Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

Xây dựng phần mềm kế toán tiền lương tại ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.77 KB, 91 trang )

MỤC LỤC

1

1


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU.
I, Lý do chọn đề tài:
Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, tin học
ngày càng trở thành một lĩnh vực quan trọng, thiết yếu trong thời đại ngày
nay. Bất cứ một lĩnh vực nào trong cuộc sống người ta cũng đều phải ứng
dụng tin học để có thể nâng cao chất lượng các hoạt động. Đặc biệt, đối với
các doanh nghiệp, việc ứng dụng tin học là bắt buộc nếu muốn tồn tại và đứng
vững trên thị trường.Khối lượng công việc đồ sộ của các doanh nghiệp không
thể không có sự trợ giúp của máy tính điện tử. Một máy tính điện tử giúp
người ta thực hiện hàng chục triệu phép tính chỉ trong vòng một giây, giảm
thiểu thời gian cũng như công sức con người bỏ ra nên tiết kiệm chi phí nhân
công, lại có thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Vì vậy, ngày nay bất
cứ một doanh nghiệp nào cũng cần ứng dụng tin học. Xuất phát từ xu thế
chung của xã hội, hàng loạt các phần mềm phục vụ hoạt động sản xuất, kinh
doanh, quản trị đã ra đời và để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các doanh
nghiệp hiện nay.
Thực tế cho thấy, từ khi áp dụng các phần mềm tin học, hoạt động quản
lý ngày càng nhẹ nhàng, hiệu quả, chính xác và đem lại thành công lớn cho
rất nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có được một phần mềm phù hợp với
công tác quản lý, phù hợp với hoạt động của mỗi doanh nghiệp lại không phải
là một vấn đề dễ dàng.
Qua thời gian nghiên cứu quan sát hoạt động tại ngân hàng, em đã chọn
đề tài: “Xây dựng phần mềm kế toán tiền lương tại ngân hagf nông nghiệp
và phát triển nông thôn huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa”


II, Sự cần thiết của đề tài:

2

2


Phần mềm kế toán tiền lương là một phần mềm vô cùng hữu ích đối với
mọi doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Nhờ những tiện ích của phần
mềm này mà công việc tính lương, thu nhập cá nhân trở nên đơn giản, chính
xác, linh hoạt, tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực cho doanh nghiệp đồng
thời nó còn được áp dụng rộng rãi cho các doanh nghiệp khác
Đối với bản thân ngân hàng phần mềm kế toán tiền lương mang lại
những chức năng riêng biệt quan trọng cho doanh nghiệp như: Tính toán
lương phải trả cho nhân viên, in phiếu thanh toán lương, tính thuế thu nhập
cho các cán bộ công nhân viên. Với hệ thống kế toán tiền lương riêng biệt cho
phép thực hiện khấu trừ các khoản phải trừ vào lương cơ bản và từ đó tính ra
tổng thu nhập mà cán bộ công nhân viên được hưởng để từ đó in báo cáo thuế
thu nhập cá nhân để nộp cho cơ quan thuế.
Hơn nữa đề tài kế toán tiền lương có ý nghĩa thực tiễn rất cao. Xây dựng
phần mềm kế toán tiền lương cho ngân hàng sẽ giúp ngân hàng có thêm một
công cụ quản lý lương hữu hiệu, phần mềm này thực hiện việc tính toán và
chi trả lương cho nhân viên một cách chính xác và nhanh chóng, đồng thời
đưa ra những báo cáo cần thiết về tiền lương sẽ giúp giám đốc ngân hàng có
những quyết định đúng đắn về tiền lương và chế độ đãi ngộ với nhân viên.
Mặt khác, lương là một công cụ vật chất hữu hiệu để khuyến khích nhân viên.
Việc ngân hàng trả lương đúng đắn, khen thưởng kịp thời sẽ tạo động lực
mạnh mẽ cho nhân viên làm việc hăng say và gắn bó hơn với ngân hàng.. Do
đó việc xây dựng phần mềm kế toán tiền lương tại ngân hàng là vô cùng cần
thiết và có ý nghĩa.

III, Mục đích chọn đề tài:
-

Được người sử dụng chấp nhận.

-

Cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ, phục vụ hiệu quả
công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
3

3


-

Tận dụng tối đa năng lực tài nguyên (hệ thống máy tính), năng lực con người
nhằm nâng cao hiệu quả công tác hạch toán.
IV, Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Việc phân tích, thiết kế hệ thống nhằm phục vụ cho công tác kế toán tiền
tiền lương và các khoản trích theo lương tại ngân hàng một cách có hiệu quả.
Nghiên cứu hệ thống kế toán kế toán tiền tiền lương và các khoản trích
theo lương, trên cơ sở đó sử dụng ngôn ngữ lập trình Visual FoxPro để thiết
kế ứng dụng cho bài toán kế toán tiền tiền lương và các khoản trích theo
lương đáp ứng thực trạng của Ngân hàng.

V, Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Hệ thống kế toán tiền lương tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn chi nhánh huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa
VI, Phương pháp nghiên cứu của đề tài:

Nghiên cứu đề tài theo phương pháp duy vật biện chứng
Thu thập thông tin thông qua phỏng vấn, ghi chép, trưng cầu ý kiến
chuyên gia kế toán
Phương pháp phân tích hệ thống thông tin.
Phương pháp tin học bằng công cụ lập trình Visual FoxPro để giải quyết
bài toán đã được phân tích.
VII, Kết cấu của đồ án:
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG gồm 3 chương:


Chương I:Lý luận chung về xây dựng phần mềm kế toán tiền tiền lương trong
doanh ngiệp.
4

4




Chương II: Thực trạng và giải pháp phân tích thiết kế hệ thống thông tin kế
toán tiền tiền lương tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện
Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa.



Chương III:Xây dựng phần mềm kế toán tiền tiền lương tại ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa.

5


5


CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ
TOÁN TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN.
1.1.1Khái niệm, đặc điểm và thành phần của một phần mềm kế toán.
1.1.1.1Các khái niệm chung của một phần mềm kế toán
HTTT kế toán là một tập hợp các thành phần được tổ chức để thu thập,
xử lý, lưu trữ, phân phối các dữ liệu nhằm cung cấp các thông tin cần thiết
cho quản lý, điều hành của một DN, tổ chức..
Đặc điểm của HTTT kế toán là:
- HTTT kế toán được tổ chức để thu thập, lưu trữ, xử lý, phân phối thông
tin về mặt tài chính để từ đó cung cấp thông tin quản lý, điều hành về mặt tài
chính của DN
- HTTT kế toán phải dựa vào các hình thức kế toán, phương pháp kế
toán, quy trình kế toán và phải căn cứ vào các chứng từ theo quy định của
Nhà nước ban hành.
HTTT kế toán là hệ thống gồm năm thành phần cơ bản:
- Con người: là yếu tố quyết định trong hệ thống, thực hiện các thủ tục
để biến đổi dữ liệu nhằm tạo ra thông tin.
-Phần cứng (Máy tính điện tử): là một thiết bị điện tử có khả năng tổ
chức và lưu trữ thông tin với khối lượng lớn, xử lý dữ liệu tự động với tốc độ
nhanh, chính xác thành các thông tin có ích cho người dùng.
-Chương trình: gồm một tập hợp các lệnh được viết bằng ngôn ngữ mà
máy hiểu được để thông báo cho máy biết phải thực hiện các thao tác cần thiết
theo thuật toán đã chỉ ra.

6


6


-Dữ liệu: bao gồm toàn bộ các số liệu, các thông tin phục vụ cho việc xử
lý trong hệ thống, trợ giúp các quyết định cho nhà quản lý.
-Thủ tục: là những chỉ dẫn của con người.
Chức năng của hệ thống thông tin kế toán bao gồm:
Thứ nhất, tiếp nhận dữ liệu thông tin, máy tính có thể thay thế bằng việc
tạo ra thư viện dữ liệu.
Thứ hai, trong công tác xử lý dữ liệu, máy tính thay thế con người tính
toán, thống kê, xử lý các phép toán và giải thuật với độ chính xác cao.
Thứ ba, trong việc trao đổi dữ liệu và truyền thông tin giữa các đối
tượng kế toán, máy tính có khả năng truyền dữ liệu với dung lượng và độ
chính xác lớn hơn nhiều lần so với việc thực hiện thủ công.
Cuối cùng, trong việc cung cấp dữ liệu, thông tin, máy tính hoàn toàn có
thể tự động hóa trong việc xuất thông tin dưới dạng các báo cáo, bảng biểu,
đồ thị, văn bản…
Như vậy, hệ thống thông tin kế toán trên máy cần thiết phải có một phần
mềm chuyên dụng nhằm hỗ trợ cho công tác kế toán của doanh nghiệp.
Phần mềm kế toán là bộ chương trình dùng để tự động xử lý các thông
tin kế toán trên máy vi tính, bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, xử lý thông
tin trên các chứng từ theo quy trình của chế độ kế toán đến khâu in ra sổ kế
toán và báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị.
Phần mềm kế toán được cài đặt trên một nền tảng phầncứng thích hợp,
phần mềm kế toán là công cụ quan trọng hỗ trợ người làm kế toán trong việc
thu thập, xử lý dữ liệu khi có nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh; truyền,lưu
trữ, tổng hợp và cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng theo quy định
pháp luật cũng như theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, tổ chức.


7

7


1.1.1.2 . Đặc điểm của một phần mềm kế toán.




Tính tuân thủ: phần mềm kế toánphải tuân thủ luật kế toán, các

chuẩn mực kế toán, chế độ, thông tư, nghị định…hiện hành.
Sử dụng các phương pháp kế toán thực tế: phần mềm kế toán sử dụng các
phương pháp kế toán thực tế như phương pháp chứng từ kế toán, phương
pháp đối ứng tài khoản, phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán…



Tính dễ thay đổi: phần mềm kế toán phải có khả năng thay đổi linh hoạt để
phù hợp với quy trình quản lý của doanh nghiệp, sự thay đổi của chế độ kế
toán hiện hành, sự thay đổi trong yêu cầu của doanh nghiệp…
1.1.1.3Thành phần của phần mềm kế toán.
Xây dựng phần mềm có thể dùng 1 trong 2 lập trình sau:
a.Lập trình hướng cấu trúc



Ưu nhược điểm áp dụng của lập trình hướng cấu trúc
- Ưu điểm:

+ Tư duy phân tích thiết kế rõ ràng.
+ Chương trình sáng sủa dễ hiểu.
+ Phân tích được các chức năng của hệ thống .
+ Dễ theo dõi luồng dữ liệu.
- Nhược điểm:
+ Không hỗ trợ việc sử dụng lại. Các chương trình hướng cấu trúc phụ
thuộc chặt chẽ vào cấu trúc dữ liệu và bài toán cụ thể, do đó không thể dùng
lại modul nào đó trong phần mềm này cho phần mềm khác với các yêu cầu về
dữ liệu khác.
+ Không phù hợp cho phát triển các phần mềm lớn.
+ khó quản lý mối quan hệ giữa các modul và dễ gây ra lỗi trong phân
tích cũng như khó kiểm thử và bảo trì.
8

8


-Lĩnh vực áp dụng
+Phương pháp hướng cấu trúc thường phù hợp với nhiều bài toán nhỏ,
có luồng dữ liệu rõ ràng, cần phải tư duy giải thuật rõ ràng và người lập trình
có khả năng tự quản lý được mọi truy cập đến các dữ liệu của chương trình.
b.Lập trình hướng đối tượng.
-Lập trình định hướng đối tượng, là kĩ thuật lập trình hỗ trợ công nghệ
đối tượng. OOP được xem là giúp tăng năng suất, đơn giản hóa độ phức tạp
khi bảo trì cũng như mở rộng phần mềm bằng cách cho phép lập trình
viên tập trung vào các đối tượng phần mềm ở bậc cao hơn.


Ưu nhược điểm áp dụng của lập trình hướng đối tượng
- Ưu điểm:

+ Gần gũi với thế giới thực.
+ Tái sử dụng dễ dàng.
+ Đóng gói che giấu thông tin làm cho hệ thống tin cậy hơn.
+ Thừa kế làm giảm chi phí, hệ thống có tính mở cao hơn
+ Xâu dựng hệ thống phức tạp.
- Nhược điểm:
+ Phương pháp này khá phức tạp, khó theo dõi được luồng dữ liệu do
có nhiều luồng dữ liệu ở đầu vào. Hơn nữa giải thuật lại không phải là vấn đề
trọng tâm của phương pháp này.
-Lĩnh vực áp dụng
+Phương pháp hướng đối tượng thường được áp dụng cho các bài toán
lớn, phức tạp, hoặc có nhiều luồng dữ liệu khác nhau mà phương pháp cấu
trúc không thể quản lý được. Khi đó người ta dùng phương pháp hướng đối
tượng để để tận dụng khả năng bảo vệ giữ liệu ngoài ra còn tiết kiệm công sức
và tài nguyên .
9

9




Nhận ra được ưu nhược điểm của hai phương pháp. Đối với đề tài “Xây dựng
phần mềm kế toán tiền lương”.Em xin lựu chọn phương pháp phân tích thiết
kế hướng đối tượng.
Lý do lựa chọn phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng :

o

Dễ dàng thay đổi nâng cấp các chức năng cho hệ thống.


o

Dễ dàng test và debug.

o

Nó có thể che dấu thông tin và bảo mật.

o

Việc thừa kế làm cho giảm chi phí thực hiện.



Phần mềm kế toán là hệ thống gồm bốn thành phần cơ bản:
- Cơ sở dữ liệu: Đó là các thông tin được lưu và duy trì nhằm phản ánh
thực trạng hiện thời hay quá khứ của doanh nghiệp. Các dữ liệu này được chia
thành hai phần: các dữ liệu phản ánh cấu trúc nội bộ của cơ quan như dữ liệu
về nhân sự, nhà xưởng, thiết bị,… và các dữ liệu phản ánh các hoạt động kinh
doanh dịch vụ của cơ quan như dữ liệu về sản xuất, mua bán, giao dịch,….
- Form: là giao diện tương tác giữa người sử dụng và phần mềm. một
phần mềm kế toán thường bao gồm các loại form: form đăng nhập,form
chương trình chính, form nhập liệu, form báo cáo,…
- Báo cáo: Là một tài liệu chứa các thông tin được đưa ra từ chương trình
ứng dụng theo yêu cầu của người dùng. Các báo cáo thường chứa các thông
tin kết xuất từ các bảng cơ sở dữ liệu và được hiển thị ra máy in hoặc màn
hình, tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng.
- Menu: Hệ thống menu bao gồm các lệnh được thiết kế theo một trật tự
phù hợp để giúp người sử dụng tương tác với phần mềm một cách dễ dàng.

Các thành phần này có mối quan hệ hữu cơvới nhau, đồng thời lại có
quan hệ với các tác nhân bên ngoài trong quá trình thu thập,xử lý và cung cấp
thông tin kế toán, nhằm phục vụ công tác kế toán và đáp ứng yêu cầu quản lý
của doanh nghiệp.
10

10


1.1.2Yêu cầu của một phần mềm kế toán.
Phần mềm kế toán cũng là một dạng phần mềm ứng dụng nên nó cũng
đảm bảo các yêu cầu tương tự như các phần mềm ứng dụng khác như:
- Tính tiện dụng: Phần mềm kế toán phải dễ sử dụng và tiện lợi cho
người làm kế toán, có các công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc thao tác trên phần
mềm kế toán, phù hợp với thực trạng công tác hạch toán thực tế của nhân viên
kế toán tại doanh nghiệp.
- Tính hiệu quả: Phần mềm không gây ra các sự lãng phí tài nguyên như
bộ nhớ, bộ vi xử lý, các thiết bị ngoại vi hay tốc độ xử lý chậm.
- Tính tin cậy:Tính tin cậy không chỉ thể hiện ở khả năng thực hiện đúng
nhiệmvụ đã được thiết kế mà còn phải có khả năng đảm bảo an toàn, an ninh
dữ liệu.
- Tính linh hoạt và mềm dẻo: phần mềm cần có khả năng tùy biến, cập
nhập, mởrộng để thực hiện được những yêu cầu thay đổi của người sử dụng
tương thích với các ứng dụng thông dụng khác.
Ngoài những yêu cầu cơ bản của phần mềm, phần mềm kế toán phải
đảm bảo các yêu cầu đặc thù sau:
- Phần mềm kế toán phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về kế
toán; khi áp dụng phần mềm kế toán không làm thay đổi bản chất, nguyên tắc
và phương pháp kế toán được quy định.
- Phần mềm kế toán phải có khả năng nâng cấp, có thể sửa đổi, bổ sung

phù hợp với những thay đổi nhất định của chế độ kế toán và chính sách tài
chính mà không ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu đã có.
- Phần mềm kế toán phải tự động xử lý và đảm bảo sự chính xác về số
liệu.
- Phần mềm kế toán phải đảm bảo tính bảo mật thông tin và an toàn dữ
liệu.
11

11


1.1.3 Quy trình xây dựng một phần mềm kế toán.
1.1.3.1. Khảo sát hiện trạng và lập kế hoạch
Khảo sát hệ thống là bước khởi đầu của tiến trình xây dựng phần mềm
kế toán, là tìm hiểu yêu cầu nghiệp vụ và nhu cầu phát triển phần mềm, trên
cơ sở đó hình thành nên kế hoạch xây dựng phần mềm kế toán.
Mục tiêu của giai đoạn này tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Tìm hiểu nghiệp vụ, chuyên môn, môi trường hoạt động chi phối đến
quá trình xử lý thông tin.
Tìm hiểu các chức năng nhiệm vụ mục tiêu cần đạt được của hệ thống
Định ra giải pháp phân tích, thiết kế sơ bộ và xem xét tính khả thi của
chúng.
Trên cơ sở các thông tin khảo sát được, người thiết kế phải đánh giá, xác
định được yêu cầu, quy tắc ràng buộc của phần mềm mình xây dựng sẽ đạt
được và lập ra kế hoạch thực hiện cụ thể.
1.1.3.2. Phân tích hệ thống
Phân tích hệ thống nhằm để xác định nhu cầu thông tin của tổ chức, nó
cung cấp những dữ liệu cơ sở cho việc thiết kế HTTT sau này, bao gồm các
công việc:
Xác định các dữ liệu nghiệp vụ của hệ thống cần lưu trữ và xử lý như:

chứng từ, hoá đơn, sổ sách, báo cáo…
Xác định các chức năng, nhiệm vụ của hệ thống
Xác định xác quy trình nghiệp vụ hoạt động của hệ thống
Xác định các dữ liệu và chức năng hoạt động trong tương lai của nghiệp
vụ hoạt động của hệ thống
Các ràng buộc quan hệ giữa hệ thống và môi trường
Xây dựng mô hình diễn tả hệ thống về chức năng
Xây dựng mô hình diễn tả hệ thống về dữ liệu
12

12


Xây dựng mô hình về các ràng buộc và mối quan hệ của Phần mềm cần
xây dựng với môi trường
Phác hoạ giải pháp thiết kế bằng cách lựa chon và mô tả chung một giải
pháp thiết kế thích hợp
Sau khi xác định đầy đủ các yêu cầu về hệ thống, tiến hành lập tài liệu
phân tích hệ thống.
1.1.3.3. Thiết kế hệ thống
Thiết kế hệ thống chính là quá trình tìm ra các giải pháp công nghệ thông
tin để đáp ứng các yêu cầu đặt ra ở trên.


Thiết kế logic : thiết kế hệ thống logic không gian với bất kỳ hệ thống phần
cứng và phần mềm nào, nó tập trung vào mặt nghiệp vụ của hệ thống thực.



Thiết kế vật lý : là quá trình chuyển mô hình logic trừu tượng thành bản thiết

kế hay các đặt tả kỹ thuật. Những phần khác nhau của hệ thống được gắn vào
những thao tác và thiết bị vật lý cần thiết để tiện lợi cho việc thu thập dữ liệu,
xử lý và đưa ra thông tin cần thiết cho dữ liệu.
Giai đoạn này phải lựa chọn ngôn ngữ lập trình, hệ cơ sở dữ liệu, cấu
trúc file tổ chức dữ liệu, những phần cứng, hệ điều hành và môi trường mạng
cần được xây dựng. Sản phẩm cuối cùng của pha thiết kế là đặc tả hệ thống ở
dạng như nó tồn tại trên thực tế, sao cho nhà lập trình và kĩ sư phần cứng có
thể dễ dàng chuyển thành chương trình và cấu trúc hệ thống.
1.1.3.4. Lập trình và kiểm thử



Trước hết chọn phần mềm nền (Hệ điều hành, hệ quản trị Cơ sở dữ liệu, ngôn
ngữ lập trình, phần mềm mạng).



Chuyển các thiết kế thành các chương trình (phần mềm).



Kiểm thử hệ thống cho đến khi đạt yêu cầu đề ra, từ kiểm thử các module
chức năng, các hệ thống và nghiệm thu cuối cùng.
13

13


1.1.3.5. Cài đặt, vận hành và bảo trì



Trước hết phải lắp đặt phần cứng để làm cơ sở cho hệ thống.



Cài đặt phần mềm.



Chuyển đổi hoạt động của hệ thống cũ sang hệ thống mới, gồm có: chuyển
đổi dữ liệu; bố trí, sắp xếp người làm việc trong hệ thống; tổ chức hệ thống
quản lý và bảo trì.



Viết tài liệu và tổ chức đào tạo.



Đưa vào vận hành.



Bảo trì hệ thống, gồm có: Sửa lỗi, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống.
1.1.4 Công cụ xây dựng phần mềm kế toán.
1.1.4.1. Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu (CSDL)
Khái niệm CSDL
Một CSDL là tập hợp các dữ liệu có liên quan đến nhau chứa thông tin
về một tổ chức nào đó, được lưu trữ trên các thiết bị nhớ thứ cấp để đáp ứng
nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người sử dụng với mục đích khác nhau.

Một cơ sở dữ liệu thỏa mãn hai tính chất đó là: tính độc lập dữ liệu, tính
chia sẻ dữ liệu.
a.Khái niệm hệ quản trị CSDL
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một hệ thống phần mềm cho phép tạo lập cơ
sở dữ liệu và điều khiển mọi truy nhập đối với cơ sở dữ liệu đó.
b.Sự cần thiết của hệ quản trị CSDL để lưu trữ
- Giúp khắc phục những hạn chế của việc hế thống tập tin để lưu trữ như
dư thừa dữ liệu lưu trữ, dữ liệu không nhất quán,…
- Tránh được sự không đồng nhất về dữ liệu
- Dữ liệu sẽ được bảo mật an toàn hơn
- Tính nhất quán của dữ liệu được đảm bảo
14

14


c.Một số hệ quản trị CSDL thường dùng
Hiện nay những hệ quản trị CSDL đang được dùng nhiều là: Oracle,
Microsoft Acess, SQL Server, Visual Foxpro, …
 Đối với hệ thống quy mô lớn:Oracle,…
Hệ quản trị CSDL Oracle:
Ưu điểm :
Đối với các doanh nghiệp: ORACLE thực sự là một hệ quản trị cơ sở dữ
liệu tuyệt vời vì có tính bảo mật cao, tính an toàn của dữ liệu cao, dễ dàng bảo
trì, nâng cấp, cơ chế quyền hạn rõ ràng, ổn định.
Đối với những người phát triển: ORACLE cũng tỏ ra có rất nhiều ưu
điểm như dễ cài đặt, dễ triển khai và nâng cấp lên phiên bản mới
Nhược điểm :
- Giá đầu tư cao: cần máy cấu hình mạnh, cài đặt và thiết lập khó
- Độ phức tạp cao, quản trị rất khó cần người giỏi về Công nghệ thông tin mới

có thể quản trị được
Sử dụng: Phù hợp với các ứng dụng quy mô lớn
 Đối với hệ thống quy mô vừa và nhỏ:SQL Server, Visual Foxpro, …
(1) Hệ quản trị CSDL SQL Server:
Ưu điểm:
- Cơ sở dữ liệu cao, tốc độ ổn định
- Dễ sử dụng, dễ theo dõi
- Cung cấp một hệ thống các hàm tiệc ích mạnh
Nhược điểm:
Chỉ thích hợp trên các hệ điều hành Windows

15

15


Sử dụng : Với các CSDL loại vừa và nhỏ, còn với các CSDL lớn, có yêu
cầu nghiêm ngặt về tính liên tục thì chưa đáp ứng được mà cần có giải pháp
tổng thể về cả hệ điều hành, phần cứng và mạng.
(2) Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Visual Foxpro.
Ưu điểm :
Visual Foxpro hỗ trợ về lập trình hướng đối tượng, hỗ trợ khả năng thiết
kế giao diện trực quan.
Dễ dàng tổ chức CSDL, định nghĩa các nguyên tắc áp dụng cho CSDL
và xây dựng chương trình ứng dụng, nó cho phép nhanh chóng kiến tạo các
biểu mẫu, vấn tin, báo biểu dựa vào bộ công cụ thiết kế giao diện đồ họa.
Dễ tách ứng dụng thành nhiều mô-đun nên khá dễ dàng trong việc nâng
cấp, sửa đổi.
Nhược điểm:
Tuy nhiên, Visual Foxpro cũng có những hạn chế như bảo mật kém,

không an toàn và không thuận tiện khi chạy trên môi trường mạng. Visual
Foxpro version trước 9 sẽ không hỗ trợ trực tiếp mã Unicode, VFP9 có hỗ trợ
trực tiếp mã Unicode tùy theo cài đặt trên Windows
Sử dụng: thích hợp cho các ứng dụng có CSDL quy mô vừa và nhỏ
 Đối với hệ thống quy mô vừa và nhỏ:CSDL Microsoft Acess,…
Hệ quản trị CSDL Microsoft Acess:
Ưu điểm :
- Nhỏ gọn
- Cài đặt dễ dàng
- Phù hợp với các ứng dụng quy mô nhỏ
Nhược điểm :
- Hạn chế số người dùng (số người cùng truy cập vào cơ sở dữ liệu)
- Hạn chế về kích thước cơ sở dữ liệu ( < 2GB)
16

16


- Hạn chế về tổng số module trong một ứng dụng
- Kích thước dữ liệu càng lớn, độ ổn định càng giảm
- Không hỗ trợ truy cập từ xa qua mạng
Sử dụng: Phù hợp với các ứng dụng quy mô nhỏ.
1.1.4.2.Ngôn ngữ lập trình
a. Khái niệm
Ngôn ngữ lập trình là một tập con của ngôn ngữ máy tính. Đây là một
dạng ngôn ngữ được chuẩn hóa được dùng đẻ miêu tả những quá trình, ngữ
cảnh một cách chi tiết.
b. Đặc điểm
- Dễ hiểu và dễ sử dụng đối với người lập trình để con gười có thể dùng
để giải quyết các bài toán.

- Miêu tả một cách đầy đủ, rõ ràng các tiến trình để có thể chạy được
trên các máy tính
c. Các ngôn ngữ lập trình thường dùng
Ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc: cho phép diễn tả một thuật giải dễ
dàng cũng như áp dụng thuật toán “chia để trị” giúp tránh lỗi khi viết các
chương trình lơn, phức tạp. Phương pháp này rất phổ biến và vẫn áp dụng
nhiều trong hiện tại. VD: Pascal, C…
Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng: là phương thức cao hơn của lập
trình, cho phép “đóng gói” dữ liệu và các phương thức hoạt động trên chúng,
đồng thời “cách ly” các đối tượng với nhau. Mơi hơn so với lập trình cấu trúc
và được áp dụng nhiều trong thực tế. VD: C++, C#, Java, Ada, VB, .NET,…
1.1.4.3.Công cụ tạo báo cáo
a.Khái niệm

17

17


Báo cáo là một tài liệu chứa các thông tin được đưa ra từ chương trình
ứng dụng theo yêu cầu của người dùng. Các báo cáo thường chứa các thông
tin kết xuất từ các bảng cơ sở dữ liệu và được hiển thị ra máy in hoặc màn
hình, tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng.
b.Đặc điểm báo cáo
Trong phần mềm kế toán, các báo cáo có các đặc điểm đặc trưng sau:
- Thiết kế theo mẫu nhất định để cung cấp thông tin tổng hợp theo các
yêu cầu quản lý vì vậy báo cáo phải in được và xem được trên màn hình máy
tinh.
- Thông qua các giao diện được hỗ trợ sẵn trong hệ thống giúp người
quản lý dễ dàng in ấn các báo cáo cần thiết đưa ra giấy.

- Báo cáo được cấu tạo bao gồm nhiều dòng, nhiều cột. Nhưng do khổ
giấy in có giới hạn nên các báo cáo thường được thiết kế gồm ít cột và nhiều
dòng.
c.Các công cụ tạo báo cáo thường dùng
- Một số công cụ tạo báo cáo được tích hợp sẵn trong phần mềm:Hệ
quản trị cơ sở dữ liệu Visual Foxpro...
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Visual Foxpro:
Ưu điểm: Được tích hợp sẵn trong phần mềm, dễ sử dụng, tiện lợi,…
Nhược điểm: Không chuyển dữ liệu thô thành đồ thị, biểu đồ,…
- Một số công cụ tạo báo cáo chuyên biệt: Crystal report, Element
WordPro, XtraReport …
(1) Crystal Report:
Crystal report là một công cụ tạo báo cáo được sử dụng phổ biến hiện
nay, hỗ trợ hầu hết các ngôn ngữ lập trình. Crystal Report có thể thực hiện
việc tạo báo cáo một cách độc lập hoặc được tích hợp vào một số ngôn ngữ
18

18


lập trình hiện nay (.NET). Crystal Report hỗ trợ các chức năng in ấn, kết xuất
sang các định dạng khác như Excel.
Ưu điểm:
- Nhận và định dạng dữ liệu từ CSDL
- Thiết kế báo cáo trực quan
- Chuyển dữ liệu thô sang đồ thị, biểu đồ…
- Người dùng có thể ấn định thông số giới hạn dữ liệu đưa vào báo cáo , làm
nổi bật những thông tin phù hợp với tiêu chuẩn đề ra mà không làm ảnh
hưởng đến dữ liệu gốc nguồn.
- File Crystal report có dạng *.rpt

Nhược điểm:Phải cài đặt phức tạp
(2) Element WordPro:
Với Element WordPro, người sử dụng có thể tạo các báo cáo, thư từ, sơ
yếu lý lịch, bản fax... một cách nhanh chóng và dễ dàng. Element WordPro hỗ
trợ tất cả định dạng tài liệu hàng đầu: PDF, DOC (MSWord), DOCX
(MSWord 2007 +), và RTF (Rich Text Format).
(3) XtraReport:
XtraReport Là 1 công cụ tích hợp trong bộ công cụ tạo giao diện
DevExpress, hỗ trợ đầy đủ các tính năng của việc tạo báo cáo. Không những
thế, nó còn giúp nhà phát triển dễ dàng tạo các mẫu báo cáo, và có khả năng
cho phép người sử dụng cuối có thể tùy chỉnh mẫu báo cáo theo nhu cầu của
mình. Cung cấp các tính năng kết xuất mẫu báo cáo ra các định dạng cơ bản
như PDF, DOC.

19

19


1.1.4.4.Nhận xét chung
Qua việc tìm hiểu các công cụ để xây dựng phần mềm kế toán trong DN
có thể nhận thấy rằng:
- Các hệ quản trị CSDL khác nhau phù hợp với các ứng dụng có quy mô
khác nhau.
- Đa phần các hệ quản trị CSDL chỉ có chức năng quản trị CSDL như
Update, Query, View…mà không có khả năng tạo, in ấn báo cáo. Nhưng cũng
có những hệ quản trị CSDL bổ sung tích hợp thêm ngôn ngữ lập trình và các
công cụ tạo báo cáo.
Chính vì vậy, trong từng bài toán quản lý ở từng DN cụ thể phải biết lựa
chọn hệ quản trị CSDL phù hợp để tối ưu hóa ưu điểm, hạn chế nhược điểm

nhằm đáp ứng các nguyên tắc kế toán nói riêng và các yêu cầu quản lý nói
chung.
1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN
1.2.1 Khái niệm tiền lương
Trong giai đoạn hiện nay, tiền lương luôn được coi là một bộ phận quan
trọng của giá trị hàng hoá. Nó chịu tác động bởi nhiều yếu tố như kinh tế, chính
trị, xã hội, lịch sử. Ngược lại tiền lương cũng tác động đến phát triển sản xuất, cải
thiện đời sống và ổn định kinh tế xã hội. Chính vì thế, không chỉ nhà nước (ở tầm
vĩ mô) mà cả doanh nghiệp và người lao động (ở tầm vi mô) đều quan tâm đến
chính sách và hệ thống quản lí lương.
Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn với người lao động, tiền tệ và nền
sản xuất hàng hoá trong điều kiện có sự biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản
phẩm xã hội mà người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí về sức lao động
của mình trong quá trình lao động. Thực chất đây là một khoản tiền cần phải trả
cho người lao động tương ứng với số lượng, chất lượng kết quả lao động của họ.
20

20


Trong điều kiện tồn tại nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, tiền lương là
một bộ phận cấu thành giá trị của hàng hoá, đó là một phần chi phí sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp. Còn với người lao động, tiền lương là một nguồn
thu nhập của người lao động.
Tiền lương là giá trị sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức
lao động và nguồn sử dụng lao động. Để bù đắp phần hao phí lao động đó, họ
cần có một lượng nhất định các vật phẩm tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ăn ở,
mặc, đi lại… Như vậy người sử dụng lao động phải đáp ứng nhu cầu đó cho
người lao động đúng mức hao phí mà họ đã bỏ ra thông qua tiền lương. Tiền
lương đảm bảo cho người lao động có thể tái sản xuất sức lao động để họ có

thể tham gia vào quá trình sản xuất tiếp theo. Thu nhập là nguồn sống chủ yếu
của bản thân người lao động và gia đình họ. Như vậy bản chất của tiền lương
là toàn bộ phần thu nhập từ lao động mà người lao động nhận được sau thời
gian lao động mà họ đã bỏ ra.
Tiền lương về mặt sản xuất và đời sống có hai chức năng cơ bản sau:
- Chức năng tái sản xuất sức lao động: Trong qua trình lao động sản xuất,
sức lao động hao mòn dần cùng với quá trình tạo ra sản phẩm. Để thu hút
nguồn lực sản xuất và thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội, một mặt nhà
nước tạo môi trường, điều kiện để người lao động có việc làm, mặt khác nhà
nước có chính sách hợp lí để đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho
người lao động.
- Chức năng đòn bẩy kinh tế: Lợi ích kinh tế là một hình thức biểu hiện
của một chế độ kinh tế xã hội nhất định, là hoạt động thúc đẩy kinh tế của con
người. Trong quá trình lao động, lơi ích kinh tế là động lực manh mẽ nhất của
toàn bộ nền kinh tế xã hội. Việc giải quyết đúng đắn vấn đề về lợi ích sẽ phát
huy tiềm năng của mỗi người lao động một cách tốt nhất trong quá trình lao
động sản xuất. Người lao động là nguồn lực sản xuất, chính sách tiền lương
21

21


đúng đắn sẽ là động lực to lớn nhằm phát huy sức mạnh của con người trong
việc thực hiện mục tiênu kinh tế xã hội. Chính vì vậy việc tổ chức hệ thống
quản lý lương phải thúc đẩy và khuyến khích người lao động nâng cao năng
suất, chất lượng và hiệu quả lao động.
1.2.2 kế toán tiền lương
1.2.2.1 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương
Trong một doanh nghiệp, để công tác kế toán hoàn thành tốt nhiệm vụ
của mình và trở thành một công cụ đắc lực phục vụ công tác quản lý toàn

doanh nghiệp thì nhiệm vụ của bất kỳ công tác kế toán nào đều phải dựa trên
đặc điểm, vai trò của đối tượng được kế toán. Kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương cũng không nằm ngoài qui luật này. Tính đúng thù lao lao
động và thanh toán đầy đủ tiền lương và các khoản trích theo lương cho người
lao động một mặt kích thích người lao động quan tâm đến thời gian lao động,
đến chất lượng và kết quả lao động mặt khác góp phần tính đúng tính đủ chi
phí và giá thành sản phẩm, hay chi phí của hoạt động. Vì vậy kế toán tiền
lương và các khoản trích theo lương phải thực hiện những nhiệm vụ cơ bản
sau đây:
-Ghi chép phản ánh kịp thời số lượng thời gian lao động, chất lượng sản
phẩm, tính chính xác tiền lương phải trả cho người lao động. Tính chính xác
số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí và thu từ thu nhập của người lao
động.
-Trả lương kịp thời cho người lao động, giám sát tình hình sử dụng quỹ
lương, cung cấp tài liệu cho các phòng quản lý, chức năng, lập kế hoach quỹ
lương kỳ sau.
-Tính và phân bổ chính xác đối tượng, tính giá thành .
22

22


-Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, đề
xuất biện pháp tiếp kiệm quỹ lương, cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp và
các bộ phận quản lý khác.
-Lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT,KPCĐ thuộc phạm
vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ
tiền lương, quỹ BHXH, quỹ BHYT KPCĐ đề xuất các biện pháp khai thác có
hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động. Đấu tranh chống những
hành vi vô trách nhiệm, vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chính sách chế độ

về lao động tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, chế độ sử dụng chi tiêu
KPCĐ, chế độ phân phối theo lao động.
1.2.2.2 Các cách tính lương
Xét phương diện hạch toán tiền lương của công nhân viên còn được chia
thành tiền lương theo thời gian và lương theo sản phẩm. Trong phạm vi
nghiên cứu đề tài này em chỉ đề cập đến các khoản tiền lương trong các đơn
vị hành chính sự nghiệp.
- Hình thức tiền lương thời gian: là hình thức tiền lương theo thời gian
làm việc, cấp bậc kĩ thuật và thang lương của người lao động. Theo hình thức
này, tiền lương thời gian, tiền lương phải trả được tính bằng: thời gian làm
việc thực tế nhân với mức lương thời gian.
Tiền lương thời gian với đơn giá tiền lương cố định gọi là tiền lương thời
gian giản đơn. Tiền lương thời gian giản đơn có thể kết hợp chế độ tiền
thưởng để khuyến khích người lao động hăng hái làm việc, tạo nên tiền lương
thời gian có tiền thưởng.
Để áp dụng trả lương theo thời gian, doanh nghiệp phải theo dõi, ghi
chép thời gian làm việc của người lao động và mức lương thời gian của họ.

23

23


Các doanh nghiệp chỉ áp dụng tiền lương thời gian cho những công việc
chưa xây dựng được định mức lao động, chưa có đơn giá tiền lương sản
phẩm; thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như: hành chính,
quản trị, thống kê, kế toán…
1.2.2.3 Cơ sở lý luận về các khoản trích theo lương
- Bảo hiểm Xã hội: Nhà nước quy định về chính sách Bảo hiểm Xã hội
(BHXH) nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc đảm bảo vật chất, góp

phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp:
ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, mất việc làm, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác. Các loại hình
BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện được áp dụng phổ biến đối với từng đối
tượng và từng doanh nghiệp để đảm bảo cho người lao động hưởng chế độ
BHXH thích hợp.
Loại hình BHXH bắt buộc được áp dụng đối với những doanh nghiệp sử
dụng từ mười người lao động trở lên, ở những doanh nghiệp này, người sử
dụng lao động, người lao động phải đóng BHXH theo quy định tại điều 149
của Bộ luật Lao động. Người làm việc ở những nơi sử dụng dưới mười lao
động, hoặc làm những công việc dưới ba tháng, theo mùa vụ, hoặc làm các
công việc có tính chất tạm thời khác, thì các khoản BHXH được tính vào
lương do người sử dụng lao động trả để người lao động tham gia BHXH theo
loại hình tự nguyện hoặc tự lo liệu về bảo hiểm. Khi ốm đau, người lao động
được khám bệnh va điều trị tại cơ sở y tế theo chế độ bảo hiểm y tế (BHYT).
Ngoài ra Nhà nước quy định doanh nghiệp phải trích bằng 26% mức
lương cơ bản; trong đó 18% tính vào chi phí kinh doanh của đơn vị(trong đó
3% tính vào quỹ ốm đau thai sản,1% quỹ tai nạn lao động bệnh nghè
nghiệp,14%vào quyxhuuw trí tử thất), 8% người lao động phải nộp từ thu
24

24


nhập bình quân của mình(kể từ ngày 01/12/2015 theo quyết định 959QĐBHXH ngày 09/09/2015 của bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định).Quỹ
BHXH dùng chi: bảo hiểm xã hội thay lương trong thời gian người lao động
ốm đau, nghỉ chế độ thai sản, tai nạn lao động. Không thể làm việc tại doanh
nghiệp, chi trợ cấp hưu trí cho người lao động về nghỉ hưu trợ cấp tiền tử tuất,
trợ cấp bồi dưỡng cho người lao động khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp…

- Về Bảo hiểm Y tế: Nhà nước quy định trích 4,5% theo lương cơ bản
của người lao động, trong đó 3% doanh nghiệp tính vào chi phí kinh doanh,
1,5% người lao động phải nộp(kể từ ngày 01/12/2015 theo quyết định
959QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định).
Khi ốm đau, người lao động được khám bệnh va điều trị tại cơ sở y tế theo
chế độ Bảo hiểm Y tế (BHYT). Quỹ Bảo hiểm Y tế chi phí cho việc khám
chữa điều trị, tiền thuốc chữa bệnh ngoại trú…chi phí khám sức khoẻ định kì
cho người lao động.
- Kinh phí công đoàn: hình thành do việc trích lập theo tỉ lệ quy định
trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho người lao động thực tế phát sinh
trong tháng, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Tỉ lệ trích kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành là 2%. Số kinh phí
công đoàn doanh nghiệp trích được, một phần nộp lên cơ quan quản lí công
đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp chi tiêu cho hoạt động công đoàn
tại doanh nghiệp.
- Bảo hiểm thất nghiệp: từ ngày 01.01.2009 người lao động và các
doanh nghiệp sẽ bắt đầu đóng Bảo hiểm thất nghiệp, và ít nhất tới 01.01.2010
người lao động bị thất nghiệp sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Có thể coi
đây là chính sách mới có tác động trực tiếp tới người lao động, người sử dụng
25

25


×