Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ dân tộc raglay tại xã khánh nam, huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 62 trang )

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN
CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ DÂN TỘC RAGLAY TẠI XÃ KHÁNH NAM, HUYỆN
KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH HÒA

MỤC LỤC
A. DẪN NHẬP..............................................................Error! Bookmark not defined.
1. Lý do chọn đề tài:.....................................................Error! Bookmark not defined.
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................Error! Bookmark not defined.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu........................Error! Bookmark not defined.
4. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn:.......................Error! Bookmark not defined.
5. Bố cục của đề tài:.....................................................Error! Bookmark not defined.
B. NỘI DUNG...............................................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........Error!
Bookmark not defined.
1.1

Cơ sở lý luận..........................................................Error! Bookmark not defined.

1.1.1

Tổng quan nghiên cứu:.....................................Error! Bookmark not defined.

1.1.2

Những cách tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu..Error! Bookmark not defined.

1.1.3

Những khái niệm liên quan:.............................Error! Bookmark not defined.

1.2



Phương pháp nghiên cứu.....................................Error! Bookmark not defined.

1.2.1

Phương pháp luận.............................................Error! Bookmark not defined.

1.2.2

Phương pháp thu thập thông tin......................Error! Bookmark not defined.

1.3

Giả thuyết nghiên cứu..........................................Error! Bookmark not defined.

1.4

Sơ đồ khung phân tích..........................................Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG 2: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CHĂM SÓC SỨC KHỎE
SINH SẢN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ DÂN TỘC RAGLAY.......Error! Bookmark not
defined.
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu:.................................Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu:.......................Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Một số đặc điểm về điều kiện sống và xã hội của người dân tộc Raglay tại
địa bàn điều tra:..............................................................Error! Bookmark not defined.
2.2 Kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ
dân tộc Ralay:.................................................................Error! Bookmark not defined.



2.2.1 Kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ dân tộc Raglay
..........................................................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Thái độ của người phụ nữ Raglay đối việc chăm sóc sức khỏe sinh sản Error!
Bookmark not defined.
2.2.3 Hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ dân tộc Raglay Error!
Bookmark not defined.
Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước sinh:...........................Error! Bookmark not defined.
Chăm sóc bà mẹ trong khi sinh......................................Error! Bookmark not defined.
Chăm sóc bà mẹ sau khi sinh.........................................Error! Bookmark not defined.
2.1 Những yếu tố tác động đến vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản của người
phụ nữ Raglay.................................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Hệ thống y tế và hoạt động y tế.............................Error! Bookmark not defined.
2.3.2 Kinh tế gia đình......................................................Error! Bookmark not defined.
2.3.3 Các phong tục tập quán..........................................Error! Bookmark not defined.
2.3.4 Chính sách..............................................................Error! Bookmark not defined.
C. KẾT LUẬN.................................................................Error! Bookmark not defined.
1. Kết luận:......................................................................Error! Bookmark not defined.
2. Một vài suy nghĩ:........................................................Error! Bookmark not defined.


A.

DẪN NHẬP
1.
Lý do chọn đề tài:
Sức khỏe là điều quí giá và vô cùng cần thiết để con người có thể sống
hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Mặt khác, sức khỏe là một nguồn lực
để phát triển kinh tế và xã hội. Do đó, chính sách của nhà nước cần phải nâng
cao chất lượng giáo dục, nâng cao sức khoẻ của người dân để tạo ra một lực
lượng khoẻ mạnh về thể chất, tinh thần được trang bị những tri thức phù hợp

với nhu cầu phát triển của xã hội, đây là mối quan tâm hàng đầu trong chính
sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Hiện nay, vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản hiện đang được ngành y tế
rất quan tâm trên phạm vi toàn cầu, nhất là tại các quốc gia đang phát triển.
Những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) ở nước ta đã đạt
nhiều kết quả quan trọng

. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, công tác này vẫn còn

nhiều thách thức đòi hỏi cần phải có những nhóm giải pháp đồng bộ và sự tham
gia tích cực của các cấp, các ngành liên quan.
Tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ em tuy đã được cải thiện, nhưng tai biến sản
khoa và tử vong mẹ vẫn còn có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng, miền: Giảm
tỷ suất tử vong trẻ em.Tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi: Số liệu của Bộ Y tế cho
thấy tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 42‰ năm 2001 xuống
27,5‰ năm 2005 và 25,0‰ năm 2009. So với mức 58,0‰ vào năm 1990, tỷ
suất của năm 2009 đã giảm hơn một nửa. Từ 2001-2010 giảm tỷ suất tử vong
trẻ dưới 5 tuổi xuống còn 36‰ năm 2005 và 32‰ năm 2010. Tỷ suất tử vong
trẻ dưới 1 tuổi (IMR): giảm từ 44,4‰ năm 1990 xuống còn 15 ‰ năm
2009. Mặc dù tỷ suất tử vong trẻ em đều giảm theo thời gian nhưng tốc độ giảm
của các vùng trong cả nước là khác nhau. Tỷ suất tử vong trẻ ở vùng núi, vùng
khó khăn hoặc trong các gia đình nghèo cao gấp 2-3 lần so với trẻ em vùng
đồng bằng hoặc trong các gia đình có thu nhập cao hơn. Theo nguồn số liệu của


Bộ Y tế và Tổng cục thống kê, mức chênh lệch tỷ lệ tử vong giữa các vùng kinh
tế trong cả nước không được thu hẹp một cách rõ ràng. So với toàn quốc, Tây
Bắc và Tây Nguyên có tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi luôn cao hơn mức trung
bình và có tốc độ giảm chậm hơn. Chênh lệch giữa vùng Tây Bắc và Đông Nam
Bộ giảm ba lần năm 2005 (33,9‰ so với 10,6‰) xuống khoảng 2,5 lần vào

năm 2008 (21‰ so với 8‰). Cá biệt, một số tỉnh có tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1
tuổi rất cao, theo thống kê của Tổng cục DS-KHHGĐ trong giai đoạn 20012008, Kon Tum là tỉnh có tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi cao nhất cả nước
(2001: 81,98‰; 2008: 48‰); tiếp đó là Gia Lai (tương ứng là 70,5‰ và 28‰)
và Sơn La (2008: 33‰). Các tỉnh này có tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi cao gấp
5-6 lần Hà Nội và Hồ Chí Minh và cao hơn 2-3 lần trung bình của cả nước. Khả
năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong và
sau sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh còn hạn chế ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng
xa. Tình trạng sinh đẻ tại nhà, không có cán bộ được đào tạo còn khá phổ biến ở
một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ thăm khám bà mẹ và trẻ sơ sinh
sau đẻ còn thấp. Tỷ số tử vong mẹ. Tỷ số tử vong mẹ giảm từ 233/100.000 trẻ
đẻ sống năm 1990 xuống 80/100.000 trẻ đẻ sống (2005). Tỷ lệ phụ nữ khám
thai và tỷ lệ ca sinh có sự trợ giúp của cán bộ y tế được đào tạo. Năm 2008, tỷ
lệ phụ nữ khám thai từ 3 lần trở lên là 86,7% trong đó một số khu vực có tỷ lệ
này rất cao như Đồng bằng sông Hồng (khoảng 98%). Điều này phản ánh chất
lượng chăm sóc bà mẹ trước sinh trong suốt thời kỳ thai nghén đã được cải
thiện trong thời gian qua. Tỷ lệ đẻ có cán bộ y tế đỡ được duy trì ở mức cao là
một trong những nguyên nhân giúp giảm tỷ suất tử vong mẹ. Tỷ lệ trung bình
cả nước đạt mức 95%, trong đó hai vùng đạt 100% là Đồng bằng sông Hồng và
Đồng bằng sông Cửu Long.
Qua các cuộc nghiên cứu nêu trên thì liệu rằng vấn đề chăm sóc sức
khỏe sinh sản của người dân tộc thiểu số đã được quan tâm đúng mức hay
chưa? Vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản của người Raglay ở Khánh Vĩnh hiện
nay như thế nào? Liệu rằng họ đã được tiếp cận những chính sách đó?


Để trả lời những câu hỏi trên tác giả quyết định chọn đề tài: “Kiến thức, thái độ
và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ dân tộc Raglay tại xã
Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.”
1. Mục tiêu nghiên cứu
1.1 Mục tiêu chung:

Nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ kiến thức, thái độ và hành vi chăm
sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ Raglay, đồng thời phân tích các yếu tố tác
động đến hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của họ. Từ đó, đưa ra những giải
pháp nhằm nâng cao năng lực cho việc chăm sóc sức khỏe sinh sản.
1.2 Mục tiêu cụ thể:

Tìm hiểu đặc điểm về điều kiện sống của người Raglay.

Tìm hiểu kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khỏe sinh sản
của người phụ nữ Raglay

Tìm hiểu và phân tích các yếu tố tác động đến vấn đề chăm sóc sức khỏe
sinh sản của người phụ nữ Raglay

Đề xuất một vài khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chăm
sóc sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ dân tộc Raglay tại địa bàn nghiên cứu.
2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là kiến thức, thái độ và hành vi chăm
sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ dân tộc Raglay tại huyện Khánh Vĩnh,
tỉnh Khánh Hòa.

Khách thể nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu là người dân tộc Raglay tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh
Khánh Hòa.
3. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn:

Ý nghĩa khoa học:
Qua kết quả đề tài nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức

khỏe sinh sản của người phụ nữ Raglay, sẽ tác giả mong muốn được đóng góp
một số kiến thức vào hệ thống nghiên cứu chăm sóc sức khỏe của người phụ
nữ, dân tộc thiểu số nói chung và người dân tộc Raglay nói riêng.
 Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài cung cấp thông tin về thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của
người phụ nữ Raglay; những khó khăn mà người phụ nữ trong vấn đề chăm sóc
sức khỏe sinh sản; kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của
người phụ nữ về vấn đề chăm sóc sức khỏe của người phụ nữ dân tộc thiểu số
như thế nào. Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản của


người phụ nữ. Đồng thời, giúp các nhà quản lý có cái nhìn đúng về vấn đề
chăm sóc sức khỏe sinh sản. Từ đó, các nhà quản lý có thể đưa ra những chính
sách hiệu quả giúp cho sức khỏe của người dân được tốt hơn.
4. Bố cục của đề tài:
Đề tài gồm 2 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ
dân tộc Raglay.
Ngoài ra, đề tài còn có phần mục lục, dẫn nhập, kết luận, khuyến nghị, tài liệu
tham khảo và phụ lục.
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1
Cơ sở lý luận
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu:
Về cơ bản, em đã phân tích được theo nội dung nhưng cần lưu ý mấy điểm sau:
-đưa nội dung lên trước , nói về phương pháp sau
-trong từng phần nội dung, khi mình nêu ra nội dung nào đó (thực trạng
chăm sóc sức khỏe của người phụ nữ) thì cũng nêu lên tất cả các tác giả đã bàn về

nó. Nhưng khi đền phần nguyên nhân cũng không nên bỏ qua họ. có phải khi nêu
nguyên nhân, họ không nói về thực trạng đâu?
Nghiên cứu về sức khỏe sinh sản, được tiến hành rất sớm trên thế giới, chủ
yếu ở các quốc gia phát triển như Mỹ và châu Âu. Ở Việt Nam, do chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa phương Đông, đặc biệt là Nho giáo cho nên các
vấn đề về sinh sản ít được đề cập. Hiện nay, nước ta có rất nhiều nghiên cứu liên quan
về sức khỏe sinh sản của người phụ nữ và qua đó các nghiên cứu này đã có những
đóng góp đáng kể giúp các nhà quản lý hoạch định những chính sách tốt hơn, đóng
góp thiết thực trong việc chăm sóc sức khỏe cho từng đối tượng cụ thể như người
nghèo ở khu vực nông thôn, các dân tộc thiểu số… những đối tượng ít có khả năng
tiếp cận với các dịch vụ xã hội đặc biệt là dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Sức khỏe sinh sản là một lĩnh vực trong nghiên cứu về sức khỏe tại Việt Nam. Chủ đề
này, được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu vì nó ảnh hưởng đối với mỗi
cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội. Vì vậy, vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản đã có
nhiều nghiên cứu khoa học với các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Vì sức khỏe
sinh sản là một vấn đề nhạy cảm trong xã hội nên nhiều tác giả đã sử dụng phương
pháp định lượng kết hợp định tính để có thể làm rõ hơn về vấn đề sức khỏe gồm có các
nghiên cứu sau: “Bước đầu xác định một số phong tục tập quán có ảnh hưởng đến sức


khỏe của người Dao” của ba tác giả Đàm Khải Hoàn, Nguyễn Đình Học, Nguyễn
Hương Nga; “Đời sống và sức khỏe sinh sản cư dân vạn đò” của tác giả Hoàng Bá
Thịnh; “Sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc ở vùng sâu, vùng xa” của tác giả Đoàn
Kim Thắng; “Tìm hiểu thái độ về sinh sản của người dân vùng châu thổ sông Hồng”
của tác giả Trương Xuân Trường.
Mặc dù vậy, vẫn có một số người theo phương pháp định lượng. Trong phương pháp
này, tác giả đã sử dụng các kết quả nghiên cứu và điều tra xã hội học của Viện Xã hội
học,… Với nghiên cứu “Tình hình sức khỏe, dinh dưỡng và kế hoạch hóa gia đình của
phụ nữ tuổi sinh đẻ ở một số vùng nông thôn hiện nay” của tác giả Đoàn Kim Thắng và
nghiên cứu “Về ứng xử của gia đình nông thôn trong phòng và chữa bệnh qua các khảo

sát xã hội học gần đây” của tác giả Trịnh Hòa Bình. Bên cạnh đó, nhiều tác giả đã sử
dụng phương pháp định tính bằng công cụ thu thập thông tin bằng phỏng vấn sâu và
thảo luận nhóm đề khai thác thông tin thể hiện quan niệm cũng như tâm tư nguyện
vọng của người dân về chăm sóc sức khỏe sinh sản như: “Sức khỏe và kế hoạch hóa
gia đình tại các khu vực dân tộc thiểu số” của tác giả Phạm Bích San, “Sức khỏe sinh
sản của đồng bào Hmông_tỉnh Hà Giang” của tiến sĩ nhân chủng học y tế Nguyễn Trần
Lâm và nghiên cứu “Sinh đẻ của Cộng đồng Dân tộc Thiểu số tại Bình Định”. Qua các
phương pháp nghiên cứu, tác giả kết hợp phương pháp định lượng và định tính để có
thể phân tích rõ hơn vấn đề này.
Về mặt nội dung trong các cuộc nghiên cứu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản
nổi lên ba nội dung cơ bản: thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản, các yếu tố tác động
đến các vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản và nghiên cứu các vấn đề chăm sóc sức
khỏe của một dân tộc cụ thể.
Những nghiên cứu có liên quan đến thực trạng chăm sóc sức khỏe của người
phụ nữ.
Nổi bật với nghiên cứu của tác giả Hoàng Bá Thịnh. Về phương pháp, bài viết
dựa trên những kết quả nghiên cứu về sự tham gia của người dân tại 6 xã thuộc 2
huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) và Phú Vang (Thừa Thiên Huế), là địa bàn triển khai dự
án “Nâng cao hiểu biết về cư dân vạn đò”. Kết quả nghiên cứu đã phân tích tình trạng
sức khỏe sinh sản đáng lo ngại của nhóm cư dân đặc thù này. Tác giả cũng chỉ ra
những hạn chế về chất lượng nhân lực y tế cũng như cơ sở y tế và đề xuất phải có
những thay đổi không chỉ trên phương diện vật chất mà còn cả về mặt nhận thức.
Những giải pháp này đưa ra là nhằm mục đích đưa ra các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
cơ bản đến với nhóm dân cư vạn đò một cách hiệu quả hơn.


Cùng quan điểm với tác giả Hoàng Bá Thịnh, thì nghiên cứu của tác giả Đoàn Kim
Thắng, có hai công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề thực trạng sức khỏe. Với
nghiên cứu thứ nhất dựa vào điều tra xã hội học về sức khỏe phụ nữ và kế hoạch hóa
gia đình tại một số vùng nông thôn, cho thấy tình hình sức khỏe của phụ nữ tuổi sinh

đẻ là điều đáng quan tâm. Tình trạng thiếu dinh dưỡng mãn tính khá cao ở các điểm
điều tra, khẩu phần ăn còn thiếu đạm và mỡ động vật, tính mất cân đối của khẩu phần
thể hiện rõ rệt. Còn nghiên cứu thứ hai của tác giả dựa vào nguồn số liệu điều tra từ
các cuộc Điều tra Nhân khẩu học và sức khỏe các năm 1997-2002 và nghiên cứu về
hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của các nhóm dân tộc thiểu số do Viện Xã Hội
Học thực hiện trong những năm gần đây, bài viết phân tích về mức sinh, các hoạt động
chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và khả năng cung cấp các dịch vụ y tế và kế hoạch
hóa gia đình… nhằm phục vụ cho việc xác lập những biện pháp can thiệp và xây dựng
những hình thức dịch vụ y tế về chăm sóc sức khỏe sinh sản đạt hiệu quả cao hơn. Đặc
biệt là tăng cường các hình thức tiếp cận trực tiếp và thúc đẩy chiến lược truyền thông
để nâng cao kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với người dân, nhất
là phụ nữ sinh sống vùng sâu vùng xa. Công tác CSSK đối với đồng bào ở vùng sâu
vùng xa vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thứ nhất, thu nhập của người dân còn thấp nên
họ khó có khả năng thanh toán các chi phí về chăm sóc y tế, thứ hai, là hệ thống y tế ở
địa phương kém phát triển, cụ thể như thiếu tiến bộ, có chuyên mông nghiệp vụ, điều
kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo, nhà cửa xuống cấp, thiếu phương tiện kỹ thuật,
thiếu thuốc… thứ ba là những khó khăn thuộc về tự nhiên như địa hình phức tạp, khí
hậu khắc nghiệp. Do vậy, hoạt động cán bộ y tế của cộng đồng trong công tác CSSK
cho người dân ở các vùng này giữ một vai trò hết sức quan trọng. Cùng nội dung
nghiên cứu về thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản thì tác giả Phạm Bích San lại đặc
biệt nghiên cứu về khía cạnh truyền thông về chăm sóc sức khỏe, kế hoạch hóa gia
đình cũng được lưu tâm tới, chú ý đến khung cảnh của các nền văn hóa đặc thù trong
các dân tộc thiểu số. Truyền thông đại chúng đang gặp phải một số khó khăn trở ngại
nên chưa thể phát huy hiệu quả tiềm năng to lớn của nó, những khó khăn thường gặp
là: thiếu hụt lớn những tài liệu, ấn phẩm truyền thông. Mức độ hạn chế về tiếng phổ
thông và trình độ văn hóa rất thấp… Đối với những vùng dân tộc thiểu số vùng sâu,
truyền thông đại chúng chưa đem lại hiệu quả mong muốn thì hình thức trực tiếp cận


trực tiếp lại càng đóng vai trò thiết thực hơn. Qua đó, cho ta thấy được một bức tranh

toàn diện về sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.
Những nghiên cứu có liên quan đến các yếu tố tác động đến vấn đề chăm sóc
sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.
Trong nội dung trên thì tác giả nhận thấy nổi bật lên với nghiên cứu của ba tác
giả Đàm Khải Hoàn, Nguyễn Đình Học, Nguyễn Hương Nga.
Qua nghiên cứu 283 hộ người Dao ở tỉnh Bắc Cạn, tác giả xác định được một số
phong tục tập quán về nơi ở: Nhà ở thường là nhà đất, nền đất, nhà thấp, thiếu ánh
sáng, bếp đất đặt trong nhà làm cho không khí thường bị ô nhiễm. Tập quán vệ sinh:
dùng nước suối, không sử dụng hố xí và phóng uế bừa bãi. Tập quán ít chú ý đến vệ
sinh cá nhân, nhà cửa, ngoại cảnh. Tập quán thả rong và để chuồng trại gia súc gần
nhà. Tập quán sinh đẻ, nuôi con sinh đẻ có kế hoạch. Tập quán đẻ tại nhà, người nhà tự
đỡ đẻ. Tập quán không cho bú ngay, ăn thêm sớm và cai sữa sớm, tập quán lấy chồng
sớm, đẻ dày, đẻ nhiều. Còn nghiên cứu của tác giả Trương Xuân Trường thì trong
phạm vi bài viết này lại đi vào ba khía cạnh cơ bản của vấn đề thái độ sinh sản là nhu
cầu về con, giá trị của những đứa con và một số vấn đề về CSSK bà mẹ, trẻ em. Đối
tượng nghiên cứu của đề tài này là nông dân vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ
đổi mới. Tư liệu nghiên cứu là các kết quả khảo sát xã hội học trong thập kỷ 90 (từ
năm 1990 đến 2000). Tìm hiểu thái độ của người nông dân vùng châu thổ sông Hồng
về sinh sản điều nổi bậc nhất là tâm lý khao khát có đứa con trai để nối dõi tông đường
và một có giá trị có tính chất bền vững lâu bền. Kể cả trong giai đoạn trước mắt và sau
này, vẫn chưa có thay đổi gì đáng kể. Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng tổng
thể của mô hình văn hóa truyền thống. Tác giả cho rằng qua 15 năm đổi mới đã diễn ra
một số biến đổi quan trọng về đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng nông thôn
châu thổ sông Hồng… nhưng những biến đổi đó chưa đến mức làm thay đổi mô hình
văn hóa truyền thống.
Khác với hai nghiên cứu trên thì nghiên cứu của tác giả Trịnh Hòa Bình lại cho rằng có
nhiều yếu tố và điều kiện tác động đến cách ứng xử thực tế trong việc thực hiện vai
trò chăm sóc sức khỏe của gia đình ở những mức độ khác nhau từ những điều kiện chủ
quan của hộ gia đình đến các điều kiện xã hội trên địa bàn. Nhưng đang lưu ý nhất có
lẽ là trình độ “văn hóa y tế” nói chung còn thấp, từ đó chưa thấy nhận thấy thái độ coi

trọng đúng mực trong cách ứng xử chữa trị ốm đau. Các nghiên cứu trên, tác giả đã
nêu lên những yếu tố tác động trực tiếp đến việc chăm sóc sức khỏe của người dân.


Những nghiên cứu liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản của người
một dân tộc cụ thểthiểu số.
Có thể nói trong những nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe của một dân tộc cụ
thể thì nổi bật với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trần Lâm và nghiên cứu của Qũy
dự án của Liên Hợp Quốc_2008. Cả hai nghiên cứu điều sử dụng phương pháp định
tính lần lượt tại hai tỉnh là Hà Giang và Bình Định. Trong đề tài này, tác giả mô tả về
chất lượng bao gồm cả tính sẵn sàng của chăm sóc SKSS qua quan sát 36 CSYT nhà
nước tại tỉnh, huyện và xã của tỉnh Hà Giang, quan sát và phỏng vấn 95 CBYT ở các
tuyến, mô tả về hiểu biết, thái độ, hành vi và việc tiếp cận với các dịch vụ CSSKSS
của 204 phụ nữ 15-49 tuổi đang nuôi con dưới 24 tháng tuổi, 209 nam giới có vợ 1549 tuổi đang nuôi con dưới 24 tháng tuổi và 204 vị thành niên 15-19 tuổi chưa lập gia
đình thuộc 30 xã được chọn làm địa bàn điều tra. Tác giả tập trung nghiên cứu nền văn
hóa của người dân tộc Hmông, huệ lụy của thay đổi xã hội đối với sinh kế và sức khỏe
sinh sản của người Hmông, những rào cản và sử dụng các dịch vụ sức khỏe sinh sản,
đáp ứng đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, thực hiện các chính sách sức
khỏe sinh sản ở Hà Giang. Qua đề tài này, tác giả có thể hiểu sâu hơn về các vấn đề về
chăm sóc sức khỏe sinh sản qua cách phân tích của tác giả. Trong báo cáo này tác giả
tập trung phân tích biện pháp thực hành về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với
người dân tộc thiểu số và đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng sức khỏe
sinh sản của người phụ nữ dân tộc thiểu số. Nhận thức và sử dụng các dịch vụ sức
khỏe sinh sản là một số phụ nữ chưa bao giờ áp dụng các biện pháp tránh thai là do
kiến thức hạn chế về vấn đề này, bị chồng đánh đập hoặc gia đình chồng mắng nhiếc,
phong tục người Hmông không cho phép họ làm như vậy, sợ xảy ra tác dụng phụ và vô
sinh và không có thời gian đến các cơ sở y tế. Một số phụ nữ lưỡng lự không áp dụng
các biện pháp tránh thai là do sợ bị chồng, gia đình chồng, bố mẹ biết, và không muốn
cho người khác biết mình là những người hay sử dụng các biện pháp tránh thai. Đặt
vòng là biện pháp tránh thai áp dụng nhiều nhất ở Mèo Vạc. Tuy nhiên , các tác dụng

phụ là nguyên nhân quan trọng trong việc ngừng đặt vòng. Một số phụ nữ quyết định
không dùng biện pháp này bởi họ sợ mang vật lạ nào trong cơ thể. Đa số phụ nữ
Hmông không đi khám thai trước sinh, hoặc chỉ đi nếu lần mang thai hoặc sinh con
đầu tiên gặp khó khăn. Đó là do thiếu kiến thức về tầm quan trọng của khám thai trước
khi sinh, thói quen trì hoãn sử dụng dịch vụ y tế, khoảng cách và điều kiện đi lại đến
trạm y tế xã, cảm thấy xấu hỗ hoặc khó khăn khi tiếp xúc nói chuyện với cán bộ y tế.


Sinh con tại nhà rất phổ biến và mang nặng nhiều tập tục nghi lễ. Quan điểm chung
cho rằng việc sinh đẻ là dễ dàng và rằng người phụ nữ có thể tự xoay xở được trong
trường hợp đẻ trên nương hay trong rừng. Phụ nữ Hmông thích đẻ tại nhà, có người
thân xung quanh để giúp đỡ về tinh thần. Bà đỡ dân gian đóng vai trò quan trọng trong
việc sinh nở tuy nhiên họ lại thiếu đào tạo và thiết bị cần thiết. Chỉ trong trường hợp
đẻ khó người ta mới cần đến sự trợ giúp của các dịch vụ y tế công. Qua đó, đưa ra các
khuyến nghị trong việc thực hiện các chính sách để sức khỏe của mọi người được tốt
hơn. Khác với đề tài nghiên cứu tại Hà Giang thì trong đề tài nghiên cứu của Qũy dự
án Liên hợp quốc (UNFPA)_Năm 2008. Nghiên cứu được thực hiện trong tháng 9, năm
2008, tập trung tới phụ nữ dân tộc thiểu số trong độ tuổi sinh sản từ 15-49 tại xã An
Dũng, huyện An Lão (dân tộc H’rê), xã Vĩnh Kim huyện Vĩnh Thạnh (dân tộc Bana)
và xã Canh Hiệp huyện Vân Canh (dân tộc Chăm).Tác giả mô tả về chất lượng bao
gồm cả tính sẵn sàng của chăm sóc SKSS qua quan sát 36 CSYT nhà nước tại tỉnh,
huyện và xã của tỉnh Bình Định; quan sát và phỏng vấn 95 CBYT ở các tuyến. mô tả
về hiểu biết, thái độ, hành vi và việc tiếp cận với các dịch vụ CSSKSS của 210 phụ nữ
15-49 tuổi đang nuôi con dưới 24 tháng tuổi, 210 nam giới có vợ 15-49 tuổi đang nuôi
con dưới 24 tháng tuổi và 210 VTN 15-19 tuổi chưa lập gia đình thuộc 30 xã được
chọn làm địa bàn điều tra. Tác giả tập trung nghiên cứu tình hình cung cấp dịch vụ sức
khỏe sinh sản cho đồng bào dân tộc ít người tại 3 huyện miền núi tại tỉnh Bình Định,
các rào cản ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Trong đó, các
rào cản ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản điển hình về yếu
tố địa lý có ảnh hưởng trực tiếp tới tiếp cận dịch vụ. Có những địa bàn, từ thôn đi tới

trạm y tế xã phải mất 4 tiếng đi bộ-cách duy nhất. Tại cả 3 huyện miền núi đều có
điểm chung này, cụ thể, các xã ở càng xa trung tâm, tỷ lệ bà con tiếp cận tới cơ sở y tế,
đặc biệt là dịch vụ sinh tại trạm y tế càng thấp, bởi khi sản phụ chuyển dạ, trong nhiều
trường hợp, gia đình không vận chuyển tới trạm y tế xã do điều kiện đường xá đi lại
khó khăn. Ngược lại, tại các xã đồng bằng, việc di chuyển trở nên dễ dàng hơn, tỷ lệ
người dân tới trạm sử dụng dịch vụ cao hơn rõ rệt.
Kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của các tộc người thiểu số
vẫn còn nhiều bất cập. Trong phạm vi các đề tài mà tác giả đã đọc được, chưa có công
trình nghiên cứu nào đi sâu vào tình hiểu kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức
khỏe sinh sản cho dân tộc Raglay. Để hiểu rõ hơn về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh
sản của người phụ nữ. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Kiến thức, thái độ và hành vi


chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc Raglay tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh
Khánh Hòa” là công trình đầu tiên nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe sinh sản của
người dân tộc Raglay.
1.1.2 Những cách tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu
Trong đề tài này, tác giả đã sử dụng hai lý thuyết là lý thuyết lựa chọn lý thuyết lối
sống và thuyết lựa chọn hợp lý.
Lý thuyết lối sống:
Lối sống là một khái niệm có tính đồng bộ và tổng hợp. Nó bao gồm quan hệ kinh tê,
xã hội, tư tưởng, tâm lý, đạo đức, văn hóa và các quan hệ xã hội khác, đặc trưng sinh
học của họ là những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Lối sống
được quy định bởi các điều kiện khách quan và chủ quan
Điều kiện khách quan:
Điều kiện kinh tế xã hội, chính trị xã hội, tư tưởng và văn hóa, điều kiện về nhân khẩu,
điều kiện sinh thái.
Lối sống là phương thức hoạt động của con người bao gồm: Nếp sống, thói quen,
phong tục tập quán, cách sống, cách làm, cách ăn mặc, cách ở, cách sinh hoạt…
Điều kiện chủ quan:

Điều kiện tâm lý xã hội, tình trạng chung của ý thức con người, thái độ của họ đối với
môi trường xung quanh trực tiếp.
Hoạt động sống của con người là tổng thể các khối cơ bản: Lao động, sinh hoạt, văn
hóa xã hội, chính trị xã hội. Khi xem xét một mảng trong tổng thể các khối cơ bản thì
không thể bỏ qua các khối khác. Bởi vì, giữa các khối có một mối liên hệ chặt chẽ với
nhau, chúng chịu sự tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung và hoàn thiện nhau.
Trong đề tài này, tác giả sử dụng lý thuyết lối sống để lý giải được những điều kiện
chủ quan và điều kiện khách quan đã tác động đến nhận thức và hành vi chăm sóc sức
khỏe sinh sản của người dân tộc Raglay. Về điều kiện khách quan về về điều kiện sinh
thái, người dân Raglay sống ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa phương tiện đi lại khó
khăn nên không có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; kinh tế người
dân Ralay đa số là hộ nghèo nên ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe sinh sản... Về điều kiện chủ quan, người dân địa phương đa số là nông nghiệp
truyền thống ảnh hưởng như thế nào đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của người
phụ nữ dân tộc Raglay. Người dân thường có tính ù lì nên đã bỏ qua nhiều cơ hội tiếp
xúc với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt.
Thuyết lựa chọn hợp lý :
Thuyết lựa chọn hợp lý (hay còn gọi là thuyết lựa chọn duy lý) trong xã hội
học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học vào thế kỷ VIII, XIX. Một số


nhà triết học đã cho rằng bản chất con người là vị kỷ, luôn tìm đến sự hài long, sự thoả
mãn và lảng tránh nỗi khổ đau. Một số nhà kinh tế học cổ điển thì từng nhấn mạnh vai
trò động lực cơ bản của động cơ kinh tế, lợi nhuận khi con người phải đưa ra quyết
định lựa chọn hành động. Đặc trưng thứ nhất có tính chất xuất phát điểm của sự lựa
chọn duy lý chính là các cá nhân lựa chọn hành động.
Thuyết này gắn với tên tuổi của rất nhiều nhà xã hội học tiêu biểu như: George
Homans, Peter Blau, James Coleman
Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiên đề cho rằng con người luôn hành động một
cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý

nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu.
Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để
quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay
cách thức hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực.
Phạm vi của mục đích đây không chỉ có yếu tố vật chất (lãi, lợi nhuận, thu nhập) mà
còn có cả yếu tố lợi ích xã hội và tinh thần.
Định đề này được Homans diễn đạt theo kiểu định lý toán học như sau: khi lựa
chọn trong số các cách hành động có thể có, cá nhân sẽ chọn cách nào mà họ cho là
tích của xác suất thành công của hành động đó với giá trị mà phần thưởng của hành
động đó là lớn nhất. Tức là Homans đã nhấn mạnh đến đặc trưng thứ hai của sự lựa
chọn hợp lý là quá trình tối ưu hoá.
Đối với nghiên cứu này tác giả sử dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý nhằm xem xét
những hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của người dân tộc Raglai như thế nào? Và
những yếu tố nào đã tác động đến việc người dân lựa chọn việc thực hiện những hành
vi đó, nó bao gồm những yếu tố về nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn, môi
trường sống, yếu tố truyền thống … Phải chăng sự tác động bởi những yếu tố này đã
dẫn đến thay đổi nhận thức và hành vi của người dân trong việc chăm sóc sức khỏe
sinh sản.
Trong đề tài này, tác giả vận dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý để có thể chứng
minh sự lựa chọn lý của người dân về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản. Người phụ
nữ có những lựa chọn khác nhau trước các vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản. Như
người phụ nữ Raglay có thể nhận thức được việc khám thai là quan trọng và cần thiết
để bảo vệ sức khỏe, nhưng vì kinh tế gia đình nghèo cần phải làm việc để có cái ăn,


người phụ nữ sẽ lựa chọn làm việc làm việc thay vì việc đi khám thai. Và Người phụ
nữ cũng có cân nhắc về lợi ích và thiệt hại khi lựa chọn hành vi cho chính sức khỏe
của bản thân mình.
1.1.3 Những khái niệm liên quan:
Kiến thức:

Là những hiểu biết có được qua quá trình tìm tòi, học hỏi cũng như trải nghiệm thực
tế của mỗi cá nhân. Kiến thức phụ thuộc vào thời gian tiếp nhận và năng lực thẩm thấu
tri thức của mỗi người. Ở đây, kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản chính là những
hiểu biết của người dân tộc Raglay về cách chăm sóc sức khỏe sinh sản để tự bảo vệ
cho bản thân và cộng đồng.[3]
Thái độ:
Là tâm trạng bên trong được biểu lộ qua hành động, hành vi, cử chỉ ứng xử đối với
người khác, đối với các sự kiện, quan điểm với bản thân, là giai đoạn trung gian giữa
giai đoạn tìm ẩn với giai đoạn thực hiện đầy đủ một ý nghĩa, ý định nào đó trong thực
tế. Trong đề tài này, thái độ được xem xét dưới góc độ hành vi ứng xử trước vấn đề
chăm sóc sức khỏe sinh sản của người dân tộc Raglay. Người dân nơi đây có thể là thờ
ơ trước những thông tin tuyên truyền, hay tích cực muốn tìm hiểu thêm về vấn đề
chăm sóc sức khỏe sinh sản để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để bảo vệ
sức khỏe. Vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản sẽ được tốt hơn nếu người dân có thái độ
tích cực trước những thông tin tuyên truyền cũng như tiếp nhận những thông tin đó và
thực hiện. Góp phần nâng cao sức khỏe sinh sản của người dân Raglay. (Theo từ điển
bách khoa Việt Nam)
Hành vi:
Theo G.Mead đưa ra những bản chất của hành vi: “chúng ta có thể giải thích hành
vi con người bằng hành vi có tổ chức của nhóm xã hội. Hành vi xã hội không thể hiểu
được nếu xây dựng nó từ các tác nhận và các phản ứng. Nó cần được phân tích như
một chỉnh thể linh hoạt, không một bộ phận của chỉnh thể được phân thích hoặc có thể
được phân tích một cách độc lập”.
Hành vi là những suy nghĩ của con người dẫn đến cách xử sự của họ trong một hoàn
cảnh cụ thể. Từ hành vi, con người mới tiến đến những hành động cụ thể. Hành vi về
SKSS là những suy nghĩ nhằm thực hiện những công việc liên quan đến SKSS . Hành
vi của người dân tộc được hiểu đó là hành vi có tính thống nhất giữa những yếu tố chủ


quan và khách quan. Trong bối cảnh cuộc sống, công việc tạo cho các bạn có những

hành vi chăm sóc sức khỏe của mình phù hợp với cuộc sống thực tại của họ, phù hợp
với vốn kiến thức mà họ có.
Khái niệm về bất bình đẳng xã hội.
Bất bình đẳng xã hội là sự không bình đẳng, sự không bằng nhau về các cơ hội hoặc
lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã
hội.
Sức khỏe :
Là một trạng thái khỏe mạnh hoàn toàn về thể chất cũng như tinh thần và xã hội của
một cơ thể. Khỏe mạnh không chỉ giới hạn ở tình trạng không có bệnh tật mà còn là tài
nguyên để chúng ta phục vụ cuộc sống hàng ngày. Sức khỏe không phải là sự lựa chọn
cá nhân mà là vấn đề của sinh học.
Tuy nhiên nguyên nhân gây ra bệnh tật là sự kết hợp tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã
hội. Sức khỏe là mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường.
Dân tộc thiểu số:
Là một khái niệm khoa học được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay. Các học
giả phương Tây quan niệm rằng, đây là một thuật ngữ chuyên ngành dân tộc học dùng
để chỉ những dân tộc có dân số ít. Trong một số trường hợp, người ta đánh đồng ý
nghĩa “dân tộc thiểu số” với “dân tộc lạc hậu”, “dân tộc chậm tiến”, “dân tộc kém phát
triển”, “dân tộc chậm phát triển”… Có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự chi phối bởi
quan điểm chính trị của giai cấp thống trị trong mỗi quốc gia.
Khái niệm “dân tộc thiểu số” dùng để chỉ những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ trọng
thấp trong tương quan so sánh về lượng dân số trong một quốc gia đa dân tộc. Khái
niệm “dân tộc thiểu số” cũng không có ý nghĩa biểu thị tương quan so sánh về dân số
giữa các quốc gia dân tộc trên phạm vi khu vực và thế giới. Một dân tộc có thể được
quan niệm là “đa số” ở quốc gia này, nhưng đồng thời có thể là “thiểu số” ở quốc gia
khác. Chẳng hạn người Việt (Kinh) được coi là “dân tộc đa số” ở Việt Nam, nhưng lại
được coi là “dân tộc thiểu số” ở Trung Quốc (vì chỉ chiếm tỉ lệ 1/55 dân tộc thiểu số
của Trung Quốc); ngược lại người Hoa (Hán), được coi là “dân tộc đa số” ở Trung
Quốc, nhưng lại là dân tộc thiểu số ở Việt Nam (người Hoa chiếm tỉ lệ 1/53 dân tộc



thiểu số của Việt Nam). Rõ ràng, quan niệm về “dân tộc thiểu số” và “dân tộc đa số”
cũng như nội hàm của chúng hiện nay còn có những vấn đề chưa thống nhất và nó
cũng được vận dụng xem xét rất linh hoạt trong từng điều kiện cụ thể, tuỳ theo quan
niệm và mối quan hệ so sánh về dân số của mỗi quốc gia dân tộc.
Sức khỏe sinh sản:
Theo chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển (Hội
nghị Cairo năm 1994) thì “Sức khỏe sinh sản là trạng thái khỏe mạnh hoàn toàn về thể
chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là bệnh tật hay ốm yếu, trong tất cả mọi thứ
liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình của nó.Trong đề tài này,
tác giả tập trung chính vào vấn đề làm mẹ an toàn, bao gồm việc chăm sóc khi mang
thai, khi đẻ và sau khi đẻ, cả mẹ và con đều an toàn. Bên cạnh đó, nêu lên những yếu
tố tác động đến vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ dân tộc Raglay.
[8]
1.2
Phương pháp nghiên cứu
1.2.1 Phương pháp luận
Trong đề tài này, tác giả sử dụng bộ dữ liệu của đề tài: “Tìm hiểu lối sống người
dân tộc Raglay tại xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa” của chuyến
thực tập cuối kỳ K11_tháng 5/2012. Tác giả sử dụng phương pháp định lượng để phân
tích về nhận thức chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Đồng thời, tác giả
cũng sử dụng phương pháp định tính để phân tích sâu hơn mà phương pháp định lượng
không thực hiện được, về hành vi và những yếu tố tác động đến vấn đề chăm sóc sức
khỏe sinh sản của người phụ nữ Raglay.
1.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
Trong đề tày này, tác giả sử dụng các phương pháp thu thập thông tin sau:
Phương pháp định lượng
Thu thập thông tin định lượng:
Thông tin định lượng lấy từ bộ dữ liệu của đề tài: “Tìm hiểu lối sống người dân
tộc Raglay tại xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa” của chuyến thực

tập cuối kỳ K11_tháng 5/2012.
Mẫu khảo sát: đặc điểm là người dân tộc Raglay và đang sinh sống tại hai thôn Hòn
Dù và Axay. Tổng số phiếu điều tra định lượng là 182 phiếu.
Kết quả khảo sát xã Khánh Nam gồm 182 hộ, những hộ được lựa chọn để thực hiện
công cụ này được lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách hộ gia đình của xã tại 2 ấp Axay


và Hòn Dù, được thực hiện bằng hình thức phỏng vấn cá nhân bằng bảng hỏi đã được
chuẩn bị, gồm 17 trang.
Công cụ thu thập thông tin bằng bảng hỏi, thông tin có tính đại diện cho tổng thể.
Đây là phương pháp thu thập thông tin để nói lên nhận thức và hành vi chăm sóc sức
khỏe sinh sản của người phụ nữ dân tộc Raglay. Đây là một trong những phương pháp
thu thập thông tin chính dựa vào bảng câu hỏi với những thông tin của hộ gia đình (về
trình độ học vấn, nghề nghiệp, nhà ở, thu nhập…)
Thu thập thông tin sẵn có:
Những tư liệu thông qua sách báo, tập chí, internet, những số liệu thống kê và những
đề tài đã thực hiện trước đó.
Các tài liệu thu thập được trong chuyến đi thực tập cuối kỳ tại xã Khánh Nam, huyện
Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.
Phương pháp định tính:
Thu thập thông tin định tính: bằng công cụ phỏng vấn sâu và quan sát
Thông tin định tính lấy từ bộ dữ liệu: “Tìm hiểu lối sống người dân tộc Raglay
tại xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa” của chuyến thực tập cuối kỳ
K11_tháng 5/2012. Đối tượng thu thập thông tin là người dân và cán bộ tại 2 xã Hòn
Dù và Axay. Dung lượng mẫu gồm 25 cuộc phỏng vấn sâu phân theo các tiêu chí.
Làm rõ hơn nhận thức và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của người dân mà không
thể thu thập thông tin bằng định lượng.
 Phương pháp phỏng vấn sâu: thu thập thông tin định tính thông qua công cụ
phỏng vấn sâu với những câu hỏi mà thu thập thông tin định lượng không thu thập
được để làm rõ nhận thức và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ

Raglay. Phương pháp phỏng vấn sâu giúp tác giả khóa luận khai thác thông tin sâu sắc
hơn để có thể hiểu rõ được vấn đề mà phương pháp định lượng chưa làm được.
Mẫu: phỏng vấn sâu là 8 cuộc. Trong đó, 2 cuộc phỏng vấn cán bộ thôn, 1 cuộc cán bộ
y tế xã, 2 cuộc đơn thân, 1 cuộc gia đình đông con, 1 cuộc hộ nghèo và 1 cuộc hộ
nghèo trên địa bàn 2 thôn Hòn Dù và Axay, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh
Khánh Hòa.
 Phương pháp quan sát: kết hợp với phương pháp quan sát với mục đích tìm hiểu
đời sống người dân, những sinh hoạt hằng ngày cùng trạm y tế xã của địa phương.
 Phương pháp xử lý thông tin:
Thông tin định lượng được xử lý bằng phần mềm SPSS, cho ra những số liệu
thống kê mô tả và so sánh. Nhằm tìm ra sự chênh lệch trong nhận thức cũng như hành
vi của người phụ nữ trong vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản.


Xử lý thông tin sẵn có: dữ liệu thống kê về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản của
người phụ nữ dân tộc Raglay, xã Khánh Nam được phân tích và đưa ra những nhận
định.
Thông tinh định tính như phương pháp phỏng vấn sâu sẽ gỡ băng và tổ hợp thông tin
để đưa ra những dẫn chứng đi sâu vào vấn đề cần phân tích.
Kết hợp, sau đó tổng hợp các phương pháp thu thập thông tin viết báo cáo nói lên nhận
thức và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ dân tộc Raglay.
1.3
Giả thuyết nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu như sau:
 Kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ thấp do trình độ học
vấn của người Raglay chưa cao
 Người dân tộc Raglay ít hoặc không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Về điều kiện khách quan do kinh tế
của người dân. Người dân có kinh tế thấp, điều kiện tự nhiên là vùng sâu, vùng
xa do ở miền núi hay do người dân có ý thức ù lì không muốn tiếp cận các dịch

vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản nên ít hoặc không có điều kiện tiếp cận với các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
ĐIỀU
KIỆN KHÁCH
 Truyền
thống
sinh tạiQUAN:
nhà và do bà mụ đỡ đẻ của ĐIỀU
người
dânCHỦ
tộc
Raglay
KIỆN
CHỦ
QUAN:hiện nay
ĐIỀU KIỆN
QUAN:
ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN:

không còn nữa
mà người
dân
nơi
sở
y tếCẢNH
và do SỐNG
các
cán
bộ
KHOẢNG

CÁCH
ĐỊA
LÝđây đã sinh tại các cơ HOÀN
CỦA
HOÀN
CẢNH
SỐNG
CỦA
HỆ THỐNG Y TẾ VÀ

y tế đỡ đẻ do
công
tác tuyên
KINH
TẾ
HOẠT
ĐỘNG
Y TẾ truyền tốt.

1.4

HỆ THỐNG
Y TẾ VÀ
KINH
TẾ
HOẠT ĐỘNG Y TẾ
Sơ đồ
khung
phân
PHONG

TỤC
TẬPtích
QUÁN
PHONG TỤC TẬP QUÁN
CHÍNH SÁCH
CHÍNH SÁCH

GIA
GIAĐÌNH
ĐÌNH
KIẾN
KIẾN THỨC
THỨC VÀ
VÀ QUAN
QUAN
NIỆM
NIỆM
THÁI
THÁI ĐỘ
ĐỘ

HÀNHVI
VICHĂM
CHĂM SÓC
HÀNH
SÓC
SỨC
SẢN
SỨCKHỎE
KHỎE SINH

SINH SẢN

CHĂM
SÓC
SỨCSỨC
KHỎE
CHĂM
SÓC
SINH
KHỎE
SẢN
SINH
TRƯỚC
SẢN
KHI
TRƯỚCSINH
KHI SINH

CHĂM
SÓC
SỨCSỨC
KHỎE
CHĂM
SÓC
SINH
KHỎE
SẢN
SINH
TRONG
SẢN

KHI
TRONGSINH
KHI SINH

CHĂM
SÓC
SỨCSỨC
KHỎE
CHĂM
SÓC
KHỎESAU
SAU
KHIKHI
SINHSINH


CHƯƠNG 2: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CHĂM SÓC SỨC
KHỎE SINH SẢN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ DÂN TỘC RAGLAY
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu:
2.1.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu:
Theo báo cáo tổng kết các Chương trình, Chính sách dân tộc giai đoạn
2006_2010 huyện Khánh Vĩnh.
Huyện Khánh Vĩnh là huyện miền núi, tiếp giáp với đồng bằng, Bắc giáp huyện Ninh
Hoà và tỉnh Đắk Lắk, Đông giáp Diên Khánh, Nam giáp Khánh Sơn, Tây giáp Đắk
Lắk và Lâm Đồng, Khánh Vĩnh có 13 xã và 1 thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên của toàn
huyện 1.165km2, trong đó đất lam nghiệp chiếm 72%, đất sản xuất nông nghiệp chiếm
9,5% và các diện tích đất khác chiếm 18,3%. Do địa hình tự nhiên có nhiều núi đồi và
sông suối có độ dốc lớn nên việc khai thác tiềm năng đất đai chủ yếu là phục vụ sản
xuất lâm nghiệp, trồng rừng, riêng đối với sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó
khăn, chủ yếu khai thác các diện tích đất sản xuất nông nghiệp có độ cao dưới 15 độ

dốc. Dân số toàn huyện có 33.991 người. Nhờ thực hiện chính sách định canh định cư


nên dân các xã hiện nay phân bố tập trung thành các khu, điểm dân cư lớn và tương
đối tập trung ven các trục đường giao thông, gần nguồn nước, thuận lợi cho việc phục
vụ các yêu cầu về điện, nước sinh hoạt, y tế, giáo dục và sản xuất.
Nguồn nhân lực lao động trên địa bàn huyện dồi dào, chiếm 52,3% tỉ lệ dân số
nhưng do mặt bằng dân trí và điều kiện kinh tế - xã hội còn hạn chế nên chủ yếu là lao
động trong lĩnh vực sản xuất nông-lâm nghiệp, lao động có trình đọ chuyên môn kỹ
thuật chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn lao động của huyện và chủ yếu làm việc trong
các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp. Đến cuối năm 2009, tổng giá trị nền kinh tế theo
mệnh giá hiện hành đạt 279 tỷ đồng, trong đó ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản đạt
96 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 34,6% trong cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp – xây dựng
đạt 63,8 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 22,9% trong cơ cấu kinh tế và ngành Thương mại –
Dịch vụ đạt 118,6 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 42,5% trong cơ cấu các ngành kinh tế. Thu
nhập bình quân đầu người đạt 8,7 triệu đồng/người/năm; lương thực bình quân đầu
người đạt 166,8kg/người/năm. Tốc độ tăng trưởng đạt 9,6%
Đặc điểm dân tộc và vùng dân tộc thiểu số:
Huyện Khánh Vĩnh có 15 dân tộc anh em sinh sống, trong đó:dân tộc Kinh là
8.933 người, chiếm tỷ lệ 26,3% và các dân tộc thiểu số là 25.058 người, chiếm tỷ lệ
73,7%, gồm dân tộc Raglay 16.618 người, T’Rin 4.796 người, Êđê 1.541 người,Tày
1.165 người, Nùng 658 người, Mường 180 người và các dân tộc: Dao, M’Nông, Thái,
Hoa, Chăm, Thổ, H’Rê, Khơ Me là 100 người. Các dân tộc trên địa bàn huyện mặc dù
khác nhau về phong tục, văn hóa truyền thống nhưng thắm tình đoàn kết, giao lưu, gắn
bó thành một khối thống nhất, cùng nhau xây dựng huyện miền núi Khánh Vĩnh vươn
lên xóa đói giảm nghèo, đẩy lùi các tập tục lạc hậu, tiến tới cuộc sống văn minh, ấm
no, hạnh phúc
Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và nhân lực xã Khánh Nam
Vị trí địa lý:
Xã Khánh Nam nằm về hướng Bắc huyện Khánh Vĩnh, cách trung tâm huyện

khoảng 2 km. Ranh giới hành chính được xác định như sau:
Phía Đông giáp xã Diên Đồng, huyện Duyên Khánh
Phía Tây giáp xã Bà Cầu, xã Khánh Thượng
Phía Nam giáp Sông Cái, bên kia là thị trấn Khánh Vĩnh, xã Sông Cầu
Phía Bắc giáp Khánh Trung.


Diện tích tự nhiên
Diện tích tự nhiên là 4.214,81 ha, chiếm 3,61% diện tích tự nhiên của toàn
huyện Khánh Vĩnh
Địa bàn có 3 thôn: thôn 6, thôn Hòn Dù, thôn Axay
Các đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn
Về địa hình: đất đai xã tương đối rộng phía Đông Bắc có núi Giáng Hương, phía Tây
Bắc có núi Hòn Dù, Tây Nam có núi Dài và có hệ thống Sông Cái, Sông Giang, các
suối Axay, Cà Nuông, Chà Khế, suối Đục đan xen nhau với những cánh rừng tạo nên
phong cảnh thiên nhiên đẹp, môi trường sinh thái hấp dẫn.
Diện tích đồi núi, sông, suối, chiếm 1/3 diện tích đất sản xuất, đất đồi có độ dốc dưới
15 độ, đất bằng dùng để sản xuất nông nghiệp chiếm 2/3 tổng diện tích tự nhiên, đây là
một đặc điểm chỉ có ở xã Khánh Nam, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp cũng
như quy hoạch các vùng cây trồng nguyên liệu, phân bố dân cư
Về thổ nhưỡng: trên địa bàn Khánh Nam có 2 loại đất chính:
Đất phù sa ven các sông, suối, vùng trũng giữa các đồi, núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Đất đỏ và trên phiến đá sét, chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của xã
Về khí hậu: nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu có 2 mùa rõ
rệt là mùa nắng và mùa mưa, mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8 và mùa mưa từ khoảng
tháng 9 đến tháng 12 dương lịch, lượng mưa hàng năm tương đối lớn, độ ẩm cao nên
khu vực dọc sông suối rất thuận lợi cho các loại cây phát triển, tuy nhiên có năm mưa
nhiều làm cho ngập lụt nhiều nơi nên cũng gây ra ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh
tế-xã hội của địa phương
Thủy văn: Sông Cái chạy dọc theo địa bàn từ Tây Bắc xuống Đông Nam, sông

Giang và các suối chính suối Axay, Cà Nuông, Chà Khế, suối Đục, và các suối nhỏ
đan xen tạo nên nguồn nước mặt khá phong phú.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu, thời tiết thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng (như
lúa, mì, bắp, mía, mây, keo,…), chăn nuôi (như heo, bò…), cây ăn trái (xoài, thanh
long…)
Các nguồn tài nguyên
+ Tài nguyên đất: Theo số liệu báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (thực hiện


chỉ thị 618/CT-TTg ngày 15/5/2009),xã Khánh Nam có diện tích tự nhiên 4.213,82 ha
chiếm 3,61% tổng diện tích tự nhiên của huyện(1,165km), trong đó:
 Đất nông nghiệp: 3.901,2ha chiếm 92,58% diện tích tự nhiên của xã, cụ thể:
Đất sản xuất nông nghiệp: 2.287,76 ha chiếm 54,28% tổng diện tích đất tự nhiên toàn
xã, đất trồng cây hàng năm: 1.114,30 ha, chiếm 26,44% tổng diện tích tự nhiên toàn
xã, trong đó đất trồng lúa là 6,29ha, đất trồng cây hàng năm khác là 1.108,01ha. Đất
trồng cây lâu năm: 1.173,45 ha,chiếm 27,84% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, trong đó
đất trồng cây công nghiệp là 162,26ha, đất trồng cây ăn quả 78,68 ha, đất trồng cây lâu
năm khác 932,51 ha. Đất lâm nghiệp: 1.612,99ha, chiếm 38,27% tổng diện tích tự
nhiên toàn xã: Đất có rừng tự nhiên sản xuất: 631,30 ha, đất có rừng trồng sản xuất:
701,55 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất: 233,05ha, đất trồng rừng: 47,09
ha. Đất nuôi trồng thủy sản: 1,45 ha, chiếm 0,03% tổng diện tích tự nhiên toàn xã.
 Đất phi nông nghiệp: 145,60 ha, chiếm 3,45% diện tích diện tích tự nhiên toàn
xã bao gồm các loại đất sau: Đất ở nông thôn: 18,89ha, đất chuyên dùng: 26,02ha, đất
nghĩa trang, nghĩa địa: 1,11ha, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 99,58ha.
 Đất đồi núi chưa sử dụng: 167,02ha, chiếm 3,96% diện tích tự nhiên toàn xã.
Nhìn chung quỹ đất chưa sử dụng toàn xã còn khá lớn.
+ Tài nguyên rừng: Diện tích rừng trên địa bàn xã Khánh Nam có xu hướng ngày càng
giảm, do chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích rừng phòng hộ sang rừng
sản xuất, đặc biệt tình trạng đốt phá rừng để sản xuất gây nên tình trạng xói mòn đất,

ảnh hưởng đến môi trường, lũ lụt.
+ Tài nguyên mặt nước:
Xã có nhiều sông suối bao quanh nên diện tích mặt nước tương đối lớn là 99,58ha,
chiếm 2,36% diện tích tự nhiên toàn xã, diện tích đang sử dụng để nuôi trồng thủy hải
sản là:1,45ha
+Tài nguyên khoáng sản: tiềm năng khoáng sản của xã rất hạn chế, chủ yếu là khai
thác đá dùng trong công trình xây dựng.
Nhân lực:
Dân số:
Dân số toàn xã là 1845 nhân khẩu tương ứng với 478 hộ gia đình; gồm 7 dân
tộc anh em cùng chung sống trong đó có 3 dân tộc chính đó là Raglay, Kinh, T’Rin.
Mật độ dân số bình quân toàn xã năm 2010 là 43 người/km2 nên Khánh Nam được
xem là xã miền núi, đất rộng người thưa.


Lao động:
Lao động trong độ tuổi an toàn xã có khoảng 964 người, chiếm 52,24 tổng số
dân toàn xã; trong đó, thuần nông chiếm 96%; chỉ có 0,4% dân số lao động trong các
ngành thương mại, dịch vụ, công chức giáo viên,…
Thuận lợi:
Nhìn chung, nguồn lao động tại chỗ khá dồi dào, thường xuyên được các cơ
quan hữu quan đào tạo nghề, mở các lớp về thâm canh cây lúa nước, các loại cây ăn
quả; chăm nuôi gia súc, gia cầm nhằm nâng cao kiến thức, áp dụng khoa học kỹ thuật
vào các loại cây trồng và chăn nuôi.
Khó khăn:
Tuy nhiên, đa số là lao động phổ thông chưa được đào tạo, trình độ dân trí thấp
nên việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao nâng suất cây trồng, vật
nuôi còn nhiều hạn chế.

Tình hình kinh tế xã hội:

Khánh Nam là một xã nông nghiệp nông thôn miền núi, nông nghiệp giữ vai trò
khá quan trọng trong cơ cấu kinh tế, chiếm tỷ trọng trên 90% tổng giá trị sản xuất các
ngành kinh tế, Công nghiệp và thương mại còn rất hạn chế.
Thu nhập bình quân đầu người: 4,8 triệu đồng/người/năm (là xã có kinh tế thấp của
huyện)
Năm 2010, qua điều tra hộ nghèo và hộ cận nghèo, xã Khánh Nam có 478 hộ với 1845
nhân khẩu, trong đó có 204 hộ nghèo (773 nhân khẩu), chiếm tỷ lệ 42,68% trên tổng
số hộ toàn xã, 104 hộ cận nghèo (418 nhân khẩu). Đây là tỷ lệ khá cao, nếu không
quan tâm đúng mức sẽ gây hạn chế tiến trình phát triển kinh tế_xã hội của xã.
Về giao thông:
Hệ giao thông của xã có tổng chiều dài: 48km. Trong đó:
Đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa.
Đường liên xã có 3,5km là đường nhựa, có mặt đường rộng 3,5m. Nhưng hiện nay
đường đã có nhiều chỗ xuống cấp hoặc mặt đường hẹp.


Đây là tuyến đường giao thông quan trọng nhất cho phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội.
Hiện nay, mặt đường trải nhựa 100%, đang xuống cấp còn sử dụng 70%
Về thủy lợi:
Hiện nay, xã Khánh Nam không có hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn.
Về điện:
Hệ thống điện phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất do Điện lực Diên Khánh-Khánh
Vĩnh quản lý, vận hành bảo dưỡng theo quy trình kỹ thuật của ngành điện qua tuyến
dây trung thế 3 pha 15kv dây trần nối từ Diên Khánh đi dọc theo tỉnh lộ 8B đến hết xã
Khánh Nam. Hiện nay trên địa bàn xã có 1 trạm hạ thế, 3 bình hạ thế đặt tại thôn Hòn
Dù và thôn Axay. Số km đường dây hạ thế trên địa bàn xã là 5km. Tỷ lệ hộ dùng điện:
70% số hộ dân được sử dụng điện thường xuyên.
Về trường học:
Hệ thống giáo dục trên địa bàn xã hiện nay có 1 trường mầm non và 1 trường tiểu học.

Về y tế:
Trạm y tế xã: có 5 phòng và 4 cán bộ công tác, thực hiện các chương trình Quốc
gia về tiêm chủng mở rộng, phòng chống một số bệnh xã hội được thực hiện tốt.
Trong năm 2010, Trạm y tế xã đã thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân
và thực hiện các chương trình y tế Quốc gia được cải thiện đáng kể nhất là công tác
chăm sóc sức khỏe sinh sản, tiêm chủng mở rộng đều đạt. Hiện tại, tỷ lệ người dân
tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 65%, với 2 hình thức bảo hiểm phổ biến nhất
là bảo hiểm tự nguyện không thuộc diện hộ nghèo và bảo hiểm giành cho người nghèo
dân tộc Kinh.
2.1.2

Một số đặc điểm về điều kiện sống và xã hội của người dân tộc Raglay

tại địa bàn điều tra
Người dân Raglay trước khi sống ở trên núi nhưng sau đó chuyển xuống định
canh định cư theo chính sách của nhà nước.
Nhà nước có chính sách cho người dân tộc Raglay thay đổi xuống định canh định cư ở
gần các trục đường chính.
“ Khi đó nhà nước có chính sách định canh định cư thì dân mình mới xuống đây ở
theo cái dọc đường nè, nếu không ở trên núi đó mỗi nhà cách nhau khoảng trên 500
đến 1000m mới đến 1 nhà, không ở gần” (Nguồn: Phỏng vấn sâu cán bộ)


Trước đây, nhiều gia đình con cái lập gia đình thường sống chung với bố mẹ nhưng
bây giờ thì con cái không sống cùng ba mẹ vì khi tách hộ ra riêng thì họ sẽ được nhà
nước cất nhà cho. Do vậy, tình trạng nhiều gia đình cùng sống chung trong một gia
đình rất ít gặp tại địa phương. “Cứ người nào tách hộ ra thì mới được cấp nhà. Cấp
nhà, nhà nào tranh, lá xong rồi…nhà nước, xã mới xét rồi cấp nhà cho họ, họ ở riêng.
cấp nhà cho, cú tách hộ ra, là nhà nước cấp nhà cho. Tại nó….thì….xuất phát từ
chính sách ưu tiên của nhà nước nè..còn ở riêng thì nhà nước cấp nhà nè, xây nhà

định canh định cư đó. Nếu gia đình có kinh tế khá giả thì phụ vào, còn không có kinh
tế thì nhà nước cấp thế nào ở thế đó.” (Nguồn: Phỏng vấn sâu cán bộ)
Chính vì vậy, đã tạo cho người dân tộc có tính ù lì trong cuộc sống, họ phụ thuộc vào
các chính sách của nhà nước mang lại cho họ. Sau khi kết hôn là họ ra riêng sống
trong một căn nhà tạm bợ, chính quyền địa phương làm theo chính sách thì xem xét và
sau đó thì cất nhà cho họ sống. Cứ như vậy, cuộc sống của họ phụ thuộc vào rất nhiều
vào các chính sách hỗ trợ tại địa phương và tạo cho họ tính ù lì trong sinh hoạt.
Trước đây, dân tộc Raglay sinh sống trên núi cao. Thực hiện chính sách của nhà
nước, chính quyền địa phương vận động đồng bào di chuyển nơi sinh sống từ trên núi
xuống gần các trục đường để được chăm lo đời sống người dân tốt hơn. Đến nơi ở mới
gần các trục đường chính, mỗi hộ được cấp một căn nhà từ nguồn vốn 135 của Chính
phủ, cấp đất sản xuất… Chính vì vậy, dân tộc Raglay vẫn giữ thói quen chăm sóc sức
khỏe lạc hậu cộng với tư tưởng ỷ lại sự trợ giúp của nhà nước, phần nào minh chứng
cho tính ù lì của hộ trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế.
Dân tộc Raglay cư trú chủ yếu ở phía Nam tỉnh Khánh Hòa.
Trước đây đồng bào sống du canh bằng nương rẫy. Trên rẫy thường trồng lúa ngô...
Hiện nay đồng bào làm cả ruộng nước. Săn bắn, hái lượm, chăn nuôi và các nghề thủ
công (chủ yếu là nghề rèn và đan lát) giữ vai trò quan trọng trong mỗi gia đình.
Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ dân tộc Raglay vẫn đang gặp
nhiều khó khăn.
Nghề nghiệp
Người Raglay đã sống gắn bó chủ yếu với vùng đồi núi. Trong quá trình chinh
phục, khai thác vùng này, cư dân Raglay đã thích ứng với các hoạt động săn bắn hái
lượm, khai thác tài nguyên rừng, sản xuất nông nghiệp nương rẫy… Nền kinh tế phụ
thuộc phần lớn vào thiên nhiên của người Raglay trước đây đã biểu hiện và phản ánh


×