Tải bản đầy đủ (.doc) (148 trang)

Dịch vụ công tác xã hội với nữ bệnh nhân ung thư từ thực tiễn bệnh viện phụ sản trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 148 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THỊ MAI HƯƠNG

DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NỮ BỆNH NHÂN
UNG THƯ TỪ THỰC TIỄN BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội, 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THỊ MAI HƯƠNG

DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NỮ BỆNH NHÂN
UNG THƯ TỪ THỰC TIỄN BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

Ngành: Công tác Xã hội
Mã số: 8.76.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HÀ THỊ THƯ

Hà Nội, 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những thông tin tôi cung cấp trong luận văn là hoàn
toàn trung thực không sao chép, cùng dưới sự hướng dẫn của TS. Hà Thị Thư.
Nếu phát hiện có sao chép tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2019
Người thực hiện:

Đặng Thị Mai Hương


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
quý thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Trước hết, tác giả xin cảm ơn Ban Giám hiệu, các Khoa - Phòng, cùng
quý thầy cô giáo và cán bộ Học viện Khoa học Xã hội đã nhiệt tình giảng dạy,
quan tâm, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn TS Hà Thị Thư đã tận tâm góp nhiều ý
kiến, hướng dẫn, hỗ trợ em hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ bệnh viện Phụ sản
Trung ương, Phòng công tác xã hội Bệnh viện đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tác giả xin cảm ơn các nữ bệnh nhân ung thư điều trị nội trú tại Bệnh
viện Phụ sản Trung ương đã nhiệt tình tham gia, giúp đỡ tôi trong khi triển khai
nghiên cứu.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị, bạn bè trong lớp Cao học
Công tác xã hội đã giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cho tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân
trong gia đình, những người bạn thân thiết đã động viên, khuyến khích tôi, cùng
tôi chia sẻ những khó khăn và dành cho tôi những tình cảm, sự chăm sóc quý

báu trong suốt thời gian qua.
Trân trọng!
Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2019
Người thực hiện:

Đặng Thị Mai Hương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ
HỘI CHO NỮ BỆNH NHÂN UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN
TRUNG ƯƠNG ................................................................................................. 18
1.1.Nữ bệnh nhân ung thư: Khái niệm và đặc điểm............................................ 18
1.2.Dịch vụ công tác xã hội với nữ bệnh nhân ung thư: Khái niệm và một số
dịch vụ ................................................................................................................. 20
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội với nữ bệnh nhân
ung thư................................................................................................................. 23
1.4.Cơ sở pháp lý về dịch vụ công tác xã hội cho nữ bệnh nhân ung thư ................
24
Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NỮ
BỆNH NHÂN UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG.. 30
2.1.Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu ............................................. 30
2.2.Thực trạng dịch vụ công tác xã hội cho nữbệnh nhân ung thư tại bệnh
viện Phụ sản Trung ương .................................................................................. 41
2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã
hội cho nữ bệnh nhân ung thư tại bệnh viện Phụ sản Trung ương
............................ 51
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHẤT
LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NỮ BỆNH NHÂN UNG

THƯ TỪ THỰC TIỄN BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG .............. 64
3.1. Định hướng tăng cường chất lượng dịch vụ công tác xã hội với nữ bệnh
nhân ung thư tại bệnh viện Phụ sản Trung ương ................................................ 64
3.2. Giải pháp tăng cường chất lượng dịch vụ công tác xã hội với nữ bệnh
nhân ung thư tại bệnh viện Phụ sản Trung ương ................................................ 67
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 72
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 75


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm nhóm tuổi, tôn giáo, nơi ở, trình trạng hôn nhân của nữ
bệnh nhân ung thư tại bệnh viện Phụ sản Trung ương. .............................. 36
Bảng 2.2. Đặc điểm trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức sống, trụ cột kinh tế
của nữ bệnh nhân ung thư tại bệnh viện Phụ sản Trung ương.................... 37
Bảng 2.3. Đặc điểm thông tin điều trị của nữ bệnh nhân ung thư tại bệnh viện
Phụ sản Trung ương .................................................................................... 38
Bảng 2.4. Đặc điểm trạng thái tâm lý của các nữ bệnh nhân ung thư tại bệnh
viện Phụ sản Trung ương ............................................................................ 40
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1.Chức năng, nhiệm vụ Phòng Công tác xã hội, bệnh viện Phụ sản
Trung ương (khái quát) ............................................................................... 34
Biểu đồ 2.1. Thực trạng dịch vụ chỉ dẫn, tư vấn thông tin chung về khám chữa
bệnh cho nữ bệnh nhân ung thư tại bệnh viện Phụ sản Trung ương .......... 42
Biểu đồ 2.2. Thực trạng dịch vụ truyền thông, quan hệ công chúng, tổ chức sự
kiện cho nữ bệnh nhân ung thư tại bệnh viện Phụ sản Trung ương ........... 44
Biểu đồ 2.3.Thực trạng dịch vụ hỗ trợ tâm lý – xã hội cho nữ bệnh nhân ung
thư tại bệnh viện Phụ sản Trung ương ........................................................ 47
Biểu đồ 2.4. Thực trạng cung cấp dịch vụ kết nối các nguồn lực và hỗ trợ từ
thiện cho nữ bệnh nhân ung thư tại bệnh viện Phụ sản Trung ươngError! Bookmark



DANH MỤC TỪ VIẾT TĂT
TỪ VIẾT TẮT

GIẢI NGHĨA

BN

Bệnh nhân

CTXH

Công tác xã hội

ĐDT

Điều dưỡng trưởng

KCB

Khám chữa bệnh

LĐKĐT

Lãnh đạo Khoa điều trị

LĐPCTXH

Lãnh đạo Phòng công tác xã hội


NNNB

Người nhà người bệnh

PSTW

Phụ sản Trung ương


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển nhân loại cho thấy, ở bất cứ thời kỳ nào, với bất cứ
trình độ phát triển ra sao bao giờ cũng nảy sinh các vấn đề xã hội cùng với các
nhóm xã hội yếu thế cần phải được quan tâm giúp đỡ. Các vấn đề xã hội là hậu
quả trực tiếp cuả quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Các vấn đề nảy sinh cũng
giống như những căn bệnh của một thực thể xã hội. Cũng như vậy bệnh viện là
một xã hội thu nhỏ với những vấn đề phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh
nhân và bác sĩ. Công tác xã hội sẽ góp phần vào việc giải quyết các vấn đề đó
bằng tri thức và phương pháp khoa học của nghề. Sứ mệnh của nghề công tác xã
hội đã được hiệp hội nhân viên công tác xã hội quốc tế xác định vào tháng
7/2000: “…Nghề công tác thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong
mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm
giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái dễ chịu…”
Công tác xã hội trong bệnh viện có vai trò quan trọng trọng trong xây
dựng mối quan hệ hài hòa giữa thể chất và tinh thần người bệnh, giữa bệnh nhân
với người thân, giữa bệnh nhân với thầy thuốc, với cơ sở y tế và với cộng đồng.
Công tác xã hội trong bệnh viện phát huy hiệu quả sẽ góp phần thay đổi nhận
thức và thúc đẩy hành vi tích cực, ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động tiêu
cực ảnh hưởng tới các mối quan hệ, tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao hiệu quả

trong hoạt động khám chữa bệnh cho nhân dân. Công tác xã hội trong bệnh viện
không chỉ có vai trò hỗ trợ cho bệnh nhân mà còn hỗ trợ tích cực cho thầy thuốc
giảm bớt áp lực công việc cũng như nâng cao hiệu quả điều trị.
Vai trò của công tác xã hội trong bệnh viện được đối với bệnh nhân ung
thư đặc biệt hơn, nhân viên công tác xã hội được coi như là một bác sĩ xã hội, hỗ
trợ bệnh nhân tiếp cận các dịch vụ tuyên truyền, nâng cao nhận thức; hỗ trợ tâm
lý; tư vấn; kết nối, vận động nguồn lực… và đặc biệt là chăm sóc bệnh nhân ở
khía cạnh mối quan hệ xã hội. Các nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện đã
đóng góp vai trò nhất định trong việc giảm bớt gánh nặng, áp lực công việc cho
1


đội ngũ nhân viên y tế; cũng như hỗ trợ, tư vấn cho bệnh nhân và người nhà
bệnh nhân tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, giảm bớt hoang mang, lo
lắng, tạo niềm tin cho bệnh nhân và gia đình họ.
Tại Việt Nam, hiện đã có hệ thống khung pháp lý cơ bản để tiến hành tổ
chức các hoạt động công tác xã hội trong các bệnh viện. Quyết định số
32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
phát Nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010-2020; Quyết định số 2514/QĐ-BYT
ngày 15/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đề án “Phát triển Nghề công
tác xã hội trong ngành Y tế giai đoạn 2011-2020”; Thông tư số 43/2015/TT-BYT
ban hành ngày 26/11/2015 của Bộ y tế quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ
chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện là các căn cứ quan trọng
để thành lập phòng công tác xã hội, phát triển cung cấp dịch vụ công tác xã hội
trong bệnh viện, góp phần đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài
lòng của người bệnh, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của
nhân dân. Đến nay, trên cả nước có trên 80% bệnh viện tuyến Trung ương và
nhiều bệnh viện tuyến tỉnh đã thành lập phòng công tác xã hội hoặc có bộ phận
làm chức năng công tác xã hội. Nhiều phòng công tác xã hội đã triển khai hoạt
động tích cực và hiệu quả như: Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Bạch

Mai, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện
Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện phổi Trung
ương, Bệnh viện Chợ Rẫy, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương,
Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Khánh Hòa, bệnh viện K...
Tại Bệnh viện phụ sản Trung ương - Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành
của cả nước, theo báo cáo tổng kết của bệnh viện năm 2017, mỗi năm bệnh viện
có khoảng 415,935lượt bệnh nhân khám và khoảng 323,935 lượt bệnh nhân điều
trị ngoại trú, điều trị nội trú là 69,951 lượt người, vì thế nhu cầu cần hỗ trợ dịch
vụ công tác xã hội là rất lớn. Trước nhu cầu bức thiết đó, Phòng Công tác xã hội
được thành lập vào tháng 8/2014. Hoạt động của Phòng công tác xã hội bước

2


đầu tạo thuận lợi cho bệnh nhân được tiếp cận các dịch vụ công tác xã hội nhằm
giải quyết được các vấn đề gặp phải trong quá trình khám và điều trị. Hỗ trợ,

3


giải quyết các vấn đề tâm lý cho người bệnh: tổ chức tiếp đón, hướng dẫn cho
bệnh nhân về quy trình thủ tục khám, chữa bệnh, giải thích, tư vấn về các chính
sách đặc biệt là chính sách bảo hiểm y tế; vận động các nhà tài trợ hỗ trợ vật
chất cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn; hoạt động truyền thông nâng cao
nhận thức....
Tuy nhiên do thời gian thành lập còn ngắn, lực lượng nhân sự mỏng, các
hoạt động chủ yếu chỉ mới tập trung ở khu vực khám bệnh, hỗ trợ từ thiện,
truyền thông, các hoạt động hỗ trợ tâm lý – xã hội chỉ mới dừng lại ở các hoạt
động của một vài nhân viên công tác xã hội mà chưa có điều kiện cung cấp

chuyên sâu theo nhu cầu bệnh nhân và theo quy trình, nguyên tắc, kỹ năng công
tác xã hội chuyên nghiệp ...Việc xây dựng kế hoạch cung cấp dịch vụ chưa dựa
trên thực trạng yêu cầu và khai thác các nguồn lực hiện có sát hợp với tình hình
thực tiễn.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Dịch vụ công tác xã hội
với nữ bệnh nhân ung thư từ thực tiễn Bệnh viện Phụ sản Trung ương”
làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài
*Đề tài về nghiên cứu thực trạng nhu cầu cung cấp dịch vụ CTXH cho nữ
bệnh nhân ung thư trong bệnh viện trên thế giới:
Các tác giả Whitaker, Weismiller và Clark, Wilson (2006) nhận định rằng,
công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ giữ vai trò rất quan trọng giúp
bệnh nhân vượt qua hoàn cảnh nhằm dễ dàng hòa nhập xã hội và phát triển.
Trong đó, những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân gồm có: hoàn
cảnh sống (mức sống, vệ sinh, môi trường,…); đặc điểm cá nhân (học vấn,…),
sự gia tăng dân số; sự phát triển của khoa học – công nghệ, kỹ thuật,… Cùng với
những yếu tố ảnh hưởng, những giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe của bệnh
nhân bao gồm: Nâng cao hiểu biết của bệnh nhân về chăm sóc sức khoẻ; khuyến

4


khích cộng đồng tham gia vào các hoạt động phòng ngừa- chăm sóc sức khoẻ;
phổ cập kiến thức về chăm sóc sức khoẻ tới toàn dân. Trong việc xây dựng mối

5


quan hệ giữa bệnh nhân nội trú với gia đình, cộng đồng với cơ sở y tế, công tác

xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu mâu thuẫn trong mối quan
hệ giữa các bên nêu trên. Đặc biệt, công tác xã hội làm hài hoà giữa thể chất và
tinh thần người bệnh. Tại Boston - Mỹ, năm 1905, công tác xã hội lần đầu tiên
được đưa vào bệnh viện. Cho tới hiện nay, phần lớn phòng công tác xã hội đều
đã có mặt tại các bệnh viện. Việc có phòng CTXH được coi là một trong các
điều kiện để một bệnh viện được công nhận là thành viên của Hội các bệnh viện
Mỹ[31].
Nhiều nghiên cứu đã được triển khai trên thế giới nhằm đánh giá nhu cầu
cần được cung cấp các dịch vụ công tác xã hội ở bệnh nhân ung thư. Zabora, J.,
và cộng sự (2001), chỉ ra rằng bệnh nhân ung thư phần lớn mắc chứng rối loạn
lo âu 1-49%[30]. Herschbach, P. và cộng sự (2004), nhận định bệnh nhân ung
thư phần lớn mắc rối loạn trầm cảm của từ 0-46%[21]. Chandwani, Kavita D và
các cộng sự (2012), cho biết rối loạn tâm thần là chứng bệnh thường gặp ở bệnh
nhân ung thư (24- 59%)[23]. Ngoài ra, cũng theo nhóm tác giả này, tính trung
bình sẽ có khoảng khoảng 1/3 bệnh nhân (điều trị nội trú) có các biểu hiện lo âu,
căng thẳng và đau khổ về tâm lý. Tỷ lệ mắc các rối loạn tâm lý thay đổi theo
từng loại bệnh ung thư và có khác biệt giữa các quốc gia; tỷ lệ rối loạn trầm cảm
ở bệnh nhân ung thư vú trung bình là 50% trong khi ở bệnh nhân mắc ung thư
phổi là 67%. Bên cạnh đó, L. E. Carlson và cộng sự (2010) nhấn mạnh trầm cảm
ở bệnh nhân ung thư có mối liên quan với đặc điểm nhân khẩu học, xã hội, điều
trị bệnh, các yếu tố về tâm lý, lối sống, sự hỗ trợ xã hội và chất lượng cuộc
sống[27]. Chính vì vậy, các nghiên cứu phần lớn nhận định, một trong những
dịch vụ được nhấn mạnh là trị liệu tâm lý cho các rối loạn tâm thần, đặc biệt là
rối loạn lo âu và trầm cảm.
Tổ chức Y tế thế giới (2013), quy định dịch vụ mà bệnh nhân (phần lớn là
bệnh nhân điều trị nội trú) cần được cung cấp là trị liệu tâm lý và các hỗ trợ về
mặt xã hội. Đây là các dịch vụ cần thiết đối với những bệnh nhân có biểu hiện

4



rối loạn tâm thần, lo âu, trầm cảm. Phần lớn, bệnh nhân đều có nhu cầu hỗ trợ
tâm lý và cung cấp dịch vụ tư vấn càng sớm càng tốt. Các hỗ trợ về mặt xã hội là

5


yếu tố quan trọng để giúp bệnh nhân cải thiện đời sống và giảm mức độ các sang
chấn tâm lý mà họ gặp phải trong quá trình khám và điều trị bệnh[33].
Tác giả Inken Padberg và cộng sự (2016) trong nghiên cứu về công tác xã
hội sau đột quỵ đã xác định được bệnh nhân sẽ có rất nhiều nhu cầu, trong đó, sẽ
có một số nhu cầu cấp thiết như sau: 95% muốn được cung cấp thông tin và thảo
luận giải thích về khám và điều trị bệnh; 19,5% có nhu cầu cung cấp thiết bị và
đồ đạc trong nhà; 22,2% bệnh nhân nội trú quan tâm đến việc trợ giúp tại gia
(bao gồm các cuộc gọi khẩn cấp tại nhà và các viện trợ khác ở nhà); 15,6% bệnh
nhân quan tâm đến thông tin về phục hồi chức năng ngoại trú; 14,4% bệnh nhân
quan tâm đến thông tin phục hồi chức năng nội trú; 14% bệnh nhân quan tâm
đến các dịch vụ liên quan đến chăm sóc nội trú dài hạn là 1,6% có mong muốn
liên quan đến trợ cấp xã hội (ví dụ như tiền trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề)
[22].
*Đề tài nghiên cứu về thực trạng dịch vụ CTXH cho nữ bệnh nhân ung
thư trong bệnh viện trên thế giới:
Nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư nói chung
và nữ bệnh nhân ung thư trong bệnh viện trên thế giới hiện nay còn khá mới.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nhân viên công tác xã hội chuyên ngành ung
bướu là cần thiết, bởi đây sẽ là nhóm người đảm bảo quyền chăm sóc toàn diện
của bệnh nhân ung thư trong các bệnh viện hoặc cơ sở điều trị chuyên biệt.
Trong đó, Hiệp hội nhân viên CTXH trong lĩnh vực ung bướu (2001) nhận định
nhân viên CTXH chuyên ngành ung bướu được hiểu là người được đào tạo
chuyên nghiệp, được khuyến khích làm việc trong lĩnh vực thúc đẩy việc sử

dụng tối đa các dịch vụ trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ của người bệnh. Đây
là nhóm người giúp xây dựng các chiến lược ứng phó tối ưu tại bệnh viện và huy
động tốt nhất các nguồn lực hỗ trợ từ cộng đồng[19].
Mukherjee, S. (2010), nhận định, sau thế chiến thứ II (1945), ung thư đã
trở thành một vấn nạn y tế hàng đầu ở nhiều nước phát triển trên thế giới. Các
tiến bộ trong phòng chống, phát hiện sớm và điều trị ung thư được phát minh

6


nhằm giúp tăng cường hy vọng cho bệnh nhân trong quá trình điều trị và kiểm
soát một trong tứ chứng nan y. Chỉ trong vòng hơn 75 năm, các tiến bộ này đã

7


có thể tăng cường tỷ lệ sống sót và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân nhưng
cũng đồng thời nảy sinh ra những thách thức mới trong điều trị[26].
Messner, C. (2015) cho biết, đến tận những năm 1970, CTXH chuyên
ngành ung bướu mới nổi lên như là một chuyên ngành trong CTXH. Cùng với
đó, trong hơn 40 năm phát triển, nhân viên CTXH chuyên ngành ung bướu đã
dần nhận được nhiều sự quan tâm tại các bệnh viện ở cả các nước phát triển và
đang phát triển[25]. Trong đó, vai trò quan trọng của nhân viên CTXH chuyên
ngành ung bướu đã được chứng minh thông qua việc tăng tỷ lệ sống sót cũng
như chất lượng cuộc sống cho các bệnh nhân ung thư. Trong khi đó, từ lâu, nhân
viên CTXH chuyên ngành ung bướu là một trong những đội ngũ bắt buộc với
nhiều bệnh viện ở các nước phát triển. Nhân viên CTXH chuyên ngành ung
bướu phải có hiểu biết về hai vai trò hoàn toàn khác biệt: (1) kiến thức và thực
hành về CTXH và (2) khoa học và nghệ thuật trong điều trị ung thư (theo
Fobair, P. và các cộng sự năm 2009)[20].

Quỹ nghiên cứu ung thư thế giới quốc tế (WCRFI), năm 2012, với tỷ lệ
mắc bệnh ung thư ngày càng tăng trên toàn cầu, nhu cầu về CSSK của bệnh
nhân là rất cần thiết. Điều này đặc biệt đúng tại các quốc gia đang phát triển khi
phần lớn các trường hợp ung thư trên thế giới (56,8%) và tử vong do ung thư
(64,9%) xảy ra ở đây[32]. Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2015, nhận định,
vẫn chưa có bất cứ thống kê chi tiết nào trên toàn cầu về số nhân viên công tác
xã hội đang cung cấp dịch vụ liên quan đến bệnh ung thư. Trong khi đó, tại cơ
sở điều trị ung thư (bệnh viện) ở hầu hết các nước đang phát triển đều đang phải
đối mặt với các vấn đề về thiếu hụt nguồn nhân lực (đội ngũ nhân viên công tác
xã hội nói chung và đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên ngành ung bướu
nói riêng) và tài chính để ngăn chặn, chẩn đoán, và điều trị ung thư, cũng như
cung cấp dịch vụ CTXH, chăm sóc hỗ trợ và giảm nhẹ để giảm gánh nặng của
căn bệnh này[34]. Thiếu hụt nhân viên công tác xã hội và việc tổ chức dịch vụ
yếu kém là những nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trong chẩn đoán hoặc chẩn
đoán sai cũng như thiếu các dịch vụ chăm sóc và tư vấn hỗ trợ cho người bệnh.

8


Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2013, tại nhiều quốc gia đang phát
triển, các cơ sở y tế vẫn tập trung vào việc phòng ngừa, phát hiện sớm và với
những bệnh nhân giai đoạn cuối (chăm sóc liên tục và chăm sóc giảm nhẹ) thay
vì phát triển, cung cấp các dịch vụ tư vấn và dịch vụ CTXH cho người bệnh.
Bên cạnh đó, việc cung cấp các dịch vụ đặc thù như dịch vụ CTXH thường chỉ
được thực hiện bởi nhân viên công tác xã hội được đào tạo chung để làm việc
trong các hệ thống y tế công cộng thay vì những nhân viên công tác xã hội được
đào tạo chuyên ngành ung thư[33]. Việc thiếu hụt nhân viên CTXH là một vấn
đề đe dọa mang tính toàn cầu trong việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của các
dịch vụ CTXH trong việc khám, điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư ở các
nước có thu nhập thấp và trung bình. Đây được coi là một trong những rào cản

trong việc chăm sóc bệnh nhân ung thư hiện nay.
Nhìn chung, trong vòng 10 năm trở lại đây, các nghiên cứu về dịch vụ
công tác xã hội với bệnh nhân ung thư trên thế giới còn rất hạn chế và chưa có
nghiên cứu nào về dịch vụ công tác xã hội với bệnh nhân nữ ung thư.
2.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam
*Đề tài nghiên cứu về thực trạng nhu cầu cung cấp dịch vụ CTXH cho nữ
bệnh nhân ung thư trong bệnh viện tại Việt Nam
Tại Việt Nam, tổ chức mạng lưới các trung tâm (thuộc IARC) ghi nhận
ung thư tại 9 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thanh Hóa,
Huế, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Kiên Giang, trong đó, trung
tâm ghi nhận ung thư Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được Cơ quan nghiên
cứu Ung thư Quốc tế (IARC) công nhận chất lượng. Kết quả ghi nhận ung thư
đã giúp đưa ra số liệu các ca ung thư mắc mới (tối thiểu 126 000 ca mắc mới
năm 2010, dự báo 189 300 ca mắc mới vào năm 2020) (theo Nguyễn Bá Đức,
Bùi Diệu, Trần Văn Thuấn và cộng sự)[5]. Ngoài ra, trong giai đoạn từ 20082013, cả nước sàng lọc được khoảng trên 120.000 phụ nữ tuổi từ 40-54 để phát
hiện sớm hai loại ung thư phổ biến là ung thư vú và ung thư cổ tử cung[14].

7


Công tác chăm sóc, giảm nhẹ cho bệnh nhân chưa được quan tâm thỏa
đáng và còn nhiều hạn chế. Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ là rất lớn do có tới trên

8


70% bệnh nhân đến khám, điều trị tại các cơ sở y tế ở giai đoạn muộn và phần
lớn trong đó phải chịu đựng đau đớn và khó chịu do bệnh và do điều trị. Điều
kiện để cung cấp dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ như đào tạo, các đơn vị chuyên
khoa chăm sóc giảm nhẹ, cũng như hoạt động giám sát nhìn chung chỉ mới có

sẵn ở tuyến trung ương chứ chưa có ở tuyến huyện, xã. Phần lớn bệnh nhân
được chăm sóc cuối đời tại nhà, không có sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
Trong số những người được chăm sóc, hầu hết không nhận được các tư vấn về
tâm lý, các lời khuyên hoặc các biện pháp chăm sóc cho các triệu chứng khác
ngoài triệu chứng đau. Hiện nay, mô hình chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của
nhân viên y tế được đào tạo chưa được phát triển[1].
Nguyễn Hà My (2016), tương tự như các bệnh nhân trên thế giới, hầu hết
các bệnh nhân ung thư trong các nghiên cứu tại Việt Nam đều gặp các vấn đề về
tâm lý và có nhu cầu được tư vấn tâm lý. 50%bệnh nhân cảm thấy suy sụp và
bất lực khi biết mình mắc bệnh. Ngoài ra, họ cũng có các nhu cầu được cung cấp
thông tin về các mạng lưới, hỗ trợ tài chính, tư vấn chăm sóc con cái và tư vấn
sức khỏe tình dục[9].
Với nghiên cứu trên 418 bệnh nhân ung thư và khả năng cung cấp dịch vụ
CTXH tại bệnh viện K năm 2017, tác giả Phạm Tiến Nam đã nghiên cứu được:
79,6% bệnh nhân có mong muốn được cung cấp bữa ăn miễn phí; 74,3% muốn
được hỗ trợ chỗ ở cho người nhà; 66,4% muốn được tặng đồ dùng cá nhân.
Ngoài ra, 68,4% bệnh nhân có nhu cầu tư vấn tâm lý (tập trung ở 02 nhu cầu
chính là nhu cầu trị liệu tâm lý và nhu cầu giao tiếp xã hội). Nhu cầu của bệnh
nhân về quy tắc ứng xử trong bệnh viện, hòm thư góp ý trong bệnh viện, quy
định về khám chữa bệnh trong bệnh viện lần lượt là: 58,1%; 52,6% và
69,2%[10].
*Đề tài nghiên cứu về thực trạng dịch vụ CTXH cho nữ bệnh nhân ung
thư trong bệnh viện tại Việt Nam

9


Trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ toàn dân, một số cơ sở y tế tuyến
Trung ương cũng đã xây dựng và triển khai hoạt động CTXH thông qua Phòng/
Tổ/ Ban CTXH tại bệnh viện. Những hoạt động này không chỉ có sự tham gia


10


của nhân viên CTXH mà còn có sự tham gia của nhân viên y tế và công tác viên/
tình nguyện viên. Trong đó, nhiệm vụ chính của nhân viên CTXH là thực hiện
phân loại người bệnh, hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn bệnh nhân tiếp cận với các dịch
vụ chung cũng như các dịch vụ CTXH nói riêng của bệnh viện... Tại bệnh viện,
một số mô hình CTXH được hình thành và triển khai, như: phòng CTXH, phòng
truyền thông và chăm sóc khách hàng, phòng trợ giúp xã hội, tổ hỗ trợ người
bệnh,… Tuy nhiên, các hoạt động CTXH mới chỉ được thực hiện theo quy chế
riêng của bệnh viện mà chưa có một hệ thống pháp lý quy định rõ ràng. Bùi Thị
Xuân Mai (2013), Chính vì vậy, nhằm góp phần giải quyết nhu cầu cấp thiết
trong việc chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đề
án “Phát triển nghề CTXH trong ngành Y tế giai đoạn 2011-2020” đã được Bộ
Y tế ký quyết định ban hành số 2514/QĐ-BYT vào ngày 15/7/2011. Bùi Thị
Xuân Mai (2013), nhận định đây là một trong những Đề án có ý nghĩa trong việc
hình thành và phát triển nghề CTXH trong ngành Y tế, điều này góp phần tăng
cường chất lượng, hiệu quả chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đây được
xem như là thời điểm CTXH bắt đầu được đưa vào bệnh viện tại nước ta[7].
Dương Thị Phương (2015), mặc dù đề án “Phát triển nghề CTXH trong
ngành Y tế giai đoạn 2011-2020” được ban hành, tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết
bệnh viện chưa triển khai được đề án. Chỉ sau khi Bộ Y tế ban hành Thông tư
43/2015/TT-BYT ngày 26/11/2015 quy định nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực
hiện CTXH trong bệnh viện thì các bệnh viện mới thực sự triển khai hoạt động
này[13]. Thông tư đã chỉ ra được 7 nhóm nhiệm vụ CTXH của bệnh viện, cơ
cấu tổ chức phòng CTXH và sự phối hợp trong thực hiện CTXH tại bệnh viện.
Thông tư 43/2015/TT-BYT ra đời đã giúp thúc đẩy nhanh chóng việc phát triển
nghề CTXH. Đây là khung pháp lý để các bệnh viện tuyển dụng nhân sự với
những nhiệm vụ được quy định rõ ràng và thành lập tổ chức hoạt động khoa

CTXH.

9


Nhiều báo cáo đã chỉ rõ sự cần thiết cũng như vai trò của nhân viên công
tác xã hội từ góc nhìn của người đào tạo Công tác xã hội và cán bộ quản lý bệnh
viện, ví dụ: Nguyễn Hà My (2016), Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ

10


tâm lý – xã hội cho bệnh nhân sau chẩn đoán ung thư vú[9]; Nguyễn Thị Minh
(2015), Mô hình Công tác xã hội trong bệnh viện từ thực tiễn tại bệnh viện Nhi
Trung ương và bệnh viện Nội tiết Trung ương; Phạm Huy Dũng và Phạm Huy
Tuấn Kiệt (2011), Công tác xã hội bệnh viện theo cách nhìn Công tác xã hội
chuyên nghiệp và quản lý bệnh viện.... Dù không tham gia vào hoạt động điều
trị bằng y học nhưng nhân viên công tác xã hội là người hỗ trợ về mặt tâm lý –
xã hội tích cực cho bệnh nhân và gia đình, đồng thời kết nối họ với các thành
phần khác trong nhóm hỗ trợ, cũng như với các nguồn trợ giúp khác (nếu cần).
Lương Bích Thủy (2012), nhân viên công tác xã hội là một trong những
thành phần không thể thiếu của nhóm chăm sóc bệnh nhân ung thư với tiêu chí
lấy bệnh nhân làm trung tâm[15]. Tuy vậy, hiện ở Việt Nam, tại các bệnh viện
ung thư, công việc chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân chủ yếu là gia đình, và nhân viên
y tế, sự hiện diện của nhân viên CTXH còn rất mờ nhạt (theo Nguyễn Thị Thanh
Lâm, năm 2013)[6].
Một số nghiên cứu cho thấy, trong dịch vụ tư vấn chuyên sâu cho bệnh
nhân bị bệnh lý ung thư, nhân viên công tác xã hội đóng vai trò trong việc kết
nối, chuyển giao tới nhân viên y tế có chuyên môn để tư vấn cho bệnh nhân bị
bệnh lý ung thư (theo Lương Bích Thủy, năm 2012và Nguyễn Hà My, năm

2016)[9][15]. Tuy vậy, tác giả Dương Thị Phương (2015) nhận định, phần lớn
các hoạt động CTXH nhằm hỗ trợ bệnh nhân vẫn mang nặng tính từ thiện và
nhân viên CTXH tập trung vào cung cấp các dịch vụ kết nối nguồn lực, huy
động cộng đồng chứ chưa chú trọng đến các dịch vụ trợ giúp khác của công tác
xã hội cho người bệnh[13].
Tác giả Phạm Tiến Nam (2017) nghiên cứu tại bệnh viện K cho thấy, các
dịch vụ CTXH cho bệnh nhân hiện nay đã và đang được bệnh viện quan tâm và
triển khai[10]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tình trạng bệnh nhân đã đượcchỉ
dẫn, tư vấn thông tin chung về khám chữa bệnh tại bệnh viện K (tư vấn chi phí
điều trị; tư vấn chính sách bảo hiểm y tế; hướng dẫn, hỗ trợ thủ tục/quy trình

11


khám bệnh) chiếm từ 42.5% - 69.2%. Tình trạng bệnh nhân đã được hỗ trợ, cung
cấp dịch vụ truyền thông, nâng cao nhận thức chiếm tỉ lệ từ 35.3% cho tới

12


×