Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị động kinh trong cộng đồng tại tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.08 MB, 101 trang )

B ộ GIÁO DỰC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐAI HOC DƯƠC HÀ NÔI








Đ ỏ LÊ THÙY

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH s ử DUNG


THUỐC ĐIề U TRI Độ NG KINH TRONG




CÔNG ĐỒNG TAI TỈNH THÁI NGUYÊN




LUÂN VĂN THAC SỸ Dươc HOC





CHUYÊN NGÀNH:





Dược LÝ Dược LẦM SÀNG
-

MÃ SỐ: 60.73.05

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Tuấn
PGS. TS. Hoàng Thị Kim Huyền
1— ------------ —

TRƯƠNG ĐH ĐƯỢC HÀ NỘI
T H Ư V ỈỆ N
Ngày ,oí;ủ. tháng . 6 năm 20/ỉ.ỉ
[ SỐĐKC
Ị i-------z
w

HÀ NỘI 2010


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tói:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên

Ban Giám hiệu và phòng Sau đại học Trường Đại học Dược Hà Nội
Bộ môn Dược lăm sàng Trường Đại học Dược Hà Nội
Bộ môn Dược lăm sàng Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên
Đã quan tâm, cho phép và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các thầy cô
hướng dẫn:
TS. Trần Văn Tuấn - Trưởng khoa Dược, trưởng bộ môn Dược lâm
sàng, Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, người thầy mẫu mực đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, đã cho tôi nhiều
kiến thức quý báu. Đồng thời thầy còn là tấm gương sáng về lòng say mê
nghề nghiệp, hết lòng vì nghề nghiệp, tất cả vì học sinh thân yêu của mình,
giúp tôi có động lực và tiến bộ trong học tập và nghiên cứu khoa học.
PGS. TS. Hoàng Thị Kim Huyền - Nguyên chủ nhiệm bộ môn Dược
lâm sàng, Trường Đại học Dược Hà Nội. Người thầy mẫu mực và có nhiều
kinh nghiệm đã hết lòng chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hướng dẫn tôi về phương pháp trong quá trình nghiên cứu, cho
tôi nhiều kiến thức quý báu để xây dựng lên bản luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn chân thành tới gia
đình, người thân, bạn bè đồng nghiệp đã trực tiếp chăm lo, khuyến khích,
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành đề tài này.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 12 năm 2010.
r f i r

_

__ • 2

Tác giả


Đỗ Lê Thùy


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIÊU ĐỒ
ĐẢT
• VÂN ĐẼ
Chương 1: TỔNG QUAN
Bệnh động kỉnh
1.1.
Điều trị động kinh
1.2.
Một số thuốc kháng động kỉnh sử dụng chủ yếu tại cộng đồng
1.3
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
Đối tượng nghiên cứu
2.1
Phương pháp nghiên cứu
2.2
Chương 3: KÉT QUẢ NGHIÊN cứu
Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
3.1.
Tỷ lệ Jiiện mắc động kinh trong vùng nghiên cứu
3.1.1

3.1.2
Tỷ lệ mắc động kinh theo tuổi và giới
Tuổi khởi phát cơn động kinh
3.1.3
3.1.4
Tỷ lệ mắc động kinh theo địa dư
Tỷ lệ mắc động kinh theo nghề nghiệp
3.1.5
Tỷ lệ mắc động kinh liên quan đến tiền sử gia đình
3.1.6
Phân loại cơn động kinh
3.1.7
Yếu tố nguy cơ gây động kinh
3.1.8
3.1.9
Thời gian mang bệnh
3.2
Đánh giá
o thưc
• trang
• o sử dung
• o thuốc điều tri• đông
1 o kỉnh
3.2.1
Tình trạng điều trị của bệnh nhân tại thời điểm khảo sát
3.2.2
Tỷ lệ sử dụng thuốc đông y - tây y
Liệu pháp điều trị động kinh trong cộng đồng
3.2.3
Các thuốc kháng động kinh sử dụng điều trị tại cộng đồng

3.2.4
3.2.5
Tuân thủ điều trị của bệnh nhân động kinh
Lý do bệnh nhân động kinh không tuân thủ điều trị
3.2.6
Điều chỉnh liều ở bệnh nhân động kinh
3.2.7
Tác dụng không mong muốn của thuốc kháng động kinh
3.2.8
3.2.9
Tái khám trong 5 năm gần đây

Trang

1
3
3
7
15
26
26
27
33
33
33
34
35
35
36
36

37
38
39
40
40
41
41
42
43
44
44
45
46


3.2.10 Tần số cơn ở bệnh nhân động kinh
3.2.11 Hiệu quả điều trị động kinh
3.3
Phân tích một số yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị
3.3.1 Liên quan giữa hiệu quả điều trị và địa dư
3.3.2 Liên quan giữa hiệu quả điều trị và trình độ văn hóa
3.3.3 Liên quan giữa hiệu quả điều trị và thời gian mang bệnh
3.3.4 Liên quan giữa hiệu quả điều trị và phác đồ điều trị
3.3.5 Liên quan giữa hiệu quả điều trị và cách dùng thuốc
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1
Bàn về đặc điểm bệnh động nhân trong mẫu nghiên cứu
4.1.1 v ề tỷ lệ hiện mắc động kinh
4.1.2 v ề tỷ lệ hiện mắc động kinh theo tuổi
4.1.3 v ề tỷ lệ hiện mắc động kinh theo giới

4.1.4 v ề tuổi khởi phát động kinh
4.1.5 v ề tỷ lệ hiện mắc động kinh liên quan đến tiền sử gia đình
4.1.6 v ề phân loại cơn động kinh
4.1.7 v ề yếu tố nguy cơ gây động kinh
4.1.8 v ề thời gian mang bệnh
4.2
Bàn về thực trạng sử dụng thuốc điều trị động kinh
4.2.1 v ề tình trạng điều trị của bệnh nhân động kinh
4.2.2 v ề tỷ lệ sử dụng thuốc đông y - tây y
4.2.3 v ề liệu pháp điều trị động kinh trong cộng đồng
4.2.4 v ề các thuốc kháng động kinh sử dụng tại cộng đồng
4.2.5 v ề sự tuân thủ điều trị ở bệnh nhân động kinh
4.2.6 v ề việc điều chỉnh liều trong quá trình điều trị
4.2.7 v ề tác dụng không mong muốn của các thuốc kháng động kinh
4.2.8 v ề tái khám trong vòng 5 năm gần đây
4.2.9 v ề hiệu quả điều trị động kinh tại cộng đồng
4.3
Bàn về một số yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị
4.3.1
v ề liên quan giữa hiệu quả điều trị và địa dư
4.3.2
v ề liên quan giữa hiệu quả điều trị và trình độ văn hóa
4.3.3
v ề liên quan giữa hiệu quả điều trị và thời gian mang bệnh
4.3.4
v ề liên quan giữa hiệu quả điều trị và phác đồ điều trị
4.3.5
v ề liên quan giữa hiệu quả điều trị và cách dùng thuốc
KÉT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

47
47
47
47
48
49
50
51
52
52
52
53
55
55
57
58
59
61
62
62
64
65
65
68
69
69
70
70

72
71
71
73
73
74
75


DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮT
BN

Bệnh nhân

ĐK

Động kinh

ILAE

International League Against Epilepsy
(Liên hội Quốc tế chống Động kinh)

WHO

World Health Organization
(Tổ chức y tế thế giới)


DANH MỤC CÁC BẢNG


Nội dung

Bảng

Trang

1.1

Chỉ dẫn dùng thuốc điều trị một số loại động kinh

10

1.2

Tính chất dược động học của các thuốc kháng động kinh

25

2.1

Kết quả bốc thăm ngẫu nhiên chọn địa điểm nghiên cứu

28

2.2

Quy trình nghiên cứu tại cộng đồng

31


3.1

Tỷ lệ hiện mắc động kinh tại các xã nghiên cứu

33

3.2

Phân bố bệnh nhân động kinh theo tuổi và giới

34

3.3

Phân bố bệnh nhân động kinh theo nghề nghiệp

36

3.4

Phân bố bệnh nhân động kinh theo tiền sử gia đình

36

3.5

Phân loại con động kinh

37


3.6

Một số yếu tố nguy cơ gây động kinh

38

3.7

Phân bố bệnh nhân theo thời gian mang bệnh

39

3.8

Tình trạng điều trị của bệnh nhân động kinh

40

3.9

Các phương pháp điều trị động kinh tại cộng đồng

41

3.10

Tỷ lệ các thuốc kháng động kinh sử dụng tại cộng đồng

42


3.11

Tuân thủ điều trị giữa bệnh nhân ở nông thôn và thành thị

43

3.12

Nguyên nhân không tuân thủ điều trị

44

3.13

Điều chỉnh liều ở bệnh nhân động kinh

44

3.14

Tác dụng không mong muốn của thuốc kháng động kinh

45

3.15

Tần số cơn ở bệnh nhân động kinh

46


3.16

Liên quan giữa hiệu quả điều trị và địa dư

47

3.17

Liên quan giữa hiệu quả điều trị và trình độ văn hóa

48

3.18

Liên quan giữa hiệu quả điều trị và thời gian mang bệnh

49

3.19

Liên quan giữa hiệu quả điều trị và phác đồ điều trị

50

3.20

Liên quan giữa hiệu quả điều trị và cách dùng thuốc

51



DANH M ư c CÁC BIẺU ĐỒ

Biểu đồ

Nội dung

Trang

3.1

Phân bố bệnh nhân động kinh theo tuổi và giới

34

3.2

Phân bố bệnh nhân động kinh theo tuổi khởi phát

35

3.3

Phân bố bệnh nhân động kinh theo địa dư

35

3.4


Tỷ lệ các loại cơn động kinh

37

3.5

Phân bố bệnh nhân động kinh theo thời gian mắc bệnh

39

3.6

Các liệu pháp điều trị động kinh

41

3.7

Tỷ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân động kinh

43

3.8

Điều chỉnh liều ở bệnh nhân động kinh

45

3.9


Tỷ lệ tái khám trong vòng 5 năm gần đây

45

3.10

Hiệu quả điều trị động kinh

46

3.11

Liên quan giữa hiệu quả điều trị và địa dư

47

3.12

Liên quan giữa hiệu quả điều trị và trình độ văn hóa

48

3.13

Liên quan giữa hiệu quả điều trị và thời gian mang bệnh

49

3.14


Liên quan giữa hiệu quả điều trị và phác đồ điều trị

50

3.15

Liên quan giữa hiệu quả điều trị và cách dùng thuốc

51


ĐẢT VẤN ĐỀ
Động kinh là một bệnh lý thần kinh thường gặp, đứng thứ hai sau tai
biến mạch máu não ở người lớn và là bệnh thần kinh thường gặp hàng đầu ở
trẻ em [3], [12], [27]. Tỷ lệ mắc động kinh dao động từ 0,5% đến 1% dân số
thế giới [27], [54], [57]. Theo ước tính của Liên hội Quốc tế Chống Động
kinh (ILAE) hiện nay thế giới có khoảng 50 triệu người bị mắc động kinh,
trong đó có trên 40 triệu người sống ở các nước đang phát triển và 70% trong
số đó không được điều trị thích hợp [54], [57]. Trung bình mỗi năm trên toàn
cầu có 2,4 triệu người mới mắc động kinh [55]. Tỷ lệ này cao hơn nữa ở các
nước đang phát triển và thực sự trở thành gánh nặng kinh tế - xã hội đối với
các nước nghèo.
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc động kinh còn cao hơn nhiều do sự bùng nổ
của các bệnh nhiễm trùng, các sang chấn sản khoa và các tai nạn giao thông.
Theo Lê Văn Tuấn, ở nước ta tỷ lệ mắc động kinh ước tính từ 0,2% đến 0,5%
dân số, trong đó trẻ em là lứa tuổi cỏ tỷ lệ mắc cao nhất (60%) [27]. Vì vậy,
nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng
đến học lực và sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Động kinh là vấn đề có ý nghĩa kinh tế - xã hội rất quan trọng. Vì là
một bệnh mạn tính biểu hiện ở dạng hoạt động con, nhưng ở giai đoạn ngoài

cơn bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt và tham gia các hoạt động xã hội bình
thường. Chính vì vậy từ những năm 1960 điều trị động kinh được chuyển
hướng từ các bệnh viện, các trung tâm sang hướng quản lý và điều trị tại cộng
đồng là chủ yếu. Xu hướng mới này đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho bệnh
nhân động kinh trong việc hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên, việc điều trị
tại cộng đồng cũng có những khó khăn nhất định như quá trình quản lý và
giám sát sự chấp hành y lệnh của người bệnh, vấn đề theo dõi điều trị (theo dõi

1


sử dụng thuốc) trong và sau điều trị vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bệnh nhân còn
gặp phải nhiều tác dụng không mong muốn. Đồng thời, việc tuân thủ chế độ điều
trị để đề phòng cơn động kinh tái phát chưa được thực hiện tốt, dẫn đến sự xuất
hiện tình trạng kháng thuốc ở bệnh nhân động kinh.
Do vậy, việc tiến hành điều tra thực trạng sử dụng thuốc và từ đó có
biện pháp theo dõi sát việc sử dụng thuốc, đồng thời tư vấn, truyền thông,
giáo dục sức khỏe, để nâng cao kiến thức về bệnh và sử dụng thuốc cho người
bị động kinh và người dân trong cộng đồng là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh
giả tình hình sử dụng thuốc điểu trị động kinh trong cộng đồng tại Tỉnh Thái
Nguyên ” với 3 mục tiêu sau:
1. Mô lả đặc điần bệnh nhân động kình tại cộng đồng dân cư tình Tha Nguyên.
2. Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị động kinh tại cộng đồng.
3. Phân tích một số yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị động kinh
tại cộng đồng dân cư Thái Nguyên.

2



Chương 1. TỎNG QUAN
1.1. BỆNH ĐỘNG KINH
1.1.1. Tình hình bệnh động kinh trên thế giới và tại Việt Nam
Theo thống kê ở nhiều nước trên thế giới, tỷ lệ người bị động kinh vào khoảng
0,5 - 0,8% dân số [12], [27], [55]. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) và
Liên hội Quốc tế Chống Động kinh (ILAE) năm 2005 điều fra 108 quốc gia trên thế
giới với tỷ lệ 84,5% dân số toàn cầu đã phát hiện được 43 704 000 người mắc động
kinh. Tỷ lệ hiện mắc động kinh ở châu Phi là 11,29%0, châu Mỹ là 12,59%0, châu Á
là 9,97%0, châu Ầu là 8,23%0, Tây Thái Bình Dương là 3,66%0, tỷ lệ trung bình hiện
mắc động kinh trên thế giới là 8,93%0 [56], [57]. Tỷ lệ mới mắc động kinh trung bình
hàng năm là 20 - 70 người /100000 dân. Báo cáo của Liên hội Quốc tế Chống Động
kinh (ILAE) cho biết trên thế giới ước tính có khoảng 50 triệu bệnh nhân động kinh
trong đó 40 triệu người thuộc các nước đang phát triển [12], [27], [54], [56], [57].
Theo các nghiên cứu dịch tễ động kinh mang tính cộng động, ở Việt Nam
tỷ lệ mắc động kinh vào khoảng 0,2% đến 0,5% dân số [27]. Nguyễn Thúy
Hường nghiên cứu động kinh tại Hà Tây năm 2001 cho thấy tỷ lệ hiện mắc động
kinh ở địa phương này là 4,6%0, nếu tính cả động kinh đã lui bệnh thì tỷ lệ hiện
mắc là 4,9%0. Năm 2007 Nguyễn Văn Doanh ghi nhận tỷ lệ hiện mắc tại cộng
đồng dân cư Bắc Ninh là 8,4%0 [6]. Ở Phù Linh ngoại thành Hà Nội, Nguyễn Văn
Hướng và Lê Quang Cường thấy tỷ lệ hiện mắc động kinh của vùng dân cư này là
7,5%0 [17]. Tỷ lệ hiện mắc động kinh ở xã Thái Bảo được công bố là 5,66%0 [13].
1.1.2. Khái niệm về động kinh
Con động kinh là biểu hiện lâm sàng do phóng điện quá mức, bất
thường và đột ngột của một nhóm các tế bào thần kinh ở não. Biểu hiện lâm
sàng bao gồm những hiện tượng bất thường đột ngột ngắn có liên quan đến
vùng vỏ não bị tác động vì phóng điện quá mức. Những thay đổi đó bao gồm

3



rối loạn nhận thức, vận động, cảm giác, thực vật hoặc tâm trí được bệnh nhân
hoặc người xung quanh nhận thấy. Sự rối loạn chức năng vỏ não này có thể
cấp tính và thường nhất thời (thời gian ngắn). Có thể chỉ là cơn co giật đon
thuần nhưng cũng có thể là hiện tượng có liên quan đến một tổn thương não
trước đó [3], [8], [9], [11], [37],
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên hội Quốc tế Chống động kinh
(ILAE), động kinh là sự tái diễn tò hai con động kinh ừở lên cách nhau trên 24
giờ, không phải do sốt cao và các nguyên nhân cấp tính khác như rối loạn chuyển
hóa, ngừng thuốc hay ngừng rượu đột ngột gây nên [3], [4], [19], [54], [56].
1.1.3. Phân loại: bảng phân loại quốc tế năm 1981 chia động kinh thành 3 loại:
* Động kinh cục bộ: khi có triệu chứng khởi phát khu trú thường bắt đầu từ một
ổ trên vỏ não và tùy theo vùng chức năng mà thể hiện ra triệu chứng. Thí dụ: vị
trí tổn thưởng ở vùng vỏ não vận động, sẽ có triệu chứng rung giật ở phần cơ thể
do vùng vỏ não đó chi phối. Trong loại này phân ra:
- Cơn cục bộ đon thuần: bệnh nhân vẫn còn ý thức, con kéo dài khoảng 30-60 giây.
- Cơn cục bộ phức hợp: có kèm theo mất ý thức, cơn kéo dài khoảng 30 giây đến 2 phút.
- Con cục bộ toàn thể hoá thứ phát.
* Động kỉnh toàn thể: khi các triệu chứng lâm sàng không chỉ ra được định
khu về giải phẫu và không có biểu hiện lâm sàng khư trú lúc khởi phát ngay
từ đầu đã lan rộng ra toàn bộ hai bán cầu đại não. Có thể gặp là:
+ Không có cơn co giật: bất chợt mất ý thức khoảng 30 giây trong lúc đang
làm việc (động kinh con nhỏ).
+ Con rung giật cơ: co thắt bất ngờ, ngắn (khoảng 30 giây), có thể giới hạn ở
một chi, một vùng, hoặc toàn cơ thể.
+ Cơn co cứng - co giật toàn cơ thể (động kinh cơn lớn).
* Động kỉnh không phân loại được: gồm tất cả các cơn không phân loại được
vì nguyên nhân không rõ, một vài cơn không tuân theo sự mô tả các loại trên.

4



1.1.4. Nguyên nhân gây động kinh
1.1.4.1. Theo lứa tuồi [3], [7], [10], [19]
a. Ở trẻ sơ sinh: khoảng 1% trẻ sơ sinh có các con co giật và thường là động
kinh triệu chứng, các nguyên nhân chính là: ngạt lúc đẻ, chấn thương sản
khoa, chảy máu trong sọ não, hạ đường huyết, hạ calci huyết, hạ magie huyết,
hạ natri huyết, thiếu hụt pyridoxin, ngộ độc nước, nhiễm khuẩn hệ thần kinh
trung ương hoặc các nhiễm khuẩn và các rối loạn chuyển hoá khác.
b. Trẻ em: có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây xuất hiện động
kinh khởi phát. Các nguyên nhân thường gặp là: động kinh nguyên phát
(không rõ nguyên nhân), bại não (cerebral palsy), nhiễm khuẩn hệ thần kinh
trung ương (viêm não, viêm màng não), tổn thương cấu trúc trong sọ, bệnh
chuyển hoá, ngộ độc (thuốc, chì), bệnh thoái hoá não, bệnh hệ thống (thận,
gan, bạch huyết), bệnh di truyền, chấn thương,v.v...
c. Người lớn: có rất nhiều nguyên nhân gây khởi phát động kinh ở người lớn
lẫn sang cả nhóm các nguyên nhân gặp ở trẻ em như: động kinh nguyên phát,
chấn thương, tổn thương cấu trúc não (khối u, chảy máu, dị dạng mạch máu),
bệnh mạch máu não (chảy máu não, nhồi máu não), nhiễm khuẩn hệ thần kinh
trung ương, bệnh thoái hoá não, bệnh hệ thống, bệnh bẩm sinh, nhiễm độc
(rượu, thuốc tâm thần, lạm dụng thuốc), bệnh rối loạn chuyển hoá.
d. Người cao tuổi: ở người trên 60 tuổi, động kinh có thể do u não, ung thư di
căn, các rối loạn tuần hoàn não, xơ cứng mạch não, teo não. Đặc biệt cần
quan tâm tới thiếu máu não cấp tính: nhiều tác giả nhận thấy 13% trường hợp
động kinh ở người ngoài 60 tuổi là do thiếu máu não cục bộ [47].
1.1.4.2. Theo yếu tố nguy cơ [6], [13], [16]
a. Động kinh do chẩn thương sọ não: xảy ra trong khoảng 1 - 5 năm sau khi
bệnh nhân bị chấn thương sọ não. Cơn động kinh thường xuất hiện trong vòng
một tháng đến một năm sau chấn thương sọ não. Nếu con xảy ra trên một năm

5



sau chấn thương sọ não thì gọi là động kinh muộn sau chấn thương sọ não.
Theo thống kê của nhiều tác giả, 80 - 90% động kinh xảy ra trong vòng 10
năm. Vì vậy người ta đã nêu lên những tiêu chuẩn để có thể xác nhận cơn
động kinh của bệnh nhân là do nguyên nhân chấn thương sọ não như sau:
- Cơn động kinh đầu tiên xảy ra không quá 10 năm sau chấn thương sọ não.
- Trước khi chấn thương sọ não, bệnh nhân không bị động kinh.
- Sau khi bị chấn thương sọ não, bệnh nhân có mất ý thức hoặc có triệu chứng
tổn thương thần kinh khu trú.
- Không tìm thấy nguyên nhân gì khác gây động kinh.
b. Động kinh do u não: Khoảng 50% bệnh nhân bị u não có cơn động kinh, đa
số là com động kinh cục bộ; u màng não ở thuỳ thái dương, thuỳ trán gây động
kinh nhiều hơn cả. Tiền triệu hoặc triệu chứng khởi phát của cơn động kinh
giúp cho ta chẩn đoán định khu u não. Ngoài cơn động kinh còn có hội chứng
tăng áp lực trong sọ. Hội chứng thần kinh khư trú tuỳ theo vị trí của khối u.
c. Động kinh do bệnh lý mạch máu não: Hay gặp nhất là do u mạch, thông
động - tĩnh mạch trong não; trong chảy máu não và chảy máu màng nhện gặp
khoảng 14 - 15%. Trong huyết khối và trong tắc mạch gặp khoảng 7 - 8%.
Việc chẩn đoán xác định những u mạch thông động - tĩnh mạch cần dựa vào
chụp mạch máu não.
d. Động kinh do di chứng viêm não và viêm màng não
Đa số gặp ở trẻ em, trong tiền sử của bệnh nhân có viêm não, viêm
màng não. Ngoài động kinh ra bệnh nhân còn có những di chứng khác: thiểu
năng trí tuệ, triệu chứng tổn thương các dây thần kinh sọ não, hội chứng bệnh
lý bó tháp, ngoại tháp.
e. Động kinh do có nang ấu trùng sán lợn ở não: thường kèm theo có nang
sán ở cơ, đáy mắt.

6



1.2.

ĐIÈU TRỊ ĐỘNG KINH

1.2.1. Chiến lược phòng chống động kinh trên thế giới và tại Việt Nam
a. Trên thế giới
Năm 1997 Liên hội Quốc tế chống Động kinh và Tổ chức Y tế Thế giới đã
nhóm họp tại Genève ngày 19/6/1997 và tại Dublin ngày 3/7/1997 nhân Hội nghị
Quốc tế lần thứ 22 về động kinh đã thiết lập chiến dịch toàn cầu phòng chống
bệnh động kinh với mục tiêu “Đưa động kỉnh thoát khỏi tăm tối”. Chiến dịch
này đã đạt được được sự hưởng ứng của nhiều quốc gia và tổ chức xã hội [54].
Mục tiêu của chiến dịch toàn cầu này nhằm:
- Nâng cao hiểu biết của người bệnh và cộng đồng về động kinh, khẳng định
động kinh là một bệnh não có thể chữa trị được.
- Tăng cường công tác giáo dục cộng đồng về bệnh động kinh và cách phòng tránh.
- Thay đổi nhận thức, thái độ, xóa bỏ những hủ tục đối với động kinh.
- Tìm hiểu những nhu cầu, nguyện vọng về mặt xã hội của người bệnh động
kinh trên cơ sở quốc gia, khu vực và trên phạm vi toàn cầu.
- Khuyến khích các Chính phủ và Bộ Y tế phát triển các chiến dịch quốc gia
của mình để cải thiện và nâng cao hon nữa về mặt phòng bệnh, chẩn đoán,
điều trị và chăm sóc phục vụ bệnh nhân động kinh tại cộng đồng.
Hy vọng rằng kết quả của chiến dịch sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin,
tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học, các nhà hoạch định kế hoạch và
chiến lược quản lý điều trị bệnh động kinh tạo ra một môi trường mới mà
trong đó những người mắc bệnh động kinh có thể sống và làm việc tốt hon.
b. Tai
ViêtNam



Hưởng ứng chiến dịch này, Bộ Y tế Việt Nam đã phối họp với Liên hội
Quốc tế Chống Động kinh, nhóm nghiên cứu động kinh Bờ Thái Bình Dương,
Hiệp hội Thần kinh học các nước Đông Nam Á, Hội Thần kinh học Việt Nam
tổ chức hội thảo động kinh tại Hà Nội ngày 25, 26/4/2000.

7


Mục tiêu: nhằm cung cấp thêm nhiều thông tin về dịch tễ và phương
pháp nghiên cứu lâm sàng, chẩn đoán, quản lý và theo dõi, chăm sóc, điều trị
bệnh nhân động kinh tại bệnh viện và tại cộng đồng.
Ngoài ra, từ những năm 1960 tới nay bệnh nhân động kinh đã được
chăm sóc, quản lý và điều trị miễn phí tại cộng đồng với mạng lưới điều trị
bệnh nhân mắc bệnh tới từng xã. Động kinh được xếp vào một trong những
bệnh xã hội và có chính sách ưu tiên trong công tác điều trị và dự phòng nên
việc chẩn đoán và điều trị động kinh tốt hơn nữa vẫn là mục tiêu lớn của
chuyên ngành Thần kinh học Việt Nam.
Tại Việt Nam có một vài nghiên cứu về dịch tễ, thực trạng điều trị động
kinh tại cộng đồng của các tác giả Nguyễn Thúy Hường [15], [16] ở Hà Tây,
Nguyễn Thị Chung [2] và Nguyễn Văn Doanh [6] tại Bắc Ninh, Dương Huy
Hoàng nghiên cứu động kinh tại tỉnh Thái Bình [13], Dương Hữu Lễ và Vũ
Anh Nhị tại Tiền Giang [22], Nguyễn Anh Tuấn và Lê Quang Cường [50],
[51], [52] tại nông thôn Việt Nam. Các tác giả đều đề cập đến các yếu tố góp
phần làm hạn chế số lượng bệnh nhân động kinh được điều trị là giá cả của
thuốc điều trị, tính bất hợp lý của dịch vụ y tế, cũng như một số phương pháp
điều trị y học dân tộc. Nhiều nước châu Á trong đó có Việt Nam, bệnh nhân
và gia đình bệnh nhân không đủ tiền để chi trả cho việc điều trị động kinh nên
chỉ sử dụng thuốc kháng động kinh thế hệ thứ nhất được cấp phát miễn phí.
Động kinh là bệnh lý mạn tính với thời gian mắc bệnh trung bình là mười

năm [6], [13], [21] do vậy điều trị động kinh chủ yếu là điều trị ngoại trú. Cùng với
các tỉnh thành trong cả nước, tỉnh Thái Nguyên chủ trương làm tốt công tác chăm
sóc sức khỏe cộng đồng trong đó có công tác chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân
động kinh và tạo điều kiện cho bệnh nhân động kinh tái hòa nhập cộng đồng theo
đúng quyết định số 190/2001/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Y tế
nhằm mục tiêu bảo vệ sức khỏe bệnh nhân động kinh tại cộng đồng.

8


1.2.2. Nguyên tắc điều trị
Để việc điều trị động kinh có hiệu quả cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Lựa chọn loại thuốc kháng động kinh phù họp với thể bệnh và tình trạng
bệnh lý của bệnh nhân.
- Liều lượng thuốc chỉ định phải căn cứ vào thể bệnh, loại cơn lâm sàng, thể
trạng bệnh nhân. Phần lớn chỉ dùng một loại thuốc nhất định với điều kiện đạt
được nồng độ điều trị trong máu sao cho đạt được hiệu quả lâm sàng. Thuốc
dùng đường uống là chủ yếu.
- Thuốc điều trị phải được dùng hàng ngày, đúng và đủ liều quy định, thường
xuyên; bệnh nhân không được tự ý tăng hoặc giảm liều, hoặc ngừng thuốc đột ngột.
- Tuyệt đối không được uống rượu trong quá trình dùng thuốc.
- Theo dõi diễn biến lâm sàng của bệnh và các biểu hiện thứ phát của thuốc để
kịp thời điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp với bệnh trạng của bệnh nhân.
- Không nên kết hợp hai thứ thuốc cùng loại với nhau (ví dụ phenobarbital với
primidon, seduxen với mogadon...).
- Kiểm tra định kỳ công thức máu, chức năng gan, thận của bệnh nhân.
- Tùy theo từng trường họp, ngoài dùng thuốc, bệnh nhân còn phải có chế độ
ăn uống, sinh hoạt, lao động, nghỉ ngơi và giải trí thích hợp.
1.2.3. Lựa chọn thuốc kháng động kinh
Thuốc chữa động kinh là những thuốc có khả năng loại trừ hoặc làm giảm

tần số, mức độ trầm trọng của các cơn động kinh, hoặc các triệu chứng tâm thần
kèm theo bệnh động kinh, mà không gây ngủ. Thuốc mê và thuốc ngủ cũng có tác
dụng chống co giật, nhưng tác dụng này chỉ xuất hiện sau khi người bệnh đã ngủ.
Khi lựa chọn thuốc kháng động kinh cần xem xét tác động lâm sàng
của từng loại sao cho phù hợp với từng thể động kinh khác nhau cũng như
thích họp với từng trường hợp bệnh nhân khác nhau. Nói chung nhiều tác giả
khuyên dùng các thuốc không ảnh hưởng tới giấc ngủ của bệnh nhân. Trên

9


nguyên tắc phải điều trị mọi trường hợp mắc động kinh vì thuốc kháng động
kinh là phương thức duy nhất để bảo vệ bệnh nhân khỏi có cơn động kinh;
mặt khác dùng thuốc mang lại hiệu quả chắc chắn vì hơn 70% trường họp có
thể khỏi com lâu dài. Đặc biệt ở trẻ nhũ nhi điều trị động kinh nhiều khi là một
yêu cầu cấp cứu, dự phòng các nguy cơ di chứng do động kinh gây ra. Tuy
vậy cần xem xét cân nhắc khi quyết định sử dụng thuốc kháng động kinh vì
hiệu lực của mọi thuốc đều có giới hạn; hơn nữa thuốc nào cũng có một số tác
dụng không mong muốn, dùng không cẩn thận có thể xảy ra biến chứng và tai
biến. Điều trị bằng thuốc mới chỉ là điều trị triệu chứng chưa thể nào quyết
định tới tiến triển của căn bệnh do đó thầy thuốc điều trị phải là người chịu
trách nhiệm theo dõi trong suốt quá trình chăm sóc bệnh nhân [9].
Bảng dưới đây chỉ dẫn cách dùng cho một số loại động kinh thường gặp.
Bảng 1.1: Chỉ dẫn dùng thuốc điều trị một số loại động kinh [11]
Loại động kinh
Động kinh cục bộ

Thuôc ưu tiên
Carbamazepin


Có thê thay thê
Phenobarbital

Phenytoin

Valproat

Có thê dùng
Clorazepat
Clonazepam

Primidon
Động kinh toàn bộ
Động kinh
cơn văng
Động kinh giật cơ
Động kinh liên tục

Valproat

Phenobarbital

Carbamazepin

Primidon

Phenytoin
Ethosuximid
Valproat
Valproat

Diazepam
Clonazepam

Clonazepam
Clonazepam

10

Clonazepam

Acetazolamid


1.2.4. Thực trạng quản lý và điều trị bệnh nhân động kinh tại cộng đồng
Theo điều tra cộng đồng tỷ lệ bệnh nhân động kinh được điều trị tại các
nước đang phát triển dao động trong khoảng từ 5,6% đến 48% [38], [41],
[52]. Caroline và cộng sự nghiên cứu động kinh tại các nước đang phát triển
ghi nhận 55,4% bệnh nhân động kinh ở Châu Mỹ La tinh không được điều trị,
tỷ lệ này ở Châu Á là 64,3% và ở Châu Phi là 48,9% [31]. Nghiên cứu của
Sridharan và Murthy ở vùng nông thôn Ấn Độ cho thấy hơn 70% bệnh nhân
động kinh không được điều trị đúng [46]. Theo nghiên cứu của Aziz và cộng
sự [29] phát hiện thấy 70% bệnh nhân động kinh ở Thổ Nhĩ Kỳ chưa được
điều trị bao giờ, số bệnh nhân động kinh điều trị tại cộng đồng chủ yếu mắc
động kinh cơn lớn và bệnh nhân ở thành phố được điều trị cao hơn nông thôn
[28], [29]. Nguyễn Anh Tuấn và Lê Quang Cường nhận thấy 84,7% bệnh
nhân động kinh ở nông thôn Việt Nam chưa được điều trị đúng cách [52].
Trong nghiên cứu của Lê Văn Hướng và Lê Quang Cường thực hiện tại xã
Phù Linh huyện Sóc Sơn có tới 71,2% người được chẩn đoán động kinh
không được điều trị. Trong số những bệnh nhân được điều trị 52,9% bệnh
nhân không tuân thủ y lệnh của thầy thuốc, chỉ có 47,1% động kinh tuân thủ

tốt y lệnh và điều trị có kết quả. Với những bệnh nhân được điều trị có 82,4%
người bệnh điều trị theo phương pháp y học hiện đại, thuốc điều trị chủ yếu là
phenobarbital chiếm 47,0% [17]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thúy
Hường cho thấy tỷ lệ bệnh nhân động kinh ở Hà Tây điều trị thường xuyên là
63,9%, không thường xuyên là 36,1% [16]. Trong nghiên cứu này tỷ lệ bệnh
nhân động kinh được điều trị là 43,1% trong đó ở cấp tỉnh điều trị 36%. Hiệu
quả điều trị động kinh tại cộng đồng chưa cao, 39,5% bệnh nhân cắt được cơn
trong đó 54,7% đã ngừng điều trị, 45,3% đang tiếp tục điều trị. Trong số
những bệnh nhân điều trị, dùng một loại thuốc là phương thức điều trị chủ yếu
[16]. Dương Huy Hoàng nghiên cứu thực trạng quản lý và điều trị động kinh

11


tại Thái Bình đã ghi nhận tỷ lệ hiện mắc động kinh phát hiện tại Thái Bình là
5,35%0 cao hon gấp 1,8 lần so với tỷ lệ hiện mắc động kinh được quản lý qua y
tế cơ sở. Điều đó có nghĩa là chỉ có 55,8% bệnh nhân động kinh ở Thái Bình
đang được quản lý và điều trị.

về việc tuân thủ y lệnh trong điều trị của bệnh

nhân động kinh ở Thái Bình ghi nhận hầu hết các bệnh nhân đều tuân thủ khá
tốt y lệnh. Tỷ lệ bệnh nhân điều trị uống thuốc thường xuyên đạt tới 65,3%, tỷ
lệ bệnh nhân không uống thuốc thường xuyên là 25,9% và tỷ lệ bỏ thuốc rất
thấp chỉ chiếm 3.6%. Bệnh nhân ở khu vực thành thị tuân thủ y lệnh tốt hơn
bệnh nhân ở khu vực nông thôn [13]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn
Doanh tại tỉnh Bắc Ninh cũng ghi nhận chỉ có 40,6% bệnh nhân động kinh
được khám và điều trị trong khi tỷ lệ hiện mắc được phát hiện tại cộng đồng
dân cư này cao gấp 4 lần [6].
Đối với bệnh nhân mắc động kinh việc xác định nguyên nhân để chẩn

đoán và điều trị giảm hoặc cắt con động kinh rất quan trọng. Hiện nay, ngày
càng có nhiều loại thuốc kháng động kinh thế hệ mới ra đời nhưng các loại
thuốc kháng động kinh cổ điển vẫn là lựa chọn hàng đầu để điều trị cơn động
kinh trong cộng đồng. Các thuốc đó là: phenobarbital, phenytoin,
carbamazepin, valproat. Sự lựa chọn các thuốc kháng động kinh khác nhau
giữa các nước phát triển và nước đang phát triển do nhiều nguyên nhân.
Ogunnigi và cộng sự cho rằng phenobarbital là thuốc hàng đầu được chỉ định
do nguyên nhân kinh tế, tính sẵn có và tác dụng không mong muốn thấp [43].
Phenobarbital được sử dụng trong điều trị ngoại trú ở các nước đang phát
triển. Tỷ lệ dùng một loại thuốc điều trị ở các nước thường cao hơn dùng kết
hợp, dao động trong khoảng từ 38% đến 88%. Xu hướng điều trị kết hợp ở
bệnh nhân động kinh giảm, điều trị dùng một thuốc tăng [43]. Các tác giả cho
rằng thành công trong điều trị một thuốc cao hon trong điều trị hai thuốc.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, phenobarbital và valproat là

12


thuốc ưu tiên lựa chọn trong điều trị động kinh ở cộng đồng do tính sẵn có,
tính kinh tế và ít tác dụng không mong muốn [54].
1.2.5. Cách chọn liều và điều chỉnh liều thuốc kháng động kỉnh
Thông thường liều lượng thuốc được tính theo trọng lượng cơ thể và
được chia thành 2 - 3 lần uống trong ngày.
- Cách chọn liều:
+ Bắt đầu bằng liều thấp sau đó tăng liều dần (nhằm tránh tác dụng không
mong muốn của thuốc và đạt liều cắt cơn tối thiểu) cho tới khi đạt liều cắt cơn
lâm sàng.
+ Cách tăng liều thuốc thường được áp dụng là cứ 4 - 5 ngày lại tăng liều một
lần, lượng thuốc tăng thêm mỗi lần tuỳ thuộc từng loại thuốc, nhưng thông
thường người ta tăng 1/2 viên. Đổi với primidon mức độ tăng liều cần chậm

hơn (mỗi lần chỉ tăng thêm 1/4 viên). Đối với valproat có thể tăng thêm 01
viên mỗi lần.
+ Khi thuốc điều trị đã đạt liều tối đa nhưng không cắt cơn lâm sàng được thì
cần phải thay bằng thuốc khác. Cách thay thuốc cũng được tiến hành từ từ
từng nửa viên một. Giảm 1/2 viên thuốc cũ và tăng thêm 1/2 viên thuốc mới
(4-5 ngày một lần) cho tới khi thay thế hoàn toàn thuốc cũ bằng thuốc mới.
+ Trong khi cho thuốc cần theo dõi, đánh giá tình trạng lâm sàng. Khi trạng thái
ổn định (steady State) của thuốc đã đạt rồi nhưng bệnh nhân vẫn còn cơn trên
lâm sàng ta vẫn phải tăng liều thuốc 1/2 cho đến 01 viên nữa, nếu bệnh nhân vẫn
còn cơn thì việc tăng liều tiếp tục cho tới khi đạt liều cực đại là cần thiết. Khi đó
“vùng điều trị của nồng độ thuốc” không phải là tiêu chí cần theo dõi mà là
những biểu hiện tác dụng không mong muốn đầu tiên của thuốc. Nếu những
triệu chứng đầu tiên của tác dụng không mong muốn xuất hiện ta cần giảm liều
thuốc từng 1/2 viên một cho tới khi tác dụng phụ không còn nữa. cần theo dõi
bằng xét nghiệm (máu, chức năng gan, điện giải đồ) trước khi điều trị thuốc,

13


nhằm phát hiện các yếu tố nguy cơ đặc biệt ảnh hưởng đến lựa chọn thuốc và
làm cơ sở cho làn theo dõi sau về huyết học, sinh hoá và chức năng gan.
Động kinh là một trạng thái bệnh lý kéo dài và có thể mạn tính tuỳ
thuộc vào nguyên nhân gây bệnh đặc biệt là các tổn thương ở não hoặc là một
ổ động kinh hoặc là do ngưỡng co giật ở não bị hạ thấp, nên theo kinh điển
cần phải điều trị một cách kiên trì và lâu dài. Tuy nhiên cũng có một số
trường họp, hoàn cảnh cho phép có thể đặt vấn đề ngừng điều trị động kinh.
Việc ngừng điều trị này phải do thầy thuốc chuyên khoa cân nhắc và quyết
định. Nói chung sau ba đến bốn năm với phương thức điều trị đều đặn mà
không thấy cơn động kinh tái phát thì có thể ngừng điều trị bằng cách giảm
dần liều thuốc trong thời gian kéo dài hàng tháng, mặt khác tiếp tục theo dõi

tiến triển lâm sàng và trên điện não đồ [9].
- Cách giảm liều và cắt thuốc:
+ Cứ 3 - 4 tháng giảm liều một lần
+ Lượng thuốc giảm tuỳ theo từng loaị, ví dụ mỗilần giảm 1/2 viên đối với
carbamazepin, phenytoin và mỗi lần một viên đối với valproat.
+ Đối với các bệnh nhân dùng đa trị liệu thuốc nào hay gây tác dụng không
mong muốn nhất được giảm và cắt trước. Cũng có thể các thuốc có vai trò thứ
yếu trong điều trị sẽ được giảm và cắt trước.
1.2.6. Liệu pháp đơn trị liệu và đa trị liệu
- Trong điều trị động kinh, đơn trị liệu được ưu tiên hàng đầu vì tính an toàn,
sự đơn giản, ít tác dụng không mong muốn và không gây tương tác thuốc.
Khả năng điều chỉnh liều cho từng bệnh nhân cũng rất linh động, cần theo dõi
xét nghiệm (máu, chức năng gan, thận, điện giải đồ) trước khi điều trị, nhằm
phát hiện các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến việc lựa chọn thuốc điều trị và
làm cơ sở so sánh cho quá trình theo dõi bệnh nhân.

14


- Khi đon trị liệu không đạt được mục tiêu điều trị (không kiểm soát được cơn
trên lâm sàng, do tác dụng không mong muốn...) thì cần phải xét đến vấn đề
thay thế bằng một thuốc khác, nếu vẫn chưa đạt mục đích điều trị cần phải
dùng đa trị liệu (cho thêm thuốc kháng động kinh thứ hai hoặc thậm chí thuốc
thứ ba). Trước khi quyết định thay thuốc, phối hợp thuốc nên xem xét lại chẩn
đoán, liều lượng thuốc đã dùng, khả năng dung nạp cũng như ý thức tuân thủ
quy định điều trị (uống thuốc) của bệnh nhân.
1.3. MỘT
SỐ THUỐC KHÁNG ĐỘNG
KINH s ử DỤNG
CHỦ YẾU




TẠI CỘNG ĐỒNG [1], [9]
1.3.1. Valproat
Biệt dược: Depakin, Deprakine, Epilim, Ergenyl, Logical, Acid valproic .
a. Cơ chế tác dụng
Valproat là thuốc kháng động kinh mạnh có tác dụng đối với động kinh
toàn bộ, động kinh cục bộ hoặc động kinh phức hợp nhưng không gây ngủ.
Cơ chế tác động có thể liên quan đến khả năng tăng cường thế hiệu acid
gamma-aminobutyric (GABA) là một chất truyền dẫn thần kinh có vai trò ức
chế thần kinh trung ương.
b. Dược động học
Khi dùng đường uống, sinh khả dụng có thể đạt tới 86 - 100% nhưng tỷ
lệ hấp thu có thể thay đổi. Thời gian bắt đầu của quá trình hấp thu tuỳ theo
dạng bào chế của thuốc (ví dụ sau 1 giờ đối với loại dung dịch, sau 3 - 8 giờ
đối với viên bao tan trong ruột) và độ rỗng của dạ dày (ví dụ sau 12 giờ nếu
uống sau bữa ăn). Valproat gắn vào protein huyết tương và mức độ gắn phụ
thuộc vào liều lượng và nồng độ thuốc ở huyết tương: với nồng độ dưới 75
|ig/ml thì 90% valproat gắn vào huyết tương chủ yếu là albumin. Mặt khác
cũng tuỳ thuộc vào các yếu tố như nồng độ albumin và acid béo tự do, tuổi
của bệnh nhân, phụ nữ có thai và các thuốc khác dùng kèm.

15


Thuốc được chuyển hóa ở gan, thấm được vào dịch não - tủy, vào rau thai,
sữa mẹ và thải theo nước tiểu. Ở người bình thường, thời gian bán hủy từ 8 đến
16 giờ; ở trẻ sơ sinh từ 20 đến 50 giờ; ở trẻ đẻ non là 75 giờ. Thời gian đó có thể
giảm nếu dùng kết hợp với các thuốc kháng động kinh khác. Điều cần chú ý là

các chất chuyển hóa của thuốc được thải chậm và vẫn còn hoạt tính.
c. Chỉ định
- Động kinh toàn bộ nguyên phát: cơn lớn, cơn nhỏ, cơn rung giật cơ;
- Động kinh cục bộ bao gồm cả động kinh Bravais - Jackson;
- Động kinh phức hợp, hội chứng West, hội chứng Lennox - Gastaut.
Ngoài ra có thể sử dụng để phòng co giật do sốt cao ở trẻ em, rối loạn
tác phong do động kinh.
d. Liều lượng
Liều điều trị trung bình tuỳ theo lứa tuổi bệnh nhân :
Trẻ em

25mg/kg/ngày

Người lớn

20mg/kg/ngày

Người cao tuổi

15mg/kg/ngày

Cần chia thuốc uống làm 3 - 4 lần trong ngày. Liều hiệu lực thông
thường là 750 - 1500mg/ngày vì nồng độ trong huyết tương cần đạt tới là 50100mg/l (346 - 694 |imol/l). Cũng có thể cho tới liều 40mg/kg/ngày nhưng dễ
sinh tác dụng không mong muốn.
e. Tác dụng không mong muốn
Rối loạn tiêu hóa khá phổ biến (35%): chán ăn, lợm giọng, nôn, đau dạ
dày; hiếm gặp viêm tuỵ. Để khắc phục có thể thay thuốc bằng dạng viên bao.
Ở bệnh nhân nữ có khi kinh nguyệt không đều, mất kinh; ở người có
mang cú thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai (1 - 2%).
Các biểu hiện như tăng cân (50%), tăng men gan (40%), rụng tóc,

run...thường liên quan đến liều lượng thuốc.

16


Cũng có thể gặp lú lẫn, sững sờ, co giật. Hiếm gặp hồng ban.
Ngoài ra cũng có thể gây tăng ammoniac - huyết, giảm tiểu cầu và/hoặc
rối loạn chức năng tiểu cầu.
Phải cảnh giác bệnh cảnh viêm gan cấp (1/49.000 trường hợp) dẫn đến
hôn mê và tử vong. Tuy vậy cũng ít gặp ở trẻ trên 10 tuổi. Do đó phải tạm
ngừng điều trị khi thấy bệnh nhân có chiều hướng tăng com động kinh, có dấu
hiệu viêm gan trên lâm sàng, men gan tăng gấp ba lần hon mức bình thường,
rối loạn tổng họp và chuyển hóa gan như tăng bilirubin - huyết, giảm
fibrinogen, giảm albumin, tăng thời gian prothrombin.
Trường họp quá liều cấp có thể gây hôn mê, đồng tử co, phản xạ giảm,
trương lực cơ giảm. Xử trí cấp cứu: rửa dạ dày trong vòng 12 giờ đầu, điều trị
triệu chứng, gây lợi niệu; nếu cần phải điều trị bằng thận nhân tạo hoặc truyền
thay máu.
g. Thận trọng
Trong mọi trường họp điều trị, cần phải kiểm tra trước chức năng gan
và theo dõi trong vòng sáu tháng đầu; nếu thấy các kết quả xét nghiệm bất
thường, phải tạm thời ngừng điều trị. Đối với người suy thận, nếu cần phải
giảm liều. Ở phụ nữ có thai, nếu thấy điều trị đạt kết quả thì không phải
ngừng thuốc nhưng cần theo dõi phát hiện mọi bất thường trong quá trình
phát triển hệ thần kinh của thai.
1.3.2. Phenobarbỉtal
Biệt dược: Gardenal, Laureal, Linasen, Lumindon, Luminal, Samminal.
a. Cơ chế tác dụng
Phenobarbital là một thuốc kháng động kinh cổ điển được sử dụng từ năm
1912 để điều trị động kinh và hiện nay vẫn là thuốc kháng động kinh số một,

được sử dụng khá phổ biến trên thế giới và đặc biệt ở các nước đang phát triển
do giá thành rẻ. Người ta chưa rõ cơ chế chính xác nhưng khả năng kháng động

ilìUỜNG ĐK DƯỢC HÀ NỘI

17


kinh của thuốc có thể liên quan đến tác động điều hoà vai trò ức chế của acid
gamma - amino - butyric (GABA) hoặc làm giảm tác động sau khớp thần kinh
của các chất truyền dẫn thần kinh có tính kích thích như glutamat.
b. Dược động học
Sau khi uống, tốc độ hấp thu của phenobarbital chậm, một mặt tuỳ theo tính
chất của chế phẩm, mặt khác chủ yếu là do độ acid của dịch vị, chất chứa trong dạ
dày và mức độ lun thông của dạ dày. Sinh khả dụng của thuốc là 80 - 90%.
Khoảng 1 -18 giờ sau khi uống, thuốc đạt đỉnh cao trong huyết tương (trung bình
trong vòng 4 giờ). 50% thuốc gắn với protein. Thời gian bán thải ở người lớn là từ
46 đến 136 giờ, ở trẻ em 5 -10 tuổi là 21 - 78 giờ, ở trẻ sơ sinh và trẻ đẻ non là 59
-182 giờ. Trạng thái cân bằng ổn định vào khoảng 15-21 ngày sau khi bắt đầu
dùng thuốc. Thuốc qua được sữa mẹ và rau thai. 30 - 70% thuốc được chuyển hoá
ở gan rồi được thải theo nước tiểu và 25% được loại dưới dạng hoạt chất.
c. Chỉ định
Phenobarbital được chỉ định đối với tất cả các thể lâm sàng của động
kinh chủ yếu là cơn lớn và các cơn cục bộ trừ cơn vắng của động kinh cơn
nhỏ. Có thể dùng để đề phòng con co giật do sốt cao tái phát ở trẻ em nhưng
nói chung không nên dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
d. Liều lượng
Liều lượng trung bình cho người lớn là 2 - 30mg/kg/ngày.
cho trẻ em là 3 - 4mg/kg/ngày.
cho sơ sinh là 10 - 20mg/kg/ngày.

Thuốc tiêm cho người lớn là 200 - 400mg/ngày.
Nồng độ huyết tương cần đạt là 15 - 30mg/l (64 -130|amol/l).
Liều độc trên 35mg/l.
Nếu cần đạt hiệu quả nhanh có thể sử dụng liều tấn công là gấp đôi liều
dự tính 15mg/kg trong 2 - 3 ngày, nhưng lại gây ngủ nhiều. Nếu tiêm, tốc độ

18


×