhà nước, thị trường, gia đình và cộng đồng). Các
chính sách trợ giúp xã hội của nhà nước cho NCT mới tập trung vào nhóm
Người có công và NCT yếu thế với mức trợ cấp còn khá khiêm tốn. Có rất ít

trung tâm bảo trợ hay nuôi dưỡng NCT ở cả khu vực nhà nước và tư nhân.
Gia đình có vai trò quan trọng trong chăm sóc NCT, nhưng vai trò này cũng
đang thay đổi hoặc mâu thuẫn với vai trò hỗ trợ giữa các thành viên khác
trong gia đình. Trong bối cảnh chuyển đổi, bên trong các gia đình cũng đang
tiềm ẩn những xu hướng có tác động tiêu cực đến chăm sóc NCT, thể hiện ở
tỷ lệ NCT sống với con cái đang giảm và tỷ lệ sống đơn thân tăng. Các hoạt
động dựa vào cộng đồng để chăm sóc NCT đã ngày càng quan trọng trong.
Đồng thời, với những thay đổi về kinh tế xã hội và văn hóa do đổi mới và hội
nhập quốc tế, các chủ thể chăm sóc NCT cũng phải thay đổi để thích nghi và
hội nhập với quá trình hiện đại hóa và nền kinh tế thị trường.
Cũng có thể thấy những “khoảng trống” trong hệ thống thế chế, chính
sách chăm sóc NCT. Mặc dù các chính sách liên tục được xây dựng, chỉnh
sửa và hoàn thiện, nhưng vẫn còn chậm và chưa theo kịp với những thay đổi
nhanh chóng của cơ cấu dân số và nhu cầu chăm sóc của xã hội. Những quy
định hiện nay về lương hưu hay bảo hiểm chủ yếu phục vụ cho NCT khu vực
chính thức và chưa tới được cho NCT khu vực phi chính thức. Bất bình đẳng
trong tiếp cận và lợi ích trong chăm sóc NCT vẫn hiện hữu: NCT ở khu vực
có điều kiện phát triển cao được hưởng các dịch vụ chăm sóc tốt hơn hẳn so
với NCT ở khu vực kém phát”.

7


Luận án “Nghiên cứu chất lượng cuộc sống người cao tuổi và thử
nghiệm giải pháp can thiệp ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương” của Dương
Huy Lương (2010) nhằm đánh giá thực trang chất lượng cuộc sống và các yếu
tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống NCT tại 4 xã ở huyện Chí Linh, tỉnh
Hải Dương cũng như thử nghiệm và đánh giá một số biện pháp can thiệp cải
thiện chất lượng cuộc sống tại 2 xã ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Có
thể thấy, rất nhiều các nghiên cứu về NCT thời gian trước và gần đây mới chỉ

thu thập thông tin về NCT, các nghiên cứu tập trung vào một số đặc thù về
NCT hoặc nghiên cứu NCT ở một số địa bàn đặc thù nhằm đưa ra thực trạng
về NCT và khuyến nghị về chăm sóc NCT.
Vì vậy, việc nghiên cứu toàn diện về NCT nhất là nghiên cứu toàn diện
về NCT, chăm sóc NCT và nhất là chất lượng chăm sóc NCT là một hướng đi
mới, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn góp phần vào việc thực hiện Luật
Người cao tuổi đã được ban hành và thực hiện cam kết Chương trình hành
động quốc tế về NCT Mandrid (2002).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu sự lựa chọn của người dân về loại hình chăm sóc người cao
tuổi hiện nay và những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn này.
3.2.

Câu hỏi nghiên cứu

 Thực trạng chăm sóc người cao tuổi (tại nhà/tại nhà có sự hỗ trợ/ trung
tâm dưỡng lão) là như thế nào?
 Nguyện vọng/ ưa thích/sự lựa chọn của con cái về loại hình chăm sóc
người cao tuổi là gì?
 Nguyện vọng/ sự lựa chọn của người cao tuổi về loại hình chăm sóc.
Có khác biệt gì giữa sự lựa chọn của con cái và lựa chọn của người cao
tuổi?
8


 Nguyên nhân/ yếu tố ảnh hưởng/tác động tới sự lựa chọn này là gì?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu gồm 200 người cả người cao tuổi và giới trẻ trên địa bàn
nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu phân theo nghề nghiệp, tuổi, mức sống
thành phần xã hội, học vấn.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu

Học viên đã thực hiện được cuộc khảo sát trên 200 người bao gồm người
cao tuổi và giới trẻ qua bảng hỏi và trao đổi trực tiếp với một số người cao
tuổi và giới trẻ thuộc các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả ngụ tại quận
10, thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu định lượng
Dùng 2 bảng hỏi khác nhau để phỏng vấn 100 người cao tuổi và 100
người con đã trưởng thành của NCT này. Trong phỏng vấn chúng tôi chọn
mẫu nghiên cứu bằng cách thu thập số liệu từ những gia đình có người trong
độ tuổi từ 60 trở lên ở Hội người cao tuổi Quận 10 để thực hiện phỏng vấn.
5.2. Nghiên cứu định tính
Chọn phỏng vấn sâu 10 trường hợp gồm 5 người cao tuổi (2 nam và 3
nữ) và 5 người con đã trưởng thành (3 nam và 2 nữ) trong số 200 người nhằm
thu thập thông tin về các yếu tố liên quan đến đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn đã trình bày một cách có hệ thống cơ sở lý luận về vấn đề lựa
chọn của người dân về các loại hình chăm sóc người cao tuổi, phân tích rõ các
yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn các loại hình chăm sóc người cao tuối của

một bộ phận người dân khu vực đô thị. Đồng thời, luận văn cũng đã đưa ra

9


một số đề xuất, khuyến nghị góp phần hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách
có cơ sở đưa ra các chính sách phúc lợi phù hợp hơn dành cho người cao tuổi.
7. Kết cấu của luận văn
1. Phần mở đầu
2. Phần nội dung
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2. Thực trạng và sự lựa chọn loại hình chăm sóc người cao tuổi
hiện nay
Chương 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người dân về các
loại hình chăm sóc người cao tuổi
3. Kết luận và khuyến nghị

10


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm chủ chốt
Để việc trình bày luận văn được logic và khoa học trong các nội dung ở
phần sau, các thuật ngữ và khái niệm (được định nghĩa trong Sổ tay Dân số
của Population Reference Bureau) được sử dụng trong nghiên cứu gồm:
1.1.1. Già hoá dân số:
Già hóa dân số là một quá trình mà tỷ lệ người trưởng thành và NCT
tăng lên trong cơ cấu dân số, trong khi tỷ lệ trẻ em và vị thành niên giảm đi,
quá trình này dẫn tới tăng tuổi trung vị của dân số. Già hoá dân số là kết quả

của quá độ nhân khẩu học trong đó mức chết và mức sinh đều giảm, cùng với
tổng tỷ suất sinh giảm dần xuống mức sinh thay thế, tuổi thọ bình quân tăng
lên đã làm tăng lao động hoặc số lượng người NCT. Theo khuyến cáo của
Liên Hợp Quốc, một quốc gia có tỷ lệ người cao tuổi (60+) từ 10% trở lên thì
quốc gia đó được coi là dân số già. Tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng khuyến
cáo: một đất nước có trên 10% người cao tuổi (60+) được coi là một đất nước
dân số già. Như vậy, già hóa dân số phản ánh sự phát triển KT-XH, y tế, giáo
dục, khoa học công nghệ, DS-KHHGĐ… của Việt Nam. Khi có điều kiện
kinh tế tốt, chăm sóc sức khỏe y tế tốt, đời sống văn hóa tinh thần không
ngừng được nâng cao thì tuổi thọ ngày càng cao. Làm tốt công tác DSKHHGĐ, mức sinh giảm (Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế từ năm 2006)
đồng nghĩa với việc tỷ lệ trẻ em và vị thành niên trong tổng dân số giảm. Hai
xu hướng trên dẫn đến kết quả là tỷ lệ NCT tăng lên nhanh chóng .
Tuy nhiên, sự thay đổi cơ cấu dân số toàn cầu theo hướng già hoá tác
động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, của từng quốc gia và
11


cộng đồng quốc tế; liên quan đến mọi mặt của đời sống loài người: Xã hội,
kinh tế, chính trị, văn hoá, tâm lý và tinh thần. Dân số già hoá nhanh cũng sẽ
gây những ảnh hưởng tương tự như tăng trưởng dân số nhanh, tạo áp lực cho
hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có, hệ thống dịch vụ sức khoẻ, giao thông đi lại,
quan hệ gia đình, tâm lý, lối sống cũng như hệ thống hưu trí cho NCT... chắc
chắn sẽ làm cho những vấn đề KT-XH, môi trường thêm trầm trọng và có
nhiều biến động không thể lường trước.
1.1.2. Người cao tuổi:
Người cao tuổi (NCT) hay còn gọi là người già/người cao niên là người
thuộc một bộ phận dân cư sống qua một độ tuổi nhất định, độ tuổi này được
pháp luật của từng nước quy định. Tại Việt Nam, Luật Người cao tuổi (Luật
số 39/2009/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23/11/2009 cao hiệu lực ngày

1/7/2010) quy định “Người cao tuổi là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”.
Tại các nước phát triển, luật quy định từ 65 tuổi trở lên được coi là người
già/người cao niên/NCT. Tuy nhiên ở các nước đang phát triển và kém phát
triển quy định về độ tuổi của người già/người cao niên/NCT tùy theo luật của
từng nước, một số nước quy định trong luật là 60 tuổi trở lên trong khi một số
nước khác quy định mốc 65 tuổi trở lên. Hiện tại chưa có một tiêu chuẩn
thống nhất cho các quốc gia, Liên Hợp Quốc chấp nhận từ 60 tuổi trở lên là
mốc để xác định dân số già. Trong người già/người cao niên/NCT phân loại
người già nhất từ 85 trở lên.
Khái niệm NCT được sử dụng thay cho người già/người cao niên vì thực
tế nhiều người từ 60 tuổi trở lên, vẫn còn hoạt động, vì vậy cụm từ "người cao
tuổi" bao hàm sự kính trọng, động viên hơn so với cụm từ "người già". Nhưng
về khoa học thì người già hay NCT đều được dùng với ý nghĩa như nhau.
12


1.1.3. Chăm sóc NCT:
Khi nói đến chăm sóc NCT, cách hiểu thường là chăm sóc sức khỏe
NCT và chăm sóc sức khỏe bao gồm cả chăm sóc về vật chất và tinh thần.
Theo Hội đồng biên soạn Từ điển bách khoa quốc gia “Chăm sóc là hoạt động
nhằm duy trì, điều chỉnh vào lúc cần thiết để phục hồi khả năng hoạt động
bình thường của cơ thể, tạo được trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần
cho mỗi người dân”. Như vậy, chăm sóc gồm cả chăm sóc thể chất và tinh
thần, chăm sóc không chỉ là nhiệm vụ của mỗi ngành y tế là chăm sóc sức
khỏe mà là nhiệm vụ của mọi ngành mọi cấp, mọi xã hội và của bản thân mỗi
người dân.
Tổ chức y tế thế giới (WHO): Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), chăm
sóc NCT là công việc của toàn xã hội, đòi hỏi sự tiếp cận mang tính tổng thể,
phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố liên quan đến nhu cầu của

chính NCT (WHO, Report at Asian Conference on Health resource, UN in
Bangkok 12/1995).
Chính sách pháp luật Việt Nam: Luật Người cao tuổi quy định “Phụng
dưỡng người cao tuổi là chăm sóc đời sống tinh thần, vật chất nhằm đáp ứng
nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ và các nhu cầu về vui
chơi, giải trí, thông tin, giao tiếp, học tập của người cao tuổi”
Như vậy, chúng ta có thể hiểu “Chăm sóc NCT thực chất là các hoạt
động đáp ứng 8 nhu cầu cơ bản của NCT (sức khỏe, ăn mặc, ở, đi lại, học tập,
vui chơi giải trí, thông tin, giao tiếp) trên các mặt sức khỏe, vật chất và tinh
thần để NCT sống vui, sống khỏe, sống có ích.
1.1.4. Các loại hình chăm sóc người cao tuổi:
Trong lĩnh vực chăm sóc NCT, thường có sự phân biệt giữa chăm sóc
không chính và chăm sóc chính thức.
 Tự chăm sóc và chăm sóc không chính thức từ NCT/Gia đình/Người
13


thân: Là hình thức NCT tự chăm sóc mình và nhận sự chăm sóc từ con cháu,
người thân trong gia đình và tại gia đình;
 Chăm sóc chính thức của Nhà nước và xã hội, các hình thức chăm
sóc chính thức như: qua hệ thống ASXH, trợ cấp, các chương trình xóa đói
giảm nghèo, các hoạt động hỗ trợ vật chất, tư vấn và KCB miễn phí...
Các Loại hình chăm sóc người cao tuổi:
 Mô hình chăm sóc NCT tại nhà;
 Mô hình chăm sóc NCT hỗn hợp: Chăm sóc tại nhà kết hợp với
chăm sóc tại các Trung tâm chăm sóc theo ngày hoặc chăm sóc định kỳ tại
Nhà dưỡng lão, Khu điều dưỡng NCT rồi lại về nhà;
 Mô hình chăm sóc NCT tại cộng đồng: Nhà dưỡng lão, Khu điều
dưỡng, Nhà xã hội, Khu bảo trợ xã hội....
1.2. Các lý thuyết được vận dụng

1.2.1. Lý thuyết hiện đại hóa của Goode (1963)
Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa tác động đến tất cả các xã
hội, làm biến chuyển các gia đình theo khuôn mẫu gia đình hạt nhân. Một số
áp lực hiện đại hóa như sự mở rộng cơ hội giáo dục, mở rộng cơ hội hoạt
động nghề nghiệp, vị thế phụ nữ được nâng cao làm cho các cá nhân ít rang
buột hơn với gia đình, lập gia đình muộn và thường chọn mô hình gia đình hạt
nhân. Điều này giúp giải thích quan điểm thích hoặc không thích sống cùng
cha mẹ của giới trẻ. Lý thuyết hiện đại hóa còn cho rằng khi qua trình công
nghiệp hóa xảy ra, xã hội sẽ biến chuyển theo mô hình biến đổi xã hội như
từng xảy ra ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản: dân số giảm, các giá trị truyền
thống dần bị thay thế bởi những giá trị mới, gia đình hạt nhân tăng, quan tâm
đến quyền cá nhân.

14


1.2.2. Lý thuyết lựa chọn hợp lý của Jame S. Coleman
Hành động có mục đích của cá nhân nhằm hướng tới một mục tiêu, mà
mục tiêu đó được định hình bởi các giá trị hay sở thích. Lý thuyết này giải
thích hành vi lựa chọn những loại hình chăm sóc người cao tuổi của người
dân.
1.2.3. Lý thuyết cơ cấu – chức năng
Xã hội là một hệ thống có nhiều bộ phận khác nhau, chúng liên kết với
nhau nhằm đưa đến cố kết xã hội và ổn định xã hội. Bất cứ một bộ phận nào
của xã hội cũng có hơn một chức năng. Lý thuyết này giúp chỉ ra những chức
năng của của các loại hình chăm sóc dành cho người cao tuổi như : chức năng
công khai là cung cấp những dịch vụ chăm lo cho đời sống của người cao
tuổi, chức năng tiềm ẩn là những loại hình dịch vụ này có thể cho thấy sự phát
triển của một quốc gia. Nhưng đôi khi chính những loại hình dịch vụ này lại
tạo nên sự phân biệt giàu, nghèo, giai cấp trong xã hội.

1.3. Khung phân tích

15


Chăm sóc NCT tại
nhà
- Con cháu thay
nhau chăm sóc
- Con cái thay nhau
chăm sóc có sự
giup đỡ của người
giúp việc

-

Thực trạng loại hình
chăm sóc NCT
Lựa chọn của người dân
về loại hình chăm sóc
NCT

Chăm sóc NCT
tại các trại dưỡng
lão/ trung tâm
chăm sóc NCT
trong thành phố

1.4. Một số chính sách về chăm sóc người cao tuổi hiện nay
Sự hình thành và phát triển chính sách NCT từ khi thành lập nước năm

1945 qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1945 – 1994 (50 năm): Ngay từ thành lập nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa (1945), Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến NCT,
điều đó thể hiện rất rõ trong Hiến pháp năm 1946, Điều 14 quy định: “Những
công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ”. Điều 32

16


×