Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Tiểu luận Lý luận Thực tiễn Báo chí Truyền thông đương đại (Phản biện xã hội của báo chí)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (814.22 KB, 34 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA BÁO CHÍ

PHẢN BIỆN XÃ HỘI
TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM
(Khảo sát báo điện tử VnExpress, Tuần Việt Nam
và Tiền phong Online với Dự án Đường sắt cao tốc)

Tiểu luận môn học

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG ĐƯƠNG ĐẠI

Hà Nội, tháng 11/2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 2
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI QUA BÁO CHÍ . 3
1.1 Phản biện xã hội, quá trình phản biện xã hội trên báo chí ............................ 3
1.1.1 Khái niệm “phản biện xã hội” ................................................................... 3
1.1.2 Quá trình phản biện xã hội trên báo chí .................................................... 5
1.2 Nguyên tắc phản biện xã hội của báo chí ..................................................... 8
1.3 Những yếu tố cản trở quá trình phản biện xã hội trong tác phẩm báo chí Việt
Nam hiện nay .................................................................................................. 10
1.3.1 Tư duy “trọng tình” của người Việt Nam................................................ 10
1.3.2 Tư duy “báo ngành” và “chuyên gia ngành” ........................................... 11
1.3.3 Cơ chế tin đồn ........................................................................................ 13
1.3.4 Áp lực chạy đua thông tin, giật gân, câu khách ....................................... 14
1.3.5 Năng lực của các cơ quan báo chí và nhà báo còn hạn chế ..................... 15
1.3.6 Bất cập trong quy định hiện hành ........................................................... 16


2. BÁC DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC - THÀNH CÔNG LỚN CỦA BÁO
CHÍ VIỆT NAM TRONG PHẢN BIỆN XÃ HỘI ........................................... 17
2.1 Tổng quan về Dự án Đường sắt cao tốc ..................................................... 17
2.2 Nội dung phản biện xã hội về Dự án Đường sắt cao tốc (khảo sát trên báo
điện tử VnExpress, Tuần Việt Nam, và Tiền phong Online) ............................ 19
2.3 Hiệu quả phản biện xã hội về Dự án Đường sắt cao tốc qua loạt bài trên các
báo mạng điện tử VNE, TVN và TPO ............................................................. 26
2.4 Bài học kinh nghiệm.................................................................................. 27
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 33

1


MỞ ĐẦU
GS. Ngô Bảo Châu trong cuộc tranh luận về vai trò phản biện xã hội của
giới trí thức hồi đầu năm 2013 từng phát biểu rằng: “Không có phản biện, xã hội
đã chết lâm sàng.”1 Cuộc sống con người và xã hội loài người luôn diễn ra một
cách tự nhiên, và phát triển không ngừng với việc loại bỏ những yếu tố sai lầm,
dần tiếp thu những yếu tố tiến bộ, hợp lý, sửa chữa và tiệm cận đến yếu tố đúng
đắn và như vậy thông qua các quá trình phản biện, trong đó có phản biện xã hội
của báo chí.
Báo chí không chỉ là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, mà còn là
tiếng nói, diễn đàn, là tai mắt của nhân dân. Thông qua báo chí, người dân có thể
phát biểu ý kiến, nguyện vọng của mình về các vấn đề trong đời sống xã hội,
qua đó, thể hiện sự giám sát và phản biện xã hội của mình. Với việc bám sát sự
kiện, thông tin nhanh nhạy, phân tích trúng vấn đề trọng điểm và định hướng tư
tưởng, hướng dẫn dư luận rõ ràng, các cơ quan thông tấn, báo chí đã thực hiện
tốt chức năng phản biện, mang lại hiệu quả xã hội rõ rệt. Bởi thế, thời gian vừa
qua, vai trò, chức năng phản biện của báo chí ngày càng được khẳng định và

niềm tin của công chúng đối với cơ quan truyền thông cũng được nâng lên.
Trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng trong những năm gần
đây, đa phần các vụ việc lớn đều do báo chí phát hiện, phanh phui và cơ quan
chức năng vào cuộc. Báo chí cũng đã góp phần tích cực vào việc phản biện và
làm thay đổi một số chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tránh sự
quan liêu, vội vàng. Có nhiều chủ trương, chính sách sau khi báo chí và dư luận
lên tiếng đã được điều chỉnh hoặc tạm ngừng triển khai, tiêu biểu như Dự án
Đường sắt cao tốc trị giá 56 tỷ USD, được đưa ra Quốc hội tháng 4/2010, nhưng
sau đó đã bị bác trong một quyết định mang tính lịch sử.
Thông qua phân tích các tuyến bài được đăng tải từ giữa tháng 4/2010 đến
giữa tháng 6/2010 trên ba báo điện tử VnExpress, Tuần Việt Nam và Tiền phong
Online liên quan đến Dự án Đường sắt cao tốc trong thời gian, đề tài này nhằm
làm rõ chức năng phản biện xã hội của báo chí tại Việt Nam hiện nay. Bởi Dự
án Đường sắt cao tốc cũng là một trong những vấn đề mà hiệu quả của hoạt
động phản biện xã hội của báo chí được thể hiện rõ ràng và hiệu quả nhất.
1

Xem thêm tại: />
2


1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI QUA BÁO CHÍ
1.1 Phản biện xã hội, quá trình phản biện xã hội trên báo chí
1.1.1 Khái niệm “phản biện xã hội”
Phản biện xã hội ở Việt Nam là một hiện tượng chính trị - xã hội mới, do
sự phát triển của nền kinh tế thị trường, quá trình dân chủ hóa chính trị và xã hội
trong thời kỳ đổi mới mang lại. Đến nay, hiện tượng xã hội này đã ngày càng
định hình cả về nội dung, hình thức hoạt động trong thực tiễn lẫn quan niệm,
khái niệm trong lý luận.
Thuật ngữ “phản biện xã hội” được sử dụng chính thức trong Báo cáo

chính trị tại Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo đó, phản biện xã hội
là phản biện nói chung, nhưng có quy mô và lực lượng rộng rãi hơn của xã hội,
của nhân dân và các nhà khoa học về nội dung, phương hướng, chủ trương,
chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục,
y tế, môi trường, trật tự an ninh chung toàn xã hội của Đảng, Nhà nước và các
tổ chức liên quan”.2
Còn theo PGS. TS. Nguyễn Văn Dững, phản biện xã hội có thể hiểu là sự
tham gia rộng rãi của xã hội - các tầng lớp xã hội, nhân dân trong việc góp ý
kiến cho các chủ trương, quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh
vực kinh tế - văn hóa - xã hội.3
Ngày 12/12/2013, Bộ Chính trị ban hành Quy chế giám sát và phản biện
xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Theo
quy chế này, đối tượng phản biện xã hội là các văn bản dự thảo về chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương
trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Nhà nước (trừ những vấn đề
thuộc bí mật quốc gia) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình. Nội dung
phản biện xã hội chính là sự cần thiết, tính cấp thiết của văn bản dự thảo; sự phù
hợp của văn bản dự thảo với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và
2

Xem Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.182
3
Xem Nguyễn Văn Dững, Cơ sở lý luận báo chí, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2013, tr.193

3


pháp luật của Nhà nước; thực tiễn của đơn vị, địa phương; tính đúng đắn, khoa
học, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính khả thi của văn bản dự thảo;

dự báo tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an
ninh, đối ngoại của văn bảo dự thảo.
Nếu phản biện khoa học là một trong những cách thức chủ yếu để các nhà
nghiên cứu tiệm cận tới các chân lý khoa học, thì trong đời sống xã hội, phản
biện xã hội là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân
chủ. Trong một xã hội dân chủ ấy báo chí có điều kiện phát triển và khẳng định
chức năng phản biện xã hội.
Phản biện trong một xã hội dân chủ là một loại “phản hành động” 4
(“phản hành động” chứ không phải là “phản động”). Nó xuất hiện song song
cùng với các hành động, nó xuất hiện đối lập với tất cả các hành động. Trong
mỗi một xã hội bao giờ cũng có nhiều nhóm lợi ích khác nhau. Các nhóm lợi ích
bao giờ cũng có nhu cầu tiến hành hành động vì một mục tiêu nào đó. Nhưng
trên mỗi khía cạnh hay mỗi lĩnh vực của đời sống con người bao giờ cũng có
những cách lý giải khác nhau và do đó có những cách hành động khác nhau để
đạt được mục tiêu như vậy. Phản biện tạo ra một giai đoạn đệm cho quá trình
hành động tự nhiên của các nhóm lợi ích, đó là giai đoạn thảo luận và thỏa
thuận. Phản biện làm cho các hành vi chính trị, kinh tế và xã hội trở nên ít chủ
quan hơn, tức là sự xung đột của các nhóm lợi ích đã được điều chỉnh thông qua
thảo luận và thoả thuận. Nói cách khác, phản biện làm cho những cuộc xung đột
trên thực tế trở thành cuộc xung đột của thảo luận, tức là biến sự xung đột lợi ích
trong hành động thành các xung đột lợi ích trong thảo luận.
Nếu một xã hội không có phản biện và mỗi hành động đều được đương
nhiên tiến hành thì đấy là cách thể hiện rõ rệt nhất tính chất phi dân chủ của xã
hội. Bởi vì mỗi một hành động chính trị bao giờ cũng là kết quả thỏa thuận của
các khuynh hướng chính trị, một hành động chính trị chỉ có thể được tiến hành
4

Chữ dùng của tác giả Nguyễn Trần Bạt: Đối thoại với tương lai, Tập 2, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 2011,
tr.162


4


khi nó là sự thúc bách của nhu cầu đời sống và để cân đối các nguyện vọng khác
nhau của đời sống. Phản biện là một đòi hỏi khách quan của đời sống. Nói một
cách khái quát, phản biện là một thể hiện của các phản hành động xuất hiện một
cách tự nhiên trong một xã hội mà ở đó mỗi con người đều tự do bày tỏ các
nguyện vọng của mình. Phản biện góp phần điều chỉnh các khuynh hướng kinh
tế, văn hoá, chính trị, làm cho các khuynh hướng đó trở nên khoa học hơn, đúng
đắn hơn và gần với đời sống con người hơn.
Giám sát và phản biện xã hội khác với việc hỏi ý kiến nhân dân. Hỏi ý
kiến nhân dân là việc trưng cầu dân ý một cách không chuyên nghiệp và hoàn
toàn không phải là phản biện. Phản biện là một hoạt động khoa học, phản biện là
tranh luận một cách khoa học chứ không phải là tìm câu trả lời có đồng ý hay
không. So với trưng cầu dân ý, phản biện hoàn toàn khác về chất. Trưng cầu dân
ý là hỏi dân. Phản biện không phải là hỏi dân. Phản biện không phải là nhân dân
trả lời mà là nhân dân nói tiếng nói của mình. Cơ sở để người dân nói lên ý kiến
của mình là lợi ích xã hội.
Phản biện xã hội có thể diễn ra dưới hình thức phát biểu ý kiến trực tiếp
trong cuộc tiếp xúc, trao đổi, nói chuyện, cuộc họp hoặc các bài viết mang tính
chuyên sâu. Đồng thời, phản biện xã hội có thể được phản ánh trên các phương
tiện truyền thông đại chúng như: đài, báo, truyền hình và nhất là báo điện tử.
Thực tế cho thấy phản biện xã hội qua báo điện tử đã tạo ra ưu thế và tính nhanh
nhạy, sự lan tỏa, thu hút nhiều chủ thể tham gia.
Dư luận xã hội được hình thành thông qua con đường thảo luận, bàn bạc
về những ý kiến mà người dân tiếp thu được. Báo chí chính là diễn đàn của cuộc
thảo luận, bàn bạc xã hội đó. Bằng hoạt động truyền thông của mình, báo chí
vừa là nơi nhân dân thể hiện vai trò giám sát, phản biện xã hội, mà bản thân báo
chí cũng đang thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của mình.
1.1.2 Quá trình phản biện xã hội trên báo chí

Báo chí là trung tâm của phương tiện truyền thông đại chúng. Báo chí thể
hiện rõ nhất tính chất của quá trình truyền thông: tính đại chúng, tính công khai,
5


là phương tiện cung cấp thông tin phong phú, và về cơ bản là có tính định kì.
Báo chí hoạt động theo nguyên tắc mô hình truyền thông của Laswell gồm các
yếu tố: Nguồn (nhà báo, cơ quan báo chí), thông điệp (từ bài báo, chương trình),
kênh truyền (các phương tiện kĩ thuật chuyên biệt), đích (công chúng báo chí),
phản hồi (thông tin đi ngược từ công chúng trở lại nguồn) và nhiễu (những yếu
tố ảnh hưởng đến quá trình truyền thông và thông điệp).
Dư luận xã hội là sự phản ánh tâm trạng xã hội của nhân dân nói chung về
những vấn đề liên quan đến lợi ích xã hội, những lợi ích thường có tính cấp
bách, nó là sự quan tâm của nhân dân nói chung, được phản ánh trong sự đánh
giá của họ. Con đường hình thành dư luận xã hội bao gồm:
- Báo chí/các phương tiện truyền thông đại chúng cung cấp thông tin cho
công chúng;
- Các nhóm xã hội thảo luận về thông tin, tạo nên sự tương tác ý kiến;
- Tạo nên sự đánh giá chung;
- Dẫn đến hành động chung.
Mối quan hệ giữa báo chí với việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội
có tính chất biện chứng. Một mặt báo chí thoả mãn những nhu cầu ngày càng
tăng của công chúng, mặt khác, bản thân công chúng lại đặt ra các yêu cầu mới
đối với hoạt động của hệ thống báo chí. Sự trưởng thành trong mối quan hệ ấy
thể hiện tính tích cực chính trị - xã hội của bản thân hệ thống báo chí và của
công chúng báo chí. Báo chí vừa thể hiện dư luận xã hội, định hướng dư luận xã
hội, vừa chịu sự tác động mạnh của dư luận xã hội.
Kết cấu lợi ích là hạt nhân của dư luận xã hội. Đó cũng là nguyên nhân
sâu xa của chức năng giám sát-phản biện xã hội. Không phải mọi sự kiện, vấn
đề xã hội đều được dư luận xã hội phản ánh. Chủ đề của dư luận xã hội chỉ có

thể là những vấn đề lợi ích có tính cấp bách. Khi lợi ích bị ảnh hưởng thì dư luận
xã hội sẽ lên tiếng phản biện.
Báo chí là một kênh, một diễn đàn giám sát, phản biện xã hội lớn. Vai trò
giám sát, phản biện xã hội của báo chí đã và đang đồng hành với sự nghiệp xây
6


dựng và phát triển đất nước. Và khi giám sát, phản biện xã hội được thể hiện
công khai trên mặt báo, nó có xu hướng trở thành một loại “quyền lực” thực sự,
có khả năng gây áp lực lên có quan công quyền. Báo chí là chủ thể khơi nguồn
cho phản biện xã hội; phản biện xã hội là đối tượng phản ánh của báo chí; báo
chí định hướng tạo ra sức lan tỏa của phản biện xã hội; và phản biện xã hội qua
báo chí làm gia tăng sức mạnh của các loại hình phản biện xã hội khác trong
thực tế.
Quá trình thực hiện phản biện xã hội của báo chí cho thấy nó có mức độ
khác nhau:
Ở mức thấp, phản biện xã hội của báo chí là sự phản ánh, biện minh cho
một luận điểm A nào đó trong chính sách còn luận điểm B và C chỉ là bình luận
có tính hình thức bề ngoài không sâu sắc, có những tin, bài bày tỏ ý kiến đồng
thuận, tham gia ý kiến với mong muốn là làm cho nó tốt hơn.
Ở mức trung bình, thực hiện phản biện xã hội của báo chí có nghĩa là
thông qua các tác phẩm báo chí đưa ra những ý kiến khác hoặc đúng hay không
đúng nhưng để cảnh báo một vấn đề nào đó trong chính sách và quyết định, làm
cho đối tượng được phản biện phải cảnh giác đối với những chính sách hay
quyết định mà mình sắp đưa ra hoặc đã đưa ra; đồng thời nó cảnh báo xã hội cần
cảnh giác để ngăn chặn cái xấu, cái tiêu cực.
Ở mức cao, phản biện xã hội của báo chí có nghĩa là phát hiện ra những
chính sách, quyết định thiếu khoa học, lợi ích nhóm, bài bác nhau, những chính
sách, quyết định đưa ra là mâu thuẫn nhau, chống đối nhau một cách trực diện,
bài bác, phủ định nhau. Những vấn đề được đánh giá, xem xét có thể do điều

kiện, hoàn cảnh, tình huống khác nhau cho nên trong quá trình phản biện, có thể
đưa ra những kết quả không giống nhau. Tuy nhiên phản biện của báo chí phải
đưa ra những đánh giá khách quan, đúng đắn, khoa học nhằm thuyết phục đối
tượng được phản biện.
Như vậy, có thể kết luận rằng giữa báo chí - dư luận xã hội - chức năng
giám sát, phản biện có quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, trên thực tế,
7


trong tập hợp các vấn đề báo chí theo dõi và phản ánh, có những vấn đề tạo nên
dư luận xã hội, có những vấn đề thì không. Trong số các vấn đề tạo dư luận đó,
không phải trường hợp nào cũng đưa ra tiếng nói phản biện. Như vậy, không
phải mọi vấn đề báo chí nêu cũng có tính chất phản biện. Điều cần phải rút kinh
nghiệm là báo chí cần làm sao để phần mang chức năng giám sát - phản biện ấy
ngày càng được mở rộng.
1.2 Nguyên tắc phản biện xã hội của báo chí
Báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội trước hết ở việc
cung cấp thông tin chân thực, khách quan theo cả hai chiều, từ chủ thể quản lý
đến khách thể quản lý và ngược lại. Họat động quản lý có hiệu quả hay không,
phụ thuộc nhiều vào tính chất, số lượng và chất lượng thông tin hai chiều liên
tục này. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, báo chí cần phải tuân
thủ một hệ thống các nguyên tắc là chuẩn mực nghề nghiệp và cũng là nền tảng
cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí, trong đó nổi bật nhất là tính chân thật,
khách quan, tính công khai, tính đại chúng và tính chiến đấu.
Tính chân thật, khách quan là đặc trưng, đặc điểm, là yêu cầu tồn tại của
bản thân báo chí và là nguyên tắc đầu tiên để báo chí thực hiện vai trò quản lý xã
hội thông qua hoạt động phản biện và giám sát xã hội. Lê-nin đã nhấn mạnh: Sự
thật là sức mạnh của báo chí. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn
các nhà báo phải luôn trung thực, coi đó là một trong những tiêu chuẩn đạo đức
số một của người làm báo cách mạng. Người cho rằng, báo chí muốn thuyết

phục được công chúng thì phải mang tính chân thực cao, cán bộ báo chí “viết
phải thiết thực, “nói có sách, mách có chứng”…
Sự thật có mặt tốt, mặt chưa tốt, thậm chí có mặt xấu. Nhìn thẳng vào sự
thật để giám sát và phản biện xã hội có nghĩa là báo chí phải đưa tin cả về những
thành công cũng như những hạn chế, khó khăn, thất bại. Đánh giá đúng sự thật,
nói rõ sự thật đòi hỏi người viết phải có phương hướng và năng lực tư duy để có
thể trình bày một cách chân thực và đi đến bản chất của thông tin sự việc. Có thể
nói, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật là sự cụ thể hóa chức năng
giám sát và phản biện xã hội của báo chí.

8


Tính công khai, công cộng là một xu thế tất yếu, là biểu hiện quan trọng
của nền dân chủ, với quyền làm chủ của quần chúng, trong đó có quyền được
thông tin. Nói rõ sự thật một cách công khai là phần đảm bảo để “dân biết”, rồi
mới làm và kiểm tra được. Tính công khai không chỉ áp dụng cho cấp dưới mà
cả đối với việc làm của cấp trên, cho nên lại cần có sự dân chủ trong việc công
khai hoá. Các cơ quan truyền thông đại chúng là cơ quan công khai rộng rãi
nhất. Một tin phát trên truyền hình, phát thanh, đăng trên báo, cập nhật trên
mạng internet… sau một thời gian rất ngắn đã có thể tới được hàng triệu người.
Cho nên, tính công khai cần được tính toán trên hai mặt: một là, nói rõ sự thật
sau khi đã đánh giá đúng bản chất; hai là, nói rõ sự thật để góp phần xây dựng
dư luận xã hội lành mạnh.
Tính đại chúng của báo chí được thể hiện ở việc, thông tin báo chí tác
động tới xã hội rộng rãi, bao gồm các tầng lớp, các nhóm xã hội khác nhau, nhu
cầu thông tin của công chúng được ưu tiên bảo đảm và là thước đo trình độ,
năng lực của hoạt động thông tin báo chí. Đồng thời, báo chí cũng là diễn đàn
của nhân dân và phải phù hợp với trình độ của công chúng tiếp nhận. Công
chúng không chỉ muốn tiếp nhận thông tin từ báo chí một cách thụ động, mà còn

tương tác, phản hồi thông tin mạnh mẽ. Chức năng giáo dục của báo chí ngày
càng được đề cao, giáo dục để góp phần nâng cao dân trí; nâng cao trình độ
tương tác và tính chính xác của thông tin phản hồi; từ đó, môi trường của sự
giám sát, phản biện xã hội trong báo chí và dư luận xã hội sẽ trở nên lành mạnh
và hiệu quả hơn.
Tính chiến đấu là một trong những nguyên tắc quan trọng của báo chí Việt
Nam. Tính chiến đấu của báo chí được thể hiện trên cả hai mặt: biểu dương và
phê bình. Báo chí ủng hộ chủ trương xóa bỏ quan liêu bao cấp, cải cách hành
chính, ủng hộ lối sống có lý tưởng lành mạnh, sáng tạo, năng động, có ý thức
xây dựng tập thể và đất nước đồng thời đấu tranh chống lại cách làm thụ động,
trì trệ, hình thức chủ nghĩa, hiệu quả thấp, đấu tranh chống quan liêu, tham
nhũng và các tệ nạn xã hội.
9


Nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng lớn bị truy tố xét xử trong những năm
qua được bắt nguồn từ thông tin trên báo chí, điển hình như vụ tham nhũng xảy
ra tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin, những sai phạm về
quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
Vinalines, những sai phạm nghiêm trọng trong giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế
thu hồi đất của huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), giải tỏa ở Văn Giang (Hưng Yên),
hay mới đây nhất là vụ cán bộ của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nhận hối
lộ của Công ty JTC Nhật Bản.
Tinh thần chống tiêu cực trên báo chí là “chống để xây”. Nhưng không
chỉ chống tiêu cực mới là phản biện xã hội, báo chí cần đề cao những nhân tố
mới, những gương “người tốt, việc tốt” điển hình trên tất cả các lĩnh vực để
động viên tinh thần và cân bằng xã hội. Xã hội có rất nhiều điều tốt đẹp, tích cực
cần nhân rộng và báo chí cần thông tin trung thực để kích thích phát triển phần
tốt đẹp trong xã hội.
1.3 Những yếu tố cản trở quá trình phản biện xã hội trong tác phẩm báo chí

Việt Nam hiện nay
1.3.1 Tư duy “trọng tình” của người Việt Nam
Đặc điểm này xuất phát từ cơ sở văn hóa của người Việt Nam nói chung
với căn tính nông dân, sống trọng tình cảm, ít suy nghĩ lý tính (Chín bỏ làm
mười; Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình; Tránh voi chẳng xấu mặt nào…)
Mà quá trình phản biện xã hội thì diễn ra bằng lý lẽ, bằng phân tích theo quan
điểm đúng - sai để tìm ra chân lý. Hơn nữa, phản biện xã hội của báo chí diễn ra
nhằm mục đích bảo vệ lợi ích chính đáng cho công chúng nói chung.
Đặc điểm văn hóa này vô tình trở thành một rào cản cho quá trình phản
biện xã hội của báo chí nước ta. Xét trên phương diện lý thuyết của phản biện xã
hội, đặc điểm tư duy “trọng tình” đang trở thành một “lỗi văn hóa”. Văn hóa của
phản biện xã hội là văn hóa của tư duy lý tính, của phân tích lập luận để cùng
nhau tìm ra chân lý đúng. Tư duy “trọng tình” nếu tác động vào quá trình phản
biện xã hội thì sẽ khiến quá trình đó có nguy cơ chệch hướng.
10


Báo chí muốn thực hiện được quá trình phản biện xã hội thì cần được đặt
trong một môi trường với công chúng báo chí có trình độ nhận thức và lý tính
cao. Và chính bản thân báo chí, với chức năng của mình, cũng phải là một yếu tố
đóng góp tích cực để nâng cao trình độ nhận thức lý tính cho công chúng của
mình. Như vậy, đây là một quá trình kép: báo chí phải tăng cường năng lực phản
biện xã hội của mình, đồng thời phải là công cụ góp phần nâng cao nhận thức lý
tính, qua đó, nâng cao khả năng phát hiện và phản biện của công chúng.
1.3.2 Tư duy “báo ngành” và “chuyên gia ngành”
“Ít nước trên thế giới có nhiều cơ quan báo chí như nước ta, hơn 800 cơ
quan báo chí, phát thanh truyền hình thì có hơn 300 kênh… Các bộ, ngành, địa
phương từ trung ương đến địa phương đều có báo.”5 Đơn cử như Bộ Giao thông
Vận tải, trước khi thực hiện “Đề án Quy hoạch phát triển quản lý báo chí toàn
quốc đến 2025” có đến 7 cơ quan báo chí các loại, gồm 2 báo (Giao thông vận

tải, Đường sắt) và 5 tạp chí (Hàng không, Đăng kiểm, Đường bộ, Hàng hải,
Đường thủy nội địa. Đây đều là các “cơ quan ngôn luận” của Bộ hoặc ngành
thuộc Bộ Giao thông. Mà đã là “cơ quan ngôn luận” thì các báo này sẽ khó có
thể hoạt động sai tôn chỉ mục đích của mình, đó là tuyên truyền chính sách và
hoạt động của ngành. Và càng khó để có chuyện các cơ quan báo ngành phản
biện lại một chủ trương, chính sách, dự án… do Bộ, ngành chủ quản đề ra.
Ví dụ, hồi cuối năm 2014, khi Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về Dự án
Cảng hàng không quốc tế Long Thành do Bộ Giao thông Vận tải đề xuất, trong
khi đại đa số cơ quan báo chí tập trung phản biện dự án này thì riêng báo Giao
thông lại có tuyến bài theo chiều hướng đồng thuận như: Vị trí địa lý tạo sức hút
cho CHK quốc tế Long Thành; Nhiều đại biểu đề nghị thông qua chủ trương
đầu tư CHK Long Thành; Dân Đồng Nai mong chờ triển khai dự án CHK quốc
tế Long Thành; CHK Long Thành: Hãy bàn nên đầu tư và vận hành thế nào;
Đồng thuận xây CHK Long Thành; “Nghe nói xây cảng hàng không Long
5

Phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2015.
Xem thêm tại: />
11


Thành, dân chúng tôi mừng lắm”; Thời điểm thích hợp để đầu tư CHK Quốc tế
Long Thành; Đầu tư Long Thành: Không thể chậm hơn nữa…Cũng trên báo
Giao thông trong thời gian này, hầu như không đăng tải bài viết nào với nội
dung phản biện lại dự án nêu trên.
Một chức năng quan trọng của báo chí bên cạnh việc thông tin là đưa lại
cho công chúng góc nhìn đa chiều, phản biện về các sự việc hay vấn đề của xã
hội. Xét trong trường hợp này, rõ ràng, các báo ngành gặp nhiều khó khăn nếu
muốn đi theo hướng phản biện.
Bên cạnh tư duy “báo ngành” thì tư duy “chuyên gia ngành” cũng là một

rào cản của quá trình phản biện xã hội trên báo chí. Dù rằng không có một quy
định thành văn nào cấm đoán, song, một chuyên gia trong lĩnh vực giao thông
khi còn đang công tác tại Đại học Giao thông Vận tải hoặc một cơ quan nghiên
cứu nào đó thuộc Bộ Giao thông Vận tải sẽ khó có thể tự do phát biểu trên báo
chí nếu như quan điểm của chuyên gia đó đi ngược lại với chủ trương, định
hướng của ngành. Hoặc rất nhiều chuyên gia hiện nay, khi được phóng viên hỏi
về quan điểm đều cho biết cần phải xin phép ý kiến cấp trên. Cũng chính những
nhà khoa học đó thường sẽ chỉ lên tiếng mạnh mẽ về các vấn đề của ngành sau
khi đã về hưu. Hay “Nhiều hội đồng khoa học lập ra để phản biện nhưng lại
toàn những người có chức quyền ở các bộ, không phải các nhà khoa học độc lập
thì thử hỏi họ có dám thẳng thắn bày tỏ ý kiến khách quan của mình, có dám
phản biện, phản đối những vấn đề bất cập không?” 6
Một ví dụ điển hình cho “tư duy ngành” trong quá trình phản biện xã hội
là việc tháng 3/2015, khi mà dư luận cả nước đang tập trung vào đề án chặt hạ,
thay thế 6.700 cây xanh của Hà Nội thì Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp
lại ra quyết định yêu cầu các cán bộ không được trả lời báo chí, với lý do “công
an Hà Nội đề nghị xử lý những cá nhân vi phạm quy chế phát ngôn”.
6

Phát biểu của GS. Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Tài nguyên - Môi trường trong buổi gặp mặt với
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân ngày 06/9/2014. Xem thêm tại:
/>
12


Các chuyên gia và nhà khoa học chính là lực lượng nòng cốt trong hoạt
động phản biện xã hội của báo chí. Nên việc các cơ quan quản lý hạn chế sự
tham gia của các nhà khoa học tại cơ quan mình khiến cho các hoạt động phản
biện gặp nhiều khó khăn. Và quan trọng hơn, tư duy “chuyên gia ngành” đang
khiến chúng ta lãng phí một đội ngũ không nhỏ các nhà khoa học cho công tác

phản biện xã hội.
1.3.3 Cơ chế tin đồn
Người Việt truyền thống với căn tính nông dân, sống trong một xã hội
khép kín với phương thức truyền tin quen thuộc là “cơ chế tin đồn”. Truyền
miệng là phương thức truyền thông quen thuộc nhất, kéo dài gần như trọn vẹn
trong các xã hội phong kiến Việt Nam trước kia. Tuy nhiên, trong quá trình
truyền miệng, tính chính xác, trọn vẹn của thông tin sẽ không được đảm bảo.
Trong xã hội hiện đại, phương thức truyền thông này đang đặt ra những vấn đề
cấp bách đối với quá trình phản biện xã hội của báo chí.
Đầu năm 2015, người dân TP HCM đổ xô đi làm hộ chiếu vì tin đồn lệ
phí làm hộ chiếu xuất nhập cảnh sẽ tăng thêm 1 triệu, thậm chí là 2 triệu đồng.
Hay không dưới 2 lần trong năm 2008, người dân đã đổ xô đến các cây xăng
bơm đầy bình xăng. Có người còn mang cả can, bình đi mua để tích trưc vì có
thông tin xăng tăng giá vào hôm sau. Hiện tượng này đã gây ra cảnh hỗn loạn tại
nhiều cây xăng khi người dân chen lấn nhau để được đổ xăng trước. Trong khi
trên thực tế không hề có quyết định tăng giá xăng.
Rõ ràng, cơ chế tin đồn đã ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của công chúng.
Đối với báo chí hiện đại với tỉnh phản biện xã hội sâu sắc thì đây là một trở ngại
lớn trong quá trình đưa tin nói chung và phản biện chính sách nói riêng. Thậm
chí, cơ chế tin đồn còn là một nguy cơ tiềm ẩn, có thể tác động bất cứ lúc nào
nếu người làm báo không đủ bản lĩnh trong trình độ nhận thức cũng như trong
quá trình thu thập thông tin.
Không chỉ bị ảnh hưởng bởi tin đồn, trong nhiều trường hợp, thông tin
báo chí lại chính là nguồn gốc để phát ra tin đồn. Đó là những khi báo chí thông
13


tin và giải quyết các vấn đề về thông tin trong quá trình truyền thông một cách
không triệt để. Nếu tin đồn xuất hiện từ dư luận xã hội trở thành vật cản của quá
trình phản biện xã hội thì những tin đồn xuất phát từ thông tin không đầy đủ

hoặc sai lệch của báo chí có sức ảnh hưởng gấp nhiều lần đối với đời sống của
công chugns bởi sức lan tỏa của nó được hỗ trợ bằng báo chí, và nó có cơ sở
niềm tin, lý tính hơn gấp nhiều lần truyền miệng. Vấn đề này đòi hỏi nhà báo và
các cơ quan báo chí nói chung cần phải có bản lĩnh và cẩn trọng trong việc đưa
tin. Nếu không, quá trình phản biện xã hội vô tình lại trở thành nạn nhân của cơ
chế tin đồn.
1.3.4 Áp lực chạy đua thông tin, giật gân, câu khách
Báo chí truyền thông Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và bùng nổ thông
tin mạnh mẽ, một mặt đang cố gắng để nâng cao tính phản biện xã hội của mình,
mặt khác đang phải cố gắng khẳng định vị thế và năng lực bằng việc cạnh tranh
về tốc độ, chất lượng và độ hấp dẫn thông tin trong từng tác phẩm.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của Internet, việc chạy đua
thông tin đã khiến cho chất lượng tin bài của các tờ báo trực tuyến ngày càng đi
xuống. Đặc biệt, để giành được độc giả nhiều hơn, không ít báo đã đi theo
hướng giật gân, câu khách với các thông tin cướp-giết-hiếp, tiền-tình-tù-tội, sốcsex-sến… Xu hướng này ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất phản biện của các tác
phẩm báo chí.
Cụ thể, vì chạy đua thông tin, phóng viên sẽ chỉ có thời gian điểm qua nội
dung chính của sự kiện bằng những bản tin ngắn chứ không có thời gian tìm
hiểu, phân tích, bàn sâu về sự kiện đó và những tác động lâu dài của nó tới đời
sống xã hội. Những bản tin như vậy có đặc điểm chung là hời hợt, một màu,
không có cá tính, phong cách hay chiều sâu. Trong khi bản chất của phản biện
xã hội là dựa trên sự ủng hộ quyền lợi của số đông công chúng trên cơ sở những
điều đúng đắn và có luận cứ khoa học, thì sự hời hợt, giống hệt nhau của các bản
tin trên các tờ báo khiến cho sức mạnh được tạo bởi sự đóng góp của số đông bị
giảm xuống nghiêm trọng.
14


Ngoài ra, do mật độ xuất bản quá dày, sự cạnh tranh khốc liệt của mạng
điện tử nên các cơ quan báo chí ngày nay ít có những cuộc khảo sát, điều tra xã

hội học mang quy mô lớn, chuyên nghiệp, độ chân thực và chính xác cao như
trước đây. Điều này dẫn đến đại bộ phận các bài viết về kinh tế trên các cơ quan
báo chí hiện nay thường nặng về khía cạnh phản ánh hơn là phân tích, bình luận.
Bên cạnh đó, sự vội vàng, gấp gáp của việc chạy đua thông tin sẽ không
tránh khỏi nguy cơ thông tin không được đưa đúng bản chất vì phóng viên, nhà
báo không đủ thời gian tìm hiểu, điều tra cặn kẽ, phỏng vấn những người trong
cuộc để làm rõ sự việc. Đó là chưa kể, hiện tượng giật gân, câu khách là quá
trình “chế biến” tin tức thành những bản tin có nội dung và đặc biệt là hình thức
thu hút sự tò mò của độc giả. Những thông tin đã qua chế biến thường chỉ nhấn
mạnh một khía cạnh của sự việc thay vì toàn bộ nội dung của sự việc đó trên
thực tế. Dưới góc độ lý luận báo chí, hiện tượng này đã vi phạm nguyên tắc về
tính chân thật, khách quan của báo chí. Dần dần, nó làm mất đi yếu tố quan
trọng nhất để đảm bảo cho quá trình phản biện xã hội diễn ra đúng hướng và
hiệu quả - đó là yếu tố khách quan khi truyền tải thông tin. Trong vai trò là lực
lượng phản biện xã hội, nếu báo chí hiểu sai, hoặc cố tình đưa sai bản chất vấn
đề thì coi như cả quá trình phản biện thất bại.
1.3.5 Năng lực của các cơ quan báo chí và nhà báo còn hạn chế
Một số cơ quan báo chí đã không định hướng nhiệm vụ phản biện xã hội
cho báo chí, có hiện tượng người viết thiếu bản lĩnh chính trị, khi viết không xác
định rõ viết cho ai, viết làm gì và viết để phục vụ ai. Trên một số tờ báo có nhiều
tác phẩm chất lượng văn hóa thấp, không hướng con người đến những giá trị
chân, thiện, mỹ. Ví dụ điển hình, đầu năm 2007 cả nước xôn xao vì báo Bảo vệ
Pháp luật đăng loạt bài dài kỳ với tít “Thánh vật sông Tô Lịch”. Khi đó, hàng
chục quầy báo đã “cháy” hàng và phải đi photocopy để bán. Không ít cửa hàng
báo, tạp chí chăng biển to “Có bán loạt bài thánh vật sông Tô Lịch”. Dư luận
hoang mang. Đáng tiếc, thông tin sai lệch này được phát đi từ nhận thức chưa
đúng của không phải một cá nhân nhà báo mà là của một tập thể tờ báo. Ở đây,
15



thấy rõ là quá trình thực hiện một loạt bài đã không có sự xác minh, kiểm chứng
các thông tin xem độ xác thực của thông tin đến đâu, đặc biệt sự phản biện của
các chuyên gia và nhà khoa học trên báo chí.
Về phía các phóng viên, nhà báo, khi nói đến chức năng phản biện không
ít người còn mơ hồ, lúng túng trong tác nhiệp. Đã có không ít nhà báo vi phạm
đạo đức nghề nghiệp, vi phạm Luật pháp. Một số nhà báo điều tra không kỹ,
thậm chí do động cơ cá nhân nên viết sai lệch, thổi phồng nhiều mô hình “giả”
làm cho xã hội bị nhiễu thông tin. Nhiều nhà báo vì lợi ích bản thân, viết theo
đơn đặt hàng, nên viết ca ngợi thành tích không đúng với một số đơn vị, cá
nhân. Sự bao cấp báo chí đã làm hạn chế sự phát triển của báo chí. Bạn đọc thờ
ơ vì sự khô khan, không có tính chiến đấu, tính phản biện, những vấn đề đó làm
cho báo chí trong giai đoạn này hoạt động không hiệu quả, vì thế đòi hỏi nhà
báo phải có một sự đổi mới thật sự.
Trong phản biện đấu tranh chống suy thoái, tha hóa quyền lực của một bộ
phận cán bộ, đảng viên nhất là đảng viên có chức có quyền của một số nhà báo
chưa cao, chưa hình thành được chủ đề và những tuyến bài phản biện, chưa bám
sát được thực tiễn của cuộc sống xã hội. Chất lượng khoa học trên báo chí chưa
cao thể hiện ở một số bài viết phản biện chuyên ngành, đòi hỏi phải có vốn kiến
thức sâu rộng về ngành đó, nhưng khi đề cập đến vấn đề này, một phần do nhà
báo thiếu hiểu biết và có thể do không đi sâu vào nghiên cứu điều tra, thiếu
khách quan, trung thực, nên đôi khi chất lượng phản biện hiệu quả không cao và
có thể dẫn đến sai lầm.
1.3.6 Bất cập trong quy định hiện hành
Theo pháp luật về báo chí hiện hành, Luật Báo chí sửa đổi năm 1999 và
Quy chế 03/2007 về cải chính trên báo chí do Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành,
thì các Bộ, ngành hiện có quyền kết luận về các nội dung báo chí nêu liên quan
đến lĩnh vực quản lý của mình, từ đó có quyền yêu cầu báo chí cải chính. Theo
rà soát của Bộ Tư pháp về 53 Nghị định hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành
chính, có gần 10 Nghị định do các Bộ, ngành soạn thảo có bao gồm chế tài xử
phạt thông tin sai sự thật đối với nhà báo và cơ quan báo chí với nhiều mức phạt

khác nhau.
16


Như vậy, từ chỗ có nghĩa vụ giải trình thông tin báo chí nêu, nay các Bộ,
ngành lại có quyền xác định đúng - sai và xử phạt các thông tin được cho là sai
sự thật viết về ngành, lĩnh vực mình quản lý. Điều này đã gây ra sự chồng chéo
về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí, tạo ra tình trạng “vừa đá bóng,
vừa thổi còi” có thể hạn chế tính phản biện, phê bình của báo chí đã được quy
định tại Luật Báo chí.
Điều 3 Nghị định 51/2002 và Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin
cho báo chí (ban hành theo Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ) nêu rõ người đứng đầu tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước phải có
nghĩa vụ trả lời các vấn đề báo chí nêu. Nhưng nghiên cứu cuối năm 2013 cho
thấy số liệu được trả lời kết quả giải quyết chỉ có 10%, có 90% còn lại không trả
lời hoặc trả lời đã nhận được kiến nghị của cơ quan báo chí. Trong khi đó chế tài
lại chưa đầy đủ. Chỉ có chế tài không cung cấp thông tin với mức phạt nhẹ
200.000 đồng đến 500.000 đồng, chưa có chế tài do chậm cung cấp thông tin,
cung cấp thông tin sai, cung cấp thông tin không đầy đủ.
2. BÁC DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC - THÀNH CÔNG LỚN CỦA
BÁO CHÍ VIỆT NAM TRONG PHẢN BIỆN XÃ HỘI
2.1 Tổng quan về Dự án Đường sắt cao tốc
Giao thông là ngành sử dụng ngân sách và vốn vay ODA nhiều nhất hiện
nay, và cũng là ngành luôn có những đề xuất khiến dư luận giật mình về những
siêu dự án với kinh phí triệu đô, tỷ đô gây nhiều tranh cãi, điển hình như dự án
đường sắt cao tốc Bắc Nam, dự án cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải
Phòng), dự án sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai), dự án tuyến đường du
lịch Hà Nội - Bái Đính (Ninh Bình)…
Siêu dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam được Bộ Giao thông Vận tải trình
Quốc hội lần đầu ngày 17/4/2010. Theo Bộ trưởng Giao thông Vận tải khi đó,

ông Hồ Nghĩa Dũng, đến năm 2030, nhu cầu hành khách trên hành lang vận tải
Bắc - Nam sẽ là 534.000 người mỗi ngày. Nếu không xây dựng đường sắt cao
tốc thì nhu cầu vận tải hành khách sẽ vượt năng lực của các loại hình vận tải là
17


156.000 người mỗi ngày. Trong khi đó, với năng lực chuyên chở cao, đường sắt
cao tốc sẽ đáp ứng được yêu cầu chuyên chở khách sau năm 2035 và trong
tương lai trên trục Bắc - Nam.
Tuyến đường sắt cao tốc sử dụng công nghệ Nhật Bản có chiều dài 1.570
km, từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội) tới ga Bình Triệu (TP HCM), với nguồn vốn đầu
tư lên tới 55,85 tỷ USD (tương đương 1/2 GDP cả nước). Tổng diện tích đất thu
hồi khoảng 4.170 ha và 9.480 hộ cần tái định cư.
Theo phương án của nhà Tư vấn Hàn Quốc, nếu xây dựng đường sắt cao
tốc, đường đôi, điện khí hóa, khổ 1435mm, với tốc độ 200 km/h thì từ tàu khách
Hà Nội đến TP HCM mất 8 giờ 19 phút. Với vận tốc đạt 300 km/giờ, tàu sẽ chạy
trong 5 giờ 38 phút để đi từ Hà Nội đến TP HCM đối với tàu nhanh, chỉ đỗ các
ga Vinh, Đà Nẵng, Nha Trang và 6 giờ 51 phút với tàu thường, đỗ ở tất cả các
ga. Thời gian chạy tàu này đã rút ngắn xuống còn 1/4 - 1/5 so với hiện tại. Giá
vé dự kiến tương đương giá vé máy bay.
Dự án được phân tuyến xây dựng và khai thác, đến năm 2020 sẽ hoàn
thành từ Hà Nội - Vinh và đoạn Nha Trang - TP HCM. Đến năm 2030 sẽ hoàn
tất đoạn Vinh - Đà Nẵng và hoàn thành toàn tuyến vào 2035.
Ngay sau khi được đề xuất, siêu dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam đã gây
tranh cãi cả trên diễn đàn Quốc hội và ngoài xã hội. Đa số ý kiến phản đối cho
rằng hiệu quả kinh tế của dự án quá thấp, số vốn đầu tư quá lớn, chiếm phân nửa
GDP của Việt Nam, sẽ tạo gánh nặng nợ nần cho hậu thế.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nên xây trước một đoạn đường sắt cao
tốc để rút kinh nghiệm. Quan điểm này đã thể hiện ở phương án hai trình Quốc
hội trước khi biểu quyết, tức là tán hành chủ trương đầu tư xây dựng đường sắt

cao tốc Hà Nội - TP HCM với những bước đi cụ thể.
Tuy nhiên, cuối cùng, trong cuộc bỏ phiếu ngày 19/6/2010, Quốc hội đã
bác cả 2 phương án này. Đây là một quyết định hy hữu bởi rất hiếm xảy ra trong
lịch sử Quốc hội Việt Nam, và cũng được coi là một thành công lớn của giám
sát và phản biện xã hội.
18


2.2 Nội dung phản biện xã hội về Dự án Đường sắt cao tốc (khảo sát trên
báo điện tử VnExpress, Tuần Việt Nam, và Tiền phong Online)
Dự án Đường sắt cao tốc là một vấn đề lớn liên quan đến quốc kế, dân
sinh, đồng thời, là dự án đặc biệt lớn (với số vốn lên tới 56 tỷ USD, tương
đương 1/2 GDP của cả nước) nên ngay từ khi được công bố đã nhận được nhiều
ý kiến phản biện từ xã hội, trong đó báo chí là một trong những kênh chính và
hiệu quả hơn cả. Tại thời điểm tháng 5, 6/2010, Dự án Đường sắt cao tốc đã trở
thành một “sự kiện nóng” trên nghị trường Quốc hội và trong dư luận. Các báo,
bằng nhiều hình thức khác nhau đã tập hợp ý kiến của hàng nghìn công dân về
dự án tiêu tốn đến một nửa GDP quốc gia, trong đó, sôi nổi hơn cả vẫn là trên
các báo mạng điện tử.
Trong thời gian gần 2 tháng, trên báo chí, đặc biệt là báo mạng điện tử
đăng tải hàng trăm bài báo sâu sắc với ý kiến phân tích, nhận định, bình luận của
các chuyên gia trong và ngoài nước trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học,
công nghệ, môi trường,... đối với Dự án Đường sắt cao tốc.
“Đường sắt cao tốc - ý tưởng của những người thích đùa”, “Đường sắt
cao tốc sẽ làm tăng gánh nặng nợ quốc gia”, “Đường sắt cao tốc, dự án xa xỉ”,
“Đường sắt cao tốc: Trong ủng hộ, ngoài nghi ngờ”, “Dự án 56 tỷ USD đường
sắt cao tốc, lo không đủ vốn”… đó là những tít báo với nội dung mang đầy tính
phản biện, phản đối dự án tốn kém, xa xỉ mà ngành giao thông đề xuất. Các bài
đã phản biện từng vấn đề, từng luận điểm trong báo cáo ban đầu cũng như trong
báo cáo chỉnh sửa mà Chính phủ trình lại Quốc hội sau đó.

Nhiều bài đã cung cấp thông tin, số liệu và những dự báo cần thiết; đã
phân tích về tài chính, đánh giá về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, về hiệu lực
chiến lược. Có bài đã cảnh báo các tác động về môi trường, về diện tích rừng sẽ
mất, về hậu quả của việc đào cắt tạo ta-luy cho đường sắt dài 149,5km trên đất
dốc, của việc đào đắp 214,4 km trên nền đất thấp, của việc xây dựng 72 đường
hầm, dài tổng cộng 116,6 km,... Có bài đã cảnh báo về lãng phí và tác động xấu
đến hệ thống điện. Có bài nhắc lại lời dặn tiết kiệm của Bác, đặc biệt khi đất
19


nước còn nghèo, không nên đua đòi với thiên hạ mà cần có con đường phát triển
của chính mình, phù hợp với điều kiện và thực lực của mình.
Tất cả các tác giả các bài báo trên ai cũng mong muốn Việt Nam có một
hệ thống giao thông hiện đại, có một đường sắt cao tốc Bắc - Nam thay thế cho
các chuyến tàu đã già nua hiện nay. Nhưng, quan điểm của phần lớn tác giả là
lúc này chưa phải là thời điểm phù hợp, bởi lẽ không thể thoát ly thực tế của đất
nước, và phải tính đến cả hai mặt của vay vốn ODA, chưa nói đến một bối cảnh
thế giới đầy biến động.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát quá trình
thông tin và phản biện xã hội của 3 báo điện tử gồm: VnExpress:
www.vnexpress.net (VNE), Tuần Việt Nam: www.tuanvietnam.net (TVN) và
Tiền phong Online: www.tienphong.vn (TPO).
VnExpress là báo điện tử tiếng Việt có lượng độc giả truy cập lớn nhất
toàn cầu. Không chỉ đưa tin nhanh, kịp thời với tiêu chí khách quan, chân thực,
VnExpress còn có nhiều bài chuyên sâu, có tính chất phân tích, bình luận đi sâu
vào chuyên đề. Còn Tuần Việt Nam là một chuyên trang bình luận chuyên sâu
của báo điện tử VietnamNet. Từ đầu năm 2011 trở về trước, VietnamNet luôn là
một trong những báo điện tử chuyên về chính trị hàng đầu Việt Nam. Trong khi
đó, với bề dày lịch sử hơn 60 năm, Tiền phong được đánh giá là “tờ báo hấp
dẫn, có tính định hướng, tính thẩm mỹ và ý nghĩa giáo dục cao.” 7 Đây cũng là 3

báo điện tử có lượng lớn tin bài liên quan đến Dự án Đường sắt cao tốc.
Theo thống kê, không tính những bài viết mang tính đưa tin thuần túy,
trong thời gian từ ngày 17/4/2010 (ngày Bộ Giao thông Vận tải trình dự án ra
Quốc hội) đến ngày 19/6/2010 (ngày Quốc hội bác dự án), trên 3 báo điện tử
VnExpress, Tuần Việt Nam và Tiền Phong Online đăng tải tổng cộng 66 bài viết
có nội dung phản biện về Dự án Đường sắt cao tốc. Cụ thể:
7

Phát biểu của Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh tại lễ kỷ niệm 60 ngày Tiền phong ra số báo
đầu tiên và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì (15/11/2013). Xem thêm tại:
/>
20


VnExpress

Tuần Việt Nam

Tiền phong Online

29

12

25

Đồng thuận

11 (38%)


1 (9%)

5 (20%)

Phản đối

18 (62%)

11 (91%)

20 (80%)

Báo
Số bài phản biện

Các báo đều có đặc điểm chung là đăng tải cả 2 luồng ý kiến: đồng thuận
và không đồng thuận, cho thấy tính khách quan của tờ báo đối với thông tin
đang gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, ý kiến không đồng thuận vẫn chiếm đa số
(VNE: 62% phản đối; TVN: 91% phản đối; TPO: 80% phản đối). Đây thực chất
cũng là một dụng ý thể hiện quan điểm của 3 báo, đó là nghiên về sự không
đồng thuận.
Giống như các báo mạng nói chung, cơ hội để các chủ thể tham gia phản
biện xã hội trên các báo điện tử VNE, TVN hay TPO là khá dễ dàng và linh
hoạt. Khảo sát 66 bài báo có tính phản biện xã hội liên quan đến Dự án Đường
sắt cao tốc có thể thấy đa dạng về các thành phần tham gia: từ Đại biểu Quốc
hội, nhà khoa học, chuyên gia kinh tế, doanh nhân, cán bộ quản lý đến người
dân thường, lưu học sinh... Trong số đó, tần số xuất hiện nhiều nhất là các
chuyên gia kinh tế tiêu biểu như: TS. Trần Đình Bá, TS. Nguyễn Minh Phong,
TS. Phạm Chi Lan, TS. Lê Đăng Doanh… và các nhà khoa học có uy tín như:
GS. Vũ Minh Khương (Đại học Quốc gia Singapore), TS. Tô Văn Trường…

Trong các bài viết của mình, các chuyên gia, nhà khoa học có xu hướng
chung là đưa ra các bằng chứng khoa học cùng với các lập luận chứng minh tính
đúng đắn của quan điểm cá nhân, thường là khác với các lập luận mà cơ quan
công quyền đưa ra. Dưới đây là một số ý kiến được cho là có sức nặng lớn nhất:
- TS. Trần Đình Bá (Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam): Đường sắt cao tốc
là ý tưởng của những người thích đùa… Đây là một loại phương giao thông xa
xỉ nhất thế giới với mỗi km đường tốn trên 34 triệu USD. Thế nhưng nó chỉ chở
được duy nhất hành khách với hành lý xách tay, hoàn toàn không thể chở được
hàng hóa do sức kéo đoàn tàu có hạn… Lịch sử đường sắt thế giới chưa hề có

21


một quốc gia đang phát triển nào dám đi vay tiền để làm đường sắt cao tốc và
chưa hề có một quốc gia nào giàu có dám cho vay một lúc trên 5 tỷ USD cho
một dự án… Sự lựa chọn khôn ngoan lúc này là nhanh chóng chấm dứt giấc mơ
viển vông đường sắt cao tốc để tập trung cho việc mở rộng để hiện đại hóa
đường sắt Việt Nam. (VNE, ngày 20/5/2010).
- TS. Trần Đình Bá (Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam): Cần khôn ngoan
tránh vết xe đổ của Nhật... Nhật Bản có đường sắt cao tốc từ rất sớm trong khi
93% chiều dài đường sắt còn lại chỉ rộng 1,067m. Nhật Bản đang phải ôm hận
với một hệ thống đường sắt lạc hậu nhất thế giới mà chưa tìm ra lối thoát thì
làm sao có thể giúp ta 1.530 km đường sắt cao tốc để vượt họ được. (TPO; ngày
23/5/2010);
- GS. Đặng Vũ Minh (Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi
trường Quốc hội): Trong bối cảnh hiện nay nợ nước ngoài của Việt Nam vào
khoảng 38,9% DP, nợ Chính phủ đã ở mức trên 42% DP, tích l y nội địa và
dự trữ ngoại tệ thấp thì việc vay thêm để đủ vốn đầu tư cho dự án này sẽ làm
gánh nặng nợ quốc gia tăng lên đáng kể. (VNE, ngày 20/5/2010);
- Nguyễn Văn Thuận (Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội): Đường sắt

cao tốc là dự án xa xỉ. Nợ Chính phủ đã lên đến 42% rồi, giờ gánh thêm dự án
đường sắt cao tốc nữa thì tiền đâu? Chúng ta đã tính đến bài học của Hy Lạp
đang khủng hoảng vì nợ công, cả châu Âu phải cứu giúp chưa? Chúng ta không
thể quyết dự án này được để rồi con cháu nai lưng ra trả nợ. (VNE, ngày
21/5/2010);
- Bà Phạm Chi Lan (Chuyên gia kinh tế): Đây là một dự án quá phiêu
lưu… Việt Nam làm tàu cao tốc như gia đình ở nhà tranh vách đất muốn mua
biệt thự thay vì tích tiền xây nhà ngói. Nên lùi bài toán này ít nhất 10 năm nữa
đến khi thu nhập bình quân đầu người đạt 3.000 USD thì hãng bàn đến. (VNE,
ngày 04/6/2010);
- TS. Lê Đăng Doanh (Chuyên gia kinh tế): Làm những dự án lớn nâng
nợ quốc gia tăng lên trong khi bối cảnh kinh tế thế giới hết sức bấp bênh là quá
22


mạo hiểm, thậm chí coi đó bước đi phiêu lưu của một quốc gia còn nhiều nỗi lo
như Việt Nam… Thiết tha mong Quốc hội chưa thông qua dự án tàu cao tốc.
(VNE, ngày 08/6/2010);
- TS. Nguyễn Minh Phong (Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội):
Nhiều cơ sở lý thuyết và thực tế khái quát cho thấy, khả năng dự án Đường sắt
cao tốc Bắc - Nam sẽ tạo ra chi phí đầu tư và vận hành cao hơn là lợi ích vận
chuyển hành khách có thể đem lại ngay cả khi dự án đạt được những điều kiện
tốt nhất… Hiệu quả đầu tư không cao, khó thu hút được nhiều khách đi tàu.
(VNE, ngày 17/6/2010);
- TS. Nguyễn Minh Phong (Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội):
Đường sắt cao tốc - cần “đúng lúc” và “đúng cách”. Không thể lấy lợi ích quốc
gia và bắt ngân sách nhà nước làm con tin, thế chấp cho một dự án kinh doanh
của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, dù dự án này được tô vẽ hoành tráng và
đẹp đẽ đến đâu. (TVN, ngày 28/5/2010);
- TS. Tô Văn Trường (Thành viên Ban chủ nhiệm chương trình nghiên

cứu khoa học trọng điểm cấp nhà nước KC08/11-15): Nếu không bàn kỹ, và
chuẩn bị kỹ thì rất có thể dự án đường sắt cao tốc của Việt Nam sẽ biến thành
“kim tự tháp” mà chưa chắc đã được coi là di sản văn hóa thế giới như các kim
tự tháp thật! Thậm chí sẽ bị các thế hệ mai sau oán trách, vì sự chơi ngông theo
kiểu “con nhà lính, tính nhà quan” mà cái giá phải trả cho sự chơi ngông này
nhiều khi không đơn thuần chỉ còn là về kinh tế. (TVN, ngày 24/5/2010);
- GS. Vũ Minh Khương (Đại học Quốc gia Singapore): Đường sắt cao
tốc: Khát khao lớn nhưng phải biết điểm dừng… Nếu triển khai dự án đường sắt
cao tốc Bắc - Nam, chúng ta nên tiên liệu rằng, tổng mức đầu tư có thể lên trên
mức 60-70 tỷ USD chứ không chỉ dừng ở 56,8 tỷ USD, trong khi lượng khách
vận chuyển thực tế sẽ thấp hơn nhiều so với dự báo. (TVN, ngày 02/6/2010);
- TS. Vũ Thành Tự Anh (Chuyên gia kinh tế): Dự án đường sắt cao tốc có
quy mô rất lớn, tương đương 60%

DP và 250% ngân sách quốc gia của Việt

Nam trong năm 2009. Hơn nữa, dự án này sẽ được thực hiện trong khoảng 1/4
23


thế kỷ với rất nhiều biến số bất định, nằm ngoài tầm kiểm soát và dự đoán. Vì
những lý do này, Việt Nam cần đánh giá một cách thận trọng tính khả thi và
hiệu quả của dự án, và đặc biệt là cần lường trước những rủi ro kinh tế và tác
động của phương án tài trợ dự án đối với nền tài khóa quốc gia. (TVN, ngày
26/5/2010);
- TS. Bùi Kiến Thành (Chuyên gia tài chính cao cấp): Ngân sách của ta
hiện nay bội chi ở mức trên 6%. Nếu dùng ngân sách để xây dựng hay đi vay
vốn ODA và trả nợ trong vài chục năm thì không nên làm. (TPO, ngày
26/5/2010);
- PGS. TS Phạm Công Hà (Chủ tịch Hội Kinh tế & Vận tải Đường sắt

Việt Nam): Tính ra mỗi tháng phải hoàn thành 6,5 km tính đổi. Nội dung 6,5km
này gần tương đương với một cầu Thanh Trì bắc qua sông Hồng, phía nam Thủ
đô Hà Nội. Mỗi tháng phải hoàn thành một khối lượng công việc tương đương
cầu Thanh Trì là điều vượt ra ngoài sức tưởng tượng của tôi. (TPO, ngày
16/6/2010);
- GS.TSKH Bạch Vọng Hà (Chuyên gia về điện khí hóa trong ngành giao
thông vận tải): Chưa cần có biểu đồ chạy tàu c ng có thể tính được tổng thời
gian tối đa mỗi pha cấp điện cho các đoàn tàu là rất ít; khoảng thời gian còn lại
trong 24 giờ, các trạm và mạng làm việc không tải. Do đó, tỷ lệ tổn hao không
tải trên điện năng tiêu thụ có ích là rất lớn. Nói một cách hình tượng, chúng ta
thắp đèn đường 24 giờ mỗi ngày để chiếu sáng tối đa một vài giờ cho người đi
qua. Các nước giàu, thừa điện c ng không dám lãng phí như vậy. (TPO, ngày
15/6/2010).
Phải thấy rằng dự án xây dựng đường cao tốc Bắc Nam đã vẽ ra một viễn
cảnh rất hấp hẫn với hình ảnh những con tàu hiện đại, sang trọng lao vun vút
trên đường ray, hành khách thì buổi sáng mới uống café ở Hà Nội, buổi trưa vừa
ăn trưa vừa ngắm cảnh bãi biển Đà Nẵng và buổi tối ngồi nhậu ở Sài Gòn.
Nhưng, đó là một giấc mơ phải trả tiền, phải mang nợ số tiền khổng lồ bằng một
nửa thu nhập quốc dân hàng năm.
24


×