Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực thành phố tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.57 KB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

Nguyễn Huy Hoàng

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG KHU VỰC THÀNH PHỐ TUYÊN
QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Ngành: Quản lý xây dựng
Chuyên ngành: Quản lý dự án
Mã số: 8580302-2

CB hướng dẫn: GS. TS. Nguyễn Đăng Hạc

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban
Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên
Quang” là nội dung tôi chọn để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau hai
năm theo học chương trình cao học chuyên ngành Quản lý dự án tại trường
đại học Xây dựng Hà Nội.
Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, lời đầu
tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo: GS.TS. Nguyễn Đăng
Hạc, thuộc khoa Kinh tế và quản lý bất động sản – trường đại học Xây dựng.
Thầy đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để
tôi hoàn thiện luận văn này. Ngoài ra tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô
trong khoa Kinh tế xây dựng đã đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn.


Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn khoa Sau đại học thuộc trường đại
học Xây dựng, lãnh đạo và các anh chị đang công tác tại Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng khu vực thành phố Tuyên Quang đã tạo điều kiện và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và học tập.
Cuối cùng, tôi xin gửi cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn
bè và đồng nghiệp đã luôn bên tôi, động viên tôi hoàn thành bài luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, Ngày

tháng

năm 2019

Học viên

Nguyễn Huy Hoàng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

i

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊii
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU

iii

1


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ
ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 3
1.1. Cơ sở lý luận về dự án đầu tư xây dựng và quản lý dự
án đầu tư xây dựng....................................................................................3
1.1.1. Dự án đầu tư xây dựng...................................................................................3
1.1.1.1.

Khái niệm về dự án đầu tư, dự án đầu tư xây dựng

1.1.1.2.

Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng

1.1.1.3.

Phân loại dự án đầu tư xây dựng 5

1.1.1.4.

Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng

3

4
6

1.1.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng.....................................................................6
1.1.2.1.


Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng

7

1.1.2.2.

Chức năng của quản lý dự án đầu tư xây dựng 7

1.1.2.3.

Nội dung của quản lý dự án đầu tư xây dựng

1.1.2.4.

Các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng 19

8

1.1.2.5. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.1.2.6.
25

22

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng

1.2. Cơ sở pháp lý của quản lý dự án đầu tư xây dựng..........................................27
1.3. Cơ sở thực tiễn của quản lý dự án đầu tư xây dựng......................................30
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU VỰC

THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2013 - 2018
33
2.1. Tổng quan về Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực thành phố Tuyên
Quang.................................................................................................................. 33
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ban...............................................33
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ban.................................................................33


2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Ban..................................................................35
2.2. Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng khu vực thành phố Tuyên quang giai đoạn từ năm 2013-2018....37
2.2.1. Giới thiệu một số dự án của Ban QLDA đầu tư XDKV thành phố Tuyên Quang......37
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý dự án trong giai đoạn chuẩn bị dự án..........40
2.2.2.1.
Thực trạng công tác kiểm tra việc lập, trình thẩm định và trình phê
duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi 40
2.2.2.2.
Thực trạng công tác kiểm tra việc lập, trình thẩm định và trình phê
duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật 42
2.2.3. Thực trạng công tác Quản lý dự án giai đoạn thực hiện dự án..................43
2.2.3.1.
Thực trạng công tác lập, trình thẩm định, trình phê duyệt kế hoạch
lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng
43
2.2.3.2.
44

Thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và rà phá bom mìn

2.2.3.3.


Thực trạng công tác quản lý chi phí

2.2.3.4.

Thực trạng công tác quản lý chất lượng 59

2.2.3.5.

Thực trạng công tác quản lý tiến độ

48
61

2.2.4. Thực trạng công tác Quản lý dự án giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công
trình của dự án vào khai thác sử dụng..............................................................65
2.2.4.1.
65

Thực trạng công tác quyết toán Hợp đồng, quyết toán dự án hoàn thành

2.2.4.2.

Thực trạng công tác bảo hành công trình 68

2.3. Đánh giá tổng hợp thực trạng công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực thành phố Tuyên Quang giai
đoạn từ năm 2013-2018......................................................................................69
2.3.1. Kết quả đạt được...........................................................................................69
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại...........................................................................72

2.3.3. Nguyên nhân tồn tại hạn chế.......................................................................76
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU
VỰC THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2019 - 2024
78


3.1. Phương hướng hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng khu vực thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn
2019-2024.....................................................................................................78
3.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án của Ban Quản lý dự án
đầu tư xây dựng khu vực thành phố Tuyên Quang...........................................81
3.2.1. Nhóm giải pháp chung.................................................................................81
a. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của
Ban.............................................81
b. Phát triển nguồn nhân lực của Ban......................................................................83
c. Đầu tư công nghệ, trang thiết bị cho công tác quản lý của
Ban...........................85
d. Hoàn thiện công tác thu thập và xử lý thông tin...................................................87
3.2.2. Nhóm giải pháp theo nội dung quản lý dự án.............................................88
a. Hoàn thiện công tác quản lý tiến độ dự án...........................................................88
b. Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng...............................................................89
c. Hoàn thiện công tác quản lý đấu thầu..................................................................91
d. Hoàn thiện công tác quản lý chi phí.....................................................................94
KẾT LUẬN..............................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................100


i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CĐT : Chủ đầu tư
CTXD : Công trình xây dựng
Ban QLDA đầu tư XDKV: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực
DAĐT : Dự án đầu tư
ĐTXD : Đầu tư xây dựng
GPMB : Giải phóng mặt bằng
ISO : Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (International Organization for
Standardization)
QLDA : Quản lý dự án
XDCT : Xây dựng công trình


ii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Tên hình

Trang

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Ban QLDA

39

Hình 2.2. Thực hiện công tác lập DAĐT

53

Hình 2.3. Thực hiện bước lập TK BVTC và dự toán


54

Hình 2.4. Thực hiện kiểm tra hồ sơ và thanh toán cho nhà thầu

55

Hình 3.1. Nhóm giải pháp chung

78

Hình 3.2. Đề xuất phương án cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
của Ban

79


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
Bảng 1.1: Cơ sở pháp lý của quản lý dự án đầu tư xây dựng

28

Bảng 2.1. Chức năng và năng lực của Ban quản lý

37

Bảng 2.2. Một số dự án của Ban QLDA đầu tư XDKV thành
phố Tuyên Quang

Bảng 2.3. Thống kê các công trình phải lập báo cáo nghiên cứu

37

khả thi
Bảng 2.4. Tổng hợp các hình thức lựa chọn nhà thầu từ năm

41
43

2013-2018
Bảng 2.5: Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của Ban

44

QLDA
Bảng 2.6: Thống kê tăng, giảm tổng mức đầu tư sau thẩm định

50

Bảng 2.7: Sai sót trong các công tác làm tăng chi phí của dự án.

58

Bảng 2.8: Tiến độ thi công thực tế và nguyên nhân chậm tiến độ

61

Bảng 2.9: Thực trạng quyết toán một số công trình


66

Bảng 3.1. Các công trình chuyển tiếp và dự kiến khởi công năm

80

2019

Bảng 3.2. Dự kiến quy mô đào tạo theo ngành nghề nguồn nhân

84

lực tại Ban
Bảng 3.3. Dự kiến số lượng máy tính, phần mềm quản lý và trang thiết
bị cần bổ sung

86


1


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Thành phố Tuyên Quang là thành phố trung tâm và lớn nhất của tỉnh
Tuyên Quang. Trong những năm qua, thành phố Tuyên Quang đã đầu tư xây
dựng nhiều dự án trọng điểm, cải tạo nâng cấp nhiều dự án để phục vụ đời

sống dân sinh. Để quản lý những dự án đầu tư xây dựng của thành phố, Ban
Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực thành phố Tuyên Quang đã được
thành lập và đạt được những kết quả tốt với nhiều dự án đã được triển khai và
hoàn thành làm thay đổi bộ mặt của tỉnh Tuyên Quang.
Tuy nhiên, công tác quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng
khu vực thành phố Tuyên Quang vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế dẫn đến việc
phát sinh chi phí đầu tư, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công công trình
và tính hiệu quả của đầu tư.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, việc nghiên cứu đề tài Hoàn thiện công tác
quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu
vực thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang là rất cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án của Ban Quản lý
dự án đầu tư xây dựng khu vực thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dự án đầu tư xây dựng và quản lý dự án
đầu tư xây dựng.
- Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực thành phố Tuyên
Quang, tỉnh Tuyên Quang từ năm 2013-2018.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực thành phố Tuyên
Quang, tỉnh Tuyên Quang.


2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của
Ban quản lý dự án.
- Phạm vi nghiên cứu: Các dự án đã và đang được thực hiện của Ban
quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực thành phố Tuyên Quang trong giai
đoạn từ năm 2013 đến năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

- Phương pháp luận: đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng.
- Phương pháp cụ thể: đề tài sử dụng các phương pháp sau:
+ Điều tra, thu thập số liệu.
+ So sánh, phân tích, tổng hợp
6. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

a, Cơ sở khoa học.
Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng, quy định pháp lý của
Nhà nước Việt Nam về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
b, Cơ sở thực tiễn.
Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng khu vực thành phố Tuyên Quang từ năm 2013 đến năm 2018.
7. Kết quả đạt được và các vấn đề còn tồn tại

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về dự án đầu tư xây dựng, quản lý
dự án đầu tư xây dựng.
Thực trạng công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng khu vực thành phố Tuyên Quang xuất phát từ các nội dung thực tiễn
trong hoạt động quản lý dự án tại Ban quản lý dự án.Trên cơ sở phân tích tìm
ra những hạn chế trong công tác quản lý dự án , luận văn đã đưa ra một số
giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng khu vực thành phố Tuyên Quang.



3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN
LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Cơ sở lý luận về dự án đầu tư xây dựng và quản lý

1.

dự án đầu tư xây dựng
1.1.1.

Dự án đầu tư xây dựng

1.1.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư, dự án đầu tư xây dựng

- Dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau:
Theo Luật đầu tư năm 2005: “Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ
vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể,
trong khoảng thời gian xác định”.
Về mặt hình thức: dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách
chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được
những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Xét trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử
dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong
một thời gian dài [2].
Trên góc độ kế hoạch hóa: dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch
chi tiết của một công cuôc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội,
làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ.[2]

Xét về mặt nội dung: dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí
cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa
điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất
định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.[2]
- Dự án đầu tư (DAĐT) xây dựng là những dự án đầu tư phải thông qua
hoạt động xây dựng mới thực hiện được mục đích đầu tư .
Theo khoản 15 điều 3 Luật Xây Dựng năm 2014: “Dự án đầu tư xây
dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành


4

hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng
nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch
vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây
dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư
xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng”.
Về phương diện lý luận, DAĐT xây dựng được hiểu là các DAĐT mà
đối tượng đầu tư là công trình xây dựng, nghĩa là dự án có liên quan tới hoạt
động xây dựng cơ bản (XDCB) như xây dựng nhà cửa, đường xá, cầu cống,...
Không phải tất cả các DAĐT đều có liên quan tới hoạt động xây dựng cơ bản.
Vì thế, đối với những DAĐT không liên quan tới hoạt động xây dựng cơ bản
không gọi là DAĐT xây dựng.[1]
DAĐT xây dựng bao gồm dự án xây dựng mới công trình, dự án cải tạo
nâng cấp, duy tu sửa chữa các công trình đã được đầu tư xây dựng.
1.1.1.2. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các hồ sơ và bản vẽ thiết kế, trong đó
bao gồm các tài liệu pháp lý, quy hoạch tổng thể, kiến trúc, kết cấu, công
nghệ và tổ chức thực hiện dự án. Các dự án đầu tư xây dựng có một số đặc
điểm sau:

- Có tính thay đổi: Dự án đầu tư xây dựng không tồn tại một cách ổn
định, hàng loạt phần tử của nó đều có thể thay đổi trong quá trình thực hiện
dự án do nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn như các nhân tố từ bên trong như
nguồn lực tài chính, các hoạt động sản xuất,… và các nhân tố bên ngoài như
môi trường chính trị, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ… và thậm chí cả điều kiện
kinh tế xã hội.
- Có tính duy nhất: Mỗi dự án đều có đặc trưng riêng biệt được thực
hiện trong những điều kiện khác biệt nhau về cả địa điểm, không gian, thời


5

gian và môi trường luôn thay đổi.
- Có hạn chế về thời gian và quy mô: Mỗi dự án đều có điểm khởi đầu
và kết thúc rõ ràng và thường có một số kỳ hạn có liên quan. Mỗi dự án đều
được khống chế bởi một khoảng thời gian nhất định, trên cơ sở đó, trong quá
trình triển khai thực hiện dự án là cơ sở để phân bố các nguồn lực sao cho hợp
lý và có hiệu quả nhất. Quy mô của mỗi dự án là khác nhau và được thể hiện
một cách rõ ràng trong mỗi dự án.[14]
- Có liên quan đến nhiều nguồn lực khác nhau: Triển khai dự án là một
quá trình thực hiện một chuỗi các đề xuất để thực hiện các mục địch cụ thể
nhất định. Vì vậy, để thực hiện được, chúng ta cần huy động các nguồn lực
khác nhau. Việc kết hợp hài hòa các nguồn lực đó trong quá trình triển khai là
một trong những nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả của dự án.
1.1.1.3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Trên thực tế, các dự án đầu tư rất đa dạng về cấp độ loại hình, quy mô
và thời hạn. Do vậy, tuỳ theo mục đích nghiên cứu và quản lý mà người ta có
thể phân loại dự án đầu tư theo các tiêu thức khác nhau. Các dự án đầu tư xây
dựng (sau đây gọi chung là dự án) được phân loại như sau:
- Theo quy mô và tính chất: Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội

xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư; các dự án còn lại được phân thành
3 nhóm A, B, C theo quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015
của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ
thuật đầu tư xây dựng gồm:
Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu
tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).
- Theo nguồn vốn đầu tư:


6

Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước;
Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước;
Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp
nhiều nguồn vốn [8]
1.1.1.4.Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng
Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 50
của Luật Xây dựng năm 2014 được quy định cụ thể như sau:
a) Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm
định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê
duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây
dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần
thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;[1]
b) Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao
đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu
có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng;

cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép
xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công
xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối
lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công
trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công
việc cần thiết khác;[1]
c) Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác
sử dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công
trình xây dựng [1]
1.1.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng


7

1.1.2.1.Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước tiến tới nền
công nghiệp 4.0, việc quản lý dự án trở thành công việc có vị trí vô cùng quan
trọng. Tuy vậy, khái niệm quản lý dự án lại có nhiều cách diễn đạt khác nhau,
cụ thể như:
Theo hướng dẫn về những kiến thức cốt lõi trong quản lý dự
án (PMBOK Guide) của Viện quản lý dự án (PMI): Quản lý dự án đầu tư xây
dựng là việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt
động đầu tư xây dựng nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Quản lý dự án đầu tư xây dựng là ngành khoa học nghiên cứu về việc
lập kế hoạch, tổ chức và quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án đầu
tư xây dựng, nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm
vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của
dự án và các mục đích đề ra. [1]
1.1.2.2. Chức năng của quản lý dự án đầu tư xây dựng


Quản lý dự án đầu tư xây dựng có các chức năng cơ bản sau:
Dự đoán: Dự đoán là phán đoán trước toàn bộ quá trình và các hiện
tượng mà trong tương lai có thể xảy ra trong khi thực hiện dự án ĐTXD. Dự
đoán bao gồm các yếu tố thuận lợi, khó khăn và các yếu tố tác động ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện dự án ĐTXD.
Kế hoạch hoá: Kế hoạch hoá là chức năng cơ bản nhất trong số các
chức năng của quản lý dự án ĐTXD, nhằm xây dựng quyết định về mục tiêu,
chương trình hành động và bước đi cụ thể trong một khoảng thời gian nhất
định của dự án.[16]
Tổ chức: Tổ chức chính là sự kết hợp, liên kết những công việc riêng rẽ
thành một hệ thống. Việc tổ chức quản lý dự án được coi là hợp lý khi nó tuân


8

thủ nguyên tắc thống nhất trong mục tiêu, mỗi công việc đều góp phần hướng
tới các mục tiêu chung của dự án.
Kiểm tra: Giám sát kiểm tra là để đánh giá đúng kết quả hoạt động của
việc quản lý dự án, bao gồm cả việc đo lường các sai lệch nảy sinh trong quá
trình thực hiện. Là một chức năng có liên quan mục tiêu và kế hoạch đã định. Kế
hoạch hướng dẫn việc sử dụng các nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu, còn
kiểm tra xác định xem dự án có phù hợp với mục tiêu và kế hoạch hay không.
Điều chỉnh: Điều chỉnh nhằm sửa chữa các sai lệch nảy sinh trong quá
trình quản lý dự án. Sự điều chỉnh cũng rất phức tạp, bới vì bất cứ một sự sai
lệch nào dù là nhỏ nhất cũng sẽ ảnh hường trực tiếp hoặc gián tiếp đến mục
tiêu chung của toàn bộ dự án.[17]
Đánh giá: Nhằm cung cấp cho cơ quan quản lý các thông tin cần thiết
để đánh giá đúng tình hình của dự án. Đây là một chức năng quan trọng của
công việc quản lý dự án.
1.1.2.3.Nội dung của quản lý dự án đầu tư xây dựng

Xét theo đối tượng quản lý, nội dung chủ yếu quản lý dự án đầu tư xây
dựng bao gồm:
- Quản lý phạm vi;
- Quản lý khối lượng công việc;
- Quản lý chất lượng xây dựng;
- Quản lý tiến độ thực hiện;
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Quản lý nhân sự của dự án;
- Quản lý an toàn trong thi công xây dựng;
- Quản lý môi trường trong xây dựng;
- Quản lý trong lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng;
- Quản lý rủi ro;


9

- Quản lý hệ thống thông tin trong dự án;
a. Quản lý phạm vi
Phạm vi dự án bao gồm các công việc cần phải thực hiện để có thể
mang lại một sản phẩm, dịch vụ, hoặc kết quả với các đặc điểm và công năng
xác định. Quản lý phạm vi bao gồm các quá trình cần thiết để đảm bảo dự án
bao gồm các công việc cần thiết và chỉ các công việc đó được thực hiện để
hoàn thành dự án một cách thành công.
Quản lý phạm vi dự án là việc tiến hành khống chế quá trình quản lý
đối với nội dung công việc của dự án nhằm thực hiện mục tiêu dự án. Xác
định công việc nào thuộc về dự án và cần phải thực hiện, công việc nào ngoài
phạm vi của dự án. Cụ thể, gồm các công việc: phân chia phạm vi, quy hoạch
phạm vi, điều chỉnh phạm vi dự án…
b. Quản lý khối lượng công việc
Quản lý khối lượng công việc là quá trình bao gồm các công việc như

đo đếm, tính toán,… và xác nhận giữa Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công, Tư vấn
giám sát, được đối chiều với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở
nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng. Nó phải phù hợp với khối lượng thiết
kế đã được phẩm định và phê duyệt.
c. Quản lý chất lượng xây dựng
Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng là quá trình triển khai giám
sát các tiêu chuẩn chất lượng cho việc thực hiện dự án, nhằm đảm bảo chất
lượng của dự án phải đáp ứng mong muốn của Chủ đầu tư, được cụ thể hóa
trong quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng áp dụng cho dự án và yêu cầu của hồ
sơ thiết kế xây dựng công trình.
Quản lý chất lượng bao gồm cả việc lên kế hoạch nhằm đạt được các yêu
cầu về chất lượng và quản lý chất lượng bằng cách tiến hành các bước để xác
minh xem các kết quả đạt được có phù hợp với yêu cầu chất lượng hay không?


10

Một số hoạt động quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng
- Kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức và năng lực hành
nghề của cá nhân tham gia dự án đầu tư xây dựng phù hợp với quy mồ và tính
chất của dự án đang xét.
- Tổ chức kiểm định và phê duyệt các công việc của dự án đầu tư xây
dựng (lập dự án, thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu,..)
- Theo dõi kiểm tra việc thực hiện hợp đồng, tổ chức nghiệm thu sản
phẩm dự án đầu tư xây dựng.
- Tổ chức quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây dựng.
- Tổ chức nghiệm thu công trình theo đúng quy định.
- Tổ chức quản lý chất lượng trong giai đoạn bảo hành.
d. Quản lý tiến độ thực hiện
Quản lý tiến độ dự án là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến

độ nhằm đảm bảo hoàn thành dự án đúng kế hoạch.
Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công
xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ
của dự án đã được phê duyệt.
Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo
dài thì tiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn theo
tháng, quý, năm.
Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công
xây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng
phải bảo đảm phù hợp với tổng tiến độ của dự án.
Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên
quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và
điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn
bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án.


11

Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải
báo cáo người quyết định đầu tư để đưa ra quyết định việc điều chỉnh tổng
tiến độ của dự án.
Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở bảo đảm chất
lượng công trình.
Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho
dự án thì nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng. Trường hợp kéo
dài tiến độ xây dựng gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và
bị phạt vi phạm hợp đồng.
e. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Chi phí cho dự án đầu tư xây dựng phải được dảm bảo mục tiêu, hiệu
quả dự án đầu tư xây dựng, phù hợp với nguồn vốn sử dụng, giai đoạn đầu tư

và các yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường.
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo từng công trình, phù hợp với các
giai đoạn đầu tư xây dựng, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định
của Nhà nước. Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng phải được tính đúng, tính
đủ và phù hợp với thời gian xây dựng.
Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà CĐT được phép sử dụng để đầu tư
xây dựng. Nhà nước thực hiện quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng, hướng dẫn
lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng. Cơ quan nhà nước về xây dựng
công bố định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các thông tin liên quan để CĐT
tham khảo xác định chi phí đầu tư. CĐT chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản
lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây
dựng đưa công trình vào khai thác, sử dụng. CĐT được thuê tổ chức, cá nhân tư
vấn để thực hiện việc lập, thẩm tra và kiểm soát chi phí dự án đầu tư xây dựng
phù hợp với nguồn vốn và điều kiện cụ thể của công trình xây dựng.[2]
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm các công việc cụ thể như sau:


12

- Quản lý tổng mức đầu tư
Khi lập dự án đầu tư xây dựng hay lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối
với trường hợp không phải lập dự án, CĐT phải xác định tổng mức đầu tư để
tính toán hiệu quả đầu tư xây dựng. Tổng mức đầu tư đã được phê duyệt là chi
phí tối đa mà CĐT được phép sử dụng để đầu tư xây dựng và là cơ sở để CĐT
lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng.
Tổng mức đầu tư đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các
trường hợp sau:
+ Do ảnh hưởng của thiên tai, sự có môi trường, dịch bệnh, hỏa hoạn và
các yếu tố bất khả kháng khác.
+ Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được

CĐT chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự
án mang lại;
+ Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;
+ Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, UBND cấp tỉnh công bố
trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để
tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt.[10]
Người Quyết định đầu tư quyết định việc phê duyệt tổng mức đầu tư điều
chỉnh. Trường hợp tổng mức đầu tư điều chỉnh không vượt tổng mức đầu tư đã
được phê duyệt và không làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu của dự án thì
CĐT tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt tổng mức đầu tư điều
chỉnh. Phần tổng mức đầu tư điều chỉnh thay đổi so với tổng mức đầu tư đã được
phê duyệt phải có tổ chức thẩm định hoặc thẩm tra trước khi phê duyệt.
- Quản lý dự toán công trình
Dự toán xây dựng (gọi tắt là dự toán công trình) được xác minh theo
công trình xây dựng cụ thể và là căn cứ để CĐT quản lý chi phí đầu tư xây
dựng công trình. Dự toán công trình được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng


13

các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công,
nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, đơn giá xây dựng, chi phí
tính theo tỷ lệ phần trăm (%) cần thiết để thực hiện khối lượng, nhiệm vụ
công việc đó. CĐT phê duyệt dự toán công trình (trừ các công trình chỉ yêu
cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật sẽ do người quyết định đầu tư phê duyệt)
sau khi đã thẩm định hoặc thẩm tra và chịu trách nhiệm trước Pháp luật về kết
quả phê duyệt dự toán công trình. Dự toán công trình được phê duyệt là cơ sở
để xác định giá gói thầu, giá xây dựng là căn cứ để đàm phán ký kết Hợp
đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu.[6]
Dự toán công trình có thể được điều chỉnh trong một số trường hợp.

CĐT tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán công trình điều chỉnh. Đối với
công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, nếu giá trị dự toán công
trình điều chỉnh không vượt giá trị dự toán đã được người quyết định đầu tư
phê duyệt thì CĐT tự tổ chức thẩm định, phê duyệt. Trường hợp vượt giá trị
dự toán đã được người quyết định đầu tư phê duyệt thì CĐT báo cáo người
quyết định đầu tư trước khi tổ chức thẩm định dự toán và trình người quyết
định đầu tư phê duyệt.
- Quản lý định mức xây dựng
Định mức kinh tế - kỹ thuật gồm các định mức cơ sở và định mức dự
toán xây dựng công trình. Định mức cơ sở gồm định mức sử dụng vật liệu,
định mức lao động, định mức năng suất máy và thiết bị thi công. Định mức cơ
sở là cơ sở để xác định định mức dự toán xây dựng công trình. Định mức dự
toán xây dựng công trình là mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công, máy
và thiết bị thi công được xác định phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi
công và biện pháp thi công cụ thể để hoàn thành một đơn vị khối lượng công
tác xây dựng công trình. Định mức kinh tế - kỹ thuật là cơ sở để quản lý chi
phí đầu tư xây dựng. Bộ Xây dựng thực hiện thống nhất hướng dẫn phương


14

pháp lập định mức xây dựng và công bố các định mức xây dựng. Trên cơ sở
phương pháp lập định mức xây dựng theo quy định của Bộ Xây dựng, các bộ,
UBND cấp tỉnh tổ chức lập và công bố các định mức xây dựng cho các công
việc đặc thù của ngành, địa phương.[10]
- Quản lý giá xây dựng
Đơn vị CĐT căn cứ phương pháp lập đơn giá xây dựng, yêu cầu kỹ
thuật, biện pháp thi công cụ thể của công trình. Tổ chức lập đơn giá xây dựng,
giá xây dựng tổng hợp làm cơ sở cho việc xác định tổng mức đầu tư và dự
toán xây dựng để quản lý chi phí. Đối với các dự án sử dụng vốn ODA có yêu

cầu sử dụng lao động nước ngoài, vật tư, vật liệu nhập khẩu, thiết bị thi công
nhập khẩu và các yêu cầu đặc thù khác thì đơn giá xây dựng được lập bổ sung
các chi phí này theo điều kiện thực tế và đặc thù công trình.
CĐT xây dựng được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng
lực, kinh nghiệm thực hiện các công việc hoặc phần công việc liên quan đến
việc lập đơn giá xây dựng. Tổ chức, cá nhân tư vấn phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật và CĐT về tính hợp lý, chính xác của giá xây dựng do mình lập.
UBND cấp tỉnh công bố giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công phổ biến
theo phương pháp do Bộ Xây dựng hướng dẫn và công bố giá nhân công xây
dựng trên địa bàn tỉnh làm cơ sở tham khảo cho việc lập đơn giá xây dựng.
- Quản lý thanh toán và quyết toán vốn đầu tư
Cơ quan thanh toán vốn đầu tư có trách nhiệm thanh toán vốn đầu tư
theo đề nghị thanh toán của CĐT hoặc đại diện hợp pháp của CĐT trên cơ sở
kế hoạch vốn được giao. CĐT chịu trách nhiệm về đơn giá, khối lượng và giá
trị đề nghị thanh toán trong hồ sơ đề nghị thanh toán. Co quan thanh toán vốn
đầu tư không chịu trách nhiệm về đơn giá, khối lượng và giá trị đề nghị thanh
toán trong hồ sơ đề nghị thanh toán của CĐT hoặc đại diện hợp pháp của
CĐT. Trong quá trình thanh toán, nếu phát hiện những sai sót trong hồ sơ đề


15

nghị thanh toán, cơ quan thanh toán vốn đầu tư thông báo bằng văn bản để
CĐT hoặc đại diện hợp pháp của CĐT bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Nghiêm
cấm các cơ quan thanh toán vốn đầu tư và CĐT đặt ra các quy định trái Pháp
luật trong việc thanh toán vốn đầu tư xây dựng.
Theo quy định của Luật Xây dựng thì các công trình xây dựng sử
dụng vốn ngân sách nhà nước sau khi hoàn thành đều phải thực hiện quyết
toán vốn đầu tư xây dựng. Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp
pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng để đưa công trình vào khai

thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi dự
án, thiết kế, dự toán được duyệt kể cả phần điều chỉnh, bổ sung theo quy định
của Hợp đồng đã ký kết, phù hợp với quy định của Pháp luật. Đối với các
công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn đầu tư được quyết toán phải
nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
CĐT có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng để
trình người quyết định đầu tư phê duyệt chậm nhất là 12 tháng đối với các dự
án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, 9 tháng đối với dự án nhóm B và 6
tháng đối với dự án nhóm C kể từ ngày công trình hoàn thành, đưa vào khai
thác sử dụng. Sau 6 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán vốn
đầu tư dự án hoàn thành, CĐT có trách nhiệm giải quyết công nợ, tất toán tài
khoản dự án tại cơ quan thanh toán vốn đầu tư. Đối với công trình, hạng mục
công trình hoàn thành đưa vào sử dụng thuộc dự án đầu tư xây dựng, việc
quyết toán thực hiện theo yêu cầu của người quyết định đầu tư.
Thẩm quyền phê duyệt báo cáo quyết toán vốn đầu tư được quy định
như sau: Đối với các dự án quan trọng quốc gia và các dự án quan trọng khác do
Thủ tướng quyết định đầu tư; Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán các
dự án hoàn thành phần sử dụng vốn ngân sách nhà nước; được ủy quyền hoặc
phân cấp phê duyệt quyết toán các dự án thuộc thẩm quyền; CĐT phê duyệt


16

quyết toán các dự án hoàn thành phần không sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Đối với các dự án còn lại. người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền phê
duyệt quyết toán vốn đầu tư. Riêng các dự án có ủy quyền quyết định đầu tư,
người quyết định đầu tư quy định về việc phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
f.Quản lý nhân sự của dự án
Quản lý nhân sự là phương pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm
bảo phát huy hết năng lực, tính tích cực, sáng tạo của mỗi người trong dự án

và tận dụng nó một cách có hiệu quả nhất. Việc quản lý nhân sự sẽ quyết định
năng suất lao động của lực lượng lao động trong dự án.
Quản lý nhân sự dự án bao gồm: hướng dẫn, phối hợp những nỗ lực
của mọi thành viên tham gia dự án vào việc hoàn thành mục tiêu của dự án.
g. Quản lý an toàn lao động trong quá trình thi công dự án
Quản lý an toàn lao động trong quá trình thi công bao gồm các quy
trình cần thiết do Chủ đầu tư, Nhà tài trợ cho dự án, đơn vị tư vấn, Nhà thầu
chính thực hiện để nhằm xác định chính sách an toàn, mục tiêu an toàn và
trách nhiệm an toàn để dự án được hoạch định và thực hiện theo hướng phòng
ngừa các tai nạn hoặc sự cố có thể xảy ra, hoặc có khả năng gây ra thương
vong về người và hư hại về tài sản. An toàn ở đây được hiểu là bao gồm cả
việc đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Quá trình quản lý an toàn lao động gồm: lập kế hoạch quản lý an toàn,
đảm bảo và kiểm soát an toàn, xử lý sự cố khi có tai nạn lao động xảy ra.
h. Quản lý việc lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng
Quản lý lựa chọn nhà thầu nhằm mục đích chọn được nhà thầu có đủ điều
kiện và năng lực để cung cấp sản phẩm, dịch vụ xây dựng phù hợp, có giá dự
thầu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của Chủ đầu tư và các mục tiêu của dự án.
 Quản lý lựa chọn nhà thầu nhằm đạt được các mục đích:
- Đảm bảo được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình


×