Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Xây dựng câu hỏi thảo luận nhóm phù hợp cho nhóm bài đọc hiểu tác phẩm văn học chương trình ngữ văn 11 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.28 KB, 18 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. “Giờ học văn không phải là cơ hội để giáo viên truyền đạt những hiểu biết của
bản thân cho dù đó là những hiểu biết rất sáng tạo, rất mới mẻ. Giờ học không
phải để truyền sáng tạo mà để khơi dậy sáng tạo cho học sinh. Học sinh không
phải là cái bình đựng mà là ngọn đèn cần được thắp sáng”. Những trăn trở của
giáo sư Phan Trọng Luận những năm 80 giờ đây đã trở thành mục tiêu của
chương trình giáo dục và sách giáo khoa nước nhà. Thực hiện dạy và học dựa
vào hoạt động tích cực chủ động của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng
mức của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập sáng tạo, góp phần hình thành
phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và
niềm vui trong học tập cho học sinh đang là trọng tâm của đổi mới chương trình
giáo dục và sách giáo khoa phổ thông hiện nay. Có những phương pháp dạy học
mới đang được thực hiện như:
- Phương pháp vấn đáp (đàm thoại): giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời
hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên. Qua đó học sinh lĩnh hội
được nội dung bài học.
- Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ: các thành viên trong nhóm sẽ
chia sẻ những băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận
thức mới. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự
tiếp nhận thụ động từ giáo viên.
Việc xây dựng câu hỏi thảo luận nhóm được chúng tôi thực hiện trong quá
trình dạy học dựa trên cơ sở hai phương pháp nói trên nhằm đạt được mục tiêu,
phương pháp giáo dục mới đồng thời tạo tâm thế chủ động, sự say mê hứng thú
cho học sinh đối với môn học mà hiện tại đang bị chán học, ngại học.
2. Chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn 11 với 2 bộ cơ bản và nâng cao
hiện nay theo đánh giá chung là không tương xứng giữa khối lượng kiến thức và
thời lượng dạy học (khối lượng kiến thức lớn, thời lượng dạy học ít). Chúng ta
đã nghĩ đến việc giảm tải chương trình nhưng để tiến vào tương lai một cách
vững chắc, để hội nhập giáo dục trong thời đaị mới người học lại cần có một
khối lượng kiến thức phong phú, toàn diện. Đây quả là một mâu thuẫn làm đau


đầu nhiều nhà giáo dục Việt Nam. Trong quá trình trực tiếp giảng dạy chúng tôi
nhận thấy việc sử dụng câu hỏi thảo luận nhóm phù hợp sẽ khắc phục được
phần nào khối mâu thuẫn lớn này.
3. Câu hỏi thảo luận nhóm thường được đặt ra và thực hiện dễ dàng ở giờ làm
văn, tiếng Việt. Song với giờ đọc hiểu văn bản văn học thì không đơn giản. Có
phải giờ Ngữ văn nào cũng đặt câu hỏi thảo luận nhóm, đặc biệt là những giờ
đọc hiểu văn bản văn học? Đặt câu hỏi thảo luận nhóm như thế nào cho phù hợp,
số lượng, thời điểm như thế nào trong giờ dạy…đó là những vấn đề quan trọng
quyết định thành công của tiết học Ngữ văn. Đây cũng là những băn khoăn,
thậm chí là tranh cãi của nhiều giáo viên bộ môn tâm huyết với nghề, với môn
học trong suốt hai năm qua. Với chút kinh nghiệm của mình, chúng tôi hi vọng
1


sẽ góp một phần nhỏ bé vào thực hiện mục tiêu, phương pháp dạy học bộ môn
và hâm nóng niềm say mê thích thú của học sinh đối với môn Ngữ văn.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Xây dựng câu hỏi thảo luận nhóm phù hợp cho nhóm bài đọc hiểu tác phẩm
văn học (phần văn học Việt Nam) ở chương trình Ngữ văn 11 cơ bản và nâng
cao.
- Giúp học sinh yêu thích, hứng thú, tích cực chủ động trong học tập kiến thức
bộ môn.
III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Học sinh THPT lớp 11
- Văn bản văn học thuộc phần văn học Việt Nam chương trình Ngữ văn 11 cơ
bản và nâng cao.

IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
-Khảo sát lí thuyết
-Tổng kết thực nghiệm.

-Thống kê toán học.
V. NHỮNG ĐÓNG GÓP CŨNG NHƯ Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
1. Đối với giáo viên:
Cung cấp những gợi ý về câu hỏi thảo luận nhóm cũng như cách thức tiến hành
hình thức dạy học làm việc theo nhóm, có thể coi như một cẩm nang để giáo
viên hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động trong giờ đọc hiểu văn bản
văn học.
2. Đối với học sinh:
- Phát huy tính tích cực chủ động trong quá trình học tập môn Ngữ văn
- Có hiềm say mê hứng thú khi học tập bộ môn.

B. PHẦN NỘI DUNG
I. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM
1. Một số quan điểm chung:
- Câu hỏi thảo luận nhóm trong giờ đọc hiểu văn bản văn học phải phù hợp với
nội dung biểu hiện và hình thức thể hiện của hình tượng nghệ thuật trong tác
phẩm, tạo ra được sự hài hoà biện chứng trong phân tích, cắt nghĩa và thưởng
thức nghệ thuật.
- Câu hỏi thảo luận nhóm dù dưới dạng nào, hình thức nào đều phải có tác dụng
gợi ra, đề xuất ra một vấn đề nào đó từ tác phẩm, đặt học sinh trong tình huống
có vấn đề, yêu cầu học sinh phát huy cao độ các năng lực tư duy mới có thể giải
quyết được. Nó buộc học sinh phải tích cực suy nghĩ, sáng tạo căng thẳng nhưng
lí thú, sôi nổi để cuối cùng cảm nhận được chân lí nghệ thuật của tác phẩm,
mạch ngầm nhân văn của văn bản, cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học.
2


- Việc đặt câu hỏi thảo luận nhóm cần linh hoạt, tránh khuynh hướng hình thức
hoặc quá lạm dụng, cho rằng hoạt động nhóm càng nhiều thì phương pháp dạy

học càng đổi mới. Không nhất thiết giờ đọc hiểu văn bản văn học nào cũng phải
áp dụng phương pháp đặt câu hỏi thảo luận nhóm. Tuyệt đối không lạm dụng
hình thức thảo luận nhóm vì sử dụng liên tục, quá nhiều sẽ phản tác dụng, làm
cho giờ học trở nên nhàm chán, căng thẳng, học sinh không được sự hướng dẫn
kịp thời của giáo viên, gây lãng phí thời gian và giảm hiệu quả học tập.
- Đặt câu hỏi và tổ chức thảo luận nhóm nên có sự kết hợp, đan xen hài hoà với
các phương pháp khác. “Người giáo viên phải biết tận dụng sức mạnh riêng của
mỗi phương pháp, tạo thành một hợp lực để đạt tới hiệu quả tối ưu của giờ dạy
học Ngữ văn”.
- Câu hỏi thảo luận nhóm nên được đặt ra vào những phần trọng tâm của bài
học. Có vậy mới tạo ra được sức lôi cuốn hấp dẫn đối với học sinh vào những
tình huống có vấn đề đồng thời rút ngắn thời gian tiếp cận khám phá tri thức cho
học sinh.
- Câu hỏi thảo luận nhóm cần có sự đồng loại, cùng hướng tới một mục đích
trong quá trình tiếp cận văn bản văn học. Vì vậy để câu hỏi thảo luận nhóm phát
huy hiệu quả của nó thì sau khi tổ chức thảo luận nhóm xong giáo viên cần đặt
ra những câu hỏi thâu tóm, khắc chốt vấn đề.
2. Vài gợi ý về câu hỏi thảo luận nhóm cho giờ đọc hiểu văn bản văn học
Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 11:
Xuất phát từ quan điểm chung nói trên, trong quá trình giảng dạy chúng tôi
nhận thấy có những văn bản văn học hàm chứa nhiều tầng ý nghĩa mà áp dụng
câu hỏi thảo luận nhóm có thể rút ngắn con đường đến với vẻ đẹp của nó cũng
như nâng cao niềm ham thích say mê cho học sinh. Sau đây là một vài gợi ý về
câu hỏi thảo luận nhóm.
2.1. Các văn bản văn học thuộc phần Văn học trung đại:
a. Văn bản Thương vợ (Trần Tế Xương)
Thời gian dạy học: 1 tiết
Nhóm câu hỏi thảo luận tập trung vào phần hình ảnh nhân vật trữ tình bà
Tú - công việc của người vợ.
+ Nhóm 1: Bà Tú- người vợ của Tú Xương trong bài thơ làm công việc gì để

kiếm sống, lo toan cho gia đình? Em có nhận xét gì về công việc đó?
+ Nhóm 2: Công việc của bà Tú được thực hiện với thời gian như thế nào?
+ Nhóm 3: Công việc của bà Tú được thực hiện trong không gian như thế nào?
 Câu hỏi chốt: Qua đó, em có nhận xét gì về hình ảnh người vợ và tâm trạng,
tình cảm của nhà thơ?
b. Văn bản Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát)
Thời gian dạy học: 1 tiết
Nhóm câu hỏi thảo luận tập trung vào phần hình ảnh người đi đường
+ Nhóm 1: Trên con đường đầy khó khăn ấy, tác giả chú ý đến những loại người
đi trên đường nào?
3


+ Nhóm 2: Tác giả dùng những đại từ nhân xưng nào để chỉ người đi đường? ý
nghĩa của việc sử dụng những đại từ nhân xưng ấy là gì?
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về tâm trạng, thái độ của người đi đường?
 Câu hỏi chốt: Qua hình ảnh người đi đường, em cảm nhận được gì về tâm
trạng nhà thơ Cao Bá Quát trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát ?
c. Văn bản: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc(Nguyễn Đình Chiểu)
Thời gian dạy học: 2 tiết
- Nhóm câu hỏi thảo luận cho tiết 1: tập trung vào phần Hình tượng người
nghĩa sĩ Cần Giuộc
+ Nhóm 1: Tác giả tái hiện hình ảnh người nghĩa sĩ Cần Giuộc với lai lịch, hoàn
cảnh xuất thân như thế nào? Nghệ thuật khắc họa có gì đặc biệt?
+ Nhóm 2: Những nguyên nhân nào khiến người nghĩa sĩ cầm vũ khí ra trận?
+ Nhóm 3: Người nghĩa sĩ xung trận như thế nào? Họ mang theo những vũ khí
gì vào trận đánh? Họ chiến đấu với tinh thần và sức mạnh ra sao?
 Câu hỏi chốt: Qua đó, em có nhận xét gì về hình ảnh người nghĩa sĩ Cần
Giuộc?
- Nhóm câu hỏi thảo luận cho tiết 2: tập trung vào phần Niềm tiếc thương và

cảm phục của tác giả trước sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc
+ Nhóm 1: sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc đã để lại những mất
mát, tổn thất như thế nào cho non sông đất nước, cho gia đình người thân?
+ Nhóm 2: người nghĩa sĩ hi sinh nhưng họ đã để lại những giá trị to lớn nào cho
hậu thế?
 Câu hỏi chốt: Qua đây tác giả muốn bày tỏ cảm xúc, tâm trạng và tư tưởng
gì trước sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc ?
d. Văn bản: Hầu trời (Tản Đà)
Thời gian dạy học: 2 tiết
- Câu hỏi thảo luận nhóm cho tiết 1: tập trung làm sáng tỏ về Cuộc đọc thơ hầu
trời của Tản Đà
+ Nhóm 1:Tản Đà đã được tiếp đón như thế nào khi lên hầu trời?
+Nhóm 2: Tản Đà đã đọc cho trời nghe những loại thơ văn nào? Điều đó cho
thấy gì về sự nghiệp văn chương của ông?
+ Nhóm 3: Trời và chư tiên có thái độ như thế nào khi nghe văn Tản Đà?
 Câu hỏi chốt: Qua cuộc đọc thơ hầu trời đầy tính tưởng tượng đó, em có cảm
nhận gì về con người Tản Đà?
- Câu hỏi thảo luận nhóm cho tiết 2: tập trung làm sáng tỏ về Cuộc trò chuyện
cùng trời của Tản Đà
+Nhóm 1: sau khi đọc văn hầu trời, được trời hỏi han, Tản Đà đã giãi bày những
gì về cuộc sống của mình dưới trần gian cho trời nghe? Em cảm nhận được gì
qua lời giãi bày đó?
+Nhóm 2: Được nghe lời tâm sự của Tản Đà, trời đã khuyên nhủ, dặn dò ông
điều gì? Lời dặn dò đó có ý nghĩa ra sao?
 Câu hỏi chốt: Qua cuộc trò chuyện đầy tính tưởng tượng này, Tản Đà muốn
giãi bày, gửi gắm những tư tưởng, tình cảm gì của mình? Em có cảm nhận gì về
con người Tản Đà qua những lời gửi gắm đó?
4



2.2. Các văn bản văn học thuộc phần Văn học hiện đại:
a. Văn bản: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
Thời gian dạy học: 2 tiết
- Tiết 1: Nhóm câu hỏi thảo luận tập trung vào Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật
Huấn Cao.
Sau khi đã dẫn dắt học sinh tìm hiểu được ba vẻ đẹp tiêu biểu của hình
tượng nhân vật Huấn Cao (vẻ đẹp tài hoa, vẻ đẹp khí phách, vẻ đẹp thiên lương),
giáo viên có thể tiến hành đặt câu hỏi và phân chia nhóm thực hiện.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao. Ông Huấn là một nghệ sĩ
tài hoa trong lĩnh vực nào? Sự tài hoa đó biểu hiện cụ thể ra sao?
+ Nhóm 2: Cảm nhận về vẻ đẹp khí phách của ông Huấn? Khí phách ấy biểu
hiện ở những hành động, suy nghĩ như thế nào?
+ Nhóm 3: Em hiểu gì về vẻ đẹp thiên lương của nhân vật Huấn Cao? Vẻ đẹp
ấy biểu hiện cụ thể như thế nào?
 Câu hỏi chốt: Qua những vẻ đẹp ấy, em có nhận xét gì về nhân vật Huấn Cao
và những thông điệp nhà văn Nguyễn Tuân muốn gửi gắm qua hình tượng nhân
vật này?
- Tiết 2: Nhóm câu hỏi thảo luận tập trung vào Cảnh cho chữ
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về hoàn cảnh cho chữ. Cảnh cho chữ diễn ra trong không
gian, thời gian như thế nào? Thân phận của từng nhân vật tham gia vào cảnh cho
chữ có gì đặc biệt?
+ Nhóm 2: Cảnh cho chữ diễn ra như thế nào? Vị thế từng nhân vật thay đổi ra
sao trong quá trình cho chữ?
+ Nhóm 3: Kết thúc cảnh cho chữ, Huấn Cao đã khuyên quản ngục điều gì? Lời
khuyên đó có ý nghĩa như thế nào?
 Câu hỏi chốt: Từ hoàn cảnh, diễn biến và kết thúc đó, em hãy nhận xét và
nêu ý nghĩa của cảnh cho chữ?
b. Văn bản: Hai đứa trẻ. (Thạch Lam)
Thời gian dạy học: 2 tiết
- Tiết 1: Nhóm câu hỏi thảo luận tập trung vào Bức tranh phố huyện lúc chiều

tàn
+ Nhóm 1: Cảnh chiều tàn nơi phố huyện được gợi lên qua những âm thanh
nào? Nhận xét về ý nghĩa và sức gợi của những âm thanh đó?
+ Nhóm 2: Tìm những chi tiết gợi hình ảnh ánh sáng và bóng tối trong bức
tranh phố huyện lúc chiều tàn? Từ đó nhận xét về mối quan hệ giữa ánh sáng và
bóng tối? ý nghĩa của nó?
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về cảnh chợ tàn. Những hình ảnh gây ấn tượng nhất với
em về cảnh chợ tàn này là gì? Hãy nêu ý nghĩa và sức gợi của những hình ảnh
đó?
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về hình ảnh những kiếp người tàn xuất hiện trong buổi
chiều muộn? Điểm đặc biệt nhất gây ấn tượng về họ là gì?
 Câu hỏi chốt: Qua đó, em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên và bức
tranh đời sống nơi phố huyện lúc chiều tàn?

5


- Tiết 2: Nhóm câu hỏi thảo luận tập trung vào Tâm trạng đợi tàu của nhân vật
Liên
+ Nhóm 1: Chuyến tàu đi qua phố huyện lúc đêm khuya tuy là hoat động cuối
cùng trong ngày nhưng đã đem đến cho nơi đây những gì khác hẳn nhịp sống
của ngày thường?
+ Nhóm 2: Liên, An và những người dân nơi phố huyện đón chờ chuyến tàu với
tâm trạng như thế nào?
 Câu hỏi chốt: Từ đó, em hãy cho biết nguyên nhân, ý nghĩa việc đợi tàu của
Liên ?
c. Văn bản: Chí Phèo(Nam Cao)
Thời gian dạy học: 2 tiết
- Nhóm câu hỏi thảo luận cho tiết 1: tập trung vào phần Tâm trạng của Chí Phèo
từ khi gặp Thị Nở cho đến trước khi bị Thị Nở cự tuyệt

+ Nhóm 1: Tìm hiểu tâm trạng của Chí Phèo buổi sáng sau khi gặp Thị Nở? +
Nhóm 2: Tìm hiểu tâm trạng của Chí Phèo khi được Thị Nở cho ăn bát cháo
hành và quan tâm chăm sóc?
 Câu hỏi chốt: Từ đó em hãy nhận xét về những đổi thay của Chí Phèo từ sau
khi gặp Thị Nở? Nhà văn Nam Cao muốn gửi gắm tư tưởng gì qua việc thể hiện
những thay đổi đó?
- Nhóm câu hỏi thảo luận cho tiết 2: tập trung vào phần Tâm trạng và hành động
của Chí Phèo khi bị Thị Nở cự tuyệt
+ Nhóm 1: Phân tích nguyên nhân Chí Phèo bị Thị Nở cự tuyệt?
+ Nhóm 2: Phân tích tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở cự tuyệt?
+ Nhóm 3: Phân tích hành động và lời nói của Chí khi đến nhà Bá Kiến đòi
lương thiện?
 Câu hỏi chốt: Qua diễn biến tâm trạng và hành động của Chí Phèo khi bị Thị
Nở cự tuyệt, em hãy rút ra nhận xét về nhân vật và tư tưởng của nhà văn?
d. Văn bản: Từ ấy (Tố Hữu).
Thời gian dạy học: 1 tiết
Nhóm câu hỏi thảo luận tập trung vào khổ thơ 1:
- Nhóm 1: Tố Hữu đã dùng ngôn từ nào để chỉ phút giây bắt gặp lí tưởng cách
mạng trong đời mình? ý nghĩa của cách dùng từ đó là gì?
- Nhóm 2: Tố Hữu đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng cách mạng? Điều
đó cho thấy gì về tâm trạng, tình cảm của nhà thơ?
- Nhóm 3: Tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì để thể hiện những đổi thay
trong tâm hồn mình khi bắt gặp lí tưởng cách mạng? Phân tích ý nghĩa biểu đạt
của thủ pháp nghệ thuật đó?
 Câu hỏi chốt: Qua đó hãy cảm nhận về tâm hồn nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng
cách mạng?
II. Tổ chức thảo luận nhóm:
Việc tổ chức thảo luận nhóm có thành công hay không không chỉ phụ thuộc
vào hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm mà còn phụ thuộc vào tài nghệ điều khiển
giờ học của người giáo viên Ngữ văn. Ngoài việc chuẩn bị trước hệ thống câu

6


hỏi thảo luận nhóm hợp lí, giáo viên còn phải dự kiến trước những ý kiến thảo
luận của học sinh. Việc cử ra các nhóm trưởng là những học sinh nhanh nhạy,
thông minh, là cán sự phụ trách môn học càng tốt sẽ tạo điều kiện tối ưu cho
việc ghi chép, nắm bắt các ý kiến tranh luận của nhóm cũng như trình bày ý kiến
của nhóm trước tập thể lớp. Sử dụng các công nghệ dạy học hiện đại hỗ trợ như
máy chiếu, máy chiếu hắt, bút dạ- giấy- nam châm và bảng từ cũng hỗ trợ đắc
lực cho phương pháp thảo luận nhóm này. Muôn vàn tình huống sư phạm có thể
diễn ra, việc dạy các đối tượng học sinh khác nhau cũng phải có những cách
thức khác nhau. Sau đây chúng tôi xin trình bày những gợi ý cơ bản về dự kiến
thảo luận nhóm để đồng nghiệp tham khảo.
1. Các văn bản văn học thuộc phần Văn học trung đại:
a. Văn bản Thương vợ (Trần Tế Xương)
Thời gian dạy học: 1 tiết
Dự kiến trả lời câu hỏi thảo luận cho vấn đề: hình ảnh nhân vật trữ tình
bà Tú - công việc của người vợ.
+ Nhóm 1: Bà Tú- người vợ của Tú Xương trong bài thơ làm công việc buôn
bán để kiếm sống, lo toan cho gia đình. Đó là công việc buôn thúng bán mẹt vất
vả, nhọc nhằn và nhiều rủi ro (Học sinh có thể liên hệ với công việc bán rong
của các bà, các mẹ hiện nay- từ đó hiểu hơn về hình ảnh người vợ trong bài thơ,
biết trân trọng yêu quí người thân của mình, nhất là các bà, các mẹ, các chị)
+ Nhóm 2: Công việc của bà Tú được thực hiện với thời gian quanh năm. Nghĩa
là không phải vài tháng, vài năm mà triền miên, liên tục không trừ ngày nào
trong năm, hết tháng này sang tháng khác, hết năm này qua năm khác.
+ Nhóm 3: Công việc của bà Tú được thực hiện trong không gian mom sông. Đó
là một mô đât nhỏ nhô ra ở rìa sông, nơi dân chài thường tập trung buôn bán.
Địa điểm ấy thật cheo leo, chênh vênh đầy nguy hiểm- nơi mà sự sống và cái
chết có một ranh giới thật mỏng manh

 Chốt lại: Qua đó, ta thấy được chân dung người vợ đầy vất vả, cơ cực- sự vất
vả, nhọc nhằn tính theo cả không gian lẫn thời gian. Từ đó cảm nhận được vẻ
đẹp tảo tần, hi sinh tất cả vì chồng vì con của người vợ cũng như tình cảm
thương yêu, xót xa của Tú Xương dành cho bà Tú.
b. Văn bản Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát)
Thời gian dạy học: 1 tiết
Dự kiến trả lời câu hỏi thảo luận cho vấn đề hình ảnh người đi đường
+ Nhóm 1: Trên con đường đầy khó khăn ấy, tác giả chú ý đến nhiều loại người
đi trên đường như :
Tầng lớp trí thức như tác giả luôn cực nhọc vất vả
Phường danh lợi luôn tất tả tranh đua:Xưa nay phường danh lợi- Tất tả
trên đường đời
Trên con đường đi có vô số quán rượu. Rượu ngon tượng trưng cho những
cám dỗ trên đường đời. Người say, người mê muội thì nhiều còn người tỉnh táo
không để mình bị vướng vào vòng cám dỗ thì rất ít. Người say vô số, tỉnh bao
người
7


+ Nhóm 2: Tác giả dùng những đại từ nhân xưng nhiều ngôi khác nhau để chỉ
người đi đường:
Khách : ngôi thứ 3
Anh: ngôi thứ 2
Ta: ngôi thứ 1
Việc sử dụng những đại từ nhân xưng vừa mang tính chất khách quan, vừa
mang tính đối thoại lại vừa mang tính độc thoại như vậy thể hiện tâm trạng phức
hợp nhiều chiều của tác giả.
+ Nhóm 3: Tâm trạng, thái độ của người đi đường?
khá phức tạp. Khi thì oán mình, khi thì giận đời nhưng tâm trạng chung nhất là
sự mệt mỏi, chán chường, tuyệt vọng, cực nhọc vì đã cố gắng hết mình mà vẫn

bế tác không lối thoát: Anh đứng làm chi trên bãi cát
 Chốt lại: Qua hình ảnh người đi đường, ta cảm nhận được tâm trạng nhà thơ
Cao Bá Quát
Bước đầu nhận ra sự vô nghĩa của lối học khoa cử, công danh đương thời.
Điều này cho thấy tầm tư tưởng cao rộng của nhà thơ.
Sự day dứt đi tìm lẽ sống, ý nghĩa sống đúng đắn cho cuộc đời mình của
tác giả và những trí thức cùng thời với ông.
Niềm khát khao một sự vượt thoát, đổi thay mà đành bất lực.
Xét đến cùng tất cả bắt nguồn từ một khối mâu thuẫn lớn: mâu thuẫn giữa khát
vọng sống cao đẹp và hiện thực đen tối mù mịt.Tác giả phần nào nhận ra yêu
cầu phải đổi mới nền giáo dục của đất nước và bản thân mình phải làm một việc
gì đó lớn lao có ích cho đời hơn. Điều này thể hiện nhân cách và bản lĩnh của
Cao Bá Quát.
c. Văn bản: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc(Nguyễn Đình Chiểu)
Thời gian dạy học: 2 tiết
- Dự kiến trả lời câu hỏi thảo luận cho tiết 1: Hình tượng người nghĩa sĩ Cần
Giuộc
+ Nhóm 1: Người nghĩa sĩ Cần Giuộc vốn xuất thân là những nông dân nghèo
khổ, chăm chỉ làm ăn. Cuộc sống của họ chỉ quanh quẩn sau lũy tre làng với
công việc đồng áng.
Nghệ thuật khắc họa đặc biệt ở nhịp thơ 4/4: chăm chỉ làm ăn, toan lo
nghèo khó, ngôn ngữ giàu tính hình tượng và biểu cảm: cui cút, nghệ thuật đối
lập giữa những cái đã quen với cái chưa quen, cái đã biết với cái chưa từng ngó.
+ Nhóm 2: Những nguyên nhân khiến người nghĩa sĩ cầm vũ khí ra trận:
Lòng căm thù cao độ khi chứng kiến tội ác của giặc ngoại xâm: Bữa thấy
bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan. Ngày xem ống khói chạy đen sì
muốn ra cắn cổ
Ý thức trách nhiệm trước vận mệnh non sông: Hai vầng nhật nguyệt chói
lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó. Ý thức này đã dẫn đến tinh thần tự nguyện tự
giác cầm vũ khí ra trận Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình.

Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ
+ Nhóm 3: Người nghĩa sĩ xung trận vô cùng hiên ngang, anh dũng. Họ mang
theo những vũ khí đơn sơ, là chính những gì hôm qua vẫn dùng trong lao động
sản xuất như lưỡi dao phay, gậy tầm vông, rơm con cúi.Người nghĩa sĩ xông lên
8


như vũ bão, tung hoành ngang dọc giữa chiến trường, hò reo náo động làm cho
quân giặc thất điên bát đảo.
 Chốt lại: khi đất nước lâm nguy, những con người nhỏ bé tội nghiệp đã trở
thành người lính đi đầu, thành chủ nhân của lịch sử. Qua đó, tác giả dựng lại bức
tượng đài hào hùng về người nông dân mặc áo lính. Hạnh phúc biết bao cho
người nông dân trải qua mấy ngàn năm giờ đây mới được đặt đúng vị trí của
mình.
- Dự kiến trả lời câu hỏi thảo luận cho tiết 2: Niềm tiếc thương và cảm phục của
tác giả trước sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc
+ Nhóm 1: sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc đã để lại những mất
mát, tổn thất to lớn cho non sông đất nước, cho gia đình người thân. Sự nghiệp
cứu nước của họ còn dang dở trong khi non sông đất nước vẫn chìm trong màn
đêm nô lệ:
Binh tướng nó hãy còn đóng sông Bến Nghé, ai làm nên bốn phía mây đen. Ông
cha ta còn ở đất Đồng Nai, ai cứu đặng một phường con đỏ.
Với gia đình, mẹ già mất con, vợ trẻ mất chồng thật là một nghịch cảnh xót xa:
Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều.
Não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.
+ Nhóm 2: người nghĩa sĩ hi sinh nhưng họ đã để lại những giá trị to lớn cho
hậu thế:
Sự hi sinh của họ một lần nữa chứng minh cho quan điểm về lẽ sống- chết
hết sức đúng đắn mang tính truyền thống của dân tộc: thà chết trong còn hơn
sống đục, thà chết đứng còn hơn sống quì.

Người nghĩa sĩ hi sinh nhưng tính thần và ý chí chiến đấu của họ là bất tử,
trở thành nguồn khích lệ và cổ vũ cuộc đấu tranh chống xâm lược của những
người còn sống.
 Chốt lại: Qua đây tác giả muốn bày tỏ niềm tiếc thương cảm phục những
người nghĩa sĩ Cần Giuộc, từ đó dựng lên bức tượng đài bi tráng về người nông
dân mặc áo lính trong những ngày đầu kháng Pháp.
d. Văn bản: Hầu trời (Tản Đà)
Thời gian dạy học: 2 tiết
- Dự kiến trả lời câu hỏi thảo luận cho tiết 1: Cuộc đọc thơ hầu trời của Tản Đà
+ Nhóm 1:Tản Đà đã được tiếp đón rất chu đáo và đầy trân trọng khi lên hầu
trời: Trời sai pha nước để nhấp giọng. Ghế bành như tuyết, vân như mây. Chư
tiên cùng yên lặng chờ đợi Chư tiên ngồi quanh đã tĩnh túc.
+Nhóm 2: Tản Đà đã đọc cho trời nghe những loại thơ văn : Văn vần, văn xuôi,
văn thuyết lí, văn chơi, văn vị đời, văn dịch
Điều đó cho thấy gì Tản Đà có một sự nghiệp văn chương rất phong phú, đa
dạng và đồ sộ. Đây cũng là biểu hiện của ý thức cá nhân nhà thơ khi sáng tác
văn chương: văn chương phải đa dạng về thể loại để phục vụ và đáp ứng những
nhu cầu khác nhau của độc giả.
+ Nhóm 3: Chư tiên nghe thơ rất xúc động, tán thưởng và hâm mộ:
Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi
Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày
Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng
9


Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay
Trời khen ngợi rất nhiệt thành: Văn thật tuyệt, lời văn được thế chắc có
ít, đẹp như sao băng, mạnh như mây chuyển, êm như gió thoảng, tinh như
sương…
 Chốt lại: Qua cuộc đọc thơ hầu trời đầy tính tưởng tượng đó, ta có cảm

nhận được về con người Tản Đà:
Tự hào về tài năng của mình, tự khen mình một cách chân thành thẳng
thắn. Đây là lối tự khẳng định rất ngông, thể hiện ý thức cá nhân của nhà thơ
phát triển rất cao.
Nỗi cô đơn của nhà văn trong thời đại mới không tìm thấy sự tri âm và
đồng cảm, phải tìm đến cõi hư vô xa vời trong niềm khao khát được cảm thông,
được trân trọng.
- Dự kiến trả lời câu hỏi thảo luận cho tiết 2: Cuộc trò chuyện cùng trời của
Tản Đà
+Nhóm 1: Sau khi đọc văn hầu trời, được trời hỏi han, Tản Đà đã giãi bày về
cuộc sống của mình dưới trần gian : thật chật vật, khốn khó. Văn chương đã trở
thành hàng hóa thì kiếm sống bằng nghề thực sự rất gian nan đòi hỏi sự nỗ lực
rất lớn của người nghệ sĩ để thích ứng. Nhưng tấc đất không có, phải thuê mướn
nhiều thứ mà văn chương lại rẻ như bèo.
Ta cảm nhận được bức tranh hiện thực: xã hội thực dân nửa phong kiến đối xử
với người tài hoa nghệ sĩ hết sức bạc bẽo khiến cuộc sống của họ vô cùng cơ
cực, thân phận bị rẻ rúng.
+Nhóm 2: Được nghe lời tâm sự của Tản Đà, trời đã khuyên nhủ, dặn dò ông
Thôi con cứ về mà làm ăn
Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết.
Lời dặn dò đó chính là tâm niệm của nhà văn quyết vượt lên mọi khó
khăn rẻ rúng của cuộc đời , quyết giữ trọn bản lĩnh để hoàn thành sứ mệnh của
một nhà văn chân chính.
 Chốt lại: Qua cuộc trò chuyện đầy tính tưởng tượng này, Tản Đà muốn giãi
bày những tâm sự u buồn ưu tư đậm tính thế sự và niềm khát khao được khẳng
định mình giữa cuộc đời. Ta cảm nhận được con người Tản Đà đầy tài năng,
nhân cách và bản lĩnh qua những lời gửi gắm đó.
2. Các văn bản văn học thuộc phần Văn học hiện đại:
a. Văn bản: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
Thời gian dạy học: 2 tiết

- Dự kiến trả lời câu hỏi thảo luận cho tiết 1: Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật
Huấn Cao.
+ Nhóm 1: Vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao chính là tài viết chữ đẹp. Ông chính là
một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp- một nét đẹp truyền thống của văn
hóa dân tộc.
Sự tài hoa đó biểu hiện ở sự trầm trồ thán phục của những kẻ vô danh tiểu tốt ở
chốn nhà ngục nơi một huyện nhỏ như Quản ngục. Đặc biệt, tác giả chú ý miêu
tả nét chữ của Huấn Cao: chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm…những nét chữ
vuông vắn, tươi tắn, nó nói lên cái hoài bão tung hoành cả một đời con người .
Nét chữ ấy có một sức cuốn hút và cảm hóa mạnh mẽ, đánh tan mọi nỗi sợ hãi,
10


đẩy lùi bóng tối và tội ác, khai sáng những tâm hồn u mê đang còn lầm đường
lạc lối.
+ Nhóm 2: Vẻ đẹp khí phách của ông Huấn vốn là vẻ đẹp chỉ có ở những bậc
anh hùng hào kiệt thủơ xưa. Khí phách ấy biểu hiện ở hành động tham gia vào
một cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình để phải vào tù chờ án chém. Nhưng
ông vốn vào sinh ra tử đã nhiều, không ít lần dao kề cổ, cái chết nào có nghĩa lí
gì. Ông vẫn thản nhiên làm những việc mình muốn, chẳng thèm để ý gì đến bọn
tiểu nhân phàm tục chốn nhà ngục đen tối. Với Huấn Cao, nhà tù chẳng qua là
chốn dừng chân nghỉ ngơi sau những ngày bận rộn mà thôi.
+ Nhóm 3: vẻ đẹp thiên lương của nhân vật Huấn Cao chính là vẻ đẹp của một
tấm lòng thuần khiết, một lương tâm trong sáng. Vẻ đẹp ấy biểu hiện cụ thể ở ý
thức giữ gìn bảo vệ nhân cách ngay trong hoàn cảnh đen tối nhất, ở ý thức khi sử
dụng cái tài của mình, không để quyền lực chi phối, không để tiền bạc làm cho
hoen ố: ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối
bao giờ. Đặc biệt, Huấn Cao rất biết quí trọng những tấm lòng trong thiên hạ. Vì
thế, ông đã ân hận chân thành và quyết định cho chữ ngục quan ngay tại chốn
ngục tù, trong đêm cuối cùng trước khi ra pháp trường chịu án chém.

 Chốt lại: Huấn Cao là nhân vật đẹp nhất của đời văn Nguyễn Tuân, là sự kết
tinh những vẻ đẹp lí tưởng của một nghệ sĩ và một hào kiệt. Lấy nguyên mẫu từ
Cao Bá Quát, qua hình tượng nhân vật này Nguyễn Tuân muốn gửi gắm đến
người đọc quan niệm về cái đẹp đồng thời bộc lộ tâm sự yêu nước kín đáo của
mình.
- Dự kiến trả lời câu hỏi thảo luận cho tiết 2: Cảnh cho chữ
+ Nhóm 1: Cảnh cho chữ diễn ra trong đêm khuya, tại một phòng giam ẩm thấp,
tối tăm, bẩn thỉu, hôi hám.Tường nhà đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột,
phân gián.
Người cho chữ cổ đeo gông, chân vường xiềng, đó là một tử tù. Còn người xin
chữ lại là một nhục quan coi giữ tử tù.
Đây là chuyện kì lạ xưa nay chưa thấy bao giờ vì chơi chữ vốn là một thú chơi
tao nhã thường diễn ra ở những chốn thanh bạch và thi vị như thư phòng hay
vườn hoa. Người cho chữ và người xin chữ không phải là những tao nhân mặc
khách mà là một tử tù đang đối mặt với cái chết và viên quan coi giữ tử tù.
+ Nhóm 2: Cảnh cho chữ diễn ra theo đúng tính chất của nó. Dưới ánh sáng lung
linh của ngọn đuốc, trong không khí khói tỏa như đám cháy nhà, với không gian
thơm mùi mực, trên cái nền trắng tinh của tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ
là ba cái đầu đang chụm lại. Người tù cổ đeo gông chân vưỡng xiềng vân đậm
tay tô nét chữ, và quản ngục khúm núm cất những đồng kẽm đánh dấu ô chữ,
còn thầy thơ lại gày gò run run bưng chậu mực. Trong cảnh này giữa chốn tù
ngục bạo tàn người tử tù lại ở tư thế bề trên , uy nghi, lồng lộng , còn quản ngục
và thơ lại đại diện cho những kẻ có quyền có thế lại kính cẩn, trọng vọng tử tù.
Không còn nhà tù, cai ngục và tù nhân, chỉ còn lại một không gian văn hóa vừa
quen thuộc vừa thiêng liêng
+ Nhóm 3: Kết thúc cảnh cho chữ, Huấn Cao đã khuyên quản ngục “Ở đây lẫn
lộn, ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo
một bức lụa trắng với những nét chữ vuông vắn, tươi tắn, nó nói lên hoãi bão
11



tung hoành của một đời con người....Thầy quản nên tìm về quê mà ở, thầy hãy
thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ
thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”.
Di huấn của ông Huấn Cao, cũng chính là thông điệp của nghệ sỹ
Nguyễn Tuân nhắn gửi tới người đọc: Muốn chơi chữ phải giữ lấy thiên lương.
Trong môi trường tội ác, cái đẹp khó có thể tồn tại vững bền. Chữ nghĩa và thiên
lương không thể chung sống với lũ người quay quắt nơi chốn ngục tù đen tối tàn
bạo.Cái đẹp không thể chung sống lẫn lộn với cái ác. Cái đẹp chỉ lung linh toả
sáng và phát huy hết giá trị của nó khi được đặt đúng chỗ. Cái gốc của chữ
nghĩa chính là thiên lương, chơi chữ không chỉ là nghệ thuật viết chữ đẹp mà
còn là chuyện cách sống, chuyện văn hóa.
Lời khuyên chí tình, chí lí của Huấn Cao đã tôn cao lên vị thế và vẻ đẹp
tâm hồn nhân vật, đồng thời thể hiện được tấm lòng của nhà văn đối với con
người, nghệ thuật và cuộc sống.
 Chốt lại: Cảnh cho chữ là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Qua đây,
nhà văn khẳng định dù trong cái tăm tối của nhà tù , cuả xã hội , con người vẫn
vươn lên để ngưỡng mộ cái tâm , cái tài , cái đẹp. Cho chữ :để lại bút tích, dấu
ấn của mình.Chính là lưu lại cái đẹp cho đời . Vì thế, Huấn Cao không chết mà
đi vào cõi bất tử. Nét chữ vuông vắn nói lên hoài bão của cả đời Huấn Cao, là
sản phẩm của tài hoa , khí phách, là cái tâm của kẻ sỹ còn ở mãi với đời. Cảnh
cho chữ chính là lời ngợi ca về giá trị , sức mạnh của cái đẹp gắn liền với cái tài
và cái tâm.
b. Văn bản: Hai đứa trẻ. (Thạch Lam)
Thời gian dạy học: 2 tiết
- Dự kiến trả lời câu hỏi thảo luận cho tiết 1: Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn
+ Nhóm 1: Cảnh chiều tàn nơi phố huyện được gợi lên qua những âm thanh
Tiếng trống thu không, từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều..Tiếng ếch nhái
kêu ran ở ngoài đồng ruộng”, tiếng muỗi vo ve …
Những âm thanh đó báo hiệu ngày tàn, rất đặc trưng của làng quê, gợi nỗi

niềm xao xác. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh thể hiện một không gian yên tĩnh, dân
dã, êm đềm của buổi chiều quê.
+ Nhóm 2: Những chi tiết gợi hình ảnh ánh sáng và bóng tối trong bức tranh
phố huyện lúc chiều tàn:
* Ánh sáng:
Đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn
Phương tây đỏ rực như lửa cháy.
Đèn treo, đèn dây.. ánh sáng xanh, leo lét.
*Bóng tối:
Luỹ tre làng đen lại
Trong cửa hàng hơi tối.
Bóng tối ngập đầy trong đôi mắt Liên.
Ánh sáng yếu ớt, thiếu sinh khí sống, gợi sự tàn lụi. Bóng tối tràn lan
khắp nơi và đang lấn át dần ánh sáng, chiếm lĩnh cả nơi sâu kín nhất là trong
tâm hồn con người.
+ Nhóm 3: Cảnh chợ tàn:
12


* Chợ đã “vãn từ lâu”. “Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất”. Cái đông vui đã
mất, chỉ còn lại sự trống vắng, hiu quạnh.
* Một chút dấu tích sinh hoạt còn sót lại: “vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, bã mía”Phản ánh cái nghèo nàn của một vùng quê.
* Cảnh “mấy đứa trẻ con nhà nghèo cúi lom khom nhặt nhạnh bất cứ cái gì có
thể dùng được của những người bán hàng để lại”- chúng cố tìm trong cái phế
thải nghèo khổ ấy chút gì để nuôi cuộc sống, lấy nó làm nguồn sống cho mình.
Đây là hình ảnh ấn tượng về cái nghèo của làng quê. Cảnh tiêu điều, ảm đạm,
xác xơ không chỉ của một phiên chợ mà của cả miền quê nghèo.
+ Nhóm 4: Hình ảnh những kiếp người tàn xuất hiện trong buổi chiều muộn
* Mẹ con chị Tí: hàng nước chè đơn sơ đến mức có thể mang vác gọn theo
người, leo lét ngọn đèn dầu. Dù “chả kiếm được bao nhiêu” nhưng chiều nào chị

cũng “dọn hàng từ chập tối đến đêm khuya”
* Bà cụ Thi điên - một kiếp người tàn tạ, uống một hơi hết một cốc rượu rồi đi
lẫn vào trong bóng tối, tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng Tiếng cười
duy nhất trong tác phẩm nhưng là của một con người không còn nhận thức về
cuộc sống thực tại nữa gợi nên sự chua xót trong lòng người đọc. Điểm đặc biệt
nhất gây ấn tượng về họ là cuộc sống nghèo khổ, quẩn quanh, bế tắc.
 Chốt lại: Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn là một buổi chiêù quê thật yên
bình thân thuộc của một miền quê quẩn quanh, mòn mỏi, xơ xác, tiêu điều.
- Dự kiến trả lời câu hỏi thảo luận cho tiết 2: Tâm trạng đợi tàu của nhân vật
Liên
+ Nhóm 1: Chuyến tàu đi qua phố huyện lúc đêm khuya tuy là hoat động cuối
cùng trong ngày nhưng đã đem đến cho nơi đây âm thanh, ánh sáng và không
khí khác hẳn nhịp sống của ngày thường. Chuyến tàu tượng trưng cho sự sống
mạnh mẽ, giàu sang, cho một không gian ngập ánh sáng, nhộn nhịp, vui tươi.
Đoàn tàu chở đến “một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng
ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu”.
+ Nhóm 2: Liên, An và những người dân nơi phố huyện đón chờ chuyến tàu với
tâm trạng háo hức mong ngóng và nuối tiếc. Chuyến tàu gợi kí ức xa xăm về
một Hà Nội huyên náo và vui vẻ với những cốc nước lạnh xanh đỏ hay bát phở
thơm phức. Như vậy từ cái vùng sáng hoài niệm của những ngày thơ ấu đến sự
lấp lánh cuả vũ trụ bao la với ngàn sao và con vịt theo sau ông thần nông qua cái
vệt sáng dài của “các toa đèn sáng trưng chiếu cả xuống đường”cho đến cái phút
Liên hút mắt trông theo con tàu đã ám ảnh trong cô bóng của một thế giới khác,
bóng cuả kinh kì. Chẳng thế mà ngày nào con tàu 9 giờ đêm từ Hà Nội vào cũng
đi qua phố huyện nhưng Liên và mọi người vẫn cố thức đợi cho bằng được. Liên
đánh thức em dậy xem tàu và reo lên vui sướng “A, tàu đến rồi”. Con tàu đi qua
như một minh chứng rằng nơi đây không phải là miền đất chết, nó còn đánh thức
những khát khao rất nguyên thuỷ của những kiếp người đang sống mòn.
 Chốt lại: Liên đợi tàu không phải để bán thêm chén nước hay điếu thuốc, bao
diêm mà chỉ bởi con tàu mới đủ ánh sáng và âm thanh để mang lại cho phố

huyện phút sôi động, náo nhiệt nhất. Đối với con mắt trẻ thơ, chuyến tàu là lạ,
vui vui không giống với những gì chúng thường thấy. Có lẽ rằng chuyến tàu
ngày ngày đi qua đã góp phần nuôi dưỡng sự hoài vọng về một miền đất khác
13


huyên náo hơn, tươi vui hơn. Như vậy con tàu là biểu tượng của giấc mơ, của
khát vọng hướng tới một cuộc sống tươi sáng hơn của những người dân phố
huyện.
c. Văn bản: Chí Phèo(Nam Cao)
Thời gian dạy học: 2 tiết
- Dự kiến trả lời câu hỏi thảo luận cho tiết 1: Tâm trạng của Chí Phèo từ khi gặp
Thị Nở cho đến trước khi bị Thị Nở cự tuyệt
+ Nhóm 1: Tâm trạng của Chí Phèo buổi sáng sau khi gặp Thị Nở:
*Sáng hôm sau, tỉnh dậy khi trời đã sáng từ lâu. Lần đầu tiên Chí hết say, hoàn
toàn tỉnh táo, nhận thức không gian và thời gian.
*Chí lắng nghe và cảm nhận âm thanh cuộc sống. Tiếng anh thuyền chài gõ mái
chèo đuổi cá, tiếng những người đi chợ về hỏi nhau…Những tiếng quen thuộc
ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy…Những âm thanh ấy
chính là tiếng gọi tha thiết của cuộc sống , giục Chí, kéo Chí về với cuộc sống
bình thường.
Chí thấy bâng khuâng, lòng mơ hồ buồn. Miệng đắng, người bủn rủn, chân tay
không buồn nhấc. Nghĩ đến rượu: hơi rùng mình, ruột gan lại nôn nao có cảm
giác của người sợ rượu.“Chao ôi là buồn!”. Hắn cảm thấy buồn. Buồn vì cuộc
đời vui vẻ quá mà giờ hắn mới biết, buồn vì quãng đời vừa qua của mình, buồn
vì thực tại cô độc.
* Suy nghĩ về cuộc đời mình: nhìn lại cuộc đời mình từ quá khứ, hiện tại và tới
tương lai.
*Nguyên nhân của sự thay đổi:
Cuộc gặp gỡ với Thị Nở.

Trận ốm làm thay đổi về sinh lí, Cũng làm thay đổi cả tâm lí của Chí Phèo.
+ Nhóm 2: Tâm trạng của Chí Phèo khi được Thị Nở cho ăn bát cháo hành và
quan tâm chăm sóc:
* Khi Thị Nở mang cháo hành vào: “một nồi cháo hành còn nóng nguyên”:
Chí rất ngạc nhiên... mắt hình như ươn ướt. Vì đây là lần thứ nhất trên đời hắn
được một người đàn bà cho. Chí vừa vui, vừa buồn, vừa ăn năn. Thấy cháo hành
của Thị Nở thơm ngon lạ lùng: “Trời ơi cháo mới thơm sao!”
*Khi được ăn cháo hành:
Nhận ra tình cảnh cô đơn và bi đát của mình.
Làm phép so sánh giữa bà Ba Bá Kiến (con quỉ cái) và Thị Nở
* Sau khi ăn cháo xong:
Lòng thành trẻ con, muốn làm nũng.
Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao!. Chí thành
thực khao khát muốn thay đổi cách sống của mình, muốn hoàn lương: Hắn có
thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù?.
Bày tỏ yêu thương (tỏ tình):Chí cũng muốn yêu và được yêu thương, cũng
muốn “làm thành một cặp”, muốn có gia đình, muốn trở về với cuộc sống thật
sự.
 Chốt lại: Từ sau khi gặp Thị Nở, Chí đã hoàn toàn thay đổi về nhận thức, tình
cảm. Nhà văn Nam Cao muốn gửi gắm niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của người lao động qua việc thể hiện những thay đổi đó.
14


- Dự kiến trả lời câu hỏi thảo luận cho tiết 2: Tâm trạng và hành động của Chí
Phèo khi bị Thị Nở cự tuyệt
+ Nhóm 1: Nguyên nhân Chí Phèo bị Thị Nở cự tuyệt là do cô của Thị Nở kiên
quyết ngăn cản mối tình này. Hình ảnh bà cô Thị Nở cũng chính là tượng trưng
cho định kiến xã hội độc ác, ngăn cản hạnh phúc của con người. Thị Nở thấy lộn
ruột (thấy vô lí, uất ức) nhưng vẫn phải nghe theo.
+ Nhóm 2: Tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở cự tuyệt:

* Đầu tiên: “ngẩn người” ngơ ngác vì thất vọng.
* Khi Thị Nở ra về: khao khát tình yêu, thiết tha đến với Thị Nở, đến với cuộc
đời lương thiện vô cùng.
* Tình yêu tan vỡ, rơi vào tuyệt vọng, Chí thấm thía sâu sắc bi kịch bị cự tuyệt
quyền làm người. Chí vật vã trong đau đớn
*Tuyệt vọng Chí tìm đến rượu nhưng “càng uống lại càng tỉnh ra” .
Điều này trái với logic tự nhiên nhưng phù hợp với logic tâm trạng. Trong thẳm
sâu tâm hồn mình, Chí vẫn ý thức được rõ rệt nỗi đau thân phận “ôm mặt khóc rưng rức”.
+ Nhóm 3:
*Chí đã không rẽ vào nhà Thị Nở dù lúc đầu định đâm chết “con khọm già”, mà
cứ thẳng đường đến nhà Bá Kiến không phải vì điên, vì say rượu mà vì từ lâu
ngọn lửa căm thù đã cháy trong Chí. Chỉ đến ngày hôm đó, trong cơn khủng
hoảng và bế tắc, Chí mới thấm thía và nhận rõ kẻ thù của cuộc đời mình.
*Đến nhà Bá Kiến:
Tao muốn làm người lương thiện.
Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết
mảnh chai trên mặt này?Tao không thể lương thiện được nữa rồi…
Đó là những tiếng thét giận dữ muốn đòi lại một bộ mặt lành lặn, đòi lại quyền
làm người của Chí Phèo. Chính Chí Phèo đã đanh thép kết tội Bá Kiến cùng cả
xã hội thực dân phong kiến.
Chí đã đâm chết Bá Kiến và kết liễu cuộc đời mình
Hành động đó bất ngờ nhưng không phải vô cớ, không phải việc làm thiếu suy
nghĩ, việc làm của một người say. Đâm chết Bá Kiến là một hành động hoàn
toàn tỉnh táo của Chí Phèo.
 Chốt lại: Qua diễn biến tâm trạng và hành động của Chí Phèo khi bị Thị Nở
cự tuyệt, tác giả tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến khiến người nông dân rơi
vào tình cảnh bị bần cùng hoá, lưu manh hoá, thậm chí phải chết thê thảm đồng
thời phát hiện, miêu tả, khẳng định, trân trọng, tin tưởng vào bản chất tốt đẹp
của người lao động ngay cả trong hoàn cảnh bi đát nhất.
d. Văn bản: Từ ấy (Tố Hữu).

Thời gian dạy học: 1 tiết
Dự kiến trả lời câu hỏi thảo luận cho khổ thơ 1:
- Nhóm 1: Tố Hữu đã dùng ngôn từ từ ấy để chỉ phút giây bắt gặp lí tưởng cách
mạng trong đời mình. Cách dùng từ đó vừa chỉ mốc thời gian, vừa mang ý
nghĩa trang trọng, thiêng liêng, vừa chỉ bước ngoặt trong cuộc đời.
- Nhóm 2: Tố Hữu đã dùng những hình ảnh để chỉ lí tưởng cách mạng
*Nắng hạ: hình ảnh mạnh mẽ, chói rực.
15


* Động từ “bừng”: thể hiện sự thay đổi đột ngột.
* Mặt trời chân lí: hình ảnh ẩn dụ của lí tưởng cộng sản, của chủ nghia Mác- Lê
nin. Nó sưởi ấm cuộc đời nhà thơ, soi sáng cuộc đời nhà thơ, đúng đắn như chân
lí.
*Chói: sự chiếu sáng mạnh mẽ, tất yếu không thể cưỡng lại nổi.
Điều đó cho thấy niềm vui sướng say mê, biết ơn, thành kính của nhà thơ
với lí tưởng cách mạng.
- Nhóm 3: Tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật so sánh để thể hiện những đổi
thay trong tâm hồn mình khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Bút pháp trữ tình lãng
mạn cùng với những hình ảnh so sánh đã diễn tả cụ thể niềm vui sướng vô hạn
của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản. Đó là một thế giới tràn
đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, âm thanh
rộn rã của tiếng chim ca hót. Đối với khu vườn hoa lá ấy, còn gì đáng quý hơn
ánh sáng mặt trời? Đối với tâm hồn người thanh niên đang " băn khoăn đi kiếm
lẽ yêu đời", còn gì quý giá hơn khi có một lí tưởng cao đẹp soi sáng, dẫn dắt.
Tóm lại, Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây hoa lá đón ánh sáng
mặt trời, chính lí tưởng cộng sản đã làm tâm hồn con người tràn đầy sức sống và
niềm yêu đời, làm cho cuộc sống của con người có ý nghĩa hơn. Tố Hữu là một
nhà thơ nên vẻ đẹp và sức sống mới ấy của tâm hồn cũng là vẻ đẹp và sức sống
mới của hồn thơ. Cách mạng không đối lập với nghệ thuật mà đã khơi dậy sức

sống, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ.
 Chốt lại: Qua đó thấy được tâm hồn tràn đầy niềm vui sướng, say mê và hạnh
phúc, yêu đời của nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng cách mạng
C.KẾT QUẢ
1.Nhận xét chung:
Phương pháp đặt câu hỏi và tổ chức thảo luận nhóm trong giờ đọc hiểu văn
bản văn học là một phương pháp dạy học khá mới mẻ nhưng đã thực sự thu hút
và hấp dẫn học sinh trong quá trình học văn. Qua khảo sát chúng tôi nhận
thấy100% học sinh nắm được kiến thức về các tác phẩm văn học trung đại và
văn học hiện đại trong chương trình Ngữ văn 11; 100% học sinh có hứng thú
với môn học, biết chủ động, tích cực và sáng tạo trong việc đọc hiểu tác phẩm
văn học khi được tham gia thảo luận nhóm trong giờ học văn. Đặc biệt những
học sinh “có cá tính mạnh” vốn lười học và ngại học môn văn cũng trở nên hứng
thú, say mê và thay đổi cách suy nghĩ của mình về môn học. Bản thân tôi cũng
thấy hứng thú và thoải mái sau mỗi giờ lên lớp.
2. Kết quả thực nghiệm cụ thể :
Chúng tôi lấy hai mốc thời gian là kì thi khảo sát chất lượng giữa học kì I và
kì thi tiến ích học kì II
Trước khi áp dụng phương pháp trên:
Lớp

Sĩ số

Giỏi

Khá

TB
16


Yếu

Kém


11A9

45

Số
HS
4

%

%

8.8

Số
HS
10

22

Số
HS
28

11A2


52

1

1.9

16

31

28

11A10 39

0

0

8

20.
5

23

%
62.
6
53.

7
59.
1

Số
HS
2

%

7

13.
4
17.
9

7

4.4

Số
HS
1

%

0

0


1

2.5

2.2

Sau khi áp dụng phương pháp trên
Lớp

Sĩ số

11A9

45

11A2

52

11A10 39

Giỏi
Số %
HS
8
17.
7
5
9.6

3

7.6

Khá
Số %
HS
26 57.
9
26 61.
7
16 41

TB
Số
HS
10
12
18

%
22.
2
23
46.
3

Yếu
Số %
HS

1
2.2

Kém
Số %
HS
0
0

3

5.7

0

0

2

5.1

0

0

D.KẾT LUẬN:
I. Đôi lời tâm sự:
Có thể nói phương pháp dạy học văn luôn là vấn đề trăn trở của những giáo
viên Ngữ văn tâm huyết với nghề. Xưa cụ Nguyễn Bính có thở dài:
Ai bảo dính vào duyên bút mực

Suốt đời mang lấy số long đong
Người ta đi kiếm giầu sang cả
Mình chỉ toàn mơ chuyện viển vông
Chẳng trực tiếp dính vào duyên ấy song người làm nghề “trồng người” không
thể không lấy hồn mình để hiểu hồn người (thi nhân) và mang tâm hồn ấy làm
bừng lên những tâm hồn trẻ, để làm nên những “cây đời” hoàn thiện về nhân
cách, biết sống nhân văn. Muốn đạt được kết quả tốt, người giáo viên phải xác
định rõ vị trí, vai trò của mình trong quá trình dạy học: không chỉ truyền đạt
chân lí mà còn dạy cách tìm ra chân lí.
Văn học, một lãnh địa của trí tuệ tài ba đầy bí ẩn luôn có sự hấp dẫn kì diệu,
khơi gợi ở con người nhu cầu thưởng thức và khả năng chiếm lĩnh, khai thác.
Hướng tiếp cận văn học nói chung là hướng mở, chờ đợi những tấm lòng tri âm.
Với tình yêu nghề và niềm say mê văn học, trên tinh thần đổi mới phương
pháp dạy học văn, đề tài này chúng tôi đã đề cập đến một phương pháp dạy học
tích cực và bổ ích mà hiệu quả của nó đã được chứng minh trong quá trình giảng
dạy của bản thân người viết.
Trên đây là những suy nghĩ và phương pháp mà tôi đã tiến hành để nâng
cao hiệu quả dạy học văn trong nhà trường THPT theo tinh thần đổi mới phương
17


pháp dạy học. Bước đầu phương pháp này đã thu về một số kết quả khả quan.
Chúng tôi mạnh dạn trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm này, rất mong được
sự quan tâm góp ý của đồng nghiệp và những ai quan tâm đến đề tài.
Với đề tài này, tôi nghĩ vẫn cũn rất nhiều những vấn đề cần trao đổi, bổ
sung, mở rộng. Tôi hi vọng sẽ được các bạn đồng nghiệp đọc, góp ý, bổ sung,
chia sẻ kinh nghiệm để đề tài được hoàn thiện hơn.
II. Đề xuất:
-Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn trong nhà trường
THPT nói chung, để áp dụng có hiệu quả phương pháp thảo luận mhóm nói

riêng, rất cần các công cụ hỗ trợ như máy chiếu, máy chiếu hắt, tài liệu trực
quan… Vì vậy, tôi xin mạnh dạn đề xuất ngành giáo dục nếu có thể trang bị
thêm cho các nhà trường máy tính, máy chiếu và cung cấp thêm cho giáo viên
những tư liệu, tài liệu để chúng tôi có thể áp dụng giảng dạy tốt hơn.
-Hằng năm ngành đều tổ chức cho giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm, vậy Sở
GD và ĐT nên tập hợp những sáng kiến hay, hiệu quả để xuất bản hoặc lập trang
web để chúng tôi có thể tham khảo, vận dụng rộng rãi những kinh nghiệm quý
giá ấy vào quá trình giảng dạy. Như vậy việc viết sáng kiến kinh nghiệm sẽ có ý
nghĩa thực tiễn hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghi Sơn, ngày 25 tháng 3 năm 2019
Người viết:

Phạm Anh Thư.

18



×